You are on page 1of 4

NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

I. Khái niệm
1. Chính trị:
Chính trị là bất kỳ một công việc nào liên quan tới việc tranh giành chiếm
hữu và sử dụng quyền lực nhà nước
2. Chế độ chính trị:
Là tổng thể các quy định về bản chất nhà nước, hình thức nhân dân thực
hiện quyền lực nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng, hệ thống chính trị.
II. Các hình thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước
Theo điều 6 HP 2013 nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước qua 2 hình thức:
+ Dân chủ trực tiếp
+ Dân chủ đại diện
1. Dân chủ trực tiếp
a) Khái niệm
người dân tự mình quyết định những chính sách luật lệ quan trọng của đất
nước mà không cần thông qua 1 cơ quan hay người đại diện nào.
b) Các hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp
- Tham gia quản lý nhà nước, xã hội (Điều 28, HP 2013)
- Biểu quyết khi nhà nước có trưng cầu dân ý (Điều 29, HP 2013)
+ Hình thức này được cụ thể hóa trong luật trưng cầu dân ý 2015 được nhà
nước ban hành 25/11/2015 có hiệu lực 7/2016.
+ Từ khi ban hành luật cho đến nay nhà nước chưa tổ chức 1 trưng cầu
dân ý nào trong thực tế.
 Điều kiện để thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp:
+ Là công dân VN
+ Đủ 18 tuổi trở lên.
+ Không thuộc các trường hợp không được ghi tên vào danh sách cử tri (Khoản 1,
Điều 3, Luật bầu cử đại biểu QH và đại biểu HĐND 2015)

- Trực tiếp bầu cử ra các đại biểu dân cử (Điều 27, HP 2013)
Trên thực tế nước ta nước ta đã thực hiên rất nhiều cuộc bầu cử tuy nhiên quy định pháp
luật và thực tế thực hiện công tác bầu cử ở nước ta thực hiện công tác bầu cử vẫn tồn tại 1
số bất cập:
- Trực tiếp bãi nhiệm đại biểu dân cử
+ Đại biểu sẽ bị bãi nhiệm trong trường hợp các đại biểu không còn xứng
đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
+ Đại biểu QH có thể bị bãi nhiệm bởi QH hoặc cử tri
 Đến nay nước ta chưa có 1 đạo luật nào qui định cụ thể về hình thức này.
2. Dân chủ đại diện
- Là hình thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua cơ quan
hoặc người đại diện cho nhân dân bầu ra.
- Nhân dân thực hiện dân chủ đại diện qua 3 cơ quan:
1) Quốc Hội
2) Hội đồng nhân dân
3) Các cơ quan nhà nước khác…
III. Hệ thống chính trị nước CHXHCN Việt Nam.
Gồm 3 bộ phận:
- Đảng: Lãnh đạo hệ thống chính trị
- Nhà nước: Trung tâm hệ thống chính trị
- Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên: Cơ sở chính trị của
chính quyền nhân nhân.
1) Đảng Cộng Sản Việt Nam
- Hiến pháp 1946: Không đề cập trực tiếp sự lãnh đạo của Đảng. Do để đoàn
kết nội bộ trong tình trạng đất nước đang thù trong giặc ngoài đa đảng.
- Hiến pháp 1959: Qui định sự lãnh đạo của Đảng tại Lời Mở Đầu  Xem
như thăm dò dư luận.
- Hiến pháp 1980: Ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng tại điều 4, Hiến pháp
1980. Tuy nhiên qui định này lại mang tính tuyên ngôn cương lĩnh, thể hiện
quá tha thiết và suy tôn Đảng.
- Hiến pháp 1992: Tiếp tục qui định sự lãnh đạo của Đảng tại Điều 4, HP
1992. Với những bổ sung:
+ Bỏ đi những qui định mang tính tuyên ngôn, cương lĩnh.
+ Bổ sung cụm từ “tư tưởng Hồ Chí Minh” đằng sau cụm từ Mác-Leenin.
- Hiến pháp 2013: Tiếp tục qui định sự lãnh đạo của Đảng tại điều 4, HP
2013. Với những điểm mới:
+ Bổ sung qui định Đảng đồng thời là đội tiên phong của nhân dân và nhân
dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam.
+ Bổ sung qui định về trách nhiệm của Đảng trước nhân dân tại khoản 2
điều 4.
+ Bổ sung qui định Đảng viên phải hoạt động trong khuôn khổ HP và PL.
+ HP 1992 qui định Đảng “theo” chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí
Minh  Bị động, rập khuôn
+ HP 2013 Đảng “lấy” chủ nghĩa Mác- Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh 
Chủ động, linh hoạt chọn lọc sao cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước.
c) Nội dung lãnh đạo
- Đề ra chủ trương đường lối chính sách được thể hiện thông qua nghị
quyết của Đảng.
- Phát triển đào tạo bồi dưỡng và giới thiệu nhân sự cho cơ quan nhà nước.
- Lãnh đạo, thông qua công tác kiểm tra, thanh tra của Đảng.
d) Phương pháp lãnh đạo của Đảng
- Phương pháp dân chủ, giáo dục thuyết phục dựa trên uy tín năng lực
của Đảng viên và tổ chức Đảng.
2) Nhà nước CHXHCN Việt Nam
a) Vai trò trung tâm của hệ thống chính trị
- Đại diện cho toàn dân
- Chủ sỡ hữu lớn nhất trong xã hội
- Giữ chủ quyền quốc gia
- Nắm giữ nhà tù, cảnh sát, quân đội
- Có quyền ban hành pháp luật
3) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
a) Thành viên
- Tổ chức Chính trị
- Tổ chức Chính trị - Xã hội
- Tổ chức Xã hội
- Cá nhân tiêu biểu, người Việt định cư nước ngoài
 Tổ chức chính trị
Thường có 2 dấu hiệu sau:
- Có mục đích chính quyền
- Thường có tên gọi là Đảng
* Ở Việt Nam có 1 tổ chức chính trị duy nhất là Đảng Cộng Sản Việt Nam.
 Tổ chức chính trị - xã hội
- Hội công đoàn Việt Nam
- Hội cựu chiến binh
- Hội nông dân Việt Nam
- Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh
- Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
* Nội dung phản biện xã hội
- Nhận xét
- Đánh giá
- Nêu chính kiến
- Kiến nghị
IV. Chính sách đối ngoại
a) Hiến pháp 1980: Chính sách khép kín.
- Lời nói đầu nêu tên các nước đã từng xâm lược nước ta.
- Điều 14 quy định nước ta chỉ hợp tác với Liên Xô và các nước Xã hội chủ
nghĩa khác.
b) Hiến pháp 1992: Chính sách đối ngoại mở rộng
- Lời nói đầu không nêu tên các nước xâm lược.
- Điều 14 quy định nước ta hợp tác với tất cả các nước, không phân biệt chế
độ chính trị, xã hội
c) Hiến pháp 2013: Tiếp tục kế thừa Hiến pháp 1992 với những điểm mới sau:
- Nước ta cam kết tuân thủ thực hiện hiến chương Liên Hợp Quốc và điều
ước quốc tế Việt Nam là thành viên.
- Khẳng định Việt Nam là bạn, đối tác, là thành viên có trách nhiệm.

You might also like