You are on page 1of 5

Quân chủ đại nghị

(Quân chủ lập hiến)


I. Khái niệm chung
A. Về hình thức chính thể quân chủ
- Chính thể quân chủ là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ
hay một phần trong tay người đứng đầu nhà nước và được chuyển giao theo nguyên tắc
thừa kế (cha truyền con nối).
- Bao gồm: Quân chủ tuyệt đối và Quân chủ hạn chế
- Phân biệt:
+ Quân chủ tuyệt đối:
- Quyền lực nằm toàn bộ trong tay của Nhà Vua.
- Nhà vua có quyền tự ban hành luật, trực tiếp lãnh đạo bộ máy hành chính và Nhà
Vua là cấp xét xử cao nhất
- Cách chọn ra người nắm giữ quyền lực: Cha truyền con nối.
+ Quân chủ hạn chế:
- Quyền lực chủ yếu thuộc Quốc hội do Đảng chiếm đa số ghế lãnh đạo
- Đảng này cũng có quyền tự chấp chính, hoặc liên minh với đảng khác để thành lập
Chính phủ.
- Cách chọn ra người nắm giữ quyền lực: Cuộc bầu cử có thể là đầu phiếu phổ thông
hay hạn chế cho một vài giai cấp quý tộc.

B. Về chính thể quân chủ hạn chế


- Trong hình thức chính thể quân chủ hạn chế, bên cạnh nhà vua và bộ máy quan lại, còn có
sự tham gia của lực lượng giai cấp tư sản vào việc thực hiện quyền lực chính trị ở những
mức độ và hình thức khác nhau dẫn đến quyền lực của nhà vua bị hạn chế.
- Mức độ hạn chế của quyền lực nhà vua dẫn đến hình thành hai loại chính thể quân chủ hạn
chế gồm: Quân chủ nhị nguyên và Quân chủ đại nghị
- Phân biệt:
+ Quân chủ nhị nguyên:
- Người nắm giữ quyền lực: mọi quyền lực, mọi chi phối các hoạt động trong xã hội
gần như tuyệt đối tập trung trong tay nhà vua.
- Quy mô: tồn tại không lâu trong thời kỳ đầu của giai đoạn cách mạng tư sản.
- Phân chia quyền lực: được áp dụng ở mức độ nhất định, có sự phân chia giữa
quyền lập pháp và quyền hành pháp.
- Quyền lập pháp trên danh nghĩa thì nó sẽ thuộc thẩm quyền của Nghị Viện, còn
quyền hành pháp thì thuộc về Nhà vua, Nhà vua có thể thực hiện trực tiếp hoặc
gián tiếp thông qua Chính phủ - do Nhà vua thành lập.
- Quyền tư pháp của chế độ này có chịu sự ảnh hưởng của Nhà vua: Mặc dù đứng trên
danh nghĩa Nhà vua không có quyền lập pháp nhưng Nhà vua có thể tác động trực
tiếp đến quá trình lập pháp thông qua quyền phủ quyết tuyệt đối của mình.
+ Quân chủ đại nghị:
- Người nắm giữ quyền lực là nhà vua nhưng không có thực quyền mà quyền lực
mang tính biểu tượng cho tinh thần đoàn kết, thống nhất quốc gia, dân tộc.
- Quy mô: là một trong số những loại hình tổ chức phổ biến hiện nay ở các nước tư
bản phát triển.
- Phân chia quyền lực: vua tham gia vào quá trình tổ chức và hoạt động của các cơ
quan lập pháp, hành pháp, tư pháp ở trung ương nhưng mang tính tượng trương,
hình thức.
- Quyền lập pháp giao cho nghị viện do dân bầu ra và là cơ quan nắm giữ quyền lực
tối cao, đề cao vai trò của cơ quan dân cử, thể hiện quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân.
- Quyền hành pháp trao cho Chính phủ, toàn bộ thành viên của Chính phủ do vua bổ
nhiệm. Nhà vua thực hiện quyền này theo đề nghị của đảng chiếm đa số ghế trong
cuộc bầu cử Nghị viện => Nghị viện và Chính phủ có mối quan hệ mật thiết.

C. Về Quân chủ đại nghị.


- Quân chủ đại nghị (hay còn gọi là Quân chủ lập hiến) là một hình thức tổ chức nhà nước
giữ nguyên vai trò của Vua hay Quốc vương từ thời phong kiến nhưng vị quân vương không
nắm thực quyền, mà quyền lực chủ yếu thuộc Quốc hội do cầm quyền lãnh đạo. Quyền lực của
Vua sẽ bị giới hạn bởi Hiến pháp. Ở từng khu vực khác nhau thì hình thức Quân chủ đại nghị lại
có những đặc thù riêng và tùy theo Hiến pháp từng nước mà nhà vua sẽ có quyền lực lớn hay
nhỏ.

 Ví dụ: Nhà vua hay Nữ hoàng của nước Anh: Là nguyên thủ quốc gia được duy trì theo
nguyên tắc truyền ngôi, nhưng Quyền lập pháp thuộc về Nghị viện và Quyền hành pháp
thuộc về Quốc hội. Nhà vua/Nữ hoàng chỉ giữ chút ít quyền hành tượng trưng.
II. Quân chủ đại nghị ở Thái Lan
A. Sơ lược về thể chế chính trị
- Là một quốc gia đa đảng

- Tồn tại 2 thế quyền lực tương đương: Hoàng gia và Quốc hội

B. Các cơ quan quyền lực


- Nguyên thủ quốc gia (Vua), cũng là người đứng đầu nhà nước. Có quyền can thiệp vào
các vấn đề của Chính phủ và có quyền giải tán Quốc hội.

- Quốc hội: Tổ chức theo hình thức Lưỡng viện, bao gồm:

+ Thượng viện – Cơ quan lập pháp

+ Hạ viện – Viện dân biểu, đại diện cho người dân

- Chính phủ là cơ quan hành pháp, do Thủ tướng đứng đầu. Gồm 36 thành viên:
+ 3 phó thủ tướng

+ 21 bộ trưởng

+ 11 thứ trưởng

- Cơ quan tư pháp: Bộ máy cơ quan toà án Thái Lan chia thành 3 cấp: toà án sơ thẩm, toà
án phúc thẩm, toà án tối cao.

(Nguồn tham khảo: https://daibieunhandan.vn/nghi-vien-the-gioi-viet-nam-va-the-gioi/Hien-phap-Thai-


Lan-2017-Nhung-thay-doi-quan-trong-i209403/)

C. Cách thức vận hành


- Quốc vương sẽ chỉ định người đứng đầu đảng chiếm đa số ghế ở Hạ Nghị Viện làm
người đứng đầu Chính phủ (Thủ tướng). Thủ tướng là người có thẩm quyền lựa chọn các
thành viên của Chính phủ. Thành viên của Chính phủ được đưa ra để Nghị Viện biểu
quyết tín nhiệm. Sau khi được Nghị Viện tín nhiệm thì Quốc vương sẽ bổ nhiệm toàn bộ
thành viên của Chính phủ.

- Quốc vương có quyền phủ quyết với những luật do Nghị Viện thông qua. Các văn bản do
Quốc vương ban hành đều được soạn thảo bởi Chính phủ và văn bản chỉ có hiệu lực khi
có chữ ký của Thủ tướng hoặc là của Bộ trưởng được Thủ tướng ủy quyền.

- Chính phủ Thái Lan là cơ quan chịu trách nhiệm lập, triển khai và thực hiện các chính
sách và luật pháp quốc gia. Chính phủ là cơ quan hành pháp mà đứng đầu là Thủ tướng.
Thủ tướng sẽ được bổ nhiệm bởi một cuộc bỏ phiếu trong Hạ viện bằng chiến thắng đa
số, và sau đó tuyên thệ trước nhà vua

- Toàn bộ trách nhiệm trước Nghị viện đều do Chính phủ đảm nhận. Nếu trong trường hợp
Nghị viện quyết không tín nhiệm Chính phủ thì có hai trường hợp: Chính phủ bắt buộc
phải từ chức hoặc Quốc vương sẽ giải thể Chính phủ.

(Nguồn tham khảo: https://www.tourthailan.net.vn/van-hoa-thai-lan/tim-hieu-the-che-chinh-tri-va-


hanh-chinh-cua-thai-lan.html & https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Thái_Lan)

D. Các yếu tố tác động


1. Tôn giáo
- Năm 1932, Hiến pháp đầu tiên của Thái Lan được ban bố dựa trên tinh thần giáo lý Phật
giáo: Các bản hiến pháp của Thái Lan luôn có điều khoản quy định bảo hộ Phật giáo.
- Phật giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ tới cả chính sách đối nội và đối ngoài của Thái Lan.
- Trong Hiến pháp Thái Lan (2017), vị trí của Phật giáo dù không phải độc tôn nhưng cũng
tương đối nổi trội vì Điều 7 xác định: “Nhà vua là một Phật tử và là người bảo vệ các tôn
giáo”.
 Cho dù chế độ chính trị của Thái Lan thay đổi thì Phật giáo vẫn luôn được coi trọng
và đề cao.
2. Kinh tế
3. Xã hội

E. Điểm khác so với các quốc gia có cùng hình thức nhà nước.

Thái Lan Nhật Bản Ả rập Xê út


Vua và quyền lực Vẫn còn ảnh hưởng đến Có vai trò nghi lễ, hầu Đóng vai trò quyết định về
chính trị của đất nước. Nắm như không tham gia vào các vấn đề hệ trọng của
của vua nhiều quyền hạn như chỉ huy việc giải quyết công Nhà nước.
quân đội, phê duyệt nhân sự việc nhà nước, quyền (Hay nói cách khác: Quân
chính phủ,... Nhưng quyền lực chỉ mang tính chất chủ lập hiến chỉ là ghi trên
lực của Vua vẫn bị hạn chế tượng trưng giấy, trong thực tế lại là
bởi Hiến pháp. quân chủ tuyệt đối. Vua
thâu tóm hầu hết mọi
quyền hành)
Hiến pháp Là văn bản pháp luật có giá Là công cụ pháp lý để
trị cao nhất đảm bảo quyền con Không có, mà thay vào đó
người, quyền công dân là kinh Cô-ran - Văn bản
thánh chính của đức tin
Hồi giáo, được người Hồi
giáo xem là lời nguyên văn
của Thiên Chúa.

Nghị viện (hoặc Quyền lực chính là Lập pháp. - Là cơ quan quyền lực Vị trí pháp lý bị đánh giá
tối cao. thấp, bị xem là cơ quan tư
Quốc hội) - Là cơ quan duy nhất vấn cho Nhà vua.
có quyền lập pháp và
quyết định các vấn đề
quan trọng của đất nước
như: thông qua ngân
sách quốc gia hàng
năm, phê chuẩn các
điều ước quốc tế, kiến
nghị sửa đổi Hiến pháp.
Cơ quan lập pháp Quốc hội Quốc hội Không có, chỉ có Hội đồng
tư vấn có quyền đề xuất
lập pháp.

(Nguồn tham khảo: Quốc hội Thái Lan – wikipedia; Hiến pháp Thái Lan – wikipedia; Ả Rập Xê Út –
wikipedia; https://www.quochoitv.vn/nghi-vien-the-gioi-tim-hieu-ve-quoc-hoi-co-quan-quyen-luc-toi-cao-
tai-nhat-ban ; https://daibieunhandan.vn/nghi-vien-the-gioi-viet-nam-va-the-gioi/Tong-quan-ve-Nghi-vien-
Nhat-Ban-trong-Hien-phap-i208203/)

F. Nhận xét về tình hình chính trị thực tế ở hiện tại


- Kể từ khi chuyển sang chế độ quân chủ lập hiến, Thái Lan đã xảy ra hơn 23 cuộc đảo
chính lớn và trở thành một trong số những quốc gia có nền chính trị “bất ổn”. Nhưng
phần lớn người dân sinh sống ở Thái Lan có thái độ khá “bình thản” với những cuộc đảo
chính này.
- Nguyên nhân:
+ Cách mạng Xiêm (1932) đã lật đổ nền Quân chủ chuyên chế (hay còn gọi là
Quân chủ tuyệt đối) và chuyển sang Quân chủ hạn chế (cụ thể là Quân chủ đại
nghị/lập hiến), tước đi nhiều quyền hành của Nhà vua và Hoàng gia.

+ Cuộc cách mạng này không triệt để, Hoàng gia vẫn được chính phủ công nhận
là lãnh đạo tối cao, buộc người dân phải kính trọng tuyệt đối, tuy nhiên, một vài
người thuộc Hoàng gia lại có nhiều hành vi khiến người dân “bất mãn” và “chán
ghét” chế độ Quân chủ, dẫn đến việc người dân đứng lên biểu tình, đấu tranh, gây
sức ép để Vua thoái vị.

You might also like