You are on page 1of 13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

THẢO LUẬN

SO SÁNH 5 BẢN HIẾN PHÁP


CỦA CÁC THỜI KỲ

THỰC HIỆN
QT47.2 – NHÓM 6

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2022


QT47.2 - NHÓM 6

Danh sách thành viên:

Họ và tên MSSV Phân công Đánh giá


hoàn thành

Phạm Vân Khánh 2253801015136 Chính quyền địa phương, Tòa án &
Viện kiểm sát

Phạm Ngọc Kim Ngân 2253801015195 Nghị viện, chủ tịch nước

Trần Thị Ngọc Lê 2253801015148 Lời nói đầu

Hoàng Nguyễn Trà My 2253801015179 Quyền con người, quyền công dân

Huỳnh Yến Nhi 2253801015221 Điểm giống nhau

Trần Bùi Yến Nhi 2253801015229 Sửa đổi và thông qua hiến pháp

Nguyễn Thanh Bảo Linh 2253801015155 Kinh tế, Văn hóa, Xã hội, ANQP

Nguyễn Hoàng Quốc Long 2253801015162 Cơ cấu/bố cục

Hán Dương Gia Linh 2253801015150 Hoàn cảnh ra đời

Trương Trúc Kỳ 2253801015145 Chế độ chính trị

Trương Lê Thanh Nhanh 2253801015218 Chính phủ


Điểm khác nhau:

❖ HOÀN CẢNH RA ĐỜI


- Hiến pháp 1946: Cách mạng tháng tám thành công, 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản
Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
+ 3/9/1945: đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ → xây dựng Hiến pháp.
+ 20/09/1945: Thành lập ban dự thảo Hiến pháp gồm 7 người do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm
Trưởng ban.
+ 9/11/1946: Thông qua bản Hiến pháp đầu tiên.
- Hiến pháp 1959: 7/5/1954, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tạo tiền đề cho Hiệp định Giơ-
ne-vơ, văn kiện quốc tế đầu tiên tuyên bố tôn trọng độc lập, chủ quyền. thống nhất toàn vẹn
lãnh thổ của Việt Nam.
+ 23/1/1957, Thành lập Ban sửa đổi Hiến pháp với 28 thành viên do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm
Trưởng ban.
+ 31/12/1959, Quốc hội nhất trí thông qua Hiến pháp.
+ 1/1/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh công bố Hiến pháp.
- Hiến pháp 1980: 30/4/1975, Thắng lợi chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân năm 1975 mở ra
một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc.
+ Quốc hội khóa VI ban hành nghị quyết sửa đổi Hiến pháp, thành lập Ủy ban dự thảo Hiến
pháp gồm 36 thành viên, do Trường Chinh làm Chủ tịch.
+ 18/12/1980, Quốc hội nhất trí thông qua Hiến pháp.
- Hiến pháp 1992: Sau 11 năm, Hiến pháp 1980 không còn phù hợp với tình hình đất nước →
nhu cầu sửa đổi Hiến pháp là cấp thiết.
+ 30/06/1989: Thành lập Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp với 28 thành viên, Võ Chí Công làm Chủ tịch.
+ 15/04/1992: thông qua Hiến pháp 1992.
+ 29/06/2001: Uỷ ban dự thảo sửa đổi, bổ sung HP 1992.
+ 25/12/2001: thông qua Nghị quyết số 51/2001/QH10.
- Hiến pháp 2013: Hướng đến thể chế hóa sâu sắc hơn quan điểm của Đảng và Nhà
nước, đề cao chủ quyền nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và đảm bảo quyền lực
nhà nước thuộc về Nhân dân.
+ 6/8/2011, Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp với 30 thành viên, do Nguyễn Sinh Hùng làm
Chủ tịch.
+ 28/11/2013, thông qua Hiến pháp mới.
+ 1/1/2014, Hiến pháp 2013 chính thức có hiệu lực.

❖ CƠ CẤU/BỐ CỤC
- Hiến pháp 1946:
+ Lời nói đầu, 7 chương, 70 điều.
+ Chương II: Nghĩa vụ đặt trước quyền lợi công dân.
+ Còn đơn giản, nhưng là cơ sở để phát triển các Hiến pháp sau này.

1
- Hiến pháp 1959: Lời nói đầu, 10 chương, 112 điều → tăng 3 chương, 42 điều.
+ Phạm vi điều chỉnh rộng hơn Hiến pháp 1946.
- Hiến pháp 1980: Lời nói đầu, 12 chương, 147 điều → tăng 2 chương, 35 điều.
+ Phạm vi điều chỉnh rộng hơn Hiến pháp 1959, bao trùm thêm nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội,
văn hóa, giáo dục, khoa học kĩ thuật, quốc phòng,...
+ Duy nhất xuất hiện tên chương Hội đồng nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng
+ Hiến pháp có nhiều điểm chưa hợp lí nhưng xuất phát từ mong muốn hoàn thành mô hình nhà
nước tiến bộ, chuẩn mực.
- Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001): Lời nói đầu, 12 chương, 147 điều.
+ Điều chỉnh rộng hơn trên cơ sở sửa đổi căn bản, toàn diện Hiến pháp 1980.
+ Chương I tên bị trùng nghĩa, dong dài.
+ Mở rộng, củng cố và phát triển thêm nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội.
+ Lần đầu tiên ghi nhận quyền con người, không còn đồng nhất quyền công dân và quyền con
người.
- Hiến pháp 2013: Lời nói đầu, 11 chương, 120 điều → rút gọn 1 chương, 27 điều, sửa
đổi bổ sung 101 điều, bổ sung mới 12 điều và giữ nguyên 7 điều.
+ Điều chỉnh, bổ sung toàn diện hơn trên nhiều mảng, lĩnh vực.
+ Tóm gọn đúng ý tên chương I phù hợp, khái quát.
+ Quan tâm vấn đề môi trường, phát triển khoa học cũng như nhiều lĩnh vực xã hội.

❖ LỜI NÓI ĐẦU


- Hiến pháp 1946:
+ Tuy không ghi nhận nhưng trên thực tế có thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng.
+ Có nêu 3 nguyên tắc xây dựng Hiến pháp:
● Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo.
● Đảm bảo các quyền tự do dân chủ.
● Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.
- Hiến pháp 1959:
+ Ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng một cách thăm dò ở lời nói đầu.
+ Từ Hiến pháp 1959 trở đi: không nêu 3 nguyên tắc xây dựng Hiến pháp.
+ Xác định kiểu Nhà nước: Nhà nước dân chủ nhân dân.
- Hiến pháp 1980:
+ Nêu sự thật lịch sử, liệt kê rõ từng tội ác, chỉ đích danh sự xâm lược của Mỹ, Pháp, Trung
Quốc  mang tính cứng nhắc, gây ảnh hưởng đến ngoại giao của Việt Nam.
+ Lời nói đầu mang đậm tính trang trọng, vô cùng cụ thể và chi tiết, thiếu tính mềm dẻo.
- Hiến pháp 1992:
+ Ghi nhận thành quả Cách mạng Việt Nam, không còn chỉ đích danh đế quốc xâm lược.
+ Lời nói đầu ngắn gọn, súc tích và trở nên mềm dẻo hơn.
+ Mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
- Hiến pháp 2013:
+ Có chọn lọc từ ngữ → khái quát và súc tích hơn.
2
+ Mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh → đặt “dân chủ” lên trước
“công bằng”.

❖ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ


- Hiến pháp 1946
+ Tên nước: Việt Nam Dân chủ cộng hòa
+ Hình thức chính thể: dân chủ cộng hòa
+ Thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng nhưng chưa ghi nhận chính thức
+ Phân biệt rạch ròi giữa Quốc hội lập hiến và Nghị viện nhân dân
+ Đề cao nguyên tắc chủ quyền nhân dân
+ Chế định Chủ tịch nước độc đáo → hành pháp lưỡng đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa đứng đầu
Nhà nước (Nguyên thủ quốc gia) vừa đứng đầu nhánh hành pháp (Chính phủ) → Trao cho Chủ
tịch nước quyền hạn cực cao.
- Hiến pháp 1959:
+ Tên nước: Việt Nam dân chủ cộng hòa
+ Hình thức chính thể: dân chủ cộng hòa
+ Ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng trong lời nói đầu
+ Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp
+ Nguyên tắc tổ chức quyền lực trong nhà nước : Điều 4 “Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam
DCCH đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc Hội và Hội
đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”.
+ Xuất hiện “Hội đồng chính phủ” là cơ quan hành chính cao nhất của nhà nước VNDCCH, phái
sinh từ Quốc hội
- Hiến pháp 1980:
+ Tên nước: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
+ Hình thức chính thể: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Nhà nước chuyên chính vô sản - chỉ có ở Hiến
pháp 1980
+ Lần đầu quy định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản trong Hiến pháp (Điều 4), quy định các tổ
chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp.
+ Lần đầu khẳng định quyền dân tộc cơ bản trong Hiến pháp
+ Nguyên tắc tổ chức quyền lực trong nhà nước : Điều 2 “ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là Nhà nước chuyên chính vô sản. Sứ mệnh lịch sử của Nhà nước đó là thực hiện quyền
làm chủ tập thể của nhân dân lao động…”
+ Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp
+ Xuất hiện “Hội đồng nhà nước” thay thế cho Ủy ban thường vụ Quốc hội - chỉ có ở Hiến pháp
1980 → đỉnh cao tập quyền xã hội chủ nghĩa, trao quyền hạn cao cho Quốc hội
- Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001):
+ Tên nước: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
+ Hình thức chính thể: Cộng hòa. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
+ Khẳng định vai trò lãnh đạo của đảng
+ Nguyên tắc tổ chức quyền lực trong nhà nước: Điều 2 “ … của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân.”, quyền lực nhà nước là thống nhất, phân công, phối hợp.
3
+ Tổ chức hoạt động nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ
+ Thiết lập lại chế định Ủy ban thường vụ Quốc hội và chế định Chủ tịch nước
- Hiến pháp 2013:
+ Tên nước: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
+ Hình thức chính thế: Cộng hòa. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
+ Bổ sung mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân, trách nhiệm của Đảng; các Đảng viên hoạt động
trong khuôn khổ Hiến Pháp và pháp luật (Điều 4)
+ Nguyên tắc tổ chức quyền lực trong nhà nước Khoản 2 điều 2: “… do Nhân dân làm chủ; tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân...”
+ Bổ sung cụm từ “kiểm soát”: “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm
soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” →
hạn chế việc lạm dụng quyền lực
+ Tổ chức hoạt động nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ

❖ KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI, AN NINH VÀ QUỐC PHÒNG

- Hiến pháp 1946:


 Kinh tế: Không có chương riêng
- Ghi nhận quyền công dân trong lĩnh vực kinh tế (Điều 6)
- Quy định quyền tư hữu tài sản của công dân (Điều 12)
 Văn hóa, xã hội, an ninh, Quốc phòng: Không có chương riêng
- Hiến pháp 1959:
 Kinh tế: Lần đầu có chương riêng về Chế độ Kinh tế và xã hội
- Vị trí: Chương II  việc phát triển kinh tế được xem trọng hơn
- Ghi nhận 4 hình thức sở hữu: nhà nước, hợp tác xã, người lao động riêng lẻ, nhà tư sản dân tộc 
Thừa nhận sở hữu tư nhân
 Văn hóa, xã hội: Vị trí: Chương IIII
- Tiến lên Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, miền Nam đấu tranh thống nhất nước nhà
 An ninh, Quốc phòng: Không có chương riêng
- Hiến pháp 1980:
 Kinh tế: Vị trí: Chương II
- Có 2 hình thức sở hữu: Nhà nước, tập thể
- Nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp  Không thừa nhận sở hữu tư nhân
 Văn hóa, xã hội: Vị trí: Chương III: Chương mới
- Quy định chung chung những chính sách và định hướng xây dựng, phát triển văn hóa, giáo dục,
khoa học, kĩ thuật
 An ninh, Quốc phòng: Lần đầu có chương riêng: VI  đề cao vai trò bảo vệ Tổ quốc
- Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ và nghĩa vụ của toàn dân
- Khẳng định vai trò nòng cốt của Quân đội, Công an nhân dân
- Hiến pháp 1992:
 Kinh tế: Vị trí: Chương II
- Nền kinh tế hàng hóa thị trường với nhiều thành phần kinh tế
4
- Xóa bỏ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, tiến lên nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa
- Có nhiều hình thức sở hữu, 5 thành phần kinh tế: Nhà nước, tập thể, cá thể, tư bản tư nhân, tư bản
nhà nước  Thừa nhận sở hữu tư nhân
- Nghị quyết số 51/2001/QH10 sửa đổi bổ sung, thêm 1 thành phần kinh tế: thành phần kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài
 Nhận thức về kinh tế giai đoạn này dần đúng đắn và tiệm cận với thế giới hơn.
 Văn hóa, xã hội: Vị trí: Chương III, kế thừa Hiến pháp 1980, đặc biệt đề cao Giáo dục
 An ninh, Quốc phòng: Vị trí: Chương IV, kế thừa Hiến pháp 1980, ghi nhận rõ ràng, chi tiết hơn
nhiệm vụ xây dựng công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ
- Hiến pháp 2013:
 Kinh tế: Vị trí: Chương III: kết hợp của Chương II, Chương III Hiến pháp 1992
- Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần
kinh tế
 Văn hóa, xã hội: Bổ sung thêm nhiều quyền về môi trường
 An ninh, Quốc phòng: Vị trí: Chương IV
- Lực lượng vũ trang cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế

 QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN


● Hiến pháp 1946:
- Vị trí : Chương II, đặt ngay sau chương chính thể
- Đề cao quyền tư hữu tài sản
- Quy định nghĩa vụ trước, quyền lợi sau
- Ghi nhận quyền lợi mang tính tự do dân chủ, được hưởng đầy đủ tất cả các quyền về chính trị, văn
hóa, xã hội
● Hiến pháp 1959:
- Vị trí : Chương III
- Đưa quyền lợi lên trước nghĩa vụ
- Quyền tư hữu tài sản bị hạn chế
- Quy định thêm những quyền và nghĩa vụ mới: quyền của người lao động được giúp đỡ về vật chất
khi già yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động, quyền tự do nghiên cứu khoa học, quyền khiếu nại tố
cáo, nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng
● Hiến pháp 1980:
- Vị trí : Chương V
- Đối với quyền bình đẳng nam nữ bổ sung thêm 4 điểm mới
- Ghi nhận nhiều quyền mới hoàn toàn: Quyền có việc làm, quyền được đi học không phải trả tiền,
quyền khám bệnh và chữa bệnh không phải trả tiền, quyền có nhà  không mang tính khả thi với
tình hình kinh tế
- Triệt bỏ quyền sở hữu tư nhân
● Hiến pháp 1992:
- Vị trí : Chương V
5
- Lần đầu tiên xuất hiện thuật ngữ “ Quyền con người”
- Quyền đặt trước nghĩa vụ, quyền và nghĩa vụ song hành cùng nhau không thể tách rời
- Quyền tư hữu tài sản được xác lập trở lại
- Quyền con người về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa được tôn trọng
- Bổ sung quyền được thông tin, quyền công dân VN ở nước ngoài và công dân nước ngoài cư trú ở
VN
● Hiến pháp 2013:
- Vị trí : Chương II
- Làm rõ hơn các quyền con người, quyền công dân
- Có 5 quyền mới : quyền sống, quyền được sống trong môi trường trong lành, quyền được hưởng
thụ các giá trị văn hóa,....
- Quyền đặt trước nghĩa vụ

❖ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC


● Nghị viện (Quốc hội):
- Hiến pháp 1946:
+ Tên gọi: Nghị viện Nhân dân. Nhiệm kì 3 năm
+ Là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
+ Cơ quan thường trực: Ban thường vụ
+ Nhiệm vụ: giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra các luật, biểu quyết ngân sách,
chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngoài
- Hiến pháp 1959:
+ Tên gọi: Quốc hội. Nhiệm kì 4 năm
+ Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa
+ Cơ quan thường trực: Uỷ ban thường vụ Quốc hội
+ Nhiệm vụ: lập pháp
- Hiến pháp 1980:
+ Tên gọi: Quốc hội. Nhiệm kì 5 năm
+ Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân
+ Cơ quan thường trực: Hội đồng nhà nước (chủ tịch nước + Quốc hội)
+ Nhiệm vụ: lập hiến, lập pháp
+ Có quyền tự định cho mình những nhiệm vụ và quyền hạn khác khi xét thấy cần thiết
- Hiến pháp 1992:
+ Tên gọi: Quốc hội. Nhiệm kì 5 năm
+ Là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
+ Cơ quan thường trực: Uỷ ban thường vụ Quốc hội
+ Nhiệm vụ: lập hiến, lập pháp, quyết định chính sách tôn giáo
- Hiến pháp 2013:
+ Tên gọi: Quốc hội. Nhiệm kì 5 năm
+ Là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

6
+ Cơ quan thường trực: Uỷ ban thường vụ Quốc hội
+ Nhiệm vụ: lập hiến, lập pháp
● Chủ tịch nước:
Hiến pháp 1946 Hiến pháp 1959 Hiến pháp 1980 Hiến pháp 1992 Hiến pháp 2013
Tên gọi: Chủ tịch Tên gọi: Chủ tịch Tên gọi: Hội Tên gọi: Chủ tịch Tên gọi: Chủ tịch
nước Việt Nam nước đồng nhà nước nước xã hội chủ nước Cộng hòa
nghĩa Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
Nghị viện bầu ra Do Quốc hội bầu Quốc Hội bầu ra Quốc hội bầu ra Quốc hội bầu ra
trong số các nghị ra từ công dân trong số các đại trong số các đại trong số các đại
sĩ Việt Nam DCCH biểu biểu Quốc hội biểu Quốc hội
từ 35 tuổi trở lên
ứng cử
Nhiệm kì 5 năm Nhiệm kì 4 năm Nhiệm kì 5 năm Nhiệm kì 5 năm Nhiệm kì 5 năm
(theo nhiệm kì
của Quốc hội)
Vừa là người Là người đứng Là cơ quan cao Là người đứng Là nguyên thủ
đứng đầu Nhà đầu nhà nước nhất hoạt động đầu Nhà nước quốc gia thay
nước (Nguyên thay mặt cho thường xuyên thay mặt nước về mặt cho nước về
thủ quốc gia) vừa nước đối nội đối của Quốc hội đối nội đối ngoại đối nội đối ngoại
là người đứng ngoại không nằm
đầu chính phủ trong chính phủ
Không phải chịu Chịu trách nhiệm Chịu trách nhiệm
trách nhiệm gì và báo cáo công và báo cáo công
trừ tội phản bội tác trước Quốc tác trước Quốc
Tổ quốc hội hội

● Chính phủ:
- Hiến pháp 1946:
+ Tên gọi: Chính phủ - cơ quan hành chính cao nhất của cả nước.
+ Bao gồm: Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước; Nội các: Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Các Bộ
trưởng và Thứ trưởng.
- Hiến pháp 1959:
+ Tên gọi: Hội đồng Chính phủ - cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực và là cơ quan hành
chính nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
+ Bao gồm: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ
- Hiến pháp 1980:
+ Tên gọi: Hội đồng Bộ trưởng - cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước cao nhất của cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất
+ Hội đồng Bộ trưởng do Quốc hội bầu.

7
+ Bao gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà
nước
- Hiến pháp 1992:
+ Tên gọi: Chính phủ - cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao
nhất.
+ Bao gồm: Thủ tướng, các Phó thủ tướng, các Bộ trưởng
- Hiến pháp 2013:
+ Tên gọi: Chính phủ - cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ
quan chấp hành của Quốc hội
+ Bao gồm: Thủ tướng, các Phó thủ tướng, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
● Chính quyền địa phương:
- Hiến pháp 1946:
+ Gồm 4 cấp chính quyền: Bộ, Tỉnh, Huyện, Xã.
+ Đơn vị hành chính lãnh thổ 3 bộ: Bắc, Trung, Nam.
+ Bộ, Huyện là cấp chính quyền không hoàn chỉnh (không có Hội đồng nhân dân).
+ Tỉnh, Xã là cấp chính quyền được tổ chức hoàn chỉnh.
+ Ủy ban hành chính được tổ chức ở tất cả đơn vị hành chính.
- Hiến pháp 1959:
+ Bỏ cấp Bộ.
+ Các cấp chính quyền đều hoàn chỉnh.
+ Hình thành khu tự trị
- Hiến pháp 1980:
+ Khu tự trị được bãi bỏ.
+ Thêm đơn vị hành chính đặc khu (tương đương tỉnh), quận thuộc thành phố trực thuộc trung
ương và phường thuộc quận.
+ Đều là cấp chính quyền hoàn chỉnh.
+ Nhiệm kì nâng lên thành 5 năm.
+ Cơ quan mới: thường trực Hội đồng nhân dân.
- Hiến pháp 1992:
+ Không có thay đổi lớn, nhấn mạnh tính đại diện của Hội đồng nhân dân rõ hơn.
- Hiến pháp 2013:
+ Đổi tên và đặt sau chương “Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân”.
+ Lần đầu tiên dùng cụm “chính quyền địa phương” để nói về Hội đồng nhân dân và Ủy ban
hành chính các cấp.
+ Bổ sung đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và đơn vị hành chính tương đương quận, huyện,
thị xã trong thành phố trực thuộc trung ương.

● Tòa án và Viện kiểm sát:


○ Tòa án:

8
Hiến pháp 1946 Hiến pháp 1959 Hiến pháp 1980 Hiến pháp 1992 Hiến pháp 2013
Thành lập tòa án Theo đơn vị hành Theo đơn vị hành Theo đơn vị hành Định hướng quay về
theo cấp xét xử và chính lãnh thổ chính lãnh thổ chính lãnh thổ mô hình cấp xét xử
theo khu vực
Gồm: Tòa án tối Gồm: Tòa án Gồm: Tòa án Có thêm tòa kinh Không còn quy định
cao, các tòa án nhân dân tối cao, nhân dân tối cao, tế, tòa lao động, rõ từng cấp Tòa án:
phúc thẩm, các Tòa án nhân dân Tòa án nhân dân tòa hành chính để “Tòa án nhân dân tối
tòa án đệ nhị cấp địa phương, Tòa địa phương, Tòa chuyên xét xử các cao và các Tòa án
và sơ cấp án nhân dân quân án nhân dân quân tranh chấp kinh khác do luật định”
sự sự tế, lao động, hành
chính
Chế độ thẩm phán Chế độ thẩm phán Chế độ thẩm Chế độ thẩm phán Chế độ thẩm phán bổ
bổ nhiệm bầu phán bầu bổ nhiệm nhiệm
Xét xử các vụ án Không còn phụ Ở cấp huyện có Bổ sung chức năng
hình sự phải có thẩm, mở rộng thẩm phán chuyên “thực hiện quyền tư
phụ thẩm nhân thành hội thẩm trách xét xử tranh pháp”
dân nhân dân chấp lao động và
khiếu kiện hành
chính
Có sự minh định Chánh án Tòa án Thay đổi thuật ngữ
rõ cơ quan lập nhân dân tối cao “bảo vệ pháp chế xã
pháp (Nghị viện), do Quốc hội bầu, hội chủ nghĩa” thành
hành chính miễn nhiệm, bãi “bảo vệ công lý, bảo
(Chính phủ) và tư nhiệm vệ quyền con người,
pháp (Tòa án) quyền công dân”

○ Viện kiểm sát:


- Hiến pháp 1946:
+ Chưa có Viện kiểm sát, chỉ có Viện công tố thuộc Tòa án thực hiện chức năng kiểm sát chung.
- Hiến pháp 1959:
+ Đã có Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát chung từ cấp Bộ trở xuống.
+ Gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương, Viện kiểm sát nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã và Viện kiểm sát quân sự
+ Chế độ thủ trưởng một chiều
- Hiến pháp 1980:
+ Tổ chức tương tự Tòa án: theo đơn vị hành chính lãnh thổ
+ Viện kiểm sát thực hiện 2 chức năng: kiểm sát chung và thực hành quyền công tố.
- Hiến pháp 1992:
+ Giữ nguyên chức năng của Viện kiểm sát nhân dân

9
+ Sửa đổi, bổ sung năm 2001, Nghị quyết 51/2001/QH10: bỏ quy định về chức năng kiểm sát
chung của Viện kiểm sát nhân dân các cấp → giới hạn lại quyền lực, chức năng chỉ còn: kiểm
sát các hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố.
- Hiến pháp 2013: Kế thừa từ bản HP trước, giữ nguyên chức năng

❖ SỬA ĐỔI VÀ THÔNG QUA HIẾN PHÁP


- Hiến pháp 1946:
+ Việc sửa đổi Hiến pháp phải do ⅔ số nghị viên yêu cầu
+ Nghị viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi
+ Những điều thay đổi khi được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết
- Hiến pháp 1959, 1980, 1992:
+ Chỉ có Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp.
+ Việc sửa đổi phải được ít nhất là 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành
■ Trao toàn quyền cho quốc hội
- Hiến pháp 2013:
+ Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất ⅓ tổng số đại biểu quốc
hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp
+ Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo
Hiến pháp
+ Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
+ Việc trưng cầu ý dân về hiến pháp do Quốc hội quyết định
■ Quốc hội quyết định việc làm, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất ⅔ tổng số đại biểu
biểu quyết tán thành; trưng cầu ý dân (trong nước lẫn công dân Việt Nam sinh sống
tại nước ngoài) → tư tưởng quyền lập hiến thuộc về Nhân dân.

Điểm giống nhau:


- Đều quy định chung về những vấn đề cơ bản nhất
- Phạm vi điều chỉnh rộng và mức độ điều chỉnh khái quát
- Là văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất
- Đều là Hiến pháp thành văn, hiện đại và cương tính
LỜI NÓI ĐẦU
- Tổng kết thành quả Cách mạng Việt Nam
- Thể hiện quyết tâm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

10
Danh mục tham khảo:
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật – tài liệu phục vụ môn học luật Hiến pháp
- Slide bài giảng
- Thuvienphapluat.vn
- iLuậtSư.com

11

You might also like