You are on page 1of 5

 SO SÁNH CƠ QUAN LẬP PHÁP CỦA NƯỚC

ANH VÀ NƯỚC MỸ

1. QUYỀN HÀNH PHÁP

Trong các hình thức kiểm soát quyền hành pháp, sự kiểm
soát của nhánh quyền lập pháp có ý nghĩa quan trọng.
Mặc dù cùng sử dụng các phương thức kiểm soát cơ bản
giống nhau, song ở các hình thức chính thể nhà nước khác
nhau, sự kiểm soát của cơ quan lập pháp có những đặc
điểm và hiệu quả không giống nhau. Mỹ và Anh cũng
không phải ngoại lệ, và dưới đây là 1 số đặc điểm khác
biệt nổi bật :

- Về phía Mỹ : Trong chính thể cộng hòa tổng thống


mà điển hình là ở Mỹ, quyền hành pháp thuộc về
tổng thống. Tổng thống Mỹ là nguyên thủ quốc gia
và nắm toàn bộ quyền quản lý, điều hành quốc gia.
Chính phủ không phải là cơ quan hiến định và chỉ là
bộ máy tham mưu, giúp việc cho Tổng thống.

- Về phía Anh : Trong chính thể đại nghị, quyền hành


pháp thuộc về nguyên thủ quốc gia và chính phủ,
nhưng chính phủ mới là cơ quan nắm giữ quyền lực
này một cách thực chất. Chẳng hạn ở Anh, mặc dù
Nữ hoàng nắm nhiều quyền hạn nhưng chỉ là hình
- thức, chủ yếu nhằm chính thức hóa hoạt động của
Nghị viện và Chính phủ. Quyền hành pháp của Nữ
hoàng thực chất đã trao cho Chính phủ. Chính phủ
thực thi toàn bộ quyền hành pháp nhân danh Nữ
hoàng.

2. CÁCH THỨC HÌNH THÀNH CƠ QUAN HÀNH


PHÁP.

- Về phía Mỹ :
+ ) Nghị viện không kiểm soát hành pháp với danh
nghĩa là kiếm soát cơ quan do mình lập ra ( Tổng
thống Mỹ là người đứng đầu )

+ ) Tổng Thống và Phó Tổng Thống được bầu cử theo


nhiệm kì 4 năm 1 lần

- Về phía Anh :
+ ) Nữ hoàng Anh là người bổ nhiệm đứng đầu đảng
chiếm đa số ghế trong Hạ Viện làm thủ tướng. ( nếu
không tìm ra người thích hợp thì sẽ là thủ tướng )

+ ) Thủ tướng được lập ra từ Nghị viện nên phải chịu


trách nhiệm trước nghị viện.
+ ) Với truyền thống văn hóa, chính trị của người Anh,
kỷ luật đảng rất được coi trọng trong khi Thủ tướng
lại là người đứng đầu đảng chính trị chiếm đa số ghế
trong Hạ viện nên sự kiểm soát của Nghị viện đối với
hành pháp có sự mềm dẻo nhất định.

+ ) Sự kiểm soát của Nghị viện đối với Chính phủ


thực chất và chủ yếu lại là sự kiểm soát của đảng
chính trị đối với bộ máy hành pháp.

3. HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN


- Về phía Anh : Nghị viện Anh chất vấn Chính phủ
vào các ngày đối lập. Vào các ngày đó, các nghị sĩ
đặt câu hỏi đối với các thành viên Chính phủ và các
thành viên này phải có trách nhiệm trả lời chất vấn.
Mọi câu hỏi chất vấn đều do các nghị sĩ thuộc các
đảng đối lập vốn chiếm số ít trong Nghị viện đưa ra.

- Về phía Mỹ :
+ ) Nghị viện thường xuyên tiến hành hoạt động điều trần
đối với cơ quan hành pháp. Việc điều trần được thực hiện
để thu thập ý kiến về một dự luật, điều tra về một vấn đề
hoặc giám sát, đánh giá hoạt động của Chính phủ.

+ ) Giới hành pháp sẽ phải giải trình, đưa ra giải pháp một
cách thuyết phục về vấn đề liên quan. Các phiên điều trần
là dịp để Nghị viện đặt ra các câu hỏi cho ngành hành
pháp.

4. SỨC MẠNH CỦA NGHỊ VIỆN


- Về phía Anh :
+ ) Nghị viện Anh có thể luận tội các quan chức cấp
cao của bộ máy hành pháp. Nghị viện có thể truy tố các
bộ trưởng về hoạt động, hành vi của họ. Hạ viện tiến
hành các thủ tục truy tố, Thượng viện xét xử và kết tội.
Thủ tục này có thể buộc các quan chức phải chịu các
hình phạt giam giữ, thậm chí là tử hình.

+ ) các ủy ban của Hạ viện cũng có quyền điều tra một


hoạt động, lĩnh vực cụ thể của Chính phủ

- Về phía Mỹ : Nghị viện có thể thực hiện thủ tục luận


tội đối với các quan chức hành pháp liên bang, khả
năng truất quyền đối với đương sự

 KHÁI QUÁT LẠI VAI TRÒ CỦA CƠ QUAN LẬP


PHÁP NƯỚC ANH
- Xem xét kĩ lưỡng : Kiểm tra và phản đối việc làm của
chính phủ Anh.
- Pháp chế : Thiết lập và thay đổi luật của nước Anh
- Tranh luận : Đưa ra những tranh luận về các vấn đề
quan trọng và cấp thiết trong ngày
- Kinh tế : Kiểm tra và phê duyệt sự chi tiêu ngân sách
nhà nước của chính phủ

You might also like