You are on page 1of 21

Bài tập ôn chương 1.

Câu 1: Nguồn của Luật HP chỉ bao gồm HP 1992 ( sửa đổi, bổ sung năm 2001)

- Sai, Vì nguồn cơ bản của luật HP là những văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng
những vi phạm pháp luật HP, trong đó bao gồm:
+ Các bản hiến pháp là nguồn quan trọng, chủ yếu và phổ biến nhất
+ Các đạo luật nó về tổ chức CQNN ( luật tổ chức quốc hội, luật tổ chức chính phủ..)
+ Nghị quyết QH và UBTVQH
+ Các pháp lệnh
Câu 2: Nguồn của khoa học Luật Hiến Pháp chỉ bao gồm các bản Hiến Pháp Việt Nam.

- Sai, nguồn của khoa học Luật Hiến Pháp Việt Nam là những tài liệu liên quan đến quá
trình nghiên cứu LHP
+ Các văn bản chứa đựng các quy phạm LHP
+ Những tác phẩm kinh điển ( triết học Mac-lênin, tư tưởng HCM..)
+ Cương lĩnh đường lối văn kiện của Đảng
+ Tập chí, giáo trình luật.
Câu 3: Hiến pháp ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước.

- Sai, Vì Nhà nước ra đời khi xã hội xuất hiện giai cấp và mâu thuẫn giai cấp không thể
điều hòa được. Nhưng phải đến 1 thời gian nhất định, khi xã hội có dân chủ, CM tư sản
thành công, kinh tế ở 1 mức độ nhất định thì khi này Hiến pháp mới ra đời.
 HP không ra đời với sự ra đời của nhà nước
- Ví dụ: nhà nước Văn Lang ra đời năm 2879 TCN nhưng đến 1946 mới có bản Hiến
pháp đầu tiên hay nhà nước Ai Cập có từ rất lâu nhưng phải đến năm 1787 Mỹ mới
có bản HP đầu tiên
Câu 4: Ở nước ta, HP ra đời trước Cách mạng tháng 8 năm 1945

- Sai, bản HP đầu tiên của nước ta được thông qua ngày 9/11/1946.
- Trước Cách mạng tháng 8, nước ta chưa có độc lập, dân chủ, là nước thuộc địa nữa
phong kiến, đất nước không có tự do độc lập nhân dân không được làm chủ
 Nước ta chưa có bản HP
Câu 5: Trong khoa học pháp lý hiện nay, việc phân chia Hiến pháp thành Hiến pháp cổ
điển và Hiến pháp hiện đại là căn cứ vào thời gian ban hành các bản Hiến pháp.

- Sai, việc phân chia hiến pháp dự vào tính chất, nội dung của các bản HP.
+ Cổ điển: 2 nội dung chính là Nhân quyền và xây dựng bổ máy nhà nước
+ Hiện đại: quy định và mở rộng thêm về lĩnh vực Kinh tế, Khoa học, Công nghệ,...
Một số quốc gia:
+ HP hiện đại:HP của các nước XHCN, Đức
+Hp cổ điển: HP Hoa kỳ 1787, HP Áo 1920, HP Ailen 1937...

Câu 6: Hiến pháp không thành văn là Hiến pháp chỉ được cấu thành từ một nguồn là các
tập tục mang tính Hiến pháp.
- Sai, Hiến pháp bất thành văn gồm hai phần chính

+ Phần bất thành văn: tập tục chính trị mang tính HP

Vd: Nữ hoàng/ Vua sẽ bổ nhiệm thủ tướng là người đứng đầu đảng cầm quyền.

+ Phần thành văn: đạo luật mang tính HP

Vd: ở Anh có hơn 300 đạo luật thường mang tính HP cùng với các tập tục chính trị khác.

Câu 7: Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, thủ tục sửa đổi Hiến pháp được tiến
hành như thủ tục sửa đổi một đạo luật thông thường.

- Sai, thứ nhất trình tự thủ tục sửa đổi một đạo luật thông thường sẽ do QH thông qua và
được tán thành quá bán, còn trình tự sửa đổi thủ tục 2013, có 4 chủ thể.
- CSPL: điều 120 HP 2013.
- Giải thích: theo HP 2013 nhà nước Việt Nam là loại cương tính nên quy trình sửa đổi
HP khá phức tạp, như sau:
+ CTN, YBTVQH, CP hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biếu quốc hội yêu cầu sửa đổi HP.
Việc sửa đổi HP có ít nhất 2/3 tổng số ĐBQH tán thành.
+ QH thành lập ủy ban dự thảo HP, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình QH dự thảo HP
+ HP phải được ít nhất 2/3 tổng số ĐBQH biểu quyết tán thành
+ Trưng cầu ý dân do quốc hội quyết định.
+ Hiệu lực của HP do QH quyết định.

Câu 8: Thủ tục sửa đổi Hiến pháp được quy định trong Hiến pháp 2013 giống Hiến
pháp 1992.

- Sai,
- CSPL: điều 147 HP 1992, điều 120 HP2013
- Hiến pháp 1992:
+ Chỉ có Quốc hội mới có quyền sửa đổi HP
+ Việc sửa đổi được ít nhất 2/3 tổng sổ đại biểu quốc hội tán thành.
- Hiến pháp 2013:
+ CTN, YBTVQH, CP hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biếu quốc hội yêu cầu sửa đổi HP.
Việc sửa đổi HP có ít nhất 2/3 tổng số ĐBQH tán thành.
+ QH thành lập ủy ban dự thảo HP, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình QH dự thảo HP
+ HP phải được ít nhất 2/3 tổng số ĐBQH biểu quyết tán thành
+ Trưng cầu ý dân do quốc hội quyết định.
+ Hiệu lực của HP do QH quyết định.
=>Như vậy, ở HP 1992 việc sửa đổi, làm HP phụ thuộc hoàn toàn vào QH, không dân
chủ, QL được tập trung nhìu vào QH, còn nhìu hạn chế, bất cập. ở HP 2013, ta thấy có
sự cải tiến, khắc phục hạn chế.
Câu 9: Thủ tục sửa đổi Hiến pháp được quy định trong Hiến pháp năm 2013 giống với
Hiến pháp năm 1946.

- Sai,
- CSPL: điều 120 HP 2013, điều 70 HP1946.
- Giải thích:
HP 1946:
+ do 2/3 tổng số nghị viên yêu cầu
+ bầu ra ban dự thảo
+ đưa ra toàn dân phúc quyết
HP 2013
+ CTN, YBTVQH, CP hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biếu quốc hội yêu cầu sửa đổi HP.
Việc sửa đổi HP có ít nhất 2/3 tổng số ĐBQH tán thành.
+ QH thành lập ủy ban dự thảo HP, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình QH dự thảo HP
+ HP phải được ít nhất 2/3 tổng số ĐBQH biểu quyết tán thành
+ Trưng cầu ý dân do quốc hội quyết định.
+ Hiệu lực của HP do QH quyết định.

Lý thuyết:

Anh (Chị) hãy chứng minh và giải thích sự độc đáo của chế định Chủ tịch
nước trong Hiến pháp năm 1946.

- 6 luận điểm ghi trong tập


- Kết luận:
+ Phù hợp với bối cảnh thù trong giặc ngoài: chỉ cần nguyên thủ mạnh, người đứng đầu
mạnh thì mới có thể bảo vệ đất nước-> tổ chức nền hành pháp mạnh.
+Là người đứng đầu theo đúng nghĩa: nắm đầy đủ ba quyền năng cơ bản của một
nguyên thủ quốc gia: (1) thay mặt cho nước;(2) quản lý đất nước;(3) đứng đầu chính
phủ-> đề cao vị trí của người đứng đầy nhánh quyền lực hành pháp
+ Đứng đầu lĩnh vực an ninh: Bảo về độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
+ Phản ánh ‘ tầm nhìn xa trông rộng’ của các nhà lập hiến khi tro cho chủ tịch nước
nhiều quyền hạn
- Sự mới mẻ của chính thể cộng hòa:
+ CTN do nghị viện nhân dân bầu-> giống với đặc điểm chính thể cộng hòa đại nghị
+ CTN không chịu tội gì, trừ tội phản quốc-> giống với chính thể cộng hòa tổng thống.
 Chế định chủ tịch nước hết sức độc đáo, đặc biệt là trong mqh với Nghị viện nhân
dân
 Hình thức chính thể của nước ta khá giống với chính thể cộng hòa lưỡng tính
( nguyên thủ quốc gia đồng thời là người đứng đầu chính phủ)
 HP năm 1946 đã xây dựng nên một mô hình nhà nước độc đáo không giống với bất
kì mô hình nào đang tồn tại trên thế giới lúc bấy giờ.

Chương 2
Câu 1: Ở nướcta hiện nay, nhân dân chỉ thực hiện quyền lực nhà nước gián tiếp thông
qua Quốc hội và Hội Đồng nhân dân các cấp.

- Sai,
- - CSPL: điều 6 HP2013
- Giải thích: căn cứ vào điều 6 HP 2013 nhân dân không chỉ thực hiện quyền lực một
cách gián tiếp mà còn trực tiếp.
+ dân chủ gián tiếp là thông qua Quốc hội, hội đồng nhân dân, và các cơ quan nhà
nước khác
+ Dân chủ trực tiếp: nhân dân thực hiện quyền lực một cách trực tiếp mà không thông
qua bất kì cơ quan trung gian nào. Thể hiện rõ ràng nhất thông qua bầu cử, trưng cầu
dân ý.

Câu 2: Các HP VN đều ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Sai
- Giải thích:
+Hiến Pháp 1946: không ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng nhưng trên thực tế có thừa
nhận
+ HP 1959: Ghi nhận ở lời nói đầu mang tính chất tham dò dư luận, trong lời nói đầu có
ba lần nói về sự lãnh đạo của Đảng
+ HP 1980, 1992,2013: có ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng tại lời nói đầu và một điều cụ
thể trong hiến pháp là Điều 4 để nói về vai trò lãnh đạo của Đảng ‘ Đảng CSVN là đội
tiên phong của giai cấp công dân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam’

Câu 3: Trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay, nhà nước giữ vai trò lực lượng lãnh
đạo

- Sai,
- CSPL: điều 2, khoản 1điều 4 HP2013.
- Giải thích: trong hệ thống chính trị của nước ta hiện nay Đảng cộng sản Việt Nam là lực
lượng lãnh đảo nhà nước và xã hội, còn nhà nước kà trung tâm của hệ thống chính trị
thực hiện quyền quản lý quyền lực nhà nước. Đảng lãnh đạo nhà nước quản lý nhân
dân làm chủ.

Câu 4: Chính sách đối ngoại của nước ta theo Hiến pháp năm 2013 giống với Hiến pháp
năm 1992.

- Sai,
- CSPL: Điều 14 HP1992 và điều 12 HP 2013
- Giải thích:
Những điểm khác nhau giữa điều 14 HP 1992 và điều 12 HP 2013: Ở HP 2013 bổ sung
thêm cụm từ “ độc lâp, tự chủ”. Ở hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên nói mục tiêu đối
ngoại là vì lợi ích quốc gia dân tộc, tuyên bố hiến chương liên hợp quốc và điều ước
quốc tế mà cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam là thành viên điều này ở HP năm 1992
không xuất hiện.
Cách làm câu hỏi so sánh hai bản hiến pháp:
- Đưa ra được cơ sở pháp lý ở hai văn bản.
- Đưa ra những cái giống nhau khác nhau ở cả hai văn bản (ít nhất hai cái)
-

Tự luận:
Câu 1: Sự lãnh đạo của Đảng được ghi nhận khác nhau ntn trong lịch sử lập hiến Việt
Nam và giải thích vì sao có sự khác nhau đó.

- Nước ta đã trải qua năm bản hiến pháp


+ HP1946: do điều kiện, hoành cảnh lịch sử lúc bây giờ, nước ta còn đa đảng, là nước
thuộc địa nữa phong kiến nên chưa có quy định trực tiếp , nhưng đã gián tiếp thừa nhận
vai trò lãnh đạo của Đảng ở lời nói đầu
+ HP 1959: Tuy chưa có điều kiện quy định riêng về đảnh nhưng vị trí, vai trò của Đảng
nhưng vị trí, vai trò của Đảng đã được nhắc đến 3 lần trong lời nói đầu, việc nhắc đến
này mang tính chất thăm dò dư luận.
+ HP 1980,1992,2013: ở cả ba bản HP điều ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng ở lời nói
đầu, ngoài ra còn dành một điều cụ thể trong bản HP để nói lên vai trò lãnh đạo của
Đảng là điều 4.
 HP 1980: Xác định những nhiệm vụ của Cách mạng Việt Nam trong điều
kiện mới, tổng kết cho tiết thành quả đấu tranh Cách Mạng liệt kê quá chi
tiết các đế quốc xâm lược, nước CHXHCNVN cần có một bản HP để thể
chế hóa đường lối lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn
mới, thể hiện mối quan hệ của Đảng lãnh đạo nhà nước quản lý và nhân
dân làm chủ. Quy định tại điều 4 Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên
phong và bộ tham mưu chiến đấu,
 HP năm 1992: thừa kế các bản hiến pháp trước nhưng ghi nhậ vai trò
lãnh đạo của Đảng nhưng không liệt kê tên đế quốc xâm lược, xác định
nhiệm vụ của Đảng trong giai đoạn mới, theo chủ nghĩa tư tưởng
maclenin và tư tưởng Hồ Chí Minh
 HP năm 2013: thừa kế bản hiến pháp 1992, từ ngữ cô động ngắn gọn
súc tích, khẳng định Đảng ta là đảng cầm quyền.

Câu 2: Theo Anh (chị), tại sao cần phải phát huy vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam ở nước ta hiện nay? Trình bày ý kiến của Anh (chị) về vai trò Mặt Trận Tổ
quốc Việt Nam.

- Câu hỏi mở có hai vế : vế đầu tiên phải trả lời đươc rằng tại sao chúng ta lại ghi nhận
vai trò của MTTQVN, giải thích được rằng phản biện là gì,phản biện xã hội khác gì với
phản đối và phản bác, tại sao chúng ta cần vai trò phản biện xã hội này là gì.
- Trình bày ý kiến của anh chị:
+ câu này không có đáp án một cách chính xác
Dựa trên những vai trò của một trận tổ quốc Việt Nam mà em phân tích ở trên, thì vài trò
MTTQVN hiện nay chưa phát huy được vai trò được như thế,và tại sao dựa trên những
kiến thức mà em biết được.
- Lý thuyết và thực tiễn đã song song...
- Trả lời: dựa trên điều 32, 33, 34 luật Mặt Trận tổ quốc Việt Nam
- Sở dĩ chúng ta ghi nhận vai trò của mật trận tổ quốc Việt Nam là vì MTTQVN là bộ phận
của hệ thống chính trị của nước CHXHCNVN do ĐCSVN lãnh đạo, cơ sở chính trị của
chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn
dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân , nơi hiệp thương, phối hợp, và thống nhất
hoạt động của các thành viên, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát
hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ công chức nhà nước; tập
hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước; tham
gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền
và lợi ích chính đáng của nhân dân; tham gia phát triển tình hữu nghị, hợp tác giữa
nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới''.

+ Phản biện xã hội là tiếng nói nhận thức của xã hội, là sự tự biện luận, thẩm định, đánh
giá, của các lực lượng xã hội đối với những chủ trương, chính sách đề án, dự án... liên
quan đến các quyền lợi và đời sống của các thành viên trong xã hội. Phản biện xã hội khác
với phản bác và phản đối phản biện xã hội không chống lại, không tuân theo, nghe theo
như phản đối mà là sự biện luận khả năng suy nghĩ rõ ràng hợp lý vấn đề, đưa ra quan
điểm, lý lẽ cá nhân để phân tích đánh giá về mức đọ khả thi và các kiến nghị liên quan đến
đối tượng phản biện, chỉ ra được những sai sót, hạn chế để đi đến một vấn đề đúng đắn
nhất.
- Chúng ta cần phản biện trong xã hội hiện nay là vì phản biễn xã hội đóng một vai trò rất
quan trọng trong thực hành dân chủ và xây dựng nhà nước Pháp quyền. Chúng ta cần
một hình thức để thể hiện quyền tự do xây dựng trên cơ sở quyền tự dó ngôn luận.
Theo đó PBXH chính là quyền được bài tỏ ý kiến một cách có hệ thống và có cơ sở
khoa học nhằm thực hiện quyền dân chủ của cá nhân đã được ghi nhận trong điều ước
quốc tế và quyền con người. PBXH chín là hoạt động mang tính xã hội rõ nét nhất, thể
hiện tính độc lập tương đối khách quan và trung thực có hiệu. PBXH còn là phương
thức để Nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước.
- Dựa trên những vai trò của MTTQVN mà em phân tích ở trên thì em thấy lý thuyết và
thực tiễn luôn song song với nhau. MTTQVN đã trải qua 8 lần Đại hội cấp toàn quốc, và
việc trải qua mỗi kì Đại hội đã quyết định thực hiện một số cuộc vận động như mục tiêu
cơ bản , trọng tâm xuyên suốt vẫn là vấn đề xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Hiện
nay MTTQVN vẫn đang duy trì từng bước xây dựng củng cố khối đại đoàn kết, thực
hiện dân chủ giám sát và phản biện xã hội, đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng
phí, thúc đây tinh thầy thi đua sáng tạo, phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh công nghiệp
hóa hiện đại hóa và từng bước hội nhập quốc tế. Phát huy tinh thần giữa vững hòa
bình, bảo vệ vững chắc Tổ quốc VNDCCH vì dân giàu, nước mạnh dân chủ, công bằng.
Cụ thể hơn là qua đại dịch covid 19, MTTQVN các cấp vận động nhân dân hăng hái thi
đua lao động sản xuất và phát triển kinh tế, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch
bệnh, quyết tâm thực hiện công tác phòng ngừa, ngăn chặn đẩy lùi dịch bệnh; thực hiện
tốt công tác an sinh XH, giúp đỡ người nghèo, người yếu thế, người có hoàn cảnh khó
khăn về tinh thần vật chất và từng bước ổn định cuộc sống.

Chương 3
Nhận định
Câu 1: Quyền con người và quyền công dân là hai phàm trù hoàn toàn đồng nhất.

- Sai,
- CSPL:
- Giải thích: quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù gần gũi, đồng dạng
nhưng không đồng nhất. Quyền con người là quyền của mọi người bất kể dân tộc,
chủng tộc, thành phần xuất thân, tôn giáo nào cũng sẽ được hưởng quyền đó, còn
quyền công dân là quyền mà chỉ có người có quốc tịch của quốc gia đó mới được
hưởng. Vì vậy quyền con người bao trùm quyền công dân và không phải quyền con
người nào cũng là quyền công dân. Đây là hai mối quan hệ biện chứng với nhau gần
gũi với nhau và nó có khả năng trùng nhau trong một số trường hợp, ví dụ: quyền con
người ở điều 19( quyền sống),16(bình đẳng trước pháp luật). Quyền công dân ở điều 17
( công dân có quốc tịch), 23( công dân có quyền tự do đi lại trong nước).
Câu 2. Theo quy định của HP hiện hành, các quyền con người, quyền công dân về chính
trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo
Hiến Pháp và luât.

- Sai,
- CSPL: khoản 1 điều 14 HP2013
- Giải thích: Trong khoản 1 điều 14 HP 2013 thì QCN,QCD ... HP và pháp luật chứ không
phải theo luật
+ Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành, thừa nhận
đảm bảo thực hiện. Còn Luật là đạo luật, văn bản về 1 vấn đề nhất định chỉ do QH ban
hành.
+ Vậy quyền con người không chỉ được đảm bảo bởi Quốc Hội thông qua Hiến pháp mà
còn được đảm bảo bởi Nhà nước thông qua pháp luật.

Câu 3 Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, nộp thuế là quyền công dân.

- Sai
- CSPL: điều 47 HP2013
- Theo điều 47 HP2013 nộp thuế là nghĩa vụ của công dân không phải là quyền. Quyền là
những điều mà pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện đói với các cá nhân, tổ chức
để theo đó cá nhân đó được hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai ngăn cản, hạn
chế. Còn nghĩa vụ là cái bắt buộc cá nhân tổ chức phải thực hiện bổn phận của mình
đối với nhà nước. Nếu không thực hiện hành vi thì sẽ có biện pháp chế tài.

Câu 4: Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, học tập chỉ là quyền công dân.

- Sai,
- CSPL: điều 39 HP 2013
- Giải thích: theo cơ sở ở điều 39 HP 2013, học tập không chỉ là quyền mà còn là nghĩa
vụ của công dân. Quyền là khả năng cho phép chúng ta tự lựa chọn hành vi của mình,
có thực hiện, có hưởng quyền đó mà nhà nước không ép buộc đảm bảo thực hiện. Còn
nghĩa vụ là sự áp đặt bắt buộc pahir làm hoặc khonga làm hành vi nào đó, nếu không
làm sẽ có biện pháp chế tài.

Câu 5 Hiến pháp hiện hành quy định sự bao cấp của Nhà nước đối với học phí và viện
phí.

- Sai,
- CSPL:điều 60,61 hiến pháp 1980, điều 59, 61 HP 2013
- Giải thích: chỉ có HP 1980 mới qui định về sự bao cấp của nhà nước đối học phí và viện
phí vì đây là thời kì đỉnh cao của tập quyền xã hội chủ nghĩa. Còn hiện giờ căn cứ theo
điều 59, 61 ở HP2013 nhà nước không còn bao cấp đối với học phí và viện phí chỉ có
chính sách miễn giảm học phí và viện phí đối với những trường hợp đặc biệt.

Câu 6 Hiến pháp hiện hành quy định sự bao cấp của Nhà nước đối với việc làm.

- Sai
- CSPL: điều 58 HP1980, điều 57 HP 2013
- Giải thích: Ở HP 1980 có xuất hiện việc bao cấp việc làm là nhà nước đảm bảo rằng
con dân đến tuổi thì điều đảm bảo có việc làm, vì đây là thời kì đỉnh cao của tập quyền
xã hội chủ nghĩa, còn bây giờ chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Đến HP năm 2013 bao cấp đã được
xóa bỏ, căn cứ vào điều 57 HP 2013 nhà nước chỉ hỗ trợ vấn đề việc làm, hỗ trợ cho
người dân có những điều kiện ngang nhau trong việc tiếp cận nghề nghiệp.

Lý thuyết

Câu 1: Anh (Chị) hãy phân tích và làm sáng tỏ nguyên tắc “Quyền con người, quyền
công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do
quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng
đồng” (Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013).

- Nói tóm lại là làm sáng tỏ nguyên tắc hạn chế quyền con người quyền công dân
- Là một tong những điểm rất mới của Hp2013
- Chỉ ra được ba điều kiên tuyên quyết trong hạn chế luật: văn bản phải mang tên là luật
và đạo luật do Quốc hội ban hành, chỉ diễn ra trong những trường hợp cần thiết ( đem
khoản 2 điều14 vào).
 Quan điểm này đúng, ví dụ trong đại dịch covid vừa rồi, chúng ta hạn chế quyền đi
lại ngăn sông cấm chợ vậy chúng ta có vi phạm nhân quyền không???=> câu trả lời
là không, chúng ta đang rơi vào trường hợp chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nguyên
tắc này là nguyên tắc hạn chế quyền con người quyền công dân nhưng hạn chế
quyền của một số người một nhóm người để bảo vệ quyền lợi, lợi ích của số đông
còn lại đây không phải là nguyên tắc vi phạm nhân quyền đây là nguyên tắc bảo
đảm quyền ( phải đưa những ví dụ thực tế vào)

Câu 2: Anh (Chị) hãy nêu và phân tích ý nghĩa những điểm mới trong Chương II: “Quyền
con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” của Hiến pháp năm 2013 so với
Chương V của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001).

- Hiến pháp năm 1992:


+ Ở HP 1992 tên chương : “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” . Ở bản HP này
đã đồng nhất quyền con người và quyền công dân. Quyền con người là quyền mà tất cả
mọi người, không phân biệt tôn giáo, dân tộc,.... đều được hưởng, còn quyền công dân
là quyền mà người có quốc tịch của nước đó được hưởng. Còn ở Hiến pháp 2013 lần
đâu tiên ở HP năm 2013 xuất hiện quyền con người.
+ Vị trí chương: HP 1992 vị trí chương là chương V còn ở HP2013 vị trí chương là
chương 2. Việc thay đổi vị trí như vậy cho thấy việc thay đổi tư duy lập hiến, lập pháp.
Vấn đề nào càng quan trọng thì lại càng đưa lên đầu, đề cao chủ quyền nhân dân trong
HP, xem nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước
Những điểm khác nhau giữa HP 1992 với HP2013
+ Điều 50 HP 1992 so với khoản 1 điều 14 HP 2013: Hiến pháp 1992 chưa phân biệt
rạch rồi giữa “quyền con người” và “ quyền công dân” , ở HP 2013 đã khắc phục thiếu
sót đó, ngoài ra còn bổ sung thêm nguyên tắc tại khoản 2 điều 14 HP 2013 là hạn chế
quyền con người, quyền công dân trong các trường hợp cần thiết nói trên do Luật định
và dứt khoát phải được quy định bằng Luật, không phải văn bản dưới luật.
Những điểm mới ở HP2013 là: bổ sung thêm một số quyền mới:
+ Quyền sống ( điều 19)
+ MỌi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học và được
hưởng lợi ích từ các hoạt động đó ( điều 40)
+Hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa ( điều 41)
+ Quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng tiếng mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (
điều 42)
+ Quyền được sống trong môi trường lành mạnh ( điều 43)
+ Nhấn mạnh vai trò trách nhiệm của nhà nước trong việc nhà nước công nhận, tôn
trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân ( điều 3/HP2013) .

Chương 4
Nhận định

Câu1: Theo quy định của pháp luật hiện hành, ứng cử viên trong cuộc bầu cử đại biểu
Quốc hội có quyền tổ chức vận động tranh cử.

- Sai,
- CSPL: điều 65 luật Bầu cử
- Giải thích: căn cứ vào điều 65 luật bầu cử ở Việt Nam không xuất hiện vận động tranh
cử, chỉ có vận động bầu cử bởi vì chúng ta là một Đảng lãnh đạo không phải đa đảng.

Câu 2: Theo quy định của pháp luật hiện hành cử tri không thể thực hiện quyền bỏ phiếu
tại nơi đăng kí tạm trú của họ.

- Sai
- CSPL: khoản 3 điều 29, điều 34 của luật Bầu cử
- Giải thích: căn cứ vào khoản 3 điều 29 cử tri là những người tạm trú và có thời gian
đăng kí tạm trú tại địa phương dưới 12 tháng đều có quyền đi bầu và điều 34 nếu cử tri
không thể bầu cử ở địa phương nới đã được ghi tên vào danh sách thì cần có giấy giấy
chứng nhận của ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình, để có thể bầu cử đại biểu Quốc hội
và hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Câu 3: Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong cuộc bầu cử lại, ứng cử viên nào
được nhiều phiếu hơn là người trúng cử.

- Sai
- CSPL:điều 78 và điều 80 luật bầu cử
- Giải thích: căn cứ vào điều 78 kết quả bầu cử chỉ được tính trên số phiếu hợp lệ và
người trúng cử phải là người đạt số phiếu bầu quá nữa tổng số phiếu bầu và điều này
áp dụng cho các lần bầu cử như bầu cử thêm, bầu cử lại, bầu cử bổ sung.

Câu 4: Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong cuộc bầu cử lần đầu nếu số người
trúng cử không đủ so với quy định thì sẽ tiến hành bầu bổ sung đại biểu.

- Sai
- CSPL: điều 79 luật bầu cử
- Giải thích: khái niệm này không phải là bầu cử bổ sung đây là bầu cử thêm. Còn bầu cử
bổ sung chỉ được tiến hành khi thiếu trên 10% tổng số đại biểu quốc hội đã bầu ở nhiệm
kì đầu trong khi thời hạn nhiệm kì nhiều hơn 2 năm.

Câu 5: Theo quy định của pháp luật hiện hành, người bị tạm giam, tạm giữ thì không
được ghi tên vào danh sách cử tri.

- Sai
- CSPL: Khoản 5 điều 29
- Giải thích: Người bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở
giáo dục bắt buộc họ chưa phải là người phạm tội nên chúng ta vẫn đảm bảo quyền bầu
cử và vẫn được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu cử, và được bầu cử tại nơi người
đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt
buộc.

Câu 6 : Theo pháp luật hiện hành, mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền
bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

- Sai
- CSPL: khoản 1 điều 30 luật bầu cử
- Giải thích: Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên tất nhiên sẽ có quyền đi bầu cử, nhưng trừ
những trường hợp không được ghi vào danh sách cử tri như người bị kết án tử hình
đang trong thời gian chờ thi hành án, người bị kết án tù không được hưởng án treo,
người bị mất năng lực hành vi dân sự.

Câu 7: Theo quy định của pháp luật hiện hành, mọi người đều có quyền bầu cử và ứng
cử.

- Sai
- CSPL: điều 2, điều 30, điều 37 luật bầu cử
- Giải thích: căn cứ và điều 2 của luật bầu cử công dân từ đủ 18 tuổi trở lên sẽ có quyền
bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử. Trừ những trường hợp không được tham
gia vào danh sách bầu cử là người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành
anh, người bị kết án tù không được hưởng án treo, người bị mất năng lực hành vi dân
sự. Những người bị mất quyền tham gia ứng cử như người bị tước quyền ứng cử theo
bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực, người đang chấp hành hình phạt tù, và
người mất năng lực hành vi dân sự, người đang bị khởi tố bị can, người chưa được xóa
án tích, người đang chấp hành biện pháp sử lý hành chính đưa vào các cơ sở giáo dục
bắt buộc thì không được tham gia ứng cử vào ĐBQH và đại biểu hội đồng nhân dân

Câu 8: Theo quy định của pháp luật hiện hành, người bị Tòa án kết án phạt tù nhưng
được hưởng án treo thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.

- Sai
- CSPL: khoản 1 điều 30
- Giải thích: Người bị kết án tù như được hưởng án treo vẫn được ghi vào danh sách cử
tri và vẫn có quyền đi bầu cử. Án treo là những người chịu hình phạt tù dưới ba năm, có
nhân thân tốt, có tình tiết giảm nhẹ, án treo là hình thức miễn chấp hành hình phạt tù, họ
vẫn sống tại địa phương, nhưng hạn chế một số quyền tự do đi lại.

Câu 10: Người bị kết án phạt tù nhưng được hoãn chấp hành hình phạt tù hoặc tạm đình
chỉ chấp hành hình phạt tù thì không được ghi tên vào danh sách cử tri để thực hiện
quyền bầu cử

- Sai
- CSPL: khoản 1 điều 30

Giải thích: Chỉ những người người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án,
người bị kết án tù không được hưởng án treo, người bị mất năng lực hành vi dân sự thì sẽ
không được ghi tên vào danh sách cử tri. Như vậy, Người bị kết án phạt tù nhưng được
hoãn chấp hành hình phạt tù hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù thì vẫn được ghi tên
vào danh sách cử tri để thực hiện quyền bầu cử

Chương 5: Quốc hội

Câu 1: Theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ đại biểu Quốc hội mới có quyền trình
dự án luật trước Quốc hội.

- Sai
- CSPL: điều 84 HP 2013
- Giải thích: Không chỉ có ĐBQH có quyền trình dự án luật mà còn có CTN, UBTVQH,
HDDT, UBTVQH, CP, TANDTC, VKSNDTC, KTNN, ... cũng có quyền trình dự án luật
trước Quốc hội

Câu 2: Theo quy định của pháp luật hiện hành, Quốc hội có quyền huỷ bỏ văn bản quy
phạm pháp luật của Chính phủ trái với Hiến pháp, luật, pháp lệnh.

- Sai
- CSPL: điều 15 luật tổ chức Quốc hội năm 2014
- Giải thích: Quốc hội chỉ có quyền bãi bỏ các văn bản bản của các cơ quan dưới Quốc
hội thành lập trái với HP, luật. Nếu hủy bỏ là vb đó từ quá khứ cho đến hiện tại hiệu lực
của nó sẽ mất hết, còn bãi bỏ là chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm công bố cho đến tương
lai

Câu 3: Theo quy định của pháp luật hiện hành, tất cả các Nghị quyết của Quốc hội phải
được quá nửa tổng số Đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

- Sai
- CSPL: điều 85 HP 2013.
- Giải thích: Luật, nghị quyết của Quốc hội phải được quá nữa tổng số ĐBQH biểu quyết
tán thành, nhưng trong trường hợp làm HP , sửa đổi, kéo dài hoặc rút ngắn nhiệm kì
của Quốc hội thì phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu biếu quyết tán thành.

Câu 4: Theo quy định của pháp luật hiện hành, một cá nhân không đạt được quá bán số
phiếu tín nhiệm của Quốc hội thì đương nhiên bị bãi nhiệm hoặc cách chức.

- Sai
- CSPL: điều 15 Nghị quyết số 85/2014/QH13
- Giải thích:
+ Đối với trường hợp lấy phiếu tín nhiệm: nếu có quá nữa số ĐBQH tín nhiệm thấp thì
có thể xin từ chức hoặc từ 2/3 ĐBQH tín nhiệm thấp thì UBVQH sẽ trình QH bỏ phiếu tín
nhiệm
+ Đối với trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm: nếu có quá nữa số ĐBQH bỏ phiếu tính
nhiệm, thì sẽ có hai trường hợp: 1. Có thể xin từ chức; 2. Nếu không từ chức thì người
đã giới thiệu để QH bầu hoặc phê chuẩn đó phải trình QH miễn nhiệm hoặc phê chuẩn
miễn nhiệm.

Câu 5 UBTVQH là cơ quan chuyên môn của quốc hội

- Sai
- CSPL: 73,74,75,76 HP 2013
- Giải thích: UBTVQH là cơ quan thường trực của QH. Còn cơ quan chuyên môn của QH
là các Ủy ban của quốc hội: gồm 9 Ủy ban thường trực và ủy ban lâm thời.

Câu 6: Theo quy định của pháp luật hiện hành, Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉ có quyền
đình chỉ thi hành, không có quyền bãi bỏ các văn bản trái pháp luật của Chính phủ

- Sai
- CSPL: điều 51 Luật TCQH năm 2014
- Giải thích: UBTVQH có không chỉ có quyền đình chỉ khi những văn bản đó trái với HP
trái với nghị quyết do Qh ban hành, mà còn được quyền bãi bỏ văn bản khi những văn
bản đó có dấu hiệu trái với chính Pháp lệnh và nghị quyết do chính UBTVQH ban hành.
Ban hành cái nào thì bãi bỏ cái đó, còn không ban hành thì chỉ được quyền đình chỉ.

Câu 7 Theo quy định của pháp luật hiện hành, Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền bãi
bỏ văn bản của Thủ tướng Chính phủ trái Hiến pháp, luật, nghị định của Quốc hội.

- Nào học x chương chính phủ sẽ học

Câu 8 : Theo quy định của pháp luật hiện hành, tất cả Đại biểu Quốc hội đều hoạt động
kiêm nhiệm.

- Sai
- CSPL: điều 23 luật tổ chức quốc hội năm 2014
- Giải thích: ĐBQH có hai loại: chuyên trách và kiêm nhiệm ( không chuyên trách). Trong
đó chuyên trách chiếm 40% tỉ lệ tối thiểu còn không chuyên trách không xác định được
tỉ lệ tối thiếu. ĐBQH chuyên trách là dành toàn bộ thời gian làm việc để thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn, công việc tại cơ quan, còn không chuyên trách chỉ dành 1/3 thời gian
làm việc trong năm để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của ĐBQH.

Câu 9: Theo quy định của pháp luật hiện hành, Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối
với Chính phủ.

- Sai
- CSPL: điều 13 luật TCQH năm 2014
- Giải thích: QH bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH bầu hoặc phê
chuẩn. Những chức vụ này được qui định cụ thể tại điều 8 và điều 9 luật TCQH năm
2014. Nghĩa là quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm với người giữ chức vụ, chức danh cụ thể
chức không phải với cơ quan.

Lý thuyết:
Câu 1: Anh (Chị) hãy so sánh hoạt động lấy phiếu tín nhiệm và hoạt động bỏ phiếu tín
nhiệm của Quốc hội. Từ đó đưa ra một số nhận xét/đánh giá về các hoạt động này.

Trong slide bài giảng

- Lấy phiếu tín nhiệm là cơ cở của bỏ phiếu tín nhiệm.

Câu 2: Trình bày khái niệm, đối tượng, mục đích và quy trình chất vấn tại kỳ họp Quốc hội. Nêu
ý kiến của Anh (Chị) về hoạt động chất vấn của Quốc hội ở nước ta hiện nay.

- Slide bài giảng .


- Ví dụ Phân văn hòa, kờ so phờ bơ hấp, tại sao còn nhiều đại biểu cầm giấy mà đọc như
vậy, đánh giá lý thuyết như vậy nhưng trên thực tế nó như thế nào, ưu điểm nhược
điểm biện pháo khắc phục, thể hiện tư duy pháp lý lấy điểm 9

Chương 6 : Chủ tịch nước

Nhận định:

Câu 1: Theo quy định của pháp luật hiện hành, CTN có quyền bổ nhiệm thẩm phán của
Tòa án nhân dân các cấp

- Sai
- CSPL: Khoản 3 điều 88 HP2013, khoản 7 điều 27 Luật tổ chức Tòa án Nhân dân năm
2014
- Giải thích: thẩm phán tòa án Nhân nhân các cấp là bao gồm: tối cao, cấp cao, cấp tỉnh,
cấp huyện. Chủ tịch nước chỉ được phép bổ nhiệm thẩm phán của toà án khác, ngoài
tòa án nhân dân tối cao. Còn thẩm phán nhân dân tối cao phải trải qua ba bước Chánh
án tòa án Nhân dân tối cao đề nghị, quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm, chủ tịch nước kí
quyết định.

Câu 2: Theo quy định của PL hiện hành, chủ tịch nước có quyền quyết định phong quan
hàm đại úy.

- Sai
- CSPL: Khoản 5 điều 88 HP 2013
- Giải thích: CTN quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô
đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân.
- Đại úy là cấp bậc trong hệ thống quân hàm sĩ quan Quân đội NNVN do Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng quyết định phong quân hàm đại úy ( Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt
Nam năm 1999 (sd, bs 2014), luật Dân quân tự vệ năm 2019).

Câu 3: Theo quy định của PL hiện hành, CTN có quyền quyết định đại xa

- Sai
- CSPL: Khoản 3 điều 88 HP 2013
- Giải thích: CTN chỉ có quyền quyết định đặc xá, ân xá, còn đại xá sẽ do QH quyết định
chủ tịch nước căn cứ vào nghị quyết của QH để công bố đại xá.

Câu 4: Theo quy định của PL hiện hành, CTN có quyền quyết định tình trạng chiến tranh.

- Sai
- CSPL:
- Giải thích: CTN chỉ là chủ thể công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh
căn cừ vào nghị quyết của QH và UBTVQH. QH mới là chủ thể có quyền quyết định tình
trạng chiến tranh, nếu trong trường hợp QH không hợp được thì UBTVQH sẽ quyết định
và báo cáo cho QH ở kì họp gần nhất. Và căn cứ vào nghị quyết của QH để CTN tuyên
bố tình trạng chiến tranh

Câu 5: Theo quy định của PL hiện hành, CTN có quyền quyết định phê chuẩn, gia nhập
hoặc chấm dưới hiệu lực đối với tất cả các điều ước quốc tế.

- Sai
- CSPL: Khoản 6 điều 88 HP2013, Khoản 14 điều 70 HP 2013
- Giải thích: có những điều ước quốc tế cần phải có QH phê chuẩn ví dụ những điều ước
liên quan đến tình trạng chiến tranh, an ninh, hòa bình. CTN phải trình quốc hội phê
chuẩn quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực. Cụ thể đó là các điều ước quốc tế
liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gi, tư cách thành viên của
CHXHCNVN tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, các điều ước quốc tế về
quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái
với luật, nghị quyết của QH.
Câu 6: Theo quy định của PL hiện hành, CTN không có quyền yêu cầu chính phủ hợp

- Sai
- CSPL: điều 90 HP 2013
- Giải thích: ở HP 2013 đã bổ sung thêm cho CTN quyền yêu cầu chính phủ khi thõa mãn
2 điều kiện:
+ là khi CTN xét thấy cần thiết.
+ nhầm thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của chủ tịch nước.

Câu 7: theo quy định của hiến pháp hiện hành, chủ tịch nước có quyền phủ quyết các
đạo luật do Qh ban hành

- Sai
- CSPL: khoản 1 điều 88 của HP 2013
- Giải thích: Chủ tịch nước chỉ có quyền để nghị UBTVQH xem lại pháp lệnh trong thời
hạn 10 ngày kể từ ngày pháp lệnh được thông qua. Quyền này không hẳn là quyền phủ
quyết ( veto) tương tự như hoa kì nhưng quy định như vậy nhầm đảm bảo vai trò giám
sát của CTN trong việc ban hành pháp lệnh của UBTVQH ( quyền phủ quyết mềm).

Câu 8: Theo quy định của hiến pháp hiện hành, CTN phải công bố tất cả các pháp lệnh
của UBTVQH chậm nhất 15 ngày kể từ ngày các pháp lệnh này được thông qua.

- Sai
- CSPL: khoản 1 điều 88 HP 2013
- Giải thích: sẽ có những trường hợp CTN đề nghị UBTVQH xem xét lại Plenh trong 10
ngày kể từ ngày pháp lệnh được thông qua.

Câu 9: Các bản HP trong lịch sử lập hiện của Việt Nam điều quy định độ tuổi về độ tuổi
của ứng cử viên cho chức vụ chủ tịch nước và quy định chủ tịch nước phải được chọn
ra từ đại biểu quốc hội

- Sai
- CSPL: điều 45 HP 1946, điều 62 HP 1959, điều 99 HP 1980, điều 102 HP1992, điều 87
HP 2013
- Giải thích: chỉ có HP năm 1959 là ghi nhận độ tuổi của CTN là từ 35 tuổi trở lên và
không ghi nhận về yêu cầu phải là ĐBQH. Các bản HP còn lại điều ghi nhận điều kiện
quan trọng để trở thành CTN phải là ĐBQH và không đề cập đến vấn đề tuổi.

Câu 10: Theo quy định của hiến pháp hiện hành, CTN có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức Thẩm phán toà án nhân dân tối cao theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao.

- Sai
- CSPL: khoản 3 điều 88 HP 2013 và khoản 7 điều 27 Luật tổ chức Tòa Án nhân dân năm
2014
- Giải thích: quy trình để bổ nhiệm thẩm phán toà án nhân dân tối cao cần trải qua ba quy
trình: Chánh án toà án nhân dân tối cao đề nghị , quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức, chủ tịch nước kí quyết định.

Tự luận:

C1: Giải thích vì sao thoe pháp luật hiện hành, CTN không có quyền phủ quyết các đạo
luật dó QH ban hành.

+ Nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và vận hành quyền lực nhà nước Việt Nam là nguyên
tắc tập quyền và QH là cơ quan quyền lực cao nhất nhà nước, do vậy, về mặt kiểm tra,
giám sát khôgn chỉ CTN, các cơ quan nhà nước ở tung ương như Chính phú, Tòa án nhân
dân tối cao, Viện kiểm sát tối cao cũng pahir chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước
quốc hội

+CTN sẽ do QH bầu trong số ĐBQH và có nhiệm kì theo nhiệm kì QH, điều kiện để trờ
thành CTN phải là ĐBQH ( điều 7 HP 2013); Trả lời chất vấn của ĐBQH và QH có quyền
bãi bỏ văn bản của CTN trái với Hp, luật, nghị quyết của QH; bỏ phiếu tín nhiệm đối với
CTN; bãi nhiệm; miễn nhiệm CTN.

Câu 2: Anh ( chị) hãy giải thích vì sai khoản 1 điều 88 HP hiện hành quy định cho CTN có
quyền đề nghị UBTVQH xem xét lại các pháp lệnh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày
pháp lệnh được thông qua.
- Lý do thứ nhất: để nhầm phối hợp giữa CTN với UBTVQH trong việc giải quyết các vấn
đề quan trọng
- Lý do thứ hai: CTN là chủ thể công bố pháp lệnh, trước khi công bố CTN phải xem cho
qua nên trao quyền lại cho CTN là hợp lý nhất.
- Lý do thứ ba: Xuất phát từ tính chất của pháp lệnh là một cái văn bản rất đặc biệt.

You might also like