You are on page 1of 1

VIỆT NAM

– Hình thức chính thể của Nhà nước Việt Nam là Nhà nước đơn nhất, điều này được quy định
cụ thể tại Điều 1 Hiến pháp năm 2013.
+ Nhà nước Việt Nam là tổ chức duy nhất trong hệ thống chính trị có chủ quyền quốc gia là
chủ thể quan hệ quốc tế toàn quyền đối nội, đối ngoại, quyết định mọi vấn đề của đất nước.
+ Nhà nước Việt Nam có lãnh thổ thống nhất, không phân chia thành các tiểu bang hoặc cộng
hòa tự trị mà chia thành các đơn vị hành chính trực thuộc, tương ứng mỗi đơn vị hành chính
là cơ quan hành chính Nhà nước. Các đơn vị hành chính không có chủ quyền quốc gia và đặc
điểm như Nhà nước.
+ Nhà nước Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam. Nhà
nước thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn và phát huy phong tục, tập quán của
dân tộc.
+ Hệ thống pháp luật thống nhất với một Hiến pháp, hiệu lực Hiến pháp và pháp luật trải
rộng trên phạm vi toàn quốc. Các cơ quan Nhà nước trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của mình có quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở cụ thể hóa Hiến
pháp, pháp luật, phù hợp với Hiến pháp và pháp luật.
- Quyền lực tối cao của Nhà nước thuộc Quốc hội.
PHẦN LAN
-Chính thể: Cộng hòa.
Các khu vực hành chính: 6 tỉnh
Hiến pháp: Thông qua ngày 17-7-1919.
Cơ quan hành pháp:
+ Đứng đầu Nhà nước: Tổng thống.
+ Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.
-Cơ quan lập pháp: Quốc hội (200 ghế, các thành viên được bầu theo phổ thông đầu phiếu
theo đại diện tỷ lệ, nhiệm kỳ 4 năm).
-Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao, các thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm.
-Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.
-Các đảng phái chính: Đảng Xã hội dân chủ, Đảng Liên minh dân tộc, Liên minh cánh tả,
Đảng Nhân dân Thụy Điển, Đảng Xanh, v.v..
Chính thể cộng hoà lưỡng tính hiện nay đang tồn tại ở một số nhà nước tư sản trên thế
giới như Pháp, Nga, Hàn Quốc, Singapore, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Ireland, ….

You might also like