You are on page 1of 7

Câu 1.Tại sao phải nghiên cứu hành chính so sánh.

Vai trò của Hành chính so


sánh đối với cải cách nền hành chính ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
* Phải nghiên cứu hành chính so sánh vì:
Hành chính so sánh có vị trí đặc biệt quan trọng xuất phát từ vai trò của nó
đối với sự phát triển của bản thân khoa học hành chính về mặt lý luận và đối
vớiviệc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động hành chính về mặt thực tiễn
quảnlý ở các quốc gia.
1) Hành chính so sánh cũng cấp cho chúng ta cái nhìn toàn diện về hệ
thốnghành chính của các quốc gia trên thế giới thông qua việc tìm hiểu các môhình
tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính ở các nước khác nhau.
2) Góp phần quan trọng chỉ ra những quy luật chung chi phối cách thức
tổchức và hoạt động của các nền hành chính khác nhau trên thế giới, khôngphụ
thuộc vào đặc điểm riêng có của mỗi quốc gia.
3) việc nghiên cứu các mô hình hành chính khác nhau trên thế giới cho
phéprút ra các bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào việc nâng cao hiệu lựcvà
hiệu quả một cách thích hợp vào việc tổ chức và hoạt động hành chínhViệt Nam.
4) Quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ,ảnh hưởng đến xu hướng
hộinhập giữa các quốc gia,đảm bảo sự tương đồng về mặt cấu trúc và tổ chức,thể
chế HC của nhiều nước.Vì vậy nghiên cứu HCSS nhằm đáp ứngyêu cầu giải quyết
công việc chung đó.

*Vai trò của Hành chính so sánh đối với cải cách nền hành chính ở nước tatrong
giai đoạn hiện nay.
- Giúp cho Việt Nam rút ra được những bài học kinh nghiệm từ những nền
hành chính của quốc gia phát triển, các quốc gia đang phát triển trở thành pháttriển
thành công.
- Giúp phát triển nền hành chính hiệu quả, tận dụng được nguồn lực, nâng
cao nguồn lực một cách hiệu quả nhất.

Câu 2: Phân tích đặc điểm của nhà nước đơn nhất.Cho ví dụ minh họa.
Câu 3: Phân tích đặc điểm của nhà nước liên bang .Cho ví dụ minh họa.
Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và các phương pháp
để thực hiện quyền lực nhà nước. Có quan điểm cho rằng hình thức nhà nước được
hợp thành từ hai yếu tố là hình thức chính thể và hình thức cấu trúc nhà nước. Bên
cạnh đó, cũng có quan điểm cho rằng, ngoài hai yếu tố trên hình thức nhà nước còn
bao gồm yếu tố chế độ chính trị. Trong đó, hình thức chính thể và hình thức cấu
trúc nhà nước phản ánh cách thức tổ chức quyền lực nhà nước còn chế độ chính trị
phản ánh phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước.
Nhà nước liên bang là nhà nước được thành lập bởi sự liên kết, hợp nhất hai hay
nhiều nhà nước thành viên.
Nhà nước liên bang có chủ quyền chung nhưng mỗi nhà nước thành viên có chủ
quyền riêng về lãnh thổ, văn hóa, dân tộc. Có chính phủ riêng, có Hiến pháp quy
định về cấu trúc, hình thái nhà nước.
Tuy vậy, các thành viên liên bang bị hạn chế một số chủ quyền nhất định. Nhà
nước liên bang có thể có nhiều Chính phủ, nhiều Hiến pháp, nhiều hệ thống pháp
luật và có thể có nhiều truyền thống pháp luật khác nhau, nhiều quy chế công dân,
nhiều hệ thống cơ quan chính quyền, nhiều hệ thống tòa án và có hiệu lực trên
phạm vi toàn lãnh thổ liên bang, mỗi bang thành viên lại có một hệ thống pháp
luật, một bản hiến pháp riêng và chỉ có hiệu lực pháp lý tròn phạm vi bang đó. Sự
phân chia quyền lực của nhà nước liên bang và nhà nước thành viên được thể hiện
rõ ràng trong cả ba lĩnh vực: Lập pháp, hành pháp và tư pháp.
* Chủ quyền của Liên bang: quy định về buôn bán giữa Liên bang với nước ngoài,
hệ thống tiền tệ, tuyên bố chiến tranh, quản lý các lãnh thổ xâm chiếm…
* Chủ quyền Tiểu bang: tổ chức các cuộc bầu cử, thành lập các cơ quan nhà nước ở
địa phương, điều chỉnh các quan hệ thương mại trong phạm vi tiểu bang
* Thẩm quyền chung: ban hành các đạo luật và tổ chức thực hiện các đạo luật như:
đánh thuế, phát hành công trái…
Như vậy, về hình thức cầu trúc nhà nước liên bang có thể được chia thành hai dạng
cơ bản khác nhau là nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang. Ngoài ra còn có thể
có một dạng nhà nước cấu trúc không cơ bản là nhà nước liên minh.
Về quốc tịch: Một nhà nước liên bang phải có hai quốc tịch. Một quốc tịch liên
bang, một quốc tịch nước thành viên. Tuy nhiên xét về nhà nước liên minh thì sẽ
do nhà nước hợp thành, có thể có 1 bộ máy nhà nước và một hệ thống pháp luật
chung cho toàn liên minh, còn mỗi nhà nước thành viên lại có bộ máy nhà nước và
hệ thống pháp luật riêng.
Ví dụ:
– Tại Mỹ, công dân sinh ra chỉ có 1 quốc tịch Mỹ xét trong mối quan hệ ngoại giao
với các tiểu bang và tùy theo luật riêng của từng bang mà mỗi công dân có quyền
và nghĩa vụ riêng.
Ví dụ: Sơ đồ BMNN ở Liên bang Hoa Kỳ (Phụ lục 2) thể hiện cơ cấu tổ chức của
chính quyền thống nhất theo chiều dọc từ địa phương lên TW. Ở đây, có sự phân
quyền cho địa phương và các bang có quyền nhất định do luật pháp của các từng
bang quy định.
Về hệ thống pháp luật thì mỗi bang sẽ có hệ thống pháp luật, cơ quan nhà nước
riêng. Trong đó, một hệ thống là chung cho toàn liên bang, có thẩm quyền tối cao
trên toàn lãnh thổ, mỗi bang thành viên lại có một hệ thống cơ quan nhà nước có
thẩm quyền trong phạm vi bang đó. + HTPL của Nhà nước Liên bang thống nhất
trên toàn lãnh thổ
* HTPL trong từng bang: chỉ có giá trị thi hành trong phạm vi bang.
Ví dụ: Tại Mỹ, Luật của chính quyền liên bang, tại Washington D.C., áp dụng cho
tất cả người dân sống tại Mỹ. Còn luật của từng tiểu bang trong số 50 tiểu bang thì
chỉ áp dụng cho tiểu bang.
2. Nhà nước đơn nhất:
* Xét về đối tượng (dân cư & lãnh thổ)
– Lãnh thổ toàn vẹn thống nhất
– Chủ quyền quốc gia chung, chỉ có 1 chủ thể duy nhất có quyền quyết định những
vấn đề đối nội & đối ngoại của đất nước.
Ví dụ: Tại Việt Nam, Quốc Hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất có quyền
quyết định những vấn đề đối nội & đối ngoại của đất nước
* Xét về phạm vi (đối nội & đối ngoại)
* Quốc tịch :
– Có 1 quốc tịch
* Hệ thống cơ quan nhà nước :
– Hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý chung, thống nhất từ TW đến địa phương
Ví dụ: Sơ đồ BMNN ở Việt Nam (Phụ lục 1) thể hiện cơ cấu tổ chức của chính
quyền thống nhất theo chiều dọc từ TW xuống địa phương.
* Hệ thống pháp luật (HTPL)
– HTPL thống nhất điều chỉnh các quan hệ xã hội, thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của Nhà nước
Ví dụ: Tại Anh có hệ thống một chính quyền. Quốc hội có quyền tối hậu về tất cả
mọi sự việc xẩy ra trong nước Anh. Tuy Quốc hội có ủy quyền cho chính quyền địa
phương nhưng Quốc hội có thể bắt buộc các thành phố và quận hạt làm các điều
mà Quốc hội thấy thích hợp; nếu muốn quốc hội còn có thể bãi bỏ hay thay đổi
ranh giới của địa phương
Ưu điểm của Nhà nước đơn nhất
– Mô hình tạo ra sự ổn định về an ninh chính trị
Nhược điểm Nhà nước đơn nhất
– Thiếu sự linh hoạt trong phát triển kinh tế => là môi trường tốt của tham nhũng
3. So sánh nhà nước đơn nhất với nhà nước liên bang:
Điểm giống nhau giữa nhà nước đơn nhất với nhà nước liên bang
Cấu trúc đơn nhất và cấu trúc liên bang đều xác lập ở nhà nước có chủ quyền quốc
gia, tức quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc
lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế.
Cả hai đều có một hệ thống cơ quan nhà nước và một hệ thống pháp luật áp dụng
chung trên toàn bộ lãnh thổ.
Công dân ở mỗi cấu trúc nhà nước đều có quốc tịch chung của nhà nước đó.
Phân biệt nhà nước đơn nhất với nhà nước liên bang
Nhà nước đơn nhất chỉ là một nhà nước duy nhất so với nhà nước liên bang, gồm
một quốc tịch và nắm giữ toàn bộ chủ quyền nhầ nước trong phạm vi lãnh thổ quốc
gia. Còn nhà nước liên bang là một nhà nước do nhiều nhà nước hợp thành trong
đó có một nhà nước chung cho toàn bang và mỗi bang thành viên có một nhà nước
riêng.
Về chủ quyền quốc gia: Đối với nhà nước liên bang mới có chủ quyền hoàn toàn
trên mọi lãnh thổ bao gồm cả các nhà nước đơn nhất trong một phạm vi quyền lực
chung vì lợi ích chung. Mọi công việc, nhiệm vụ được giao sẽ phục vụ cho toàn
quốc gia, dân tộc để thực hiện chủ quyền quốc gia và mới là chủ thể độc lập của
luật quốc tế. Các nhà nước đơn nhất phải tuân thủ theo những nội dung yêu cầu
của nhà nước liên bang. Còn đối với nhà nước đơn nhất thì chủ quyền quốc gia sẽ
được toàn vẹn hơn, cả nước chỉ chịu một hệ thống pháp luật duy nhất, một bản
hiến pháp. Bên cạnh đó, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ về mặt quyền lãnh
không bị chia tách hay chịu sự chi phối, quản lý của một hệ thống nhà nước duy
nhất. Còn nhà nước liên bang thì lại chịu sự quản lý của hệ thống pháp luật của nhà
nước chung và bị chia cắt thành nhiều quốc gia thành viên.
Đối với công dân của nhà nước đơn nhất có quốc tịch chung thống nhất còn công
dân của nhà nước liên bang lại mang hai quốc tịch, 1 quốc tịch chung, 1 quốc tịch
của nhà nước đơn nhất hoặc của từng bang.
Chính quyền của nhà nước liên bang bao gồm ba cấp chính là liên bang, bang và
địa phương. Sự phân chia quyền lực giữa nhà nước liên bang với các nhà nước
thành viên được thể hiện rõ trong cả ba lĩnh vực là lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Còn đối với nhà nước đơn nhất thì gồm hai cấp chính là trung ương và địa phương.
Mối quan hệ giữa chính quyền trung ương với chính quyền trung ương là quan hệ
địa phương là quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới.

Câu 4: Phân tích đặc điểm của mô hình hành chính công truyền thống.Mô
hình này được áp dụng như thế nào ở việt nam.
Những đặc điểm của hành chính công truyền thống. Có thể khái quát ở một số
phương diện sau:
Thứ nhất, coi hiệu quả kinh tế là mục tiêu duy nhất và cao nhất.: Ưu thế của
mô hình tổ chức hành chính của Max Weber chính là có thể khắc phục một cách
tối đa nhân tố tình cảm, sự tùy tiện và yếu tố kinh nghiệm trong quản lý, qua đó
nhằm thực hiện mục tiêu hiệu quả của tổ chức
Thứ hai, trực tuyến - chức năng là đặc trưng cơ bản về tổ chức bộ máy của
hành chính công truyền thống:
+có ưu điểm là đảm bảo tính liên tục và có lợi cho việc nâng cao hiệu quả hành
chính
+nhưng thiếu sót và hạn chế lớn nhất là sự cứng nhắc và khó thích ứng với sự
thay đổi của môi trường
Đặc trưng về cơ cấu tổ chức hành chính công truyền thống có những nét chủ
yếu sau:
Phân công lao động và chuyên môn hóa chức năng: Có nghĩa, theo chiều
ngang, bộ máy và tổ chức hành chính được phân chia thành các bộ phận chức
năng khác nhau, các bộ phận trong tổ chức được xác định rõ về quyền hạn và
nhiệm vụ cụ thể.
+Ưu điểm của việc phân công lao động và chuyên môn hóa chức năng là dễ xác
định trách nhiệm, giảm thiểu độ khó và mức độ phức tạp của công việc, tiết
kiệm chi phí đào tạo và bồi dưỡng;
+nhưng có mặt hạn chế là tạo ra khó khăn nhất định cho sự điều phối và phối
hợp hoạt động giữa các bộ phận chức năng khác nhau.
Chế độ cấp bậc: Có nghĩa, theo chiều dọc, bộ máy và tổ chức hành chính được
phân chia thành các cấp khác nhau, xác định rõ quan hệ trên dưới, tương ứng
với nó là quan hệ mệnh lệnh - phục tùng, mỗi một bộ phận, mỗi một thành viên
trong tổ chức đều biết rõ cần nhận lệnh và thực thi mệnh lệnh từ ai.
+Ưu điểm của chế độ cấp bậc là đảm bảo tính trật tự của cả bộ máy cũng như của
tổ chức, đảm bảo việc thực thi ý chí và mệnh lệnh của cấp trên.
+Nhưng hạn chế là, trong bộ máy dễ xuất hiện nhiều tầng nấc, làm cho sự vận
hành thông tin trong hệ thống trở nên chậm hơn, thậm chí xuất hiện tình trạng
thông tin không chính xác; quyền lực dễ tập trung ở cấp trên, hạn chế tính năng
động, chủ động và sáng tạo của cấp dưới; cản trở việc tiếp nhận thông tin phản hồi
từ cấp dưới; cấp dưới có thiên hướng chịu trách nhiệm trước cấp trên, coi nhẹ việc
chịu trách nhiệm trước đối tượng phục vụ trực tiếp.
- Quy tắc hóa. Có nghĩa là tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính, tổ chức
hành chính, quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức và hoạt động của mỗi thành
viên đều được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật đầy đủ và rõ ràng.
+Điều này có ưu điểm là đảm bảo tính quy phạm trong tổ chức và hoạt động của
bộ máy hành chính, có thể ngăn ngừa hiện tượng tùy tiện, tiêu cực và tham
nhũng...;
+ nhưng hạn chế là dễ tạo ra bệnh hình thức, nặng về “quy trình”, “thủ tục” gây
phiền hà cho người dân.
- Phi nhân cách hóa. Có nghĩa, các thành viên trong tổ chức hành chính phải tuân
thủ chặt chẽ, đầy đủ các quy định pháp luật cũng như các nội quy của tổ chức;
không được lạm dụng chức quyền, không để tình cảm cá nhân ảnh hưởng đến việc
lựa chọn chính sách và hoạt động của tổ chức; thành viên tổ chức đều phải thực thi
nhiệm vụ theo quy định pháp luật và quy định thành văn của tổ chức để đảm bảo
thực hiện mục tiêu của tổ chức. Hoạt động và trao đổi công việc giữa các bộ phận
trong tổ chức đều phải căn cứ vào quy định thành văn củatổ chức. +Điều này có ưu
điểm là đảm bảo tính chặt chẽ, ngăn ngừa hiện tượng tùy tiện, vô kỷ luật trong
công việc.
+Tuy nhiên, cũng có hạn chế là cản trở việc hình thành bầu không khí tích cực
trong tổ chức, dễ nảy sinh hiện tượng “vô cảm” và tác phong quan liêu.Kỹ thuật
hóa. Có nghĩa, đội ngũ nhân viên trong tổ chức hành chính đòi hỏi phải được trang
bị tri thức và nghiệp vụ chuyên môn; căn cứ vào chuyên môn và năng lực nghiệp
vụ của mỗi thành viên để tiến hành bố trí và sắp xếp công việc; đồng thời, hiệu quả
công việc và thâm niên công tác của nhân viên hành chính là căn cứ cho việc nâng
ngạch và tăng lương. Điều này nhằm thúc đẩy tính tích cực trong công việc của
mỗi cá nhân cũng như bảo đảm việc nâng cao hiệu quả của tổ chức.
+Đặc điểm này có ưu điểm là bảo đảm tính khoa học và hiệu quả trong hoạt động
công vụ; tuy nhiên dễ có xu hướng tuyệt đối hóa vai trò của chuyên gia và đội ngũ
tham mưu trong bộ máy hành chính, coi nhẹ sự tham gia của công dân; dễ xuất
hiện hiện tượng “ngạo mạn hành chính”.
+Sự thống trị của “chủ nghĩa kỹ trị” không có lợi cho việc dân chủ hóa chính
sách,các phương án chính sách do đội ngũ tham mưu đề xuất nhiều khi không đáp
ứng được nhu cầu, mong muốn của công dân và xã hội.Sự phân minh giữa công và
tư. Trong tổ chức hành chính, có sự phân minh giữa công và tư; các thành viên
trong tổ chức không được chiếm hữu tài sản và nguồn lực công, thực hiện sự phân
tách hoàn toàn giữa tài sản của cơ quan với tài sản của tư nhân(4). Nó còn có nghĩa
là các thành viên trong tổ chức không được lợi dụng quyền lực công vì mục đích
tư, không được tham nhũng.Trao đổi văn bản và công văn. Trong tổ chức hành
chính, việc thực thi nhiệm vụ đều cần phải dựa vào văn bản chính thức, việc thực
thi các mệnh lệnh, quyết định và quy định cũng dựa trên văn bản chính thức. Các
văn bản này phải được lưu trữ đầy đủ và theo đúng quy tắc nhất định.
+Điều này có ưu điểm là bảo đảm tính quy chuẩn của công việc và có lợi đối với
việc tích lũy kinh nghiệm;
+nhưng hạn chế là chậm trễ trong việc truyền đạt và chia sẻ thông tin.
Thứ ba, đặc điểm về mô hình chính sách.Trình tự của mô hình chính sách lý
tính là: trước hết, chuyên gia (hoặc đội ngũ tham mưu trong bộ máy) tiến hành
phân tích đối với vấn đề công, xác định mụctiêu và đề xuất các phương án chính
sách khác nhau, sau đó, quan chức chính phủ (hoặc người có thẩm quyền quyết
định chính sách) sẽ tiến hành đánh giá phương án chính sách và đưa ra lựa chọn
cuối cùng đối với phương án chính sách đó.
+Mô hình chính sách này có ưu điểm là xác lập nên khung khổ và các bước của
hoạt động thiết kế chính sách,
+nhưng hạn chế là tính khép kín, thiếu sự tham gia của công dân. Đặc biệt, việc
tuyệt đối hóa vai trò của chuyên gia trong bộ máy dễ dẫn đến “chủ nghĩa kỹ
trị”trong thiết kế chính sách; nhấn mạnh việc “đưa chính sách vào cuộc sống”, làm
cho chính sách được ban hành ra khó đáp ứng nhu cầu, mong muốn của xã hội, ảnh
hưởng không tốt đến việc thực thi chính sách cũng như dễ tạo ra sự xung đột giữa
“tri thức của chuyên gia” và “tri thức địa phương”.
thứ tư, về mức độ “mở” của hành chính nhà nước.hành chính công truyền
thống chủ yếu nghiên cứu các vấn đề bên trong và mối quan hệ bên trong của bộ
máy hành chính (chức năng hành chính, nguyên tắc tổchức và vận hành của tổ
chức hành chính…), mà chưa quan tâm đến việc nghiên cứu mối quan hệ giữa
hành chính với xã hội và công dân. Tất cả điều này tạo nên một đặc trưng quan
trọng của hành chính công truyền thống là tính khép kín. Hành chính công truyền
thống chưa nghiên cứu một cách thỏa đáng các vấn đề như công khai thông tin,
trình tự và sự tham gia của công dân. Vì vậy, trong thực tiễn hoạt động, hành chính
công truyền thống thường đề cao tính bảo mật về thông tin; hạn chế, thậm chí loại
trừ sự tham gia của công dân.
Thứ năm, đặc điểm về mối quan hệ giữa hành chính nhà nước với xã hội và
công dân.Hành chính công truyền thống coi hành chính nhà nước là chủ thể duy
nhất trong quản lý xã hội; việc thực thi quyền lực của hành chính nhà nước là từ
trên xuống dưới và một chiều; xã hội và công dân là bên tiếp nhận một cách bị
động chính sách và mệnh lệnh hành chính nhà nước. Đặc điểm này tạo nên một
đặc điểm khác của hành chính công truyền thống, đó chính là thiếu tính hợp tác
giữa hành chính nhà nước với xã hội và công dân trong quản lý xã hội; quan hệ
giữa chính phủ và xã hội là quan hệ đối lập, mà không phải là quan hệ đối tác và
hợp tác. Bên cạnh thiếu tính hợp tác, hành chính công truyền thống còn thiếu tính
tích hợp, nhất là thiếu sự tích hợp giữa khu vực công và khu vực tư. Điều này ảnh
hưởng rất lớn đến việc giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội. tính tích hợp, nhất
là thiếu sự tích hợp giữa khu vực công và khu vực tư. Điều này ảnh hưởng rất lớn
đến việc giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội.

Câu 5.Phân tích đặc điểm của mô hình quản lý công mới.Mô hình quản lý
công mới được áp dụng vào nền hành chính của các như thế nào.Cho ví dụ
minh họa.

Câu 6.Trình bày đặc điểm của mô hình tổng thống.Cho ví dụ minh họa.
Câu 7.So sánh mô hình hành chính công truyền thống và quản lý công mới
qua hai nước.

Câu 8.Phân tích ưu, nhiệm điểm của mô hình chức nghiệp.Cho ví dụ minh
họa.

Câu 9.Phân tích ưu, nhược điểm của mô hình việc làm .Cho ví dụ minh họa.

Câu 10.Lấy hai nước có mô hình chức nghiệp và việc làm , để thấy sự khác
biệt trong cách tổ chức mô hình hành chính.

Câu 11.Phân tích đặc điểm của hệ thống tổ chức hành chính các nước phát
triển.Cho ví dụ minh họa.

Câu 12.Thông qua việc tìm hiểu nền hành chính các nước phát triển.Hãy
chứng minh quan điểm “ Mặc dù có cùng trình độ phát triển kinh tế -xã hội
nhưng tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính các nước có thể không
giống nhau”.

Câu 13.Bình luận nhân định sau “ các nước có cùng cấu trúc chính thể, cùng
trình độ phát triển,nhưng cách tổ chức bộ máy hành chính có thể khác nhau”.

Câu 14.Hãy phân tích đặc điểm Hành chính các nước đang phát triển.Cho ví
dụ minh họa.

Câu 15.Hãy phân tích đặc điểm chung về hành chính các nước chuyển
đổi .Cho ví dụ minh họa.

Câu 16.Hãy phân tích đặc điểm chung về hành chính các nước xã hội chủ
nghĩa.Cho ví dụ minh họa.

You might also like