You are on page 1of 15

TP HCM, ngày 9 tháng 11 năm 2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

ĐỀ TÀI: CỘNG HÒA TỔNG


THỐNG
Quốc gia: PHILIPPINES

               Giảng viên: Cô Phạm Thị Phương Thảo

               Nhóm: The Circus TW

               Lớp: CLC46E

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, một số quốc gia trên thế giới áp dụng mô hình chính thể cộng hoà tổng thống:
Ecuador, Indonesia, Iran, Kenya, Kazakhstan, México, Panama, Paraguay, Peru,
Philippines, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Uruguay, Venezuela,…

Page 1 of 15
Là một thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, nhưng so với các quốc gia
khác trong khu vực, Philippines có nhiều điểm khác biệt về văn hóa và thể chế chính trị.
Đây là quốc gia quần đảo có lớp văn hóa đa dạng khác nhau, trầm tích lên nhau theo thời
gian. Sự đa dạng của các lớp văn hóa đó thể hiện trên nhiều phương diện trong đó có
pháp luật và thể chế chính trị. Từ khi có Hiến pháp 1935, trừ một giai đoạn ngắn vào
những năm 1970 dưới chế độ độc tài, Philippines tiếp nhận hình thức chính thể Cộng hòa
tổng thống. Sự lựa chọn này chịu ảnh hưởng của người Mỹ. Philippines thành thuộc địa
của Mỹ sau Hiệp ước Paris năm 1898. Người Philipines học từ người Mỹ cách quản trị
quốc gia theo mô hình chính thể Cộng hòa tổng thống mà cơ bản là mô hình Mỹ. Mô
hình này đã được thay đổi nhiều trong Hiến pháp năm 1973 và trong Hiến pháp 1987
hiện hành.

PHẦN I. HÌNH THỨC CHÍNH THỂ

1. Hình thức chính thể

Page 2 of 15
- Khái niệm: Hình thức chính thể là hình thức tổ chức các cơ quan quyền lực nhà nước tối
cao ở trung ương; cơ cấu, trình tự thành lập và mối quan hệ giữa chúng với nhau cũng
như mức độ tham gia của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan này.

- Quan niệm: Theo từ điển Luật học, chính thể là hình thức thể hiện chính quyền của nhà
nước căn cứ vào thể hành lập và thực hiện quyền lực nhà nước ở cấp độ tối cao.

2. Chính thể Cộng Hòa.

- Chính thể Cộng Hòa là hình thức nhà nước, trong đó nguyên thủ quốc gia được lập theo
1 chế độ bầu cử nhất định.

- Quyền lực tối cao của nhà nước theo chính thể cộng hoà không thuộc về một người mà
được thực hiện thông qua các cơ quan đại diện do cử tri bầu ra. Điểm khác nhau cơ bản
giữa nhà nước cộng hoà và nhà nước quân chủ là ở cách thức thiết lập người đứng đầu
nhà nước. Việc bầu cử người đứng đầu nhà nước thay thế cho việc kế truyền được coi là
một bước phát triển trong tư tưởng chính trị và pháp luật của nhân loại.

- Chính thể cộng hòa là hình thức tổ chức nhà nước trong đó quyền lực tối cao của nhà
nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong nhiệm kì nhất định. Đây cũng là hình thức
tổ chức chính quyền nhà nước phổ biến nhất hiện nay ở các nhà nước tư sản. Chính thể
cộng hòa có 2 biến dạng cơ bản là: Chính thể cộng hòa tổng thống và cộng hòa đại nghị
(Ngoài ra còn có cộng hòa hỗn hợp giữa cộng hòa tổng thống và cộng hòa đại nghị).

3. Cộng Hòa Tổng thống (Presidential Republic)

- Khái niệm: Cộng hòa tổng thống là Chính thể cộng hòa mà tổng thống được trao các
quyền hành rất lớn, vừa đứng đầu nhà nước, vừa đứng đầu chính phủ. Tổng thống do
nhân dân trực tiếp bầu ra, không phụ thuộc vào bầu cử cơ quan lập pháp. Là hình thức
chính thể mà ở đó quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc phân chia rạch ròi.
Cơ quan lập pháp không có quyền giải tán chính phủ và ngược lại tổng thống không có
quyền giải tán cơ quan lập pháp.

- Những nước theo chính thể này vận dụng triệt để cứng rắn học thuyết “tam quyền phân
lập” của Montesquier. Cụ thể chính thể này có những đặc điểm sau:

+ Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người lãnh đạo và đứng đầu bộ máy
hành pháp. Chức danh thổng thống do nhân dân trực tiếp bầu ra (Philippines, Indonesia,
Brazil,…) hay gián tiếp thông qua cử tri đoàn (Hoa Kì) theo nhiệm kỳ.

Page 3 of 15
+ Các thành viên khác của chính phủ bao gồm: phó tổng thống và các bộ trưởng do tổng
thống bổ nhiệm, cách chức; có chức năng thi hành đường lối của tổng thống vạch ra và
chỉ chịu trách nhiệm trước tổng thống và không chịu trách nhiệm trước nghị viện (Chính
thể này không có chức danh thủ tướng).

+ Nghị viện và tổng thống đều do cử tri bầu ra nên về nguyên tắc tổng thống không chịu
trách nhiệm trước nghị viện; nghị viện không được bỏ phiếu bất tín nhiệm bất cứ thành
viên nào của chính phủ. Do vậy giữa nghị viện và chính phủ mà đại diện cao nhất là tổng
thống không có quyền lật đổ hay giải tán lẫn nhau. Điều này xuất phát từ nguồn gốc
quyền lực chính trị của 2 thiết chế này được trao trực tiếp từ người dân thông qua bầu cử
nên cả 2 đều phải chịu trách nhiệm trước nhân dân mà không chịu trách nhiệm lẫn nhau.

+ Các đạo luật của nghị viện thông qua phải được tổng thống ký mới phát sinh hiệu lực.
Tổng thống có quyền phủ quyết (không kí) các đạo luật của nghị viện và yêu cầu sửa đổi,
bổ sung. Trong trường hợp này nghị viện phải thảo luận lại và xem xét quan điểm của
tổng thống. Theo pháp luật của Hoa Kỳ nếu đạo luật đệ trình lần đầu bị phủ quyết, nghị
viện phải thảo luận lại và có ít nhất 2/3 nghị sĩ bỏ phiếu thông qua thì tổng thống buộc
phải ký. Ngoài ra tổng thống cũng có quyền đệ trình nghị viện xem xét, thông qua một
đạo luật nào đó để phục vụ hoạt động điều hành đất nước trong thẩm quyền của mình
tổng thống cũng có quyền ban hành pháp các sắc lệnh hành pháp.

+ Như vậy, mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp vừa kiềm chế, vừa đối trọng lẫn
nhau để ngăn ngừa không có cơ quan nào lạm dụng quyền lực. Với vai trò nguyên thủ
quốc gia, đứng đầu hành pháp, tổng thống có rất nhiều quyền lực, nhất là khi đảng chính
trị của tổng thống thuộc phe đa số trong nghị viện nên dễ tồn tại nguy cơ tổng thống lạm
quyền. Dù áp dụng nguyên phân quyền cứng rắn nhưng trên thực tế việc tổng thống lạm
quyền không phải không xảy ra, không phải lúc nào nghị viện cũng đủ sức đối trọng và
kiềm hãm tổng thống. Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên khởi xướng mô hình này và thể hiện
đầy đủ các đặc tính điển hình trên của chính thể cộng hòa tổng thống. Ngoài ra, nhiều nhà
nước hiện nay cũng áp dụng mô hình này như rất nhiều quốc gia ở khu vực châu Mỹ La
tinh, châu Phi và một số quốc gia hồi giáo ở Trung Đông, châu Á.

4. Nền Cộng Hòa Tổng thống tại Philippines

- Hiến pháp: Hiến pháp 1987

- Quyền lập pháp được trao cho Quốc hội Philippines bao gồm Thượng viện và Viện dân
biểu (tức Hạ viện).

Page 4 of 15
+ Ở Hạ viện, quận và các đại diện khu vực được bầu cho nhiệm kỳ ba năm. Họ có thể
được tái đắc cử nhưng không được phép tham gia nhiệm kỳ thứ tư liên tiếp. Thượng nghị
sĩ được bầu vào nhiệm kỳ sáu năm. Họ có thể được tái đắc cử nhưng không được tranh cử
lần thứ ba liên tiếp.

+ Hạ viện có thể lựa chọn để bỏ trống một vị trí lập pháp, dẫn đến một cuộc bầu cử đặc
biệt. Người chiến thắng trong cuộc bầu cử đặc biệt đó sẽ phục vụ nhiệm kỳ chưa hoàn
thành của đại biểu khu vực trước đó và sẽ được coi là một nhiệm kỳ chọn lọc. Quy tắc
tương tự cũng được áp dụng trong Thượng viện, tuy nhiên nó chỉ được áp dụng nếu ghế
đã bị bỏ trống trước một cuộc bầu cử lập pháp thông thường.

- Quyền hành pháp được trao cho Tổng thống Philippines. Tổng thống được bầu theo
phiếu phổ thông. 

+ Tổng thống Philippines là người lãnh đạo quốc gia, lãnh đạo chính phủ và tổng tư lệnh
các lực lượng quân đội. Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ sáu
năm, trong thời gian đó tổng thống sẽ chỉ định và chủ trì bộ máy chính quyền.

- Đứng hàng thứ hai là Phó Tổng thống được bầu cử độc lập với Tổng thống. Phó Tổng
thống là người kế nhiệm thứ nhất nếu Tổng thống từ chức, bị buộc tội hoặc chết. Phó
Tổng thống thường, mặc dù không phải luôn luôn, là thành viên của nội các của Tổng
thống. Nếu vị trí Phó Tổng thống bỏ trống, Tổng thống sẽ chỉ định một thành viên
của Quốc hội (thường là một Đảng viên) làm Phó tổng thống mới. Sự bổ nhiệm phải
được phê chuẩn bởi ba phần tư phiếu của Quốc hội.

- Quyền tư pháp được trao cho Tòa án Tối cao Philippines và các tòa án cấp thấp được
thành lập theo luật. Tòa án tối cao, do Chánh án đứng đầu và 14 thẩm phán liên đới , giữ
vị trí cao nhất trong hệ thống tư pháp. Các thẩm phán phục vụ cho đến tuổi 70. Các thẩm
phán do Tổng thống bổ nhiệm theo khuyến nghị của Hội đồng Luật và Tòa án của
Philippines. Chánh án đương nhiệm là bà Maria Lourdes Sereno, Chánh án thứ 24 của
Philippines.

+ Các toà án cấp thấp hơn:

 Tòa phúc thẩm


 Tòa phúc thẩm thuế
 Sandiganbayan (Tòa phúc thẩm đặc biệt)

+ Các toà án cấp thông thường:

Page 5 of 15
 Toà án xét xử khu vực
 Toà án xét xử phạm vi đô thị tự trị
+ Các toà án Hồi giáo:
 Tòa Sharia cấp quận
 Tòa Sharia yessy cấp khu vực

PHẦN II. HÌNH THỨC CẤU TRÚC

- Hình thức cấu trúc : cấu trúc đơn nhất.

- Tổ chức bộ máy nhà nước gồm 3 cơ quan : hành pháp, lập pháp, tư pháp.

- Quốc hội là Cơ quan lập pháp gồm hai viện: Thượng viện và Hạ viện.

- Chính phủ là cơ quan hành pháp do Tổng thống đứng đầu

- Toà án là hệ thống tư pháp của Philippines chịu sự quản lý và giám sát của Toà án Tối
cao.

- Cơ chế bầu cử: Theo Hiến pháp năm 1987, dân trực tiếp bầu Tổng thống, Phó Tổng
thống và các thượng và hạ nghị sỹ. Cũng theo Hiến pháp 1987 và Luật sửa đổi bầu cử số
7166 ngày 22/7/1991, dân bầu người đứng đầu tỉnh, thành phố, thị xã, và phường, có hội
đồng tỉnh, thành phố, thị xã, quận huyện và phường xã.

- Phân chia địa phương, lãnh thổ và địa giới hành chính: Chính quyền địa phương bao
gồm các cấp: Tỉnh; Thành phố (huyện-thị xã); Barangays (hay Barrio) (xã, phường).

- Mối quan hệ giữa TW và Địa phương: Kết hợp giữa Phân quyền và Tản quyền:

+ Phân quyền: có cơ quan Hội đồng lập pháp ở địa phương; có quyền tự chủ; có ngân
sách riêng.

+ Tản quyền: Là một phương thức quản trị hành chính. Nó là việc cơ quan hành chính
TW phân phối thẩm quyền của mình tới các địa phương, thông qua một thiết chế đại diện.

+ Philippines có bốn cấp chính của các đơn vị hành chính được bầu, thường gộp lại với
nhau thành các đơn vị chính quyền địa phương. Gồm: 1. Vùng tự trị; 2. Tỉnh và các thành
phố độc lập; 3. Đô thị tự trị và các thành phố trực thuộc.

Page 6 of 15
- Philippines chấp thuận 2 quốc tịch với những người là công dân nước này còn những
người nhập tịch thì ngược lại.

PHẦN III. CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ

1. Khái niệm

- Chế độ chính trị là cách thức, phương pháp mà nhà nước sử dụng để thực hiện quyền
lực nhà nước.

- Chế độ chính trị thể hiện những đặc điểm của nhà nước từ góc độ dân chủ hay phi dân
chủ, các quyền tự do, dân chủ của công dân.

- Mức độ và khả năng của nhân dân trong việc tham gia vào quyền lực chính trị và quyền
lực nhà nước.

2. Phân loại chế độ chính trị

- Dưới góc độ là phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước được chia thành dân chủ và
phi dân chủ.

+ Phương pháp dân chủ: là cách thức thực hiện quyền lực nhà nước quy định cho người
dân tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước,
tổ chức và vận hành các cơ chế chống lại sự lạm dụng quyền nhà nước, kiểm soát quyền
lực nhà nước và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân.

+ Phương pháp phi dân chủ: là phương pháp ngăn cản, loại trừ sự tham gia của nhân dân
vào tổ chức bộ máy nhà nước và đời sống chính trị.

- Philippines là một nước theo hình thức chính thể cộng hoà nên họ đã phản ánh phương
pháp thực hiện quyền lực nhà nước của mình là phương pháp dân chủ nên hình thức
chính thể và chế độ chính trị có tính độc lập tương đối.

Page 7 of 15
-

Phương pháp dân chủ được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như phương pháp
dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp.

+ Phương pháp dân chủ trực tiếp: nhân dân trực tiếp tham gia vào việc thực hiện quyền
lực nhà nước; giải quyết các công việc của nhà nước.

+ Phương pháp dân chủ gián tiếp: người dân có quyền tham gia vào tổ chức, hoạt động
của bộ máy nhà nước hoặc những vấn đề hệ trọng của quốc gia thông qua cơ chế đại
diện.

- Philippines theo phương pháp dân chủ gián tiếp. Người dân Philippines trực tiếp bầu ra
Tổng thống đại diện cho ý chí nguyện vọng của họ khi thực hiện hoạt động hành pháp,
thay mặt nhân dân đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến kinh tế, xã hội.

- Philippines theo chế độ đa nguyên, đa đảng.

- Philippines dựa trên ý thức hệ là chế độ tư bản chủ nghĩa.

PHẦN IV. ĐẢNG PHÁI

Các đảng phái chính trị: Philippines theo thể chế đa nguyên đa đảng.

1. Liên minh cầm quyền hiện nay

PDP-Laban: Đảng Dân chủ Philippines - Quyền lực Nhân dân. Chủ tịch Đảng: Koko
Pimentel.

2. Các đảng chính trị

- LDP: Phong trào đấu tranh vì nền dân chủ Philippines

- UNIDO: Đảng Dân tộc Dân chủ Thống nhất

- PDP-Laban: Đảng Dân chủ Philippines - Quyền lực Nhân dân

- NUCD: Liên hiệp toàn quốc những người dân chủ Thiên chúa giáo

- CPP: Đảng Cộng sản thân Trung Quốc, thành lập 1968.

Page 8 of 15
- NDF: Mặt trận Dân tộc Dân chủ (là lực lượng đấu tranh chính trị của CPP, được coi là
hợp pháp và có trụ sở ở Hà Lan).

- LAKAS-NUCD: Đảng Sức mạnh quần chúng - Liên hiệp toàn quốc những người dân
chủ Thiên chúa giáo.

- UMDP: Đảng Liên minh những người dân chủ Hồi giáo.

- PPC: Liên minh Sức mạnh nhân dân gồm các đảng LP, Reporma, Aksyon,
Demokratiko, Lakas-NUCD, Promdi và NP

- LP: Đảng chính trị tự do

* Philippines là một nước Cộng hòa Tổng thống đa đảng, đây cũng là một phần
nguyên nhân gây ra những bất đồng trong chính trị của đất nước này. Tình trạng
tham nhũng, bất ổn xảy ra trong đời sống của người dân, hoạt động nổi loạn của
một số thành phần, phong trào ly khai Hồi giáo,… đã phần nào ngăn cản sự phát
triển kinh tế của đất nước.

- Vì theo chế độ Cộng hòa tổng thống đa đảng, những bất đồng trong chính trị cũng là
điều dễ hiểu ở các nước theo chế độ này. Tuy có ưu điểm là tạo ra cơ chế kiềm chế và đối
trọng giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp theo nguyên tắc tam quyền phân lập
tránh lối lạm quyền, tùy tiện trong việc sử dụng quyền lực nhà nước nhưng trong nhà
nước tư sản vẫn có khuyết điểm lớn là họ ra sức công kích lẫn nhau. Mỗi đảng đều đưa ra
cương lĩnh tranh cử nhằm lôi kéo các tầng lớp dân cư mong chiếm được nhiều ghế trong
các cuộc bầu cử nghị viện, giành chức vụ đứng đầu cơ quan hành pháp để đứng ra thành
lập chính phủ tạo ra cơ chế kiềm chế, cản trở việc hình thành các cơ cấu, tổ chức nhà
nước. Vì vậy, trong những trường hợp này, để giải toả tình hình, các nhánh quyền lực nhà
nước, các chính đảng, lực lượng đối lập buộc phải thoả hiệp với nhau.

+ Thể chế đa đảng cũng dễ khuyến khích các lực lượng đối lập vì lợi ích cục bộ chỉ biết
phản đối tất cả những gì của đảng cầm quyền, bất chấp phải-trái, đúng-sai, không tôn
trọng những lợi ích chính đáng của nhân dân. Thực tế đã và đang diễn ra ở không ít các
quốc gia là các đảng tranh giành quyền lực, đấu đá lẫn nhau, gây ra rối loạn an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội. Thậm chí, sự tranh giành quyền lực giữa các đảng đã đẩy một
số nước lâm vào khủng hoảng chính trị, chẳng những quyền dân chủ của người dân
không được đảm bảo mà tính mạng của họ cũng bị đe dọa.

Ví dụ: Cuộc xung đột giữa những người "áo đỏ” với Chính phủ đương nhiệm ở Thái Lan
và cuộc xung đột giữa chính phủ và phe đối lập Kyrgyzstan vừa qua là những ví dụ. Đảng

Page 9 of 15
phái chính trị (hàng trăm đảng phái) và do thế lực quân phiệt Thái Lan cố tình dùng
quyền lực của mình để đàn áp phong trào dân chủ và thanh trừng lẫn nhau, nên trong 66
năm (từ sau Cách mạng tư sản năm 1932 – 1998), Thái Lan đã trải qua 33 cuộc đảo
chính, bình quân cứ 2 năm lại có một cuộc đảo chính thay đổi chính phủ.

3. Một vài đảng phái nổi bật

- PDP-Laban: Đảng Dân chủ Philippines - Sức mạnh quần chúng, thường được gọi là
PDP-Laban, là một trong những đảng chính trị chính ở Philippines thành lập vào năm
1982 và đã được các đảng cầm quyền từ năm 2016 dưới thời chính quyền của Tổng thống
Rodrigo Duterte (tổng thống đương nhiệm).

+ Hiện đảng này được gọi là PDP – Laban là kết quả của sự hợp nhất giữa Partido
Demokratiko Pilipino và Lakas ng Bayan.

- Đảng Tự do Philippines: Là đảng cầm quyền từ năm 2010 đến 2016, Đảng Tự do là
đảng lâu đời thứ hai trong các Đảng chính trị ở Philippines về ngày thành lập cũng là
đảng chính trị hoạt động liên tục lâu đời nhất ở Philippines. Đảng này được lãnh đạo và
phát triển bởi nhiều nhà tư tưởng tự do và chính trị gia đáng kính.

PHẦN V. VĂN HÓA VÀ NGÔN NGỮ

- Nền văn hóa của Philippines là sự giao thoa giữa Châu Mỹ - Châu Âu – Châu Á. Nền
văn hóa lễ hội ở Philippines được thừa hưởng những truyền thống văn hóa đặc sắc của
người Tây Ban Nha. Philippines còn chịu tác động từ nền văn hóa ẩm thực Trung Quốc.
Còn đối với văn hóa Hoa Kỳ là việc người Philippines sử dụng rộng rãi nhất đó là dùng
tiếng Anh lưu loát, thích đồ ăn nhanh và thích các sản phẩm đến từ ngành công nghiệp
giải trí của Mỹ.

- Philippines có hơn 170 ngôn ngữ được dùng trong nước, hầu hết đều thuộc nhánh phía
Tây của nhóm ngôn ngữ Malayo-Polynesian trong hệ thống ngôn ngữ Nam Đảo. Tiếng
Philippines là tiếng địa phương được tiêu chuẩn hóa dựa trên tiếng Tagalog có các từ
thông thường từ các ngôn ngữ Philippines khác. Ngày nay, có rất nhiều du học sinh, sinh
viên tham gia các khóa học ngắn hạn tại Philippines.

PHẦN VI. TÔN GIÁO

Page 10 of 15
1. Các loại tôn giáo ở Philipines

Theo số liệu khảo sát tôn giáo năm 2018, đa số người dân Philippines theo Công giáo
(chiếm khoảng hơn 80% dân số), 10% thuộc về các hệ phái Tin lành, 5% theo Islam giáo,
2% dân số theo Phật giáo, Đạo giáo (chủ yếu nhóm cộng đồng người Philippines gốc
Nhật Bản), một số lượng nhỏ là tín đồ đạo Sikh, Hindus giáo, Do Thái giáo và đạo
Baha’i, 2% dân số thừa nhận và thực hành các nghi lễ tín ngưỡng dân gian truyền thống.

2. Quá trình phát triển đạo Công giáo

Năm 1521, các nhà truyền giáo Tây Ban Nha theo cuộc đổ bộ của Ferdinand Magellan đã
đặt chân đến Philippines. Thời gian đầu, Công giáo (theo phong cách Tây Ban Nha) bị
chính quyền và người dân địa phương xem như một dị giáo (ngoại giáo). Mặc dù vậy,
Công giáo vẫn bén rễ và phát triển sâu trong xã hội Philippines và trở thành một giáo hội
Công giáo địa phương được Tòa thánh Vatican dành nhiều sự quan tâm. Khi Công giáo
“đổ bộ” vào Philippines, các tập tục địa phương, nghi lễ dân gian bản địa đã “biến mất”
một cách nhanh chóng. Đặc biệt, giới pháp sư và Đạo giáo suy vi nhanh nhất. Điều này
đã thúc đẩy chính phủ Philippines thiết lập hệ phái Shaman giáo, giảng dạy cho người
dân về các tôn giáo bản địa để nâng đỡ, bảo tồn văn hóa dân tộc không bị mai một, tổn
hại trước xu hướng bị “xâm lăng” văn hóa từ bên ngoài.

3. Tôn giáo ảnh hưởng đến tình hình an ninh ở Philipnes như thế nào

- Islam giáo ở Philippines tuy chỉ là tôn giáo nhóm nhỏ (chiếm tỷ lệ 5% dân số), nhưng
lại là yếu tố lớn thách thức an ninh tôn giáo ở Philippines. Các nhóm tín đồ Islam giáo
cực đoan đã từng gây ra nhiều vụ khủng bố với tầm mức quy mô lớn ở Philippines, các
sự cố bạo lực liên quan đến tôn giáo thường xảy ra ở các vùng nông thôn phía Nam
Philippines và liên quan đến cả vấn đề sắc tộc.

- Luật pháp Philippines coi các cuộc tấn công có chủ đích nhằm vào các cơ sở thờ tự của
tôn giáo là tội ác chiến tranh hoặc tội ác chống lại Luật nhân đạo quốc tế. Yêu cầu các
nhóm tôn giáo có tổ chức phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái (The
Securities and Exchange Commission/ SEC) và Cục Thuế vụ (The Bureau of Internal
Revenue/ BIR) để thiết lập tình trạng miễn thuế.

- Hiến pháp năm 1987 của Philippines công bố: Sự tách biệt giữa Giáo hội và Nhà nước
là bất khả xâm phạm (Điều II, Mục 6). Cấm thành lập tôn giáo nhà nước. Không có luật
nào quy định việc thành lập tôn giáo. Việc hành nghề tôn giáo được miễn thuế, miễn phí.
Không phân biệt đối xử hay ưu tiên giữa công dân có tôn giáo và không tôn giáo cũng
như giữa các tôn giáo khác nhau.
Page 11 of 15
- Chính phủ Philippines tuyên bố rằng, họ tiếp tục thúc đẩy đối thoại liên tôn giáo để xây
dựng niềm tin và sự tôn trọng lẫn nhau giữa các nhóm tôn giáo và văn hóa khác biệt. Lực
lượng đặc nhiệm của Tổng thống thường xuyên tham gia các cuộc họp về Đầu mối của
Liên minh các nền văn hóa do Liên Hợp quốc tổ chức nhằm tạo ra các mối liên kết giữa
các tôn giáo và các nền văn hóa khác biệt để tìm ra các sáng kiến, giải pháp, các mối
quan hệ chống lại chủ nghĩa cực đoan, bạo lực tôn giáo. Chính phủ cũng thường xuyên tổ
chức các sự kiện như: Tuần lễ hòa hợp liên tôn giáo thế giới (World Interfaith Harmony
Week), Lễ hội Hòa hợp (Festival of Harmony),… tập hợp các nhà lãnh đạo của nhiều
nhóm tôn giáo, thành viên của các đoàn ngoại giao, các quan chức chính phủ, lãnh đạo
các phong trào liên tôn giáo và các tổ chức bảo vệ hòa bình nhằm nhấn mạnh sự hợp tác
lẫn nhau giữa chính phủ và cộng đồng tôn giáo trong việc thúc đẩy tự do tôn giáo, đối
thoại và hòa bình, chống lại các tổ chức tôn giáo cực đoan, các tổ chức chính trị phản
động nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ, các chiến binh Islam giáo trong các vụ giết
người, tấn công và bắt cóc để đòi tiền chuộc.

PHẦN VII. LỊCH SỬ

- Người ta biết rất ít về cơ cấu chính trị, xã hội và kinh tế của các đảo mà hiện nay là đất
nước Philippines trước khi người Tây Ban Nha đến đây vào giữa thế kỷ 16. Các đảo này
có dân cư thưa thớt, với tổ chức chính trị lấy cơ sở là làng và họ hàng thân thuộc.

- Đạo hồi là tôn giáo đầu tiên tác động vào cơ sở tín ngưỡng dân gian của người dân
Philippines ở các đảo nhỏ phía nam, nơi tiếp giáp gần với vương quốc hồi giáo Brunei
được hình thành từ thế kỷ 15. Tuy nhiên sự đặt chân của người Tây Ban Nha ở cuối thế
kỷ 15, đã ngăn chặn ảnh hưởng của Hồi giáo lan khắp các đảo và từ đây bắt đầu hơn 300
năm ảnh hưởng của Tây Ban Nha.

- Sau đó Mỹ và Tây Ban Nha bắt đầu lao vào cuộc Chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ năm
1898. Philipines ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống lại Tây Ban Nha nhưng khi Mỹ
thắng thì Philipines lại trở thành thuộc địa dưới ách thống trị của Mỹ.

- Năm 1935, quy chế của Philippines được tăng lên thành một nước trong khối thịnh
vượng chung của Mỹ, và nhiều kế hoạch được đưa ra nhằm trao lại độc lập cho
Philippines trong thập kỷ sau đó. Cuối cùng, Philippines được trao lại độc lập ngày 4
tháng 7 năm 1946.

- Nhưng đầu thập niên 1970 là thời gian nổi lên của các phong trào hành động sinh viên
và những cuộc biểu tình chống Mỹ. Một hội nghị lập hiến gồm những phái đoàn được
Page 12 of 15
bầu ra đã phác thảo một hiến pháp mới với mục tiêu thay thế cho hiến pháp khối thịnh
vượng chung do Mỹ đề xướng năm 1935.

- Nhìn chung, Philippines vốn là thuộc địa kiểu mới của Mỹ, chịu ảnh hưởng của Mỹ trên
nhiều phương diện nên thể chế chính trị của nước này có sự tương đồng với mô hình
cộng hòa tổng thống của nước Mỹ.

PHẦN VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Page 13 of 15
 PHẦN I. Hình thức chính thể
- https://luatminhkhue.vn/hinh-thuc-chinh-the-cua-nha-nuoc-la-gi--.aspx?
fbclid=IwAR1AyD8_I0fm9tW131RUYjDGmPS4njbOWpW1QXQOtI2SuaIlqrfTOFvkFAM
- https://luatduonggia.vn/chinh-the-la-gi-phan-tich-cac-hinh-thuc-chinh-the-cua-nha-nuoc-tren-the-gioi/?
fbclid=IwAR0CW3gEx2mh2wR-5sl7xSn5NURSVFXcYRFFV_yZZ9k_k9E7OqM0AsOKC-8
- https://iluatsu.com/kien-thuc-chung/hinh-thuc-chinh-the-la-gi-phan-biet-chinh-the-quan-chu-voi-chinh-
the-cong-hoa/?fbclid=IwAR0wQSMyyO6-
Xz_e96h1udI50LfEKUZ4Yc2PGPuYlvkSkCW71gpxZ95CjRw
- Guevara, Sulpico biên tập (2005). The laws of the first Philippine Republic (the laws of Malolos) 1898–
1899. Ann Arbor, Michigan: University of Michigan Library (xuất bản 1972)
- Redden, R.K. 1984. Modern Legal System Cyclopedia - Asia Chapter 7(b) "The legal system of the
Philippines" W.B. Hein, Buffalo NY

 PHẦN II. Hình thức cấu trúc


- http://songoaivu.baria-vungtau.gov.vn/chau-a-thai-binh-duong/-/view_content/content/32747/phi-lip-
pin?fbclid=IwAR1zrzlOohZP6tAnLbRuj5E3iTVoxDRPMgjqrnfb78K-gMaUjyi8JopMMHM
- https://baotintuc.vn/the-gioi/nhieu-nuoc-chau-a-co-quan-diem-cung-ran-voi-hinh-thuc-2-quoc-tich-
20210316212451519.htm#:~:text=M%E1%BB%99t%20s%E1%BB%91%20qu%E1%BB%91c%20gia
%20kh%C3%A1c,nh%E1%BA%ADp%20t%E1%BB%8Bch%20th%C3%AC%20ng%C6%B0%E1%BB
%A3c%20l%E1%BA%A1i
-https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%ADnh_ph%E1%BB%A7_Philippines?
fbclid=IwAR0fcktDX0yhJyJEr00ceGCUf1ptHaiiGfM1J3EL4yz3dBL4JzbTjBYKv48
- http://www.issi.gov.vn/mo-hinh-tan-quyen-cua-phap-mot-phuong-thuc-giam-sat-hanh-chinh-dia-
phuong_t104c2717n2629tn.aspx

 PHẦN III. Chế độ chính trị


- Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Tập bài giảng Lý luận về Nhà nước (Tái bản lần 1, có sửa đổi
và bổ sung), Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, 2019.
- https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%ADnh_tr%E1%BB%8B_Philippines
- https://www.constituteproject.org/constitution/Philippines_1987?lang=en

 PHẦN IV. Đảng phái


- http://songoaivu.baria-vungtau.gov.vn/chau-a-thai-binh-duong/-/view_content/content/32747/phi-lip-
pin?fbclid=IwAR3M5cWaQMTRAmFL57yq1THdJY_nK0yk-mt91mGpfdslQ9UQqFwjFg0CT44
- http://baochinhphu.vn/Quoc-te/Thi-truong-71-tuoi-tro-thanh-Tong-thong-Philippines/255210.vgp?
fbclid=IwAR3usuq9bFjWiaGrAPWRy5giU-lojR-jUZivcW851T9-uJMoOrFz8I9xC-o
- https://wiki2th.com/vi/Partido_Demokratiko_Pilipino-Lakas_ng_Bayan?
fbclid=IwAR2QcY2VPH09kcyhgPqW4ftaxx9wyZFOMQPmOXOP_H8I0mwUlhrKkT8EecE
- https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A3ng_T%E1%BB%B1_do_(Philippines)?
fbclid=IwAR1zrzlOohZP6tAnLbRuj5E3iTVoxDRPMgjqrnfb78K-gMaUjyi8JopMMHM

Page 14 of 15
- https://en.wikipedia.org/wiki/2016_Philippine_presidential_election?
fbclid=IwAR1JG2BSsMj9z45sg2Aa13OkiysRrdZO2qHhEBBBG539LhEBwAG_WK98ZOM
- https://en.wikipedia.org/wiki/United_Nationalist_Alliance?
fbclid=IwAR2KcLmv65KfwJcCvDbwbCySCmFemd86gyY5zssufEJjPO2aL623Op4_eZI

 PHẦN V. Văn hóa và ngôn ngữ


- https://eduphil.com.vn/lich-su-dat-nuoc-philippines/?
fbclid=IwAR26ym7J02G3kLCTASGsARRUvts0OUeMzT4HWYeQK2oev29NoEA5qX4ETCE

 PHẦN VI. Tôn giáo


- http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/3250-philipines-va-van-de-an-ninh-ton-giao.html?
fbclid=IwAR307bXl_fnFR4tJHEtagnLYYpuJ__ikBG1mNzYPKVOt-ydSOzeAFBV10dc

 PHẦN VII. Lịch sử


- https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_Philippines
- https://eduphil.com.vn/lich-su-dat-nuoc-philippines/?
fbclid=IwAR26ym7J02G3kLCTASGsARRUvts0OUeMzT4HWYeQK2oev29NoEA5qX4ETCE

Page 15 of 15

You might also like