You are on page 1of 7

- Hoàn cảnh ra đời:

Thể chế hóa đầy đủ hơn, sâu sắc hơn quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đề cao
chủ quyền nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và đảm bảo tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về nhân dân. Và là sự thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
- Bố cục: Hiến pháp gồm 11 chương, 120 điều

- Lời nói đầu của Hiến pháp 2013: khái quát về lịch sử Việt Nam, thành quả
cách mạng to lớn mà nhân dân ta đã giành được; khẳng định việc kế thừa, xây
dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh. → Lời nói đầu của Hiến pháp 2013 rất ngắn, gọn, từ ngữ
chắt lọc (độ dài chưa bằng 1/3 so với Hiến pháp 1992)

- Chế độ chính trị:


Hiến pháp 2013 đã xác định rõ chế độ chính trị của Nhà nước ta hiện nay là “một
nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm cả đất liền, hải
đảo, vùng biển và vùng trời” và là “Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do
Nhân dân và vì Nhân dân” (Điều 1 và Điều 2).
Lần đầu tiên trong kỹ thuật lập hiến, Hiến pháp 2013 quy định “Nhân dân thực hiện
quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc
hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước” (Điều 6).
→ So với Hiến pháp 1992, điểm mới của Hiến pháp 2013 là quy định Nhân dân thực
hiện quyền lực nhà nước không chỉ bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện
thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân mà cònthông qua các cơ quan khác của Nhà
nước.
- Chế độ kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi
trường: Điều 50 - Điều 63 Hiến pháp 2013.
+ Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với
nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo.
+ Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tạo việc làm cho người
lao động.
+ Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân
dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng
bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
+ Nhà nước, xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người
có công với nước.
+ Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
+ Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong
sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
+ Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững
các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động
phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu...
- Quyền con người, quyền công dân
Vị trí: “Quyền con người và quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” -Chương II. Có
thể nói đây cũng chính là sự kế thừa “vị trí” của Hiến pháp năm 1946.
Tuy nhiên, do nhiệm vụ chính trị của các thời kỳ là khác nhau nên có điều khác biệt,
nếu như Hiến pháp năm 1946 đặt nghĩa vụ của công dân lên trước thì Hiến pháp năm
2013 lại đặt quyền của công dân lên trước. Một mặt điều này cho thấy quan điểm tôn
trọng quyền con người, quyền công dân, một mặt cho thấy quyền và nghĩa vụ trong
tất cả các thời kỳ là có mối quan hệ mật thiết với nhau, có sự kế thừa và phát triển của
Hiến pháp sau so với Hiến pháp trước.
Tên chương: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân → thay vì chỉ
gọi là “quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” như Hiến pháp năm 1992 và các bản
Hiến pháp trước đó. Sự bổ sung cụm từ “quyền con người” là điểm nhấn quan trọng,
có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.
Nguyên tắc chung:
- Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công
dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ,
bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
- Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong
trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội,
đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
- Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng
quyền của người khác
- Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
- Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích
quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
- Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời
sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt
Nam. Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác. Công
dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
bảo hộ.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân
tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo
điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây
dựng quê hương, đất nước.
Điểm khác có 5 điều mới gồm: quyền sống (Điều 19); các quyền về nghiên cứu khoa
học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động
đó (Điều 40); quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia đời sống văn
hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Điều 41); quyền xác định dân tộc, sử dụng ngôn ngữ
mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42); quyền được sống trong môi trường
trong lành (Điều 43); quyền không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác
(khoản 2, Điều 17).
Ý nghĩa: có ý nghĩa quan trọng
1. Đã phân biệt rõ quyền công dân và quyền con người so với các bản hiến pháp
trước
→ Đã khắc phục được sự nhầm lẫn giữa quyền con người với quyền công dân;
2. “quyền con người” đứng trước “quyền công dân” cũng có nghĩa là chúng ta ghi
nhận “quyền con người” có nội hàm rộng hơn “quyền công dân”.
→ + Mở rộng nội hàm chủ thể quyền: Hiến pháp năm 1992, nội hàm của quyền con
người chỉ dừng lại ở khái niệm chủ thể là “công dân”; Hiến pháp năm 2013, các chủ
thể quyền được mở rộng, không chỉ là “công dân”, mà còn là “mọi người”, “tổ chức”
hay nhóm xã hội và cộng đồng, đặc biệt là những nhóm dễ bị tổn thương (trẻ em,
thanh niên, người cao tuổi).
+ Mở rộng nội dung quyền: Hiến pháp đã dành 36 điều ở Chương II trên tổng số 120
điều của Hiến pháp cho việc chế định trực tiếp các quyền con người, quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân.
- Bộ máy nhà nước
Quốc hội: Do nhân dân bầu ra, có nhiệm kì 5 năm.
Vị trí: Điều 69 Hiến pháp năm 2013 xác định “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất
của Nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam”.
Tính chất: Điều 2 hiến pháp 1992: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về nhân dân...”. Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định tính chất
này và nhấn mạnh: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm
chủ...”.
Đổi mới: “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp”, nay được
quy định lại: “Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp...” → Hợp tình,
hợp lý, đúng với thực tế khách quan. Quốc hội không còn là cơ quan duy nhất lập
hiến
Chức năng: quy định toàn diện, rõ ràng hơn.
- Được xác định rõ hơn trên 3 phương diện: Quốc hội là cơ quan thực hiện
quyền lập hiến, quyền lập pháp; chỉ quyết định những việc quan trọng của đất
nước; giám sát tối cao với hoạt động của Nhà nước có giới hạn, giám sát với
thiết chế độc lập; quy định hoạt động được giám sát
Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Khoản 1, Quốc hội không còn nhiệm vụ, quyền hạn “quyết định chương trình
xây dựng luật, pháp lệnh”. → chỉ xây dựng theo yêu cầu của xã hội thực tế
- Khoản 2, Bổ sung thêm hai chủ thể thuộc trách nhiệm báo cáo công tác trước
Quốc hội là “ Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan
khác do Quốc hội thành lập” bên cạnh các cơ quan “Chủ tịch nước, Ủy ban
thường vụ Quốc hội, Chính phủ,Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân
dân tối cao”. Sở dĩ có sự thay đổi này là do Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung ở
chương X hai thiết chế hiến định độc lập (hai cơ quan) là Hội đồng bầu cử
quốc gia và Kiểm toán Nhà → làm rõ hơn chủ quyền nhân dân, làm rõ hơn cơ
chế phân công, phối hợp trong việc kiểm soát quyền lực và hoàn thiện bộ máy
nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Khoản 3 được quy định lại như sau: “Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách,
nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Việc thay từ “kế
hoạch” bằng cả cụm từ “mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách và nhiệm vụ cơ bản” là
hợp lý và cần thiết, đúng với tầm nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội → Quốc
hội chỉ quyết định những vấn đề cơ bản, then chốt, có tính chất “xương sống”
của kế hoạch thay vì quyết định toàn bộ kế hoạch như hiện nay.
- Khoản 4 có hai vấn đề mới cần quan tâm:
+ Một là, Quốc hội quyết định nguyên tắc phân chia các khoản thu và nhiệm
vụ chi giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách nhà
nước là vấn đề cực kỳ quan trọng của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội →
Quốc hội không quyết định cụ thể các chỉ tiêu phân chia mà chỉ quyết định các
nguyên tắc phân chia để định hướng cho việc phân chia cụ thể.
+ Hai là, Quốc hội quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ
Chính phủ. Đây là nhiệm vụ, quyền hạn rất mới. Quốc hội phải quyết định mức
giới hạn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ là quy định mới đúng đắn, cần
thiết
- Khoản 8 thêm nhiệm vụ, quyền hạn thứ tám cho Quốc hội: “Bỏ phiếu tín
nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn”. Bỏ phiếu
tín nhiệm là một việc được bổ sung vào nhiệm vụ, quyền hạn thứ bảy (cũ)
trong lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2001. Bổ sung đó là một tiến bộ
trong việc giám sát, kiểm soát quyền lực. Việc quy định “bỏ phiếu tín nhiệm”
là một nhiệm vụ, quyền hạn “độc lập” với các nhiệm vụ, quyền hạn khác của
Quốc hội là hoàn toàn phù hợp với tình hình hiện tại → góp phần thúc đẩy
người giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước thực thi nhiệm vụ
kịp thời hơn, mang tính thúc đẩy hơn và “răn đe” mạnh mẽ hơn; do đó cũng
đáp ứng tốt hơn lòng mong đợi của cử tri.
- Khoản 14: Trước đây quy định Quốc hội “...phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước
quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước
quốc tế khác đã được ký kết hoặc gia nhập theo đề nghị của Chủ tịch nước”.
Nay trên cơ sở khoản 6, Điều 93, khoản 14 mới, Điều 75 được quy định lại là:
Quốc hội “... phê chuẩn,quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều
ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách
thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và
khu vực quan trọng, điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của
Quốc hội”.
→ những vấn đề lớn, đại sự như chiến tranh và hòa bình, như chủ quyền quốc
gia, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân chưa được đề cập cụ thể trong
Điều 84 Hiến pháp 1992, không thể không do Quốc hội xem xét để phê chuẩn
hay không phê chuẩn.
+ Hai là, sau năm 1992, nước ta đã tham gia nhiều tổ chức quốc tế, Quốc hội
xem xét có nên tham gia tổ chức này hay tổ chức khác với tư cách gì cũng là
cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội
chủ nghĩa giàu mạnh.
Cơ cấu tổ chức:
- Lãnh đạo Quốc hội bao gồm Chủ tịch Quốc hội và các Phó chủ tịch Quốc Hội;
- Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội;
- Đoàn đại biểu Quốc hội;
- Tổng thư ký Quốc hội;
- Văn phòng quốc hội;
- Các cơ quan thuộc ủy ban thường vụ quốc hội.
Hình thức hoạt động: Kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của
Quốc hội. Tại kỳ họp, Quốc hội thực hiện đầy đủ các chức năng lập hiến, lập pháp,
thảo luận dân chủ và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, thực hiện
quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Chủ tịch nước
Vi trí, tính chất pháp lý: là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Do quốc hội bầu trong số đại biểu quốc hội , có nhiệm kì theo nhiệm kì quốc hội
Điểm mới: sau khi được bầu, Chủ tịch nước phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc,
Nhân dân và Hiến pháp → thể hiện tính vẹn toàn của bộ máy quyền lực và niềm tin
của nhân dân vào chính quyền; nhấn mạnh tính tối cao của Hiến pháp, Chủ tịch nước
có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp theo Điều 119.
Chức năng: nhóm các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến chức năng đại diện, thay
mặt nước về đối nội và đối ngoại
Nhiệm vụ, quyền hạn: không thay đổi so với 1992 nhưng hợp lý, khoa học hơn
+ “Chủ tịch nước công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Uỷ ban thường vụ
Quốc hội (UBTVQH) xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày
pháp lệnh được thông qua” (Khoản 1 Điều 88) thay vì “Chủ tịch nước có nhiệm vụ,
quyền hạn công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh” → Tránh nhận thức sai rằng công bố
pháp lệnh là nghĩa vụ của Chủ tịch nước
+ Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng
và an ninh.
+ Phong, thăng cấp bậc, hàm cho từng hàm, cấp cụ thể từ cấp thiếu tướng trở lên
+ Điều 90 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên
họp của Chính phủ”. → Làm rõ Chủ tịch nước đứng đầu Nhà nước mà không đứng
đầu Chính phủ - cơ quan hành chính - nên không thể chủ tọa phiền họp của Chính
phủ mà chỉ có thể yêu cầu họp bàn về nhiệm vụ quyền hạn Chủ tịch nước
+ “công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương trong
trường hợp UBTVQH không thể họp được” (Khoản 5 Điều 88 Hiến pháp năm 2013).
→ Đây là một quy định rất có ý nghĩa trong việc chủ động ứng phó và khắc phục tình
trạng khẩn cấp.
+ Hiến pháp năm 2013 quy định rõ ràng hơn là: “Chủ tịch nước quyết định đàm
phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước” so với hiến pháp 1992 Chủ tịch nước
“tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hoà XHCN
Việt Nam với người đứng đầu Nhà nước khác” vì kí kết bao gồm đàm phán, hiến
pháp 2013 đã khắc phục điểm này
Cơ cấu tổ chức:
- Chủ tịch nước
- Phó Chủ tịch nước
- Văn phòng Chủ tịch nước
Ý nghĩa: Khẳng định và bảo đảm các quyền và tự do cơ bản của công dân và tất cả
mọi người. Hiến pháp năm 2013 đã tiếp thu quy định của Công ước quốc tế về quyền
chính trị, dân sự; quyền kinh tế, văn hóa.
Bên cạnh đó, Hiến pháp năm 2013 đã phản ánh được ý chí, nguyện vọng của đông
đảo các tầng lớp nhân dân; thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của
Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Việc quy định
quyền con người trong Hiến pháp năm 2013 đã tạo nền tảng pháp lý cao nhất để bảo
đảm quyền con người được hiện thực hóa đầy đủ trong thực tiễn.

You might also like