You are on page 1of 4

CÂU HỎI ÔN TẬP

Chương 2 – HP Pháp luật đại cương 30 /43( 70%)

Câu 1: Pháp luật thể hiện bản chất qua các yếu tố nào:
A.Tính giai cấp và tính xã hội.
B. Tính dân tộc
C. Tính xã hội
D. Tính giáo dục
Câu 2: Pháp luật được hình thành?
A. Do nhà nước thừa nhận tập quán pháp
B. Do nhà nước ban hành pháp luật
C. Do nhà nước sáng tạo ra pháp luật
D. Do nhà nước thừa nhận, ban hành
Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật:
A.Do Thượng đế sang tạo ra.
B.Ra đời từ ý chí của giai cấp nắm quyền lực nhà nước.
C.Do ý muốn chủ quan của một bộ phận xã hội.
D.Khi xã hội phân chia thành những giai cấp đối kháng và đấu tranh với nhau ở mức độ gay gắt.
Câu 4: Thuộc tính nào sau đây là thuộc tính của pháp luật:
A.Tính giai cấp.
B.Tính xã hội .
C.Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D.Tính dân tộc.
Câu 5: Cấu trúc của quy phạm pháp luật bao gồm?
A.Giả định
B.Giả định, quy định
C.Quy định, chế tài
D.Giả định, quy định, chế tài
Câu 6: Trong ba bộ phận thì bộ phận nào là quan trọng nhất và không thể thiếu được của quy
phạm pháp luật?
A. Giả định
B. Quy định
C. Chế tài
D. Giả định, chế tài
Câu 7: Trong các văn bản quy phạm pháp luật sau văn bản nào có giá trị pháp lý cao nhất?
A. Bộ luật Hình sự
B. Bộ luật Dân sự
C. Hiến pháp
D. Pháp lệnh
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật ?
A. Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
B. Chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung
C. Được áp dụng nhiều lần trong đời sống
D. Được áp dụng trong phạm vi một gia đình
Câu 9: Chế tài là?
A. Biện pháp cưỡng chế
B. Biện pháp tác động
C. Biện pháp khống chế
D. Biện pháp giáo dục
Câu 10: Văn bản quy phạm pháp luật được chia thành?
A. Các văn bản luật và văn bản dưới luật
B. Văn bản luật
C. Hiến pháp và ngành luật
D. Quy định của trường ĐHCN Việt – Hung
Câu 11: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm?
A. Văn bản luật
B. Văn bản dưới luật
C. Hiến pháp
D. Văn bản luật và văn bản dưới luật
Câu 12: Văn bản luật bao gồm?
A. Chỉ thị
B. Thông tư
C. Hiến pháp, Luật, nghị quyết
D. Nghị quyết
Câu 13: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự?
A. Mang tính bắt buộc chung
B. Mang tính bắt buộc
C. Mang tính giáo dục
D. Mang tính tự giác, tự nguyện
Câu 14: Một trong những đặc điểm của quan hệ pháp luật là?
A. Là quan hệ chấp hành và điều hành
B. Là quan hệ xã hội
C. Là quan hệ xã hội có ý chí
D. Chỉ một bên mang quyền và một bên mang nghĩa vụ
Câu 15: Khi tham gia quan hệ pháp luật, các chủ thể phải có?
A. Năng lực pháp luật
B. Năng lực hành vi
C. Năng lực chủ thể
D. Khả năng nhận thức
Câu 16: Theo quy định của pháp luật, pháp nhân là?
A. Là một doanh nghiệp
B. Là một tổ chức
C. Là một cá nhân được pháp luật thừa nhận để tham gia vào một số quan hệ pháp luật nhất định
D. Là một tổ chức được thành lập hợp pháp, có tài sản độc lập với các tổ chức, cá nhân khác, có cơ cấu
tổ chức chặt chẽ và nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập
Câu 17: Khi chúng xảy ra, chúng làm phát sinh, thay đổi hoặc làm chấm dứt quan hệ pháp luật.
Chúng là?
A. Sự kiện pháp lý
B. Hành vi của con người
C. Sự kiện bất khả kháng
D. Hành vi của con người nhằm xác lập quan hệ pháp luật
Câu 18: Khi tham gia quan hệ pháp luật, các chủ thể thường hướng tới những lợi ích vật chất,
tinh thần và những lợi ích xã hội khác. Nội dung này chỉ bộ phận nào của quan hệ pháp luật?
A. Chủ thể quan hệ pháp luật
B. Khách thể của quan hệ pháp luật
C. Nội dung của quan hệ pháp luật
D. Sự kiện pháp lý
Câu 19: Năng lực hành vi xuất hiện ở cá nhân khi?
A. Không có khả năng nhận thức
B. Được sinh ra
C. Đạt đến độ tuổi nhất định
D. Đạt đến độ tuổi nhất định và có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi.
Câu 20: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm của quan hệ pháp luật?
A. Các bên tham gia đều mang quyền và nghĩa vụ pháp lý
B. Luôn xuất hiện trên cơ sở các quy phạm pháp luật
C. Một bên chủ thể trong quan hệ luôn phải là các cá nhân có năng lực chủ thể.
D. Là quan hệ xã hội có ý chí
Câu 21: Sự kiện pháp lý làm?
A. Phát sinh quan hệ pháp luật, Thay đổi quan hệ pháp luật,
B. Thay đổi quan hệ pháp luật, Phát sinh quan hệ pháp luật
C. Chấm dứt quan hệ pháp luật, Thay đổi quan hệ pháp luật,
D. Phát sinh quan hệ pháp luật, Thay đổi quan hệ pháp luật, Chấm dứt quan hệ pháp luật
Câu 22: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân xuất hiện ?
A. Khi cá nhân đó đủ 4 tuổi
B. Khi cá nhân đó đủ 5 tuổi
C. Khi cá nhân đó đủ 6 tuổi
D. Khi cá nhân đó đủ 7 tuổi
Câu 23: Năng lực hành vi và năng lực pháp luật của pháp nhân được xuất hiện nào?
A. Sau khi tổ chức đó ra đời
B. Trong quá trình hoạt động của tổ chức
C. Khi tuyên bố phá sản
D. Cùng một lúc
Câu 24: Chủ thể của quan hệ pháp luật bao gồm?
A. Cá nhân
B. Tổ chức
C. Pháp nhân
D. Cá nhân, tổ chức, pháp nhân
Câu 25: Khách thể của quan hệ pháp luật là?
A. Giá trị vất chất
B. Giá trị tinh thần
C. Giá trị vật chất và giá trị tinh thần
D. Giá trị nhân văn
Câu 26: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được coi là đầy đủ khi cá nhân đó đủ bao nhiêu
tuổi?
A. 16 tuổi
B. 17 tuổi
C. 18 tuổi
D. 19 tuổi
Câu 27: Khách thể chủ yếu của quan hệ pháp luật lao động là?
A. Lợi ích tinh thần
B. Lợi ích vật chất
C. Lợi ích xã hội
D. Lợi ích nhân dân
Câu 28: Quan hệ pháp luật là:
A.Quan hệ có từ hai bên tham gia trở lên.
B.Là quan hệ có tính xác định.
C.Xuất hiện trên cơ sở của qui phạm pháp luật.
D.Là những quan hệ xã hội quan trọng được các qui phạm pháp luật điều chỉnh thông qua sự kiện pháp
lý.
Câu 29: Thuộc tính nào sau đây không phải là thuộc tính của pháp luật:
A. Tính qui phạm phổ biến
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C.Tính cưỡng chế
D. Tính trừng phạt
Câu 30: Pháp luật do:
A. Chính phủ ban hành
B. Bộ Tư pháp ban hành
C. Thủ Tướng chính phủ ban hành
D. Nhà nước ban hành

You might also like