You are on page 1of 31

Bài 11

Câu 1: Hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban
hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung của khái
niệm nào sau đây?
 A. Pháp luật.
 B. Hiến pháp.
 C. Điều lệ.
 D. Quy tắc.
Câu 2: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do cơ quan nào dưới đây ban
hành?
 A. Nhà nước ban hành.
 B. Chính phủ ban hành.
 C. Quốc hội ban hành.
 D. Giai cấp cầm quyền ban hành.
 
Câu 3: Các văn bản luật và dưới luật đều phải phù hợp với Hiến pháp thuộc đặc
trưng nào dưới đây của pháp luật?
 A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
 B. Tính quy phạm phổ biến.
 C. Tính hiện đại.
 D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Câu 4: Pháp luật bắt buộc với mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo, là thể
hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
 A. Tính quy phạm phổ biến.
 B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
 C. Tính nhân dân.
 D. Tính nghiêm túc.
Câu 5: Pháp luật mang bản chất xã hội, vì pháp luật
 A. thể hiện tính quy phạm phổ biến.
 B. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
 C. luôn tồn tại trong đời sống xã hội.
 D. phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền.
Câu 6: Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?
 A. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.
 B. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân.
 C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
 D. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân.
Câu 7:Phương án nào dưới đây không phải là đặc trưng của pháp luật ?
 A. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến.
 B. Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung.
 C. Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
 D. Pháp luật có tính tương đối chung.
Câu 8: Ranh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác là
 A. tính quy phạm phổ biến.
 B. sử dụng cho một tổ chức chính trị.
 C. khuôn mẫu chung.
 D. có tính bắt buộc.
Câu 9: Pháp luật ra đời từ thời điểm nào sau đây?
 A. Từ khi loài người xuất hiện.
 B. Từ khi có Vua.
 C. Từ khi Nhà nước ra đời.
 D. Từ thời hàng hóa xuất hiện.
Câu 10: Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân
biệt pháp luật với đạo đức?
 A. Pháp luật bắt buộc đối với một số người.
 B. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.
 C. Pháp luật bắt buộc đối với người phạm tội.
 D. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em.
Câu 11: Pháp luật không có đặc trưng nào sau đây?
 A. Tính quy phạm phổ biến.
 B. Tính quyền lực.
 C. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.
 D. Tính bắt buộc chung.
Câu 12: Pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm
quyền. Nội dung đó thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật ?
 A. Chính trị.
 B. Kinh tế.
 C. Xã hội.
 D. Giai cấp.
Câu 13: Để quản lí xã hội, ngoài việc ban hành pháp luật, nhà nước còn phải làm gì
sau đây?
 A. Yêu cầu người dân thực hiện pháp luật và ủng hộ.
 B. Kiểm tra, kiểm sát hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã hội.
 C. Đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, xã, phường, thị trấn.
 D. Tổ chức thực hiện, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và
toàn xã hội.
Câu 14: Công an giao thông xử phạt hành chính với hành vi không đội mũ bảo
hiểm của anh K. Trong trường hợp này pháp luật đã thực hiện chức năng nào sau
đây?
 A. Quản lí nhà nước.
 B. Bảo vệ quyền hợp pháp của công dân.
 C. Điều phối nền kinh tế.
 D. Thúc đẩy kinh tế quốc dân.
Câu 15: Do mâu thuẫn cá nhân, M đã đánh N bị thương tích với tỷ lệ thương tật
27%. Trong trường hợp này, theo quy định của pháp luật M phải chịu trách nhiệm
pháp lý nào dưới đây?
 A. Hình sự.
 B. Hành chính.
 C. Hình sự và kỷ luật.
 D. Hình sự và dân sự.
Câu 16: Pháp luật được hiểu là gì?
 A. các quy tắc xử sự chung, do nhà nước ban hành hoặc công nhận.
 B. các hệ thống chuẩn mực, được quy định trong Hiến pháp, do Nhà nước
thừa nhận.
 C. các quy tắc xử sự chung, do nhà nước thừa nhận trên những chuẩn mực
của đời sống.
 D. các quy tắc xử sự chung của mọi người, do nhà nước ban hành, được áp
dụng ở phạm vi nhất định.
Câu 17: Nhận định nào sai khi nói về vai trò của pháp luật?
 A. Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà
nước.
 B. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí kinh tế, xã hội.
 C. Pháp luật tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập mối quan hệ giữa
các nước.
 D. Pháp luật là phương tiện để nhân dân bảo vệ quyền chính đáng của mình.
Câu 18: Pháp luật có đặc điểm gì?
 A. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
 B. Vì sự phát triển của xã hội.
 C. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.
 D. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến; mang tính quyền lực, bắt buộc
chung; có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Câu 19: Giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật được thể hiện rõ nhất ở đặc
trưng nào dưới đây?
 A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
 B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
 C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
 D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 20: Đặc trưng nào dưới đây phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và các loại
quy phạm xã hội khác?
 A. Tính quy phạm phổ biến.
 B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
 C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
 D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
Bài 12

Câu 1: Cấu trúc hệ thống pháp luật bao gồm những gì?
 A. Các chế định pháp luật, các quy phạm pháp luật, các ngành luật.
 B. Các quy phạm pháp luật, các ngành luật.
 C. Các chế định pháp luật, các ngành luật.
 D. Các chế định pháp luật.
Câu 2: Văn bản quy phạm pháp luật có đặc điểm gì?
 A. Có chứa quy phạm pháp luật.
 B. Do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành.
 C. Hình thức, trình tự, thủ tục ban hành do luật quy định.
 D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3: Văn bản quy phạm pháp luật gồm mấy loại chính?
 A. 2 loại.
 B. 3 loại.
 C. 4 loại.
 D. 5 loại.
Câu 4: Văn bản nào sau đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật?
 A. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
 B. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh.
 C. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
 D. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã về thực hiện nhiệm vụ kinh tế -
xã hội năm 2018.
Câu 5: Văn bản áp dụng pháp luật có đặc điểm gì?
 A. Chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt.
 B. Mang tính quyền lực nhà nước
 C. Xác lập quyền và nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức nhất định.
 D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 6: Văn bản nào dưới đây không phải văn bản dưới luật?
 A. pháp lệnh.
 B. lệnh.
 C. Hiến pháp.
 D. nghị quyết.
Câu 7: Về hình thức, hệ thống pháp luật được thể hiện qua
 A. các chế định pháp luật.
 B. các văn bản quy phạm pháp luật.
 C. các ngành luật
 D. đáp án khác.
Câu 8:Tập hợp các quy phạm pháp luật có cùng tính chất điều chỉnh nhóm quan hệ
xã hội tương ứng được gọi là gì?
 A. Chế định pháp luật.
 B. Ngành luật.
 C. Quy phạm pháp luật.
 D. Văn bản pháp luật.
Câu 9: Ai là người ban hành văn bản quy phạm pháp luật?
 A. Chủ tịch nước
 B. người có thẩm quyền theo pháp luật quy định.
 C. các cơ quan nhà nước
 D. các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền theo pháp luật quy định.
Câu 10: Cơ sở để quy định tên gọi, trình tự ban hành của văn bản pháp luật là gì?
 A. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
 B. Luật Ban hành văn bản hợp nhất.
 C. Luật Ban hành văn bản.
 D. Luật Ban hành văn bản hành chính.
Câu 11: Văn bản pháp luật nào dưới đây có giá trị pháp lí cao nhất?
 A. Hiến pháp.
 B. Luật và pháp lệnh.
 C. Bộ luật và luật.
 D. Pháp lệnh, nghị định.
Câu 12: Trong các yếu tố cấu thành hệ thống pháp luật Việt Nam, yếu tố được xem
là đơn vị cơ bản (nhỏ nhất) trong hệ thống pháp luật là
 A. Ngành luật.
 B. Hệ thống pháp luật.
 C. Quy phạm pháp luật.
 D. Chế định luật.
Câu 13: Các quy phạm pháp luật có đặc điểm chung giống nhau để điều chỉnh một
nhóm quan hệ xã hội tương ứng là
 A. Quy phạm pháp luật
 B. Chế định pháp luật.
 C. Ngành luật.
 D. Hệ thống pháp luật.
Câu 14: Tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực nhất định của
đời sống xã hội là
 A. Chế định luật.
 B. Hệ thống pháp luật.
 C. Quy phạm pháp luật.
 D. Ngành luật.
Câu 15: Văn bản quy phạm pháp luật gồm các đặc điểm nào sau đây?
 A. Có chứa quy phạm pháp luật.
 B. Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
 C. Hình thức, trình tự, thủ tục ban hành do luật quy định.
 D. Cả A, B, C
Câu 16: Các văn bản luật và dưới luật đều phải phù hợp với Hiến pháp thuộc đặc
trưng nào dưới đây của pháp luật?
 A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
 B. Tính quy phạm phổ biến.
 C. Tính hiện đại.
 D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Câu 17: Văn bản quy phạm pháp luật gồm
 A. Văn bản áp dụng pháp luật
 B. Văn bản luật
 C. Văn bản dưới luật
 D. Cả B, C
Câu 18: Văn bản luật là
 A. Pháp lệnh, nghị quyết, nghị quyết liên tịch, lệnh, quyết định
 B. Văn bản do quốc hội ban hành gồm hiến pháp, bộ luật, luật, nghị quyết.
 C. Nghị định, thông tư, thông tư liên tịch.
 D. Cả A, B, C
Câu 19: Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước luôn cố gắng đưa những nội
dung nào dưới đây vào trong những quy phạm pháp luật?
 A. Chuẩn mực xã hội.
 B. Quy phạm đạo đức phổ biến.
 C. Phong tục, tập quán.
 D. Thói quen con người.
Câu 20: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với
 A. nguyện vọng của mọi tầng lớp trong xã hội.
 B. nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà nhà nước đại diện.
 C. ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.
 D. ý chí của mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội.

Bài 13
Câu 1:Quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi
vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là nội dung của
khái niệm nào dưới đây?

 A. Ban hành pháp luật. B. Thực hiện pháp luật.


 C. Xây dựng pháp luật. D. Phổ biến pháp luật.
Câu 2: Nội dung nào không phải là hình thức thực hiện pháp luật?
 A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
 C. Tuân thủ pháp luật. D. Phổ biến pháp luật.
 
Câu 3: Sử dụng pháp luật được hiểu là công dân sử dụng đúng đắn các quyền của
mình, làm những gì mà pháp luật

 A. Quy định phải làm. B. Cho phép làm.


 C. Quy định cấm làm. D. Không cho phép làm.
Câu 4:Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với
các hình thức còn lại?

 A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.


 C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 5:Phát hiện X đi xe lấn làn, vượt đèn đỏ và chạy quá tốc độ, đồng chí công an
giao thông đã yêu cầu X dừng xe và lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính.
Trong trường hợp này, đồng chí cảnh sát giao thông đã

 A. Tuân thủ pháp luật. B. Sử dụng pháp luật.


 C. Áp dụng pháp luật D. Thi hành pháp luật.
Câu 6:Hàng năm, anh A luôn chủ động đến cơ quan thuế để kê khai và nộp thuế
đầy đủ, đúng thời hạn quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, anh A đã

 A. Tuân thủ pháp luật. B. Sử dụng pháp luật.


 C. Áp dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật.
Câu 7:Chị B sau khi tốt nghiệp đại học liền về quê, đăng kí thành lập cơ sở kinh
doanh để phát triển nghề truyền thống mây tre đan của gia đình, tổ chức việc kinh
doanh theo đúng quy định của pháp luật. Chị B đã

 A. Tuân thủ pháp luật. B. Sử dụng pháp luật.


 C. Áp dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật.
Câu 8: Y sau khi tốt nghiệp THPT đã theo bạn bè rủ rê tham gia vào tệ nạn xã hội.
Một lần, khi đang thực hiện vận chuyển, buôn bán ma túy thì bị bắt. Y đã không
 A. Tuân thủ pháp luật. B. Sử dụng pháp luật.
 C. Áp dụng pháp luật D. Thi hành pháp luật.
Câu 9: Có mấy hình thức thực hiện pháp luật?
 A. Bốn hình thức. B. Ba hình thức.
 C. Hai hình thức. D. Một hình thức.
Câu 10: Hình thức thực hiện pháp luật mà chủ thể pháp luật kiềm chế không thực
hiện các hành vi pháp luật cấm được gọi là gì?
 A. Tuân thủ pháp luật.
 B. Thi hành pháp luật.
 C. Áp dụng pháp luật.
 D. Sử dụng pháp luật.
Câu 11: Thực hiện pháp luật là gì?A. Là quá trình thông qua những điều luật mới
hoặc loại bỏ những điều luật cũ, không phù hợp của cơ quan luật pháp Quốc hội.
 B. Là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp
luật đi vào cuộc sống và trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
 C. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể thực hiện các
quyền và tự do pháp lí của mình theo quy định của pháp luật.
 D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 12: Tuân thủ pháp luật là gì?
A. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế
không thực hiện các hành vi pháp luật cấm.

 B. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật chủ động
thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải làm.
 C. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật hợp thức
hoá các hoạt động của mình trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
 D. Cả A và B.
Câu 13: Thi hành pháp luật là gì?
 A. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật chủ động
thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải làm.
 B. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật hợp thức
hoá các hoạt động của mình trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
 C. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cơ quan chức năng thực
hiện quyền lực được Nhà nước uỷ quyền để điều tra, ngăn chặn, xử phạt các
hành vi vi phạm pháp luật.
 D. Cả A và C.
Câu 14: Áp dụng pháp luật là gì?

 A. Là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp
luật đi vào cuộc sống và trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
 B. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể thực hiện các
quyền và tự do pháp lí của mình theo quy định của pháp luật.
 C. Là việc các cơ quan chức năng áp dụng những điều luật quy định để giải
quyết những vấn đề thực tiễn trong xã hội. Nó cũng chỉ việc áp dụng kiến
thức pháp luật vào làm bài tập của học sinh.
 D. Là việc các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền hoặc cá
nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền, căn cứ vào pháp luật để ra các
quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt việc thực hiện quyền,
nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.
Câu 15: Áp dụng pháp luật có đặc điểm gì?

 A. Mang tính quyền lực nhà nước.


 B. Được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
 C. Theo nguyên tắc cá biệt hoá các quy phạm pháp luật đối với từng trường
hợp cụ thể.
 D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 16: Chủ thể nào trong các thông tin sau thực hiện không đúng pháp luật?

 A. Thanh tra thuế ra quyết định xử phạt đối với doanh nghiệp X vì chậm nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp.
 B. Ông B khiếu nại quyết định thu hỏi đất trái pháp luật do Uỷ ban nhân dân
huyện A áp dụng đối với gia đình minh.
 C. Anh D mở công ty kinh doanh vật liệu xây dựng kinh doanh các mặt hàng
có tên trong giấy phép đăng kí kinh doanh.
 D. Người sử dụng lao động đơn phương ra quyết định chấm dứt hợp đồng
lao động đối với người lao động trước thời hạn mà không có lí do cụ thể
Câu 7: Chủ thể chưa tự giác thực hiện pháp luật trong các trường hợp sau?

 A. Khi 17 tuổi, A chủ động đăng kí khám tuyển nghĩa vụ quân sự ngay đợt
đầu và sẵn sàng nhập ngũ khi có giấy thông báo gọi nhập ngũ.
 B. Gia đình T kinh doanh cửa hàng tạp hoá và luôn chủ động nộp thuế đứng
kì hạn.
 C. Công ty kinh doanh nông sản do anh H làm giám đốc thường xuyên bị
nhắc nhở việc chậm nộp thuế.
 D. K báo cho cơ quan chức năng biết về việc người hàng xóm thường xuyên
tổ chức đánh bạc ăn tiền tại nhà riêng.
Câu 18: “Cứ sáng chủ nhật hằng tuần, nhân dân ở tổ dân phố K lại tập trung làm vệ
sinh đường phố.” Việc làm của nhân dân ở tố dân phố K là biểu hiện của hình thức
thực hiện pháp luật nào?
 A. Thi hành pháp luật
 B. Sử dụng pháp luật
 C. Áp dụng pháp luật
 D. Tuân thủ pháp luật
Câu 19: “Một số học sinh nam lớp 12 Trường Trung học phổ thông H xin nghỉ một
buổi học để đi đăng kí nghĩa vụ quân sự ở địa phương.” Việc làm này là hình thức
thực hiện pháp luật nào?
 A. Thi hành pháp luật
 B. Sử dụng pháp luật
 C. Áp dụng pháp luật
 D. Tuân thủ pháp luật
Câu 20: “Cơ sở sản xuất bản G xả nước thải chưa qua xử lí ra môi trường làm ô
nhiễm nguồn nước, không khí, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân xung
quanh. Cảnh sát môi trường đã lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính.” Việc
xử phạt của cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật
nào?

 A. Thi hành pháp luật


 B. Sử dụng pháp luật
 C. Áp dụng pháp luật
 D. Tuân thủ pháp luật
Bài 14
Câu 1: Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 có bao
nhiêu chương và bao nhiêu điều?
 A. 11 chương, 120 điều.
 B. 12 chương, 121 điều.
 C. 13 chương, 122 điều.
 D. 14 chương, 123 điều.
Câu 2:Người ký bản Hiến pháp là ai?

 A. Chủ tịch nước


 B. Chủ tịch Quốc hội.
 C. Tổng Bí thư.
 D. Phó Chủ tịch Quốc Hội.
Câu 3: Hiến pháp do cơ quan nào xây dựng?

 A. Tổng Bí thư.
 B. Chủ tịch nước
 C. Quốc hội.
 D. Chính phủ.
Câu 4:Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định
quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân tại chương nào?

 A. Chương I.
 B. Chương II.
 C. Chương III.
 D. Chương IV.
Câu 5:Hiến pháp Việt Nam có các đặc điểm cơ bản nào?

 A. Hiến pháp là đạo luật cơ bản.


 B. Hiến pháp có quy trình làm, sửa đổi đặc biệt được quy định tại Hiến
pháp.
 C. Hiến pháp có hiệu lực pháp lí lâu dài, tương đối ổn định.
 D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 6.Hiến pháp được sửa đổi khi có bao nhiêu đại biểu Quốc hội biểu quyết tán
thành?

 A. 1/3 số đại biểu.


 B. 2/3 số đại biểu.
 C. Ít nhất 1/3 số đại biểu.
 D. Ít nhất 2/3 số đại biểu.
Câu 7:Theo Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 gồm
các cơ quan nào?

 A. Cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan quản lí Nhà nước


 B. Cơ quan xét xử.
 C. Cơ quan kiểm sát.
 D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 8: Bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta được ban hành năm nào?

 A. 1945.
 B. 1946.
 C. 1947.
 D. 1948.
Câu 9:Nội dung hiến pháp bao gồm

 A. Bản chất Nhà nước


 B. Chế độ chính trị.
 C. Chế độ kinh tế.
 D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 10: Các văn bản pháp luật khác ban hành phải đảm bảo tiêu chí nào so với
Hiến pháp?

 A. Giống nhau.
 B. Xây dựng và ban hành trên cơ sở của Hiến pháp.
 C. Không được trái với Hiến pháp.
 D. Cả B, C đều đúng.
Câu 11: Hiến pháp là gì?

 A. Là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất về các
lĩnh vực văn hoá, xã hội, do Bộ Thể thao, Văn hoá và Du lịch trực tiếp quản
lí nhằm hướng tới một xã hội văn minh và giàu mạnh, đảm bảo quyền lợi
cho người dân và doanh nghiệp.
 B. Là một bộ những nguyên tắc cơ bản thể hiện ý chí và nguyện vọng chung
của một đất nước, đó thường là những phương hướng, những chủ trương,
chính sách hướng tới một xã hội công bằng, văn minh, dân giàu, nước mạnh.
 C. Là bộ luật cao nhất mang tính tượng trưng cho pháp luật của một quốc
gia, theo đó chính phủ của quốc gia đó phải tuân theo những điều đã đề ra để
đảm bảo không vi phạm luật pháp quốc tế.
 D. Là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất quy định
những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính
sách kinh tế, văn hoá, xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lí của
con người và công dân.
Câu 12: “Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật …(1)…, có
hiệu lực pháp lí …(2)…, do …(3)… ban hành để quy định những vấn đề quan
trọng của đất nước.”

 A. cốt lõi, mạnh nhất, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản


 B. chi tiết, thấp nhất, Chủ tịch nước
 C. quan trọng, trung bình, cơ quan luật pháp
 D. cơ bản, cao nhất, Quốc hội
Câu 13: Hiến pháp hiện hành của nước ta là:

 A. Hiến pháp 2009


 B. Hiến pháp 2013
 C. Hiến pháp 2018
 D. Hiến pháp 2022
Câu 14: Hiến pháp năm 2013 quy định gì về trẻ em?
 A. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
 B. Trẻ em không được tham gia vào các vấn đề về trẻ em nếu không được
người lớn cho phép
 C. Chỉ bố mẹ của trẻ mới được phép xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc,
lạm dụng trẻ em.
 D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 15: Ngay sau khi đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà, chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi việc xây dựng Hiến pháp là:

 A. Một việc làm quan trọng nhưng chưa cần thiết trong hoàn cảnh đất nước
còn khó khăn
 B. Một nhiệm vụ cấp bách
 C. Một thành tựu to lớn của những con người đầu tiên của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà
 D. Cả B và C.
Câu 16: Là công dân Việt Nam, chúng ta phải có nghĩa vụ:

 A. Tiêu diệt hoàn toàn Hiến pháp


 B. Xoá bỏ những điều không đúng trong Hiến pháp
 C. Tuân thủ Hiến pháp
 D. Lật đổ hệ tư tưởng trong Hiến pháp
Câu 17: Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất
khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân
phẩm, không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử
nào khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm".
Nội dung trên thể hiện đặc điểm nào của Hiến pháp Việt Nam năm 2013?

 A. Hiến pháp là đạo luật cơ bản


 B. Hiến pháp là đạo luật cơ bản, là cơ sở để ban hành tất cả các văn bản quy
phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
 C. Hiến pháp có hiệu lực pháp lí lâu dài, tương đối ổn định
 D. Hiến pháp có quy trình làm, sửa đổi đặc biệt được quy định tại Hiến
pháp.
Câu 18: Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước được tổ chức
và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp
luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ".
Nội dung trên thể hiện đặc điểm nào của Hiến pháp Việt Nam năm 2013?
 A. Hiến pháp là đạo luật cơ bản
 B. Hiến pháp là cơ sở để ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật
khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
 C. Hiến pháp có hiệu lực pháp lí lâu dài, tương đối ổn định
 D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 19: Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013,
Quốc hội ban hành Bộ luật Lao động năm 2019.
Nội dung trên thể hiện đặc điểm nào của Hiến pháp Việt Nam năm 2013?

 A. Hiến pháp là đạo luật cơ bản


 B. Hiến pháp là cơ sở để ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật
khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
 C. Hiến pháp có hiệu lực pháp lí lâu dài, tương đối ổn định
 D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 20: “Hiến pháp là luật cơ bản của Quốc hội.” Ý kiến này đúng hay sai?
 A. Đúng vì Quốc hội dựa trên Hiến pháp để ban hành các luật lệ khác.
 B. Đúng vì đây là nguyên tắc xây dựng Hiến pháp mà các nước thuộc khối
Xã hội Chủ nghĩa đều tuân theo.
 C. Sai vì Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
 D. Sai vì Hiến pháp là luật chi tiết của Quốc hội.
 Bài 15
Câu 1: Những lợi ích cơ bản mà công dân được hưởng, được Nhà nước bảo
vệ và đảm bảo theo Hiến pháp, pháp luật là

 A. Nghĩa vụ cơ bản của công dân.


 B. Các quyền con người, quyền công dân.
 C. Quyền cơ bản của công dân.
 D. Việc thực hiện quyền công dân.
Câu 2.Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy
định tại đâu?

 A. Chương I của Hiến pháp năm 2013.


 B. Chương II của Hiến pháp năm 2013.
 C. Chương III của Hiến pháp năm 2013.
 D. Chương IV của Hiến pháp năm 2013.
Câu 3: Đâu là nội dung được Hiến pháp năm 2013 quy định rõ quyền con
người?

 A. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phản biệt đối
xử.
 B. Mọi người đều có quyền sống.
 C. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiện xác theo
quy định của luật.
 D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4: Ý nghĩa của quyền con người được quy định trong Hiến pháp là gì?

 A. Là cơ sở pháp lý để bảo vệ con người.


 B. Chống lại các hành vi làm tổn hại đến thân thể, danh dự, nhân phẩm,
quyền lợi, sự tự do,... của con người.
 C. Thể hiện tính nhân văn, dân chủ của Đảng và Nhà nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5: Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các quyền về chính trị, dân
sự ở các nội dung nào sau đây?
 A. Quyền có nơi ở hợp pháp.
 B. Quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và
từ nước ngoài về nước theo luật định.
 C. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin.
 D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 6: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và
kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả
nước thuộc nhóm quyền nào của con người quy định trong Hiến pháp 2013?

 A. Các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội.


 B. Các quyền về chính trị, dân sự
 C. Các quyền về kinh tế, văn hoá.
 D. Các quyền về kinh tế, dân sự.
Câu 7: Những quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội của công dân được quy định
trong Hiến pháp năm 2013 có ý nghĩa như thế nào?

 A. Thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với lợi ích, đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân.
 B. Thể hiện trách nhiệm của Đảng và Nhà nước ta với đời sống nhân
dân.
 C. Là căn cứ pháp lí để người dân thực hiện các hoạt động kinh tế, văn
hoá, xã hội.
 D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 8: Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các nghĩa vụ cơ bản nào
sau đây?

 A. Nghĩa vụ học tập.


 B. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
 C. Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốC.
 D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 9: Nội dung nào thể hiện chủ thể thực hiện tốt nghĩa vụ cơ bản của công
dân?

 A. Anh Q thực hiện nghĩa vụ quân sự bằng việc nhập ngũ sau khi tốt
nghiệp trung học phổ thông
 B. Là một cán bộ đoàn gương mẫu, anh N luôn nghiêm chỉnh chấp
hành các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
 C. Vì không muốn xa bố mẹ, A đã bỏ vào Sài Gòn một thời gian khi có
giấy trúng tuyển.
 D. Cả A, và B đều đúng.
Câu 10: Việc đẩy mạnh các chính sách an sinh xã hội cho người dân, giúp họ
khắc phục khó khăn do dịch bệnh COVID - 19 thể hiện Nhà nước ta đang
thực hiện chính sách đảm bảo quyền của công dân trong lĩnh vực gì?

 A. Xã hội.
 B. Văn hóa.
 C. Chính trị.
 D. Kinh tế.
Câu 11: Dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện ở quyền nào dưới đây
của công dân?

 A. Quyền tự do lao động.


 B. Quyền tự do ngôn luận
 C. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
 D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Câu 12: Ở nước ta, công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền biểu quyết
khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân?

 A. Đủ 14 tuổi.
 B. Đủ 16 tuổi.
 C. Đủ 18 tuổi.
 D. Đủ 21 tuổi.
Câu 13: Quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân là quyền của ai
dưới đây?

 A. Quyền của mọi công dân.


 B. Quyền của công dân từ 18 tuổi trở lên.
 C. Quyền của công dân đủ 21 tuổi trở lên.
 D. Quyền của công dân từ 25 tuổi trở lên.
Câu 14: Ý nào sau đây không đúng về quyền con người được quy định trong
Hiến pháp năm 2013?

 A. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối
xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội
 B. Mọi người đều có quyền sống
 C. Mọi người có quyền lấy mô, bộ phận cơ thể của người khác nhằm
chữa trị cho bản thân.
 D. Mọi người có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình
Câu 15: Đâu không phải là quyền về chính trị, dân sự của công dân được quy
định trong Hiến pháp năm 2013?
 A. Quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và
từ nước ngoài về nước theo luật định
 B. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí nhưng không được phép chỉ
trích những sai lầm, sai phạm của các quan chức chính quyền.
 C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và
kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương
và cả nước.
 D. Quyền có nơi ở hợp pháp
Câu 16: Đâu không phải là một nghĩa vụ của công dân được quy định trong
Hiến pháp năm 2013?

 A. Nghĩa vụ học tập


 B. Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc
 C. Nghĩa vụ nộp thuế theo luật định
 D. Nghĩa vụ đi học đại học, cao đẳng
Câu 17: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy
định trong Hiến pháp năm 2013 từ:

 A. Điều 1 đến điều 13


 B. Điều 14 đến điều 49
 C. Điều 49 đến điều 62
 D. Điều 63 đến điều 90
Câu 18: “Quyền con người và quyền công dân là một.” Ý kiến này đúng hay
sai?

 A. Đúng, vì điều này đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013 về
quyền con người và quyền công dân.
 B. Đúng, vì “quyền công dân” và “quyền con người” chỉ là hai cách gọi
có thể thay thế cho nhau, không nhằm chỉ các nội dung khác nhau.
 C. Sai, vì quyền con người có mối tương quan về lí thuyết và thực tiễn
cuộc sống so với luật pháp quy định.
 D. Sai, vì hai khái niệm này có nét tương đồng chứ không đồng nhất.
Quyền con người bao hàm rộng hơn, mang tính chất toàn cầu, toàn
nhân loại còn quyền công dân chỉ trong phạm vi quốc gia hoặc vùng
lãnh thổ nhất định.
Câu 19: “Quyền con người không bị giới hạn.” Ý kiến này đúng hay sai?

 A. Đúng vì, điều này đã được quy định tại khoản 2, Điều 16 Hiến pháp
năm 2013 về giới hạn của quyền con người.
 B. Đúng vì con người luôn được tự do làm những gì mình muốn, như
thế mới tạo nên một quốc gia độc lập, tự do, hạnh phúc.
 C. Sai, vì quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo
quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lí do quốc phòng, an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ của
cộng đồng.
 D. Cả A và B.
Câu 20: “Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.” Ý kiến này
đúng hay sai?

 A. Đúng, vì khoản 1 Điều 15 Hiến pháp năm 2013 quy định: Quyền
công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Công dân được pháp luật
trao quyền thì phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng.
 B. Sai, vì khoản 1 Điều 15 Hiến pháp năm 2013 quy định: Quyền công
dân không liên quan đến nghĩa vụ công dân. Công dân thực hiện quyền
lợi và đảm bảo nghĩa vụ của mình.
 C. Sai, vì quyền công dân nếu không tách rời khỏi nghĩa vụ công dân
sẽ dẫn tới tình trạng chồng chéo, rối rắm, khiến người dân và cơ quan
thực hiện pháp luật khó xác định.
 D. Cả B và C.
Câu 1: Những lợi ích cơ bản mà công dân được hưởng, được Nhà nước bảo
vệ và đảm bảo theo Hiến pháp, pháp luật là

 A. Nghĩa vụ cơ bản của công dân.


 B. Các quyền con người, quyền công dân.
 C. Quyền cơ bản của công dân.
 D. Việc thực hiện quyền công dân.
Câu 2.Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy
định tại đâu?

 A. Chương I của Hiến pháp năm 2013.


 B. Chương II của Hiến pháp năm 2013.
 C. Chương III của Hiến pháp năm 2013.
 D. Chương IV của Hiến pháp năm 2013.
Câu 3: Đâu là nội dung được Hiến pháp năm 2013 quy định rõ quyền con
người?

 A. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phản biệt đối
xử.
 B. Mọi người đều có quyền sống.
 C. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiện xác theo
quy định của luật.
 D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4: Ý nghĩa của quyền con người được quy định trong Hiến pháp là gì?

 A. Là cơ sở pháp lý để bảo vệ con người.


 B. Chống lại các hành vi làm tổn hại đến thân thể, danh dự, nhân phẩm,
quyền lợi, sự tự do,... của con người.
 C. Thể hiện tính nhân văn, dân chủ của Đảng và Nhà nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5: Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các quyền về chính trị, dân
sự ở các nội dung nào sau đây?

 A. Quyền có nơi ở hợp pháp.


 B. Quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và
từ nước ngoài về nước theo luật định.
 C. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin.
 D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 6: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và
kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả
nước thuộc nhóm quyền nào của con người quy định trong Hiến pháp 2013?

 A. Các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội.


 B. Các quyền về chính trị, dân sự
 C. Các quyền về kinh tế, văn hoá.
 D. Các quyền về kinh tế, dân sự.
Câu 7: Những quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội của công dân được quy định
trong Hiến pháp năm 2013 có ý nghĩa như thế nào?

 A. Thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với lợi ích, đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân.
 B. Thể hiện trách nhiệm của Đảng và Nhà nước ta với đời sống nhân
dân.
 C. Là căn cứ pháp lí để người dân thực hiện các hoạt động kinh tế, văn
hoá, xã hội.
 D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 8: Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các nghĩa vụ cơ bản nào
sau đây?

 A. Nghĩa vụ học tập.


 B. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
 C. Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốC.
 D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 9: Nội dung nào thể hiện chủ thể thực hiện tốt nghĩa vụ cơ bản của công
dân?

 A. Anh Q thực hiện nghĩa vụ quân sự bằng việc nhập ngũ sau khi tốt
nghiệp trung học phổ thông
 B. Là một cán bộ đoàn gương mẫu, anh N luôn nghiêm chỉnh chấp
hành các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
 C. Vì không muốn xa bố mẹ, A đã bỏ vào Sài Gòn một thời gian khi có
giấy trúng tuyển.
 D. Cả A, và B đều đúng.
Câu 10: Việc đẩy mạnh các chính sách an sinh xã hội cho người dân, giúp họ
khắc phục khó khăn do dịch bệnh COVID - 19 thể hiện Nhà nước ta đang
thực hiện chính sách đảm bảo quyền của công dân trong lĩnh vực gì?

 A. Xã hội.
 B. Văn hóa.
 C. Chính trị.
 D. Kinh tế.
Câu 11: Dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện ở quyền nào dưới đây
của công dân?

 A. Quyền tự do lao động.


 B. Quyền tự do ngôn luận
 C. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
 D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Câu 12: Ở nước ta, công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền biểu quyết
khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân?

 A. Đủ 14 tuổi.
 B. Đủ 16 tuổi.
 C. Đủ 18 tuổi.
 D. Đủ 21 tuổi.
Câu 13: Quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân là quyền của ai
dưới đây?

 A. Quyền của mọi công dân.


 B. Quyền của công dân từ 18 tuổi trở lên.
 C. Quyền của công dân đủ 21 tuổi trở lên.
 D. Quyền của công dân từ 25 tuổi trở lên.
Câu 14: Ý nào sau đây không đúng về quyền con người được quy định trong
Hiến pháp năm 2013?

 A. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối
xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội
 B. Mọi người đều có quyền sống
 C. Mọi người có quyền lấy mô, bộ phận cơ thể của người khác nhằm
chữa trị cho bản thân.
 D. Mọi người có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình
Câu 15: Đâu không phải là quyền về chính trị, dân sự của công dân được quy
định trong Hiến pháp năm 2013?

 A. Quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và


từ nước ngoài về nước theo luật định
 B. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí nhưng không được phép chỉ
trích những sai lầm, sai phạm của các quan chức chính quyền.
 C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và
kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương
và cả nước.
 D. Quyền có nơi ở hợp pháp
Câu 16: Đâu không phải là một nghĩa vụ của công dân được quy định trong
Hiến pháp năm 2013?

 A. Nghĩa vụ học tập


 B. Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc
 C. Nghĩa vụ nộp thuế theo luật định
 D. Nghĩa vụ đi học đại học, cao đẳng
Câu 17: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy
định trong Hiến pháp năm 2013 từ:

 A. Điều 1 đến điều 13


 B. Điều 14 đến điều 49
 C. Điều 49 đến điều 62
 D. Điều 63 đến điều 90
Câu 18: “Quyền con người và quyền công dân là một.” Ý kiến này đúng hay
sai?

 A. Đúng, vì điều này đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013 về
quyền con người và quyền công dân.
 B. Đúng, vì “quyền công dân” và “quyền con người” chỉ là hai cách gọi
có thể thay thế cho nhau, không nhằm chỉ các nội dung khác nhau.
 C. Sai, vì quyền con người có mối tương quan về lí thuyết và thực tiễn
cuộc sống so với luật pháp quy định.
 D. Sai, vì hai khái niệm này có nét tương đồng chứ không đồng nhất.
Quyền con người bao hàm rộng hơn, mang tính chất toàn cầu, toàn
nhân loại còn quyền công dân chỉ trong phạm vi quốc gia hoặc vùng
lãnh thổ nhất định.
Câu 19: “Quyền con người không bị giới hạn.” Ý kiến này đúng hay sai?

 A. Đúng vì, điều này đã được quy định tại khoản 2, Điều 16 Hiến pháp
năm 2013 về giới hạn của quyền con người.
 B. Đúng vì con người luôn được tự do làm những gì mình muốn, như
thế mới tạo nên một quốc gia độc lập, tự do, hạnh phúc.
 C. Sai, vì quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo
quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lí do quốc phòng, an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ của
cộng đồng.
 D. Cả A và B.
Câu 20: “Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.” Ý kiến này
đúng hay sai?

 A. Đúng, vì khoản 1 Điều 15 Hiến pháp năm 2013 quy định: Quyền
công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Công dân được pháp luật
trao quyền thì phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng.
 B. Sai, vì khoản 1 Điều 15 Hiến pháp năm 2013 quy định: Quyền công
dân không liên quan đến nghĩa vụ công dân. Công dân thực hiện quyền
lợi và đảm bảo nghĩa vụ của mình.
 C. Sai, vì quyền công dân nếu không tách rời khỏi nghĩa vụ công dân
sẽ dẫn tới tình trạng chồng chéo, rối rắm, khiến người dân và cơ quan
thực hiện pháp luật khó xác định.
 D. Cả B và C.

Số điểm: 0 . Bạn đã làm đúng 0/20 câu hỏi. Dòng màu xanh ở trên là đáp án

You might also like