You are on page 1of 16

BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

A. Tóm tắt lí thuyết


1. Khái niệm pháp luật.
1a. Pháp luật là gì?
- Pháp luật là những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà nước xây dựng, ban
hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
1b. Các đặc trưng của pháp luật.
* Pháp luật có tính quy phạm phổ biến.
- Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuân mẫu, được áp dụng nhiều lần, ở
mọi nơi, đối với mọi tổ chức, cá nhân, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
* Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung.
- Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, bắt buộc đối với mọi tổ chức,
cá nhân, bất kì ai cũng phải thực hiện, bất kì ai vi phạm cũng đều bị xử lí nghiêm theo
quy định của pháp luật.
* Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
- Hình thức thể hiện của pháp luật là các “văn bản quy phạm pháp luật”.
- Thẩm quyền ban hành “văn bản quy phạm pháp luật” của các cơ quan nhà nước
được quy định trong Hiến pháp và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Các “văn bản quy phạm pháp luật” nằm trong một hệ thống thống nhất: văn bản do
cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành không được trái với văn bản của cơ quan nhà
nước cấp trên; nội dung của các văn bản đều phải phù hợp, không được trái Hiến pháp
vì Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước.
2. Bản chất của pháp luật.
2a. Bản chất giai cấp của pháp luật.
- Pháp luật do nhà nước ban hành, phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà
nước là đại diện.
- Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân, mà đại diện là nhà
nước của nhân dân lao động.
2b. Bản chất xã hội của của pháp luật.
- Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi.
- Pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu,
lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác trong xã hội.
- Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, vì sự phát
triển của xã hội.
3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức.
3c. Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.
- Trong hàng loạt quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức có tính
phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội, nhất là pháp luật trong các lĩnh
vực dân sự, hôn nhân và gia đình, văn hóa, xã hội, giáo dục.
- Pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.
- Những giá trị cơ bản nhất của pháp luật - công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải cũng
là những giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn hướng tới.
4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.
4a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội.
- Nhà nước công bố công khai, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, tiến hành
nhiều biện pháp thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật.
4b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình.
- Quyền và nghĩa vụ công dân được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật,
trong đó quy định rõ công dân được phép làm gì. (Các văn bản quy phạm pháp luật về
hành chính, khiếu nại và tố cáo, hình sự, tố tụng quy định thẩm quyền, nội dung, hình
thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các vi phạm pháp luật xâm
hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.)
- Căn cứ vào các quy định này, công dân thực hiện, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp
pháp của mình.
Bảng so sánh đạo đức và pháp luật:
Tiêu chí so sánh Đạo đức Pháp luật
Hình thành từ đời sống Các quy tắc xử sự trong
xã hội. đời sống xã hội, được Nhà
Nguồn gốc
nước ghi nhận thành các
quy phạm pháp luật.
Các quan niệm, chuẩn Các quy tắc xử sự (việc
mực thuộc đời sống tinh được làm, việc phải làm,
thần, tình cảm của con việc không được làm).
Nội dung
người (thiện, ác, lương
tâm, nhân phẩm, danh dự
nghĩa vụ,...)
Trong nhận thức, tình Văn bản quy phạm pháp
Hình thức thể hiện
cảm của con người. luật.
Tự giác điều chỉnh bởi Giáo dục cưỡng chế bằng
Phương thức tác
lương tâm và dư luận xã quyền lực nhà nước.
động
hội.
B. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1.Pháp luật là phương tiện như thế nào của công dân.
A. Để công dân tự bảo vệ mình.
B. Để công dân thực hiện quyền tự do, dân chủ của mình.
C. Để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
D. Để công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh.
Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây của pháp luật là dấu hiệu để phân biệt pháp luật với
đạo đức?
A. Quy định của pháp luật không bao hàm nội dung đạo đức.
B. Pháp luật mang tính quyền lực bắt buộc chung.
C. Pháp luật mang tính xã hội, bắt buộc chung.
D. Quy định của pháp luật không bao hàm nội dung đạo đức.
Câu 3. Pháp luật là hệ thống do…..ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền
lực nhà nước.
A. Người dân. B. Chủ tịch nước.
C. Thủ tướng chính phủ ban hành. D. Nhà nước.
Câu 4. Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở.
A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính vi phạm phổ biến.
C. Tính bắt buộc phổ biến. D. Tính cơ bản phổ biến.
Câu 5. Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?
A. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân
B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
C. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân.
D. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.
Câu 6. Pháp luật là phương tiện như thế nào của công dân?
A. Để công dân tự bảo vệ mình
B. Để công dân thực hiện quyền tự do, dân chủ của mình.
C. Để công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh.
D. Để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Câu 7. Pháp luật là
A. hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện.
B. những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống xã hội.
C. hệ thống quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và thực hiện bằng quyền lực nhà
nước.
D. Hệ thống các quy tắc xử sự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa
phương.
Câu 8. Pháp luật có đặc điểm
A. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
B. vì sự phát triển của xã hội, mang tính quyền lực, quy phạm phổ biến
C. có tính quy phạm phổ biến, mang tính quyền lực, bắt buộc chung, có tính xác định
chặt chẽ về mặt hình thức.
D. mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.
Câu 9. Điền vào chỗ trống: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành…..mà nhà
nước là đại diện.
A. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền.
B. phù hợp với ý chí nguyện vọng của nhân dân.
C. phù hợp với các quy phạm đạo đức.
D. phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân.
Câu 10. Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở đâu?
A. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.
B. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.
C. Pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.
D. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát
triển của xã hội.
Câu 11. Vì sao nói pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung?
A. Pháp luật có tính cưởng chế do nhà nước thực hiện, bắt buộc đối với mọi cá nhân.
B. Pháp luật có tính bắt buộc do nhà nước thực hiện bắt buộc đối với mọi cá nhân.
C. Do nhà nước ban hành và thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
D. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.
Câu 12. Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?
A. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân.
B. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân.
C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
D. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.
Câu 13. Khái niệm pháp luật được hiểu như thế nào?
A. Qui tắc xử sự, chỉ bắt buộc với một số người.
B. Qui tắc xử sự của cơ quan nhà nước.
C. Qui tắc xử sự có tính bắt buộc chung
D. Qui tắc xử sự của một cộng đồng người.
Câu 14. Pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thể hiện ý chí của
A. cán bộ công chức nhà nước.
B. giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
C. giai cấp nhân dân lao động, công chức nhà nước.
D. giai cấp công nhân, công chức.
Câu 15. Đặc trưng nào của pháp luật làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp
luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung.
Câu 16. Pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng
A. biện pháp giáo dục. B. biện pháp răn đe.
C. biện pháp cưỡng chế. D. biện pháp thuyết phục.
Câu 17. Vì sao nhà nước phải quản lí xã hội bằng pháp luật?
A. Để phát triển nền kinh tế làm cho dân giàu nước mạnh.
B. Để bảo đảm công bằng xã hội.
C. Đây là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả.
D. Để đảm bảo các quyền tự do, dân chủ của công dân.
Câu 18. Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật như thế nào?
A. Xây dựng hệ thống pháp luật tốt.
B. Ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật.
C. Xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật.
D. Xử lí nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 19. Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ với nhau vì
A. trong các quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức.
B. cả pháp luật và đạo đức đều thể hiện sự công minh, công bằng, lẽ phải.
C. các quy tắc của pháp luật cũng là các qui tắc của đạo đức.
D. pháp luật là phương tiện đặc thù bảo vệ các giá trị đạo đức.
Câu 20. Nội dung nào dưới đây không phải là đặc trưng của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến B. Tính thuyết phục, nêu gương.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính quyền lực bắt buộc chung.
Câu 21. “Nội dung của tất cả các văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp,
không được trái hiến pháp”, khẳng định này đề cập đến.
A. tính quyền lực bắt buộc chung. B. tính khuôn mẫu, ràng buộc.
C. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. tính quy phạm phổ biến.
Câu 22. Việc anh A bị xử phạt hành chính vì mở cơ sở kinh doanh nhưng không chịu
nộp thuế là thể hiện
A. tính quy phạm phổ biến của pháp luật.
B. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật.
C. tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật.
D. tính xác định chặt chẽ về nôi dung của pháp luật.
Câu 23. Bạn H cho rằng: “Pháp luật chỉ là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội”.
Nhận định này xuất phát từ
A. bản chất của pháp luật. B. đặc trưng của pháp luật.
C. vai trò của pháp luật. D. chức năng của pháp luật
Câu 24. Cảnh sát giao thông xử lí đúng luật việc A đi xe máy ngược chiều và gây tai
nạn là biểu hiện rõ nhất đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực bắt buộc chung.
C. Tính chặt chẽ về hình thức. D. Tính chặt chẽ về nội dung.
Câu 25. Giám đốc công ty X đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn
với chị A. Nhờ được tư vấn về pháp luật nên chị A đã làm đơn khiếu nại và được nhận
trở lại công ty làm việc.Trong trường hợp này, pháp luật đã
A. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị A.
B. đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của chị A.
C. bảo vệ mọi lợi ích của phụ nữ.
D. bảo vệ đặc quyền của lao động nữ.
Câu 26. Bức tường nhà chị H bị hư hỏng nặng do anh Đ (hàng xóm) xây nhà mới. Sau
khi được trao đổi quy định của pháp luật về trách nhiệm của người xây dựng công
trình, anh Đ đã cho xây mới lại bức tường nhà chị H. Trong trường hợp này pháp luật
thể hiện vai trò nào dưới đây?
A. Là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội.
B. Là phương tiện để nhà nước phát huy quyền lực.
C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
D. Bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công dân.
Câu 27. Ông A điều khiển xe máy đến ngã tư chấp hành tín hiệu đèn giao thông dừng
đèn đỏ. Trường hợp trên đã thể hiện đặt trưng nào của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
Câu 28. Thông tin từ Công an huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long cho biết cơ quan này
đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam 3 tháng đối
với Hồ Thanh D (46 tuổi, trú Q. Ninh Kiểu, TP Cần Thơ là tài xế, làm việc tại Sở Tài
chính tỉnh Hậu Giang) về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ. Trường hợp trên đã thể hiện đặt trưng nào của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
Câu 29. Ông A đăng kí kinh doanh thành lập công ty TNHH Một Thành Viên, theo
đúng luật Doanh nghiệp về quyền tự do kinh doanh. Qua nội dung trên ta nói Ông A
A. thực hiện quyền của mình.
B. bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
C. bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.
D. tự do mua bán.
Câu 30. Nhờ có luật sư tư vấn nên việc khiếu nại của gia đình ông B đã được giải
quyết. Trường hợp này đã thể hiện pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ
A. quyền và nghĩa vụ của mình. B. quyền và trách nhiệm của mình.
C. quyền và lợi ích hợp pháp của mình. D. quyền và nghĩa vụ hợp pháp của
mình.
Câu 31. Bạn A thắc mắc, tại sao tất cả các quy định trong Luật giáo dục đều phù hợp
với qui định “mọi công dân đều có quyền bình đẳng” trong Hiến pháp? Em sẽ sử dụng
đặc trưng nào dưới đây của pháp luật để giải thích cho bạn A?
A. Tính qui phạm phổ biến. B. Tính quyền lực.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính bắt buộc chung.
Câu 32. Nhờ chị S có hiểu biết về pháp luật nên tranh chấp về đất đai giữa gia đình
chị S với gia đình anh B đã được giải quyết ổn thỏa. Trường hợp này cho thấy pháp
luật đã thể hiện vai trò nào sau đây?
A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
B. Bảo vệ quyền và tài sản của công dân.
C. Bảo vệ quyền dân chủ của công dân.
D. Bảo vệ quyền tham gia quản lí xã hội của công dân.
Câu 33. Việc làm nào sau đây là biểu hiện cho việc nhà nước sử dụng pháp luật làm
phương tiện quản lí xã hội ?
A. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua phương tiện truyền thông.
B. Chủ động đấu tranh, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật.
C. Chủ động tìm hiểu, cập nhật các thông tin pháp luật.
D. Thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của cá nhân.
Câu 34. Văn bản nào dưới đây không có tính quy phạm phổ biến?
A. Luật Giao thông đường bộ. B. Luật Dân sự.
C. Luật Hình sự. D. Điều lệ Đoàn Thanh niên.
Câu 35. Hiến pháp quy định “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”. Phù hợp với
Hiến pháp, Luật Giáo dục khẳng định quy định chung: “Mọi công dân không phân
biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn
cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập”. Sự phù hợp của Luật giáo dục với Hiến
pháp thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Quy phạm phổ biến. B. Xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Quyền lực, bắt buộc chung. D. Quy phạm pháp luật.
Câu 36: Khi nói về bản chất của pháp luật, anh K khẳng định pháp luật luôn thể hiện
ý chí của giai cấp cầm quyền mà Nhà nước là đại diện. Nhưng chị H và chị X đều
phản đối vì cho rằng điều này chỉ đúng trong các nhà nước trước đây chứ ở nước ta thì
không đúng. Chị N đồng ý với anh K nhưng anh Đ nói thêm, pháp luật bắt nguồn từ
đời sống xã hội nên nó mang bản chất xã hội. Những ai dưới đây đã hiểu đúng về bản
chất của pháp luật?
A. Anh K, anh Đ và chị N. B. Chị H, chị X và anh Đ.
C. Anh K và chị N. D. Chị H và chị X.
Câu 37: Trong giờ học Giáo dục công dân, cô giáo yêu cầu cả lớp 12A thảo luận về
bản chất giai cấp của pháp luật. Mỗi bạn có một ý kiến khác nhau, H cho rằng: “Pháp
luật chỉ phục vụ cho lợi ích của giai cấp cầm quyền”. V nói: “Pháp luật Việt Nam chỉ
phục vụ cho lợi ích của giai cấp công nhân”. L lên tiếng: “Pháp luật của bất kì nhà
nước nào cũng bảo vệ cho lợi ích của nhân dân lao động”. K cũng nêu ý kiến: “Bản
chất giai cấp là biểu hiện chung của bất kì kiểu pháp luật nào, tuy nhiên, mỗi kiểu
pháp luật lại có biểu hiện riêng của nó”. Những ai dưới đây đã hiểu không đúng về
bản chất giai cấp của pháp luật?
A. H, V và K. B. H và K. C. H, V và L. D. L và K.
Câu 38: Để xử lí người có hành vi xâm phạm đến lợi ích của giai cấp cầm quyền, nhà
nước sử dụng quyền lực có tính cưỡng chế để buộc người vi phạm phải chấm dứt việc
làm trái pháp luật thể hiện nội dung nào dưới đây của pháp luật?
A. Vai trò của pháp luật. B. Chức năng của pháp luật.
C. Đặc trưng của pháp luật. D. Bản chất của pháp luật.
Câu 39: Trên cơ sở quy định pháp luật về trật tự an toàn đô thị, đội trật tự của phường
X-Thành phố Y đã yêu cầu mọi người không được bán hàng trên vỉa hè để đảm bảo
văn minh đô thị. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò là
A. phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội. B. phương tiện để đảm bảo trật tự
C. công cụ quản lí đô thị hiệu quả. D. hình thức cưỡng chế người vi phạm.
Câu 40: Hiện nay, tại các thành phố lớn, không ít người đi bộ bất chấp quy tắc giao
thông, ngang nhiên đi lên đường cao tốc, băng qua đường, đi xuống lòng đường, gây
ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Từ thực tế trên, pháp luật có quy định
tăng mức xử phạt đối với người đi bộ nếu vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ. Quy định này thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?
A. Bản chất chính trị. B. Bản chất xã hội.
C. Bản chất giai cấp. D. Bản chất văn hóa.

BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT


A. Tóm tắt lí thuyết
1. Khái niệm, các hình thức, các giai đoạn thực hiện pháp luật.
1a. Khái niệm thực hiện pháp luật.
- Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của
pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ
chức.
1b. Các hình thức thực hiện pháp luật.
* Sử dụng pháp luật.
- Các cá nhân, tổ chức sử đụng đúng đắn các quyền của mình, làm những việc mà
pháp luật cho phép làm.
* Thi hành pháp luật.
- Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ của mình bằng hành động tích
cực, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
*Tuân thủ pháp luật.
- Các cá nhân, tổ chức không làm những việc mà pháp luật cấm làm.
* Áp dụng pháp luật.
- Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật,
ban hành các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ cụ
thể của cá nhân, tổ chức.
Có hai trường hợp như sau:
+ Thứ nhất, cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết định
trong quản lí, điều hành.
+ Thứ hai, cơ quan nhà nước ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật hoặc giải
quyết tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức.
1c. Các giai đoạn thực hiện pháp luật. (Không dạy)
2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
2a. Vi phạm pháp luật.
- Vi phạm pháp luật: là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách
nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
* Một hành vi bị coi là vi phạm pháp luật phải có đủ 3 dấu hiệu cơ bản sau:
- Dấu hiệu 1: Là hành vi trái pháp luật. + Hành vi trái pháp luật có thể là hành động:
Cá nhân, tổ chức làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật.
+ Hành vi trái pháp luật có thể là không hành động: Cá nhân, tổ chức không làm
những việc phải làm theo quy định của pháp luật.
- Dấu hiệu 2: Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
(Năng lực trách nhiệm pháp lí của một người phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức
khỏe - tâm lí.
Người có năng lực trách nhiệm pháp lí phải là:
+ Người đã đạt độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, người từ đủ 16 tuổi trở
lên có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí hành chính và hình sự.
+ Người có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình, tự quyết định cách xử
sự của mình ( không bị bệnh về tâm lí làm mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức về
hành vi)
- Dấu hiệu 3: Người có hành vi trái pháp luật có lỗi.
(Lỗi: là trạng thái tâm lí phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái
pháp luật của mình và đối với hậu quả của hành vi đó. Lỗi thể hiện thái độ của người
biết hành vi của mình là sai, trái pháp luật, có thể gây ra hậu quả không tốt nhưng vẫn
cố ý làm hoặc vô tình để mặc cho sự việc xảy ra. )
Lỗi được thể hiện dưới 2 hình thức: lỗi cố ý; lỗi vô ý
2b. Trách nhiệm pháp lí.
- Chủ thể vi phạm pháp luật xâm hại đến các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ, vì
thế, nhà nước thông qua pháp luật buộc chủ thể vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lí
về hành vi vi phạm của mình.
- Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất
lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.
- Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm:
+ Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật.
+ Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh, hoặc kiềm chế những việc làm trái
pháp luật.
2c. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
* Vi phạm hình sự.
- Là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định trong Bộ luật
Hình sự.
- Người có hành vi vi phạm hình sự phải chịu trách nhiệm hình sự, thể hiện ở việc
phải chấp hành hình phạt theo quyết định của Tòa án.
* Vi phạm hành chính.
- Là hành vi do cá nhân, tổ chức, cơ quan thực hiện, có mức độ nguy hiểm cho xã hội
thấp hơn tội phạm, xâm hại các qui tắc quản lí nhà nước.
- Người vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm hành chính, như: bị phạt tiền, phạt
cảnh cáo, khôi phục lại tình trạng ban đầu, thu giữ tang vật, phương tiện được sử dụng
để vi phạm…
* Vi phạm dân sự.
- Là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân
thân.
- Người có hành vi vi phạm dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự, như: bồi thường
thiệt hại về vật chất và đôi khi còn có trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh
thần.
* Vi phạm kỉ luật.
- Là hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kỉ luật lao động và công vụ nhà nước
trong các cơ quan, trường học, doanh nghiệp.
- Người vi phạm kỉ luật phải chịu trách nhiệm kỉ luật với các hình thức khiển trách,
cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc thôi việc.

*Bảng phân biệt các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí tương ứng.

Chủ Chủ thể áp


Loại vi Trách Chế tài
thể vi Hành vi dụng pháp
phạm nhiệm trách nhiệm
phạm luật

Hình Gây nguy hiểm


Cá nhân Hình sự Nghiêm khắc nhất Tòa án
sự cho xã hội.
Phạt tiền, cảnh cáo,
khôi phục hiện
Cá Xâm phạm các trạng ban đầu, thu
Hành Hành Cơ quan quản
nhân, tổ quy tắc quản lý giữ tang vật
chính chính lí nhà nước
chức nhà nước. phương tiện,…
dùng để vi phạm.

Bồi thường thiệt


hại, thực hiện nghĩa
Xâm phạm tới
Cá vụ dân sự theo
các quan hệ tài
Dân sự nhân, tổ Dân sự đúng thỏa thuận Tòa án
sản và quan hệ
chức giữa các bên tham
nhân thân.
gia.

Xâm phạm các


quy tắc kỉ luật
lao động trong
Khiển trách, cảnh Thủ trưởng
các cơ quan,
Cá cáo, chuyển công cơ quan, đơn
trường học,
Kỉ luật nhân, Kỉ luật tác khác, cách vị hoặc người
doanh nghiệp,
tập thể chức, hạ bậc lương, đứng đầu
các quy định
đuổi việc. doanh nghiệp.
đối với cán bộ,
công chức nhà
nước.
*Những điểm giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật.

Sử dụng Thi hành Tuân thủ pháp Áp dụng pháp


pháp luật pháp luật luật luật

Cơ quan, công chức


Chủ Cá nhân, tổ
Cá nhân, tổ chức Cá nhân, tổ chức nhà nước có thẩm
thể chức
quyền.
Căn cứ vào thẩm
quyền và quy định
của pháp luật, ban
hành các quyết định
Làm những Làm những gì Không được làm cụ thể hoặc ra
Phạm
gì pháp luật pháp luật quy những gì pháp luật quyết định xử lí
vi
cho phép định phải làm cấm. người vi phạm
pháp luật hoặc giải
quyết tranh chấp
giữa các cá nhân, tổ
chức.
Không được làm,
Yêu Có thể làm Phải làm, nếu Bắt buộc tuân theo
nếu không sẽ bị xử
cầu đối hoặc không không sẽ bị xử lý các thủ tục, trình tự
lý theo quy định
với chủ làm, không theo quy định của chặt chẽ do pháp
của pháp luật.
thể bị ép buộc pháp luật luật quy định.

B. Câu hỏi trắc nghiệm:


Câu 1: Ông T đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội. Trong trường hợp này, ông T đã
thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C.Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 2: Công dân B không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng chất ma túy. Trong
trường hợp này, công dân B đã thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C.Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 3: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho các quy định
của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành
A. các quy phạm pháp luật.
B. các hành vi mẫu mực trong xã hội.
C. những hành động đẹp đẽ mang tính nhân văn cao.
D. những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
Câu 4: Khi tham gia giao thông trên đường, tất cả người tham gia giao thông dừng lại
khi gặp đèn tín hiệu giao thông màu đỏ. Đó là họ đã
A. sử dụng pháp luật. B.thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 5: Các quyền và nghĩa vụ của công dân không tự phát sinh, thay đổi hay chấm
dứt nếu không có
A. một văn bản, quyết định áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
B. một biên lai phạt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
C. một thông báo của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
D. một văn bản quy phạm pháp luật đã có hiệu lực pháp luật.
Câu 6: Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét
xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?
A. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh.
B. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.
C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
D. Bình đẳng về quyền lao động.
Câu 7: Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi
vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện công dân
bình đẳng về
A. trách nhiệm pháp lí. B. trách nhiệm kinh tế.
C. trách nhiệm xã hội. D. trách nhiệm chính trị.
Câu 8: Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ là
A. bình đẳng về các quyền tự do của cá nhân.
B. bình đẳng về mọi nghĩa vụ phải thực hiện.
C. bình đẳng về mọi mặt trong đời sống xã hội.
D. bình đẳng về hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ.
Câu 9: Hình thức xử phạt khi công dân vi phạm kỷ luật ?
A. Phạt tiền, cảnh cáo, bồi thường thiệt hại, tịch thu tang vật.
B. Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc.
C. Phạt tù không giam giữ và thực hiện các nghĩa vụ dân sự.
D. Phạt tiền, cảnh cáo, luân chuyển công tác, bồi thường thiệt hại.
Câu 10: Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên sẽ bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm
hành chính do mình gây ra ?
A.Từ đủ 12 tuổi trở lên. B.Từ đủ 14 tuổi trở lên.
C.Từ đủ 16 tuổi trở lên. D.Từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 11: Vi phạm hình sự là hành vi
A. nguy hiểm cho xã hội.
B. rất nguy hiểm cho xã hội.
C. đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.
D. đặc biệt nguy hiểm cho sự an toàn của xã hội.
Câu 12: Hành vi vi phạm các quan hệ lao động công vụ nhà nước là
A. hành vi vi phạm hình sự. B. hành vi vi phạm
hành chính.
C. hành vi vi phạm dân sự. D. hành vi vi phạm kỷ luật.
Câu 13: Người sử dụng lao động không trả tiền công cho người lao động theo đúng
thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Đây là hành vi
A. vi phạm hình sự. B. vi phạm hành chính.
C. vi phạm dân sự. D. vi phạm kỷ luật.
Câu 14: Hành vi xâm phạm tới quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân là
A. hành vi vi phạm hình sự. B. hành vi vi phạm
hành chính.
C. hành vi vi phạm dân sự. D. hành vi vi phạm kỷ luật.
Câu 15: Hình thức xử phạt nào sau đây không thuộc xử phạt hành chính ?
A. Cảnh cáo. B. Bồi thường. C. Phạt tù. D. Phạt
tiền.
Câu 16: Ý kiến nào sau đây sai khi nói đến nội dung của pháp luật ?
A. Các quy tắc xử sự về chuẩn mực đạo đức.
B. Các quy tắc xử sự về những việc phải làm.
C. Các quy tắc xử sự về những việc không được làm.
D. Các quy tắc xử sự về những việc không phải làm.
Câu 17: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới
A. quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế. B. quan hệ lao động và quan hệ xã
hội.
C. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. D. quan hệ kinh tế và quan hệ lao
động.
Câu 18: Người đang bị cơ quan công an phát lệnh truy nã là người
A. vi phạm hình sự. B. vi phạm hành chính.
C. vi phạm dân sự. D. vi phạm kỷ luật.
Câu 19: Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi
vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện công dân
bình đẳng về
A. trách nhiệm pháp lí. B. trách nhiệm kinh tế.
C. trách nhiệm xã hội. D. trách nhiệm chính trị.
Câu 20: Căn cứ vào đối tượng bị xâm phạm, mức độ và tính chất nguy hiểm do hành
vi vi phạm gây ra cho xã hội, vi phạm pháp luật thường được chia thành mấy loại ?
A. 3 loại B. 4 loại C. 5 loại D. 6 loại
Câu 21: Khi vợ chồng nộp đơn xin ly hôn và Tòa an đồng ý ra quyết định cho họ ly
hôn thì đó là
A.sử dụng pháp luật. B.thi hành pháp luật.
C.tuân thủ pháp luật. D.áp dụng pháp luật.
Câu 22: Vụ cướp tiệm vàng Ngọc Bích ở Bắc Giang gây chấn động dư luận do Lê
Văn Luyện gây ra. Tòa án đã tuyên phạt Lê Văn Luyện tử hình. Vậy hành vi của y đã
vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào ?
A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 23: Trên đường phố, mọi người đi xe đạp, xe máy, ô tô tự giác dừng lại đúng nơi
quy định, không vượt qua ngã ba, ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ. Đó là hình thức thực
hiện pháp luật nào của công dân ?
A. Tuân thủ pháp luật. B. Sử dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 24: Anh A đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, vượt quá tốc độ cho phép bị cảnh
sát giao thông yêu cầu dừng xe, lập biên bản phạt tiền. Đó là hình thức thực hiện pháp
luật nào của cảnh sát giao thông ?
A. Thi hành pháp luật. B. Sử dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 25: Khi tham gia giao thông anh A không buộc chặt kiện hàng hóa sau xe nên
kiện hàng hóa đó đã rơi xuống đường làm cho người đi sau ngã xe và bị xây xước
nhẹ. Hành vi này là
A. vô ý không thực hiện pháp luật. B. vô ý vi phạm pháp
luật.
C. vô ý gây tai nạn cho người khác. D.vô ý không thi hành pháp
luật.
Câu 26: Những hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân đều được xử lý nghiêm minh, đúng người đúng tội là thể hiện
A. nhà nước đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
B. trách nhiệm bảo vệ quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
C. trách nhiệm bảo đảm quyền bình đẳng của công dân.
D. đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
Câu 27: Tại một phiên tòa xét xử hai bị cáo bị buộc tội đã lợi dụng chức vụ, quyền
hạn, chiếm đoạt tài sản nhà nước mà mình có trách nhiệm quản lý. Trong đó, một
người 41 tuổi, một người 43 tuổi, vi phạm cùng một mức độ, công trạng và hoàn
cảnh như nhau nhưng tòa tuyên phạt hình phạt khác nhau. Điều này thể hiện
A. độ tuổi khác nhau thì mức án khác nhau.
B. người tái phạm sẽ có hình phạt cao hơn.
C. người có chức năng quản lý cao hơn bị phạt nặng.
D. không bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
Câu 28: Hành vi nào sau đây là hành vi trái pháp luật ở dạng không hành động ?
A. Kết hôn khi chưa đến tuổi theo quy định của pháp luật.
B. Thanh niên đủ 18 không thực hiện nghĩa vụ quân sự.
C. Lái xe sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông.
D. Đi xe lạng lách, đánh võng trên đường phố.
Câu 29: Chấm dứt hành vi trái pháp luật và giáo dục, răn đe những ngườikhác để
tránh hoặc kiềm chế những hành vi trái pháp luật là
A. ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm pháp lý.
B. mục đích của việc thực hiện trách nhiệm pháp lý.
C. biện pháp để thực hiện trách nhiệm pháp lý.
D. cách thức để thực hiện trách nhiệm pháp lý.
Câu 30: Ông A phát hiện chủ tịch UBND xã X là ông Q có hành vi lợi dụng chức vụ,
quyền hạn để tham nhũng nên đã làm đơn tố cáo tới ủy ban nhân dân huyện. Sau đó
thanh tra huyên kết luận đơn tố cáo là đúng và đã thi hành kỷ luật ông Q. Khi con ông
A đến UBND xã làm hồ sơ đi xuất khẩu lao động, anh H cán bộ tư pháp là con trai
ông Q đã không xác nhận vào hồ sơ với lý do gia đình ông A chưa nộp các khoản
đóng góp xây dựng nông thôn mới. Trong trường hợp này những ai đã sử dụng pháp
luật?
A. Ông A và con trai. B. Ông Q và anh H.
C. Ông A và anh H. D. Ông A, ông Q và anh H.
Câu 31: Tại cuộc họp tổ dân phố X, vì bà P tố cáo việc ông S nhập khẩu trái phép tôm
càng đỏ nên ông S đà đánh bà P bị ngất xiu. Thấy vậy, chủ tọa là ông C đã tạm dừng
cuộc họp và đề nghị anh B, là y tá đồng thời là người duy nhất có xe ô tô, đưa bà P đi
cấp cứu. Nhưng do có mâu thuẫn cá nhân từ trước, anh B đã từ chối đề nghị của ông
C, buộc ông phải gọi xe cứu thương đưa bà P đến bệnh viện. Những ai sau đây đã sử
dụng pháp luật?
A. Bà P và ông C. B. Anh B, bà P và ông C.
C. Ông S, ông C và bà P. D. Ông S và anh B.
Câu 32: Khi thuê nhà của ông T, ông A đã tự sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến
của ông T. Hành vi này của ông A là hành vi vi phạm
A. dân sự. B. hình sự. C. hành chính. D. kỉ luật.
Câu 33: Ông B điều khiển ô tô đi ngược chiều, gây tai nạn làm chết người. Vậy ông B
đã
A. vi phạm hình sự. B. vi phạm hành chính.
C. vi phạm dân sự. D.vi phạm kỉ luật.
Câu 34: Bà T đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. Vậy bà T đã
A. vi phạm hình sự. B. vi phạm hành chính.
C. vi phạm dân sự. D. vi phạm kỉ luật.
Câu 35: Ông A và ông B thỏa thuận mua và bán nhà nhưng ông A không trả tiền đầy
đủ theo đúng quy định của hợp đồng. Hành vi của ông A vi phạm
A. pháp luật dân sự. B. pháp luật hành chính.
C. pháp luật hình sự. D. kỷ luật.
Câu 36: Trong một cuộc họp, ông B là Chủ tịch phường đã ngắt lời không cho anh H
tiếp tục phát biểu khi anh lên tiếng phê bình chị C. Do anh H phản đối nên ông B đã
lệnh cho anh K là nhân viên bảo vệ ngoài hội trường buộc anh H phải rời cuộc họp.
Mặc dù được vợ là chị T can ngăn nhưng anh G là nhân viên dưới quyền ông B nhân
chuyện này đã viết bài bịa đặt ông bạo hành nhân viên đăng lên mạng xã hội làm cho
uy tín của ông B bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những ai dưới đây đã sử dụng pháp
luật?
A. Anh H và chị T. B. Ông B và anh G.
C. Ông B, anh K và chị T. D. Ông B, anh H và anh G.
Câu 37: Bà V cho bà X vay 20 triệu đồng với lãi suất theo quy định của ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, có giấy biên nhận vay nợ do bà X kí và ghi rõ họ tên. Đã quá hạn 6 tháng,
mặc dù bà V đòi nhiều lần nhưng bà X vẫn không trả tiền cho bà V. Bà V đã thực hiện
pháp luật theo hình thức
A. thi hành pháp luật. B. áp dụng pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật. D. sử dụng pháp luật.
Câu 38: Cô giáo H đã cho Hội khuyến học phường X mượn ngôi nhà cô được thừa kế
riêng làm địa điểm mở lớp học tình thương mặc dù chồng cô muốn dành ngôi nhà đó
để gia đình nghỉ ngơi vào cuối tuần. Cô giáo H đã thực hiện pháp luật theo hình thức
nào dưới đây?
A. tuân thủ pháp luật B. sử dụng pháp luật
C. thi hành pháp luật D. áp dụng pháp luật
Câu 39: Biết anh H đi công tác nên anh K rủ anh D là nhân viên cùng với anh H tại sở
X, đã cùng nhau mở trộm email cá nhân của anh H để lấy thông tin tài liệu. Anh K lấy
tài liệu chỉnh sửa và nộp cho giám đốc S. Khi về, anh H phát hiện email của mình bị
mở trộm, anh đã làm đơn báo với giám đốc và cơ quan chức năng. Trong trường hợp
này, ai dưới đây đã thi hành pháp luật?
A. Anh K. B. Anh D anh K. C. Anh H. D. Anh K và giám đốc S.
Câu 40: Khi đến Ủy ban nhân dân xã xác nhận lí lịch cá nhân làm hồ sơ du học, bạn
A hoàn thiện đầy đủ các thủ tục theo sự hướng dẫn của cán bộ Ủy ban. Bạn A đã thực
hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật. B. Sử dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 41: Bị chị B đã đặt điều nói xấu, lăng mạ trên facebook nên chị A đã chặn đường
đánh chị B bị thương nặng. Anh C thấy vậy liền ôm giữ chị A lại nhằm giúp chị B
chạy thoát. Trong trường hợp này ai chưa tuân thủ pháp luật?
A. Chị A và anh C. B. Cả chị A, chị B và anh.
C. Chị A và chị B. D. Chị B và anh C.
Câu 42: Nghi ngờ K lấy trộm máy tính xách tay của mình nên chị M đã tự ý xông vào
nhà K để lục soát tìm kiếm. Chị M đã không thực hiện pháp luật theo hình thức nào
dưới đây?
A. Thi hành pháp luật. B. Sử dụng pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 43: Phát hiện anh B lấy trộm xe máy, anh T đã bắt trói rồi giải anh B đi khắp
làng để cho mọi người cùng biết. Nhằm gây sức ép để anh mình được thả, anh E là em
trai của anh B đe dọa đốt nhà anh T. Anh P là sinh viên đã ghi hình toàn bộ sự việc rồi
đưa lên mạng xã hội khiến gia đình anh B rất xấu hổ. Những ai dưới đây chưa tuân thủ
pháp luật?
A. Anh T và anh E. B. Anh T và anh P.
C. Anh T, anh B và anh D. Anh T, anh P và anh B
Câu 44. Ông H là giám đốc một công ty tư nhân đã có hành vi trốn thuế, đồng thời
ông còn thuê anh X vận chuyển và chôn lấp trái phép chất thải nguy hại. Biết được
việc đó, anh S đã bàn với T, O và V đi tố cáo ông H. Nhưng vì mục đích riêng nên T
đã không những không tố cáo ông H mà còn đe dọa tính mạng con anh S nhằm gây áp
lực để anh S từ bỏ ý định tố cáo. Những ai dưới đây đã không thực hiện hình thức
tuân thủ pháp luật?
A. Chỉ mình ông H. B. Ông H, anh V và T.
C. Chỉ mình anh T. D. Ông H, anh X và anh T.
Câu 45: Ông M giám đốc công ty X kí hợp đồng lao động dài hạn với anh T. Nhưng
sau một tháng anh bị đuổi việc không rõ lí do. Quá bức xúc anh T tìm cách trả thù
giám đốc M, phát hiện việc làm của chồng mình chị L đã can ngăn nhưng anh T vẫn
thuê X đánh trọng thương giám đốc. Trong trường hợp trên những ai đã không tuân
thủ pháp luật?
A. Ông M, anh T, X và chị L. B. Ông M và X.
C. Anh T và X. D. Ông M, anh T và X.
Câu 46: Anh N không chấp hành Lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nên Chủ
tịch ủy ban nhân dân xã đã xử phạt hành chính với anh. Việc làm của Chủ tịch ủy ban
xã là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuyên truyền pháp luật. D. Thực hiện quy chế.
Câu 47: Anh N không chấp hành Lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nên Chủ
tịch ủy ban nhân dân xã đã xử phạt hành chính với anh. Việc làm của Chủ tịch ủy ban
xã là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Tuyên truyền pháp luật. B. Thực hiện quy chế.
C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 48: Chị K kinh doanh mỹ phẩm nhưng bán thêm thực phẩm chức năng giả. Để mua
chuộc đoàn thanh tra liên ngành, chị K nhờ chị H đưa 30 triệu đồng cho trưởng đoàn
thanh tra là ông Q nhưng bị ông Q từ chối và lập biên bản xử phạt chị K. Khi chị K đến
nhà chị H để đòi lại tiền thì giữa hai chị đã xảy ra xô xát, con chị H đã gọi điện báo công
an phường. Sau khi xác minh, trưởng công an phường là ông T đã lập biên bản xử phạt
chị K về hành vi gây rối trật tự công cộng. Những ai sau đây đã áp dụng pháp luật?
A. Ông T, ông Q và chị K. B. Ông Q và chị K.
C. Ông T, ông Q và chị H. D. Ông T và ông Q.
Câu 49: Hai cơ sở chế biến thực phẩm của ông T và ông Q cùng xả chất thải chưa qua
xử lí gây ô nhiễm môi trường. Vì đã nhận tiền của ông T từ trước nên khi đoàn cán bộ
chức năng đến kiểm tra, ông P trưởng đoàn chỉ lập biên bản xử phạt và đình chỉ hoạt
động cơ sở chế biến của ông Q. Bức xúc, ông Q thuê anh G là lao động tự do tung tin
bịa đặt cơ sở của ông T thường xuyên sử dụng hóa chất độc hại khiến lượng khách
hàng của ông T giảm sút. Những ai dưới đây đã áp dụng sai pháp luật?
A. Ông T. B. Ông P. C. Ông Q D. Anh G.
Câu 50: Hai cơ sở chế biến thực phẩm của ông T và ông Q cùng xả chất thải chưa qua
xử lí gây ô nhiễm môi trường. Vì đã nhận tiền của ông T từ trước nên khi đoàn cán bộ
chức năng đến kiểm tra, ông P trưởng đoàn chỉ lập biên bản xử phạt và đình chỉ hoạt
động cơ sở chế biến của ông Q. Bức xúc, ông Q thuê anh G là lao động tự do tung tin
bịa đặt cơ sở của ông T thường xuyên sử dụng hóa chất độc hại khiến lượng khách
hàng của ông T giảm sút. Những ai dưới đây đã áp dụng sai pháp luật?
A. Ông T. B. Anh G. C. Ông Q. D. Ông P.

You might also like