You are on page 1of 5

ÔN TẬP BÀI 2

NHẬN ĐỊNH

Câu 1: Ở nước ta hiện nay, nhân dân chỉ thực hiện quyền lực nhà nước gián
tiếp thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
- Nhận định sai.
- Cơ sở pháp lý: điều 6, chương 1, HP 2013.
- Căn cứ vào điều 6 HP 2013 hiện nay, nhân dân không chỉ thực hiện quyền
lực nhà nước 1 cách gián tiếp mà còn thực hiện quyền lực nhà nước trực
tiếp. Dân chủ trực tiếp được thể hiện rõ ràng thông qua bầu cử, trưng cầu
dân ý; còn dân chủ đại diện không chỉ thông qua QH, Hội đồng nhân dân,
mà còn thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.
Câu 2: Các Hiến pháp Việt Nam đều ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam.
- Nhận định sai.
- Vì HP năm 1946 không ghi nhận sự lãnh đạo nhưng trên thực tế có thừa
nhận. Vì đất nước ta lúc bấy giờ trong tình cảnh “Thù trong giặc ngoài”, có
nhiều Đảng phái, vì vậy Đảng Cộng sản phải rút lui vào hoạt động bí mật.
- HP năm 1959 có ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng ở lời nói đầu, Đảng ta được
nhắc đến 3 lần mang tính chất thăm dò.
- Từ HP 1980 đến HP 2013, sự lãnh đạo của Đảng được ghi nhận ở lời nói
đầu và ở điều 4 trong mỗi bản HP. Hiện nay, điều 4 HP 2013 ghi nhận Đảng
Cộng sản VN là đội tiên phong của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động,
và của dân tộc VN.
Câu 3: Trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay, nhà nước giữ vai trò là lực
lượng lãnh đạo.
- Nhận định sai.
- Cơ sở pháp lý: khoản 1, điều 4, chương 1, HP 2013.
- Trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay, Đảng là đội tiên phong của giai
cấp công nhân, Nhân dân lao động, dân tộc VN, và là lực lượng lãnh đạo
Nhà nước và xã hội. Còn Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị, thực
hiện việc quản lý quyền lực Nhà nước.
- Mở rộng ở điều 2 HP 2013, ta có cơ chế “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý,
nhân dân làm chủ”.
Câu 4: Chính sách đối ngoại của nước ta theo Hiến pháp năm 2013 giống với
Hiến pháp năm 1992.
- Nhận định sai.
- Cơ sở pháp lý: điều 12 chương 1 HP 2013; điều 14 chương I HP 1992.
- Chính sách đối ngoại của HP 2013 có những nội dung khác so với HP 1992:
 Bổ sung thêm cụm từ “độc lập, tự chủ”.
 Mục tiêu đối ngoại của HP 1992 là “vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội”, còn HP 2013 thêm mục tiêu của đối ngoại “vì
lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”.
 HP 2013 tuyên bố “Tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.
TỰ LUẬN

Câu 5: Sự lãnh đạo của Đảng được ghi nhận khác nhau như thế nào trong lịch
sử lập hiến Việt Nam và giải thích vì sao có sự khác nhau đó.
Sự lãnh đạo của Đảng được ghi nhận khác nhau:
- HP 1946: Soi chiếu vào hoàn cảnh ra đời của HP 1946, khi ấy chính quyền
cách mạng non trẻ mới ra đời lại phải đối phó với tình thế “Thù trong giặc
ngoài”, bên ngoài có Tưởng và Pháp có mưu đồ tái chiếm, bên trong nội bộ
lại có nhiều Đảng phái khác. Trong tình hình “Ngàn cân treo sợi tóc”, ta
quyết định hòa hoãn với Tưởng, nhường 70 ghế đại biểu cho Việt Nam quốc
dân Đảng và Việt Nam cách mạng đồng minh hội mà không thông qua bầu
cử, và 4 ghế bộ trưởng cho bọn phản động tay chân của quân Tưởng. Để
đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo,
và không bị Nghị viện đa Đảng chống phá, Đảng Cộng sản Việt Nam ta phải
rút vào hoạt động bí mật, vì vậy chưa có quy định trực tiếp, nhưng đã gián
tiếp thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.

- HP 1959: thời điểm lịch sử ban hành Hiến pháp 1959 là thời điểm Đế quốc
Mỹ vào can thiệp ở Miền Nam, đất nước bị chia cắt thành 2 miền. Ngụy
quyền Sài Gòn với khẩu hiệu hà khắc “đánh nhầm còn hơn bỏ sót” nhằm
tiêu diệt cộng sản hết sức mang rợ, làm cho các đồng chí đảng viên và các tổ
chức Đảng ở Miền Nam phải hoạt động bí mật. Do đó Hiến pháp 1959 cũng
chưa có quy định riêng về Đảng, nhưng vị trí, vai trò của Đảng đã được nhắc
tới 3 lần trong Lời nói đầu của Hiến pháp, mang tính chất thăm dò.
- HP 1980, 1992, 2013: việc ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng không chỉ ở
Lời nói đầu, mà còn được quy định riêng ở điều 4.

 HP 1980: Đảng cộng sản VN, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến
đấu của giai cấp công nhân VN, được vũ trang bằng học thuyết Mac-
Lenin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội. Là
nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng VN; Đảng
tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân VN.
các tổ chức của Đảng hoạt động trong 1 khuôn khổ HP.

 HP 1992: Đảng cộng sản VN, đội tiên phong của giai cấp công nhân
VN, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân
lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tưởng Hồ
Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; Mọi tổ chức
lãnh đạo của Đảng hoạt động trong khuôn khổ HP và pháp luật.

 HP 2013: Đảng Cộng sản VN là Đội tiên phong của giai cấp công
nhân, Nhân dân lao động và của dân tộc VN; lấy chủ nghĩa Mac-
Lenin và tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng; là lực lượng lãnh đạo
Nhà nước và xã hội. Đảng Cộng sản VN gắn bó mật thiết với Nhân
dân, phục vụ và chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm
trước Nhân dân. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong
khuôn khổ HP và pháp luật.
Điểm khác nhau:
 HP 2013 so với HP 1980, viết hoa Đảng Cộng sản VN. Rút gọn
“đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu”. Mở rộng đối tượng:
giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của dân tộc VN. Ở HP
1980 Đảng được vũ trang bằng học thuyết Mac-Lenin, thì HP hiện
hành lấy chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tưởng HCM làm nền tảng tư
tưởng. HP 2013 bỏ từ “duy nhất” trong HP 1980, Đảng là lực
lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Bổ sung vai trò của Nhân dân
đối với Đảng ở HP 2013: Đảng Cộng sản VN gắn bó mật thiết với
Nhân dân, phục vụ và chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách
nhiệm trước Nhân dân, HP 1980 không có điều này. Nếu ở HP
1980 quy định 1 chủ thể “các tổ chức của Đảng” hoạt động trong 1
khuôn khổ “HP”, thì HP 2013 quy định cụ thể hơn “các tổ chức
của Đảng và đảng viên” hoạt động trong khuôn khổ “HP và pháp
luật”.
 HP 2013 so với HP 1992: Ở HP 2013 viết hoa từ “Nhân dân”. Nếu
HP 1992 “theo”, thì ở HP 2013 là “lấy” chủ nghĩa Mac-Lenin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng. Bổ sung vai trò của
Nhân dân đối với Đảng ở HP 2013: Đảng Cộng sản VN gắn bó mật
thiết với Nhân dân, phục vụ và chịu sự giám sát của Nhân dân,
chịu trách nhiệm trước Nhân dân, HP 1992 không có điều này. HP
2013 thay từ “mọi” trong HP 1992 thành từ “các”, và mở rộng đối
tượng “các tổ chức của Đảng và đảng viên” hoạt động trong khuôn
khổ HP và pháp luật.
Câu 6: Theo Anh (Chị), tại sao cần phải phát huy vai trò phản biện xã hội của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở nước ta hiện nay? Trình bày ý kiến của Anh
(Chị) về vai trò trên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Cơ sở pháp lý: điều 32, 33, 34 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015.
- Phản biện xã hội: là tiếng nói nhận thức của xã hội, là sự biện luận, thẩm
định, đánh giá của các lực lượng xã hội đối với những chủ trương, chính
sách, đề án, dự án... liên quan đến quyền lợi và đời sống của thành viên
trong xã hội. Là phương thức kiểm soát trước văn bản pháp luật được cơ
quan có thẩm quyền xem xét thông qua.
- Phản biện xã hội khác với phản bác và phản đối:
 Phản đối: chống lại, không tuân theo sự lãnh đạo.
 Phản bác: bác bỏ một phần hoặc hoàn toàn đối với một vấn đề.
 Phản biện xã hội: là việc để cho nhân dân nhận xét, đánh giá, góp ý
với người lãnh đạo và quản lý nhằm tìm ra phương án tốt nhất có lợi
cho nhân dân; trong nhận xét, đánh giá có thể có phê bình, chê trách...
phải thông qua tranh luận, có khi tranh luận dài lâu, trên tinh thần
khách quan, khoa học, tôn trọng lẫn nhau, mới đi đến quyết định đồng
ý hay không đồng ý.

 Thực hiện phản biện xã hội không chỉ có ý nghĩa đem lại những lợi
ích về vật chất và tinh thần một cách chính đáng, hợp pháp cho xã
hội, mà còn có ý nghĩa chính trị sâu sắc giữa Nhà nước với nhân
dân.
- Theo điều 32 Luật MTTQVN, phản biện xã hội là việc Ủy ban MTTQVN
các cấp trực tiếp hoặc đề nghị các tổ chức thành viên nhận xét, đánh giá, nêu
chính kiến, kiến nghị đối với dự thảo văn bản của cơ quan nhà nước.
- MTTQ là hạt nhân chính trị quan trọng trong việc cổ vũ, động viên toàn thể
dân tộc đoàn kết một lòng thực hiện các phong trào hành động cách mạng,
triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước một cách hiệu
quả. Với chức năng giám sát của mình, MTTQ các cấp sẽ giám sát hoạt
động của cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị xã hội và cá nhân
cán bộ công chức trong quá trình triển khai các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy, tổ chức MTTQ sẽ có điều kiện đề xuất
những chủ trương, chính sách phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của các giai
tầng xã hội. Đồng thời, qua đó sẽ phân tích, làm rõ những tồn tại, khiếm
khuyết của những chính sách đã được triển khai thực hiện và cả những vấn
đề nảy sinh từ thực tiễn. Vì vậy, vai trò phản biện xã hội của MTTQVN cần
được phát huy, và để làm được điều đó MTTQ phải làm tốt công tác dân
vận, phải nắm rõ tâm tư, nguyện vọng của các giai tầng xã hội.
- Theo những gì tôi biết, những gì HP quy định về mặt lý thuyết, MTTQVN
đã thực hiện tốt vai trò của mình ở thực tiễn.

- VD: Vào ngày 27/05/2021 tại Hà Nội, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung Ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động đợt cao điểm quyên
góp ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 theo hình thức trực tuyến trong
toàn quốc nhằm vận động các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài
nước tiếp tục chung tay cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân quyết tâm đẩy lùi
dịch bệnh.

You might also like