You are on page 1of 2

Hình thức nhà nước được hiểu là những cách tổ chức quyền lực nhà nước và phương pháp

để thực
hiện quyền lực nhà nước

Gồm 3 yếu tố:

1. Hình thức chính thể: gồm Chính thể QUÂN CHỦ và Chính thể CỘNG HÒA

Là cách thức tổ chức, trình tự thành lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước và xác lập mối quan hệ
cơ bản giữa các cơ quan đó với nhau

Vd: cách thức trình tự lập ra vua, tổng thống,…

Chính thể quân chủ: là hình thức chính thể trong đó quyền lực tối cao của nhà nước được tập trung
toàn bộ (hay 1 phần) trong tay người đứng đầu nhà nước, theo nguyên tắc thừa kế. Gồm quân chủ
TUYỆT ĐỐI và quân chủ HẠN CHẾ

TUYỆT ĐỐI: vua có quyền lực vô hạn (lập pháp, hành pháp, tư pháp)

HẠN CHẾ: vua nắm một phần quyền lực tối cao, bên cạnh có một cơ quan khác là Nghị viện. Chia làm
2 là Chính thể QUÂN CHỦ ĐẠI NGHỊ (Anh, Nhật, Thái Lan…) và Chính thể QUÂN CHỦ NHỊ NGUYÊN
(Gio óc-đa-ni, Ma rốc, Cô oét)

Chính thể cộng hòa: là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung trong tay 1 hoặc
1 số cơ quan nhà nước được bầu ra trong 1 thời gian nhất định, làm việc theo nhiệm kỳ. Gồm chính
thể cộng hòa quý tộc (chỉ tồn tại trong thời kỳ chủ nô) và chính thể cộng hòa dân chủ.

Ở các nước tư sản, tồn tại 3 chính thể cộng hòa (tổng thống, đại nghị, hỗn hợp)

Vd chính thể cộng hòa tổng thống (Mỹ, Brazil, Mexico, Aghentina, Philipine, Indonesia)

Vd chính thể cộng hòa đại nghị (Ấn Độ, Đức, Italia…)

Vd chính thể cộng hòa nhị nguyên (Pháp, Ucraina, các nước đông âu)

2. Hình thức cấu trúc: gồm Nhà nước LIÊN BANG và Nhà nước ĐƠN NHẤT

Là sự tổ chức nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và mối quan hệ giữa các chủ thể thực
hiện quyền lực nhà nước theo cấu trúc lãnh thổ. Gồm Nhà nước LIÊN BANG và Nhà nước ĐƠN NHẤT

LIÊN BANG: được hình thành từ hai hay nhiều nước thành viên/bang hợp lại. Ngoài chủ quyền
chung, mỗi nhà nước thành viên có chủ quyền riêng. Có 2 bộ máy nhà nước và 2 hệ thống pháp luật

ĐƠN NHẤT: là nhà nước có chủ quyền chung, lãnh thổ toàn vẹn, thống nhất, có hệ thống pháp luật
chung và có 1 bộ máy nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương. (Việt Nam, Campuchia,
Lào, Pháp)

3. Chế độ chính trị: gồm phương pháp DÂN CHỦ và phương pháp PHI DÂN CHỦ

Là toàn bộ những cách thức, phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước

Gồm Phương pháp DÂN CHỦ và PHI DÂN CHỦ (độc tài, chuyên chế) -> Vd phát xít.

NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Khái niệm quy phạm pháp luật: là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng
lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành
chính nhất định, do cơ quan nhà nước ban hành và được nhà nước đảm bảo thực hiện. Đối tượng
chịu tác động trực tiếp là công dân …

Quy phạm pháp luật là thành tố thấp/nhỏ nhất của hệ thống pháp luật. Là quy tắc xử sự chung, là
chuẩn mực để mn phải tuân theo, là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi con người, biết được hoạt động
phù hợp với pháp luật, hoạt động nào trái với quy định pháp luật

2. Đặc điểm của quy phạm pháp luật: là loại quy phạm xã hội nên nó mang những đặc điểm chung
của quy phạm xã hội

a. Tính điều chỉnh

b. Tính phụ thuộc vào ý thức

c. Tính phổ biến

Có đặc điểm riêng biệt

a. Do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị

b. Có tính bắt buộc chung

Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự còn quy phạm pháp luật là một quy tắc xử sự một đơn vị, một tế
bào của pháp luật. Thông thường, một điều luật là 1 quy phạm pháp luật

3. Các thành phần của quy phạm pháp luật:

Quy phạm pháp luật là thành tố nhỏ nhất của pháp luật. Mỗi quy phạm pháp luật là một quy tắc xử
sự chung do mỗi quy phạm pháp luật cần giải quyết những vấn đề sau

Trường hợp nào mà QPPL tác động đến, nếu 0 xử sự đúng QPPL, sẽ bị xử sự theo từng chế tài

QPPL có 3 bộ phận hợp thành: GIẢ ĐỊNH, QUY ĐỊNH, CHẾ TÀI

1. GIẢ ĐỊNH: nêu rõ hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của cuộc sống mà người trong hoàn cảnh đó phải
hành xử theo đúng yêu cầu của luật. Là bộ phận cần thiết, không thể thiếu. Thiếu giả định, QPPL trở
nên vô nghĩa. Có thể đơn giản chỉ nêu lên 1 hoàn cảnh, có thể phức tạp là nêu lên 2 hay nhiều hoàn
cảnh

2. QUY ĐỊNH: nêu lên cách xử sự buộc người ta phải làm, 0 được làm, hoặc đã thực hiện những hành
vi mà pháp luật cấm trong hoàn cảnh được nêu trong giả định. Quy định nêu lên quyền và nghĩa vụ.
Chính là mệnh lệnh của nhà nước buộc ta phải tuân theo. Là bộ phận chủ yếu của QPPL, là cơ sở
vững chắc giúp cơ quan nhà nước. Không có QUY ĐỊNH sẽ 0 có QPPL

3. CHẾ TÀI: nêu lên biện pháp xử sự dự kiến sẽ áp dụng lên những người làm trái quy định pháp luật,
với nội dung ghi ở bộ phận quy định của QPPL. Là hệ quả bất lợi đối với những người vi phạm pháp
luật. Mục đích của CHẾ TÀI là trừng trị người vi phạm pháp luật, để họ có ý thức tôn trọng và tuân
thủ pháp luật, và giáo dục người vi phạm PL. Gồm CHẾ TÀI HÀNH CHÍNH, DÂN SỰ, HÌNH SỰ, KỶ LUẬT.

You might also like