You are on page 1of 5

3.

Chính Phủ Cộng Hòa Hồi Giáo:

 Chính phủ cộng hòa hồi giáo là một loại chính phủ chủ yếu dựa vào
việc áp dụng các luật hồi giáo pháp quyền, bảo vệ luật pháp và trật
tự. Tại đây lãnh tụ tôn giáo là người nắm quyền lực tối cao, đứng
trên cả tổng thống.

 Ngày nay, nhiều quốc gia Hồi giáo đã kết hợp luật Hồi giáo, toàn bộ
hoặc một phần vào hệ thống pháp luật của họ.
 Một số quốc gia Hồi giáo tuyên bố Hồi giáo là quốc giáo trong hiến
pháp của họ, nhưng không áp dụng luật pháp Hồi giáo trong tòa án
của họ.
 Các quốc gia Hồi giáo không phải là các chế độ quân chủ Hồi giáo
thường được gọi là các nước cộng hòa Hồi giáo.

 Về mô hình này, hiện trên thế giới chỉ có 03 nước áp dụng


chế độ mô hình nhà nước này là Iran, Iraq và Afghanistan.
Bởi đặc điểm chính của mô hình này là nó chỉ áp dụng cho
những quốc gia mà đạo Hồi là quốc giáo.
 Hầu như ở những nước này cũng xác lập nguyên tắc tất cả
quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân, giống như hai
hình thức chính quyền trên, quyền lực nhà nước được chia
thành ba nhánh: quyền lập pháp, quyền hành pháp và
quyền tư pháp.
 Việc ban hành hiến pháp , xác lập chế độ dân chủ đa
nguyên đều sẽ được lấy ý kiến từ nhân dân bằng cách trưng
cầu. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt so với những hình
thức khác đó chính là những điều luật, quy định đều dựa
theo kinh Coran để sử dụng trong Hiến pháp, bắt buộc
người dân không được trái với tinh thần của kinh Coran.
 Bên cạnh đó, đối với nước Cộng hòa Hồi giáo, tuy Tổng
thống là nguyên thủ quốc gia về mặt nguyên tắc nhưng Lãnh
tụ Hồi giáo nắm toàn bộ các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp. Tổng thống và Quốc hội chỉ có quyền lực trên hình
thức, hầu như không có quyền đi ngược lại các ý chỉ của
Lãnh tụ Hồi giáo.

 Như vậy, chúng ta đã nhận thấy một điểm nổi trội của hình thức này
đó chính là quyền lực và những quy định được sử dụng tại quốc gia
này đó chính là những giáo điều của Hồi giáo.
 Chính vì vậy một phần nào đó mà những quy định này có thể phi vật
lý khiến con người và chính quyền lạm dụng lòng tin vào đạo giáo để
điều khiển con người dẫn đến sự bất công và dễ gây nội chiến.

4. Chính Thể Cộng Hòa Lưỡng Tính:


 Hiện nay, pháp luật cũng như Hiến pháp 2013 chưa có quy định
cụ thể về khái niệm này. Tuy nhiên, về cơ bản có thể hiểu:
 Cộng hòa lưỡng tính là Hình thức chính thể cộng hòa pha
trộn giữa cộng hòa tổng thống và cộng hòa nghị viện

 Tổng thống do nhân dân bầu ra


 Tổng thống chỉ đứng đầu nhà nước chứ không đứng đầu
Chính phủ nhưng có thể chủ tọa các phiên họp của hội
đồng bộ trưởng (Pháp) hoạc chủ tọa các phiên họp chinh
phủ (Nga)
 Tổng thống có quyền bổ nhiệm thủ tướng Chính phủ
nhưng phải được nghị viện phê chuẩn
 Chính phủ vừa chịu trách nhiệm trước tổng thống vừa
chịu trách nhiệm trước nghị viện, nghị viện có thể bỏ
phiếu không tín nhiệm Chính phủ, buộc Chính phủ giải
tán. Tổng thống có thể giải tán hạ nghị viện
 Xét về ưu nhược điểm , mô hình cộng hòa lưỡng tinh có một số yếu
tố như sau:
 Về ưu điểm, mô hình này đã khắc phục được sự tập trung
quyền lực vào một đảng,hoặc là Nghị viện như trong cộng hòa
đại nghị hoặc quốc hội ở một nước cộng hòa nghị viện hoặc
tổng thống. Nhân dân là người trực tiếp bầu ra tổng thống và
trao cho ông quyền lực to lớn để lãnh đạo đất nước.
 Về nhược điểm, mục đích của việc xây dựng chế độ này là san
bằng cân đối quyền lực giữa cơ quan lập pháp và hành pháp;
tạo ra một cơ quan hành pháp mạnh đủ điều kiện để nhanh
chóng quyết định các vấn đề cấp bách. Đồng thời, quyền hành
pháp cũng được phân chia cho Thủ tướng và Tổng thống để
tránh sự độc tài của ngành hành pháp. Tuy nhiên, khi thi hành
trên thực tế thì nó gặp phải nhiều bất cập.

 Hiện tại, tổng thống hầu như có toàn bộ quyền hành pháp còn thủ
tướng lại có vai trò rất mờ nhạt. Và vì là 2 đảng khác nhau nên nên
giữa hai người này vẫn có những mâu thuẫn, khác biệt trong việc
thực thi quyền lực.
 Vì vậy, để hạn chế những xung đột nội bộ, quyền lực phải được
phân chia linh hoạt, tinh tế, phải có sự phối hợp giữa quyền lập
pháp và quyền tư pháp.

4.Chính Thể Cộng Hòa XHCN

 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa hoạt động dựa trên nguyên tắc
bình đẳng, phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín, nhân dân bỏ phiếu bầu
ra cơ quan đại diện của mình.

 Đặc điểm chung của các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa là
việc xây dựng nhà nước tuân theo những nguyên tắc sau:
 Mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
 Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nguyên
tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và vận hành bộ
máy nhà nước.
 Bảo đảm bình đẳng, đoàn kết dân tộc, bảo vệ quyền
con người, quyền công dân.
 Thống nhất quyền lực nhà nước và phân chia quyền
lập pháp, hành pháp, tư pháp, phân cấp, phối hợp,
hạn chế quyền lực, xây dựng hệ thống pháp luật xã
hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền.
 Nước xã hội chủ nghĩa là nước cộng hòa dân chủ có
đặc điểm là có sự tham gia rộng rãi của nhân dân lao
động vào việc thành lập các cơ quan đại diện.

 Hiện nay có 5 quốc gia có chính thể cộng hoà XHCN là Việt Nam,
Trung Quốc, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Cu Ba và Lào.

You might also like