You are on page 1of 11

Thuyết trình Hành pháp

1. Mỹ
a. Thể chế NN:
- Nhà nước liên bang:
+ Hoa Kỳ là một nhà nước liên bang gồm 50 bang và một đặc khu liên
bang, trong đó có 48 tiểu bang lục địa. Theo luật pháp của Hoa Kỳ,
các tiểu bang được xem là các quốc gia hay còn được gọi là thực thể có
chủ quyền riêng.
+ Quyền lực của các tiểu bang do người dân trong bang giao phó thông
qua bầu cử trực tiếp. Do đó, tổ chức hành chính địa phương được quy
định bởi luật pháp của từng tiểu bang và do sự khác biệt trong luật
pháp của các tiểu bang nên tổ chức hành chính địa phương của Hoa
Kỳ rất phức tạp và đa dạng.
+ Ngoài chính quyền quốc gia (chính quyền liên bang), chính quyền địa
phương được chia thành các cấp như tiểu bang, dưới tiểu bang có hạt,
dưới hạt có thành phố.
- Thể chế cộng hòa tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ:
+ Được hình thành bằng Hiến pháp năm 1787 do nhu cầu của cuộc
phòng thủ chung của 13 tiểu bang vừa giành độc lập muốn cùng đứng
ra bảo vệ sự độc lập đã có của mình.
+ Là hình thức nhà nước trong đó quyền lực tối cao của nhà nước không
tập trung ở một người mà tập trung ở loại cơ quan được bầu theo từng
nhiệm kỳ
+ Quyền hành pháp thuộc về Tổng thống.
+ Chính phủ không phải là cơ quan hiến định và chỉ là bộ máy tham mưu,
giúp việc cho Tổng thống.

b. Tổ chức và Chức năng Bộ máy Hành pháp


- Khái niệm:
+ Cơ quan hành pháp là: cơ quan làm nhiệm vụ thi hành luật, thi hành
Hiến pháp được ban hành bởi Quốc hội
+ Nắm quyền hành tổng hợp của tất cả các chức năng và liên quan đến
việc thực thi ý chí của Nhà nước, được xây dựng và thể hiện dưới dạng
các văn bản luật.
+ Thực hiện các chức năng hành chính nhà nước, là cơ quan hành chính
nhà nước cao nhất.
- Tổ chức Bộ máy: Chính quyền liên bang Hoa Kỳ (Federal government of
the United)
+ Đứng đầu: Tổng thống
+ Phó Tổng thống
+ Nội các (The Cabinet): 15 Bộ trưởng + 10 Cơ quan ngang bộ
+ Thống đốc bang, Lực lượng vũ trang
- Sau đây là chi tiết hơn về cơ quan hành pháp Mỹ:
- 15 Bộ trưởng:
+ Bộ trưởng Ngoại giao (Ngoại trưởng)
+ Bộ trưởng Tài chính
+ Bộ trưởng Quốc phòng
+ Bộ trưởng Tư pháp
+ Bộ trưởng Nội vụ
+ Bộ trưởng Nông nghiệp
+ Bộ trưởng Thương mại
+ Bộ trưởng Lao động
+ Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ nhân sinh
+ Bộ trưởng Phát triển Đô thị và Nhà ở
+ Bộ trưởng Giao thông
+ Bộ trưởng Năng lượng
+ Bộ trưởng Giáo dục
+ Bộ trưởng Cựu chiến binh
+ Bộ trưởng An ninh nội địa
- 10 Cơ quan ngang Bộ:
+ Giám đốc Cơ quan Bảo vệ môi trường
+ Giám đốc Tình báo Quốc gia
+ Đại diện Thương mại
+ Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc
+ Trưởng Hội đồng Cố vấn Kinh tế
+ Lãnh đạo Cơ quan Quản lý Doanh nghiệp nhỏ
+ Giám đốc Cục quản lý Hành chính và Ngân sách
+ Cố vấn Khoa học
+ Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA)
+ Chánh văn phòng Nhà Trắng

- Chức năng: chiếu vid


- -> Các nhà lãnh đạo của nhánh hành pháp của chính phủ Hoa Kì là Tổng
thống và phó Tổng thống, những người có trách nhiệm thực thi pháp luật mà
Quốc hội đặt ra. Tổng thống làm việc chặt chẽ với một nhóm cố vấn, được
biết đến như nội các. Những người được bổ nhiệm này hỗ trợ tổng thống
trong việc đưa ra những quyết định quan trọng trong lĩnh vực chuyên môn
của mình. chẳng hạn như quốc phòng, ngân khố, và an ninh quốc gia. Nhánh
hành pháp cũng bổ nhiệm quan chức chính phủ, chỉ huy của các lực lượng vũ
trang, và gặp mặt với lãnh đạo các quốc gia khác.
- Hành pháp còn có chức năng kiểm soát lập pháp vì:
+ chế độ Tổng thống do dân bầu đã chọn ra nhiều Tổng thống tài năng,
có ảnh hưởng lớn đến nhân dân và Quốc hội.
+ Tổng thống độc lập với Quốc hội, có thể định hướng chính sách pháp
luật cho Quốc hội, có thể kiềm chế, đối trọng với Quốc hội
- Chính phủ (bên cạnh Tổng thống) cũng chịu trách nhiệm ban hành văn bản
quy phạm pháp luật để áp dụng luật do Quốc hội biểu quyết. Các văn bản
này không chỉ bổ sung mà đôi khi đóng vai trò thay thế pháp luật trong việc
điều chỉnh các vấn đề khác nhau của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội.

c. Quyền lực của người đứng đầu:


- theo Hiến pháp Mỹ, mục I, điều II, quyền hành pháp sẽ được trao cho Tổng
thống
- Đại diện cho nước Mỹ ở cả trong lẫn ngoài nước
- Là người đứng đầu Chính phủ của Hoa Kỳ: đại diện cho nước Mỹ ở cả trong
lẫn ngoài nước. Với tư cách này, Tổng thống phải thực hiện hàng loạt nhiệm
vụ lễ tân, như tiếp nhận thư ủy nhiệm của đại sứ các nước khác, chủ trì các
bữa tiệc khánh tiết, khai mạc một số hoạt động văn hoá nghệ thuật và thể
thao quan trọng.
- Là tổng Tư lệnh của lực lượng vũ trang: đồng thời là Tổng tư lệnh các lực
lượng lục quân, không quân, hải quân và lực lượng dự bị ở một số bang, có
quyền điều hành Lực lượng quốc phòng của mỗi tiểu bang.
+ Đối nội:
- Điều hoà sự phối hợp hoạt động của tất cả các bộ và các cơ quan
- Ban hành nhiều loại văn bản khác nhau để lãnh đạo các cơ quan thuộc nhánh
hành pháp
- Bổ nhiệm người đứng đầu của hơn 50 Ủy ban liên bang độc lập như Hội đồng
Dự trữ Liên bang (FRB) hoặc Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC), cũng
như các thẩm phán liên bangvà các văn phòng liên bang khác.
- Ban hành sắc lệnh (executive orders), cái hướng dẫn các quan chức cao
cấp của nhánh hành pháp (executive officers) hoặc làm rõ và điều chỉnh các
luật hiện hành.

Có thể kể đến việc tân tổng thống Mỹ Joe Biden ban hành 17 sắc lệnh ngay trong
ngày nhậm chức, một số sắc lệnh tiêu biểu:

● Sắc lệnh đầu tiên buộc phải mang khẩu trang tại các công sở của chính quyền
liên bang. Sắc lệnh này khẳng định cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 là
một ưu tiên của tổng thống.
● Tân tổng thống Joe Biden cũng ra sắc lệnh bảo vệ các ‘‘dreamer’’, tức những
thanh niên nhập cảnh vào Hoa Kỳ khi họ còn là người vị thành niên.
● Về vấn đề nhập cư, ông Joe Biden đã gửi một dự luật đầu tiên đến Quốc Hội,
tái khẳng định nước Mỹ cam kết sẽ vẫn là một quốc gia mở rộng cánh cửa cho
những người bị truy bức.
- Quyền ân xá và ân xá cho các tội ác liên bang.
+ Đối ngoại:
- Nhánh Hành pháp thực hiện ngoại giao với các quốc gia khác và Tổng thống
có quyền đàm phán, bổ nhiệm đại sứ và ký kết các hiệp ước với sự chấp
thuận của 2/3 số thành viên của Senate - Thượng Nghị Viện.
- Tổng thống trên thực tế là người hoạch định đồng thời là người thực thi chủ
yếu chính sách đối ngoại của Mỹ. Hàng năm, một vị tổng thống có thể phải ký
hàng trăm các loại hiệp định khác nhau về các vấn đề liên quan đến chính
sách đối ngoại của Mỹ.
- Phó Tổng thống:
+ sẵn sàng trong khoảnh khắc để đảm nhận chức vụ Tổng thống nếu
Tổng thống không thể thực hiện nhiệm vụ của họ.
+ Phó Tổng thống cũng đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Thượng viện
Hoa Kỳ
+ Vai trò của Phó Tổng thống phụ thuộc vào quyền tự do của Tổng thống
hiện tại. Mỗi Phó Tổng thống tiếp cận vai trò theo cách khác nhau —
một số đảm nhận một lĩnh vực chính sách cụ thể, trong khi người khác
chỉ làm vai trò cố vấn hàng đầu cho Tổng thống.

d. Bầu cử:
- Tổng thống:
+ Bầu cử tổng thống diễn ra 4 năm một lần. Các cuộc bầu cử diễn ra vào
Ngày Bầu cử, ngày thứ ba của tuần đầu tiên trong tháng 11 mỗi 4 năm
+ Tổng thống phải ít nhất 35 tuổi, là công dân bẩm sinh và phải sống ở
Hoa Kỳ ít nhất 14 năm
+ Bầu cử tổng thống là một quá trình gián tiếp. Theo hiến pháp, chỉ có
Đại cử tri đoàn Hoa Kỳ mới có quyền bầu chọn tổng thống trực tiếp.
vào ngày Thứ Ba đầu tiên sau ngày Thứ Hai đầu tiên của tháng 11 của
mỗi năm thứ tư, người dân bầu ra các thành viên của Cử tri đoàn
+ Người nào giành được trên nửa số phiếu đại cử tri sẽ là người thắng
cuộc.
+ Người nhận số phiếu nhiều thứ hai sẽ trở thành Phó Tổng thống.
- Nội các: (cơ quan tối cao ngành hành pháp của Chính phủ Hoa Kỳ), do
Tổng thống bổ nhiệm
- Thống đốc bang: Thống đốc mỗi bang do cử tri trực tiếp bầu ra, nhiệm kỳ 4
năm, số ít bang là 2 năm, 1/2 số bang quy định nhiệm kỳ thống đốc là một
khoá hoặc hai khoá.
2. Malaysia
a. Thể chế Nhà nước
- Nhà nước quân chủ lập hiến liên bang: 13 bang và 3 lãnh thổ liên bang
- Tính chất quân chủ: nguyên thủ quốc gia của Malaysia là Yang di-Pertuan
Agong (Quốc vương). Vai trò của Quốc vương phần lớn mang tính lễ nghi kể
từ sau các thay đổi trong Hiến pháp vào năm 1994.
- Tính chất dân chủ đại nghị: Là một quốc gia theo hệ thống đại nghị của mô
hình Anh, một trong những đặc trưng của hệ thống này là việc phân chia tam
quyền phân lập với 3 nhánh: hành pháp, lập pháp và tư pháp.
- Chế độ liên bang:
+ Malaysia cũng là một nước theo hệ thống liên bang với 13 bang hợp
thành: Perlis, Kedah, Penang, Perak, Selangor, Negeri Sembilan,
Malacca, Johore, Pahang, Terengganu, Kelantan, Sarawak và Sabah.
+ Người đứng đầu các Chính phủ bang là các thủ hiến (Chief Minister),
họ là những thành viên Quốc hội và đến từ đảng chiếm đa số trong
Quốc hội
- Liên minh Barisan Nasional: Malaysia theo chế độ đa đảng, mỗi đảng được
thành lập đều nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của chủng tộc, cộng đồng mình.
Tuy nhiên, có một đảng duy nhất từ khi Malaysia giành độc lập là luôn chiếm
đa số trong Quốc hội, đó là Liên minh 3 chủng tộc Mã lai - Hoa - Ấn (Barisan
Nasional). Đây là 3 chủng tộc chủ yếu nắm quyền lực kinh tế, chính trị ở
Malaysia. Ngoài ra có một số đảng được thành lập trên cơ sở tín ngưỡng, tôn
giáo.

b. Tổ chức và Chức năng Bộ máy Nhà nước:


- Tổ chức Bộ máy:
+ Quốc vương
+ Thủ tướng: Thành phần Nội các chủ yếu dựa vào nguyện vọng của thủ
tướng tại thời điểm đó. Tuy nhiên, do tính chất quan trọng của chức vụ
bộ trưởng Bộ Tài chính nên có luật riêng quy định vấn đề này là Đạo
luật 375 năm 1957. Theo quy ước, còn có chức vụ phó thủ tướng
nhưng về mặt lý thuyết thì Thủ tướng có thể thành lập Nội các mà
không có Phó Thủ tướng.
+ Phó Thủ tướng
+ Nội các: 28 Bộ trưởng (đã bao gồm Thủ tướng & 2 Phó Thủ tướng)
+ Bộ trưởng bộ Tài chính (Thủ tướng Anwar Ibrahim đảm nhiệm)
+ Bộ trưởng Kinh tế
+ Bộ trưởng Giáo dục
+ Bộ trưởng bộ Giao thông
+ Bộ trưởng bộ Đồn điền và Hàng hoá (Phó Thủ tướng Fadillah Yusof)
+ Bộ trưởng bộ Nội vụ
+ Bộ trưởng bộ Thông tin, Truyền thông và Văn hoá
+ Bộ trưởng bộ Năng lượng, Công nghệ xanh và Nước
+ Bộ trưởng bộ Phát triển Nông thôn và Địa phương (Phó Thủ tướng
Ahmad Zahid Hamidi)
+ Bộ trưởng bộ Giáo dục đại học
+ Bộ trưởng bộ Thương mại và Công nghiệp
+ Bộ trưởng bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới
+ Bộ trưởng bộ Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường
+ Bộ trưởng bộ Du lịch
+ Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Ngành dựa trên nông nghiệp
+ Bộ trưởng bộ Quốc phòng
+ Bộ trưởng bộ Lao động
+ Bộ trưởng bộ Y tế
+ Bộ trưởng bộ Thanh niên và Thể thao
+ Bộ trưởng bộ Nguồn nhân lực
+ Bộ trưởng bộ Nội thương, Hợp tác xã hội và Quyền lợi người tiêu
dùng
+ Bộ trưởng bộ Nhà ở và Chính quyền địa phương
+ Bộ trưởng bộ Phụ nữ, Gia đình và Phát triển Cộng đồng
+ Bộ trưởng bộ Ngoại giao
+ Bộ trưởng bộ Lãnh thổ trực thuộc liên bang và An sinh đô thị
- Chức năng:
+ Là trung tâm bộ máy nhà nước, cải cách hành chính là trọng tâm
của cải cách bộ máy nhà nước
+ Thực thi Hiến pháp và pháp luật, hoạch định và điều hành chính sách
quốc gia, tổ chức thực hiện phân bổ ngân sách, quản lý và phát huy tất
cả các nguồn lực quốc gia
+ Đảm bảo quản lý thị trường, quản lý xã hội, đảm bảo quyền tự do, dân
chủ, quyền công dân, quyền con người, duy trì và đảm bảo trật tự an
toàn xã hội
+ Chính phủ được Hiến pháp phân công quyền hành pháp, nhưng không
phải tất cả quyền hành pháp được trao cho chính phủ.
+ Bao quát toàn bộ các công việc quản lý hành chính nhà nước của đất
nước, của bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị.
+ Trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội là trách nhiệm tập thể, và
đó là trách nhiệm chính trị, trách nhiệm đối với việc thực thi quyền lực
được trao.

c. Quyền lực của người đứng đầu:


- Quốc vương:
+ Bổ nhiệm Thủ Tướng, Bộ Trưởng, Thẩm Phán.
+ Có quyền giải tán Quốc Hội khi cần thiết, triệu tập Nghị Viện.
+ Ký ban hành các đạo luật, có thể từ chối bất kỳ luật mới hoặc sửa đổi
nào đối với luật hiện hành.
+ Bổ nhiệm 44 trong số 70 Thượng nghị sĩ ở Dewan Negara. (Dewan
Negara còn được gọi là Thượng viện Malaysia hay Hội đồng Quốc gia
Malaysia là thượng viện của Nghị viện Malaysia. Dewan Negara gồm
70 thượng nghị sĩ: 26 bổ nhiệm bởi Cơ quan lập pháp bang, 2 cho mỗi
bang và 44 bổ nhiệm bởi Yang di-Pertuan Agong, 4 cho lãnh thổ liên
bang.)
+ Quyền ân xá cho bất kỳ ai đã phạm tội tại Lãnh thổ Liên bang Kuala
Lumpur, Labuan và Putrajaya, cũng như những tội danh đã được tòa án
xét xử.
+ Quyền bảo vệ quyền lợi cho các dân tộc thiểu số.
+ Bảo vệ quyền đặc biệt của người Mã Lai.
- Thủ tướng:
+ Bổ nhiệm:
+ các thành viên đầy đủ và thành viên không chính thức của Nội Các (Bộ
trưởng, Thứ trưởng, thư ký Quốc hội)
+ 44 trong số 70 Thượng nghị sĩ ở Dewan Negara.
+ các thẩm phán của các Tòa án cấp trên (Tòa án cấp cao, Tòa phúc
thẩm và Tòa án liên bang)
+ Tổng chưởng lý và Tổng kiểm toán.
+ các Chủ Tịch và thành viên của nhiều Ủy ban: Ủy ban Dịch vụ Tư
pháp và Pháp lý, Ủy ban Bầu cử, Ủy ban Lực lượng Cảnh sát, Ủy ban
Dịch vụ Giáo dục, Hội đồng Tài chính Quốc gia và Hội đồng Lực lượng
Vũ trang.
+ Thống đốc Malacca, Penang, Sabah và Sarawak.
+ Triệu tập và hoãn phiên họp của Dewan Rakyat

d. Bầu cử:
- Quốc vương:
+ Quốc vương được bầu theo mỗi nhiệm kỳ 5 năm từ chín quân chủ kế
tập của các bang Mã Lai
+ Theo thỏa thuận không chính thức, vị trí Quốc vương sẽ do quân
chủ chín bang luân phiên nắm giữ
- Thủ tướng:
+ Người đứng đầu Chính đảng có đa số ở Quốc hội sẽ được chọn làm thủ
tướng
+ Trường hợp không có một đảng nào giành đa số ghế tại Quốc hội thì
Nhà Vua sẽ phải chọn Thủ tướng
- Nội các:
+ Phó Thủ tướng: Thủ tướng sẽ chọn những người thân tín trong hàng
ngũ Bộ trưởng để bổ nhiệm
+ Nội các: được bổ nhiệm từ Hạ viện, tức Dewan Rakyat
+ Thành viên Nội các chỉ có thể được lựa chọn từ thành viên của lưỡng
viện; không được kiêm nhiệm vị trí ở cơ quan lập pháp
So sánh

Tiêu chí Mỹ Malaysia

•Nhà nước liên bang •Nhà nước quân chủ lập hiến
1. Thể chế Nhà
•Mô hình cộng hòa Tổng liên bang
nước
thống •Mô hình quân chủ đại nghị

1.Nguyên thủ quốc gia là Vua


1.Đứng đầu là Tổng thống
2.Đứng đầu Chính phủ là Thủ
2. Tổ chức Bộ 2.Nội các bao gồm:
tướng
máy Hành •Phó Tổng thống
3.Nội các bao gồm:
pháp •15 Bộ trưởng
•2 Phó Tổng thống
•10 Cơ quan ngang Bộ
•28 Bộ trưởng
•Quyền Hành pháp được trao
• Quyền Hành pháp được
cho Quốc vương, nhưng người
3. Quyền lực trao cho Tổng thống
điều hành là Thủ tướng
của người đứng •Đều có quyền bổ nhiệm Nội
•Đều có quyền bổ nhiệm Nội
đầu các, quyền ân xá và là đại
các, quyền ân xá và là đại diện
diện cho quốc gia
cho quốc gia

1.Tổng thống: do Đại cử tri 1.Vua sẽ được quân chủ chín

bầu ra, diễn ra 4 năm/lần bang luân phiên nắm giữa


4. Bầu cử Bộ 2.Thủ tướng: người đứng đầu
2.Phó Tổng thống: người có
máy Hành Chính đảng có đa số ở Quốc
số phiếu cao thứ hai
hội
pháp
3.Nội các: do Tổng thống bổ 3.Nội các: do Thủ tướng bổ
nhiệm nhiệm

You might also like