You are on page 1of 5

QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

1. Khái quát về quyền con người


1.1 Khái niệm quyền con người
 Văn phòng Cao ủy LHQ về quyền con người: “quyền con người là những bảo đảm
pháp lý toàn cầu (hệ thống luật nhân quyền quốc tế) có tác dụng bảo vệ các cá nhân
và các nhóm chống lại những hành động (giam giữ, bắt giam người trái phép, xâm
phạm đến danh dự của người khác) hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm,
những sự được phép và tự do cơ bản của con người”.
a) Phân biệt quyền con người với quyền công dân:
 Quyền con người: con người tự nhiên bao gồm: công dân của một nước, người có
quốc tịch nước ngoài và người không có quốc tịch.
 Công dân: là một cá nhân nào đó mang quốc tịch của nhà nước đó.
Vậy, quyền con người và quyền công dân có thể được phân biệt theo các tiêu chí
sau:
 Nguồn gốc: Quyền con người là quyền tự nhiên, do tạo hóa ban cho con người;
quyền công dân là quyền pháp lý, do nhà nước ban cho công dân.
 Phạm vi: Quyền con người là quyền toàn cầu, áp dụng cho tất cả con người; quyền
công dân là quyền quốc gia, áp dụng cho công dân của một quốc gia.
 Điều kiện: Quyền con người là quyền bất khả xâm phạm, không bị hạn chế trừ khi có
lý do chính đáng; quyền công dân là quyền có điều kiện, có thể bị hạn chế hoặc tước
bỏ nếu vi phạm pháp luật hoặc không trung thành với đất nước
b) Phân biệt hành vi và hành động:
 Hành vi: là những hành động của con người có ý thức: hành vi dưới dạng hành động,
hành vi dưới dạng không hành động (hành vi không nộp thuế, không tuân thủ tín hiệu
đèn giao thông, sự bỏ mặc của người mẹ đối với đứa bé=>ảnh hưởng quyền được
sống của đứa bé).
 Khái niệm quyền con người: +Những nhu cầu, lợi ích mang tính chất tự nhiên vốn có
của mỗi cá nhân không phân biệt giới tính, chủng tộc, màu da
+Được ghi nhận và bảo vệ trong các văn kiện pháp lý
quốc tế như: pháp luật của một quốc gia.
1.2 Các đặc trưng của quyền con người.
a) Tính chất phổ biến toàn cầu (Tính phổ quát toàn cầu)
 Quyền con người là những nhu cầu mang tính chất tự nhiên, bẩm sinh, vốn có của
mỗi các nhân được áp dụng một cách bình đẳng cho tất cả mọi người trên trái đất mà
không có sự phân biệt về các tiêu chí của xã hội.
VD: Quyền được sống, quyền được bình đẳng trước pháp luật, tôn giáo tín ngưỡng.
b) Tính không thể tách rời
 Vì quyền con người có tính chất không thể tách rời khỏi chủ thể hưởng quyền, là con
người tự nhiên, vì các quyền này gắn bó mật thiết với mọi cá nhân từ khi họ sẽ sinh ra
đến khi họ chết đi mà không thể chuyển giao cho bất kì người nào khác, dưới bất kì
hình thức nào
VD: Quyền được sống, quyền bình đẳng (quyền nhân thân)
c) Tính không thể phân chia (không thể phân chia giữa các quyền con người với nhau)
 Mỗi cá nhân để có thể sống và phát triển cần được đáp ứng rất nhiều quyền khác nhau
=> Vì vậy, các quyền con người tồn tại như một khối thống nhất, gắn bó chặt chẽ với
nhau, không có quyền nào quan trọng hơn các quyền khác, không có quyền nào riêng
lẻ, một mình.
VD: Quyền cần được nhà nước bảo hộ, quyền cần được tôn trọng,...
d) Tính phụ thuộc lẫn nhau:
 Các quyền con người luôn có mối liên hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau, quyền
con người vi phạm sẽ ảnh hưởng xấu đến việc hưởng quyền khác, ngược lại nếu một
quyền con người được thực hiện tốt sẽ tạo tiền đề ảnh hưởng đến các quyền khác.
VD: quyền được tự do=>quyền học tập, quyền được an sinh xã hội
2. Khái niệm công dân
 Công dân là thuật ngữ pháp lý dùng để chỉ mối quan hệ giữa một cá nhân với một nhà
nước bất kì họ đang mang quốc tịch.
 Cá nhân + Quốc tịch=Công dân
 Nhà nước Quốc tịch Công dân. ( Công dân có quyền và nghĩa vụ đối với
nhà nước – nhà nước có trách nhiệm đối với nhân dân)
2.1 Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
 Là những quyền và nghĩa vụ được quy định trong HP- luật cơ bản của nhà nước và nó
xác định địa vị pháp lý cơ bản của công dân trong mối quan hệ với nhà nước.
Nhận định T or F:
1. Theo pháp luật hiện hành bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân. (quyền và trách
nhiệm của người dân=>Đúng)
 Nhận định SAI. Căn cứ pháp lý điều 27 , HP 2013. Bầu cử chỉ là quyền của người
dân trong lĩnh vực chính trị, họ có quyền lựa chọn và không được xem là hành vi vi
phạm pháp luật. Không thể vừa là quyền vừa là quyền vừa là nghĩa vụ được.
2. Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân
 Nhận định đúng. Căn cứ pháp lý điều 39, HP 2013. Đối với cấp học tiểu học: là
nghĩa vụ bắt, THCS, THPT,.. là quyền không bắt buộc.

a) Về nguồn gốc: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trên cơ sở
tôn trọng quyền con người đã được cộng đồng quốc tế và các quốc gia thừa nhận
b) Về hình thức pháp lý: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định
trong Hiến pháp
c) Về hệ quả: là cơ sở để quy định các quyền và nghĩa vụ cụ thể khác
d) Về ý nghĩa: phản ánh chất lượng sống của các cá nhân, cộng động và thể hiện
tính chất nhân đạo và tiến bộ của nhà nước
2.2 Mối liên hệ giữa QCN và QCD:
Chủ thể quyền: quyền con người có nội hàm rộng hơn quyền công dân:
 QCN: con người tự nhiên
 QCD: công dân của một quốc gia
Nội dung quyền:
 QCD được xây dựng trên cơ sở tôn trọng QCN
 QCN chỉ có thể được bảo đảm bằng những quy định về QCD trong pháp luật
3. Nguyên tắc hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân=> 4 nguyên tắc
a) Nguyên tắc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm, quyền con người, quyền công
dân.
- Nhà nước tôn trọng quyền con người, quyền công dân bằng những hành động cụ
thể:
 Nghĩa vụ công nhận các quyền con người và quyền công dân ( công nhận về mặt
pháp lý): Nhà nước sẽ ghi nhận các quyền con người và quyền công dân trong các
văn bản pháp lý khác nhau và bắt đầu với hiến pháp) (vì hp là luật cơ bản và luật tối
cao của mỗi quốc gia)
+ Nhà nước thay đổi cách diễn đạt từ “nhà nước cho phép” HP 1992 => thành
“mọi người, hoặc công dân có quyền” HP 2013 để thể hiện nghĩa vụ của nhà
nước trong việc thừa nhận các quyền tự do cơ bản của cá nhân ở VN.
 Nghĩa vụ tôn trọng các quyền con người và quyền công dân: các cơ quan nhà
nước không được có các hành vi xâm phạm, không cản trở, không được gây rào cản
khó khăn cản trở việc hưởng quyền, không can thiệp vào việc hưởng quyền của người
dân bằng cách quy định một cách cụ thể, chi tiết thẩm quyền, nghĩa vụ của các cơ
quan nước trong các văn bản pháp luật khác nhau cũng như các biện pháp để thực
hiện quyền con người, quyền công dân một cách hiệu quả.
 Nghĩa vụ bảo vệ các quyền con người và quyền công dân: nhà nước có trách
nhiệm đứng ra xử lý các hành vi xâm phạm đến quyền con người, và ngăn ngừa các
hành vi xâm phạm có thể xảy ra trong tương lai bằng cách ghi nhận các biện pháp xử
lý với các hành vi xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân trong các văn bản
quy phạm pháp luật (Bộ Luật Hình Sư, Bộ Luật Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính), tổ
chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới người dân để người dân thực
hiện quyền con người, cũng như các biện pháp xử phạt đối với hành vi xâm phạm đến
quyền người khác.
 Nghĩa vụ bảo đảm các quyền con người và quyền công dân: nhà nước sẽ chủ động
tạo những điều kiện thuận lợi để cá nhân có thể hưởng quyền của mình một cách tốt
nhất trong thực tế (thông qua công tác xây dựng và hoạch định chính sách: phát triển
kinh tế, văn hóa, giáo dục; xây dựng cơ sở hạ tầng: hệ thống trường học, cơ sở y tế
khám chữa bệnh) để người dân thực hiện được một số quyền tốt hơn.
 Ý nghĩa của nguyên tắc:
 Phù hợp với các quy định của Luật quốc tế về quyền con người
 Là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thực hiện quyền con người ở nước ta
 Ghi nhận rõ vai trò và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện
quyền con người
b) Nguyên tắc quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của
luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn
xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng (Điểm mới của HP 2013)

Chủ thể Quốc hội


ĐIỀU
KIỆN
HẠN Hình thức
pháp lý Luật
CHẾ
QUYỀN
Bảo vệ những giá tri đặc
Lý do biệt của cộng đồng
 QH: là cơ quan do nhân dân cả nước trực tiếp bầu ra => thẩm quyền quyết định việc
hạn chế quyền của người dân
 LUẬT VÀ PHÁP LUẬT.
- Luật: là một loại văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật nước ta,
do QH ban hành
- Pháp luật: được thể hiện dưới ba hình thức chủ yếu là văn bản quy phạm pháp
luật, tập quán pháp và tiền lệ pháp (HP, Luật, Văn bản dưới luật) => Sẽ có thêm
những cơ quan nhà nước khác có quyền quy định việc hạn chế quyền con người,
quyền công dân. (nhưng vi phạm điều kiện một là chỉ có một chủ thể là quốc hội
có quyền quy định).
 Nghị định, thông tư được ban hành dễ, thời gian nhanh chóng => Nó không hiệu
quả, khó triển khai.
- QH có quy định , quyền quyết định thuộc về các cơ quan nhà nước khác.
Vì sao là Luật mà không phải là Pháp luật? Vì nếu quy định được tiến hành
theo quy định của pháp luật => có rất nhiều cơ quan nhà nước khác nhau đều có
thẩm quyền quy định về việc hạn chế quyền của cá nhân sẽ mâu thuẫn với điều
kiện đầu tiên đó là chủ thể về việc hạn chế quyền chỉ có QH.
+ Với các văn bản dưới luật (NĐ, Thông tư, công văn, chỉ thị) => Các văn bản
được ban hành với quy trình đơn giản, nhanh chóng, dễ dàng so với quy trình ban
hành luật của QH. => Văn bản có tính thận trọng thấp hơn so với với luật do quốc
hội ban hành. Nếu cho phép quyền con người, quyền công dân được tiến hành
theo các văn bản này thì có khả năng các quyền con người, quyền công dân bị
hạn chế bừa bãi, tùy tiện bởi các cơ quan nhà nước khác nhau
 Được tiến hành theo quy đinh của luật chứ không phải pháp luật
 Ý nghĩa của nguyên tắc:
 Đảm bảo thực hiện hiệu quả chức năng quản lý xã hội của nhà nước
 Giảm nguy cơ các cơ quan nhà nước lạm dụng quyền lực tùy tiện hạn chế quyền con
người, quyền công dân.
c) Nguyên tắc quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân
d) Nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật
CÂU HỎI: Vậy trong thời gian Covid, nước ta áp dụng rất nhiều biện pháp hạn
chế quyền con người, quyền công dân? Vậy nó có hợp hiến pháp 2013 hay
không?
- Hợp hiến. Bởi vì: Nước ta đã ban hành “Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm”
năm 2007
+ Luật: do QH “ban hành”
+ Chỉ thị 15, 16, 19
 Nội bộ trong hệ thống

You might also like