You are on page 1of 20

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC


1. Nguồn gốc ra đời của nhà nước
Có nhiều quan điểm khác nhau:
− Học thuyết Mác-xít ( Mác Lê-nin):
• NN – hiện tượng xã hội, không phải là hiện tượng vĩnh cữu, bất biến.
• Gồm 2 NN: kinh tế và xã hội.
• Ra đời do NN khách quan, phụ thuộc vào điều kiện KT – XH.
• Phụ thuộc vào 1 giai cấp nhất định.
• NN phát triển đến 1 giai đoạn nhất định và sẽ tiê vong khi những những điều kiện khash quan cho sự tồn tại của
nó mất đi.
− Học thuyết phi Mác-xít:
• Thuyết thần học (thế kỷ XVI): Luthez, Bossneset, Filmer, J.Calvin, Langnet, J.Althisius
• Thuyết gia trưởng: Aristot (384-322 TCN) & Bodin H.More & Philmer
• Thuyết khế ước XH (thế kỷ XVI, XVII, XVIII): Jean Bodin, Thomas Hobben, John Locke, Charles de Secondat
Montesquieu (1689-1755), Denis Diderot, Jean Jacque Rousseau
Những Nhà nước điển hình trong lịch sử:
• Nhà nước A-ten
• Nhà nước Rô-ma
• Nhà nước Giec-manh
• Nhà nước phương Đông cổ đại.
Hình thành sớm từ Thiên niên kỷ thứ 3 TCN, từ nguyên nhân trực tiếp là trị thủy và chống giặc ngoại xâm.
− NN ở VN hình thành từ sự phôi thai của NN cuối thời Hùng Vương và NN sơ khai thời An Dương Vương.
2. Khái niệm Nhà nước
Cần lưu ý các nét chính trong KN Nhà nước:
− NN là một tổ chức đặc biệt ;
− Có 1 bộ máy chuyên cưỡng chế và quản lý đặc biệt;
− Duy trì trật tự XH, thực hiện những mục đích của NN;
− Bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong XH có giai cấp đối kháng, bảo vệ lợi ích của toàn XH trong xã hội
XHCN.
− Hình thức NN: là cách tổ chức quyền lực NN và những biện pháp tổ chức thực hiện quản lí NN.
− Gồm 3 yếu tố:
- HT chính thể
- HT cấu trúc
- Chế độ chính trị
2.1 Hình thức Chính thể
- HTCT có 2 dạng: HTCT Quân chủ và HTCT Cộng hòa
 HTCT Quân chủ: Quyền lực tối cao của Nhà nước tập trung một phần
hoặc toàn bộ trong tay người đứng đầu Nhà nước theo nguyên tắc truyền ngôi, không xác định thời hạn.
− Chính thể quân chủ có hai biến dạng:
• Quân chủ tuyệt đối
− Người đứng đầu Nhà nước (Vua) nắm quyền lực vô hạn cả 3 quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
• Quân chủ hạn chế - có 2 dạng.
− Người đứng đầu chỉ nắm giữ một phần quyền lực, phần còn lại phải nhường cho các cơ quan NN khác.
− Ra đời cùng các cuộc cách mạng tư sản ở Châu Âu (TK XVII- XVIII)

Page | 1
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

• Quân chủ nhị nguyên: Quyền lực của vua bị chia sẻ với Nghị viện. Vua nắm quyền hành pháp và lập ra
chính phủ, nghị viện nắm quyền lập pháp. Vd: Jordan, Maroc...
• Quân chủ đại nghị (Còn gọi là Quân chủ lập hiến): Vua là nguyên thủ quốc gia, nhưng không có thực
quyền mà chỉ mang tính biểu tượng. Vd: Anh, Đan Mạch, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia. Tuy nhiên, tùy
khu vực, tùy quốc gia thì chế độ này có những đặc điểm riêng.
 HTCT Cộng hòa: Quyền lực tối cao của Nhà nước tập trung vào những cơ quan đại diện được bầu ra
trong một thời hạn nhất định theo nhiệm kỳ (như Quốc hội, Nghị viện)
− Chính thể Cộng hòa có 02 biến dạng: Chính thể cộng hòa dân chủ và Cộng hòa quý tộc.
• CH quý tộc: Quyền tham gia bầu cử để lập ra các cơ quan tối cao chỉ quy định đối với tầng lớp quý
tộc. (Nhà nước Spacta ở Hy Lạp, Nhà nước La Mã).
• CH dân chủ: Quyền tham gia bầu cử để lập ra các cơ quan tối cao dành cho mọi công dân, mang tính
phổ thông, không có đặc quyền đặc lợi.
-CH tổng thống (Ví dụ: Hoa Kỳ)
− Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa đứng đầu Chính phủ- nhánh hành pháp
− Các thành viên khác của CP (Phó Tổng thống, Bộ trưởng) do tổng thống bổ nhiệm, cách chức. Nhiệm
vụ: Thi hành những đường lối của tổng thống, chịu trách nhiệm trước Tổng thống chứ không chịu
trách nhiệm trước Quốc Hội. Không có chức danh Thủ tướng
− Tổng thống và Nghị viện đều do Nhân dân bầu ra nên TT không phải chịu trách nhiệm trước Nghị
viện. TT do Nhân dân bầu ra theo nhiệm kỳ 4 năm và không được bầu quá 2 nhiệm kỳ.
− Nghị viện và Chính Phủ (đứng đầu là TT) không có quyền giải tán hay lật đổ lẫn nhau. Nhưng TV có
quyền VETO (phủ quyết các dự luật của 2 viện của QH đã thông qua)
− Các đạo Luật của Quốc Hội thông qua phải được tổng thống ký mới phát sinh hiệu lực
− Tổng thống có quyền đệ trình luật để QH xem xét.
− TT bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án tối cao, thẩm phán tòa án liên bang, các viên chức cao cấp trong bộ
máy hành pháp, tướng lĩnh quân đội, đại sứ, tổng lãnh sự quán.
- CH Đại nghị: (CH bán tổng thống)
− Nghị viện do Nhân Dân bầu ra, giữ quyền lập pháp
− Tổng thống do Nghị viện hoặc một hội đồng có sự tham gia của Nghị viện bầu ra, không nằm trong
một cơ quan cụ thể nào, không có thực quyền, chỉ mang tính biểu tượng, hình thức. Giữ vai trò là
nguyên thủ quốc gia, thay mặt NN về đối nội, đối ngoại.
− Quyền hành pháp trao cho Chính Phủ, đứng đầu là thủ tướng.+ Tổng thống giới thiệu ứng cử viên
chức danh Thủ tướng để Nghị viện bầu.
− Chính phủ và Thủ tướng chịu trách nhiệm trước Nghị viện
− Tổng thống có quyền giải tán Nghị viện theo yêu cầu của Chính Phủ hoặc giải tán Chính Phủ theo yêu
cầu của Nghị viện để người dân bầu NV mới hoặc NV bầu CP mới.
− Có những điểm giống nhau với chính thể quân chủ đại nghị.
− Đức, Áo, Ireland, Ấn Độ
- CH Lưỡng tính (CH hỗn hợp)
− Pha trộn giữa cộng hòa tổng thống và cộng hòa đại nghị;
− Tổng thống do ND trực tiếp bầu ra, giữ vai trò nguyên thủ quốc gia, đứng đầu nhánh hành
pháp (Chính Phủ); Độc lập với Nghị viện. Vì vậy không thể bị Nghị viện lật đổ.
− Tổng thống có quyền bổ nhiệm những thành viên của Chính Phủ (trong có có Thủ tướng) và
phải được Nghị viện phê chuẩn.
− Pháp, Nga, Hàn Quốc, Singapore

Page | 2
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Khác nhau giữa Chính thể quân chủ - Chính thể cộng hòa

Chính thể Quân chủ Chính thể Cộng Hòa


Khái niệm Hình thức chính thể quân chủ là hình thức trong Hình thức chính thể cộng hòa là hình thức
đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập
bộ hay một phần vào người đứng đầu nhà nước trung trong một cơ quan được bầu ra trong
theo nguyên tắc kế vị. một thời hạn nhất định.
Chủ thể nắm Là một cá nhân (vua, nữ hoàng) Là một tổ chức (Quốc Hội, Nghị viện)
giữ quyền lực
Phương thức Chủ yếu là cha truyền con nối, ngoài ra, có thể Bầu cử
trao quyền lực bằng chỉ định, suy tôn, tự xưng, được phong
tối cao vương, bầu cử hoặc tiếm quyền...
Thời gian nắm Suốt đời Theo Nhiệm kỳ
giữ quyền lực
Mức độ tham Nhân dân không được tham gia vào việc lựa Nhân dân được tham gia bầu cử và ứng cử
gia của người chọn nhà vua cũng như giám sát hoạt động của vào cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước
dân vào việc nhà vua. cũng như giám sát hoạt động của cơ quan này.
lựa chọn. giám
sát
Các biến thể Quân chủ tuyệt đối, Quân chủ hạn chế (QC Đại Cộng hòa quý tộc. Cộng hòa dân chủ (CHTT;
nghị, QC nhị nguyên) CHĐN, CHLT, CHXHCN)

2.2 Hình thức cấu trúc - (Tổ chức QLNN theo chiều DỌC
Khái niệm:
− Là cách tổ chức Nhà nước theo đơn vị hành chính lãnh thổ
− MQH giữa các đơn vị hành chính lãnh thổ với nhau, MQH giữa cơ quan hành chính trung ương với địa phương.

Hình thức cấu trúc Nhà nước đơn nhất. Hình thức cấu trúc nhà nước liên bang.
− Lãnh thổ toàn vẹn, thống nhất, lãnh thổ được chia − Là NN hợp thành từ hai hay nhiều nước thành viên.
thành các đơn vị hành chính lãnh thổ. Lãnh thổ của Nhà nước liên bang bao gồm lãnh thổ của
− Có chủ quyền quốc gia chung duy nhất. Các đơn vị những nhà nước khác.
hành chính lãnh thổ không có chủ quyền quốc gia. − Có hai loại chủ quyền quốc gia: Chủ quyền của nhà
− Có một hệ thống cơ quan nhà nước thống nhất từ nước liên bang và chủ quyền của nhà nước thành viên.
trung ương đến địa phương. − Có hai hệ thống cơ quan quyền lực và hai hệ thống cơ
− Có một hệ thống pháp luật thống nhất. quan quản lý.
− Có hai hệ thống pháp luật.
2.3 Chế độ chính trị
− Là tổng thể các phương pháp, biện pháp mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực Nhà nước:
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, trưng cầu dân ý, bạo lực... (Được hiểu là tình trạng dân chủ hay không dân chủ)
− CĐCT gồm: CĐCT dân chủ và CĐCT phản dân chủ
• CDCT phản Dân chủ: giai cấp thống trị sử dụng những biện pháp mang nặng tính cưỡng chế (chế độ độc tài
phát xít)
• CDCT Dân chủ: Giai cấp thống trị thường sử dụng biện pháp giáo dục, thuyết phục. Quyền làm chủ của
người dân được đảm bảo thực hiện thông qua việc thành lập, kiểm tra, giám sát hoạt động của BMNN.

Page | 3
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

3. Đặc điểm cơ bản của Nhà nước


− Có chủ quyền quốc gia.
− Phân chia lãnh thổ theo đơn vị hành chính lãnh thổ.
− Mang quyền lực Công ( cưỡng chế, quản lí đặc biệt)
Được thực hiện bởi bộ máy cai trị ( cảnh sát, tòa án,…)
Không hòa nhập với dân cư mà tách rời khỏi xã hội. → Đứng trên xã hội.
− Ban hành và đảm bảo thực hiện pháp luật.
• Công cụ chủ yếu của nhà nước trong quản lí xã hội. Tất cả quyết định của NN đối với mọi chủ thể tỏng xã hội
được thể hiện thành pháp luật.
• Đảm bảo thực hiện pháp luật bằng cưỡng chế tùy theo mức vi phạm.
− Ban hành chính sách thuế và thu thuế.
• Do NN đặt ra để nuôi dưỡng bộ máy NN.
• Đảm bảo cho sự phát triển KT – XH và giải quyết vấn đề chung của xã hội.
4. Khái niệm kiểu Nhà nước
Kiểu nhà nước là tổng thể những đặc điểm cơ bản của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp, vai trò XH, những điều
kiện phát sinh, tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái KT-XH có giai cấp nhất định.
Tương ứng với một hình thái kinh tế - xã hội là một kiểu Nhà nước .

STT Kiểu nhà Cơ sở kinh tế Cơ sở xã hội


nước QHSX Chế độ sở hữu Các giai cấp Mối quan hệ
đặc trưng giữa các giai
cấp
1 NN Chủ Chiếm hữu nô lệ SH tư nhân của Chủ nô – Nô lệ Mâu thuẫn sâu
nô chủ nô về tư liệu sắc.
SX (quan trọng Đấu tranh giai
nhất là Nô lệ) cấp thường
xuyên xảy ra,
những chỉ mang
tính tự phát,
chưa phải là đấu
tranh giai cấp
2 NN Phong QHSX PK SH tư nhân của Địa chủ PK - Mâu thuẫn sâu
kiến địa chủ PK về tư Nông dân sắc
liệu SX (đất đai). Đấu tranh giai
cấp thường
xuyên xảy ra do
ND phải nộp tô
cao thuế
nặng cho ĐC.
3
4

Page | 4
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

− Nhà nước Chủ nô, Phong kiến, Tư sản

NN Chủ nô NN Phong kiến NN tư sản


1. Đặc điểm Chưa có sự phân biệt Đã được tổ chức thành cơ quan Đã đạt tới mức hoàn thiện khả
BMNN các thành hệ thống các tương đối hoàn chính từ Trung cao.
cơ quan trong đến địa phương Tuy nhiên, Phân thành 3 loại cơ quan : lập
Chủ nô vừa là người đây là một bộ máy độc tài, quan pháp, hành pháp, tư pháp theo
lãnh đạo quân đội, cảnh liêu. nguyên tắc tam quyền phân lập
sát, vừa là người quản Ở trung ương: Vua, các quan
lý hành chính, vừa là triều đình.
quan Ở địa phương: các quan lại địa
toà. nguyên tắc tam quyền phương
do Vua bổ nhiệm.
Đã có quân đội cảnh sát nhà tù,
toà án và các cơ quan khác
2. Bản chất -Tính giai cấp: Chủ nô -Tính giai cấp: quý tộc địa chủ -Tính giai cấp: Tư sản sở hữu
sở hữu tư liệu SX là nô sở hữu TLSX là đất đai. Đàn áp TLSX trong xã hội và trấn áp sự
lệ (QLKT), đàn áp khi giai cấp nông dân khi nổi dậy. đấu tranh của giai cấp VS.
nô lệ nổi dậy -Tính XH: bảo vệ lợi chung: - Tính XH: bảo vệ lợi ích chung;
(QLCT). khai hoang, mở rộng diện tích tổ chức và quản lý nền KT một
→ đậm nét hơn đất canh tác, xây dựng các công tác, xây dựng các công cách hiệu
-Tính XH: bảo vệ lợi trình thủy lợi. quả.
ích chung.
3.Chức năng -Củng cố và bảo vệ sở -Chức năng bảo vệ và phát triển - Chức năng củng cố,
Đối nội hữu của chủ nô đối với chế độ sở hữu phong kiến, duy bảo vệ, duy trì sự thống trị của
tư liệu sản xuất và nô trì sự bóc lột của phong kiến đối giai cấp tư sản.
lệ. với nông dân và các tầng lớp -Chức năng kinh tế
-Đàn áp bằng quân sự nhân dân lao động khác. -Chức năng xã hội
đối với sự phản kháng - Chức năng đàn áp sự chống
của nô lệ và các tầng đối của nông dân và các tầng
lớp nhân khác. lớp nhân dân lao động khác.
Đàn áp về mặt tư tưởng. -Chức năng đàn áp tư tưởng.
Đối ngoại -Tiến hành chiến tranh - Tiến hành chiến tranh xâm Chức năng tiến hành chiến tranh
xâm lược. lược và chống phá các phong trào cách
- Phòng thủ chống xâm Phòng thủ chống xâm lược mạng thế giới.
lược. Chức năng đối ngoại hòa binh,
hợp tác quốc tế.
4. Hình thức CT quân chủ chuyên -Phương Đông: quân chủ tuyệt -QC hạn chế: Anh, Hà Lan, Nhật
NN chế đối Bản, Tây Ban Nha, Đan Mạch,..
HT Chính thể CT CH dân chủ tồn tại - Phương Tây: -CH đại nghị: Đức, Ý, Ấn Độ,
ở nhà nước chủ nô Aten Quân chủ phân quyền cát cứ Israel,…
vào ( do lãnh địa PK): TK V – XI. -CH Tổng thống: Hoa Kỳ, Costa
Cộng hòa PK( CH thành thị) do Rica, Colombia, Venezuela,
sự ra đời của thành thị XI-XVIII. Chile….
Quân chủ đại diện đẳng cấp: -CH lưỡng hệ: Nga, Áo, Bulgaria,
XIII – XV Phần Lan, Bồ Đào Nha…

Page | 5
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

*Nhà nước Xã hội chủ nghĩa

1. Đặc điểm BMNN -Tổ chức theo nguyên tắc tập quyền XHCN, nhưng có sự phân công, phối hợp giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền hành– lập – tư pháp. (Quyền lực
tập trung trực tiếp vào tay người dân → người dân bầu ra cơ quan đại diện).
2. Bản chất -Tính giai cấp:
• NNXHCN là NN không có giai cấp đối kháng. Tuy nhiên, NNXHCN là NN trong
giai đoạn quá độ nên vẫn tồn tại bộ máy quản lý để bảo vệ, củng cố lợi ích của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động, đảm bảo sự thống trị của đa số đối với tiểu số.
• Nhưng các giải cấp liên minh chặt chẽ với nhau, đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp
công nhân và thống nhất với nhau về lợi ích.
• NNXHCN mang bản chất giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
-Tính XH:
• NN đảm bảo an sinh XH và bảo vệ các tầng lớp dễ bị tổn thương.
• Xây dựng Xh nhân đạo, công bằng, bình đẳng
• Bảo vệ quyền con người và mở rộng dân chủ.
Đối Nội -Tổ chức, quản lý kinh tế
-Tổ chức, quản lý giáo dục, văn hóa Xã hội
-Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
-Quản lý Nhà nước về lao động, bảo vệ môi trường, HN&GĐ, Tôn giáo, tín ngưỡng.
Đối ngoại -Thực hiện chính sách mở cửa, quan hệ với tất cả các nước
-Ủng hộ, tham gia đấu tranh vì sự hợp tác bình đẳng, dân chủ, hòa bình, tiến bộ trên
toàn thế giới;
-Chăm lo xây dựng, phát triển quốc phòng toàn dân.

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT

CHƯƠNG 3: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
I. Bộ máy Nhà nước – Cơ quan Nhà nước
1. Bộ máy Nhà nước
Là Chủ thể thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước
• Gồm hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương
• Tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất

→ Tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.
2. Cơ quan NN
* Đặc điểm Cơ quan NN

→ Là một tổ chức công quyền, có tính độc lập tương đối về cơ cấu, tổ chức, bao gồm những cán bộ, công chức được
giao những nhiệm vụ và quyền hạn nhất định để thực hiện chức năng và nhiệm vụ NN.

Page | 6
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

→ CQNN mang quyền lực nhà nước: (Ban hành VBPL có tính chất bắt buộc thi hành; Kiểm tra, giám sát việc thực
hiện những VB đó; Cưỡng chế thi hành.)
II. Bộ máy NN CHXHCN Việt Nam
1. Đặc điểm BMNN CHXHCN Việt Nam
Gồm nhiều cơ quan hợp thành (hệ thống các cơ quan hành pháp, lập pháp, tư pháp từ trung ương đến địa phương)
• Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước (Khoản 3- Điều
2- Hiến pháp 2013)
• Mang quyền lực công cộng đặc biệt, có tính cưỡng chế.
• Đội ngũ công chức, viên chức đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
2. Các nguyên tắc hoạt động của BMNN CHXHCN VN
2.1 Nguyên tắc Đảng lãnh đạo
-Cơ sở Hiến định: Điều 4- Hiến Pháp 2013
-Nội dung: Đảng Lãnh đạo bằng các cách
Vạch ra chủ trương, đường lối, chính sách, phương hướng của đất nước. Thông qua các tổ chức Đảng để theo dõi,
kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo của các CQNN theo cho đúng đường lối của Đảng.
Bồi dưỡng cán bộ, cá nhân ưu tú và giới thiệu những con người này đảm nhận những vị trí chủ chốt trong BMNN
PP lãnh đạo: Giáo dục, thuyết phục, vận động quần chúng và bằng việc làm tiên phong, gương mẫu của Đảng viên.
* Lưu ý:
- Đảng lãnh đạo về mặt chính trị, không có chức năng quản lý cụ thể, không mang quyền lực như các cơ quan quản lý
nhà nước.
- Đảng xác định chức năng của Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội chứ không làm thay công việc của NN, các
tổ chức chính trị- xã hội.
2.2 Nguyên tắc quyền lực NN là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các CQNN trong việc
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
-Cơ sở Hiến định: Điều 2- Hiến Pháp 2013
-Nội dung:
Quyền lực NN là thống nhất, thuộc về nhân dân
Sự phân công: Về mặt tổ chức thì Quốc Hội thực hiện quyền lập pháp; Chính Phủ thực hiện quyền hành pháp; Tòa án
Nhân dân thực hiện quyền tư pháp.
- Sự kiểm soát:
+ Thể hiện rõ nét từ phía Quốc Hội đối với Chính Phủ và Tòa án tối cao
+ Ở chiều ngược lại: Từ Chính Phủ và TATC đối với Quốc Hội cần được đổi mới.
- Sự phối hợp:

Page | 7
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

+ Quyền lập pháp thuộc về Quốc Hội nhưng Chính Phủ, TAND tối cao có quyền trình những dự án Luật trước QH;
+ Quyền hành pháp thuộc về Chính Phủ nhưng QH quyết định những chính sách về tài chính, tiền tệ, thuế, ngân sách,
nợ công.....
+ Quyền tư pháp thuộc về Tòa án nhưng để thực hiện quyền tư pháp, phải có sự phối hợp giữa cơ quan công an, viện
kiểm sát. Hoặc Đại biểu QH có quyền chất vấn Chánh án TAND tối cao về hoạt động xét xử.
2.3 Nguyên tắc tập trung dân chủ
-Cơ sở Hiến định: Điều 6, 8- Hiến Pháp 2013
-Nội dung:
+ Tính tập trung
• Các cơ quan quyền lực NN (QH, HĐND) do nhân dân trực tiếp bầu ra; các cơ quan khác đều được thành lập
trên cơ sở các cơ quan này,
 Quyết định của các CQNN cấp trên có tính bắt buộc đối với các CQNN cấp dưới (trung ương – địa phương);
 Các CQNN làm việc theo chế độ tập thể thì thiểu số phải phục tùng đa số (QH, HĐND); các CQNN làm việc
theo chế độ thủ trưởng thì nhân viên phải phục tùng thủ trưởng (Chính Phủ, UBND).
 Những quyết định của tất cả các CQNN các cấp phải tuân thủ, phục tùng Hiến pháp, luật.

2.4 Nguyên tắc NN được tổ chức và hoạt động theo


Hiến pháp, pháp luật, quản lý xã hội bằng HP, PL
-Cơ sở Hiến định: Điều 8- Hiến Pháp 2013
-Nội dung:
• Tất cả các CQNN, chức danh phải được thành lập, bổ nhiệm theo quy định của HP, PL
• CQNN có những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của HP, PL.
• Cán bộ, công chức không được lạm quyền;
• Mọi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức NN đều phải được xử lý nghiêm minh.
2.5 Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc
-Cơ sở Hiến định: Điều 5- Hiến Pháp 2013
-Nội dung:
• NN đảm bảo cho các dân tộc có quyền bình đẳng về khả năng, cơ hội tham gia trong việc quản lý nhà nước,
nghiêm cấm các hành vi kỳ thị, chia rẻ dân tộc;
• Mặt tổ chức: Các dân tộc thiểu số phải có tỷ lệ đại biểu trong CQ QLNN: Quốc Hội có Hội đồng dân tộc,
HĐND có Ban dân tộc (ở những tỉnh có nhiều dân tộc), Chính Phủ có UB dân tộc để giải quyết những vấn đề
có liên quan đến quyền, lợi ích dân tộc.
• Mặt hoạt động: NN có những chính sách giúp đỡ dân tộc thiểu số
3. Hệ thống các CQNN trong BMNN Việt Nam

Hệ thống các CQNN


Lập pháp Quốc hội
CQQLNN Địa phương HĐND
Chủ tịch nước
Hành pháp Chính phủ
UBND các cấp
Page | 8
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Tư pháp Tòa án ND các cấp


Viện kiểm sát nhân dân các cấp

3.1 Quốc hội


a. Vị trí pháp lý (Điều 69 Hiến Pháp)
Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân
− Cách thành lập: Do cử tri cả nước trực tiếp bầu ra -> đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân (địa
phương, cả nước)
− Cơ cấu: thành phần đại biểu QH: gồm các đại biểu đại diện cho cơ cấu xã hội trong cả nước: vùng miền, dân
tộc, nghề nghiệp, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo.....
− Phương thức hoạt động: thu thập ý kiến, nguyện vọng của cử tri
− Giám sát: Đại biểu QH báo cáo hoạt động của mình tại đơn vị bầu cử. Nếu đại biểu QH không còn xứng đáng
với sự tín nhiệm của ND sẽ bị cử tri hoặc Quốc Hội bãi nhiệm.
b. Chức năng, nhiệm vụ
1. Lập Hiến, lập pháp
− Thông qua, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, pháp luật.
2. Quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước (Điều 70 – HP)
3. Thành lập các cơ quan NN ở trung ương
− Quốc Hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm: Chủ tịch Quốc Hội; Phó CT QH; Ủy viên UBTVQH; Chủ
tịch nước... theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc Hội.
− Quốc Hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm: Phó chủ tịch nước; Thủ tướng Chính Phủ; Chánh án
TANDTC; Viện trưởng VKSND tối cao theo đề nghị của Chủ tịch nước.
− Quốc Hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức:
 Phó thủ tướng Chính Phủ
 Bộ trưởng
 Các thành viên khác của Chính Phủ
 Thẩm Phán TAND tối cao
4. Giám sát tối cao
*Những hoạt động giám sát tối cao của Quốc Hội

c. Cơ cấu tổ chức

Ủy ban thường vụ Quốc hội Là cơ quan thường trực của QH. Tổ chức, chủ • Chủ tịch Quốc hội
trì những hoạt động của QH. Giải quyết • Phó chủ tịch Quốc Hội
những vấn đề cần thiết, cấp bách trong thời • Ủy viên UBTVQH
gian QH không họp.
Hội đồng dân tộc Nghiên cứu và kiến nghị với QH về công tác
dân tộc và giám sát việc thi hành chính sách
DT, chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH
miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số.
Các ủy ban chuyên môn Thẩm tra, kiến nghị dự án Luật. Thực hiện
quyền giám sát trong phạm vi luật định.

Page | 9
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

d. Các vấn đề khác


• Nhiệm kỳ: 5 năm – Điều 71
• Hoạt động thông qua các kỳ họp (2 kỳ/năm): Điều 83
• Cơ quan thường trực: Uỷ ban thường vụ Quốc hội: Điều 73,74
• Hiện nay là Quốc hội khóa XV (2016-2021)
3.2 Hội đồng nhân dân các cấp
a. Vị trí pháp lý
- Là cơ quan đại diện cho ND ở địa phương.
+ Cách thành lập: Do cử tri ở địa phương trực tiếp bầu ra
+ Cơ cấu, thành phần đại biểu: Gồm các đại biểu đại diện cho các tầng lớp, giai cấp, dân tộc, tôn giáo của một địa
phương
+ Nhiệm vụ phản ánh tính đại diện: Phải thường xuyên liên hệ với nhân dân địa phương, chịu sự giám sát của cử
tri.
- Là cơ quan quyền lực NN ở địa phương:
+HĐND quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương,
+HĐND giám sát việc chấp hành PL của các cơ quan nhà nước ở địa phương.
b. Chức năng, nhiệm vụ ( Điều 113 Hiến pháp)
*Quyết định những vấn đề ở địa phương do Luật định
− Kế hoạch phát triển KT-XH
− Dự toán thu, chi, điều chỉnh dự toán ngân sách ở địa phương
− Thành lập 1 số chức năng của CQNN ở địa phương; Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó chủ tịch,
các thành viên khác của UBND cùng cấp, Hội thẩm ND của TAND cùng cấp......
*Giám sát việc chấp hành PL đối với các CQNN ở địa phương
• Giám sát trực tiếp tại kỳ họp: Thường trực HĐND, UBND cùng cấp, cơ quan chuyên môn thuộc UBND
cùng cấp, TAND, VKSND cùng cấp, HĐND cấp dưới trực tiếp, cơ quan thi hành án cùng cấp.
• Giảm sát chung (gián tiếp): rất rộng bao gồm tất cả các CQNN, tổ chức, cá nhân ở địa phương
- Nội dung giám sát
• Việc tuân theo HP, văn bản của CQNN cấp trên và NQ của HĐND cùng cấp
• Hoạt động CQNN, tổ chức, cá nhân địa phương.
c. Cơ cấu tổ chức

Đơn vị hành chính lãnh thổ ở Việt Nam


* HĐND được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước CHXHCN Việt Nam:
• Số lượng Đại biểu HĐND:
Page | 10
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

 Hà Nội, TP.HCM: 95
 HĐND tỉnh: 50 – 85
 HĐND cấp huyện: 30 - 40
• ….
• Thường trực HĐND
• Các ban của HĐND
- Các ban của HĐND chỉ được thành lập ở tỉnh và huyện
• HĐND cấp tỉnh. Ban pháp chế Ban kinh tế- ngân sách Ban văn hóa – xã hội.
• HĐND cấp huyện: Ban pháp chế. Ban kinh tế- xã hội.
3.3 CHỦ TỊCH NƯỚC
a. Vị trí pháp lý (Điều 16 Hiến pháp)
• Là người đứng đầu NN, thay mặt NN trong các việc đối nội và đối ngoại
• Cách thức thành lập:
− CTN do QH bầu trong số các ĐBQH.
− Sau khi được bầu sẽ tuyên thệ trung thành với ND, đất nước
− PCT nước được QH bầu theo sự giới thiệu của CTN
• Nhiệm kỳ. Theo nhiệm kỳ QH
• Báo cáo và chịu trách nhiệm trước QH
b. Nhiệm vụ (Điều 88 Hiến pháp)
− Nhóm 1. Liên quan đến lĩnh vực lập pháp
• Trình dự án luật
• Công bố HP, Luật (CH thông qua), pháp lệnh (UBTVQH thông qua).
− Nhóm 2: Liên quan đến lĩnh vực hành pháp
• Đề nghị QH bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm đối với Thủ tướng CP
• Căn cứ vào NV của QH: bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với phó TT, Bộ trưởng, Thủ trưởng CQNB.
• Tham dự các phiên họp của CP
• …
− Nhóm 3: Liên quan đến lĩnh vực tin pháp
• Đề nghị QH bầu, bãi nhiệm, nhiễm nhiệm đối với Chánh án TANDTC và viện trưởng VKSNDTC
• Căn cứ vào NQ của QH, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với Thăm phán TANDTC
• Bổ nhiệm, nhiếm nhiệm, cách chức đối với: Phó chánh án TANDTC, các thẩm phán TAND khác, phó viện
trường và kiếm sát viên VKSND tối cao.
− Nhóm 4: Trong lĩnh vực đối nội
• Tặng huân chương, giải thưởng, danh hiệu NN
• QĐ cho nhập, thôi, tước, trở lại quốc tịch VN.
− Nhóm 5: Trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng
• Công bố, bài bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp trong những trường hợp nhất định. (K5 Điều 88)
• Ra lệnh tăng động viên, động viên cục bộ
• Phong, thăng, giáng, tước phong hàm cấp tương, chuẩn đô đốc, phủ đã đốc, đô đốc hải quân.
• Thống lĩnh lực lượng vũ trang.
• Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức tổng tham trưu trưởng. Chủ nhiệm tổng cục chính trị QĐNDVN (K5 Điều
88)
Page | 11
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

• Chủ tịch Hội đồng quốc phòng, an ninh.


− Nhóm 6: Trong lĩnh vực đối ngoại
• Tiếp nhận đại sứ toàn quyền nước ngoài
• Bổ nhiệm, miễn nhiệm, quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền CHXHCN VN
• Phong hàm, cấp đại sứ
• Những hoạt động liên quan đến điều ước quốc tế: đàm phán, ký kết Điều ước quốc tế.
3.4 CHÍNH PHỦ
a. Vị trí pháp lý (Điều 94 Hiến pháp)
− Là cơ quan hành chính cao nhất của nước CHXHCN VN
− CP thực hiện chức năng điều hành, quản lý hành chính.
− CP là cơ quan quản lý cao nhất trong hệ thống các cơ quan có chức năng quản lý
− Là cơ quan chấp hành của Quốc Hội
− CP do QH lập ra.
− CP chấp hành VBQPPL của QH
− CP chịu sự giám sát hoạt động của QH
b. Chức năng, nhiệm vụ (Điều 96 Hiến pháp)
− Quyết định các chính sách quản lý NN
− Tổ chức, quản lý bộ máy hành chính NN
− Đảm bảo việc thi hành Hiến pháp, pháp luật.
c. Cơ cấu tổ chức Thành viên của CP
− Thủ tướng:
• Do QH bầu trong số các ĐBQH theo đề nghị của CTN
• Chịu trách nhiệm trước QH
• Đảo của công tác trước CN, UBTVQH, CTN
− Phó thủ tướng:
• Giúp việc cho TT, được phân công các mảng nhất định.
• QH phê chuẩn theo đề nghị của Thủ tướng, chịu trách nhiệm trước TT, QH
− Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ:
• QH phê chuẩn theo đề nghị của Thủ tướng
• Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính Phủ, Quốc Hội
 18 Bộ

(1) Bộ Quốc phòng; (10) Bộ Giao thông vận tải


(2) Bộ Công an (11) Bộ Xây dựng
(3) Bộ Ngoại giao; (12) Bộ Tài nguyên và Môi trường
(4) Bộ Nội vụ (13) Bộ Thông tin và Truyền thông.
(5) Bộ Tư pháp (14) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
(6) Bộ Kế hoạch và Đầu tư; (15) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch
(7) Bộ Tài chính (16) Bộ Khoa học và Công nghiệp
(8) Bộ Công thương (17) Bộ Giáo dục và Đào tạo;
(9) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông (18) Bộ Y tế.

 4 cơ quan ngang Bộ
− Văn phòng Chính Phủ. Đứng đầu là chủ nhiệm VPCP
− Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Đứng đầu là Thống đốc
− Ủy ban dân tộc. Đứng đầu là Chủ nhiệm UBDT
Page | 12
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

− Thanh tra Chính Phủ: Đứng đầu là Tổng thanh tra Chính Phủ
 8 cơ quan thuộc Chính Phủ

Tên cơ quan Người đứng đầu


1. Đài tiếng nói Việt Nam Tổng giám đốc
2. Ban quản lý lăng chủ tịch Hồ Chí Minh Trưởng ban quản lý lăng chủ tịch
3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam Tổng giám đốc
4. Thông tấn xã Việt Nam Tổng giám đốc
5. Viên Hàn lâm khoa học và công nghệ VN Chủ tịch
6. Viên Hàn lâm khoa học xã hội VN Chủ tịch
7. Đài truyền hình VN Tổng giám đốc
8. Ủy ban quản lý vốn NN tại doanh nghiệp Chủ tịch

d. Hoạt động của Chính Phủ


− Phiên họp CP: phiên họp thường kỳ mỗi tháng 1 phiên; họp bất thường.
− Hoạt động của Thủ tướng CP.
− Hoạt động của Phó TT, Bộ trưởng – Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
3.5 ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP
a. Vị trí pháp lý
Điều 114 Hiến pháp
Điều 8 – Luật Tổ chức CQĐP 2015
− Là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương
− Là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân
− Chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dẫn cùng cấp và cơ quan hành chính nhà
nước cấp trên.
− Là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân
− Mặt Tổ chức: HĐND thành lập UBND cùng cấp. HĐND bầu các thành viên của UBND
− Mặt hoạt động: UBND phải chấp hành các NG của HĐND
− Mặt giám sát; UBND phải báo cáo, chịu trách nhiệm và chịu giám sát trước HĐND
− Là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương
− UBND thuộc hệ thống CQHC NN mà đứng đầu là CP
− Là cơ quan thực hiện chức năng quản lý hành chính ở địa phương
− UBND cấp trên và cấp dưới có mối liên hệ về mặt tổ chức, hoạt động, giám sát.
b. Chức năng, nhiệm vụ (Điều 114 Hiến pháp)
− UBND quản lý tất cả những lĩnh vực trong đời sống XH
− Hoạt động của UBND bị giới hạn bởi đơn vị hành chính lãnh thổ
c. Cơ cấu UBND
− Thành viên UBND − Các ủy viên
− Chủ tịch UBND − Cơ quan chuyên môn thuộc UBND.
− Phó chủ tịch UBND
d. Hình thức hoạt động
− Phiên họp UBND: Mỗi tháng hợp ít nhất 1 lần − Phó chủ tịch và các ủy viên
− Chủ tịch UBND − Thủ trưởng cơ quan chuyên môn
3.6 TÒA ÁN NHÂN DÂN CÁC CẤP

Page | 13
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

a. Vị trí pháp lý
Điều 102 Hiến pháp
− Là cơ quan xét xử của nước CHXHCN VN
− Thực hiện quyền tư pháp
→ Chức năng của Tòa án. Xét xử và giải quyết các việc khác theo quy định pháp luật
− Đặc điểm chức năng xét xử của tòa án
• Phạm vì xét xử rất rộng: Hình sự, Dân sự, HNGD, kinh doanh TM, lao động, hành chính và các việc
khác theo quy định PL
• Chỉ có TA mới nhân danh NN để thực hiện chức năng xét xử
• Phải theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do PL quy định, gồm: tố tụng HS, tố tụng Dân sự, TT hành chính
• Là phương án cuối cùng và cao nhất trong việc giải quyết các tranh chấp
b. Nhiệm vụ
− Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã
hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
c. Hệ thống tổ chức TAND (Điều 3. Luật tổ chức TAND 2015).
1. Tòa án nhân dân tối cao.
2. Tòa án nhân dân cấp cao.
3. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và trong drone
5. Tòa án quân sự.
d. Thẩm phán – Hội thẩm nhân dân
− Thẩm phán được chủ tịch nước bổ nhiệm, làm nhiệm vụ xét xử
− Nhiệm kỳ đầu của các thẩm phán là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào
ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm.
3.7 VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CÁC CẤP
a. Vị trí pháp lý
Giữ một vị trí tương đối độc lập trong BMNN CHXHCN Việt Nam
b. Chức năng
Điều 107 Hiến pháp
Thực hiện quyền công tố
Kiểm sát hoạt động tư pháp
c. Nhiệm vụ
Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công
dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
c. Hệ thống tổ chức VKSND các cấp - (Điều 46 Luật tổ chức VKSND 2015)
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao
2 Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
7. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đăng coi là Viện Kiểm sát nhân dân
cấp tính)
4. Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tính và trong dương (sau đây gọi là Viện
kiểm sát nhân dân cấp huyện).
6. Viện kiểm sát quân sự các cấp.
d. Kiểm sát viên
− Do Viện trưởng viện kiểm sát Nhân dân tối cao bổ nhiệm,
− nhiệm kỳ 5 năm thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
Page | 14
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

− Đáp ứng được những tiêu chuẩn nhất định.

Page | 15
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT


I. Nguồn gốc, Khái niệm Pháp luật
1. Nguồn gốc
* Theo quan điểm Chủ nghĩa Mác Lê Nin
− Pháp luật và NN là 2 hiện tượng cùng xuất hiện, tồn tại, phát triển và tiêu vong gắn liền với nhau;
− Pháp luật và NN là những hiện tượng XH mang tính lịch sử, đều là sp của XH có giai cấp và đấu tranh giai cấp;
− Nguyên nhân hình thành NN cũng là nguyên nhân hình thành pháp luật: sự tư hữu, giai cấp và đấu tranh giai cấp.
− Thời kỳ cộng sản nguyên thủy: Trật tự xã hội được điều chỉnh bằng những quy phạm xã hội (tập quán, tôn giáo,
đạo đức) và được mọi người tự nguyện thực hiện.
− Khi xã hội hình thành giai cấp, nhà nước ra đời: Nhà nước cũng cần tạo ra pháp luật để điều chỉnh bằng 2 con
đường: (Con đường hình thành PL)
 Thừa nhận những quy phạm xã hội và nâng lên thành pháp luật
 Ban hành những quy định pháp luật mới
2. Khái niệm Pháp luật
Pháp luật là:
− Là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung
− Do NN ban hành hoặc thừa nhận
− Thể hiện ý chí của NN
− Được NN bảo đảm thực hiện
− Nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội
II. BẢN CHẤT PHÁP LUẬT
Tính giai cấp Tính xã hội
− Do NN ban hành → thể hiện ý chí giai cấp thống trị − Thể hiện ý chí các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội
− Mang tính bắt buộc đối với mọi người − Tổ chức đời sống, xác lập quan hệ xã hội
− Là công cụ để trấn áp giai cấp − Loại bỏ những QHXH tiêu cực, thúc đẩy QHXH tích
cực

III. THUỘC TÍNH CỦA PHÁP LUẬT


1. Tính quy phạm phổ biến − PL là khuôn mẫu, chuẩn mực buộc mọi người trong xã hội phải tuân thủ trong
những hoàn cảnh như nhau trong phạm vi không gian, thời gian nhất định.

2. Tinh đảm bảo bằng NN − NN ban hành PL và đảm bảo PL được thực hiện bằng các biện pháp: giáo dục,
thuyết phục, cưỡng chế.
− PL thể hiện ý chí chung, lợi ích chung của xã hội nên nếu có một hành vi đi
ngược lại xã hội thì phải bị cưỡng chế nhằm đảm bảo trật tự XH.

3. Tính xác định chặt chẽ về − Nội dung văn bản PL phải được thể hiện trong một hình thức nhất định: tiền
mặt hình thức lệ pháp, tập quán pháp hay văn bản quy phạm pháp luật.
− - Ngôn ngữ pháp lý phải rõ ràng, chính xác, một nghĩa, khả năng áp dụng trực
tiếp
− - VBPL phải được ban hành theo một quy trình, thủ tục xác định, chặt chẽ.

IV. CHỨC NĂNG, VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT


1. Chức năng

Page | 16
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

− Điều chỉnh các quan hệ xã hội, theo 3 cách cơ bản:


 Cho phép thực hiện các hành vi
 Bắt buộc
 Cấm đoán
− Bảo vệ các quan hệ xã hội
− Giáo dục: Tác động vào ý thức con người → làm cho con người có cách xử sự phù hợp.
2. Vai trò của pháp luật
− Là cơ sở hoàn thiện bộ máy NN và tăng cường quyền lực NN
− Là phương tiện chủ yếu để NN quản lý mọi mặt của đời sống XH
− Là phương tiện để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
− Góp phần tạo dựng những quan hệ mới
− Là cơ sở tạo lập mối quan hệ đối ngoại
V. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VỚI CÁC HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI KHÁC
1. Pháp luật & Nhà nước
− Là công cụ để NN tổ chức Quyền lực Nh
− Là công cụ để NN quản lý xã hội
− NN cũng phải tuân thủ PL

PHÁP NHÀ
LUẬT NƯỚC

− NN dùng quyền lực của mình để đảm bảo cho PL được tôn trọng và thực hiện. Khi PL không còn phù hợp
thì NN phải sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ để ban hành PL mới.
2. Pháp luật & Kinh tế
− PL phản ánh sự phát triển của chế độ kinh tế
− PL thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế
− PL kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế

PHÁP
KINH TẾ
LUẬT

− Quan hệ kinh tế, chế độ kinh tế quyết định nội dung PL Khi quan hệ kinh tế thay đổi → PL thay đổi
3. Pháp luật & Đạo đức
− PL củng cố và phát huy vai trò thực tế của các quan niệm đạo đức,
− PL góp phần loại trừ những quan niệm đạo đức lạc hậu, trái với ý chí nhà nước.

PHÁP ĐẠO
LUẬT ĐỨC

Page | 17
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

− Hình thành PL. Nhiều quan niệm, quy tắc đạo đức được thừa nhận trong pháp luật
− Thực hiện PL. Những quy phạm đạo đức đã trở thành thói quen, thành lương tâm và niềm tin nên sẽ làm cho
PL được thực hiện một cách nghiêm chỉnh hơn.
3. Pháp luật (Hình thức) & Đạo đức ( Nội dung)
− Là công cụ để triển khai các đường lối chính trị của Đảng. (hình thức bên ngoài để cụ thể hóa các đường lối
của Đảng)
− Là cơ sở Pháp lý để xây dựng đời sống chính trị

PHÁP
CHÍNH
LUẬT
TRỊ
(
− Chính trị quyết định nội dung của pháp luật
− Hướng phát triển của PL luôn chịu ảnh hưởng của yếu tố chính trị
VI. KIỀU PHÁP LUẬT, HÌNH THỨC PHÁP LUẬT
1. Kiểu pháp luật
1.1 Khái niệm
− Là tổng thể các dấu hiệu và đặc trưng cơ bản của PL
− Thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại, phát triển của PL
− Trong một hình thái KT-XH nhất định
1.2 Các kiểu PL trong lịch sử
Kiểu PL chủ nô − Được xây dựng trên nền tảng chiếm hữu tư nhân của giai cấp chủ nô
− Là công cụ bảo vệ chế độ chiếm hữu nô lệ:
− Quy định đặc quyền đặc lợi của chủ nô
− Sự bất bình đẳng giữa chủ nô và nô lệ, giữa nam và nữ
− Quyền gia trưởng
− Thể hiện không rõ nét lắm vai trò quản lý XH
Kiểu PL Phong kiến − Thể hiện ý chí của giai cấp địa chủ, phong kiến
− Bảo vệ chế độ tư hữu
− Quy định đẳng cấp trong XH
− Quy định những đặc quyền, đặc lợi của địa chủ, những hình phạt dã man
Kiểu PL Tư sản − Là công cụ bảo vệ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
− Quy định về quyền tự do, dân chủ của công dân, tuy thực tế vẫn còn phân
biệt chủng tộc, màu da
Kiểu PL XHCN − Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
− Bảo vệ quyền lợi của nhân dân
− Những quy định nhằm hạn chế sự bóc lột, xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu
sản xuất, xoá bỏ giai cấp
− Quy định và bảo vệ quyền tự do dân chủ của nhân dân
2. Hình thức pháp luật
2.1 Khái niệm
Là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của giai cấp mình lên thành PL, là dạng tồn tại thực tế
của pháp luật. Hình thức pháp luật chia thành 2 loại:
− Hình thức bên trong; là yếu tố chứa đựng nội dung của PL
− Hình thức bên ngoài: là biểu hiện bên ngoài của PL
2.2. Hình thức bên trong của pháp luật
Khi khảo sát nội tại của hệ thống pháp luật, ta có thể thấy nội hàm từ lớn đến nhỏ như sau:

Page | 18
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

• Hệ thống pháp luật


• Ngành luật
• Chế định pháp luật
• Quy phạm pháp luật
− Tập quán pháp
− Hình thức xuất hiện sớm nhất trong lịch sử; (chủ nô, PK)
− NN thừa nhận một số tập quán đã lưu truyền trong XH. Phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, lợi ích
của XH. Được nâng lên thành những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung. Được NN đảm bảo thực
hiện.
− Quen thuộc gần gũi nhưng ít biến đổi, cục bộ.
− Ở Việt Nam không thừa nhận tập quán pháp là một hình thức độc lập của pháp luật mà chỉ là một nguồn
thứ yếu và được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật. (Chưa được thừa nhận chính thống)
Ví dụ: Trong Bộ luật Dân sự, Luật hôn nhân và gia đình.
⁎ Tiền lệ Pháp (Án lệ)
− Là hình thức NN thừa nhận một số quyết định của cơ quan hành chính và cơ quan xét xử trong khi giải quyết
các vụ việc xảy ra. Rồi lấy đó làm mẫu cho cách giải quyết đối với các vụ việc khác tương tự xảy ra sau đó.
− Xuất phát từ hoạt động của cơ quan hành pháp và tư pháp nên dễ tạo ra sự tùy tiện.
 Án lệ ở Việt Nam:
a. Định nghĩa
Ở VN: Điều 1- NQ03/2015 của HĐTP TAND tối cao: “Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán
Toà án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Toà án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các
Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”
b. Tiêu chí để lựa chọn Án lệ:
1. Chứa đựng lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau; phân tích, giải
thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng
trong một vụ việc cụ thể;
2. Có tính chuẩn mực
3. Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử, bảo đảm những vụ việc có tình tiết,
sự kiện pháp lý như nhau thì phải được giải quyết như nhau.
c. Nguyên tắc áp dụng Án lệ xong xét xử
Trường hợp do chuyển biến tình hình mà Án lệ không còn phù hợp thì thẩm phán, hội thẩm không áp
dụng Án lệ. Đồng thời kiến nghị ngay với Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét, hủy
bỏ.
d. Hủy bỏ, thay thế Án lệ
− Sau khi nhận được kiến nghị xem xét, hủy bỏ, thay thế án lệ, Vụ pháp chế và quản lý khoa học nghiên
cứu báo cáo Chánh án TAND tối cao để tổ chức phiên họp toàn thể Hội đồng thẩm phán TAND tối cao
để xem xét việc hủy bỏ, thay thế.
− Hội đồng thẩm phán TAND tối cao họp biểu quyết
− Trên cơ sở kết quả biểu quyết của hội đồng thẩm phán TAND tối cao. Chánh án TAND tối cao công
bố việc hủy bỏ, thay thế án lệ.
⁎ Văn bản quy phạm pháp luật
− Là những văn bản do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định, trong đó
chứa đựng các quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần trong đời sống XH.
− VBQPPL gồm 2 loại là VB Luật và VB dưới luật.
− VBPL là hình thức PL được sử dụng chủ đạo ở nước ta.
Còn nguồn Án lệ được sử dụng khiêm tốn.
Loại văn bản Chủ thể ban hành văn Tên bản QPPL

Page | 19
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

VB Luật Quốc hội Hiến pháp. Luật, Nghị quyết


VB dưới Luật UBTVQH Pháp lệnh, Nghị quyết, Nghị quyết liên
tịch
Chủ tịch nước Lệnh, Quyết định
Chính Phủ Nghị định, Nghị quyết liên tịch
Thủ tướng Quyết định
Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ Thông tư
Hội đồng thẩm phán TANDTC Nghị quyết
Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC Thông tư
giữa CATANDTC, VTVKSNDTC, Tổng Thông tư liên tịch
Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng (Không ban hành giữa Bộ trưởng. Thủ
cơ quan ngang bộ trưởng CQNB)
UBND các cấp Quyết định
HDND các cấp Nghị quyết
Tổng kiểm toán nhà nước Quyết định

Page | 20

You might also like