You are on page 1of 6

Câu 1 (Lý thuyết)* Phân biệt “quyền con người” với” quyền công dân”

Quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù rất gần gũi nhưng không đồng nhất. Quyền công dân (citizen’s rights) là một khái niệm xuất hiện cùng Cách mạng tư sản. Cách mạng tư sản đã đưa con người từ địa vị
những thần dân trở thành những công dân (với tư cách là những thànhviên bình đẳng trong một nhà nước) và pháp điển hóa các quyền tự nhiên của con người dưới hìnhthức các quyền công dân. Như vậy, về bản chất, các
quyền công dân chính là những quyền conngười được các nhà nước thừa nhận và áp dụng cho công dân của mình. Tuy nhiên, với ý nghĩa làmột khái niệm gắn liền với nhà nước, thể hiện mối quan hệ giữa công dân với nhà
nước, được xácđịnh thông qua một chế định pháp luật đặc biệt là chế định quốc tịch, quyền công dân là tập hợpnhững quyền tự nhiên được pháp luật của một nước ghi nhận và bảo đảm, nhưng chủ yếu dành chonhững người
có quốc tịch của nước đó. Không phải ai cũng được hưởng các quyền công dân của mộtquốc gia nhất định và không phải hệ thống quyền công dân của mọi quốc gia đều giống hệt nhau,cũng như đều hoàn toàn tương thích với
hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người.
Ở nhiều góc độ, quyền con người là khái niệm rộng hơn quyền công dân. Về tính chất, quyền conngười không bị bó hẹp trong mối quan hệ giữa cá nhân với nhà nước mà thể hiện mối quan hệ giữacá nhân với toàn thể cộng
đồng nhân loại. Về phạm vi áp dụng, do không bị giới hạn bởi chế địnhquốc tịch, chủ thể của quyền con người là tất cả các thành viên của gia đình nhân loại, bất kể vị thế,hoàn cảnh, nơi cư trú... Nói cách khác, quyền con
người được áp dụng một cách bình đẳng với tấtcả mọi người thuộc mọi dân tộc đang sinh sống trên phạm vi toàn cầu, không phụ thuộc vào biêngiới quốc gia, tư cách cá nhân hay môi trường sống của chủ thể quyền. Một cá
nhân, ngoại trừnhững người không quốc tịch, về danh nghĩa đồng thời là chủ thể của cả hai loại quyền con người vàquyền công dân, tuy nhiên, sự phân biệt trong thụ hưởng hai loại quyền này chỉ được thể hiện trongmột số
hoàn cảnh đặc biệt. Ví dụ, một người nước ngoài sẽ không được hưởng một số quyền côngdân, chẳng hạn như quyền bầu cử, ứng cử... tuy nhiên, người đó vẫn được hưởng các quyền conngười phổ biến áp dụng cho mọi
thành viên của nhân loại trong mọi hoàn cảnh, cụ thể như quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân...
Câu 2 (Tình huống). Bình luận về nhận định cho rằng “Quyền con người có tính đặc thù, bên cạnh tính phổ quát.”
- Tính phổ biến (universal) của QCN thể hiện ở chỗ QCN là những tài sản tự nhiên, vốn có của mỗi con người, được pháp luật (quốc gia, quốc tế, khu vực) bảo vệ những giá trị bẩm sinh, vốn có của con người và được áp
dụng bình đẳng cho tất cả mọi thành viên trong gia đình nhân loại, không có sự phân biệt đối xử vì bất cứ lý do gì. Tuy nhiên, cần chú ý là trong một số bối cảnh, sự bình đẳng không có nghĩa là cào bằng mức độ hưởng thụ,
mà là bình đẳng về tư cách chủ thể và cơ hội thụ hưởng các quyền con người.
- Trong khi đó, những người có quan điểm cho rằng QCN có tính đặc thù do những khác biệt về văn hóa giữa các dân tộc, quốc gia, các tiêu chuẩn và việc thực thi các QCN ở các quốc gia dân tộc khác nhau cần có sự khác
nhau.
- Tuy nhiên, tính phổ quát và tính đặc thù là hai đặc tính mâu thuẫn với nhau, và QCN đã có tính phổ quát thì sẽ không có tính đặc thù.
Một ví dụ tiêu biểu cho thấy sự khác biệt về quan điểm giữa hai thuyết kể trên là vấn đề cắt âm vật của người phụ nữ mà vấn tồn tại ở một số nước châu Phi, châu Á và Nam Mỹ. Tập tục này thực tế không liên quan đến tôn
giáo mà đơn thuần chỉ là một tập quán văn hóa. Trong khi tập tục này bịnhững người theo thuyết phổ biến lên án gay gắt như một vi phạm nghiêm trọng nhân thân của ngườiphụ nữ và trẻ em gái thì những người theo thuyết
tương đối về văn hóa coi đó như một đặc trưng vănhóa cần được tôn trọng. Một ví dụ khác nữa có thể liên quan đến những hạn chế về quyền phụ nữ ởmột số nước Hồi giáo từ những cấm kỵ với phụ nữ trong việc tiếp xúc,
giao tiếp với đàn ông đến những hạn chế của họ trong việc tham gia chính quyền, quyền đa thê của nam giới,…
Câu 2 (Tình huống). Bình luận về nhận định cho rằng “Việc quốc gia A phê phán thực trạngnhân quyền tại quốc gia B là đã can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia B”?Không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia
khác là một trong những nguyên tắc cơ bản củaLuật quốc tế hiện đại mà đã được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc (1945). Trước đây, việc hiểu “vấn đề nội bộ” dựa trên quan niệm về chủ quyền tuyệt đối nhưng
quan niệm trên đã dần đượcthay thế bởi quan niệm về chủ quyền hạn chế, trong đó mở rộng sự chi phối của cộng đồng quốc tếđối với một số vấn đề, trong đó có vấn đề nhân quyền. Nhờ có các phong trào đấu tranh nhân
quyềnmà nhân quyền đã trở thành một giá trị phi biên giới, một giá trị chung của toàn nhân loại. Vì vậy,việc bảo vệ nhân quyền cũng là nỗ lực của toàn nhân loại và việc một quốc gia phê phán thực trạngnhân quyền của một
nước khác ở thời điểm hiện nay không nên được coi là một hành động can thiệpvào công việc nội bộ. Tuy nhiên, việc phê phán này phải phản ánh đúng thực trạng nhân quyền hiệntại tại quốc gia đó, với mục đích cao đẹp là
bảo vệ những quyền vốn có của con người, chứ khôngphải với mục đích chính trị.
Câu 3(Tình huống). Bình luận về Khoản 2, Điều 14 Hiến pháp Việt Nam (2013): “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
- Theo Hiến pháp Việt Nam, ta nhận thấy một sự tiến bộ khi Hiến pháp đã đưa ra giới hạn quyền con người. Tuy nhiên có thể thấy việc quy định như trên là chưa chặt chẽ, bởi lẽ Điều 14 Hiến pháp 2013 dường như quy
định các quyền con người đều có thể bị hạn chế, trong khi có một số QCNkhông thể bị hạn chế/giới hạn trong bất kỳ hoàn cảnh nào (gọi là các quyền tuyệt đối (absoluterights))
- Trong Luật quốc tế, việc giới hạn quyền:+ Phải đc quy định bằng luật pháp + Không trái bản chất của các quyền bị giới hạn+Chỉ khi đó là cần thiệt trong một xã hội dân chủ, nhằm mục đích duy nhất là để thúc đẩy phúc lợi
chung của cộng đồng ( bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm an toàn cho cộng đồng , bảo vệ các quyền tự do hợp pháp của người khác )
Một số quyền có thể bị giới hạn:
+ Quyền thành lập, gia nhập công đoàn và quyền đình công(Đ8 ICESCR)
+ Quyền tự do đi lại, cư trú, xuất nhập cảnh(Đ12 ICCPR)
+ Quyền đc xét xử công khai( Đ14 ICCPR)
+ Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo ( Đ18 ICCPR)
+ Quyền tự do ngôn luận( Đ 19 ICCPR)
+ Quyền hội họp hòa bình( Đ21 ICCPR)
+ Quyền tự do lập hội( Đ 22 ICCPR)
 Các điều ước quốc tế về quyền con người cho phép các quốc gia thành viên áp đặt một số điều
 Một số quyền có thể bị giới hạn:
o Quyền thành lập, gia nhập công đoàn và quyền đình công (Điều 8 ICESCR)
o Quyền tự do đi lại, cư trú, xuất nhập cảnh (Điều 12 ICCPR)
o Quyền được xét xử công khai (Điều 14 ICCPR)
o Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo (Điều 18 ICCPR)
o Quyền tự do ngôn luận (Điều 19 ICCPR)
o Quyền hội họp hòa bình (Điều 21 ICCPR)
o Quyền tự do lập hội (Điều 22 ICCPR
Câu 4(Tình huống). Bình luận về quy định tại Khoản 1 Điều 15 Hiến pháp Việt Nam (2013) rằng “Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân”.Điều 15 Hiến pháp VN là một quan điểm hoàn toàn đúng đắn và phù
hợp với quy định của thế giới.
Tuy nhiên có thể nhận thấy, quy định trên dường như cũng chỉ được hô hào như một khẩu hiệu:
“Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân”. Bởi lẽ, đã là nghĩa vụ thì phải có chế tài, nếu
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng đều phải chịu chế tài, nhưng Việt Nam thì không.
Câu 5 (Tình huống). Bình luận về Khoản 1 Điều 12 Luật Xuất bản (2012): “Cơ quan, tổ chức sau đây được thành lập nhà xuất bản: a) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội ở trung ương và cấp tỉnh; b)
Đơn vị sự nghiệp công lập ở trung ương, tổ chức chính trị -xã hội - nghề nghiệp ở trung ương trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và tài liệu khoa học, học thuật.” - Theo quy định tại Điều 18, 19 ICCPR; theo Điều 25 Hiến pháp
2013: “Công dân có quyền tự dongôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
- Có thể thấy rằng, Khoản 1 Điều 12 Luật Xuất bản đã giới hạn Quyền tự do xuất bản của công dân, chỉ giới hạn trong một số cơ quan, tổ chức nhất định
Câu 6 (Tình huống). Bình luận về Điều 96 của Luật Giáo dục (2005), quy định về Ban đại diện cha mẹ học sinh, rằng: “Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức trong mỗi năm học ở giáodục mầm non và giáo dục phổ
thông, do cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh từng lớp, từngtrường cử ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục. Không tổ chức banđại diện cha mẹ học sinh liên trường và ở các cấp hành chính.” Ban
đại diện cha mẹ học sinh hoàn toàn có thể được coi là một hội, mà con người có quyền tự do lậphội theo quy định tại điều 21, 22 ICCPR. Vì thế việc cấm tổ chức ban đại diện cha mẹ học sinh liêntrường và ở các cấp hành
chính là đi ngược với quyền tự do lập hội. Hơn nữa, việc liên kết cha mẹ học sinh là một điều tốt đẹp đối với giáo dục.
Câu 7 (Tình huống). Bình luận về nhận định rằng: “Quyền im lặng khác với quyền bào chữa. Quyền im lặng không phải quyền con người.” – Nhận định ko đúng
- Quyền im lặng đã phần nào được quy định trong Bộ luật TTHS. Theo quan điểm cho rằng Quyền im lặng khác với quyền bào chữa và quyền im lặng không phải là quyền con người thì nhận định đó không đúng, bởi lẽ:
- Thứ nhất: áp dụng quyền im lặng cho người bị bắt, tạm giữ, bị can, bị cáo là để thực thi quyền được bào chữa của họ được quy định trong Hiến pháp, nâng cao vị thế, vai trò của Luật sư trong các vụ án, nâng cao nghiệp vụ
điều tra, truy tố, xét xử, chống sự lạm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng và chống oan sai
- Thứ hai: Quyền im lặng chính là yếu tố của quyền con người. Khi người bị bắt, tạm giữ, bị can, bị cáo bị lôi cuốn vào vòng tố tụng, với một bên là cơ quan nhà nước có quyền lực, kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ cao
thì rất dễ sẽ rơi vào xâm phạm QCN của kẻ tình nghi. Cốt lõi của quyền im lặng thể hiện tối đa QCN, bảo vệ công dân trong mối quan hệ với nhà nước và chống sự lạm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng. Nó là quyền phải
được NN bảo đảm cho công dân.
Như vậy, cần ghi nhận quyền im lặng để tránh oan sai, chống bức cung nhục hình, mớm cung, các sai phạm trong tiến hành tố tụng. Là một cách hữu hiệu để QCN được thực thi một cách tuyệt đối.
Câu 8 (Tình huống). Bình luận về nhận định cho rằng “Khi nhà nước chưa ban hành Luật Biểu
tình, mọi cuộc biểu tình đều là bất hợp pháp.”
Nhận định này là không chính xác, bởi Hiến pháp đã trao cho công dân quyền biểu tình, còn Luật
Biểu tình chỉ có trách nhiệm làm rõ hơn quyền đó, quy định những hành động hợp pháp và không
hợp pháp của người tham gia biểu tình hay trách nhiệm của bên thứ ba.Vì vậy, việc có hay chưa có
Luật Biểu tình không ngăn cản công dân thực hiện quyền biểu tình của mình.
Câu 9 (Tình huống). Một thành phố ở Tân Cương, Trung Quốc, là nơi có nhiều người Hồi giáo sinh sống, đã ra một quy định cấm các hành khách sau lên xe buýt: những người đeo mạng che mặt, khăn trùm đầu, mặc quần áo
rộng thùng thình (bộ quần áo dài của người Hồi giáo có têngọi jilbab) và những người để râu dài. Quy định này sẽ áp dụng trong vòng 2 tháng, nhằm giúp tăng cường an ninh, cho tới ngày tổ chức xong một sự kiện thể thao
quốc tế tại thành phố. Bìnhluận về biện pháp mà thành phố đã áp dụng đó dưới góc độ luật nhân quyền quốc tế.Quy định mà thành phố ở Tân Cương áp dụng đó là một biện pháp hạn chế quyền của công dân mà thành phố
này áp dụng. Tuy nhiên có một số vấn đề cần lưu ý như sau:
- Mục đích của việc áp dụng biện pháp này để làm gì? - nhằm giúp tăng cường an ninh, cho tới ngày tổ chức xong một sự kiện thể thao quốc tế tại thành phố. Tuy nhiên, LQT quy định hạn chế quyền –Chỉ khi đó là cần thiết
trong một xã hội dân chủ, nhằm mục đích duy nhất là để thúc đẩy phúc lợichung của cộng đồng (bảo vệ an ninh quốc gia (national security), bảo đảm an toàn cho cộng đồng(public safety), bảo vệ sức khỏe hay đạo đức của
cộng đồng (public health or moral), bảo vệ cácquyền, tự do hợp pháp của người khác (rights and freedoms of others)
- Nó có xâm phạm đến quyền không bị phân biệt đối xử của công dân ở đây không? Có vì hầu hếtcông dân ở đây đều theo đạo Hồi, mà xe bus là phương tiện di chuyển cơ bản của cong người nênkhông ngoại trừ những người
hồi giáo. Mà những đặc điểm như mô tả trong quy định cấm là nhữngđặc điểm phổ biến của người Hồi giáo, vì vậy nó thể hiện sự phân biệt đối xử.Hơn nữa, theo ủy ban giám sát ICCPR, quyền không bị phân biệt đối xử phải
được áp dụng trongmọi tình huống, kể cả trong tình trạng khẩn cấp của quốc gia. Do đó, quy định của thành phố này thể hiện một sự phân biệt đối xử
- Quy định này có cần thiết không? Không
Câu 10 (Tình huống). Cơ quan an ninh của một quốc gia đã được phép dùng các biện pháp tra tấn với nghi can khủng bố với lý do là để lấy lời khai, qua đó ngăn chặn các vụ khủng bố gây thiệt hại tính mạng cho nhiều
người. Bình luận về biện pháp đó dưới góc độ luật nhân quyền quốc tế.
Theo điều 1 CAT (Công ước chống tra tấn), tra tấn được hiểu là bất kì hành vi nào cố ý gây đau đớn hoặc đau khổ nghiêm trọng về thể xác hay tinh thần cho một người, vì những mục đích như lấy thông tin hoặc lời thú tội…
do một công chức hay người với tư cách chính thức gây ra, hay với sự xúi giục,đồng tình hoặc ưng thuận của một công chức. Điều này cũng loại trừ những đau khổ xuất phát từ các biện pháp trừng phạt hợp pháp. Dưới góc
độ của Luật nhân quyền quốc tế, thì điều 1 CAT áp dụng đối với tất cả mọi người, không loại trừ bất cứ ai kể cả những kẻ khủng bố. Vậy nên việc áp dụng biện pháp tra tấn đối với kẻ khủng bố là trái với nguyên tắc của Luật
nhân quyền.
Câu 11(Tình huống). Công ty X treo bảng tuyển dụng lao động trước cổng công ty. Bảng này có dòng chữ “Không tuyển phụ nữ đang mang thai, không tuyển người có hộ khẩu tỉnh M và tỉnh N”. Bình luận về nội dung của
bảng này.
Nội dung trên tấm bảng này của Công ty X đã thể hiện sự phân biệt đối xử giữa các công dân mà ở đây đó là sự phân biệt đối xử với những người lao động nữ và những người lao động ở tỉnh M và N.
Bên cạnh đó xâm phạm quyền tự do của công dân về việc làm.
Điều 1 UDHR nêu rõ, mọi người sinh ra đều được tự do, bình đẳng về nhân phẩm và các quyền.
Điều 2 UDHR quy định: mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và tự do mà không có bất kỳ sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc
dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay các địa vị khác.Hai điều kể trên được nhắc lại và cụ thể hóa trong Điều 2 và 3 của ICCPR. Điều 3 tập trung khía cạnh đảm bảo bình đẳng giữa nam và nữ trong việc thực
hiện các quyền dân sự mà công ước đã quy định
Câu 12 (Tình huống). Một công dân Việt Nam cho rằng quyền tự do ngôn luận của mình bị xâm phạm và đã sử dụng hết các cơ chế khiếu nại, khiếu kiện ở trong nước nhưng không được bảo vệ. Công dân này có thể gửi đơn
khiếu nại đến Ủy ban Nhân quyền (HRC) Liên Hợp quốc yêu cầu xem xét vụ việc của mình không?
Đối với cơ chế dựa trên Hiến chương, bất kì ai cũng có thể gửi các khiếu nại về việc bị vi phạm nhân quyền. Trước đây có thủ tục 1503, nhưng hiện giờ thủ tục này đã được cải tiến hướng đến cá nhân hơn và kịp thời hơn
Câu 13 (Tình huống). Một công dân Việt Nam cho rằng quyền tự do ngôn luận của mình bị xâm phạm và đã sử dụng hết các cơ chế khiếu nại, khiếu kiện ở trong nước nhưng không được bảo vệ. Công dân này có thể gửi đơn
khiếu nại đến Báo cáo viên đặc biệt về tự do biểu đạt của Liên Hợp quốc yêu cầu xem xét vụ việc của mình không?Trong tình huống trên, Công dân Việt Nam có thể gửi đơn khiếu nại yêu cầu xem xét vụ việc củamình. Bởi
vì:
Theo cơ chế dựa trên Hiến chương Liên hợp quốc để bảo vệ QCN khi bị xâm phạm:
+ Đối với cơ chế này thì bất kỳ ai cũng có thể gửi khiếu nại về vi phạm nhân quyền
+ Trong đó, cơ quan chuyên trách về QCN của LHQ có Hội đồng nhân quyền (HRC). Cơ chế của cơ
quan này có các thủ tục đặc biệt (là các chuyên gia có nhiệm vụ theo dõi, nhận và xem xét các khiếu
nại nhân quyền, đưa ra ý kiến tư vấn, báo cáo công khai về tình hình nhân quyền trong từng lĩnh vực hoặc tại một số quốc gia cụ thể), thủ tục khiếu nại (nhận và xem xét khiếu nại về vi phạm nhân quyền). Đây là cách thức
nhanh chóng cho việc nộp các khiếu tố các nhân bị vi phạm nhân quyền, phương thức này khá hữu hiệu để có thể có được sự can thiệp trực tiếp của LHQ vào các vụ việc đơnlẻ.+ Đơn khiếu nại theo Thủ tục đặc biệt này có
thể gửi đến Nhóm công tác hoặc Báo cáo viên đặc biệthay Chuyên gia độc lập tùy vào nhân quyền bị vi phạm
Câu 14 (Tình huống). Một công dân Việt Nam cho rằng quyền tự do lập hội của mình bị xâm phạm và đã sử dụng hết các cơ chế khiếu nại, khiếu kiện ở trong nước nhưng không được bảo vệ. Công dân này có thể gửi đơn
khiếu nại đến Báo cáo viên đặc biệt về tự do hội họp hòa bình và lập hội của Liên Hợp quốc yêu cầu xem xét vụ việc của mình không? Nhiệm vụ của các báo cáo viên đặc biệt là thu thập thông tin có liên quan từ tất cả các
nguồn có thể và quyết định các biện pháp điều tra thích hợp để làm rõ vấn đề, sau đó báo cáo với Ủy ban Nhân quyền trong phiên họp gần nhất. Báo cáo viên đặc biệt không phải là người/cơ quan có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại. Vì vậy, công dân này không thể gửi đơn khiếu nại đến báo cáo viên đặc biệt mà phải gửi đến Ủy ban Nhân quyền.
Câu 15 (Tình huống).Việc cha mẹ dùng roi để đánh, răn dạy con có vi phạm quyền trẻ em hay ko? Theo Điều 5 Công ước về quyền trẻ em (CRC) và xét trong mối quan hệ với các quyền khác của trẻem được ghi nhận trong
CRC có thể thất sự chỉ bảo, hướng dẫn của cha mẹ không bao gồm biệnpháp bạo lực về thể chất, tinh thần (với ý nghĩa một hình thức kỷ luật buộc trẻ phải tuân theo). Nhưvậy, cha mẹ có trách nhiệm nhiệm nuôi dưỡng và chỉ
bảo con cái nhưng điều đó không đồng nhất vớiviệc cha mẹ dùng roi để đánh, răn dạy con. Hành động này có thể được coi là vi phạm tới quyềnđược tôn trọng và bảo vệ thân thể của trẻ em.Tuy nhiên ở Việt Nam, việc cha mẹ
dùng roi để đánh, răn dạy con là một điều không phải là lạ, chínhvì vậy mà dường như người ta không quan tâm xem nó có vi phạm nhân quyền hay không
Câu 16(Tình huống). Một số hộ dân tại xã D, quận H, do bị thu hồi đất với giá đền bù quá thấp,đã đi khiếu nại ở nhiều cấp chính quyền trong nhiều năm nhưng vẫn chưa được giải quyết thấu đáo. Quyền nào của họ đã bị vi
phạm? Nhà nước có những nghĩa vụ gì liên quan đến nhữngtrường hợp như vậy?Quyền bị vi phạm ở đây đó là: quyền không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận và bình đẳng trướcpháp luật. Quyền này thể hiện ở 3 khía cạnh
chủ yếu: không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận tưcách con người trước pháp luật, có vị thế bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ mộtcách bình đẳng. […] Các cơ quan nhà nước là những người định ra mức
giá đền bù khi thu hồi đất,tuy nhiên lại thực hiện không đúng và cũng không giải quyết thấu đáo khiếu nại của người dân, vậynên, các cơ quan nhà nước có nghĩa vụ tiếp nhận đơn khiếu nại và giải quyết đơn khiếu nại theo
đúngthủ tục, đền bù đủ số tiền mà người dân đáng lẽ phải nhận được khi bị thu hồi đất
Câu 17 (Tình huống). Vào tháng 7/2013, do mất điện và cẩu thả, y tá của tại Bệnh viện đa khoa huyện H, tỉnh Q đã tiêm nhầm thuốc cho 3 trẻ sơ sinh, khiến các em này tử vong. Quyền nào của các em đã bị xâm phạm? Ai là
chủ thể vi phạm quyền?Quyền được sống và được chăm sóc sức khỏe của các em bị xâm phạm.
Chủ thể xâm phạm quyền ở đây là Bệnh viện đa khoa huyện H, tỉnh Q
Câu 18 (Tình huống). Theo số liệu “Báo cáo Trẻ em ngoài nhà trường: nghiên cứu của Việt Nam” do BộGiáo dục - Đào tạo và UNICEF phối hợp thực hiện, công bố vào tháng 9/2014, có hơn 80% trẻ emkhuyết tật không
được đi học (chưa từng đi học hoặc thôi học). Nhà nước cần phải làm gì để khắc phụctình trạng này?
Nhà nước cần thực hiện một số biện pháp sau đây:
 Hỗ trợ kinh tế, ví dụ như những chính sách ưu tiên về học phí cho người khuyết tật, v.v
 Xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ các thiết bị giúp người khuyết tật dễ dàng tiếp cận hơn với
Hỗ trợ kinh tế, vd như những chính sách ưu tiên về học phí cho ng khuyết tật,..
Xây dựng cơ sở vật chất , hỗ trợ các thiết bị giúp ng khuyết tật dễ dàng tiếp cận với gduc,đặc biệt hỗ trợ trong lvuc giáo dục đặc biệt
Câu 19 (Tình huống). Một số xe bus tại Thành phố T ấn định 3 vị trí thuận lợi nhất dành cho người khuyết tật. Điều này có vi phạm nguyên tắc bình đẳng không?
Điều này không vi phạm nguyên tắc bình đẳng, bởi vì:
Nhóm người khuyết tật là nhóm thiểu số trong XH, là nhóm người dễ bị tổn thương nên được các tổ chức quốc tế và các nhà nước đặc biệt quan tâm. Ngoài những quyền được hưởng như những ngườibình thường khác, họ
còn được hưởng những ưu đãi do nhà nước hỗ trợ. Vì vậy với tình huống trênthì không vi phạm nguyên tắc bình đẳng
Câu 20 (Tình huống). Quốc gia A ấn định trong luật rằng sẽ dành tối thiểu 20% số ghế đại biểuQuốc hội cho phụ nữ. Điều này có vi phạm nguyên tắc bình đẳng không?
Quy định này không vi phạm nguyên tắc bình đẳng. Theo CEDAW, các quốc gia có quyền áp dụngcác biện pháp đặc biệt tạm thời trong đó có việc dành một số lượng ghế hay vị trí nhất định cho phụnữ trong những cơ quan,
tổ chức hoạt động trong những lĩnh vực mà thường do nam giới đảm nhiệmnhằm thúc đẩy sự bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ. Biện pháp này sẽ chấm dứt khi đạt được mụctiêu bình đẳng. Biện pháp này dành một sự ưu
tiên cho phụ nữ, tuy nhiên, không thể hiện sự bất bìnhđẳng. Bởi đặc tính sinh học giữa phụ nữ và đàn ông là khác nhau, trong đó, đàn ông nhận được mộtsự ưu tiên hơn trong thể lực, trí lực nên không thể đối xử với hai đối
tượng này như nhau, như vậy sẽlà một sự phân biệt đối xử với bên yếu thế hơn là phụ nữ
Câu 2 (Tình huống). Do bị đánh đập trong giai đoạn điều tra, ông X đã liều thú nhận rằngmình là thủ phạm giết người. Tòa án đã xét xử và kết án ông hình phạt tù chung thân. Tuynhiên, sau 10 năm, các cơ quan tố tụng phát
hiện tình tiết mới, và đã kết luận rằng ông X vô tội, ông đã ngồi tù oan. Những quyền nào của ông X đã bị xâm phạm? Các cơ quan nhà nướcliên quan đã không thực thi đúng các nghĩa vụ nào theo luật nhân quyền?
* Những quyền mà ông X đã bị xâm phạm:
+ Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục.
+ Quyền được xét xử công bằng. Việc ông X dù có liều mình tự thú mình là kẻ phạm tội giết ngườithì cũng chưa thể đưa ra kết luận ông X có tội. Khi xét xử, tòa phải áp dụng nguyên tắc suy đoán vôtội để bảo đảm những
điều kiện cần thiết để bị cáo bào chữa cho mình.
+ Trong 10 năm ngồi tù oan, các quyền trong nhóm quyền kinh tế, văn hóa, xã hội như quyền chămsóc sức khỏe, quyền bảo trợ xã hội,… không thể bảo đảm như bên ngoài được. Việc ông X ngồi tùoan vi phạm nghiêm trọng
QCN và cần được bồi thường thích đáng.
* Các cơ quan nhà nước đã không thực thi đúng nghĩa vụ của mình trong Luật nhân quyền: tôn trọng,bảo vệ và thực thi. Trong tình huống này, Nhà nước vi phạm nghĩa vụ tôn trọng khi đã tùy tiện tướcbỏ, hạn chế quyền mà
đáng nhẽ ông X có quyền được hưởng trong quá trình tố tụng. Nhà nước phảibồi thường cho ông X cả về vật chất và tinh thần cũng như người nhà ông X trong thời gian ông bịbắt.
Câu 21 (Tình huống). Một số hộ dân tại xã D, quận H, do bị thu hồi đất với giá đền bù quá thấp,đã đi khiếu nại ở nhiều cấp chính quyền trong nhiều năm nhưng vẫn chưa được giải quyết thấuđáo. Quyền nào của họ đã bị vi
phạm? Nhà nước có những nghĩa vụ gì liên quan đến nhữngtrường hợp như vậy?Quyền bị vi phạm ở đây đó là: quyền không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận và bình đẳng trướcpháp luật. Quyền này thể hiện ở 3 khía cạnh
chủ yếu: không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận tưcách con người trước pháp luật, có vị thế bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ mộtcách bình đẳng. […] Các cơ quan nhà nước là những người định ra mức
giá đền bù khi thu hồi đất,
tuy nhiên lại thực hiện không đúng và cũng không giải quyết thấu đáo khiếu nại của người dân, vậynên, các cơ quan nhà nước có nghĩa vụ tiếp nhận đơn khiếu nại và giải quyết đơn khiếu nại theo đúngthủ tục, đền bù đủ số
tiền mà người dân đáng lẽ phải nhận được khi bị thu hồi đất.
Câu 22 (Tình huống). Nhận xét về cơ chế bảo vệ quyền con người tại Việt Nam hiện nay. ViệtNam đã có “cơ quan nhân quyền quốc gia” chưa?
- Nói qua về vấn đề quyền con người trong Hiến pháp 2013, những điểm tiến bộ. Bên cạnh Hiếnpháp, QCN được cụ thể hóa trong các đạo luật của Việt Nam (VD)
- Một số vấn đề trong quá trình thực thi QCN ở Việt Nam:
+ Nhận thức của cán bộ, công chức
+ Sự tham gia của người dân trong việc bảo vệ nhân quyền
+ Cơ chế bảo đảm nhân quyền chưa hiệu quả: chưa có cơ quan chuyên trách về vấn đề thúc đẩy vàbảo đảm nhân quyền; chưa có một quy chế chặt chẽ trong việc xử lý, tố cáo các vi phạm nhân quyền
+ Thiếu hụt vật chất bảo đảm
- Việt Nam chưa có cơ quan nhân quyền quốc gia (cái này chưa chắc lắm)
Câu 23 (Tình huống). Bình luận về nhận định cho rằng “Việc quốc gia A phê phán thực trạng
nhân quyền tại quốc gia B là đã can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia B”.
Không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác là một trong những nguyên tắc cơ bản củaLuật quốc tế hiện đại mà đã được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc (1945). Trước đây, việchiểu “vấn đề nội bộ”
dựa trên quan niệm về chủ quyền tuyệt đối nhưng quan niệm trên đã dần đượcthay thế bởi quan niệm về chủ quyền hạn chế, trong đó mở rộng sự chi phối của cộng đồng quốc tếđối với một số vấn đề, trong đó có vấn đề nhân
quyền. Nhờ có các phong trào đấu tranh nhân quyềnmà nhân quyền đã trở thành một giá trị phi biên giới, một giá trị chung của toàn nhân loại. Vì vậy,việc bảo vệ nhân quyền cũng là nỗ lực của toàn nhân loại và việc một
quốc gia phê phán thực trạngnhân quyền của một nước khác ở thời điểm hiện nay không nên được coi là một hành động can thiệpvào công việc nội bộ. Tuy nhiên, việc phê phán này phải phản ánh đúng thực trạng nhân quyền
hiệntại tại quốc gia đó, với mục đích cao đẹp là bảo vệ những quyền vốn có của con người, chứ khôngphải với mục đích chính trị.
Câu 24 (Tình huống). Bình luận về Khoản 2, Điều 14 Hiến pháp Việt Nam (2013): “Quyền conngười, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vìlý do quốc phòng, an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộngđồng”.
Quy định này tại Hiến pháp là phù hợp với nguyên tắc của Luật nhân quyền quốc tế. Trong nhữngtrường hợp kể trên, việc hạn chế quyền con người là cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của cả cộngđồng
Câu 24 (Tình huống). Bình luận về nhận định cho rằng “Quyền con người có tính đặc thù, bêncạnh tính phổ quát.”
- Tính phổ biến (universal) của QCN thể hiện ở chỗ QCN là những tài sản tự nhiên, vốn có của mỗicon người, được pháp luật (quốc gia, quốc tế, khu vực) bảo vệ những giá trị bẩm sinh, vốn có củacon người và được áp dụng
bình đẳng cho tất cả mọi thành viên trong gia đình nhân loại, khôngcó sựphân biệt đối xử vì bất cứ lý do gì. Tuy nhiên, cần chú ý là trong một số bối cảnh, sự bình đẳngkhông có nghĩa là cào bằng mức độ hưởng thụ, mà là
bình đẳng về tư cách chủ thể và cơ hội thụhưởng các quyền con người.
- Trong khi đó, những người có quan điểm cho rằng QCN có tính đặc thù do những khác biệt về vănhóa giữa các dân tộc, quốc gia, các tiêu chuẩn và việc thực thi các QCN ở các quốc gia dân tộc khácnhau cần có sự khác
nhau.
- Tuy nhiên, tính phổ quát và tính đặc thù là hai đặc tính mâu thuẫn với nhau, và QCN đã có tính phổquát thì sẽ không có tính đặc thù.
Một ví dụ tiêu biểu cho thấy sự khác biệt về quan điểm giữa hai thuyết kể trên là vấn đề cắt âm vậtcủa người phụ nữ mà vấn tồn tại ở một số nước châu Phi, châu Á và Nam Mỹ. Tập tục này thực tếkhông liên quan đến tôn
giáo mà đơn thuần chỉ là một tập quán văn hóa. Trong khi tập tục này bị
những người theo thuyết phổ biến lên án gay gắt như một vi phạm nghiêm trọng nhân thân của ngườiphụ nữ và trẻ em gái thì những người theo thuyết tương đối về văn hóa coi đó như một đặc trưng vănhóa cần được tôn
trọng. Một ví dụ khác nữa có thể liên quan đến những hạn chế về quyền phụ nữ ởmột số nước Hồi giáo từ những cấm kỵ với phụ nữ trong việc tiếp xúc, giao tiếp với đàn ông đếnnhững hạn chế của họ trong việc tham gia
chính quyền, quyền đa thê của nam giới,…
Câu 25 (Tình huống). Bình luận về quy định tại Khoản 1 Điều 15 Hiến pháp Việt Nam (2013) rằng “Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân”.Điều 15 Hiến pháp Việt Nam là một quan điểm hoàn toàn đúng đắn và
phù hợp với quy định của thếgiới.Tuy nhiên có thể nhận thấy, quy định trên dường như cũng chỉ được hô hào như một khẩu hiệu:“Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân”. Bởi lẽ, đã là nghĩa vụ thì phải có chế tài,
nếukhông thực hiện hoặc thực hiện không đúng đều phải chịu chế tài, nhưng Việt Nam thì không.
Câu 25(Tình huống). Bình luận về nhận định cho rằng “Khi nhà nước chưa ban hành Luật Biểutình, mọi cuộc biểu tình đều là bất hợp pháp.”
Nhận định này là không chính xác, bởi Hiến pháp đã trao cho công dân quyền biểu tình, còn LuậtBiểu tình chỉ có trách nhiệm làm rõ hơn quyền đó, quy định những hành động hợp pháp và khônghợp pháp của người tham gia
biểu tình hay trách nhiệm của bên thứ ba.Vì vậy, việc có hay chưa có Luật Biểu tình không ngăn cản công dân thực hiện quyền biểu tình của mình
Câu 26 (Tình huống). Sau khi bố mất vì HIV/AIDS, cháu M đang học lớp mẫu giáo đã khôngmuốn đi học nữa vì đến lớp không có bạn nào muốn nói chuyện với mình. Giáo viên phụ tráchlớp đã đề nghị với chị L (mẹ của
cháu M) là cho cháu nghỉ học để tránh việc bị các bạn tronglớp xa lánh và bố mẹ của các học sinh khác đều cấm con mình chơi với cháu M. Đến năm họcmới, chị L cho cháu M đi học lớp 1 thì giáo viên phụ trách lớp yêu cầu
chị L xuất trình giấy xétnghiệm HIV của cháu. Chị L đành phải làm theo yêu cầu này. Mặc dù nhà trường biết rõ kếtquả xét nghiệm củaM là âm tính, nhưng không thể làm cho các học sinh khác hết xa lánh M.Cháu M đã bị
vi phạm những quyền nào? Các chủ thể nào có trách nhiệm và những thủ tục cầnthiết để bảo vệ quyền của M là gì?
Cháu M đã bị vi phạm quyền: Quyền không bị phân biệt đối xử, quyền được học tập, quyền khôngphải chịu sự can thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư, gia đình.Các chủ thể có trách nhiệm bảo vệ quyền của M:
Mẹ của M, nhà trường. Nhà trường phải thực hiệncác biện pháp để cháu M được học tập và không bị phân biệt. Mẹ của M cũng phải tìm cách cùng nhàtrường để tạo môi trường tốt nhất cho M
Câu 27(Tình huống). Theo đơn tố giác của quần chúng, Công an Quận B đã tiến hành kiểm tranhà hàng T.T và phát hiện ra một người phụ nữ có dấu hiệu tâm thần đang làm việc tại đây.Quá trình xác minh cho thấy người
phụ nữ đó tên là NTX, 23 tuổi, đã mắc bệnh tâm thần từ 2năm trước. Tuy nhiên, trong suốt thời gian đó, hàng ngày từ 4 giờ sáng đến 10 giờ tối chị vẫnphải làm mọi công việc do chủ nhà hàng sai khiến,mà không được hưởng
bất kỳ một khoảntiền công nào. Ngoài việc thường xuyên phải ăn thức ăn thừa của khách và gia đình chủ, chị Xcòn bị chủ nhà hàng đánh đập một cách tùy tiện và dã man, thậm chí có lúc còn hắt nước sôilên người chị. Chị X
đã bị vi phạm những quyền nào? Các chủ thể có trách nhiệm và những thủtục cần thiết để bảo vệ quyền của chị X là gì?
- Các quyền mà chị NTX bị vi phạm:
+ Quyền được hưởng tiêu chuẩn y tế cao nhất, được tiếp cận dịch vụ y tế
+ Quyền được tham gia vào các dịch vụ, chương trình tập luyện, phục hồi sức khỏe
+ Quyền không được bóc lột, bạo hành, lợi dụng
+ Quyền được hưởng mức sống và phúc lợi thích đáng
+ Quyền được trả công xứng đáng với việc làm của mình
- Các chủ thể có trách nhiệm với chị NTX là: gia đình chủ nơi chị X làm việc, chính quyền địa
phương, nhà nước
- Những thủ tục cần thiết:
+ Đưa chị X đi khám bệnh, phục hồi sức khỏe
+ Bồi thường thiệt hại cho chị X
+ Trả tiền công thích đáng cho chị
Câu 28 (Tình huống). Việc cha mẹ dùng roi để đánh, răn dạy con có vi phạm quyền trẻ em hay
không?
Theo Điều 5 Công ước về quyền trẻ em (CRC) và xét trong mối quan hệ với các quyền khác của trẻem được ghi nhận trong CRC có thể thất sự chỉ bảo, hướng dẫn của cha mẹ không bao gồm biệnpháp bạo lực về thể chất,
tinh thần (với ý nghĩa một hình thức kỷ luật buộc trẻ phải tuân theo). Nhưvậy, cha mẹ có trách nhiệm nhiệm nuôi dưỡng và chỉ bảo con cái nhưng điều đó không đồng nhất với
việc cha mẹ dùng roi để đánh, răn dạy con. Hành động này có thể được coi là vi phạm tới quyềnđược tôn trọng và bảo vệ thân thể của trẻ em.Tuynhiên ở Việt Nam, việc cha mẹ dùng roi để đánh, răn dạy con là một điều
không phải là lạ, chínhvì vậy mà dường như người ta không quan tâm xem nó có vi phạm nhân quyền hay không
Câu 29 (Tình huống). Nhận xét về cơ chế bảo vệ quyền con người tại Việt Nam hiện nay. ViệtNam đã có “cơ quan nhân quyền quốc gia” chưa?
- Nói qua về vấn đề quyền con người trong Hiến pháp 2013, những điểm tiến bộ. Bên cạnh Hiếnpháp, QCN được cụ thể hóa trong các đạo luật của Việt Nam (VD)
- Một số vấn đề trong quá trình thực thi QCN ở Việt Nam:
+ Nhận thức của cán bộ, công chức
+ Sự tham gia của người dân trong việc bảo vệ nhân quyền
+ Cơ chế bảo đảm nhân quyền chưa hiệu quả: chưa có cơ quan chuyên trách về vấn đề thúc đẩy vàbảo đảm nhân quyền; chưa có một quy chế chặt chẽ trong việc xử lý, tố cáo các vi phạm nhân quyền
+ Thiếu hụt vật chất bảo đảm
- Việt Nam chưa có cơ quan nhân quyền quốc gia (cái này chưa chắc lắm)
Câu 30 (Tình huống). Nhận xét khái quát về việc thực thi quyền trẻ em trong thực tế Việt Nam.
Về mặt luật pháp, ngay sau khi gia nhập Công ước về quyền trẻ em, đã ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và Luật phổ cập giáo dục tiểu học. 2 luật này hiện nay cần sửa đổi để phù hợp hơn với các tiêu chuẩn
của Công ước.Về mặt thực tiễn, vẫn còn rất nhiều vi phạm về quyềntrẻ em diễn ra, đặc biệt là những vi phạm vềquyền được bảo vệ khỏi bị bóc lột, lạm dụng, quyền được chăm sóc y tế (được hưởng trạng thái sức
khỏe cao nhất). [Lao động trẻ em, lạm dụng tình dục trẻ em, hành hạ trẻ em, bạo hành trẻ em, v.v]
Câu 31(Tình huống). Theo số liệu “Báo cáo Trẻ em ngoài nhà trường: nghiên cứu của Việt Nam”do Bộ Giáo dục - Đào tạo và UNICEF phối hợp thực hiện, công bố vào tháng 9/2014, có hơn80% trẻ em khuyết tật không
được đi học (chưa từng đi học hoặc thôi học). Nhà nước cần phải
làm gì để khắc phục tình trạng này? Nhà nước cần thực hiện một số biện pháp sau đây:
Hỗ trợ kt ví dụ như những chính sách ưu tiên về học phí cho người khuyết tật
Xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ các thiết bị học giúp ng khyteets tật dễ dàng tiếp chận hơn với đẩy mạnh đào tạo giáo viên trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt
 Hỗ trợ kinh tế, ví dụ như những chính sách ưu tiên về học phí cho người khuyết tật, v.v
 Xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ các thiết bị giúp người khuyết tật dễ dàng tiếp cận hơn vớigiáo dục, đặc biệt hỗ trợ trẻ em khuyết tật tại các vùng khó khăn.
Câu 32 (Tình huống). Do bị đánh đập trong giai đoạn điều tra, ông X đã liều thú nhận rằngmình là thủ phạm giết người. Tòa án đã xét xử và kết án ông hình phạt tù chung thân. Tuynhiên, sau 10 năm, các cơ quan tố tụng
phát hiện tình tiết mới, và đã kết luận rằng ông X vôtội, ông đã ngồi tù oan. Những quyền nào của ông X đã bị xâm phạm? Các cơ quan nhà nướcliên quan đã không thực thi đúng các nghĩa vụ nào theo luật nhân quyền? Có
những thủ tục nào để khôi phục quyền lợi cho ông X?
* Những quyền mà ông X đã bị xâm phạm:
+ Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục.
+ Quyền được xét xử công bằng. Việc ông X dù có liều mình tự thú mình là kẻ phạm tội giết ngườithì cũng chưa thể đưa ra kết luận ông X có tội. Khi xét xử, tòa phải áp dụng nguyên tắc suy đoán vôtội để bảo đảm những
điều kiện cần thiết để bị cáo bào chữa cho mình.
+ Trong 10 năm ngồi tù oan, các quyền trong nhóm quyền kinh tế, văn hóa, xã hội như quyền chămsóc sức khỏe, quyền bảo trợ xã hội,… không thể bảo đảm như bên ngoài được. Việc ông X ngồi tùoan vi phạm nghiêm trọng
QCN và cần được bồi thường thích đáng.
* Các cơ quan nhà nước đã không thực thi đúng nghĩa vụ của mình trong Luật nhân quyền: tôn trọng,bảo vệ và thực thi. Trong tình huống này, Nhà nước vi phạm nghĩa vụ tôn trọng khi đã tùy tiện tướcbỏ, hạn chế quyền mà
đáng nhẽ ông X có quyền được hưởng trong quá trình tố tụng. Nhà nước phảibồi thường cho ông X cả về vật chất và tinh thần cũng như người nhà ông X trong thời gian ông bịbắt
3.Để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng tầm giá trị của bản thân người tự kỷ và gia đình có người tự kỷ. Trên tinh thần đó, kiến nghị với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Chính phủ và Quốc hội một số vấn
đề sau:
Thứ nhất, cần có một Chương trình quốc gia về vẩn đề tự kỷ (như các nước khác trên thế giới và trong khu vực), với sự tham gia phối hợp của nhiều bộ, ban, ngành, đặc biệt liên bộ: Y tế, Giáo dục, Lao động - Thương binh
và Xã hội trong suốt vòng đời của người tự kỷ.
Thứ hai, luật hóa vấn đề tự kỷ. Hội chứng tự kỷ cần được quan tâm trong Chiến lược quốc gia về dân sổ, phát trỉên nguôn nhân lực. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cần nhanh chóng đề xuất Chính phủ có kế hoạch
nghiên cứu về chứng tự kỷ và tác động của nó đến sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Hội chứng tự kỷ đã được nhiều nước trên thế giới công nhận là một dạng khuyết tật rối loạn phát triển sẽ làm cơ sở để xây dựng
các chính sách trong mọi lĩnh vực liên quan. Vì vậy, ở Việt Nam, trong thời gian tới sửa đổi Luật Người khuyết tật, cần bổ sung đối tượng này để có được sự chỉ đạo thống nhất mang tính chiến lược thống nhất ở tầm quốc
gia. Trước mắt, người tự kỷ và gia đình họ cần có ngay một số quy định, hướng dẫn liên quan đến trách nhiệm dân sự cho nhóm đối tượng khuyết tật này, vì họ vẫn tồn tại trong xã hội và chịu sự điều chỉnh của pháp luật,
trong khi nhận thức và khả năng tư duy của họ rất khác so với người bình thường.
Một số kiến nghị cụ thể, trước mắt cần thực hiện về Giáo dục/đào tạo/ hướng nghiệp
- Cần có một chương trình giáo dục đặc biệt cũng như giáo dục hòa nhập cho đối tượng tự kỷ. Chương trình này phải có nghiên cứu, điều tra để đưa ra quy mô và lộ trình ở cấp quốc gia và cần gấp rút tiến hành ngay để có
thể cung cấp đội ngũ nhân lực chuyên môn đáp ứng các nhu cầu đa dạng của cộng đồng những người tự kỷ.
- Cần có trường đào tạo nghề địa phương hoặc quốc gia để phù hợp năng lực của người tự kỷ với mục tiêu giúp người tự kỷ trưởng thành có thể tham gia vào hoạt động sản xuất/kinh doanh trong khả năng của mình để có
được một cuộc sống độc lập, có ý nghĩa. về y tế và chăm sóc sức khỏe - Phổ biến kiến thức phát hiện sớm trong cộng đồng và chuẩn hóa tiêu chuẩn chẩn đoán trong các đơn vị y tế.
- Nghiên cứu chương trình can thiệp kết hợp giữa các ngành chuyên môn (y tế, giáo dục, tâm lý, vận động...) với gia đình và cộng đồng, đe người tự kỷ được can thiệp đúng cách, được phát huy năng lực cá nhân, có thể sống
độc lập, không trở thành gánh nặng của xã hội.
về thực hiện quyền an sinh xã hội
- Đe nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quan tâm tạo điều kiện hoạt động và hỗ trợ nâng cao năng lực cho các tổ chức của người tự kỷ và gia đình có người tự kỷ (các câu lạc bộ cha mẹ tại các địa Việt Nam...),
phương, Mạng lưới Tự kỷ để họ chia sẻ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm tương tác với người tự kỷ cho cộng đồng.
- Nhà nước bổ sung chính sách khuyến khích xã hội hóa các dịch vụ nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục hướng nghiệp cho người tự kỷ thông qua nhiều hình thức khác nhau.
- Chính phủ xem xét chính sách điều tiết thuế để thể hiện sự động viên, khuyến khích đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh của người tự kỷ hoặc cơ sở có nhận người tự kỷ làm việc. Người tự kỷ, người khuyết tật lao động no
và nuôi sống được bản thân là xem như có tham gia đóng góp xây dựng đất nước.
- Chính phủ giữ vai trò chủ đạo và khuyến khích sự đóng góp, xã hội hóa về nhân tài, vật lực của cộng đồng gia đình người tự kỷ trong việc xây dựng Nhà Cộng đồng (Group Home) tại các địa phương để tạo cơ hội cho người
tự kỷ được sống đúng với năng lực của họ và cảm thấy có ích, hạnh phúc với sự trợ giúp của những nhân viên công tác xã hội và cộng đồng vi người tự kỷ có trình độ hiểu biết về chứng tự kỷ và có kỹ năng làm việc với
người tự ky.
Suy nghĩ về việc ăn thịt Đv Hoang dã : Dù biết rằng ăn thịt động vật hoang dã vừa là hành vi tiếp tay cho những kẻ khác vi phạm pháp luật, mà trong những động vật hoang dã có tiềm ẩn những mầm bệnh nguy hiểm.Họ vẫn
chọn ăn thịt đv hd Vì Những ngừoi quan tâm và muốn trải nghiệm những thức độc nhất trên đời, cùng với thói quen ăn uống là cách để xây dựng mối quan hệ và thể hiện bản thân. Những sở thích kì quặc này góp phần hình
thành lên ý tưởng ăn động vật hoang dã là một đẳng cấp vì không phải ai cũng có đủ điều kiện để được trải nghiệm, nhiều khi có tiền cũng chưa chắc mua được. Thêm vào đó, không biết những yếu tố tâm linh truyền miệng
ở đâu ra mà làm mọi người luôn nghĩ rằng sở hữu, ăn những động vật hoang dã sẽ mang lại may mắn. Như việc săn sừng tê giác, ăn vi cá mập bồi bổ sức khoẻ gấp chục lần, sở hữu ngà voi là yếu tố may mắn tài lộc. Và lí
do cuối cùng mình nghĩ là sẽ ảnh hưởng rộng nhất, như việc những youtubers muốn nổi bật hình ảnh của mình bằng cách đăng những vlog mang tính trải nghiệm những món ăn làm từ động vật hoang dã. Tuy rằng đây là
những món ăn được chế biến sẵn, nhưng việc ăn chúng như vậy chẳng khác nào tiếp tay cho kẻ săn bắn lần sau tại tàn sát nhiều hơn nữa. Mình hoàn toàn không ủng hộ những lí do dù là thế nào về hành vi ăn thịt động vật
hoang dã.
Pháp luật về quản lý việc bảo vệ động vật hoang dã
-Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Việt Nam cũng chuyển mình từ một nước chủ yếu xuất khẩu và trung chuyển hàng hóa động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép trở thành đích đến phục vụ nhu cầu hưởng thụ của tầng
lớp người giàu mới. Không chỉ là nguyên nhân gây cạn kiệt nguồn tài nguyên đa dạng sinh học (ĐDSH) trong nước, ngày nay nhu cầu tiêu dùng ĐVDH của người Việt còn gây tác động tiêu cực lên thiên nhiên của các quốc
gia khác, từ khu vực tiểu vùng Mê Công cho đến Châu Phi
-Từ những năm 1990 đến nay, Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ đã nỗ lực đầu tư cho bảo tồn ĐDSH, ngăn chặn tệ nạn săn bắt, buôn bán và tiêu thụ ĐVHD. Tuy nhiên, điều đáng buồn là những nỗ lực đó không đủ để
ngăn chặn đà suy giảm ĐDSH và thậm chí là tuyệt chúng ngoài tự nhiên của nhiều loài quý hiếm như tê giác, hồ
Trong khi đó, cách tiếp cận đối với vấn đề cũng đã có những thay đổi từ việc tập trung vào nâng cao nhận thức, sinh kế của người dân tại các điểm nóng ĐDSH sang chú trọng đến hành vi người tiêu dùng. Gần đây hơn là
những sáng kiến chính sách, đầu tư nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, hướng đến các nhóm thu nhập cao và khu vực doanh nghiệp. Tuy nhiên kết quả thực tế vẫn còn rất hạn chế và nạn buôn bán ĐVHD vẫn đang diễn ra
một cách dai dẳng, không có chiều hướng giảm nhiệt. Nguồn tài nguyên ĐDSH của Việt Nam và kể cả của các quốc gia láng giềng vì thế đang bị hút cạn kiệt
-Để có thể ngăn chặn đà suy giảm dẫn đến tuyệt chủng của nhiều loài, rõ ràng cần có những cam kết và sáng kiến mạnh mẽ, trọng tâm hơn đối với ĐVHD nơi riêng và ĐDSH nói chung. Tuy nhiên, trước hết cần nhìn nhận,
đánh giá những nguyên nhân sâu xa, cốt lõi của vấn đề, đặc biệt những nguyên nhân mang tính hệ thống cũng như những yếu kém, trì trẻ của việc hoạch định và thực thi chính sách, quản lý tài nguyên ĐDSH ở Việt Nam
-Ngoài ra, bên cạnh năng cao hiệu quả thực thi pháp luật, cần có những thay đổi căn bản trong văn hóa ứng xử với thiên nhiên của người Việt. Sau hơn 30 năm đổi mới và phát triển, đời sống của đại đa số người dân đã được
cải thiện rất nhiều. Chúng ta không thể tiếp tục vin vào lý do sinh kế, nghèo đói để biện minh cho những hành vị hủy hoại môi trường sống. đấy các loài sinh vật khác đến con đường tuyệt chủng. Văn hóa ẩm thực lỗi thời thời
quen hướng thụ "đặc sản" và niềm tin mù quáng vào những phương thuốc bí truyên" không có cơ sở khoa học đang đe dọa sự tồn vong của nhiều loài ĐVHD quý hiếm. Chỉ khi người Việt chúng ta thay đổi lối sống văn minh
hơn, nhân bản hơn, thực sự trân trọng những giá trị của thiên nhiên mang lại - khi đó các loài ĐVHD mới có cơ hội tồn tại

You might also like