You are on page 1of 5

Chính thể là gì?

Các mô hình chính thể đương đại trên


thế giới.

1. Khái niệm chính thể.


Chính thể là cách thức tổ chức và trình tự để lập ra các có quan tối cao của nhà nước và xác lập
những mối quan hệ cơ bản của các cơ quan đó. Chính thể là một trong các yếu tố quan trọng cấu
thành hình thức nhà nước, thường được quy định trong văn bản có giá trị pháp lí cao nhất - hiến
pháp, Có hiến pháp quy định về chính thể trong một chương riêng, song có trường hợp nội dung
về chính thể được quy định rải rác trong các điều của hiến pháp. Tuy được quy định trong hiến
pháp nhưng trên thực tế vận hành thì chính thể có nhiều biến dạng.
2. Các mô hình chính thể đương đại.
Trong lịch sử tổ chức quyền lực nhà nước, có hai hình thức cơ bản của chính thể là chính thể quân
chủ và chính thể cộng hoà. Trong chính thể quân chủ, nguyên thủ quốc gia được thành lập bằng
con đường truyền ngôi thế tập (thường được gọi là vua hay nữ hoàng). Trong chính thể cộng hoà,
nguyên thủ quốc gia được thành lập bằng con đường bầu cử, có thể do dân hoặc cơ quan đại diện
của dân bầu ra (thường được gọi là Tổng thống, Chủ tịch nước...).
Chính thể quân chủ - mô hình nhà nước tiêu biểu của xã hội phong kiến - được tổ chức thành quân
chủ tuyệt đối và quân chủ hạn chế. Quân chủ hạn chế là mô hình tiến bộ hơn, nơi quyền lực của
nhà vua bị hạn chế, các thiết chế nhà nước khác có thực quyền (quốc hội, nghị viện, chính phủ).
Hiến pháp là văn bản thể hiện sự hạn chế này, do đó, mô hình quân chủ hạn chế còn được gọi là
quân chủ lập hiến (như tại Nhật Bản, Thái Lan, Anh, Đan Mạch, Tây Ban Nha hiện nay...). Chính
thể cộng hoà thường gồm hai loại: cộng hoà đại nghị và cộng hòa tổng thống. Cộng hoà đại nghị
(như Ấn Độ, Đức..) là chính thể được tổ chức ở những nhà nước có nguyên thủ quốc gia do nghị
viện bầu ra, chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Thủ tướng không chịu trách nhiệm trước nguyên
thủ quốc gia, mà chịu trách nhiệm trước nghị viện. Nguyên thủ quốc gia trên thực tế không trực
tiếp tham gia vào việc giải quyết các công việc của nhà nước. Cộng hòa tổng thống (như Hoa Kỳ,
Philippin và hầu hết các quốc gia ở Nam Mỹ) là mô hình chính thể mà hành pháp và lập pháp
không chịu trách nhiệm đối với nhau. Cơ quan lập pháp do dân bầu và người đứng đầu cơ quan
hành pháp cũng do dân bầu. Với cách thức tổ chức này, nguyên thủ quốc gia (tổng thống không
những là người đứng đầu nhà nước mà còn đứng đầu hành pháp. Ngoài ra, có một mô hình chính
thể kết hợp những đặc điểm của cộng hoà tổng thống và cộng hoà đại nghị, được gọi là công hoà
lưỡng tính (như Pháp và Nga). Chính thế này có những đặc điểm như: tổng thống do dân bầu; tổng
thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người lãnh đạo nội các; nội các do Thủ tướng đứng đầu,
do Nghị viện thành lập, vừa chịu trách nhiệm trước Nghị viện vừa chịu trách nhiệm trước Tổng
thống; tổng thống có quyền giải tán Nghị viện.
3. Chính thể quân chủ đại nghị.
Khái niệm: Chính thể quân chủ đại nghị ( hay quân chủ lập hiến) là chính thể trong đó nguyên thủ
quốc gia là vua (hoàng đế, quốc trưởng), được thiết lập theo nguyên tắc kế truyền, bị hạn chế quyền
lực bởi hiến pháp, có chức năng chủ yếu là lễ tân và ngoại gia
- Đặc điểm:
+ Nguyên thủ quốc gia được thiết lập theo nguyên tắc kế truyền nhưng quyền lực của nhà vua chỉ
có tính chất tượng trưng, thường chỉ có chức năng lễ tân và ngoại giao, vì vậy thường có cách nói:
"vua trị vì mà không cai trị”.

+ Quyền lực thực sự nằm trong tay thủ tướng, vì thủ tướng thường là thủ lĩnh của đảng chiếm ưu
thế trong nghị viện, là người quyết định đường lối chính trị của chính phủ.
+ Đảm bảo tính ổn định của các giá trị xã hội: các quốc gia có chính thể quân chủ đại nghị ( như
Anh, Thái Lan,...) đều có được sự kết hợp giá trị truyền thống của chính thể quân chủ với giá trị
mới của nền dân chủ tư sản như nhà vua là đại diện cho sự thống nhất ý chí và đoàn kết dân tộc
với chế độ bầu cử tự do, phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín để thành lập nghị viện – cơ
quan lập pháp.
- Ví dụ: Anh, Thụy Điển, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Hà Lan, Đan Mạch,...
4. Chính thể cộng hòa đại nghị.
- Khái niệm: Chính thể cộng hòa đại nghị (hay cộng hòa nghị viện) là chính thể mà ở đó nguyên
thủ quốc gia được hình thành không thông qua con đường thế tập truyền ngôi, mà bằng phương
pháp bầu cử và nghị viện, về nguyên tắc, là cơ quan đóng vai trò quan trọng hơn mọi cơ quan nhà
nước khác trong việc thực hiện quyền lực nhà nước.
- Đặc điểm:
+ Nguyên thủ quốc gia : được hình thành thông qua bầu cử (thường là dựa trên cơ sở của nghị
viện). Nguyên thủ quốc gia không tham gia vào việc lãnh đạo quốc gia, không có quyền đích thực
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và cũng không có những quyền hạn đặc biệt nào. Giống
với địa vị của nhà vua hoặc nữ hoàng trong chính thế quân chủ đại nghị, theo nguyên tắc: “Nhà
Vua trị vì nhưng không cai tri".
+ Chính phủ do Thủ tướng đứng đầu không chịu trách nhiệm trước nguyên thủ quốc gia, mà chỉ
chịu trách nhiệm trước nghị viện.
+ Quyền lực của tổng thống không lớn, quyền lực chính trị tập trung vào thủ tướng bởi thủ tướng
là người quyết định và chịu trách nhiệm về đường lối chính trị của chính phủ.
+ Chính phủ được thành lập trên cơ sở Đảng chiếm đa số ghế trong nghị viện. Thủ tướng chính
phủ là thủ lĩnh của Đảng cầm quyền – đảng chiếm đa số ghế trong nghị viện, vì vậy quyền hạn của
thủ tướng rất lớn.
+ Chính quyền hành pháp được chia sẻ giữa tổng thống và thủ tướng.
+ Hạt nhân hợp lí trong tổ chức và hoạt động của chính thể cộng hòa nghị viện đó là cơ chế tạo ra
sự thống nhất giữa chính phủ và nghị viện do chính phủ luôn được số đông trong nghị viện ủng
hộ.
- Ví dụ: nền cộng hòa thứ tư ở Pháp (từ năm 1946 đến năm 1958), hiện nay đang tồn tại ở Italia,
Đức, Áo, Hy Lạp,...
4. Chính thể cộng hòa tổng thống.
Cộng hòa tổng thống là chính thể cộng hòa mà Tổng thống được trao những quyền hành rất lớn,
vừa đứng đầu Nhà nước, vừa đứng đầu chính phủ. Cộng hòa tổng thống là hình thức chính thể
hiện nay của nhiều nhà nước tư nhân dân trực tiếp bầu ra, không phụ thuộc vào bầu cử cơ quan lập
pháp. Tổng thống có quyền thành lập Chính phủ, các thành viên của Chính phủ chỉ chịu trách
nhiệm trước Tổng thống chứ không chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Tổng thống có quyền phủ
quyết các dự luật do cơ quan lập pháp thông qua. Khi dự luật bị phủ quyết, lập pháp phải thảo luận
lại và được thông qua khi có đủ từ 2/3 số nghị sĩ trở lên bỏ phiếu thuận.
Cộng hòa tổng thống là hình thức chính thể, mà ở đó quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên
tắc phân chia "rạch ròi". Cơ quan lập pháp không có quyền giải tán Chính phủ và ngược lại Tổng
thống không có quyền giải tán cơ quan lập pháp. Thẩm phán được bổ nhiệm suốt đời nên mang
tính độc lập cao. Tổng thống có thể bị xét xử theo thủ tục đàn hạch nếu vi phạm pháp luật.
5. Chính thể cộng hòa hỗn hợp.
Chính thể cộng hòa lưỡng tính là chính thể mà ở đó việc tổ chức nhà nước vừa có đặc điểm của
cộng hòa đại nghị, vừa có những đặc điểm của cộng hòa tổng thống.
- Tính tổng thống thể hiện ở chỗ:
+ Thứ nhất, Tống thống do nhân dân bầu lên và Tổng thống không chịu trách nhiệm trước Nghị
viện;
+ Thứ hai, Tổng thống vừa là Nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu nhánh quyền hành pháp.
- Tính đại nghị được đặc trưng bởi:
+ Thứ nhất, Chính phủ được thành lập có ảnh hưởng của Nghị viện.
+ Thứ hai, Chính phủ ít nhiều phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện;
+ Thứ ba, Nghị viện, Chính phủ, có thể bị giải tán bởi Nguyên thủ quốc gia (Tống thống). sự thành
lập Chính phủ giống như chính thể đại nghị - tức Chính phủ thành lập trên cơ sở của Hạ viện (Tổng
thống buộc phải bổ nhiệm thủ lĩnh của lĩnh vực lập pháp, Tổng thống có quyền sáng kiến pháp
luật, công bố luật và có quyền phủ quyết luật. Ngoài ra, Tổng thống được quyền ban hành những
văn bản pháp quy về mặt hành pháp có tính chất luật + và ban hành những văn bản luật uỷ quyền.
Chính phủ cũng có quyền sáng kiến pháp luật.
Trong lĩnh vực hành pháp, Chính thể "cộng hòa lưỡng tính" thể hiện rõ nét nhất tính "hành pháp
hai đầu". Tống thống và Chính phủ cùng san sẻ quyển hành pháp. Tổng thống chủ toạ các phiên
họp của Chính phủ và đề ra các chính sách quan trọng về đối nội, đối ngoại.
+ Thủ tướng điều hành Chính phủ để thực hiện các chính sách mà Tổng thống đưa ra.
Về mặt lý thuyết, mục đích của chính thể lưỡng tính là thiết lập một quyền hành pháp mạnh (một
tổng thống đứng đầu hành pháp có thực quyền để quyết định nhanh chóng) đồng thời hạn chế sự
chuyển quyền (quyền hành pháp được chia cho tổng thống và thủ tướng). Tuy nhiên, thực tiễn
chính trị ở các nước khá đa dạng, chính thể lưỡng tính biên dạng thành nhiều trạng thái nhiều khi
khác hẳn quy định của hiện pháp.
+ Trạng thái 1 Tổng thống nắm toàn quyền hành pháp, Thủ tướng chi như "người trợ lý" cho Tổng
thống. (Nga thì luôn luôn còn nước Pháp thì thường xuyên trong trạng thái này) Trong trạng thái
đó, chính thể”cộng hòa lưỡng tính" rất giống với chính thể cộng hòa tống thông.
+ Trạng thái 2: Tổng thống và Thủ tướng bất đồng vì thuộc hai đảng khác nhau, dẫn đến quyền
hành pháp bị chia tách (Pháp thời kỳ 1986-1988)
6. So sánh chính thể đại nghị (cộng hòa và quân chủ đại nghị) với chính thể cộng
hòa hỗn hợp.
Thể chế đại nghị hoặc Đại nghị chế với đặc điểm là nhánh hành pháp của chính quyền phụ thuộc
vào sự cho phép trực tiếp hoặc gián tiếp của quốc hội, thường được biểu thị qua quyền bỏ phiếu
tín nhiệm. Như thế, không có sự phân biệt rạch ròi giữa nhánh hành pháp và nhánh lập pháp, dẫn
đến tình trạng thiếu sự giám sát và cân bằng quyền lực là nguyên lý căn bản trong thể chế tổng
thống. Tuy nhiên, đại nghị chế thường được tán dương, khi so sánh với tổng thống chế, là do tính
linh hoạt và nhanh nhạy đối với phản ứng của công luận. Mặc khác, hệ thống này thường bị xem
là thiếu ổn định như trong trường hợp của nền Cộng hòa Weimar của Đức và Đệ Tứ Cộng hòa của
Pháp.
Trong thể chế đại nghị có sự phân biệt rõ ràng giữa chức danh đứng đầu chính phủ và chức danh
đứng đầu nhà nước, với thủ tướng là người đứng đầu chính phủ và người đứng đầu nhà nước
thường là một nhân vật được bổ nhiệm hoặc một quân vương với chút ít quyền lực hoặc chỉ là một
vị trí có tính nghi lễ. Dù vậy, một số quốc gia theo đại nghị chế đã thiết lập chức vụ tổng thống
dân cử là người đứng đầu nhà nước với một số thẩm quyền nhằm duy trì thế cân bằng quyền lực
cho hệ thống chính trị (gọi là thể chế cộng hòa đại nghị).
Cộng hòa lưỡng tính là Hình thức chính thể cộng hòa pha trộn giữa cộng hòa tổng thống và cộng
hòa nghị viện. Tổng thống do nhân dân bầu ra; tổng thống chỉ đứng đầu nhà nước chứ không đứng
đầu Chính phủ; Tổng thống có quyền bổ nhiệm thủ tướng Chính phủ nhưng phải được nghị viện
phê chuẩn. Chính phủ vừa chịu trách nhiệm trước tổng thống vừa chịu trách nhiệm trước nghị viện,
nghị viện có thể bỏ phiếu thể giải tán hạ nghị viện. không tín nhiệm Chính phủ, buộc Chính phủ
giải tán. Tổng thống có Cộng hòa lưỡng tính là mô hình chính thể ra đời trên cơ sở hòa trộn giữa
hai mô hình cộng hòa đại nghị và cộng hòa tổng thống. Nó mang những đặc điểm của cả hai mô
hình chính thể cộng hòa trên.
Về cơ bản, hai chế độ đại nghị và cộng hòa lưỡng tính có điểm khác biệt ở nhà cầm quyền (quốc
hội và tổng thống), ngoài ra chính thể đại nghị do cầm quyền bởi nghị viện nên việc lập pháp và
hành pháp thường chưa được rạch ròi, tuy nhiên chế độ hỗn hợp lại ngược lại khi tách hai bộ phận
này ra để quản lý nhà nước (Một cơ quan hành pháp mạnh, thực chất và đủ điều kiện để nhanh
chóng quyết định các vấn đề cấp bách. Đồng thời, quyền hành pháp cũng được phân chia cho Thủ
tướng và Tổng thống để tránh tình trạng chuyển quyền trong lĩnh vực
7. Sự biến dạng của chính thể.
Với biến dạng của chính thể đại nghị, tính tối cao của Quốc hội đã bị thay thế bởi chính phủ; chính
phủ trên lý thuyết thì chịu trách nhiệm trước Quốc hội nhưng thực tế chính phủ lại quay lại gây
ảnh hưởng, chỉ huy Quốc hội; vấn đề tín nhiệm của chính phủ trước nghị viện thay thế bởi tín
nhiệm của chính phủ với Đảng cầm quyền; sự phân chia quyền lực giữa luật pháp và hành pháp
không còn; nguyên thủ quốc gia là người bổ nhiệm thủ tướng chính phủ nhưng không thể bổ nhiệm
ai khác hành pháp.) ngoài thủ lĩnh đảng cầm quyền; nguyên thủ quốc gia không có thực quyền như
trong hiến pháp và chức năng giám sát của nghị viện đối với chính phủ trên thực tế là giám sát của
đảng đối lập.

You might also like