You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG BÀI THUYẾT TRÌNH GIUỮ KỲ

NHÓM:
Việc hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và
xã hội dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn rõ ràng, chính xác
1. Lý do chọn đề tài:
- Ý nghĩa lịch sử: Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng lãnh đạo của Việt Nam
và có vai trò quyết định trong hệ thống chính trị của đất nước.
- Vai trò quan trọng của Đảng:
+ Đảng đã lãnh đạo trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước từ
khi thành lập vào năm 1930.
+ Đảng Cộng sản Việt Nam đã có sự ảnh hưởng sâu rộng đối với nhà nước
và xã hội: tham gia vào các cuộc cách mạng và chiến tranh, phát triển và
bảo vệ đất nước.
- Cơ sở lý luận: Vai trò lãnh đạo của ĐCSVN dựa trên nguyên tắc Mác -
Lênin, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của Đảng tiên phong trong lãnh
đạo tiến trình cách mạng.
- Hiệu quả thực tiễn: Vai trò lãnh đạo của ĐCSVN đã được chứng minh hiệu
quả trong việc quản lý sự phát triển kinh tế và chính trị của Việt Nam.
2. Quan điểm của Đảng và Chính sách Pháp luật của Nhà nước
2.1 Nghị quyết
 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, đã xác định:
- Thực hiện tốt tám nhiệm vụ trong công tác xây dựng Đảng
- Đó là những nhiệm vụ vừa cơ bản, vừa lâu dài và phải thực hiện thường
xuyên, có hiệu quả
-Tập trung cao độ để thực hiện tốt 3 vấn đề cấp bách:
+Đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống của cán bộ, đảng viên  Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến
đấu của Đảng và củng cố niềm tin vào Đảng.
+Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp  Đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.
+Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, tiếp tục đổi mới
phương thức lãnh đạo.
 Nghị quyết Đại hội XIII, quan điểm:
- Đảng Cộng sản Việt Nam là quá trình tiếp nối vai trò và sứ mệnh lịch sử lãnh
đạo sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam, thực hiện độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội.
- Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền và có hệ thống tổ chức bộ máy riêng,
chặt chẽ, từ Trung ương đến cơ sở.
- Mục đích chiến lược lãnh đạo và cầm quyền của Đảng đều là vì mục tiêu chăm
lo bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp, vì cuộc sống hạnh phúc của
nhân dân.
- Nội dung, phương thức lãnh đạo và nội dung, phương thức cầm quyền của
Đảng về cơ bản là thống nhất.
- Về mặt thực tiễn, năng lực cầm quyền và năng lực lãnh đạo của Đảng đều
thống nhất trong cùng một chủ thể.
2.2 Hiến pháp và Pháp luật
2.1.1 Hiến pháp
- Điều 4 Hiến pháp năm 1980 quy định:
+Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của
giai cấp công nhân được vũ trang bằng học thuyết Mác - Lê-nin, là lực
lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
+Đảng là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt
Nam.
+Đảng tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân.
+ Tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp
- Điều 4 Hiến pháp năm 1992 quy định:
+ Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại
biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và
của cả dân tộc.
+ Đảng theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
+ Tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật
- Điều 4 Hiến pháp năm 2013 quy định:
+ Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhận và nhân
dân lao động và của dân tộc.
+ Đảng là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và dân tộc.
+ Đảng lấy chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
tư tưởng.
+ Đảng lãnh đạo Nhà nước xã hội.
+ Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sụ giám sát
của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân.
+ Tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật
2.1.2 Pháp luật
- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
năm 2011, đã khẳng định:
+ Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn
luyện.
+ Đảng đã lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài,
gian khổ, vượt mọi thử thách và giành được thắng lợi vĩ đại.
3. Luận điểm ủng hộ
- Về cơ sở lý luận: Việc khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam đối với Nhà nước và xã hội là cần thiết, tất yếu, khách quan:
+ Quy định về đảng chính trị trong Hiến pháp mang tính phổ biến. Đó là
quyền tự quyết của mỗi dân tộc.
- Về cơ sở thực tiễn: Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được
khẳng định trong thực tế tiến hành cách mạng và được nhân dân thừa nhận.
+ Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thực tế kiểm
nghiệm, nhất là vào những bước ngoặt của lịch sử.
4. Vai trò trách nhiệm của sinh viên
4.1 Nhận thức đúng
 Việc hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với
Nhà nước và xã hội dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn rõ ràng, chính
xác là một quan điểm đúng đắn.
 Hiểu rõ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản trong việc xây dựng xã hội
và bảo vệ đất nước.
 Tìm hiểu về lịch sử, chính sách và thành tựu của Đảng trong việc xây
dựng và phát triển đất nước.
4.2 Tuyên truyền
 Đảng Cộng sản Việt Nam đóng vai trò lãnh đạo trong việc xây dựng và
phát triển nhà nước, đưa ra các quyết định chính sách quan trọng và
thực hiện các biện pháp để đảm bảo sự phát triển kinh tế và xã hội.
 Tin tưởng vào khả năng lãnh đạo của Đảng.
4.3 Vận động
 Giải thích cho người thân, bạn bè hiểu rõ hơn về vai trò lãnh đạo của
Đảng.
 Sử dụng các diễn đàn, phương tiện truyền thông để giới thiệu và thảo
luận về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội nhằm
nâng cao sự hiểu biết của sinh viên và cộng đồng.
 Chủ động học tập, nghiên cứu để nâng cao hiểu biết, có những nhận
thức đúng đắn về vai trò của Đảng:
 Tổ chức buổi thảo luận và hội thảo trao đổi giữa các sinh viên.
 Tham gia vào các hoạt động tình nguyện: Sinh viên có thể tham gia
vào các hoạt động tình nguyện liên quan đến việc tuyên truyền về
vai trò lãnh đạo của Đảng.
 Xây dựng nhóm nghiên cứu: Sinh viên có thể xây dựng nhóm
nghiên cứu với mục tiêu nghiên cứu và trao đổi về vai trò lãnh đạo
của Đảng

You might also like