You are on page 1of 20

21.

    Có mấy cơ sở hình thành tư tưởng HCM? (2 cơ sở)


CƠ SỞ THỰC TIỄN
Từ năm 1858, thực dân pháp bắt đầu tiến hành xâm lược VN, Nhà Nguyễn ký hiệp ước
đầu hàng, từng bước trở thành tay sai của thực dân pháp.
Đầu thế kỷ XX, các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp khiến cho xã hội nước ta
có sự biến chuyển và phân hóa. 
Tình hình quốc tế, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn cạnh
tranh tự do chuyển sang giai đoạn độc quyền, xác lập quyền thống trị của chúng trên
phạm vi toàn thế giới. hiệu mới của một thời đại mới sắp ra đời.
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN.
· Chủ nghĩa yêu nước là giá trị xuyên suốt, là động lực,  là truyền thống yêu nước, đoàn
kết, là sự cần cù, sáng tạo trong lao động,  kiên cường trong chiến đấu, là ý chí vươn lên
vượt qua khó khăn, thử thách, tinh thần tương thân, tương ái.
· Trong tư tưởng HCM con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định thành công của
cách mạng, lấy dân làm gốc. chủ nghĩa yêu nước truyền thống là giá trị xuyên suốt, là tư
tưởng là tình cảm thiêng liêng nhất, là chuẩn mực đạo đức cơ bản của dân tộc.
Tinh hoa văn hóa nhân loại.
· Nho giáo HCM đã tiếp thu mặt tích cực của nho giáo để xây dựng một xã hội lý tưởng,
trong đó công bằng, bác ái, nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm, chính được coi trọng, người đã kế
thừa, đổi mới, phát triển tinh thần đạo đức của nho giáo trong việc tu dưỡng, rèn luyện
đạo đức của con người trong công tác xây dựng Đảng.
· Phật giáo HCM đã kế thừa phát triển tư tưởng từ bi, bác ái, vị tha, con người và chân
lý, nếp sống đạo đức, giản dị, bài trừ cái ác.
· Tinh hoa văn hóa phương tây HCM đã kế thừa, phát triển quan điểm nhân quyền, dân
quyền trong hai bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Pháp, đề xuất quyền mưu cầu độc lập,
tự do hạnh phúc của các dân tộc.
Chủ nghĩa MÁc lê nin
Đối với hcm chủ nghĩa mác leenin là thế giới quan phương pháp luận trong nhận thức và
hoạt động cách mạng, HCM đã kế thừa, đổi mới, phát triển những giá trị truyền thống tốt
đẹp của dân tộc. Tinh hoa văn hóa nhân loại kết hợp với thực tiễn cách mạng ở trong
nước và thế giới. Người tiếp thu theo phương pháp macxít, nắm lấy cái tinh thần, cái bản
chất. Người vận dụng lập trường, quan điểm, phương pháp biện chứng để giải quyết
những vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam, chứ không đi tìm những kết luận có sẵn
trong sách vở. 
2.     Phân tích những quan điểm của HCM về vấn đề con người VN khi theo con
đường CNXH.
3.     Quan điểm HCM về Đảng có đạo đức (tập trung dân chủ, tự phê bình và phê
bình, kỷ luật nghiêm minh, tự giác, Đảng phải thường xuyên chỉnh đốn, đoàn kết
thống nhất trong Đảng, Đảng phải liên hệ mật thiết với nhân dân và đoàn kết quốc
tế) gt trang 130
Tập trung dân chủ: tập trung trên nền tảng dân chủ, dân chủ phải đi đến tập trung. khơi
dậy tinh thần trách nhiệm, tính tích cực, bày tỏ ý kiến đi đến tập trung. HCM lưu ý 2 điều
cần tránh một là độc đoán, chuyên quyền, coi thường nhân dân. Hai là dựa dẫm tập thể,
ko quyết đoán. 
Tự phê bình và phê bình: HCM coi tự phê bình, tự kiểm điểm là việc làm thường
xuyên, tự phê bình phải trung thực, kiên quyết, đúng người. 
Kỷ luật nghiêm minh, tự giác: sức mạnh của một đảng cộng sản bắt nguồn từ kỷ luật,
muôn người như một. Khi đã tự giác thì kỷ luật của đảng mới nghiêm và mới bền lâu, tạo
sức mạnh cho đảng.
Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn: quyền lực của đảng do giai cấp công nhân, nd
lao động và toàn dân tộc giao phó, đảng không ngừng tự chỉnh đốn bản thân mình. Đảng
từ trong xh mà ra, hoạt động vì tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng.
Đoàn kết thống nhất trong Đảng: là điều kiện xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
thống nhất. Đoàn kết đường lối, quan điểm, nghị quyết của Đảng.
Đảng phải liên hệ mật thiết với nhân dân: là bộ phận của toàn thể dân tộc Việt Nam,
mối quan hệ giữa đảng và nhân dân là mối quan hệ khăng khít ruột thịt, HCM đã nhiều
lần phê bình những cán bộ, đảng viên “vác mặt quan cách mạng”, đảng viên không được
“ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”, không phải cứ dán lên trán chữ “cộng sản” là dân tin,
mất lòng tin là mất tất cả. 
Đoàn kết quốc tế: giữ vững mối quan hệ quốc tế trong sáng. đối với nguyên tắc này,
HCM coi cách mạng VN là bộ phận khắng khít của cách mạng thế giới. 
4. Quan điểm HCM về Đảng văn minh là ntn? GT trang 128
· Là một Đảng đại diện cho lương tâm, trí tuệ và danh dự của dân tộc.
· Đảng ra đời là một tất yếu phù hợp với quy luật phát triển văn minh tiến bộ của
dân tộc và nhân loại.
· Đảng luôn trong sạch, vững mạnh.
· Trong giai đoạn cầm quyền, Đảng hoạt động theo quy định của hiến pháp và pháp
luật.
Trong bài nói tại Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng (năm 1960), Hồ Chí Minh
khẳng định: “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Khái niệm "Đảng ta là văn minh" Chủ
tịch Hồ Chí Minh dùng tương ứng với khái niệm trí tuệ, với năng lực nhận thức và hành
động cách mạng đúng đắn. Vì theo Người, Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân
cho nên Đảng phải là đạo đức văn minh, đội tiên phong mà chỉ đạo đức thôi thì chưa đủ,
cần phải có đủ bản lĩnh và trí tuệ.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh về Đảng văn minh được thể hiện ở những nội dung
sau: 
Một là, Đảng văn minh là một Đảng đại diện cho lương tâm, trí tuệ và danh dự của dân
tộc, không chỉ đại diện cho giai cấp công nhân, cho nhân dân lao động mà còn đại diện
cho dân tộc Việt Nam.
Hai là, Đảng ra đời là một tất yếu phù hợp với quy luật phát triển văn minh tiến bộ của
dân tộc và nhân loại. Mọi hoạt động của Đảng đều xuất phát từ yêu cầu phát triển của dân
tộc, lấy lợi ích tối cao của dân tộc làm trọng, mọi lợi ích giai cấp đều phải đặt dưới sự
phát triển của dân tộc, phù hợp với quy luật vận động của xã hội Việt Nam.
Ba là, Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, làm tròn sứ mệnh lịch sử do nhân dân, dân tộc
giao phó là lãnh đạo giành độc lập dân tộc cho Tổ quốc và đem lại tự do, ấm no, hạnh
phúc cho nhân dân. Trong những năm qua Đảng ta luôn tăng cường tự chỉnh đốn, tự đổi
mới để xứng đáng là Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền, những phần tử thoái hóa biến chất
thì nhất định phải đưa ra khỏi Đảng, để củng cố niềm tin của nhân dân đã giao phó cho
Đảng, củng cố niềm tin của dân tộc đã giao phó sứ mạng lãnh đạo cho Đảng Cộng sản
Việt Nam.
Bốn là, xây dựng Đảng văn minh còn thể hiện ở việc Đảng hoạt động trong khuôn khổ
Hiến pháp và pháp luật, Đảng không phải là tổ chức đứng trên dân tộc. Hiến pháp và
pháp luật là do Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành, Đảng là một
tổ chức phải luôn luôn tuân thủ và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật.
Năm là, Đảng văn minh còn thể hiện ở chỗ đội ngũ đảng viên, từ những đảng viên giữ
chức vụ lãnh đạo, quản lý trong bộ máy Đảng, Nhà nước, các đoàn thể quần chúng, nhất
là những đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, cho đến đảng viên không giữ
chức vụ lãnh đạo, quản lý đều phải là những chiến sĩ tiên phong, gương mẫu trong công
tác và cuộc sống hằng ngày.
Sáu là, Đảng văn minh phải là Đảng có quan hệ quốc tế trong sáng, bảo vệ lợi ích của
dân tộc Việt Nam, đồng thời tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
của các quốc gia khác; vì hòa bình, hữu nghị và sự phát triển chung của toàn nhân loại.
Từ khi ra đời Đảng cho đến ngày hôm nay Đảng ta luôn luôn làm tốt, luôn luôn xác định
cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, nên đã làm rất tốt nghĩa vụ
quốc tế của mình. Ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tiến bộ trên thế giới,
ủng hộ các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, của những người lao động bị áp
bức bóc lột trong chủ nghĩa tư bản.
Nếu Đảng không đạo đức, văn minh thì Đảng sẽ bị mất quyền lãnh đạo và khi đó Đảng
chứng tỏ là một tổ chức không trong sạch, vững mạnh, đội ngũ cán bộ, đảng viên thoái
hóa, biến chất. Lúc đó mọi thành quả của cách mạng Việt Nam sẽ bị tiêu tan, như vậy xây
dựng Đảng là đạo đức, là văn minh là một nội dung đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh
về Đảng Cộng sản Việt Nam.
5. Phân tích xây dựng đội ngũ cán bộ, Đảng viên. Giáo trình trang 137
 Hồ Chí Minh lưu ý phải xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vừa có đức vừa có tài, trong
sạch, vững mạnh. Người đề cập những yêu cầu chủ yếu sau đây đối với đội ngũ cán bộ,
đảng viên:
- Phải tuyệt đối trung thành với Đảng: Cán bộ, đảng viên phải tuyệt đối trung thành với
Đảng, suốt đời phấn đấu cho lợi ích của cách mạng, vì mục tiêu lý tưởng của Đảng. Vô
luận lúc nào, vô luận việc gì đảng viên và cán bộ phải đặt lợi ích của Đảng ra trước, lợi
ích của cá nhân lại sau. Nếu gặp khi lợi ích chung của Đảng mâu thuẫn với lợi ích riêng
của cá nhân, thì phải kiên quyết hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích của Đảng.
- Cán bộ, đảng viên phải nghiêm chỉnh thực hiện Cương lĩnh, đường lối, quan điểm, chủ
trương, nghị quyết của Đảng và các nguyên tắc xây dựng Đảng. Cán bộ, đảng viên có thể
xuất phát từ những giai cấp khác nhau nhưng khi vào Đảng họ phải là bộ phận tiên tiến,
ưu tú, họ phải giác ngộ lập trường của giai cấp công nhân, phải giác ngộ được lý tưởng
Cộng sản; họ phải gương mẫu về tất cả: nghiêm chỉnh thực hiện cương lĩnh, đường lối,
chủ trương, nghị quyết của Đảng và phải tuân theo điều lệ Đảng, phải thực hiện đúng
nguyên tắc xây dựng Đảng.
- Phải luôn luôn tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng.
- Phải luôn luôn học tập nâng cao trình độ về mọi mặt. Trong điều kiện khoa học công
nghệ 4.0 như hiện nay sự phát triển của nền kinh tế tri thức, bản thân mỗi cán bộ, đảng
viên nêu không chủ động học tập nâng cao trình độ về mọi mặt họ sẽ không theo kịp sự
phát triển của nhân loại, sẽ bị đào thải. Cho nên cán bộ, đảng viên càng phải tích cực học
tập nâng cao trình độ học tập về mọi mặt để làm chủ tri thức, làm chủ khoa học, để ứng
dug5 tri thức khoa học đó vào đời sống, phổ biến tri thức khoa học đó vào quần chúng
nhân dân.
- Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân: Cán bộ, đảng viên là người đầy tớ trung
thành của nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tiên phong,
gương mẫu, chịu khổ trước nhân dân và vui sau nhân dân, “đảng viên đi trước, làng nước
theo sau” đó là tinh thần tiền thân gương mẫu của cán bộ, của đảng viên. Nếu không có
mối liên hệ mật thiết với nhân dân; cán bộ, đảng viên mà xa dân sẽ dẫn tới quan liêu, làm
mất niềm tin của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên đó và dần dần lan ra đối với Đảng,
đối với Nhà nước, đối với các thiết chế khác.
- Phải luôn chịu trách nhiệm, năng động, sáng tạo: Cán bộ, đảng viên phải là những người
“thắng không kiêu bại không nản”, là người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm;
luôn luôn có tinh thần sáng tạo: sáng tạo trong hoạt động, trong thực thi công vụ của
mình; hăng hái, nêu cao trách nhiệm, dám chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân.
Cán bộ, đảng viên phải là người như vậy, cái gì có lợi cho nhân dân thì phải hết sức làm,
cái gì có hại cho nhân dân dù nhỏ thì cũng phải hết sức tránh.
- Phải là những người luôn luôn phòng và chống các tiêu cực: Trong việc phòng, chống
tiêu cực, cán bộ, đảng viên phải đặc biệt phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu bởi Hồ
Chí Minh cho đó là giặc nội xâm, là những kẻ địch bên trong. Đảng ta luôn luôn quan
tâm đẩy mạnh đấu tranh chống tham ô, chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực; và khi
thấy Đảng và Nhà nước thực hiện điều đó thì chúng ta phải ủng hộ, nhận diện đúng; nếu
không có tri thức, không có bản lĩnh chính trị, không có lập trường vững vàng thì rất dễ
bị điều khiển, giật dây bởi các thế lực nội phản.
Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã nêu rõ những tiêu cực của cán bộ, đảng viên và chỉ ra những
biện pháp khắc phục. Sự thoái hóa, biến chất của cán bộ, đảng viên thể hiện trên nhiều
mặt: về tư tưởng chính trị, về đạo đức, lối sống, v.v nhưng điều thường thấy nhất và trực
tiếp nhất mà Hồ Chí Minh đề cập là về đạo đức, lối sống, về tinh thần trách nhiệm trong
công việc.
Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng công tác cán bộ, vì Người cho rằng: “Cán bộ là những
người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi
hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ,
để đặt chính sách cho đúng”, cán bộ là gốc của mọi công việc, “muôn việc thành công
hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”.
6. Theo suy nghĩ của em, Đảng viên có những ưu điểm và hạn chế nào? (đội ngũ cán
bộ, đảng viên phải có đức có tài lấy dân làm gốc)
Đề ngộ ghê :vvv
Nhược:
Một số bộ phận cán bộ, đảng viên ngại học lý luận vì lí luận khoa học trừu tượng, khó
hiểu, trong đó có lý luận Mác Lênin, cũng là một diễn biến của tự diễn biến tự chuyển
hóa. Làm cán bộ, làm đảng viên mà không tích cực học tập lý luận, trong đó có lý luận
Mác Lênin thì có xứng đáng là người cán bộ, người đảng viên; khi không học tập, không
hiểu biết về lý luận chính trị họ dễ bị các thế lực phản động mua chuộc, lôi kéo, dụ dẫn;
nếu không có tri thức, không có bản lĩnh, đặc biệt không có hiểu biết về lý luận chính trị,
hiểu biết sâu về lí luận chính trị, ngại học lý luận thì dễ để cho các thế lực phản động lôi
kéo.
Ưu:
Không tìm ga ☹ ☹ ☹
Đạo đức Đảng viên phải đi đầu, công tư phân minh, đã và đang học tập và làm theo tấm
gương đạo đức hcm ngày một tiến bộ. 
7.     Phân tích quan điểm HCM về quan điểm nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh là xác lập tất cả mọi quyền lực trong Nhà nước
và tỏng xã hội đề thuộc về nhân dân. Nhà nước của dân thì dân là chủ và làm chủ, là
người có vị thế cao nhất, có quyền lực cao nhất và quyết định mọi vấn đề liên quan đến
vận mệnh dân tộc, đất nước. Người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, có quyền  làm
những việc pháp luật không cấm, và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật. Nhà nước phải bằng
mọi nỗ lực, hình thành được các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người
dân. Các vị đại biểu của dân, do dân cử ra, chỉ là thừa ủy quyền của dân, họ là “công bộc’
của dân. 
* Nhà nước do dân 
Nhà nước do dân lập nên, do dân ủng hộ, dân làm chủ: 
+ Nhà nước do dân là nhà nước do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình. 
+ Nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để nhà nước chi tiêu, hoạt động. + Nhà
nước đó do dân phê bình, xây dựng, giúp đỡ. 
Bởi vậy, tất cả các cơ quan nhà nước phải dựa vào nhân dân, liên kết chặt chẽ với nhân 
dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân. Các cơ quan nhà nước
không đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của dân thì dân có quyền bãi miễn. 
* Nhà nước vì dân 
+ Chỉ có một nhà nước thật sự của dân, do dân tổ chức, xây dựng và kiểm soát trên thực tế
thì mới có thể là nhà nước vì dân. 
+ Nhà nước vì dân là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không có đặc
quyền đặc lợi, thật sự trong sạch, cần kiệm liêm chính. 
+ Nhà nước vì dân – cán bộ là công bộc của nhân dân, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi
họ còn là người lãnh đạo nhân dân. Hai đòi hỏi tưởng chừng như mâu thuẫn nhưng đó là
đòi hỏi phải có ở người cán bộ nhà nước vì dân. Là đầy tớ thì phải trung thành tận tụy,
cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ.  Là người lãnh
đạo thì phải có trí tuệ hơn người, minh mẫn, sáng suốt, nhìn xa trông rộng, gần gũi nhân
dân, trọng dụng hiền tài. Như vậy, để làm người thay mặt nhân dân phải gồm đủ cả đức
và tài, phải vừa hiền lại vừa minh. 
8.     Cho ví dụ về dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp.
Dân chủ gián tiếp:
-Đại biểu quốc hội là người đại diện cho nhân dân, được sự ủy thác của nhân dân, thay mặt
nhân dân tham gia xây dựng các đạo luật để quản lí xã hội.
+ Trưởng thôn ý kiến cấp xã xin phí 70 % tiền bê tông để đổ đường cho toàn dân trong thôn
Dân chủ trực tiếp:
-Tất cả công dân đủ điều kiện trực tiếp đi bỏ phiếu bầu ra những người mình tin tưởng,
đủ đức đủ tài vào trong Hội đồng nhân dân các cấp và các đại biểu quốc hội.
- Có thể kiến nghị các cơ quan, biểu quyết khi nhà nước cho trưng cầu dân ý
- Mỗi người đều tự do ngôn luận và tự do báo chí hợp pháp
9.     Trình bày suy nghĩ, quan điểm của em nếu sau này là cán bộ công chức em sẽ
thực hiện theo tư tưởng HCM như thế nào
Đối với Hồ Chí Minh, Người quan tâm trước tiên là vấn đề đạo đức của
người cán bộ. Người coi đạo đức là “gốc”; phải có đạo đức cách mạng thì người
cán bộ mới có điều kiện để làm việc, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc.
- Cần là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai
- Kiệm là tiết kiệm không xa xỉ, không hoang phí…
- Liêm là trong sạch, không tham lam, không ham địa vị, không ham tiền tài,
không ham người tâng bốc mình, vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ
hủ hoá.
- Chính là thẳng thắn, đúng đắn. Để chính thì phải chớ tự kiêu, tự ái, chớ
nịnh hót người trên, chớ xem khinh người dưới”.
Tích cực học tập và tự trau dồi kiến thức, phải được huấn luyện và rèn luyện kỹ năng để
trưởng thành “học phải đi đôi với hành”, “Phải nâng cao và hướng dẫn việc tự học”.
Người học phải biết tự giác học tập, xác định mục đích, động cơ học tập. Học tập lý luận
“theo nguyên tắc: kinh nghiệm và thực tế phải đi cùng nhau”. Cách học tập là: “lấy tự học
làm cốt”.
Phải có tác phong dân chủ, nói đi đôi với làm: Kịp thời đem tình hình của dân chúng báo
cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng, đồng thời phải giải
thích rõ, phải thống nhất giữa nói và làm, tư tưởng phải chuyển hóa thành hành động cụ
thể, hoàn thành nhiệm vụ, thực hiện lý tưởng cao cả của Đảng và dân tộc. Không hẹp hòi,
không ham danh vọng, không vì lợi ích cá nhân mà bỏ mặc tập thể.
Phải khiêm tốn, cần cù, dám chịu trách nhiệm không ỉ lại đổ lỗi, sống có bản lĩnh, luôn gắn
bó với nhân dân, liêm chính không tham nhungc, hết mình để làm việc, phục vụ nhân
dân, phục vụ Tổ quốc
 

10. Phân tích nhà nước pháp quyền theo tư tưởng HCM.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền được thể hiện trên những quan điểm cơ
bản sau: 
Thứ nhất, Nhà nước pháp quyền phải là Nhà nước dân chủ, nhà nước của dân, do dân, vì
dân. Trong tác phẩm Thường thức chính trị viết năm 1953, Hồ Chí Minh viết: “… Nhân
dân là ông chủ nắm chính quyền. Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành
chính quyền ấy. Thế là dân chủ.”. Hồ Chí Minh còn khẳng định một chế độ dân chủ ở
nước ta là “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, “quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”,
người dân trực tiếp và gián tiếp thực thi quyền làm chủ của mình. 
Thứ hai, Nhà nước có sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân
và tính dân tộc. 
❖ Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, vì: 
- Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
- Bản chất giai cấp của Nhà nước ta thể hiện ở tính định hướng xã hội chủ nghĩa của sự
phát triển đất nước.
Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta thể hiện ở nguyên tắc tổ chức và hoạt
động cơ bản của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ. 
❖Hồ Chí Minh đã giải quyết hài hòa, thống nhất giữa bản chất giai cấp với tính
nhân dân, dân tộc và được thể hiện trong những quan điểm sau: 
- Nhà nước ta ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của rất nhiều thế hệ
người Việt Nam. 
- Tính thống nhất còn biểu hiện ở chỗ Nhà nước ta bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích
dân tộc làm cơ bản. 
- Trong thực tế, Nhà nước ta đã đứng ra làm nhiệm vụ của cả dân tộc giao phó, đã lãnh
đạo nhân dân tiến hành các cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc,
xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp
phần tích cực vào sự phát triển tiến bộ của thế giới. 
Thứ ba, Nhà nước pháp quyền phải là một Nhà nước tôn trọng pháp luật, được tổ chức và
hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. 
❖Theo Hồ Chí Minh, xây dựng một Nhà nước hợp pháp, hợp hiến mới có cơ sở pháp  lý
vững chắc để làm việc, có một quan hệ quốc tế bình đẳng và thiết lập được một cơ  chế
quyền lực hợp pháp. 
❖Quản lý nhà nước là quản lý bằng bộ máy và bằng nhiều biện pháp khác nhưng quan
trọng nhất là quản lý bằng hệ thống luật, trong đó quan trọng bậc nhất là Hiến pháp. 
“Thần linh pháp quyền” là sức mạnh do con người và vì con người. Do vậy, Hồ
Chí Minh bao giờ cũng đòi hỏi mọi người phải hiểu và tuyệt đối chấp hành pháp luật,
bất kể người đó giữ cương vị nào. Đồng thời trong việc thực thi Hiến pháp và pháp
luật, Người cũng chú ý bảo đảm tính nghiêm minh và hiệu lực của chúng. 
Thứ tư, Nhà nước pháp quyền kiểu mới, của dân, do dân, vì dân phải là Nhà nước trong
sạch, hoạt động có hiệu quả. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn trăn trở tìm cách làm thế nào để
Nhà nước ta trở thành một nhà nước pháp quyền kiểu mới, trong sạch, vững mạnh, hiệu
quả, khắc phục được những căn bệnh cố hữu của các nhà nước kiểu cũ.  Trong rất nhiều
giải pháp đã thực hiện, có ba nội dung cơ bản được Người đặc biệt quan tâm, đó là: 
❖Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức và tài: Nói một cách tổng quát nhất về yêu
cầu đối với đội ngũ này, theo Hồ Chí Minh, đó là những người vừa có đứa, vừa có tài,
trong đó đức là gốc; đội ngũ này phải được tổ chức hợp lý, có hiệu quả. Đi vào  những
mặt cụ thể, Hồ Chí Minh nêu lên những yêu cầu sau: 
- Tuyệt đối trung thành với cách mạng. 
- Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ. 
- Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân. 
- Phải là những người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là
trong những tình huống khó khăn, “thắng không kiêu, bại không nản”. - Phải thường
xuyên tự phê bình và phê bình, luôn luôn có ý thức và hành động vì sự lớn mạnh, trong
sạch của Nhà nước. 
❖Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước: Trong quá 
trình lãnh đạo xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh thường
chỉ rõ những tiêu cực sau đây và nhắc nhở mọi người đề phòng khắc phục:
 - Đặc quyền, đặc lợi. 
- Tham ô, lãng phí, quan liêu. 
- “Tư túng”, “chia rẽ”, “kiêu ngạo”. 
❖Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo
đức cách mạng: Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, để xây dựng Nhà nước trong
sạch, vững mạnh, hiệu quả phải kết hợp chặt chẽ giữa “đức trị” và “pháp trị”, kết hợp
giữa “xây” và “chống”. Xây là ra sức giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao đạo đức cách mạng
cho nhân dân, trước hết là cán bộ, công chức, đảng viên, những người có chức, có quyền,
đi đôi với việc chống chủ nghĩa cá nhân, dùng pháp luật nghiêm trị những kẻ vi phạm
pháp luật và thoái hóa đạo đức, làm hại cho dân, cho nước. 
11. Cho biết ý thức chấp hành, sự hiểu biết pháp luật của công dân VN nói chung và
sinh viên nói riêng. 
Một điều không thể phủ nhận, ngày nay đời sống của các tầng lớp nhân dân đang được
nâng cao, đi cùng với nó là sự nâng lên của trình độ tri thức, nhận thức nói chung và nhận
thức pháp luật nói riêng. Nhân dân ngày càng quan tâm hơn đến pháp luật, ý thức chấp
hành, thực hiện pháp luật có những tiến bộ rõ rệt. Họ đã tiếp thu khá nhiệt tình, tích cực
sự tuyên truyền pháp luật từ phía các cơ quan, ban ngành cũng như hưởng ứng nhiệt tình
các cuộc vận động pháp luật. Vì vậy, nhân dân đã nhận thức sâu sắc hơn hành vi của
mình để có thể thực hiện tốt hơn những quy định của pháp luật.
Người dân đã ngày càng nêu cao tinh thần “ sống và làm việc theo pháp Hiến pháp và
pháp luật”. Người dân trở nên có nhận thức tốt về các vấn đề của đời sống xã hội coi
trọng tính mạng, nhân phẩm và tài sản của nhau. Nhân dân đã nghiêm chỉnh, tự giác
trong việc chấp hành pháp luật. Các tranh chấp trong xã hội nay đã giảm bớt đi sự căng
thẳng vì mọi người có ý thức điều hòa những mâu thuẫn không đáng có.
Ý thức bảo vệ pháp luật hiện nay cũng đã được quan tâm. Xuất hiện trong cuộc sống của
chúng ta nhiều tấm gương về người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật, họ đã nâng cao
tinh thần trách nhiệm của mình trong việc bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, trợ thành
những tấm gương sáng trong việc giúp cho các cơ quan chức năng thi hành công vụ,
trong việc bắt giữ tội phạm, tố giác những hành vi của những người người thực hiện hành
vi trái pháp luật. Như vậy có thể nói rằng đã có nhiều bước chuyển biến đáng mừng trong
tư tưởng tình cảm của người dân đối với việc chấp hành pháp luật.
Tuy vậy, bên cạnh đó ý thức pháp luật trong nhân dân vẫn còn nhiều hạn chế. Một bộ
phận không nhỏ nhân dân trình độ nhận thức pháp luật kém. Kiến thức pháp luật của
nhân dân, đặc biệt những vùng nông thôn, miền núi còn rất thấp. Rất nhiều người tham
gia pháp luật mà không biết những quy định của pháp luật mặc dù nó rất gần gũi, phổ
biến trong cuộc sống. Tình hình tội phạm ở khu vực này ngày càng diễn bến phức tạp,
xuất hiện nhiều dưới dạng xuyên quốc gia mà người dân cũng bị lôi vào vòng xoáy ở đó.
Những vụ án xảy ra vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc miền núi là hiện tượng buôn bán ma
túy, gỗ lậu. 
Ý thức pháp luật trong mỗi người dân vẫn còn chậm được nâng cao do những thói quen
truyền thống. Những thói quen như “ bất tuân pháp luật”, nhiều người cố tìm mọi cách để
lách luật, tìm ra những kẽ hở và hạn chế của pháp luật để thực hiện hành vi vi phạm
nhằm đạt được mục đích.“Lách luật” xảy ra rất nhiều trong hoạt động giao thông hiện
nay, có thể thấy rõ tình trạng một số người dân tham gia giao thông trên đường bằng xe
máy chỉ chấp hành việc đội mũ bảo hiểm khi nhìn thấy cảnh sát giao thông hoặc khi nhìn
thấy cảnh sát giao thông từ xa sẽ đi vào đường tránh khác để không bị bắt khi biết mình
đã vi phạm.
Tình trạng phổ biến của người dân hiện nay là chưa có thói quen giải quyết các tranh
chấp mâu thuẫn bằng con đương tư pháp, tâm lí e ngại ra tòa, thái độ thiếu thiện cảm, bất
cần với người đại diện chính quyền vẫn thường xuyên xảy ra. Dẫn đến các mâu thuẫn
trong đời sống của người dân không những không được giải quyết mà ngày càng nghiêm
trọng hơn.
Điều đáng cảnh báo là số người vi phạm pháp luật ở nước ta ngày càng tăng. Các hành vi
vi phạm pháp luật của nhân dân đa dạng: Hình sự, dân sự, hành chính… với các mức độ
nặng nhẹ khác nhau, như các vụ tranh chấp đất đai, kiện tụng, buôn lậu, trốn thuế, giết
người… Đặc biệt, hàng ngày, hàng giờ xung quanh chúng ta là các vụ vi phạm luật giao
thông. Về hình sự xảy ra nhiều vụ phạm tội, có những vụ rất thương tâm và đau lòng. Có
người sẵn sàng giết người chỉ vì cần tiền hút chích, ăn chơi hay để trả thù hay chỉ vì sự
mâu thuẫn trên bàn nhậu. Hiện nay, ở nước ta một bộ phận thanh thiếu niên trình độ văn
hoá nói chung, trình độ nhận thức pháp luật cũng như ý thức pháp luật rất thấp. Số vụ vi
phạm pháp luật ở tuổi vị thành niên ngày càng tăng và phức tạp hơn… Ở nhiều địa bàn
trên cả nước hiện tượng thanh thiếu niên bỏ học, bỏ nhà đi lang thang, ăn chơi sa đọa dẫn
đến phạm pháp với các hành vi: Nghiện ngập, giết người, cướp của, trộm cắp… trở thành
nỗi lo ngại cho gia đình và xã hội. Tất cả những điều đó đã và đang giáng một tiếng
chuông cảnh báo về tình trạng vi phạm pháp luật hiện nay ở nước ta. Những vi phạm đó
phải chăng xuất phát rất nhiều từ vấn đề ý thức pháp luật của quần chúng.
12. Phân tích nguyên tắc đoàn kết theo tư tưởng HCM (đk dân tộc, đk quốc tế) gt trang
170.
*Nguyên tắc đoàn kết dân tộc 
Thứ nhất, đại đoàn kết phải được xây dựng trên cơ sở thống nhất giữa lợi ích của quốc
gia dân tộc với quyền lợi cơ bản của các giai tầng trong xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có thái độ “cầu đồng tồn dị” - chấp nhận sự khác biệt của các
giai tầng trong xã hội nhưng không trái với mục tiêu chung: Độc lập dân tộc, tự do, hạnh
phúc của nhân dân.
Theo Hồ Chí Minh, mẫu số chung của mọi giai tầng trong xã hội Việt Nam, đó là khát
vọng được độc lập, khát vọng vươn tới một cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc. Người
khẳng định: “Người Việt Nam ai cũng yêu nước, muốn nước thống nhất độc lập, ta khéo
nhen chút than hồng ấy, nó sẽ cháy lên thành ngọn lửa”.
Thứ hai, tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của nhân dân.
Nguyên tắc này vừa là sự kế thừa tư duy chính trị truyền thống của dân tộc “Dân là gốc
của nước”, vừa là sự quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin “cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng”. Hồ Chí Minh cho rằng: Dân là gốc rễ, là nền tảng của đại đoàn
kết. "Trong bầu trời không gì quý bằng Nhân dân. Trong thế giới, không gì mạnh bằng
lực lượng đoàn kết của Nhân dân". Dân là chủ thể của đại đoàn kết. Dân là nguồn sức
mạnh vô tận, vô địch của khối đại đoàn kết. Dân là chỗ dựa vững chắc của Đảng Cộng
sản và hệ thống chính trị. Do đó, cần phát huy sức mạnh của Nhân dân. Đoàn kết phải
thực sự tạo thành sức mạnh vật chất và tinh thần. Đoàn kết phải thông qua các tổ chức
chặt chẽ để tập hợp các tầng lớp Nhân dân.
Thứ ba, đại đoàn kết một cách tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; đoàn kết lâu dài, chặt
chẽ.
Theo Hồ Chí Minh, có đoàn kết mới tạo nên sức mạnh của cách mạng. Muốn đoàn kết
thì trước hết phải có Đảng cách mạng để trong thì vận động, tổ chức dân chúng, ngoài thì
liên minh với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản ở mọi nơi. 
“Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài. Đoàn kết là một chính
sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị. Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống
nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà”
Thứ tư, đại đoàn kết phải chân thành, thẳng thắn, thân ái; đoàn kết phải gắn liền với tự
phê bình và phê bình.
Đoàn kết phải gắn với đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết và căn dặn mọi
người phải ngăn ngừa tình trạng đoàn kết xuôi chiều, nêu cao tinh thần phê bình và tự
phê bình để biểu dương mặt tốt, khắc phục những mặt chưa tốt, củng cố đoàn kết: “Đoàn
kết thật sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí. Đoàn kết thực
sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học hỏi những cái tốt của nhau, phê bình những
cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân”.
*Nguyên tắc đoàn kết quốc tế:
 Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích; có tình, có lý:
Đối với phong trào cộng sản và công dân quốc tế, HCM giương cao ngọn cờ độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội thực hiện đoàn kết thống nhất trên nền tảng của chủ
nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình.
Đối với các dân tộc trên thế giới, HCM giương cao ngọn cờ độc lập, tự do và quyền bình
đẳng giữa các dân tộc.
Đối với các lực lượng tiến bộ trên thế giới, HCM giương cao ngọn cờ hòa bình, chống
chiến tranh xâm lược.
 Đoàn kết trên cơ sở độc lập tự chủ:
HCM luôn nêu cao khẩu hiệu: “tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”. “ Một dân
tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng
được độc lập”.
Đảng phải có đường lối độc lập, tự chủ và đúng đắn “Độc lập nghĩa là chúng tội lấy mọi
công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp ở ngoài vào”
13.  Nhân dân hiểu ntn về đoàn kết dân tộc. (xóa bỏ thành kiến, giúp đỡ nhau cùng tiến
bộ,....).
14. Mục tiêu chung của đoàn kết là gì?
 Mục tiêu chung của đại đoàn kết hiện nay là, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình,
độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh. Mục tiêu đó phản ánh lợi ích, nguyện vọng chung của toàn thể dân tộc Việt Nam,
đồng thời cũng thể hiện sự thừa nhận và tôn trọng mục tiêu riêng, lợi ích riêng của các
giai cấp, các tầng lớp, các thành phần kinh tế và nói chung là của mọi người dân.
15. Phân tích lực lượng phải đoàn kết qt theo tư tưởng HCM và vận dụng vào xã hội
ngày nay ntn?
Lực lượng đoàn kết quốc tế:
- Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế:
Sự đoàn kết giữa giai cấp công nhân quốc tế là một bảo đảm vững chắc cho thắng lợi của
chủ nghĩa cộng sản. Chủ trương đoàn kết giai cấp công nhân quốc tế, đoàn kết giữa các
đảng cộng sản xuất phát từ tính tất yếu về vai trò của giai cấp công nhân trong thời đại
ngày nay.Chủ nghĩa tư bản là một lực lượng phản động quốc tế, là kẻ thù chung của nhân
dân lao động toàn thế giới.
=>Trong hoàn cảnh đó, chỉ có sức mạnh của sự đoàn kết, nhất trí, sự đồng tình và ủng hộ
lẫn nhau của lao động toàn thế giới theo tinh thần “bốn phương vô sản đều là anh em”
mới có thể chống lại được những âm mưu thâm độc củachủ nghĩa đế quốc thực dân.
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
Xuất phát từ âm mưu chia rẽ dân tộc của các nước đế quốc. Cần có những biện pháp
nhằm làm cho các dân tộc thuộc địa hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại. Để tăng cường
đoàn kết giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sảnchính quốc, phải “làm cho đội
quân tiên phong của lao động thuộc địa tiếp xúc mật thiết với giai cấp vô sản phương Tây
để dọn đường cho một sự hợp tác thậtsự sau này; chỉ có sự hợp tác này mới bảo đảm cho
giai cấp công nhân quốc tếgiành thắng lợi cuối cùng”
- Các lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hoà bình, dân chủ, tự do và công lý.
Trong xu thế mới của thời đại, Hồ Chí Minh đã gắn cuộc đấu tranh vìđộc lập ở Việt Nam
với mục tiêu bảo vệ hòa bình, tự do, công lý và bình đẳngđể tập hợp và tranh thủ sự ủng
hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới. Khơi gợi lương tri của những người tiến bộ tạo
nên những tiếng nói ủnghộ mạnh mẽ của các tổ chức quần chúng, các nhân sĩ trí thức và
từng con ngườitrên hành tinh.
16. Tại sao phải tăng cường đoàn kết quốc tế?
a. Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo
sức mạnh tổng hợp cho cách mạng.
- Thực hiện đoàn kết quốc tế để tập hợp lực lượng bên ngoài, tranh thủ sự đồng tình, ủng
hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của các trào
lưu cách mạng thời đại để tạo thành sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam.
+Sức mạnh dân tộc là sự tổng hợp của các yếu tố vật chất và tinh thần, song trước hết là
sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và ý thức tự lực, tự cường dân tộc; sức mạnh của tinh
thần đoàn kết; của ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất cho độc lập, tự do…
+ Sức mạnh thời đại là sức mạnh của phong trào cách mạng thế giới, đó còn là sức mạnh
của chủ nghĩa Mác – Lênin được xác lập bởi thắng lợi củaCách mạng Tháng Mười Nga
năm 1917.
- Hồ Chí Minh đã sớm xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế
giới, cách mạng Việt Nam chỉ có thể thành công khi thực hiện đoàn kết chặt chẽ với
phong trào cách mạng thế giới.
- Thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế; đại đoàn kết
toàn dân tộc là cơ sở cho việc thực hiện đoàn kết quốc tế; đoàn kết dân tộc là để kết hợp
sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng chiến thắng kẻ thù.
b. Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi
các mục tiêu cách mạng của thời đại.
- Thực hiện đoàn kết quốc tế không vì thắng lợi của cách mạng mỗi nước mà còn vì sự
nghiệp chung của nhân loại tiến bộ trong cuộc đấu tranh chốngchủ nghĩa đế quốc và các
thế lực phản động quốc tế vì các mục tiêu cách mạngcủa thời đại.
- Thời đại mà Hồ Chí Minh sống và hoạt động chính trị là thời đại đãchấm dứt thời kỳ
tồn tại biệt lập giữa các quốc gia, mở ra các quan hệ quốc tếngày càng sâu rộng cho các
dân tộc, làm cho vận mệnh của mỗi dân tộc khôngthể tách rời vận mệnh chung của cả
loài người.
- Gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới; kiên trì đấu tranhkhông mệt mỏi để
củng cố và tăng cường đoàn kết giữa các lực lượng cáchmạng thế giới đấu tranh cho mục
tiêu chung, hoà bình, độc lập dân tộc, dânchủ và tiến bộ xã hội.
17. Hiện nay chúng ta phải sử dụng tư tưởng đoàn kết ntn?
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế trong
hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng
 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã nhận thức ngày càng rõhơn tầm quan trọng
của vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc.
+ Ngày 2-11-1993, Bộ Chính trị Trung ương Đảng khóa VII đã ra Nghị quyết 07/NQ-TW
“Về đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận dân tộcthống nhất”.
+ Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6-1996), vấn đề đại đoàn
kết toàn dân tộc đã được đặt ở một tầm cao mới, nhằm pháthuy sức mạnh của toàn dân
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước.
+ Đại hội Đảng lần thứ IX, X, XI tiếp tục bổ sung nhấn mạnh hơn vai trò, tầm quan trọng
của đoàn kết dân tộc trong thời đại mới.
+ Đại hội lần thứ XII của Đảng (2016) khẳng định: “Đại đoàn kết dân tộclà đường lối
chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực tolớn trong xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc
 Tư tưởng đoàn kết quốc tế của Chủ tịch HồChí Minh, đã được Đảng ta vận dụng một
cách sáng tạo trong việc hoạnh địnhchủ trương, đường lối.
+ Từ tuyên bố “muốn là bạn” (Đại hội Đảng lần thứ VII), “sẵn sàng làbạn” (Đại hội Đảng
lần thứ VIII), “là bạn và đối tác tin cậy” (Đại hội Đảng lầnthứ IX) đến Đại hội Đảng lần
thứ XII, Đảng ta khẳng định: “Quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng,
có hiệu quả. Vị thế, uy tín quốc tế củanước ta tiếp tục được nâng cao”.
+ Tinh thần đoàn kết quốc tế, huy động tối đa sức mạnh toàn dân tộc kếthợp sức mạnh
thời đại để bảo đảm lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vìhòa bình, hữu nghị, hợp
tác và phát triển.
Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh công -nông - trí dưới sự
lãnh đạo của Đảng
Đại đoàn kết toàn dân tộc phải kết hợp với đoàn kết quốc tế
18. Chuẩn mực đạo đức của con người theo tư tưởng HCM. (chương 6 gt)
- Trung với nước, hiếu với dân
Trung với nước, là phải yêu nước, gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung
thành với sự nghiệp cách mạng, với con đường đi lên của đấtnước, suốt đời phấn đấu cho
Đảng, cho cách mạng. Hiếu với dân, là phảithương dân, tin dân, thân dân, học hỏi dân,
lấy trí tuệ ở dân, kính trọng dân, lấy dân làm gốc, “Phải hết lòng hết sức phục vụ nhân
dân. Phải yêu kínhnhân dân. Phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân”.
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
+ “Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai”; lao động có kếhoạch, sáng tạo, có
năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng.
+ Kiệm “là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”. Tiết kiệm sức lao
động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, củanước, của bản thân mình... “Cần với
kiệm, phải đi đôi với nhau, như haichân của con người”.
+Liêm “là trong sạch, không tham lam”; là liêm khiết, “luôn luôn tôntrọng giữ gìn của
công, của dân”, “Liêm là không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung
sướng. Không ham người tâng bốc mình.
+Chính “nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Chính được thể hiện rõ trong 3
mối quan hệ: Đối với mình - Chớ tự kiêu, tự đại. Đối vớingười: Chớ nịnh hót người trên.
Chớ xem khinh người dưới
=> Hồ Chí Minh cho rằng, các đức tính cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ với
nhau , cán bộ, đảng viên phải là người thực hành trước để làmkiểu mẫu cho dân. Nếu
không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nênhủ bại, biến thành sâu mọt của dân.
+ Chí công vô tư, là hoàn toàn vì lợi ích chung, không vì tư lợi; là hết sức công bằng,
không chút thiên vị, công tâm, luôn đặt lợi ích của Đảng, củanhân dân, của dân tộc lên
trên hết, trước hết. Chí công vô tư là nêu cao chủnghĩa tập thể, chống chủ nghĩa cá nhân.
- Thương yêu con người, sống có tình nghĩa
Theo Hồ Chí Minh, người cách mạng là người giàu tình cảm, có tình cảmcách mạng mới
đi làm cách mạng. Vì yêu thương nhân dân, yêu thương conngười mà Hồ Chí Minh sẵn
sang chấp nhận mọi gian khổ, hy sinh để đem lạiđộc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc
cho con người.
- Tinh thần quốc tế trong sáng
Đó là sự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu và đoàn kết với giai cấpvô sản toàn thế giới, với
các dân tộc bị áp bức, với tất cả các dân tộc và nhândân các nước, với những người tiến
bộ trên toàn cầu, chống lại mọi sự chiarẽ, hằn thù, bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc;
chống lại chủ nghĩa dântộc hẹp hòi, sôvanh, biệt lập và chủ nghĩa bành trướng bá quyền.
Hồ ChíMinh chủ trương giúp bạn là tự giúp mình.
19. Quan điểm của HCM về chuẩn mực đạo đức cơ bản của con người.
20. Chức năng của văn hóa. ( 3 chức năng).
Chức năng nhận thức
 Khả năng nhận thức, ý thức và học hỏi của con người là một sự tiến hóa so với các loài
động vật khác trên Trái đất. Nếu loài vật chỉ sống theo bản năng tồn tại từ khi sinh ra, thì
con người luôn có ý thức cao, ngay từ khi sinh ra đã luôn vươn tới cuộc sống cao đẹp
hơn.
 Văn hóa có tính kế thừa từ đời này sang đời khác giúp con người làm được điều này, tức
là học hỏi hoặc rút kinh nghiệm từ những giá trị đi trước để hướng tới những điều mới
mẻ hơn, tốt đẹp hơn, hình thành một xã hội nhân văn hơn.
Chức năng thẩm mỹ của văn hóa
 Chức năng thẩm mỹ là chức năng quan trọng của văn hóa để con người và cộng đồng
không ngừng hoàn thiện. Văn hóa là nét đẹp, làm cho con người đẹp hơn.
Chức năng giáo dục
 Chức năng này giáo dục nâng cao nhận thức và phát huy tiềm năng của con người. Con
người không chỉ tiếp thu tri thức học thuật mà còn cả nhân cách, tư tưởng đạo đức, lối
sống trong các mối quan hệ xã hội.
Chức năng điều tiết của văn hóa
 Văn hóa với những giá trị lịch sử của nó có thể giúp điều chỉnh xã hội luôn đi theo một
hướng nhất định, làm cho xã hội luôn vận hành ổn định vì mục tiêu chung của cộng đồng.
 Cụ thể ở đây là pháp luật và văn hóa pháp luật giúp mọi người luôn tuân theo để giữ gìn
trật tự xã hội, giúp mọi người cùng chung sống.
Chức năng động lực
 Văn hóa có chức năng động viên, định hướng xã hội phát triển, hướng tới xã hội tốt đẹp,
nhân văn hơn. Đó cũng là mục tiêu của xã hội loài người, giúp chất lượng cuộc sống của
con người tốt hơn cả về vật chất và tinh thần.

Không có tìm thấy cái nào 3 chức năng á…

21. Nội dung chiến lược xây dựng con người.


Trong bài viết của mình, Tổng Bí thư cũng đã khẳng định: con người là một khối
tổng hòa của các yếu tố tri thức, đạo đức, thể lực, lối sống và thẩm mỹ và con người mới
xã hội chủ nghĩa phải được trang bị đầy đủ các yếu tố đó. Nếu thiếu đi một yếu tố nào đó
thì vấn đề phát triển toàn diện sẽ không còn được đảm bảo. Những yếu tố trên sẽ được
phân tích dưới đây:
Một là, yếu tố tri thức đóng vai trò quan trọng bởi tri thức là sức mạnh. Việc tiếp
thu, lĩnh hội các văn minh, tiến bộ của nhân loại là điều cần thiết bởi đó là hành trang cho
con người mới xã hội chủ nghĩa có tri thức, khoa học, công nghệ tự tin sánh đưa đất nước
ngang các nước phát triển. Nói cách khác, tri thức là chìa khóa giúp con người bước ra
thế giới bên ngoài. Như nhà vật lý thiên tài Albert Einstein đã nói:“Khi chúng ta hiểu biết
càng nhiều thì cái tôi cá nhân càng bé lại”, khi đó mong muốn tiếp thu tri thức của con
người mới xã hội chủ nghĩa sẽ ngày càng mạnh và những tri thức đó sẽ được vận dụng để
đóng góp không chỉ để xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa mà còn cho cả
cộng đồng nhân loại thế giới. Hơn nữa, trí lực có tốt thì con người mới đủ tỉnh táo để
chống lại mọi thông tin giả, không đúng sự thật và phản bác lại được những luận điệu sai
trái, thù địch.
Hai là, Bác Hồ đã nói:“Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Bác căn dặn
muốn trở thành người giúp ích cho xã hôi, đất nước thì phải có đạo đức tốt. Trong cuộc
sống, chúng ta đã thấy có những cá nhân biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa; có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho
cộng đồng, xã hội, bức xúc trong dư luận, làm giảm lòng tin của nhân dân vào quan điểm,
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.Vì vậy, người có tài
mà không có đức, không đặt lợi ích quốc gia dân tộc trên lợi ích cá nhân sẽ là nguy cơ
gây ra những hậu quả khôn lường, nghiêm trọng; không chỉ cho bản thân mà còn cho cả
cộng đồng.
Ba là, thể lực tốt và lối sống lành mạnh sẽ giúp cho con người mới xã hội chủ
nghĩa có đủ tỉnh táo để chống lại mọi cám dỗ của cuộc sống, tránh xa các tệ nạn xã hội.
Rèn luyện thể lực là không ngừng chú trọng tập luyện, nâng cao thể chất, vóc dáng, sức
mạnh của con người. Mọi người lao động dù ở bất kỳ ngành nghề nào đều cần có sức vóc
thể chất tốt để duy trì và phát triển trí tuệ, để chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn,
biến tri thức thành sức mạnh vật chất. Hơn nữa, cần phải có sự dẻo dai của hoạt động
thần kinh, niềm tin và ý chí, khả năng vận động của trí lực trong những điều kiện khác
nhau và trong những thử thách hết sức khó khăn và khắc nghiệt. Vậy, muốn có thể lực tốt
thì ngoài việc rèn luyện thể thao thường xuyên, cũng cần có một chế độ sống, lối sống
hợp lý, tránh xa các chất kích thích gây tổn hại cho cơ thể và hệ thần kinh.
Bốn là, tính thẩm mỹ cao mang lại cái đẹp cho con người, mang lại nhiều vẻ đẹp
cho xã hội. Tính thẩm mỹ ở đây không đơn thuần là vẻ đẹp bên ngoai mà còn là tính nhân
văn, nhân đạo của con người. Vẻ đẹp trong cuộc sống luôn có muôn sắc thái khác nhau
và được thể hiện ra trong từng hành động, từng lời nói, từng cử chỉ của con người trong
các mối quan hệ, giao tiếp xã hội. Như lúc sinh thời, Bác Hồ cũng đã dặn dò:“Mỗi người
tốt, mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp”. Để xã hội tốt
hơn, chất lượng cuộc sống cao hơn thì thẩm mỹ của con người cũng cần chú trọng.

22. Con người phải tu dưỡng 4 chuẩn mực đạo đức nào?
Một là, trung với nước, hiếu với dân.
Theo Hồ Chí Minh, đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối
các phẩm chất khác. Từ quan niệm cũ “trung với vua, hiếu với cha mẹ” trong đạo đức
truyền thống của xã hội phong kiến phương Đông, Hồ Chí Minh đưa vào đó một nội
dung mới, cao rộng hơn là “ trung với nước, hiếu với dân”. Người khẳng định: Trung với
nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa
xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng
đánh thắng. Câu nói của Bác vừa là lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị,
đạo đức cho mỗi người Việt Nam, không phải chỉ trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân
tộc mà còn lâu dài mãi về sau.
Hai là, yêu thương con người.
Quan niêm này cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về lòng yêu thương con người
rất toàn diện và độc đáo. Bởi vậy, Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người là
một trong những phẩm chất cao đẹp nhất. Người luôn luôn dành tình yêu thương rộng lớn
cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức bóc lột. Bác viết: tôi chỉ có
một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta
được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Ở
Hồ Chí Minh, tình yêu thương đồng bào, đồng chí của Người rất bao la, rộng lớn và toàn
diện, không phân biệt vùng, miền, trẻ, già, trai, gái...hễ là người Việt Nam yêu nước thì
đều có chỗ trong tấm lòng nhân ái của Người. Tình yêu thương của Chủ tịch Hồ Chí
Minh còn thể hiện tấm lòng bao dung cao cả của một người Cha, đặc biệt, đối với những
người phạm sai lầm, khuyết điểm. Người căn dặn: mỗi con người đều có thiện và ác ở
trong lòng, ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân
và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng. Đối với những người có
thói hư tật xấu, từ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ
bằng cách làm cho cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không
phải đập cho tơi bời. Chính vì vậy, trong Di chúc để lại cho muôn đời sau, Người căn dặn
Đảng: phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, mỗi cán bộ, đảng viên luôn luôn chú ý
đến phẩm chất yêu thương con người.
Ba là, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. 
Theo Hồ Chí Minh thì: Cần tức là lao động cần cù, siêng năng, có kế hoạch, sáng
tạo, có năng suất cao, với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không
dựa dẫm; Kiệm tức là tiết kệm sức lao động, thì giờ, tiền của của dân, của nước, của bản
thân mình, phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to, không
xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương hình thức, không liên hoan chè
chén lu bù; Liêm tức là luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân, không xâm
phạm một đồng xu, hạt thóc nào của Nhà nước, của nhân dân, phải trong sạch, không
tham lam, không tham địa vị, không tam tiền tài, không tham sung sướng, không ham
người tâng bốc mình, vì vậy mà quang minh, chính đại, không bao giờ hủ hóa; Chính
nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn, đối với mình thì không tự cao, tự đại, luôn chịu
khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của
bản thân mình, đối với người thì không nịnh hót người trên, không xem khinh người
dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà, không dối trá, lừa lọc,
đối với việc thì để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà; Chí công vô tư là đem
lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc, khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ
đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau, phải “ lo trước thiên hạ, vui sau thiên
hạ”.
Bốn là, tinh thần quốc tế trong sáng. 
Đó là tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản mà Hồ Chí Minh đã nêu lên bằng một
mệnh đề “ bốn phương vô sản đều là anh em”, là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp
bức, với nhân dân lao động các nước mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạt
động cách mạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân
tộc, là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả nhân dân tiến bộ trên toàn thế
giới vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội, vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc và chủ
ngĩa xã hội, là tinh thần hợp tác và hữu nghị.
23. Đánh giá đạo đức của con người VN hiện nay.
- Trước tiên là lĩnh vực kinh tế: 
 + Nhờ vận động theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nước ta đạt
được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế và an sinh xã hội, đời sống của nhân dân được cải
thiện đáng kể so với trước. 
 + Nhưng sự xuống cấp về đạo đức thể hiện rất rõ trong lĩnh vực này qua những đại án
hình sự và nhiều vụ án kinh tế mà nhiều người chịu sự trừng phạt của pháp luật lại nằm
trong “bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống”.
- Đạo đức xã hội xuống cấp còn thể hiện ở những hành vi bạo lực trong nhiều lĩnh vực
khác nhau, từ bạo lực gia đình, bạo lực học đường... đến bạo lực nơi công cộng. Có
những người sẵn sàng dùng vũ khí “nóng”, vũ khí “lạnh” để giải quyết các mâu thuẫn
trong mọi quan hệ giữa cha mẹ và con, anh chị em, vợ chồng, hàng xóm láng giềng, bạn
bè… Nhiều trường hợp dẫn đến kết cục thật thương tâm.
- Thói tham lam, ích kỷ, thói vô cảm lan rộng gây nhiều tác hại cho cộng đồng, phản lại
thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Trong nền kinh tế thị trường, mọi người đều tìm cách kiếm được nhiều tiền, điều này là
chính đáng, tuy nhiên một số người đã tôn sùng đồng tiền một cách mù quáng, coi “tiền
là trên hết” và tìm mọi thủ đoạn để có nhiều tiền, tạo mọi điều kiện để mặt trái của đồng
tiền phát huy. Khi đồng tiền lên ngôi cũng chính là lúc đạo đức xuống cấp.
=> Kinh tế thị trường có nhiều mặt tích cực nên phát huy, nhưng những mặt tiêu cực của
nó cũng cần được nhận diện một cách khách quan và khoa học hơn nữa, để phê phán và
khắc phục hữu hiệu. 
=> Thời kỳ mới, cần có hệ giá trị chuẩn mực mới về văn hóa, đạo đức cho con người.
Đạo đức của con người phải là lòng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, lao động sáng tạo,
ham thích học tập, có trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật… Phải gạt bỏ những tập tục
không còn phù hợp, đồng thời trân trọng những giá trị tốt đẹp ngàn xưa đã trở thành
truyền thống đạo đức, bản sắc dân tộc.
24. Ý nghĩa của cuộc vận động làm theo tấm gương đạo đức HCM của sv luật.
Là sinh viên Luật, không chỉ là những người chủ tương lai của đất nước, mà còn là lực
lượng nòng cốt xây dựng nên hệ thống pháp chế nước nhà, xương sống của quốc gia,
chúng ta cần phải luôn quan tâm phát triển và nâng cao chất lượng của mỗi sinh viên Luật
ngay từ trong ghế nhà trường.
- Rèn luyện TÀI: Tự giác trau dồi kiến thức pháp luật, tận dụng triệt để những điều kiện
mà xã hội đang tạo ra, không để làm phí hoài tuổi trẻ. Học phải có lý tưởng, phải trả lời
được hai câu hỏi của người “Học để làm gì? Học để phục vụ ai?”. Mặt khác, phải thường
xuyên tham khảo nhiều phương pháp học trong và ngoài nước để tìm hiểu, đóng góp cho
pháp luật nước nhà.
- Rèn luyện ĐỨC: Ngành luật là chuyên ngành xương sống của quốc gia nhưng cũng vô
cùng nhạy cảm cả trong nghề lẫn trong chính trị. Sinh viên luật phải tự nhắc nhở đạo đức
nghề nghiệp, đạo đức với quốc gia dân tộc. Kết hợp với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh, hội sinh viên, thường xuyên tổ chức tham gia các buổi học về tư tưởng chính
trị, tư tưởng Hồ Chí Minh; cùng nhau thảo luận vai trò của sinh viên Luật và để thấm
nhuần hơn nữa tư tưởng Hồ Chí Minh trong thế kỉ mới.
=> Đối với sinh viên, giáo dục tư tưởng, văn hóa, đạo đức Hồ Chí Minh là giáo dục lý
luận sống, đạo làm người, hoàn thiện nhân cách cá nhân, trang bị cho họ trí tuệ và
phương pháp tư duy biện chứng để họ trở thành những chiến sĩ đi tiên phong trong sự
nghiệp bảo vệ, xây dựng một nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như mong
muốn và khát vọng của Hồ Chí Minh.
25. Phân tích suy nghĩ HCM về đạo đức mới, lối sống mới và đánh giá lối sống, ăn
mặc của sinh viên hiện nay và sinh viên luật.
Quan điểm của HCM về đạo đức mới, lối sống mới:
- Đạo đức mới, theo quan điểm của Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng; nó tiếp thu, kế
thừa truyền thống đạo đức cổ truyền như “lòng thương nước, thương dân”, “tinh thần
tương thân, tương ái”,…nhưng nó khác về bản chất đạo đức cũ, đạo đức phong kiến, tư
sản. Đạo đức mới là đạo đức cách mạng, đạo đức cộng sản chủ nghĩa, trong đó có sự kết
hợp giữa đạo đức của giai cấp công nhân với truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc và
tinh hoa đạo đức nhân loại. 
- Lối sống mới là lối sống có lý tưởng, có đạo đức. Đó còn là lối sống văn minh, tiên tiến,
kết hợp hài hòa truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại. Con
người muốn tồn tại phải làm sao cho có ăn, mặc, ở, đi lại và làm việc; phải làm sao cho
mỗi hoạt động đó đều mang tính văn hóa. Chính vì vậy, để xây dựng lối sống mới, Hồ
Chí Minh yêu cầu phải sửa lại “cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại”, đó chính là
phong cách sống (sinh hoạt ứng xử) và phong cách làm việc.
Đánh giá lối sống, ăn mặc của sinh viên hiện nay và sinh viên luật:
*Tích cực:
- Sinh viên là những con người năng động và sáng tạo. Đã có nhiều sinh viên nhận được
bằng phát minh, sáng chế và không ít trong số những phát minh ấy được áp dụng, được
biến thành những sản phẩm hữu ích trong thực tiễn. 
- Sự năng động của sinh viên còn được thể hiện ở việc tích cực tham gia các hoạt động xã
hội như y tế, từ thiện…
- Sinh viên dám nghĩ, dám làm, dám chịu thử thách, dám nhìn thẳng vào thất bại và vượt
qua nó. 
- Phần lớn sinh viên, thanh niên trí thức vẫn giữ được lối sống tình nghĩa, trong sạch;
khiêm tốn, luôn cần cù và sáng tạo trong học tập; sống có bản lĩnh, có chí lập thân, lập
nghiệp. Trên các lĩnh vực của đời sống xã hội đã và đang xuất hiện những nhà quản lý,
nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà hoạt động nghệ thuật có đức, có tài trong độ tuổi
thanh niên.
- Nét nổi bật của thanh niên nước ta là ý chí vươn lên, tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao
động sản xuất, ham mê nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ để thoát khỏi nghèo
nàn, lạc hậu, làm giàu cho bản thân, gia đình và XH.
*Tiêu cực: Bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn tồn tại những mặt tiêu cực trong lối
sống đạo đức của học sinh, sinh viên hiện nay.
- Tư tưởng của một bộ phận sinh viên còn lệch lạc. 
- Dưới sự tác động ồ ạt của nền kinh tế thị trường, dường như giới trẻ ngày nay luôn nhìn
sự vật dưới con mắt của người tư bản. Họ còn nghi ngờ vào chế độ xã hội chủ nghĩa.
Nhiều sinh viên đã đánh mất niềm tin vào chủ nghĩa xã hội.
- Hiện tượng sùng bái giá trị vật chất. Nhiều thanh niên lấy đồng tiền làm thước đo giá trị
trong cuộc sống. Đó là thang giá trị của xã hội tư bản chủ nghĩa. Trong xã hội ấy, kẻ có
tiền là kẻ mạnh. Chính vì thế, không ít sinh viên đã sử dụng đồng tiền gây ra nhiều
chuyện sai trái: mua điểm, chèn ép bạn bè…
- Lối sống hưởng thụ dẫn đến nhiều vấn đề tiêu cực khác trong sinh viên. Tệ nạn xã hội
như trộm cắp, nghiện hút ma túy,…
- Chủ nghĩa cá nhân có xu hướng tăng trong giới trẻ ngày nay. Nhiều người chỉ quan tâm
tới những lợi ích cá nhân trước mắt mà quên mất lợi ích tập thể, thậm chí chà đạp lên lợi
ích của ngưới khác. Vì đồng tiền, vì lợi ích cá nhân, một số thanh niên còn bất chấp tất
cả: luật pháp, gia đình, bạn bè… Một số khác sống không động chạm đến ai, nhưng cũng
không quan tâm đến ai, chỉ cần biết đến mình
26. Chiến lược trồng người và vai trò của trồng người theo quan điểm HCM.
- “Trồng người” là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng: Con
người phải được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Nó vừa nằm trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với nghĩa rộng, vừa nằm trong chiến lược giáo
dục và đào tạo theo nghĩa hẹp.
“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”
 + Con người xã hội chủ nghĩa đương nhiên phải do chủ nghĩa xã hội tạo ra. Nhưng ở đây
trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội thì "trước hết cần có những con người xã hội
chủ nghĩa". Điều này cần đươc hiểu là ngay từ đầu phải đặt ra nhiệm vụ xây dựng con
người có những phẩm chất cơ bản, tiêu biểu cho con người mới xã hội chủ nghĩa, làm
gương, lôi cuốn xã hội. Công việc này là một quá trình lâu dài, không ngừng hoàn thiện,
nâng cao và thuộc về trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, gia đình, cá nhân mỗi người.
 + Mỗi bước xây dựng những con người như vậy là một nấc thang xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Đây là mối quan hệ biện chứng giữa "xây dựng chủ nghĩa xã hội" và "con người xã
hội chủ nghĩa".
 + Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người mới xã hội chủ nghĩa có hai mặt gắn bó
chặt chẽ với nhau. 
 Một là kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người truyền thống (Việt Nam và phương
Đông). 
 Hai là, hình thành những phẩm chất mới như: có tư tưởng xã hội chủ nghĩa: có đạo đức
xã hội chủ nghĩa; có trí tuệ và bản lĩnh để làm chủ (bản thân, gia đình, xã hội, thiên
nhiên...); có tác phong xã hội chủ nghĩa; có lòng nhân ái, vị tha, độ lượng.
-    Chiến lược "trồng người" là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội:  
 + Để thực hiện chiến lược "trồng người", cần có nhiều biện pháp, nhưng giáo dục và đào
tạo là biện pháp quan trọng bậc nhất. Bởi vì giáo dục tốt sẽ tạo ra tính thiện, đem lại
tương lai tươi sáng cho thanh niên. Ngược lại, giáo dục tồi sẽ ảnh hưởng xấu đến thanh
niên.
 + Nội dung và phương pháp giáo dục phải toàn diện về cả đức, trí, thể, mỹ, phải đặt đạo
đức, lý tưởng và tình cảm cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa lên hàng đầu. Hai mặt
đức, tài thống nhất với nhau, không tách rời nhau, trong đó đức là gốc, là nền tảng cho tài
năng phát triển. Phải kết hợp giữa nhận thức và hành động, lời nói với việc làm... có như
vậy mới có thể "học để làm người".
=> "Trồng người" là công việc "trăm năm" , không thể nóng vội “một sớm một chiều”,
không phải làm một lúc là xong cũng không phải tùy tiện, đến đâu hay đến đó. Nhận thức
và giải quyết vấn đề này có ý nghĩa thường trực, bền bỉ trong suốt cuộc đời mỗi con
người, trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh cho rằng: "Việc học
không bao giờ cùng, còn sống còn phải học".

You might also like