You are on page 1of 4

ÔN TẬP BÀI 2

NHẬN ĐỊNH
Câu 1: Ở nước ta hiện nay, nhân dân chỉ thực hiện quyền lực nhà nước gián tiếp
thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Sai.
Vì theo Điều 6 Hiến pháp 2013 ghi: "Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng
dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và
thông qua các cơ quan khác của Nhà nước". Nên nhân dân không chỉ thực hiện quyền lực
nhà nước gián tiếp thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp mà còn thực hiện
quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp.
Câu 2: Các Hiến pháp Việt Nam đều ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam?
Sai
-Hiến pháp 1946: Không ghi nhận
(chưa ghi nhận nhưng có thừa nhận trên thực tế)
-Hiến pháp 1959: Lời nói đầu mang tính chất thăm dò
-Hiến pháp 1980, 1992, 2013:ghi nhận vai trò nhận vai trò lãnh đạo của Đảng 1
cách rõ ràng, cụ thể ở Điều 4.
Câu 3: Trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay, nhà nước giữ vai trò là lực lượng
lãnh đạo?
Sai.
Vì theo Điều 2 và Điều 4 Chương I HP 2013: Đảng giữ vai trò lãnh đạo của toàn hệ
thống chính trị nước ta còn Nhà nước giữ vai trò quản lí chứ không phải là lãnh đạo.
Câu 4: Chính sách đối ngoại của nước ta theo Hiến pháp 2013 giống Hiến pháp
1992?
Nhận định: Sai
Chính sách đối ngoại của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại
Chương 1, Điều 12 Hiến pháp 2013 có những nội dung khác so với quy định tại Chương
1, Điều 14 Hiến pháp 1992:
-Chúng ta không còn liệt kê cụ thể những nhóm nước nữa. Đường lối đối ngoại của
chúng ta là hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ.
Đây là chính sách đối ngoại rất mới và mở rộng với cộng đồng quốc tế
-Bổ sung “độc lập, tự chủ” trong chính sách đối ngoại. Đây là nội hàm mới thể hiện
chủ quyền dân tộc, độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ
-Mục tiêu đối ngoại đươc đặt ra. Đó là vì lợi ích quốc gia dân tộc.
-Lần đầu tiên xuất hiện trong HP 2013. Hiến chương Liên hợp quốc và những điều
ước Quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên phải tuân thủ.
TỰ LUẬN
1. Sự lãnh đạo của Đảng được ghi nhận khác nhau như thế nào trong lịch sử lập
hiến Việt Nam và giải thích vì sao có sự khác nhau đó.
-Hiến pháp 1946: Không ghi nhận
(chưa ghi nhận nhưng có thừa nhận trên thực tế)
+Vì căn cứ vào giai đoạn, hoàn cảnh lịch sử ở HP 1946 khi Đảng lãnh đạo dân tộc
thắng CM T8 1945 chính quyền cta còn rất non trẻ, đứng trc tình thế vô cùng khó
khăn "ngàn cân treo sợi tóc" nạn đói đầu năm 1945 và nạn thiên tai lũ lụt lớn ở miền
Bắc.

+Giữa lúc nạn đói, thiên tai 20 vanj quân Tưởng Giới Thach với lí do vào nc ta để
giải giáp quân đồng minh nhưng thật ra để nuôi âm mưu, lật đổ chính quyền CM
của cta, xóa bỏ Đảng cta. T9/1945 thực dân Pháp nổ súng chiếm đóng SG, mở rộng
chiếm đóng các tỉnh Nam Bộ ⇒ Tình thế vô cùng khó khăn, phức tạp đối mặt vs rất
nhiều kẻ thù.

+Chính quyền Cách mạnh cta quyết định đổi tên thành Đảng Cộng Sản Đông
Dương rút vào hđ bí mật để âm thầm tuyên truyền tư tưởng, chính sách, đường lối
của ĐCSĐD, tuyên truyền CN Mác LêNin tập hợp những con người yêu Cách
mạng tập hợp lượng lực chuẩn bị cho những cuộc k/c sau này ⇒ Đây là chính sách
linh hoạt, mềm dẻo
-Hiến pháp 1959: Lời nói đầu.

(Lời nói đầu như là 1 sự thăm dò, lần đầu tiên quy định vị trí, vai trò của lãnh đạo
của Đảng LAo động VN. Từng bước thăm dò xem dư luận xã hội phản ứng của
người dân của trong nước và quốc tế như thế nào về vị tríu và vai trò của Đảng.

-Hiến pháp 1980, 1992, 2013:

Lời nói đầu và Điều 4 ghi nhận vai trò nhận vai trò lãnh đạo của Đảng 1 cách rõ
ràng, cụ thể

(So sánh Điều 4 của HP 2013 vs Điều 4 HP 1992)

- Thay từ "theo" bằng từ "lấy". Lấy CN Mác - Lê Nin và tư tư tưởng Hồ Chí Minh
làm nền tảng tư tưởng
- Bổ sung khoản 2: mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân
- Khoản 3: Tất cả Đảng viên pahir hoạt động theo khuon khổ Hiến pháp và pháp
luật.
2. Theo Anh (Chị), tại sao cần phải phát huy vai trò phản biện xã hội của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam ở nước ta hiện nay? Trình bày ý kiến của Anh (Chị) về vai trò trên của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

-Phản biện xã hội làVai trò mới lần đầu tiên được ghi nhận trong Hiến pháp 2013
dành cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nma: phản biện xã hội là tiếng nói nhận thức của
xã hội.
-Được xem là cơ chế phản biện ngoài nhà nước, nhìn nhận dưới các góc độ khác
nhau (Điều 32,33,34 Luật Mặt trận Tổ quốc VN năm 2015 có quy định phản biện xã
hội) là tiếng nói quyết định để phản biện lại những đường lối chủ trương của Đảng
và Nhà nước nhằm mục đích tìm được tiếng nói chung và đồng thuận cao giữa
người đề ra đường lối và người thực hiên.
-Đây là phương thức kiểm soát trước văn bản pháp luật được cơ quan có thẩm
quyền thông qua: góp phần đảm bảo cho đầu ra của hoạt động xây dựng pháp luật
được kiểm soát của xã hôi thông qua người đại diện quyền, lợi ích hợp pháp, chính
đáng của mình là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiến hành.
-Phản biện xã hội khác với phản đối hay phản bác một vấn đề nào đó. “Phản biện”
không có nghĩa là chống lại mà nó còn bao hàm cả sự đồng tình, có gớp ý, có bổ
sung và có cả bác bỏ, phủ định nhưng trên tinh thần xây dựng để mang lại lợi ích
chung cho toàn xã hội.
-Tóm lại, thực hiện “phản biện xã hội” không chỉ có ý nghĩa đem lại những lợi ích
(vật chất và tính thần), chính đáng, hợp pháp cho xã hội, mà còn có ý nghĩa chính trị
sâu sắc, phản ánh một mối quan hệ chính trị rất cơ bản: quan hệ giữa Nhà nước với
Nhân dân.

You might also like