You are on page 1of 60

CHƯƠNG 4

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ

NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ


NHÂN DÂN
I.TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM (CSVN)
1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò, bản chất của
Đảng Cộng sản Việt Nam
a. Tính tất yếu và vai trò của Đảng CSVN
Theo Hồ Chí Minh, cách mạng trước hết phải có “đảng cách mệnh,
để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân
tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi. Đảng có vững, cách mệnh
mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”.
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin

Đảng Cộng sản = Chủ nghĩa Mác – Lênin + PTCN


- Quan điểm của Hồ Chí Minh

Đảng Cộng sản = Chủ nghĩa Mác – Lênin + PTCN+ PTYN

ĐCSVN ra đời, tồn tại và phát triển là do nhu cầu tất yếu của xã hội
VN từ đầu năm 1930 trở đi. Đảng đã được toàn dân tộc trao cho sứ
mệnh lãnh đạo đất nước trong sự nghiệp GPDT và đi lên CNXH.
Chủ nghĩa
Mác-Lênin

Phong Đảng Phong


trào CSVN trào
công nhân ra đời yêu nước

Quy luËt ra ®êi cña §¶ng CSVN


b. Về bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam

Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của

GCCN, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam

+ Bản chất GCCN của Đảng:


 Thấy rõ sứ mệnh lịch sử của GCCN Việt Nam.

 Lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm cốt, là hệ tư tưởng của GCCN

 Mục tiêu của Đảng: Đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

 Sinh hoạt theo những nguyên tắc của Đảng kiểu mới của GCCN
+ Tính dân tộc của Đảng:
Đại diện và tiêu biểu cho lợi ích của toàn dân tộc.

 Thành phần xuất thân của Đảng viên đa dạng, rộng

lớn
 Sức mạnh của Đảng: giai cấp công nhân và các

tầng lớp nhân dân lao động khác


c. Về tư cách của một đảng cầm quyền
Đảng cầm quyền, hay còn gọi là đảng chấp
chính, là đảng nắm quyền đại diện cho ý chí chung
của toàn xã hội, do đó mà nắm quyền chi phối hoạt
động của bộ máy chính quyền.
c. Về tư cách của một đảng cầm quyền
- Đảng đã lãnh đạo toàn dân đấu tranh giành độc lập dân tộc
trong Cách mạng Tháng Tám 1945 và thành lập ra nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa. Và khi đó Đảng chính thức trở thành Đảng
cầm quyền, Đảng lãnh đạo về mọi mặt (kinh tế, văn hóa xã hội,
đặc biệt là chính trị để đảm bảo đưa đất nước đi đúng hướng…).
c. Về tư cách của một đảng cầm quyền
- Hồ Chí Minh chỉ rõ mục đích, lý tưởng của
Đảng cầm quyền: “Những người cộng sản chúng ta
không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của
mình là phấn đấu cho tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho
chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta
và trên thế giới”.
c. Về tư cách của một đảng cầm quyền

- Đảng cầm quyền vừa là người lãnh đạo, vừa là


người đầy tớ thật trung thành của nhân dân: lãnh đạo
phải bằng giáo dục, thuyết phục, nghĩa là phải làm
cho dân tin, dân phục để dân theo; làm đầy tớ tức là
tận tâm, tận lực phụng sự nhân dân “khổ trước thiên
hạ, vui sau thiên hạ”.
c. Về tư cách của một đảng cầm quyền
- Đảng cầm quyền, dân là chủ: Tức là Đảng
lãnh đạo để thiết lập và củng cố quyền làm chủ của
nhân dân. Dân làm chủ, Đảng lãnh đạo, Đảng phải
“lấy dân làm gốc”. Mặt khác, dân muốn làm chủ
thực sự thì phải theo Đảng, Hồ Chí Minh kết luận:
“Cách mạng rồi thì quyền giao cho dân chúng số
nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người”.
2. Đảng phải trong sạch vững mạnh
a. Đảng là đạo đức, là văn minh

- Trong bài nói tại lễ kỷ niệm 30 năm ngày


thành lập Đảng (năm 1960), Hồ Chí Minh cho
rằng: “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Hồ Chí
Minh coi đạo đức là gốc, là nền tảng của người
cách mạng.
b. Những vấn đề nguyên tắc trong hoạt
động của Đảng
- Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền
tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động.
Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng muốn vững
thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai
cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy.
Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người
không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam.
Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều,
nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn
nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin’’.
b. Những vấn đề nguyên tắc trong hoạt động
của Đảng
­- Tập trung dân chủ: Người khẳng định đây là
nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt, bao trùm quá trình
tồn tại và phát triển của Đảng. Tập trung và dân
chủ là hai mặt của nguyên tắc, có quan hệ khăng
khít với nhau: Tập trung trên nền tảng dân chủ, dân
chủ dưới sự chỉ đạo của tập trung.
b. Những vấn đề nguyên tắc trong hoạt động của Đảng
+ Tập trung: Phải thống nhất về tư tưởng, tổ chức, hành
động. Do đó, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng
cấp trên, toàn Đảng phục tùng Trung ương, mọi đảng viên
phải chấp hành vô điều kiện Nghị quyết của Đảng. Từ đó
làm cho “Đảng ta tuy nhiều người nhưng khi tiến đánh thì
chỉ như một người”.
b. Những vấn đề nguyên tắc trong hoạt động của Đảng
+ Dân chủ: đó là “của quý báu nhất của nhân dân”, là
thành quả của CM.
“Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do.
Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề mọi người tự do bày tỏ
ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền
lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người.
Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý,
lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng
chân lý”.
b. Những vấn đề nguyên tắc trong hoạt động của Đảng
- Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Bác coi đây là
nguyên tắc lãnh đạo của Đảng.
+ Tập thể lãnh đạo: Một người dù tài giỏi đến mấy cũng
không thể thấy hết mọi mặt của một vấn đề, mọi việc, hiểu
hết được mọi chuyện. Nhiều người thì nhiều kiến thức,
người thấy mặt này, người thấy mặt kia, do đó hiểu được
mọi mặt, mọi vấn đề.
“Lãnh đạo không tập thể, thì sẽ đi đến cái tệ bao biện,
độc đoán, chủ quan. Kết quả là hỏng việc”.
b. Những vấn đề nguyên tắc trong hoạt
động của Đảng
+ Cá nhân phụ trách: Khi tập thể đã bàn
bạc kỹ lưỡng kế hoạch đã được định rõ thì cần
giao cho một người phụ trách như thế với công
việc mới chạy, tránh việc người này ỷ lại người
kia.
b. Những vấn đề nguyên tắc trong hoạt động của Đảng
- Tự phê bình và phê bình. Hồ Chí Minh gọi đó là quy
luật phát triển Đảng.
+ Mục đích phê bình, tự phê bình:
Làm cho phần tốt trong mỗi cán bộ, đảng viên nảy nở, phần
xấu mất dần đi.
+ Thái độ, phương pháp tự phê bình:
 Phải được tiến hành thường xuyên.
 Tự phê bình phải thành khẩn.
 Phải trung thực, không đặt điều, không thêm bớt, kiên
quyết và có tính xây dựng, phải có tình yêu thương
b. Những vấn đề nguyên tắc trong hoạt động của Đảng
- Kỷ luật nghiêm minh, tự giác:
+ Sức mạnh vô địch của Đảng là tinh thần kỷ luật, tự
giác, ý thức nghiêm minh của mỗi cán bộ, đảng viên.
+ Nghiêm minh thuộc về tổ chức Đảng vì: tất cả cán bộ
đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng, pháp luật
của Nhà nước.
+ Tự giác thuộc về mỗi cán bộ, đảng viên: tuân thủ kỷ
luật Đảng cũng phải tự giác, tự giác về nhiệm vụ của họ đối
với Đảng.
b. Những vấn đề nguyên tắc trong hoạt động của Đảng
+ Yêu cầu cao nhất của kỷ luật Đảng là chấp hành các
chủ trương, chính sách của Đảng, các nguyên tắc tổ chức,
lãnh đạo về sinh hoạt của Đảng. Mỗi đảng viên phải trở
thành kiểu mẫu về chấp hành kỷ luật Đảng, kỷ luật về đoàn
thể và cơ quan chính quyền Nhà nước, có như vậy, uy tín
của Đảng mới cao, sức mạnh của Đảng mới được tăng
cường.
b. Những vấn đề nguyên tắc trong hoạt động của Đảng
- Đoàn kết thống nhất trong Đảng

Đoàn kết, thống nhất trong Đảng không những tăng cường
sức mạnh của Đảng mà còn là cơ sở đoàn kết, thống nhất
toàn dân.

Trong cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ, toàn Đảng phải
đoàn kết thành một khối vững chắc, toàn Đảng phải thống
nhất về ý chí và hành động, mọi đảng viên phải bảo vệ sự
đoàn kết trong Đảng như bảo vệ con ngươi của mắt mình.
b. Những vấn đề nguyên tắc trong hoạt động của Đảng
- Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn.
Theo Hồ Chí Minh, XDĐ là một nhiệm vụ tất yếu,
thường xuyên, vừa cấp bách, vừa lâu dài để Đảng hoàn
thành vai trò chiến sĩ tiên phong trước giai cấp, dân tộc. Vì:
+ XDĐ trong mỗi thời kỳ để thực hiện mục tiêu, nhiệm
vụ cụ thể của từng thời kỳ đó.
+ Xây dựng, chỉnh đốn Đảng để mỗi cán bộ, đảng viên
tự rèn luyện, giáo dục và tu dưỡng tốt hơn
+ Xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong điều kiện Đảng
cầm quyền càng phải thường xuyên hơn
b. Những vấn đề nguyên tắc trong hoạt động của Đảng

- Đảng phải liên hệ mật thiết với nhân dân

ĐCSVN là một bộ phận của toàn thể dân tộc Việt Nam

Tin dân, học dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, gắn
bó mật thiết với nhân dân
b. Những vấn đề nguyên tắc trong hoạt động của Đảng
- Đoàn kết quốc tế

Đảng phải chú trọng giữ vững và tăng


cường mối quan hệ quốc tế trong sáng.

Hồ Chí Minh coi cách mạng Việt Nam là


một bộ phận khăng khít của cách mạng
thế giới.
1. Nhà nước dân chủ

II. TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH VỀ NHÀ
NƯỚC CỦA NHÂN
DÂN, DO NHÂN
DÂN VÀ VÌ NHÂN
DÂN

3. Nhà nước
2. Nhà nước pháp quyền trong sạch, vững
mạnh
1. Nhà nước dân chủ
a. Bản chất giai cấp của nhà nước
- Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân:
• Một là, Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo

• Hai là, thể hiện ở tính định hướng xã hội chủ


nghĩa của sự phát triển đất nước
• Ba là, nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ
bản của Nhà nước là nguyên tắc tập trung –
dân chủ
a. Bản chất giai cấp của nhà nước
Trong Nhà nước Việt Nam, bản chất giai cấp công nhân thống
nhất với tính nhân dân và tính dân tộc. Biểu hiện:
• Một là, Nhà nước dân chủ mới của ta là kết quả đấu tranh

gian khổ, lâu dài với sự hy sinh của nhiều thế hệ Việt
Nam, của toàn thể dân tộc.

• Hai là, Nhà nước ta bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi
ích dân tộc nền tảng.

• Ba là, Nhà nước mới vừa ra đời đã đảm nhận nhiệm vụ lịch
sử giao phó: Tổ chức cuộc kháng chiến của toàn dân tộc, bảo
vệ thành quả cách mạng, tiến tới thống nhất nước nhà, xây
dựng nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, dân chủ và giàu
mạnh, góp phần tích cực vào sự phát triển, tiến bộ của thế
giới.
b. Nhà nước của nhân dân
- Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, nhà nước của
nhân dân là nhà nước mà tất cả mọi quyền lực trong
nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân.
“Trong Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của
chúng ta, tất cả mọi quyền lực đều là của nhân dân”.
- Nhà nước của dân tức là “dân là chủ”, khẳng định
địa vị chủ thể tối cao của một quyền lực là nhân dân.
Điều 1, Hiến pháp 1946, quy định: “Nước Việt Nam
là một nước Dân chủ Cộng hòa. Tất cả quyền bính
trong nước là của toàn thể NDVN, không phân biệt nòi
giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”.
b. Nhà nước của nhân dân
Trong Nhà nước dân chủ, nhân dân thực thi quyền lực
thông qua hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
- Dân chủ trực tiếp: là hình thức dân chủ trong đó nhân
dân trực tiếp quyết định mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh
của quốc gia, dân tộc và quyền lợi của dân chúng. Hồ Chí
Minh luôn coi trọng hình thức dân chủ trực tiếp bởi đây là
hình thức dân chủ hoàn bị nhất, đồng thời tạo mọi điều kiện
thuận lợi để thực hành dân chủ trực tiếp.
b. Nhà nước của nhân dân
- Dân chủ gián tiếp (hay dân chủ đại diện) là hình
thức dân chủ được sử dụng rộng rãi nhằm thực thi
quyền lực của nhân dân. Đó là hình thức dân chủ mà
trong đó nhân dân thực thi quyền lực của mình thông
qua các đại diện mà họ lựa chọn, bầu ra và những
thiết chế quyền lực mà họ lập lên.
b. Nhà nước của nhân dân
Quyền lực nhà nước là “thừa ủy
quyền” của nhân dân

Nhân dân có quyền kiểm soát,


Dân chủ phê bình nhà nước, có quyền
gián bãi miễn những đại biểu mà họ
tiếp đã lựa chọn, bầu ra và có quyền
giải tán những thiết chế quyền
lực mà họ đã lập nên.

Luật pháp dân chủ và công cụ


quyền lực của nhân dân.
c. Nhà nước do nhân dân

Nhà nước do nhân dân còn có nghĩa “dân làm chủ”, nhấn mạnh quyền
lợi và nghĩa vụ của nhân dân với tư cách là người là chủ

Nhà nước phải tạo mọi điều kiện để nhân dân thực thi những quyền
mà Hiến pháp và pháp luật đã quy định, hưởng dụng đầy đủ quyền lợi
và làm tròn nghĩa vụ làm chủ của mình. Người yêu cầu cán bộ, đảng
viên phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.

Nhà nước do nhân dân cần coi trọng việc giáo dục nhân dân, đồng
thời nhân dân cũng phải tự giác phấn đấu để có đủ năng lực thực hiện
quyền dân chủ của mình.
d. Nhà nước vì nhân dân
Đó là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không
có đặc quyền, đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Sở


Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm đồng bào Nông Lâm Hà Nội và sử dụng thử
Hùng Sơn, xã Phục Linh, huyện Đại Từ, chiếc máy - cấy tại ruộng thí nghiệm
tỉnh Thái Nguyên. Nguồn: báo Lâm Đồng của Sở (7-1960). Nguồn: TTXVN
d. Nhà nước vì nhân dân

“Các công việc của Chính phủ làm phải nhằm


vào một mục đích duy nhất là mưu tự do hạnh
phúc cho mọi người. Cho nên Chính phủ
nhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi dân
lên trên hết thảy. Việc gì có lợi cho dân thì
làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh” (Hồ
Chí Minh: Toàn tập, sđd, tập 4, tr.21)
d. Nhà nước vì nhân dân

Trong Nhà Là người đày tớ thì phải: trung


nước vì thành, tận tụy, cần kiệm liêm chính,
nhân dân, chí công vô tư, lo trước thiên hạ, vui
cán bộ vừa sau thiên hạ.
là người đày
tớ nhưng
đồng thời
phải vừa là Là người lãnh đạo: phải có trí tuệ
người lãnh hơn người, minh mẫn, sáng suốt,
đạo nhân nhìn xa, trông rộng, gần gũi ND,
dân trọng dụng hiền tài,…
2. Nhà nước pháp quyền
a. Nhà nước hợp hiến, hợp pháp
Nhà nước hợp hiến, hợp pháp là nhà nước đó
phải được thành lập qua tổng tuyển cử với chế độ
phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Nhà
nước có đầy đủ tư cách pháp lý để giải quyết những
công việc đối nội, đối ngoại của nước ta.
a. Nhà nước hợp hiến, hợp pháp

Vì vậy, sau khi giành chính


quyền, ngày 2/9/1945 Hồ Chí
Minh đã thay mặt Chính phủ
lâm thời đọc Tuyên ngôn độc
lập khai sinh ra Nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhờ
đó Chính phủ lâm thời có địa Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc
bản Tuyên ngôn độc lập
vị hợp pháp
khai sinh ra nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa
a. Nhà nước hợp hiến, hợp pháp

• Ngày 6/1/1946, Tổng


tuyển cử được tổ chức
thắng lợi trong cả nước

• Ngày 2/3/1946, Quốc


hội họp phiên đầu tiên và
trao quyền cho Hồ Chí
Minh thành lập chính phủ
chính thức
• Ngày 9/11/1946, Quốc
hội thông qua Hiến pháp
II.2.
II.1.Nhà
Nhànước
nướcpháp
dân chủ
quyền

b. Nhà nước thượng tôn pháp luật

Trước hết, cần Chú trọng đưa


làm tốt công tác pháp luật vào
lập pháp trong cuộc sống

Khuyến khích nhân dân


phê bình, giám sát công Nêu cao tính
việc của Nhà nước; cán nghiêm minh
bộ gương mẫu trong việc của pháp luật
tuân thủ pháp luật
c. Pháp quyền nhân nghĩa
Tôn trọng, bảo đảm
thực hiện đầy đủ
quyền con người, Tính nhân văn: ghi nhận
chăm lo lợi ích cho đầy đủ và bảo vệ quyền
mọi người con người, nghiêm minh
Pháp quyền nhân nhưng khách quan, công
nghĩa bằng

Pháp luật có tính


nhân văn, khuyến
thiện Tính khuyến thiện:
bảo vệ cái đúng, cái
tốt, lấy mục đích giáo
dục, cảm hóa, thức
tỉnh con người làm
căn bản
3. Nhà nước trong sạch, vững mạnh
a. Kiểm soát quyền lực nhà nước
- Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, kiểm soát quyền
lực nhà nước là tất yếu.
- Về hình thức kiểm soát quyền lực Nhà nước, trước
hết, cần phát huy vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Để kiểm soát có kết quả tốt, cần có hai điều kiện là
việc kiểm soát phải có hệ thống và người đi kiểm soát
phải là những người rất có uy tín. Người còn nêu rõ hai
cách kiểm soát là từ trên xuống dưới và từ dưới lên.
- Người nhấn mạnh, phải “khéo kiểm soát”.
a. Kiểm soát quyền lực nhà nước
- Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực
Nhà nước, vì thế, nhân dân có quyền kiểm soát
Nhà nước.
Người nhấn mạnh: “Phải tổ chức sự kiểm
soát, mà muốn kiểm soát đúng thì cũng phải có
quần chúng giúp mới được”.
 
b. Phòng chống tiêu cực trong Nhà nước
Hồ Chí Minh thường đề cập những tiêu cực sau đây và nhắc
nhở mọi người đề phòng và khắc phục:


túng,
chia rẽ,
kiêu Tham ô,
ngạo lãng phí,
quan liêu
b. Phòng chống tiêu cực trong Nhà nước
Một là, đặc quyền, đặc lợi

Để nhà nước trong sạch phải tẩy trừ những thói cậy mình là người
trong cơ quan chính quyền để cửa quyền, hách dịch với dân, lạm
quyền để vơ vét tiền của, lợi dụng chức quyền để làm lợi cho mình.
Hai là, tham ô, lãng phí, quan liêu
- Hồ Chí Minh coi tham ô, lãng phí, quan liêu là “giặc nội xâm”,
“giặc ở trong lòng”, thứ giặc nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm. Biểu hiện
của nó ở cán bộ là: ăn cắp của công làm của tư, đục khoét của nhân
dân… Về phía người dân: ăn cắp của dân, khai gian, lậu thuế…
- Lãng phí là một căn bệnh mà Hồ Chí Minh phê phán gay gắt.
Theo Người, lãng phí có những biểu hiện sau: lãng phí sức lao động,
lãng phí thời gian, kéo dài thời gian không cần thiết; lãng phí tiền của,
sử dụng phí phạm.
- Quan liêu là một trong những nguyên nhân tạo nên tham ô, lãng
phí, đó là hiện tượng không gần dân, không sát công việc, trọng hình
thức, không sâu vấn đề… Tác hại của quan liêu có thể đánh mất một
lần nữa chính quyền vừa giành được.
b. Phòng chống tiêu cực trong Nhà nước
Ba là, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo
Những biểu kiện trên gây mất đoàn kết, gây rối cho công tác.
II. 3. Nhà nước trong sạch,
vững mạnh
b. Phòng chống tiêu cực trong Nhà nước
Nguyên nhân của
những tiêu cực Nhà
nước

Nguyên Nguyên
nhân khách nhân chủ
quan quan
b. Phòng chống tiêu cực trong Nhà nước
Nguyên nhân của những tiêu cực Nhà nước

Nguyên nhân chủ • Bắt nguồn từ căn “bệnh mẹ” là chủ


nghĩa cá nhân, từ sự thiếu tu
quan dưỡng, rèn luyện của bản thân cán
bộ

• Do công tác cán bộ của Đảng,


Nguyên nhân khách trong Nhà nước, sự phối hợp giữa
Đảng và Nhà nước chưa thật sự
quan khoa học, hiệu quả; do trình độ còn
thấp của đời sống xã hội; do tàn dư
của chế độ thực dân phong kiến;
do âm mưu chống phá của các thế
lực thù địch.
III. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO CÔNG
TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC
1. Xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh

- Phải đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn.


- Phải tổ chức thực hiện thật tốt chủ trương, đường lối của Đảng.
- Phải chú trọng hơn nữa công tác chỉnh đốn Đảng.
2. Xây dựng nhà nước

- Phải xây dựng Nhà nước thật sự trong sạch, vững


mạnh.
- Đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
Nhà nước.
Hết
Xin cảm
ơn!

You might also like