You are on page 1of 3

1. Cộng hòa tổng thống.

là hình thức chính thể cộng hòa mà trong đó nguyên thủ quốc gia là Tổng thống.
Tổng thống sẽ do nhân dân hay còn gọi là cử tri trực tiếp bỏ phiếu bầu ra. Tổng
thống là người đứng đầu nhà nước vừa là người đứng đấu Chính phủ. Điển hình
nhất cho hình thức này chính là Chế độ cộng hòa Tống thống Hoa Kỳ.
Quyền lực : Trong Nhà nước này, nguyên thủ quốc gia ( tổng thống) có vai trò rất
quan trọng. Tổng thống do nhân dân bầu ra, bằng hình thức trực tiếp hoặc bằng
hình thức gián tiếp ( thông qua đại cử tri).. Các thành viên Chính phủ do Tổng
thống bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước tổng thống.
Hình thức này có những đặc trưng cơ bản sau:
-Tổng thống vừa là người đứng đầu quốc gia, vừa là người đứng đầu chính phủ,
trong bộ máy nhà nước không có chức vụ thủ tưởng. Tổng thống có quyền lực rất
lớn, trung tâm bộ máy nhà nước, đồng thời cũng là trung tâm quyết sách câu
chính phủ.
-Tổng thống và nghị viện đều do cử tri bầu ra nên có thể độc lập với nhau, tổng
thống chỉ chịu trách nhiệm trước cử tri mà không phải chịu trách nhiệm trước
nghị viện.
-Tổng thống có quyền phủ quyết các dự luật mà nghị viện đã thông qua. Nhưng
nghị viện có quyền khởi tổ và xét xử tổng thống và các thành viên trong chính
phủ. Tổng thống nắm toàn quyền hành pháp
Hình thức này tồn tại ở Mỹ và một số nước châu Mỹ Latinh như Braxin... Nó cũng
từng tồn tại ở miền nam Việt Nam dưới chế độ Mỹ - Diệm.
Trình tự lập ra cơ quan cao nhất: tổng thống là người đứng đầu nhà nước và chính
phủ. Ông được bầu trực tiếp bởi người dân và giữ vị trí này trong một nhiệm kỳ cố
định. Quyền hành pháp được trao cho ông, và ông có quyền bổ nhiệm và bãi
nhiệm các thành viên nội các.
Đặc điểm thực thi quyền lực: tổng thống có nhiều quyền hạn. Anh ta có thể phủ
quyết các quyết định lập pháp và có thẩm quyền ban hành các mệnh lệnh hành
pháp. Tổng thống chịu trách nhiệm về chính sách đối ngoại của đất nước, đóng
vai trò là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang và có quyền ban bố tình trạng khẩn
cấp.
2. Cộng hòa đại nghị.
Khái niệm : Chính thể cộng hoà đại nghị (hay còn được gọi là chính thể
cộng hoà nghị viện) là chính thể mà ở đó nguyên thủ quốc gia được hình
thành không thông qua con đường thế tập truyền ngôi, mà bằng phương
pháp bầu cử và về nguyên tắc, Nghị viện là cơ quan đóng vai trò quan
trọng hơn mọi cơ quan nhà nước khác trong việc thực hiện quyền lực
nhà nước.
Quyền lực: Trong Nhà nước hình thức này, nghị viện có quyền lực rất lớn và
nguyên thủ quốc gia là do nghị viện bầu ra, Chính phủ do đảng nắm đa số ghế
trong nghị viện thành lập và chịu trách nhiệm trước nghị viện, nghị viện có quyền
bỏ phiếu tín nhiệm đối với chính phủ.
Chính thể cộng hòa đại nghị có các đặc trưng sau:
-Trong bộ máy nhà nước vừa cỏ chức vụ tổng thống vừa có chức vụ thủ tướng,
tổng thống đứng đầu quốc gia còn thủ tưởng đứng đầu chính phủ. Quyền hành
pháp do hai bộ phận nắm giữ là tổng thống và chính phủ ( mà chủ yếu là các nội
các). Tổng thống có thể “ vô trách nhiệm" về chính trị đồng thời có thể “ vô trách
nhiệm" về hình sự. Tuy nhiên, cũng có nước quy định nguyên thủ quốc gia phải
chịu trách nhiệm trước quốc hội.
-Tổng thống do nghị viện bầu ra, được hiến pháp quy định khá nhiều quyển song
thực tế không có thực quyền, không trực tiếp tham gia vào việc giải quyết các
công việc của nhà nước.
-Thủ tướng là người đứng đầu nội các, cũng là người đứng đầu bộ máy hành
pháp. Nội các là trụ cột và là trung tâm giải quyết các vấn đề quyết sách của toàn
bộ các cơ quan hành chính nhà nước.
-Nghị viện có quyền lực tối cao, chính phủ do nghị viện lập ra và chịu sự giám sát
của nghị viện. Các bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước nghị viện, kể cả trách
nhiệm liên đới và trách nhiệm cá nhân.
Hình thức này được áp dụng ở Tây Đức, Áo, Phần Lan, Italia..
Trình tự: Thủ tướng được bầu bởi quốc hội và giữ chức vụ miễn là ông nhận được
sự tín nhiệm của đa số.
Đặc điểm thực thi quyền lực: chính phủ chịu trách nhiệm trước quốc hội. Thủ
tướng và các thành viên nội các của ông chịu trách nhiệm điều hành đất nước,
nhưng họ có thể bị quốc hội bãi nhiệm thông qua bỏ phiếu bất tín nhiệm. Quốc
hội có quyền làm luật và phê duyệt ngân sách
3. Cộng hòa lưỡng tính.
- Cộng hòa lưỡng tính là mô hình chính thể ra đời trên cơ sở hòa trộn giữa hai mô
hình cộng hòa đại nghị và cộng hòa tổng thống. Nó mang những đặc điểm của
cả hai mô hình chính thể cộng hòa trên. Ngược dòng lịch sử, ta có thể thấy Pháp
là quốc gia đầu tiên có thể chế chính thể là cộng hòa lưỡng tính.
- Quyền lực:
- Là hình thức chính thể có những đặc trưng của chính thể cộng hòa tổng thống,
vừa có những đặc trưng của cộng hòa đại nghị.
- Chính thể này có các đặc trưng:
+Tổng thống là nhân vật trung tâm của hệ thống các cơ quan cao nhất của
nhà nước. Tổng thống do cử tri hoặc đại cử tri bầu ra nên có quyền lực rất
lớn, kể cả giải tán nghị viện trước thời hạn.
+Chính phủ do tổng thống bổ nhiệm, gồm các bộ trưởng và thủ tướng đứng
đầu.
+Nghị viện bị hợp lí hóa tức là giảm quyền lập pháp. Dạng chính thể này
tồn tại ở Pháp, Bồ Đào Nha...
Trình tự:
Đặc điểm thực thi quyền lực: tổng thống và thủ tướng chia sẻ quyền lực, một số
trong đó có thể chồng chéo lên nhau. Tổng thống có quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm
thủ tướng và phủ quyết các quyết định lập pháp, trong khi thủ tướng chịu trách
nhiệm điều hành đất nước hàng ngày. Quốc hội có quyền làm luật và phê chuẩn
ngân sách.

You might also like