You are on page 1of 539

VĂN BẢN MÔN PHÁP LUẬT DU LỊCH

Luật Du lịch 2017

 NGHỊ ĐỊNH 168/2017/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DU LỊCH...............1
 NGHỊ ĐỊNH 142/2018/NĐ-CP SỬA ĐỔI MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH
DOANH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH...........17
 NGHỊ ĐỊNH 45/2019/NĐ-CP QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC DU
LỊCH............................................................................................................................................20
 NGHỊ ĐỊNH 129/2021/NĐ-CP SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC NGHỊ ĐỊNH QUY
ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH; THỂ THAO; QUYỀN TÁC GIẢ,
QUYỀN LIÊN QUAN; VĂN HÓA VÀ QUẢNG CÁO...........................................................................39
 NGHỊ ĐỊNH 136/2020/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH
LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG
CHÁY VÀ CHỮA CHÁY.................................................................................................................67
 NGHỊ ĐỊNH 144/2021/NĐ-CP QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
AN NINH, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI; PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI; PHÒNG CHÁY, CHỮA
CHÁY; CỨU NẠN, CỨU HỘ; PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH...............................................186
 NGHỊ ĐỊNH 96/2016/NĐ-CP QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐỐI VỚI MỘT SỐ
NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN.................................................................240
 NGHỊ ĐỊNH 56/2023/NĐ-CP SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH
SỐ 96/2016/ND0-CP NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2016 QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH, TRẬT TỰ
ĐỐI VỚI MỘT SỐ NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN, NGHỊ ĐỊNH
SỐ 99/2016/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2016 VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CON DẤU, NGHỊ
ĐỊNH SỐ137/2020/NĐ-CP NGÀY 27 THÁNG 11 NĂM 2020 QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG
PHÁO........................................................................................................................................274
 NGHỊ ĐỊNH 45/2022/NĐ-CP QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG..............................................................................................................299
 THÔNG TƯ 06/2017/TT-BVHTTDL QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DU LỊCH.....417
 THÔNG TƯ 42/2017/TT-BGTVT QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN CỦA NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN,
NHÂN VIÊN PHỤC VỤ, TRANG THIẾT BỊ, CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRÊN PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI
KHÁCH DU LỊCH........................................................................................................................459
 THÔNG TƯ 13/2019/TT-BVHTTDL SỬA ĐỔI,BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ
06/2017/TT-BVHTTDL CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH QUY ĐỊNH CHI TIẾT
MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DU LỊCH...............................................................................................463
 THÔNG TƯ 13/2021/TT-BVHTTDL SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ
06/2017/TT-BVHTTDL CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH QUY ĐỊNH CHI TIẾT
MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DU LỊCH...............................................................................................477
 THÔNG TƯ 34/2018/TT-BTC QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ PHÍ THẨM
ĐỊNH CÔNG NHẬN HẠNG CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH, CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH KHÁC
ĐẠT TIÊU CHUẨN PHỤC VỤ KHÁCH DU LỊCH..............................................................................479
 VĂN BẢN HỢP NHẤT 36/VBHN-BGTVT NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH VÀ ĐIỀU KIỆN
KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ.......................................................................................481
 TIÊU CHUẨN TCVN 7800:2017 VỀ NHÀ Ở CÓ PHÒNG CHO KHÁCH DU LỊCH THUÊ................484
 QUYẾT ĐỊNH SỐ 4216/QĐ-BVHTTDL CỦA BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BAN HÀNH
QUY TẮC ỨNG XỬ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
495

 Nghị định 168/2017/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 168/2017/NĐ-CP Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2017

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DU LỊCH
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch về điều tra, đánh giá, phân loại
tài nguyên du lịch; biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch đối với những sản phẩm
du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch; điều kiện công
nhận điểm du lịch, khu du lịch; ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành; cấp, cấp đổi, cấp lại, thu
hồi biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch; điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ
thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch của cơ sở lưu trú du lịch và nguồn hình thành Quỹ
hỗ trợ phát triển du lịch.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động du lịch trên lãnh thổ Việt Nam và ở nước
ngoài.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động du lịch trên lãnh thổ Việt Nam.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, cơ quan khác, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân
cư có hoạt động liên quan đến du lịch.
Chương II
ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN DU LỊCH
Điều 3. Điều tra tài nguyên du lịch
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định điều tra tổng thể tài nguyên du lịch. Căn cứ
nhu cầu thực tiễn hoặc theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch quyết định điều tra bổ sung để cập nhật thông tin về tài nguyên du lịch.
2. Thời gian thực hiện điều tra do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Điều 4. Nội dung cơ bản trong điều tra tài nguyên du lịch
1. Thông tin chung về tài nguyên du lịch: Tên gọi, vị trí, phạm vi, diện tích đất, (đất có) mặt
nước đang sử dụng, chủ thể quản lý, sử dụng.
2. Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch.
3. Đặc điểm, tính chất của tài nguyên du lịch.
4. Giá trị của tài nguyên du lịch.
Điều 5. Đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch
1. Căn cứ kết quả điều tra, tài nguyên du lịch được đánh giá về giá trị, sức chứa, mức độ
hấp dẫn, phạm vi ảnh hưởng và khả năng khai thác phục vụ phát triển du lịch.
2. Căn cứ kết quả đánh giá, tài nguyên du lịch quy định tại Điều 15 Luật Du lịch được phân
loại thành tài nguyên du lịch cấp quốc gia và tài nguyên du lịch cấp tỉnh.
Điều 6. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan
xây dựng kế hoạch, phương án điều tra tài nguyên du lịch phù hợp với chiến lược phát
triển du lịch, có trọng tâm, trọng điểm. Phương án điều tra có sử dụng toàn bộ hoặc một
phần kết quả điều tra có liên quan đến tài nguyên du lịch do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và
các cơ quan nhà nước quản lý chuyên ngành đã thực hiện;
b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai thực hiện kế hoạch, phương án điều
tra tài nguyên du lịch;
c) Tổng hợp kết quả điều tra, tổ chức đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch;
d) Công bố và lưu trữ kết quả điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch.
2. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ:
a) Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện kế
hoạch, phương án điều tra tài nguyên du lịch;
b) Cung cấp dữ liệu liên quan đến tài nguyên du lịch thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ
của bộ, cơ quan ngang bộ.
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan tổ
chức điều tra tài nguyên du lịch theo kế hoạch, phương án điều tra của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch;
b) Cung cấp dữ liệu liên quan đến tài nguyên du lịch thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ
của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 7. Kinh phí điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch
1. Kinh phí điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch được bố trí từ nguồn ngân sách
nhà nước, nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và nguồn huy động hợp pháp
khác.
2. Việc quản lý, sử dụng kinh phí điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch thực hiện
theo quy định của pháp luật.
Chương III
BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN CHO KHÁCH DU LỊCH ĐỐI VỚI NHỮNG SẢN PHẨM
DU LỊCH CÓ NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE CỦA KHÁCH DU
LỊCH
Điều 8. Sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách
du lịch
Sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch khi có
một hoặc một số hoạt động sau đây:
1. Bay dù lượn, khinh khí cầu; nhảy dù; đu dây mạo hiểm hành trình trên cao.
2. Đi xe đạp, mô tô, ô tô địa hình trên núi, trên đồi cát; đi trên dây; leo núi, vách đá; đu dây
vượt thác.
3. Lặn dưới nước; chèo thuyền vượt ghềnh thác; đi mô tô nước; lướt ván; ca nô kéo dù
bay.
4. Thám hiểm hang động, rừng, núi.
Điều 9. Biện pháp bảo đảm an toàn khi kinh doanh các sản phẩm du lịch có nguy cơ
ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch
1. Có cảnh báo, chỉ dẫn về điều kiện khí hậu, thời tiết, sức khỏe và các yếu tố liên quan khi
cung cấp các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách
du lịch.
2. Có phương án cứu hộ, cứu nạn; bố trí lực lượng cứu hộ khách du lịch và can thiệp, xử
lý, ứng cứu kịp thời các sự cố, tai nạn, rủi ro xảy ra; duy trì, bảo đảm thông tin liên lạc với
khách du lịch trong suốt thời gian cung cấp sản phẩm.
3. Bố trí, sử dụng huấn luyện viên, kỹ thuật viên, hướng dẫn viên có chuyên môn phù hợp.
4. Phổ biến các quy định về bảo đảm an toàn cho khách du lịch; hướng dẫn các thao tác kỹ
thuật cho khách du lịch trước khi cung cấp sản phẩm du lịch.
5. Cung cấp, hướng dẫn sử dụng và giám sát việc sử dụng trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ
theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, bảo đảm an toàn cho khách du lịch.
Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
1. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trực tiếp kinh doanh các sản phẩm du lịch quy định
tại Điều 8 Nghị định này:
a) Thực hiện các biện pháp quy định tại Điều 9 Nghị định này;
b) Thông báo bằng văn bản cho Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi tổ chức
kinh doanh sản phẩm du lịch chậm nhất 15 ngày trước khi bắt đầu kinh doanh;
c) Tuân thủ các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trách nhiệm của Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức, cá nhân kinh
doanh sản phẩm du lịch quy định tại Điều 8 Nghị định này, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tổ chức kiểm tra và công bố trên Cổng thông tin điện tử Danh mục tổ chức,
cá nhân đáp ứng đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn quy định tại Điều 9 Nghị định này.
Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng được các biện pháp bảo đảm an toàn, Sở Du
lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông báo bằng văn bản yêu cầu hoàn thiện, bổ sung
các biện pháp bảo đảm an toàn và chỉ được kinh doanh sau khi đáp ứng đầy đủ các quy
định tại Điều 9 Nghị định này;
b) Thanh tra, kiểm tra, giám sát tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm du lịch quy định
tại Điều 8 Nghị định này.
3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch:
a) Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định tại Điều 9 Nghị định này của các tổ chức,
cá nhân kinh doanh sản phẩm du lịch trong phạm vi quản lý;
b) Tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp trực tiếp kinh doanh các sản
phẩm du lịch;
c) Phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp
xảy ra rủi ro đối với khách du lịch.
4. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành:
a) Tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp trực tiếp kinh doanh các sản
phẩm du lịch;
b) Sử dụng dịch vụ do tổ chức, cá nhân thuộc Danh mục tổ chức, cá nhân đáp ứng đầy đủ
các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch cung cấp trong trường hợp không trực
tiếp kinh doanh các sản phẩm du lịch này.
Chương IV
ĐIỀU KIỆN CÔNG NHẬN ĐIỂM DU LỊCH, KHU DU LỊCH
Điều 11. Điều kiện công nhận điểm du lịch
1. Có tài nguyên du lịch, có ranh giới xác định trên bản đồ địa hình do cơ quan có thẩm
quyền xác nhận. Tỷ lệ bản đồ phụ thuộc vào yêu cầu quản lý và địa hình khu vực.
2. Có kết cấu hạ tầng, dịch vụ cần thiết bảo đảm phục vụ khách du lịch, bao gồm:
a) Có kết nối giao thông, thông tin liên lạc thuận lợi;
b) Có điện, nước sạch;
c) Có biển chỉ dẫn, thuyết minh về điểm du lịch;
d) Có dịch vụ ăn uống, mua sắm.
3. Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, bao gồm:
a) Có bộ phận bảo vệ trực 24 giờ mỗi ngày;
b) Công khai số điện thoại, địa chỉ của tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch;
c) Có hình thức tiếp nhận và giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của khách du lịch;
d) Nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng, được bố trí đủ, tương
ứng với số lượng khách du lịch vào thời kỳ cao điểm;
đ) Có biện pháp thu gom và xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt theo quy định của pháp luật
về bảo vệ môi trường; bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường;
e) Áp dụng các biện pháp phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Điều kiện công nhận khu du lịch cấp tỉnh
1. Có ít nhất 01 tài nguyên du lịch cấp tỉnh; có ranh giới xác định trên bản đồ địa hình do cơ
quan có thẩm quyền xác nhận. Tỷ lệ bản đồ phụ thuộc vào yêu cầu quản lý và địa hình khu
vực.
2. Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và
các nhu cầu khác của khách du lịch, bao gồm:
a) Có hệ thống điện lưới, hệ thống cung cấp nước sạch;
b) Có cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch,
đáp ứng tối thiểu 100.000 lượt khách mỗi năm; hệ thống cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối
thiểu 50.000 lượt khách lưu trú mỗi năm;
c) Có nội quy, hệ thống biển chỉ dẫn, thuyết minh về khu du lịch; có hệ thống biển chỉ dẫn,
biển báo về giao thông, các cơ sở dịch vụ, các điểm tham quan;
d) Cung cấp dịch vụ thuyết minh, hướng dẫn du lịch.
3. Có kết nối với hệ thống hạ tầng giao thông, viễn thông quốc gia.
4. Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, bao gồm:
a) Có bộ phận bảo vệ, cứu hộ, cứu nạn;
b) Công khai số điện thoại, địa chỉ của tổ chức quản lý khu du lịch;
c) Có bộ phận thông tin hỗ trợ khách du lịch; có hình thức tiếp nhận và giải quyết kịp thời
phản ánh, kiến nghị của khách du lịch;
d) Nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng, được bố trí đủ, tương
ứng với số lượng khách du lịch vào thời kỳ cao điểm;
đ) Có hệ thống thu gom và biện pháp xử lý rác thải; có hệ thống thu gom, xử lý nước thải
sinh hoạt hoặc hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt liên thông với hệ thống xử lý nước
thải tập trung theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; bố trí nhân lực làm vệ sinh
môi trường;
e) Áp dụng các biện pháp phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Điều kiện công nhận khu du lịch quốc gia
1. Có ít nhất 02 tài nguyên du lịch, trong đó có tài nguyên du lịch cấp quốc gia; có ranh giới
xác định trên bản đồ địa hình do cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Tỷ lệ bản đồ phụ thuộc
vào yêu cầu quản lý và địa hình khu vực.
2. Có trong danh mục các khu vực tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ chất lượng cao, đồng bộ, đáp ứng
nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách du lịch, bao gồm:
a) Có cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi, giải trí, chăm sóc
sức khỏe đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, đáp ứng tối thiểu 500.000 lượt khách mỗi
năm; hệ thống cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu 300.000 lượt khách lưu trú mỗi năm,
trong đó có cơ sở lưu trú du lịch được công nhận hạng từ 4 sao trở lên;
b) Các điều kiện quy định tại các điểm a, c, và d khoản 2 Điều 12 Nghị định này.
4. Có kết nối với hệ thống hạ tầng giao thông, viễn thông quốc gia.
5. Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, bao gồm:
a) Có hệ thống thu gom và xử lý rác thải, nước thải tập trung theo quy định của pháp luật
về bảo vệ môi trường; bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường;
b) Các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 4 Điều 12 Nghị định này.
Chương V
KINH DOANH DU LỊCH
Mục 1. KÝ QUỸ KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH
Điều 14. Mức ký quỹ và phương thức ký quỹ
1. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.
2. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
a) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 (hai
trăm năm mươi triệu) đồng;
b) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm
triệu) đồng;
c) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch
ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng.
3. Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân
hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt
Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ
phù hợp với quy định của pháp luật. Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Điều 15. Nộp tiền ký quỹ và cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ
1. Khi doanh nghiệp có yêu cầu nộp tiền ký quỹ vào tài khoản tại ngân hàng, ngân hàng
nhận ký quỹ và doanh nghiệp thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ. Trên cơ sở hợp đồng ký
quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ thực hiện phong tỏa số tiền ký quỹ của doanh nghiệp gửi tại
ngân hàng.
2. Hợp đồng ký quỹ có các nội dung chính gồm: Tên, địa chỉ, người đại diện của doanh
nghiệp; tên, địa chỉ, người đại diện của ngân hàng; lý do nộp tiền ký quỹ; số tiền ký quỹ; lãi
suất tiền gửi ký quỹ; trả lãi tiền gửi ký quỹ; sử dụng tiền ký quỹ; rút tiền ký quỹ; hoàn trả tiền
ký quỹ; trách nhiệm của các bên liên quan và các thỏa thuận khác phù hợp với quy định
của pháp luật và không trái với quy định tại Nghị định này.
3. Sau khi phong tỏa số tiền ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ cấp Giấy chứng nhận tiền ký
quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục kèm
theo Nghị định này.
Điều 16. Quản lý, sử dụng tiền ký quỹ
1. Trong trường hợp khách du lịch bị chết, bị tai nạn, rủi ro, bị xâm hại tính mạng cần phải
đưa về nơi cư trú hoặc điều trị khẩn cấp mà doanh nghiệp không có khả năng bố trí kinh
phí để giải quyết kịp thời, doanh nghiệp gửi đề nghị giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ đến cơ
quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm
nhận được đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành
xem xét và đề nghị ngân hàng cho doanh nghiệp trích tài khoản tiền ký quỹ để sử dụng
hoặc từ chối.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền được rút khỏi tài khoản tiền ký quỹ, doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ lữ hành có trách nhiệm bổ sung số tiền ký quỹ đã sử dụng để bảo đảm
mức ký quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này. Trường hợp doanh nghiệp không thực
hiện, ngân hàng gửi văn bản thông báo cho cơ quan cấp phép để có biện pháp xử lý theo
quy định của pháp luật.
3. Doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị hoàn trả tiền ký quỹ đến ngân hàng trong những
trường hợp sau đây:
a) Có thông báo bằng văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về
việc doanh nghiệp không được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc thay đổi
ngân hàng nhận ký quỹ;
b) Có văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc hoàn trả tiền
ký quỹ sau khi thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Mục 2. CẤP, CẤP ĐỔI, CẤP LẠI, THU HỒI BIỂN HIỆU PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI KHÁCH
DU LỊCH
Điều 17. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách
du lịch
1. Hồ sơ đề nghị cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch theo Mẫu số 02 quy định tại
Phụ lục kèm theo Nghị định này;
b) Bảng kê thông tin về trang thiết bị của từng phương tiện, chất lượng dịch vụ, nhân viên
phục vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 3
Điều 45 Luật Du lịch;
c) Bản sao giấy đăng ký phương tiện hoặc giấy hẹn nhận giấy đăng ký phương tiện của cơ
quan có thẩm quyền, bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường. Trường hợp phương tiện không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải
thì xuất trình thêm bản sao hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân sở hữu
phương tiện vận tải hoặc bản sao hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã.
2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp biển hiệu:
a) Đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến
Sở Giao thông vận tải nơi đơn vị kinh doanh đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc đối với phương tiện là xe ô tô và 07 ngày làm việc đối
với phương tiện thủy nội địa kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải tổ
chức thẩm định, cấp biển hiệu cho phương tiện vận tải khách du lịch. Trường hợp từ chối,
phải thông báo bằng văn bản hoặc qua địa chỉ giao dịch điện tử của đơn vị và nêu rõ lý do;
c) Trong quá trình thẩm định, Sở Giao thông vận tải kiểm tra thông tin về giấy chứng nhận
kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện trên hệ thống đăng
kiểm Việt Nam; giấy phép kinh doanh vận tải đã cấp cho đơn vị kinh doanh vận tải; cập
nhật thông tin trên hệ thống dữ liệu giám sát hành trình và chỉ cấp biển hiệu khi thiết bị
giám sát hành trình của phương tiện đáp ứng đầy đủ các quy định về lắp đặt, truyền dẫn
dữ liệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
3. Biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục kèm
theo Nghị định này, có giá trị 07 năm và không quá niên hạn sử dụng còn lại của phương
tiện.
Điều 18. Cấp đổi biển hiệu
1. Các trường hợp cấp đổi biển hiệu:
a) Thay đổi chủ sở hữu phương tiện vận tải khách du lịch hoặc thay đổi đơn vị kinh doanh
vận tải khách du lịch;
b) Biển hiệu hết hạn.
2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp đổi biển hiệu thực hiện theo quy định tại Điều 17
Nghị định này.
Điều 19. Cấp lại biển hiệu
1. Biển hiệu được cấp lại khi bị mất hoặc hư hỏng.
2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp lại biển hiệu:
a) Đơn vị kinh doanh vận tải gửi đơn đề nghị cấp lại biển hiệu theo Mẫu số 02 Phụ lục kèm
theo Nghị định này đến Sở Giao thông vận tải đã cấp biển hiệu cho phương tiện;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại biển hiệu, Sở
Giao thông vận tải xem xét, cấp lại biển hiệu cho phương tiện vận tải. Trường hợp từ chối,
phải thông báo bằng văn bản hoặc qua địa chỉ giao dịch điện tử của đơn vị và nêu rõ lý do.
3. Thời hạn sử dụng biển hiệu cấp lại được tính theo thời hạn còn lại của biển hiệu đã bị
mất hoặc hư hỏng.
Điều 20. Thu hồi biển hiệu
1. Các trường hợp thu hồi biển hiệu phương tiện thủy nội địa vận tải khách du lịch:
a) Không bảo đảm điều kiện của người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ, trang
thiết bị, chất lượng dịch vụ trên phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật;
b) Phương tiện vận tải bị tai nạn giao thông, không còn bảo đảm trạng thái kỹ thuật hoặc
giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện bị thu hồi;
c) Cho mượn biển hiệu đã được cấp để gắn vào phương tiện khác.
2. Đối với đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô, việc thu hồi biển hiệu được
thực hiện theo quy định của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng
xe ô tô.
3. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm thu hồi biển hiệu.
4. Đơn vị kinh doanh vận tải nộp lại biển hiệu khi có thông báo thu hồi của Sở Giao thông
vận tải.
Mục 3. ĐIỀU KIỆN TỐI THIỂU VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ DỊCH VỤ CỦA CƠ
SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH
Điều 21. Các loại hình cơ sở lưu trú du lịch
1. Khách sạn: Cơ sở lưu trú du lịch bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và
dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch; bao gồm: Khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn bên
đường, khách sạn nổi và khách sạn thành phố.
a) Khách sạn nghỉ dưỡng: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng thành khối hoặc thành
quần thể các biệt thự, nhà thấp tầng, căn hộ, ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp;
b) Khách sạn bên đường: Cơ sở lưu trú du lịch gần đường giao thông, có bãi đỗ xe nhằm
phục vụ nhu cầu lưu trú của khách sử dụng phương tiện giao thông đường bộ (xe máy, ô
tô) đi du lịch hoặc nghỉ ngơi giữa những chặng đường dài;
c) Khách sạn nổi: Cơ sở lưu trú du lịch neo đậu trên mặt nước và có thể di chuyển khi cần
thiết;
d) Khách sạn thành phố: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng tại các đô thị phục vụ khách
du lịch.
2. Biệt thự du lịch: Biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê và có thể tự
phục vụ trong thời gian lưu trú.
3. Căn hộ du lịch: Căn hộ có trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch. Khách
có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú.
4. Tàu thủy lưu trú du lịch: Phương tiện vận tải thủy có phòng ngủ phục vụ nhu cầu lưu trú
của khách du lịch.
5. Nhà nghỉ du lịch: Cơ sở lưu trú có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch.
6. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê: Nhà ở có khu vực được bố trí trang thiết bị, tiện
nghi cho khách du lịch thuê lưu trú; khách cùng sinh hoạt với gia đình chủ nhà.
7. Bãi cắm trại du lịch: Khu vực được quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết
cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại.
Điều 22. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với khách sạn
1. Có hệ thống điện, hệ thống cấp nước sạch và thoát nước.
2. Có tối thiểu 10 buồng ngủ; có quầy lễ tân, phòng vệ sinh chung.
3. Có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng và khách sạn bên đường.
4. Có bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn
nổi, khách sạn bên đường.
5. Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn
mặt, khăn tắm khi có khách mới.
6. Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.
7. Người quản lý, nhân viên được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.
Điều 23. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với biệt thự du lịch
1. Điều kiện quy định tại các khoản 1, 5 và 6 Điều 22 Nghị định này.
2. Có khu vực tiếp khách, phòng ngủ, bếp và phòng tắm, phòng vệ sinh.
Điều 24. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với căn hộ du lịch
1. Điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 5 Điều 22, khoản 2 Điều 23 Nghị định này.
2. Người quản lý căn hộ được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.
Điều 25. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với tàu thủy lưu trú
du lịch
1. Tàu trong tình trạng tốt, còn hạn đăng kiểm; có áo phao, phao cứu sinh, phương tiện
thông tin liên lạc, tủ thuốc cấp cứu ban đầu.
2. Có điện, nước sạch; có thiết bị thu gom rác thải, nước thải bảo đảm vệ sinh môi trường.
3. Có khu vực đón tiếp khách, phòng ngủ (cabin), phòng tắm, phòng vệ sinh, bếp, phòng ăn
và dịch vụ phục vụ ăn uống.
4. Điều kiện quy định tại khoản 5 và khoản 7 Điều 22 Nghị định này.
5. Người quản lý, nhân viên phục vụ được tập huấn về nghiệp vụ du lịch, kỹ năng cứu hộ
trên sông, biển.
Điều 26. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với nhà nghỉ du
lịch
1. Có điện, nước sạch và hệ thống thoát nước.
2. Có khu vực đón tiếp khách và phòng ngủ; có phòng tắm, phòng vệ sinh chung trong
trường hợp phòng ngủ không có phòng tắm, vệ sinh riêng.
3. Điều kiện quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 22 Nghị định này.
Điều 27. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với nhà ở có
phòng cho khách du lịch thuê
1. Có đèn chiếu sáng, nước sạch.
2. Có khu vực sinh hoạt chung; có khu vực lưu trú cho khách; có bếp, phòng tắm, phòng vệ
sinh.
3. Có giường, đệm hoặc chiếu; có chăn, gối, màn, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm hoặc
chiếu; thay bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
4. Chủ nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.
Điều 28. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với bãi cắm trại du
lịch
1. Có khu vực đón tiếp khách, khu vực dựng lều, trại, đỗ xe, phòng tắm, vệ sinh chung.
2. Có nước sạch.
3. Có dụng cụ, trang thiết bị dựng lều trại; có tủ thuốc cấp cứu ban đầu.
4. Có nhân viên bảo vệ trực khi có khách.
5. Điều kiện quy định tại khoản 6 Điều 22 Nghị định này.
Điều 29. Kiểm tra, giám sát điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ
của cơ sở lưu trú du lịch
1. Trước khi đi vào hoạt động chậm nhất 15 ngày, cơ sở lưu trú du lịch có trách nhiệm gửi
thông báo bằng văn bản tới Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi có cơ sở lưu
trú du lịch về những nội dung sau:
a) Tên, loại hình, quy mô cơ sở lưu trú du lịch;
b) Địa chỉ cơ sở lưu trú du lịch, thông tin về người đại diện theo pháp luật;
c) Cam kết đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch quy định tại Điều 49 Luật Du
lịch và Nghị định này.
2. Căn cứ kế hoạch công tác được phê duyệt hoặc trong trường hợp đột xuất theo quy định
của pháp luật, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi có cơ sở lưu trú du lịch có
trách nhiệm tổ chức kiểm tra điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục
vụ khách du lịch. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc công tác kiểm tra, Sở
Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải gửi thông báo bằng văn bản về kết quả kiểm
tra đến cơ sở lưu trú du lịch.
Trường hợp cơ sở lưu trú du lịch không đáp ứng điều kiện tối thiểu tương ứng với loại hình
cơ sở lưu trú du lịch theo quy định tại Nghị định này, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch yêu cầu cơ sở lưu trú du lịch bổ sung, hoàn thiện, đáp ứng điều kiện tối thiểu hoặc
thay đổi loại hình cơ sở lưu trú du lịch phù hợp. Cơ sở lưu trú có trách nhiệm thông báo
bằng văn bản đến Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc bổ sung, hoàn
thiện, đáp ứng điều kiện tối thiểu hoặc thay đổi loại hình cơ sở lưu trú du lịch.
3. Trong trường hợp cơ sở lưu trú nộp hồ sơ đề nghị xếp hạng cùng thời điểm bắt đầu hoạt
động kinh doanh thì cơ quan có thẩm quyền thẩm định, công nhận hạng quy định tại khoản
3 Điều 50 Luật Du lịch kết hợp kiểm tra điều kiện tối thiểu và thẩm định, xếp hạng cơ sở
lưu trú du lịch.
Chương VI
QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Điều 30. Nguồn hình thành Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch
1. Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch được hình thành từ các nguồn sau:
a) Vốn điều lệ của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch do ngân sách nhà nước cấp trong 03 năm
đầu. Việc cấp vốn thực hiện sau khi Thủ tướng quyết định thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ
chức và hoạt động của Quỹ;
b) Hàng năm, ngân sách nhà nước bổ sung kinh phí bằng 10% tổng số thu ngân sách hàng
năm từ nguồn thu phí cấp thị thực và các giấy tờ có liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh
Việt Nam cho người nước ngoài và 5% tổng số thu ngân sách hàng năm từ nguồn thu phí
tham quan khu du lịch, điểm du lịch;
c) Nguồn tài trợ, đóng góp tự nguyện, hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong
nước và nước ngoài;
d) Tiền lãi từ tiền gửi của Quỹ tại ngân hàng;
đ) Các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Số dư kinh phí năm trước của Quỹ được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 31. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
2. Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Du lịch; Nghị định số 180/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm
2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày
01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du
lịch; khoản 4 Điều 2 Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục
hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hết hiệu
lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Điều 32. Điều khoản chuyển tiếp
1. Cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận hạng theo quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền trước ngày Nghị định này có hiệu lực được công nhận là đáp ứng điều kiện tối
thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch cho đến hết thời hạn theo
quyết định công nhận hạng.
2. Trong thời gian Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chưa công bố danh mục tài nguyên du
lịch, các khu du lịch được xem xét, công nhận là khu du lịch cấp tỉnh, khu du lịch quốc gia
căn cứ tính chất của tài nguyên du lịch hiện có và đáp ứng các điều kiện còn lại.
3. Phương tiện vận tải đã được cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch trước ngày
Nghị định này có hiệu lực thì được áp dụng cho đến hết thời hạn của biển hiệu.
Điều 33. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ


Nơi nhận: THỦ TƯỚNG
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính
phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ; Nguyễn Xuân Phúc
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của
Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của
Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg,
TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị
trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (2b).KN

PHỤ LỤC
(Kèm theo Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ)
Mẫu số 01 Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành

Mẫu số 02 Đơn đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại biển hiệu phương tiện vận tải khách
du lịch

Mẫu số 03 Mẫu biển hiệu


Mẫu số 01
TÊN NGÂN HÀNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(CHI NHÁNH NGÂN HÀNG) Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------- ---------------

……., ngày…. tháng…. năm………

GIẤY CHỨNG NHẬN


TIỀN KÝ QUỸ KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH …..(1)….
Căn cứ Nghị định số / /NĐ-CP ngày tháng năm của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của Luật Du lịch,
Ngân hàng (chi nhánh Ngân hàng): ...................................................................................
Địa chỉ: ...........................................................................................................................
Điện thoại liên hệ: ............................................................................................................
CHỨNG NHẬN
Tên doanh nghiệp: ...........................................................................................................
Tên giao dịch: .................................................................................................................
Tên viết tắt: .....................................................................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: ..........................................................................
Ngày cấp: …………………………………………. Nơi cấp: ...................................................
Mã số thuế: .....................................................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính: .........................................................................................................
Điện thoại: …………………………………………. Website: ..................................................
Chủ tài khoản: …………………………………………. Chức danh: .........................................
Đã nộp tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành …………………(1)....................................... :
Số tiền bằng số:
(Bằng chữ: ...................................................................................................................... )
Số tài khoản ký quỹ: .......................................................................................................
Tại Ngân hàng: ................................................................................................................
Vào ngày…….. tháng……. năm ………
Giấy chứng nhận này được lập thành 03 bản: 02 bản giao doanh nghiệp, 01 bản ngân hàng
giữ.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGÂN


HÀNG
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Hướng dẫn ghi:


(1): Phạm vi kinh doanh tương ứng với mức ký quỹ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2
Điều 14 Nghị định này.
Mẫu số 02
TÊN ĐƠN VỊ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KINH DOANH VẬN TẢI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------- ---------------

Số: ……/……. ……., ngày…. tháng…. năm………

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP, CẤP ĐỔI, CẤP LẠI BIỂN HIỆU PHƯƠNG TIỆN
VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH
Kính gửi: Sở Giao thông vận tải………………………..
Tên đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch:......................................................................
.......................................................................................................................................
Tên giao dịch quốc tế (nếu có):.........................................................................................
.......................................................................................................................................
Địa chỉ trụ sở:..................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Trang thông tin điện tử: ...................................................................................................
Số điện thoại: .................................................................................................................
Fax: ................................................................................................................................
Email: .............................................................................................................................
Giấy phép kinh doanh vận tải số: .....................................................................................
do ………………………………………………………………. cấp ngày ……/…./……..
Lĩnh vực kinh doanh: .......................................................................................................
Phương tiện đề nghị cấp biển hiệu: ...(danh sách phương tiện kèm theo)
Đối với ô tô vận tải khách du lịch:

Màu Biển kiểm


TT Tên hiệu xe Số khung Số máy Số chỗ ngồi Năm SX
sơn soát xe
1

….

Đối với phương tiện thủy nội địa vận tải khách du lịch

Tên Số đăng Sức chở của Kích thước Tổng công Tốc độ Năm
phương ký phương tiện (chiều dài, suất máy tối đa đóng
tiện (người) chiều rộng, (sức ngựa) (km/h)
chiều chìm)
(m)

Các giấy tờ liên quan kèm theo:


1. ...................................................................................................................................
2. ...................................................................................................................................
3. ...................................................................................................................................
Lý do đề nghị: (cấp mới, cấp lại, cấp đổi do mất hoặc hỏng).
Đơn vị kinh doanh cam kết chịu trách nhiệm về nội dung số liệu trong hồ sơ đề nghị cấp
biển hiệu đính kèm./.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT


Nơi nhận: (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- Như trên;
- Lưu: VT.

Mẫu số 03
1. Mẫu biển hiệu
a) Biển hiệu ô tô vận tải khách du lịch:
b) Biển hiệu tàu thủy vận tải khách du lịch:

2. Kiểu (phông) chữ và cỡ chữ (tối thiểu):

Nội dung Kiểu chữ Chiều cao chữ Chiều rộng chữ
(chưa có dấu)

Số: ……………………….. Times New Roman Cỡ chữ 16 ± 18

XE Ô TÔ/TÀU THỦY VẬN TẢI Times New Roman, in 8mm ± 2 mm 7mm ± 2 mm


KHÁCH hoa, kéo dãn

DU LỊCH Times New Roman, in 20mm ± 3mm 15mm ± 3mm


hoa, kéo dãn

Đơn vị: Times New Roman Cỡ chữ 16 ± 18


Biển đăng ký:
Có giá trị đến:
3. Kích thước biển hiệu (tối thiểu), tỷ lệ này được thay đổi tùy thuộc kích thước từng
phương tiện:
Chiều dài: Ddài = 200mm ± 20mm;
Chiều cao: Ccao = 100mm ± 15mm.
4. Màu sắc biển hiệu:
a) Góc trên bên trái có Logo hòn trống mái.
b) Mầu sắc biển hiệu: Viền đỏ, chữ xanh đậm,
5. Chất liệu biển hiệu: Giấy cứng
 Nghị định 142/2018/NĐ-CP sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 142/2018/NĐ-CP Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2018


NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH THUỘC PHẠM VI
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ
lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư ngày 22
tháng 11 năm 2016;
Căn cứ Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật điện ảnh ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật điện ảnh ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật thể dục, thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Điều 1. Sửa đổi một số quy định tại Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm
2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn
hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa
1. Điểm c khoản 1 Điều 25 được sửa đổi như sau:
“c) Có cửa hàng để trưng bày.”
2. Bãi bỏ điểm d khoản 1 Điều 25.
3. Điểm a khoản 1 Điều 26 được sửa đổi như sau:
“a) Có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành đào tạo về di sản văn
hóa, lịch sử (khảo cổ học, văn hóa học), mỹ thuật, Hán Nôm, dân tộc học, cổ nhân học, cổ
sinh vật học (động vật, thực vật), địa chất; hoặc là thành viên của tổ chức xã hội - nghề
nghiệp liên quan đến các chuyên ngành đào tạo nêu trên và đã thực hiện hoạt động sưu
tầm cổ vật”
Điều 2. Sửa đổi một số quy định tại Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm
2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề
bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
1. Bãi bỏ khoản 1 và 3 Điều 4.
2. Bãi bỏ điểm e khoản 1 Điều 6.
3. Điểm c khoản 1 Điều 14 được sửa đổi như sau:
“c) Có ít nhất 01 người được cấp Chứng chỉ hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích.”
4. Điểm c khoản 2 Điều 14 được sửa đổi như sau:
“c) Có ít nhất 01 người được cấp Chứng chỉ hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo
kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích.”
5. Điểm c khoản 3 Điều 14 được sửa đổi như sau:
“c) Có ít nhất 01 người được cấp Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích”
6. Điểm c khoản 4 Điều 14 được sửa đổi như sau:
“c) Có ít nhất 01 người được cấp Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích.”
Điều 3. Sửa đổi một số quy định tại Nghị định số 54/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm
2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện ảnh
số 62/2006/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện ảnh
số 31/2009/QH12
Lời dẫn khoản 1 Điều 11 được sửa đổi như sau:
“1. Vốn pháp định là 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng), được xác định bằng một trong
các văn bản sau:”
Điều 4. Sửa đổi một số quy định tại Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7
năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
1. Bãi bỏ điểm b khoản 1 Điều 5.
2. Khoản 3 Điều 5 được sửa đổi như sau:
“3. Cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm phải có đủ nhân viên chuyên môn sau
đây:
a) Người hướng dẫn tập luyện thể thao theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này;
b) Nhân viên cứu hộ;
c) Nhân viên y tế thường trực hoặc có văn bản thỏa thuận với cơ sở y tế gần nhất để sơ
cứu, cấp cứu người tham gia hoạt động thể thao mạo hiểm trong trường hợp cần thiết.”
3. Điều 6 được sửa đổi như sau:
“Điều 6. Điều kiện về người hướng dẫn tập luyện thể thao
Người hướng dẫn tập luyện thể thao phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
1. Là huấn luyện viên hoặc vận động viên phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký kinh
doanh có đẳng cấp từ cấp 2 trở lên hoặc tương đương.
2. Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên phù hợp với
hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh.
3. Được tập huấn chuyên môn thể thao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch.”
4. Bãi bỏ khoản 2 Điều 7.
5. Điểm a khoản 3 Điều 7 được sửa đổi như sau:
“a) Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.”
Điều 5. Sửa đổi một số quy định tại Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12
năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch
1. Bãi bỏ các khoản 1 và 7 Điều 22.
2. Khoản 1 Điều 23 được sửa đổi như sau:
“1. Điều kiện quy định tại các khoản 5 và 6 Điều 22 Nghị định này.”
3. Khoản 1 Điều 24 được sửa đổi như sau:
“ 1. Điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 22, khoản 2 Điều 23 Nghị định này.”
4. Bãi bỏ khoản 2 Điều 24.
5. Bãi bỏ các khoản 1, 2 và 5 Điều 25.
6. Khoản 4 Điều 25 được sửa đổi như sau:
“4. Điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 22 Nghị định này.”
7. Bãi bỏ khoản 1 Điều 26.
8. Khoản 2 Điều 26 được sửa đổi như sau:
“2. Có khu vực đón tiếp khách và phòng ngủ; có phòng tắm, phòng vệ sinh.”
9. Khoản 3 Điều 26 được sửa đổi như sau:
“3. Điều kiện quy định tại các khoản 5 và 6 Điều 22 Nghị định này.”
10. Bãi bỏ các khoản 1 và 4 Điều 27.
11. Khoản 2 Điều 27 được sửa đổi như sau:
“2. Có khu vực lưu trú cho khách; có bếp, phòng tắm, phòng vệ sinh.”
12. Khoản 1 Điều 28 được sửa đổi như sau:
“1. Có khu vực đón tiếp khách, khu vực dựng lều, trại, phòng tắm, vệ sinh chung.”
13. Bãi bỏ các khoản 2 và 5 Điều 28.
14. Khoản 3 Điều 28 được sửa đổi như sau:
“3. Có tủ thuốc cấp cứu ban đầu.”
Điều 6. Sửa đổi một số quy định tại Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10
năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi
người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc,
sân khấu (Nghị định số 79/2012/NĐ-CP) và Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15
tháng 3 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 79/2012/NĐ-CP (Nghị định số 15/2016/NĐ-CP)
1. Bãi bỏ thành phần hồ sơ “- 01 văn bản cam kết thực thi đầy đủ các quy định của pháp
luật về quyền tác giả hoặc bản sao hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với tác giả hoặc chủ
sở hữu quyền tác giả;” quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 15/2016/NĐ-CP.
2. Bãi bỏ thành phần hồ sơ “đ) 01 văn bản cam kết thực thi đầy đủ các quy định của pháp
luật về quyền tác giả hoặc bản sao hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với tác giả hoặc chủ
sở hữu quyền tác giả;” quy định tại khoản 14 Điều 1 Nghị định số 15/2016/NĐ-CP.
Điều 7. Sửa đổi một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch
vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06
tháng 11 năm 2009 của Chính phủ
1. Bãi bỏ khoản 4 Điều 24.
2. Bãi bỏ các khoản 2, 3 và 7 Điều 27.
3. Bãi bỏ các khoản 2, 4 và 6 Điều 30.
4. Bãi bỏ các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 32.
5. Khoản 8 Điều 32 được sửa đổi như sau:
“8. Các điểm karaoke hoạt động ở vùng dân cư không tập trung không phải thực hiện quy
định về âm thanh nhưng phải thực hiện quy định tại các khoản 3, 6 và 7 Điều này.”
6. Điểm a khoản 1 Điều 35 được sửa đổi như sau:
“a) Cửa hàng trò chơi điện tử phải cách các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học
phổ thông từ 200 m trở lên;”
Điều 8. Hiệu lực thi hành và trách nhiệm thực hiện
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm hướng
dẫn và thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ


Nơi nhận: THỦ TƯỚNG
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Nguyễn Xuân Phúc
trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của
Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc
hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ
Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (2). XH
 Nghị định 45/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Du
lịch.

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


-------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 45/2019/NĐ-CP Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2019


NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt,
các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm
hành chính trong lĩnh vực du lịch.
2. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực du lịch không được quy định tại
Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định khác của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động du lịch trên lãnh thổ Việt Nam và ở nước ngoài; tổ
chức, cá nhân nước ngoài hoạt động du lịch trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Tổ chức là đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch theo Nghị định
này bao gồm:
a) Doanh nghiệp hoạt động du lịch được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam;
b) Chi nhánh, Văn phòng đại diện của doanh nghiệp hoạt động du lịch;
c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động du lịch;
d) Văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan du lịch nước ngoài, tổ chức du lịch quốc tế
và khu vực;
đ) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch;
e) Ban quản lý điểm du lịch, khu du lịch, đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động du lịch;
g) Nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan nhà nước có hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du
lịch.
3. Cá nhân là đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch theo Nghị định
này là các đối tượng không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Người có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.Bổ sung
Điều 3. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính
1. Các hình thức xử phạt chính
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, cá nhân, tổ chức vi phạm
phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Các hình thức xử phạt bổ sung
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực du lịch còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng: Giấy phép kinh doanh dịch
vụ lữ hành; thẻ hướng dẫn viên du lịch; quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch;
quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách
du lịch; quyết định công nhận điểm du lịch; quyết định công nhận khu du lịch; biển hiệu
phương tiện vận tải khách du lịch;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính: Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành giả; thẻ
hướng dẫn viên du lịch giả; biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch giả.
Điều 4. Các biện pháp khắc phục hậu quả
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch ngoài việc bị áp dụng hình thức
xử phạt quy định tại Điều 3 Nghị định này còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp
khắc phục hậu quả sau đây:
1. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
2. Buộc thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch,
quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, quyết định công nhận cơ sở kinh doanh
dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, quyết định công nhận điểm du
lịch, quyết định công nhận khu du lịch.
3. Buộc tháo dỡ biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
4. Buộc nộp đủ số tiền phí, lệ phí, các khoản phải nộp theo quy định.
Điều 5. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực du lịch
1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với
cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định
này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng
đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02
lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III
Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân;
thẩm quyền phạt tiền với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Chương II
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN
PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 6. Vi phạm quy định chung về hoạt động kinh doanh du lịch
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không có
nhân lực hoặc cơ sở vật chất để tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của khách du lịch trong
phạm vi quản lý.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi giải quyết không kịp thời
kiến nghị, phản ánh của khách du lịch trong phạm vi quản lý khi nhận được kiến nghị, phản
ánh.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tranh giành khách du lịch hoặc nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ;
b) Phân biệt đối xử với khách du lịch;
c) Không thực hiện đúng chế độ báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy
định.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện tai nạn
hoặc rủi ro, sự cố xảy ra với khách du lịch;
b) Không giải quyết kiến nghị, phản ánh của khách du lịch trong phạm vi quản lý;
c) Thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cảnh báo nguy cơ gây nguy hiểm cho khách du lịch;
b) Không thông báo, chỉ dẫn cho khách du lịch trong trường hợp khẩn cấp.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không phối hợp với
cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không áp dụng biện
pháp bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 5, 6 và
7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3,
điểm c khoản 4 Điều này.
Điều 7. Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi phối hợp không kịp thời
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của khách du
lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không hướng dẫn, cung cấp cho bên nhận đại lý lữ hành thông tin liên quan đến chương
trình du lịch;
b) Không phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến du
lịch;
c) Không phổ biến, hướng dẫn khách du lịch ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa,
phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch;
d) Hợp đồng lữ hành thiếu một trong các nội dung theo quy định;
đ) Chương trình du lịch thiếu một trong các nội dung theo quy định;
e) Hợp đồng đại lý lữ hành thiếu một trong các nội dung theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không gửi hồ sơ về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành thay thế theo quy định;
b) Không thông báo bằng văn bản về việc thay đổi người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ
hành theo quy định;
c) Cung cấp thông tin không rõ ràng hoặc không công khai hoặc không trung thực về
chương trình du lịch, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch hoặc đại diện khách du
lịch.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch;
b) Không cung cấp thông tin về chương trình du lịch, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách
du lịch hoặc đại diện khách du lịch;
c) Không công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển
hiệu tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch hoặc trong hợp đồng lữ hành hoặc trên ấn
phẩm quảng cáo hoặc trong giao dịch điện tử.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa không có hợp
đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc không là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về
hướng dẫn du lịch theo quy định;
b) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn cho khách du lịch không đúng phạm vi
hành nghề của hướng dẫn viên du lịch;
c) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để thực hiện chương trình du lịch mà không có hợp
đồng hướng dẫn hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo quy định;
d) Không viết hoặc không gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại
trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Không có biện pháp kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên nhận đại lý lữ
hành;
b) Không có biện pháp kiểm tra, giám sát hoạt động của hướng dẫn viên du lịch theo quy
định;
c) Không tổ chức thực hiện chương trình du lịch do bên nhận đại lý lữ hành bán.
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Không có hợp đồng lữ hành với doanh nghiệp, khách du lịch hoặc đại diện của khách du
lịch theo quy định;
b) Không có hợp đồng đại lý lữ hành với đại lý lữ hành theo quy định;
c) Không có chương trình du lịch theo quy định;
d) Không thực hiện chế độ lưu giữ hồ sơ liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ
hành;
đ) Kê khai không trung thực các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại
giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
8. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Không sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn cho khách du lịch theo hợp đồng
lữ hành;
b) Thay đổi chương trình du lịch, tiêu chuẩn, dịch vụ đã ký kết mà không được sự đồng ý
của khách du lịch hoặc đại diện khách du lịch;
c) Không quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã thỏa thuận với khách du lịch.
9. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Không mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch
theo quy định;
b) Không sử dụng dịch vụ do tổ chức, cá nhân thuộc Danh mục tổ chức, cá nhân đáp ứng
đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch theo quy định;
c) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch có hành vi cung cấp, giới thiệu cho khách du lịch các
nội dung thông tin mang tính chất xuyên tạc lịch sử, văn hóa, chủ quyền quốc gia.
10. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Sử dụng người không có thẻ hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn cho khách du lịch;
b) Sử dụng người sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch giả để hướng dẫn cho khách du lịch.
11. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
b) Không bổ sung đủ số tiền ký quỹ đã sử dụng theo quy định;
c) Sử dụng người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành không bảo đảm điều kiện theo quy
định.
12. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Không làm thủ tục đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định;
b) Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành không đúng phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành
ghi trong giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
13. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh
nghiệp để hoạt động kinh doanh;
b) Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp khác để hoạt động
kinh doanh đối với doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
c) Để khách du lịch trốn ở lại nước ngoài hoặc trốn ở lại Việt Nam trái pháp luật;
d) Sử dụng người nước ngoài hoạt động hướng dẫn du lịch tại Việt Nam.
14. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi đã thông báo tạm ngừng hoạt động;
b) Kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tước quyền sử
dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
c) Kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt
động kinh doanh dịch vụ lữ hành;
d) Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành mà không có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ
hành;
đ) Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành giả để hoạt động kinh doanh.
15. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 06 tháng đến 12 tháng đối
với hành vi quy định tại khoản 11 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 12 tháng đến 18 tháng đối
với hành vi quy định tại điểm b khoản 12, khoản 13 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 18 tháng đến 24 tháng đối
với hành vi quy định tại điểm a và điểm c khoản 14 Điều này;
d) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 9 Điều
này;
đ) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 14 Điều
này.
16. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản
8, điểm b khoản 12, điểm a và điểm b khoản 13, khoản 14 Điều này;
b) Buộc thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với hành vi quy định tại điểm đ
khoản 7 Điều này.
Điều 8. Vi phạm quy định về kinh doanh đại lý lữ hành
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi treo biển đại
lý lữ hành ở vị trí khó nhận biết tại trụ sở đại lý.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hợp đồng đại lý lữ hành
thiếu một trong các nội dung theo quy định.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thời điểm bắt đầu hoạt
động kinh doanh hoặc địa điểm kinh doanh hoặc thông tin về doanh nghiệp giao đại lý lữ
hành;
b) Cung cấp thông tin không rõ ràng hoặc không công khai hoặc không trung thực về số
lượng hoặc giá cả các dịch vụ du lịch của bên giao đại lý lữ hành cho khách du lịch.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không treo biển đại lý lữ
hành.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp thông tin về số lượng hoặc giá cả các dịch vụ du lịch của bên giao đại lý
lữ hành cho khách du lịch;
b) Bán chương trình du lịch không đúng nội dung trong hợp đồng đại lý lữ hành.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Không lập và lưu giữ hồ sơ về chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch theo quy
định;
b) Không có hợp đồng đại lý lữ hành với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy
định.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký kinh
doanh đại lý lữ hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
8. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thực hiện
chương trình du lịch của bên giao đại lý lữ hành đối với doanh nghiệp có giấy phép kinh
doanh dịch vụ lữ hành.
9. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi nhận bán chương
trình du lịch của đại lý lữ hành cho bên giao đại lý không bảo đảm điều kiện theo quy định.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5,
các khoản 7, 8 và 9 Điều này.
Điều 9. Vi phạm quy định về hướng dẫn du lịch
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không đeo
thẻ hướng dẫn viên du lịch trong khi hành nghề hướng dẫn du lịch.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không xuất trình được phân công nhiệm vụ của doanh nghiệp tổ chức chương trình du
lịch theo quy định trong khi hành nghề;
b) Không xuất trình được chương trình du lịch theo quy định trong khi hành nghề.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật nơi đến du lịch,
nội quy nơi đến tham quan, phong tục, tập quán của địa phương nơi đến du lịch;
b) Cung cấp thông tin cho khách du lịch không rõ ràng hoặc không công khai hoặc không
trung thực về chương trình du lịch, dịch vụ, các quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện nội quy, quy định của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ
du lịch khi hành nghề;
b) Không tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương nơi đến tham quan
khi hành nghề;
c) Có thái độ thiếu văn minh đối với khách du lịch khi hành nghề;
d) Không cung cấp thông tin cho khách du lịch về chương trình du lịch, dịch vụ và các
quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không hướng dẫn khách du lịch theo phân công nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp
đồng hướng dẫn;
b) Không hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch;
c) Không báo cáo người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quyết định thay đổi chương
trình du lịch trong trường hợp khách du lịch có yêu cầu;
d) Không có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc không là hội viên của tổ chức xã hội -
nghề nghiệp theo quy định khi hành nghề đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng
dẫn viên du lịch nội địa;
đ) Không có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc
không có văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch theo quy định;
e) Không có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch đối với
hướng dẫn viên du lịch tại điểm.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Kê khai không trung thực hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch;
b) Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn thẻ hướng dẫn viên du lịch;
c) Hoạt động hướng dẫn du lịch không đúng phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du
lịch theo quy định.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Không có thẻ hướng dẫn viên du lịch khi hành nghề;
b) Sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch giả để hành nghề hướng dẫn.
8. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp, giới thiệu
cho khách du lịch các nội dung thông tin mang tính chất xuyên tạc lịch sử, văn hóa, chủ
quyền quốc gia.
9. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động hướng dẫn
du lịch tại Việt Nam của người nước ngoài.
10. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch trong thời hạn từ 01 tháng đến 06
tháng đối với hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 6 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch trong thời hạn từ 06 tháng đến 12
tháng đối với hành vi quy định tại khoản 8 Điều này;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều
này.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b và
điểm c khoản 6 và khoản 7 Điều này;
b) Buộc thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 6 Điều
này.
Điều 10. Vi phạm quy định chung về kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thông báo không đầy đủ các nội dung tới cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi có
cơ sở lưu trú du lịch trước khi đi vào hoạt động theo quy định;
b) Thông báo hoạt động không đúng thời hạn theo quy định;
c) Không niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo trước khi đi vào hoạt động theo quy định;
b) Không thông báo về việc thay đổi tên cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
c) Không thông báo về việc thay đổi quy mô cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
d) Không thông báo về việc thay đổi địa chỉ cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
đ) Không thông báo về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của cơ sở lưu trú du lịch
theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết công
khai nội quy của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán không đúng giá
niêm yết hàng hóa, dịch vụ trong cơ sở lưu trú du lịch.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp theo hợp đồng đã giao kết với khách du lịch.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch sau khi đã thông báo tạm dừng hoặc chấm
dứt hoạt động;
b) Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền
đình chỉ hoạt động kinh doanh.
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm điều
kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 49 của
Luật Du lịch.
8. Quy định từ khoản 1 đến khoản 7 Điều này cũng được áp dụng đối với nhà khách, nhà
nghỉ của cơ quan nhà nước có hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều
này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 4,
5, 6 và 7 Điều này.Bổ sung
Điều 11. Vi phạm quy định về điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ
lưu trú du lịch
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo về việc bổ sung, hoàn thiện đáp ứng điều kiện tối thiểu hoặc thay đổi
loại hình cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
b) Không có giường hoặc đệm hoặc chiếu hoặc chăn hoặc gối theo quy định;
c) Không có khăn mặt hoặc khăn tắm theo quy định;
d) Không thay bọc đệm hoặc chiếu hoặc bọc chăn hoặc bọc gối khi có khách mới;
đ) Không thay khăn mặt hoặc khăn tắm khi có khách mới.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có tủ thuốc cấp
cứu ban đầu đối với bãi cắm trại du lịch theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có tối thiểu 10 buồng ngủ đối với khách sạn hoặc không có phòng ngủ đối với biệt
thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch, nhà nghỉ du lịch hoặc không có khu vực
lưu trú cho khách đối với nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê hoặc không có khu vực
dựng lều, trại đối với bãi cắm trại du lịch;
b) Không có quầy lễ tân đối với khách sạn hoặc khu vực tiếp khách đối với biệt thự du lịch,
căn hộ du lịch hoặc khu vực đón tiếp khách đối với tàu thủy lưu trú du lịch, nhà nghỉ du lịch,
bãi cắm trại du lịch theo quy định;
c) Không có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng hoặc khách sạn bên đường
theo quy định;
d) Không có bếp hoặc phòng ăn hoặc dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ
dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường, tàu thủy lưu trú du lịch; không có bếp đối với
biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê theo quy định;
đ) Không có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày đối với khách sạn, biệt thự du lịch, nhà nghỉ du
lịch; không có nhân viên bảo vệ trực khi có khách đối với bãi cắm trại du lịch theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm nhà
vệ sinh theo quy định.
5. Các quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này cũng được áp dụng đối với nhà khách,
nhà nghỉ của cơ quan nhà nước có hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm d
khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Điều 12. Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đối với cơ sở lưu trú
đã được công nhận hạng
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng
quy định về mẫu biển công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gắn biển công nhận
hạng cơ sở lưu trú du lịch không ở khu vực cửa chính của cơ sở lưu trú du lịch.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không gắn biển công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch sau khi được xếp hạng;
b) Không bảo đảm số lượng hoặc diện tích buồng ngủ theo tiêu chuẩn tương ứng với từng
loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
c) Không bảo đảm tiêu chuẩn về nơi để xe và giao thông nội bộ hoặc khu vực sảnh đón tiếp
theo quy định;
d) Không bảo đảm số lượng hoặc tiêu chuẩn nhà hàng, quầy bar theo quy định;
đ) Không bảo đảm tiêu chuẩn khu vực bếp theo quy định;
e) Không bảo đảm số lượng hoặc tiêu chuẩn phòng hội nghị, hội thảo, phòng họp theo quy
định;
g) Không bảo đảm tiêu chuẩn trang thiết bị, tiện nghi khác theo quy định;
h) Không bảo đảm tiêu chuẩn về dịch vụ theo quy định;
i) Không bảo đảm tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ của người quản
lý hoặc nhân viên phục vụ theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung
thực hồ sơ đăng ký công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch từ 06 tháng đến 12
tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với hành vi quy định tại
khoản 4 Điều này.
Điều 13. Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ du lịch khác
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết công khai
giá bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng
quy định về mẫu biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông tin rõ ràng về nguồn gốc, chất lượng hàng hóa;
b) Không nhận thanh toán bằng thẻ do ngân hàng phát hành;
c) Không có thực đơn theo quy định;
d) Không có nội quy, quy trình theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có nơi đón tiếp hoặc nơi gửi đồ dùng cá nhân theo quy định;
b) Không có phòng tắm cho khách theo quy định;
c) Không có dịch vụ cho thuê dụng cụ tập luyện, thi đấu phù hợp với từng môn thể thao
theo quy định;
d) Không bảo đảm tiêu chuẩn nhân viên theo quy định;
đ) Không bảo đảm khu vực phòng ăn hoặc dụng cụ phục vụ ăn uống theo quy định;
e) Không bảo đảm khu vực bếp theo quy định;
g) Không có nhân viên y tế hoặc kỹ thuật viên hoặc nhân viên phục vụ phù hợp với từng
dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo quy định;
h) Không bán đúng giá niêm yết.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Không bảo đảm nhà vệ sinh theo quy định;
b) Kê khai không trung thực hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch
khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi treo biển hiệu đạt tiêu
chuẩn phục vụ khách du lịch khi chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
7. Vi phạm quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện, nhân viên
chuyên môn trong cơ sở kinh doanh dịch vụ thể thao, cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi
giải trí, cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe thì bị xử phạt theo quy định của pháp
luật chuyên ngành.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu
chuẩn phục vụ khách du lịch từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 4
và điểm a khoản 5 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo dỡ biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch đối với hành vi quy định tại
khoản 6 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản
4 và khoản 6 Điều này;
c) Buộc thu hồi quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ khác đạt tiêu chuẩn phục
vụ khách du lịch đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
Điều 14. Vi phạm quy định về nghĩa vụ của khách du lịch
1. Cảnh cáo đối với hành vi không thực hiện đúng thông báo nộp tiền phí, lệ phí, các khoản
phải nộp khác của cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 1 đến 3 lần số tiền phí, lệ phí, các khoản phải nộp khác theo quy định đối với
hành vi trốn nộp phí, lệ phí, các khoản phải nộp khác. Mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện nội quy,
quy định của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi ứng xử không văn minh
hoặc không tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương nơi đến du lịch.
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây phương hại đến
hình ảnh quốc gia, truyền thống văn hóa dân tộc của Việt Nam.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp đủ số tiền phí, lệ phí, các khoản phải nộp đối với hành vi quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều này.
Điều 15. Vi phạm quy định về kinh doanh sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng
đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo trước
khi bắt đầu kinh doanh sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe
của khách du lịch theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không cảnh báo, chỉ dẫn
về điều kiện khí hậu, thời tiết, sức khỏe và các yếu tố liên quan khi cung cấp các sản phẩm
du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có phương án
cứu hộ, cứu nạn theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Không phổ biến các quy định về bảo vệ an toàn cho khách du lịch;
b) Không hướng dẫn các thao tác kỹ thuật cho khách du lịch trước khi cung cấp sản phẩm
du lịch.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Không duy trì, bảo đảm thông tin liên lạc với khách du lịch trong suốt thời gian cung cấp
sản phẩm du lịch;
b) Không bố trí, sử dụng huấn luyện viên hoặc kỹ thuật viên hoặc hướng dẫn viên có
chuyên môn phù hợp theo quy định;
c) Không cung cấp, hướng dẫn sử dụng và giám sát việc sử dụng trang thiết bị, dụng cụ hỗ
trợ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, bảo đảm an toàn cho khách du lịch.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí lực
lượng cứu hộ khách du lịch theo quy định.
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không can thiệp, xử
lý, ứng cứu kịp thời các sự cố, tai nạn, rủi ro xảy ra.
8. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục kinh doanh
sau khi cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh yêu cầu hoàn thiện, bổ sung các biện pháp
bảo đảm an toàn nhưng chưa thực hiện theo quy định.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 và
khoản 4 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 5, 6
và 7 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 8 Điều
này.
Điều 16. Vi phạm quy định về quản lý điểm du lịch, khu du lịch
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không công khai số điện
thoại, địa chỉ của tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch hoặc khu du lịch.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có biển chỉ dẫn, thuyết minh hoặc biển báo về giao thông, các cơ sở dịch vụ, các
điểm tham quan theo quy định;
b) Không có nội quy theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có bộ phận thông tin hỗ trợ khách du lịch theo quy định;
b) Không có bộ phận bảo vệ trực 24 giờ mỗi ngày;
c) Không có bộ phận cứu hộ, cứu nạn theo quy định;
d) Không cung cấp dịch vụ thuyết minh, hướng dẫn du lịch theo quy định;
đ) Không có biện pháp quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch
trong phạm vi quản lý theo quy định;
e) Không bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Không có kết nối giao thông, thông tin liên lạc theo quy định;
b) Không có hệ thống điện theo quy định;
c) Không có hệ thống cung cấp nước sạch theo quy định;
d) Không có dịch vụ ăn uống hoặc cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn phục
vụ khách du lịch theo quy định;
đ) Không có dịch vụ mua sắm hoặc cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục
vụ khách du lịch theo quy định;
e) Không có hệ thống cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
g) Không bảo đảm nhà vệ sinh công cộng theo quy định;
h) Không có đủ phương tiện, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng yêu cầu giữ gìn vệ sinh môi
trường theo quy định;
i) Không thu gom, xử lý chất thải phát sinh trong hoạt động du lịch theo quy định;
k) Không có các biện pháp phòng, chống cháy nổ theo quy định;
l) Kê khai không trung thực hồ sơ đề nghị công nhận điểm du lịch hoặc khu du lịch.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Sử dụng các biện pháp cản trở việc tham quan của khách du lịch ở những nơi được
phép vào tham quan theo quy định;
b) Không phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có thẩm quyền trong việc bảo
vệ và khai thác tài nguyên du lịch theo quy định.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng quyết định công nhận điểm du lịch hoặc khu du lịch từ 01 tháng
đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng quyết định công nhận điểm du lịch hoặc khu du lịch từ 06 tháng
đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm h khoản 4
Điều này;
d) Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm i và điểm
k khoản 4 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi quyết định công nhận điểm du lịch hoặc khu du lịch đối với hành vi quy định tại
điểm l khoản 4 Điều này.
Điều 17. Vi phạm quy định về vận tải khách du lịch bằng đường bộ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vận tải khách du lịch không theo hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành
hoặc với khách du lịch theo hành trình, tuyến đường phù hợp;
b) Không có hợp đồng vận tải khách du lịch theo quy định;
c) Không xuất trình được danh sách khách du lịch theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không gắn biển hiệu
phương tiện vận tải khách du lịch theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có thùng chứa đồ uống đối với xe ô tô vận tải khách du lịch;
b) Không có dụng cụ y tế sơ cấp cứu, túi thuốc dự phòng đối với xe ô tô vận tải khách du
lịch;
c) Không có rèm cửa chống nắng đối với xe ô tô vận tải khách du lịch từ 09 chỗ trở lên;
d) Không có thùng đựng rác đối với xe ô tô vận tải khách du lịch từ 09 chỗ trở lên;
đ) Không có micro đối với xe ô tô vận tải khách du lịch từ 24 chỗ trở lên (trừ ô tô chuyên
dụng caravan);
e) Không có vị trí dành cho người cao tuổi, người khuyết tật theo quy định đối với xe ô tô
vận tải khách du lịch từ 24 chỗ trở lên (trừ ô tô chuyên dụng caravan).
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nhân viên phục vụ khách du lịch không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định;
b) Sử dụng người điều khiển phương tiện vận tải khách du lịch không đảm bảo tiêu chuẩn
theo quy định.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng biển hiệu vận tải khách du lịch trong thời gian từ 01 tháng đến 06
tháng đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.
Điều 18. Vi phạm quy định về vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vận tải khách du lịch
không theo hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc với khách du lịch
theo hành trình, tuyến đường du lịch.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không gắn biển hiệu
phương tiện vận tải khách du lịch theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có hợp đồng vận tải khách du lịch theo quy định;
b) Không trang bị đủ số lượng áo phao cho khách du lịch trên phương tiện vận tải khách du
lịch bằng đường thủy nội địa theo quy định;
c) Không có bảng hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị cứu sinh, cứu đắm và số điện
thoại, địa chỉ các cơ quan tìm kiếm cứu nạn để tại vị trí ghế ngồi của khách du lịch đối với
phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa;
d) Không có biểu đồ hành trình tuyến du lịch đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng
đường thủy nội địa;
đ) Không có thùng chứa đồ uống đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường
thủy nội địa;
e) Không có thùng đựng rác đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội
địa;
g) Không có dụng cụ chống nắng đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường
thủy nội địa từ 20 ghế ngồi trở lên;
h) Không có micro đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa từ 20
ghế ngồi trở lên;
i) Không đảm bảo yêu cầu của khu vực phục vụ dịch vụ ăn uống, khu chế biến (nếu có)
theo quy định đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa từ 20 ghế
ngồi trở lên;
k) Không có mái che đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa từ
50 ghế ngồi trở lên;
l) Không có rèm cửa chống nắng đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường
thủy nội địa từ 50 ghế ngồi trở lên;
m) Không có phòng vệ sinh đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội
địa từ 50 ghế ngồi trở lên.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nhân viên phục vụ khách du lịch không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định;
b) Sử dụng người điều khiển phương tiện vận tải khách du lịch và thuyền viên không bảo
đảm theo quy định.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng biển hiệu vận tải khách du lịch trong thời gian từ 01 tháng đến 06
tháng đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Đình chỉnh hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b và
điểm m khoản 3 Điều này.
Chương III
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN VI
PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 19. Thẩm quyền của cơ quan Thanh tra chuyên ngành
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi
hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 500.000
đồng.
2. Chánh Thanh tra cấp Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Sở có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, thẻ hướng dẫn viên du lịch,
quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, biển hiệu phương tiện vận tải khách du
lịch, quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ
khách du lịch, quyết định công nhận điểm du lịch, quyết định công nhận khu du lịch có thời
hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 25.000.000
đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, thẻ hướng dẫn viên du lịch,
quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, biển hiệu phương tiện vận tải khách du
lịch, quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ
khách du lịch, quyết định công nhận điểm du lịch, quyết định công nhận khu du lịch có thời
hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 35.000.000
đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra cấp Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng
Cục Đường thủy nội địa được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, thẻ hướng dẫn viên du lịch,
quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, biển hiệu phương tiện vận tải khách du
lịch, quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ
khách du lịch, quyết định công nhận điểm du lịch, quyết định công nhận khu du lịch có thời
hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 50.000.000
đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Điều 20. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 5.000.000
đồng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, thẻ hướng dẫn viên du lịch,
quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, biển hiệu phương tiện vận tải khách du
lịch, quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ
khách du lịch, quyết định công nhận điểm du lịch, quyết định công nhận khu du lịch có thời
hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 25.000.000
đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, thẻ hướng dẫn viên du lịch,
quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, biển hiệu phương tiện vận tải khách du
lịch, quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ
khách du lịch, quyết định công nhận điểm du lịch, quyết định công nhận khu du lịch có thời
hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 50.000.000
đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Điều 21. Thẩm quyền của Quản lý thị trường
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị
trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt
tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
4. Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt
tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Điều 22. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu
biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 25.000.000
đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực
thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch, biển hiệu phương tiện vận tải khách du
lịch có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 50.000.000
đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Điều 23. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 10.000.000
đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 15.000.000
đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 25.000.000
đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch, biển hiệu vận tải khách du lịch có thời
hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 50.000.000
đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Điều 24. Thẩm quyền của Công an nhân dân
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện
pháp khắc phục hậu quả của Công an nhân dân thực hiện theo quy định tại Điều 39 Luật
xử lý vi phạm hành chính.
Điều 25. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử
phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi
phạm hành chính quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 theo
thẩm quyền quy định tại Điều 20 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được
giao.
2. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền lập
biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo
thẩm quyền quy định tại Điều 19 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được
giao, cụ thể như sau:
a) Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp
dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại
các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Chương II Nghị định này;
b) Thanh tra Giao thông vận tải có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện
pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 17 và Điều
18 Nghị định này tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng
nghỉ, trạm kiểm tra trọng tải xe, trạm thu phí, cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ, khi
phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đường bộ;
c) Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định
tại điểm a khoản 5, điểm d khoản 13 Điều 7; hành vi không có hợp đồng lao động với
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn
du lịch quy định tại điểm d khoản 5, khoản 9 Điều 9 Nghị định này;
d) Thanh tra Tài nguyên - Môi trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng
biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 4 Điều
11; điểm a khoản 5 Điều 13; điểm e khoản 3, các điểm g, h và i khoản 4; điểm b khoản 5
Điều 16 Nghị định này;
đ) Thanh tra Tài chính có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 1, khoản 4
Điều 10; khoản 1, điểm h khoản 4 Điều 13; khoản 1 và khoản 2 Điều 14 Nghị định này.
3. Những người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền lập
biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 3, điểm c khoản 4
Điều 6; điểm b khoản 1, khoản 4 Điều 10; khoản 1, điểm a khoản 3, điểm h khoản 4 Điều
13 theo thẩm quyền quy định tại Điều 21 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
được giao.
4. Người có thẩm quyền xử phạt của Bộ đội biên phòng có thẩm quyền lập biên bản vi
phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 6; khoản 4 Điều
7; Điều 9; Điều 14; các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 15; Điều 17 theo thẩm quyền quy định
tại Điều 22 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
5. Người có thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển có thẩm quyền lập biên bản vi phạm
hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với
hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 6; khoản 4 Điều 7; Điều
9; Điều 14; các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 15; Điều 17; Điều 18 theo thẩm quyền quy định
tại Điều 23 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
6. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an có thẩm quyền lập biên bản vi phạm
hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với
hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a và điểm b khoản 3, điểm a và điểm c khoản
4, các khoản 5, 6 và 7 Điều 6; khoản 1, điểm b và điểm c khoản 2, điểm a và điểm c khoản
4, điểm d khoản 5, điểm c khoản 8, điểm b và điểm c khoản 9, điểm c và điểm d khoản 13,
điểm d và điểm đ khoản 14 Điều 7; khoản 7 và khoản 8 Điều 8; khoản 3 và khoản 4, điểm a
và điểm b khoản 6, các khoản 7, 8 và 9 Điều 9; khoản 6 Điều 10; khoản 4 Điều 12; điểm b
khoản 5 Điều 13; Điều 14; các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 15; khoản 1, điểm a khoản 2,
điểm c khoản 3, điểm k và điểm l khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 16 theo thẩm quyền quy
định tại Điều 24 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Điều 26. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định từ Điều 19 đến Điều 24 Nghị
định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Trưởng đoàn kiểm tra, công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra, xác minh về du lịch
được quyền lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển hồ sơ vi phạm hành chính đến
người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật.
3. Chỉ huy tàu bay, trưởng tàu, thuyền trưởng đang thi hành nhiệm vụ theo chức năng,
quyền hạn được giao thuộc lĩnh vực du lịch được quyền lập biên bản vi phạm hành chính
đối với các hành vi vi phạm xảy ra trên tàu bay, trên tàu, trên phương tiện thủy nội địa.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 27. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2019.
2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Mục 3 Chương II Nghị định số
158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo và các khoản 29, 30, 31,
32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40 và 41 Điều 2 Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng
3 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-
CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về
quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm
2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao,
du lịch và quảng cáo hết hiệu lực.
Điều 28. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch xảy ra trước ngày Nghị
định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới được phát hiện hoặc đang xem xét giải quyết
thì áp dụng các quy định có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm.
Điều 29. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định
này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi
hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ


THỦ TƯỚNG

Nguyễn Xuân Phúc


Nghị định 129/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và
quảng cáo.

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 129/2021/NĐ-CP Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2021


NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI
PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH; THỂ THAO; QUYỀN TÁC GIẢ,
QUYỀN LIÊN QUAN; VĂN HÓA VÀ QUẢNG CÁO
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13
tháng 11 năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan;
văn hóa và quảng cáo.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng
5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du
lịch
1. Bổ sung Điều 2a vào sau Điều 2 như sau:
“Điều 2a. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch được quy
định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này
thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành
vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì
thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm
quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng
theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm a và điểm b khoản này tính đến thời điểm ra quyết
định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện và hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc
trong lĩnh vực du lịch
a) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đang thực hiện là hành vi có tính chất
kéo dài, đã và đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi
phạm và hành vi đó vẫn đang trực tiếp xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước;
b) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đã kết thúc là hành vi được thực hiện
một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ, thông tin chứng minh hành vi đã thực hiện xong trước
thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm hành chính.
4. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm
hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu
xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản
trở việc xử phạt.”
2. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 10 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 9 như sau:
“9. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều
này.”
b) Bổ sung khoản 10 như sau:
“10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 4, 5,
6 và 7 Điều này.”
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau:
“Điều 19. Thẩm quyền của Thanh tra
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi
hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng.
2. Chánh Thanh tra sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 70.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục
Đường thủy nội địa Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 20 như sau:
“Điều 20. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 như sau:
“Điều 21. Thẩm quyền của Quản lý thị trường
1. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản
lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
2. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị
trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:
“Điều 22. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm
phòng chống ma túy và tội phạm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng.
4. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ
huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Nghị
định này.
5. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống
ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
6. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục
trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có
quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”.
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 23 như sau:
“Điều 23. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Nghị
định này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng
Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam
có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Nghị
định này;
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh
Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Nghị
định này.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Nghị
định này.”.
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 24 như sau:
“Điều 24. Thẩm quyền của Công an nhân dân
1. Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người
được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu
chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu
đoàn cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ;
Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng
phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh
sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An
ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ
thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng
An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội,
Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra
tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng
phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng cảnh sát giao thông
đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng
phòng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng
cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội
phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An
ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ
động, Thủy đoàn trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Nghị
định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng
Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội
phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế,
buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy,
chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi
trường, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao,
Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Tư lệnh Cảnh
sát cơ động có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”
9. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 25 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Người có thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường có thẩm quyền lập biên bản vi
phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 3, điểm c khoản 4 Điều 6;
điểm c khoản 4, điểm d khoản 5, điểm b khoản 12, điểm a và điểm b khoản 13 và khoản 14
Điều 7; khoản 4 và khoản 7 Điều 8; điểm c khoản 1, các khoản 4, 6 và 7 Điều 10; khoản 1,
điểm a khoản 3, điểm h khoản 4 Điều 13 theo thẩm quyền quy định tại Điều 21 Nghị định
này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao”.
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:
“4. Người có thẩm quyền xử phạt của Bộ đội biên phòng có thẩm quyền lập biên bản vi
phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 6; khoản 4 Điều 7;
các khoản 1, 2, 3, 4 và 5, điểm b và điểm c khoản 6, các khoản 7, 8 và 9 Điều 9; Điều 14;
các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 15; Điều 17 theo thẩm quyền quy định tại Điều 22 Nghị
định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao”.
10. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 26 như sau:
“2. Trưởng đoàn kiểm tra, công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra, xác minh về du lịch,
kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ được quyền lập biên bản vi phạm hành
chính và chuyển hồ sơ vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành
xử phạt theo quy định của pháp luật.”
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2019/NĐ-CP ngày 27 tháng
5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể
thao
1. Bổ sung Điều 2a vào sau Điều 2 như sau:
“Điều 2a. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao được quy
định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này
thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành
vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì
thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm
quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng
theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm a và điểm b khoản này tính đến thời điểm ra quyết
định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện và hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc
trong lĩnh vực thể thao
a) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao đang thực hiện là hành vi có tính
chất kéo dài, đã và đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử
lý vi phạm và hành vi đó vẫn đang trực tiếp xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước;
b) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao đã kết thúc là hành vi được thực hiện
một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ, thông tin chứng minh hành vi đã thực hiện xong trước
thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm hành chính.
4. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm
hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu
xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản
trở việc xử phạt.”
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:
“Điều 22. Thẩm quyền của Thanh tra
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi
hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo.
2. Chánh Thanh tra sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 70.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục
Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục quản lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý
khám, chữa bệnh và Cục trưởng Cục Y tế dự phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 23 như sau:
“Điều 23. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 24 như sau:
“Điều 24. Thẩm quyền của Công an nhân dân
1. Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo.
2. Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người
được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền phạt cảnh cáo.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu
chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu
đoàn cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ;
Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng
phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh
sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An
ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ
thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng
An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội,
Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao
thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng cảnh sát
giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ
động, Trưởng phòng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh
sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng,
chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham
nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh
kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ
động, Thủy đoàn trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Nghị
định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng
Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội
phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế,
buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy,
chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi
trường, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao,
Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Tư lệnh Cảnh
sát cơ động có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 25 như sau:
“Điều 25. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng
Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục
trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có
quyền:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
3. Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
4. Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này”.
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 26 như sau:
“Điều 26. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
3. Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
4. Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Nghị
định này”.
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 28 như sau:
“Điều 28. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Các chức danh quy định tại các Điều 22, 23, 24, 25 và 26 của Nghị định này; công chức,
viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch; người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân,
Công an nhân dân; chiến sĩ Bộ đội biên phòng; Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Bộ
đội biên phòng; Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc
nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm; Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải
đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng; Đoàn trưởng
Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội
phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng; cảnh sát viên Cảnh sát biển; Tổ trưởng Tổ
nghiệp vụ Cảnh sát biển, Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển; Trạm trưởng trạm Cảnh
sát biển, Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển;
Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy
thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục
Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đang thi hành nhiệm vụ
thanh tra, kiểm tra khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao thì
được quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật”.
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16
tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác
giả, quyền liên quan được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20
tháng 3 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-
CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo
1. Bổ sung Điều 3a vào sau Điều 3 như sau:
“Điều 3a. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan là 02 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên
quan được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này
thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành
vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì
thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm
quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng
theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm a và điểm b khoản này tính đến thời điểm ra quyết
định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện và hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc
về quyền tác giả, quyền liên quan
a) Hành vi vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan đang thực hiện là hành vi
có tính chất kéo dài, đã và đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát
hiện, xử lý vi phạm và hành vi đó vẫn đang trực tiếp xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước;
b) Hành vi vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan đã kết thúc là hành vi
được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ, thông tin chứng minh hành vi đã thực
hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm hành
chính.
4. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm
hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu
xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản
trở việc xử phạt.”
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 36 như sau:
“Điều 36. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Các chức danh quy định tại các Điều 37, 38, 39, 40a, 40b, 40c và 40d của Nghị định này;
công chức, viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch; người thuộc lực lượng Quân đội
nhân dân, Công an nhân dân; chiến sĩ Bộ đội biên phòng; Trạm trưởng, Đội trưởng của
chiến sĩ Bộ đội biên phòng; cảnh sát viên Cảnh sát biển; công chức Hải quan; Đội trưởng,
Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh,
liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông
quan; Kiểm soát viên thị trường đang thi hành nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra khi phát hiện
hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan thì được quyền
lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.”
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 37 như sau:
“Điều 37. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi
phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều
28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.”
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 38 như sau:
“Điều 38. Thẩm quyền của Thanh tra
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi
hành công vụ có quyền:
a) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi
phạm hành chính.
2. Chánh Thanh tra sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, Chánh Thanh tra
Cục Hàng không Việt Nam, Chánh Thanh tra Cục hàng hải Việt Nam có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
3. Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 175.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 350.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra bộ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không
Việt Nam, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Cục trưởng Cục Viễn thông, Cục trưởng
Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục
Xuất bản, In và Phát hành có quyền:
a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.”
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 39 như sau:
“Điều 39. Thẩm quyền của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người
được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu
chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu
đoàn cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:
a) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng.
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi
phạm hành chính.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ;
Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng
phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An
ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ
thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng
An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội,
Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra
tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng
phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng cảnh sát giao thông
đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng
phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng
Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại,
Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử
lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử
lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng
Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội
phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế,
buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng,
chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục
Quản lý xuất nhập cảnh, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền:
a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử
lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.”
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 40a như sau:
“Điều 40a. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng
1. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm
phòng chống ma túy và tội phạm có quyền:
a) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi
phạm hành chính.
2. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ
huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều
28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
3. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống
ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 200.000.000 đồng;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều
28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục
trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có
quyền:
a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều
28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.”
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 40b như sau:
“Điều 40b. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
1. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
2. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
b) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi
phạm hành chính.
3. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều
28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
4. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng
Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam
có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều
28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
5. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh
Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều
28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
6. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều
28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này”.
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 40c như sau:
“Điều 40c. Thẩm quyền của Hải quan
1. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội
trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,
Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng
Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra
sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ và g khoản 1 Điều
28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
2. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc
Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ và g khoản 1 Điều
28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ và g khoản 1 Điều
28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.”
9. Sửa đổi, bổ sung một số khoản Điều 40d như sau:
“Điều 40d. Thẩm quyền của Quản lý thị trường
1. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản
lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, e và g khoản 1 Điều
28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
2. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị
trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
3. Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.”
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng
3 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn
hóa và quảng cáo
1. Bổ sung Điều 3a vào sau Điều 3 như sau:
“Điều 3a. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng
cáo được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này
thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành
vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì
thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm
quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng
theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm a và điểm b khoản này tính đến thời điểm ra quyết
định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện và hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc
trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo
a) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đang thực hiện là hành
vi có tính chất kéo dài, đã và đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát
hiện, xử lý vi phạm và hành vi đó vẫn đang trực tiếp xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước;
b) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đã kết thúc là hành vi
được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ, thông tin chứng minh hành vi đã thực
hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm hành
chính.
4. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm
hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu
xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản
trở việc xử phạt.”
2. Bổ sung khoản 18 vào Điều 4 như sau:
“18. Buộc nộp lại giấy phép hợp tác, liên doanh sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất
phim; văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức thi, liên hoan các loại hình
nghệ thuật biểu diễn; giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ
trường; giấy phép sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc,
lãnh tụ; giấy phép tổ chức triển lãm; giấy phép triển lãm mỹ thuật; giấy phép xây dựng
tượng đài, tranh hoành tráng; giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc; giấy phép triển lãm
tác phẩm nhiếp ảnh; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật; chứng chỉ
hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo
quản, tu bổ, phục hồi di tích; giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động, giấy phép
thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam cho cơ quan có thẩm
quyền đã cấp.”
3. Bổ sung điểm g vào khoản 8 Điều 6 như sau:
“g) Buộc nộp lại giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho
cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều
này.”
4. Bổ sung điểm e vào khoản 10 Điều 11 như sau:
“e) Buộc nộp lại văn bản chấp thuận đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội
dung cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp văn bản chấp thuận đối với hành vi quy định tại
điểm b khoản 2 Điều này.”
5. Bổ sung điểm c vào khoản 10 Điều 15 như sau:
“c) Buộc nộp lại giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho
cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 5 Điều
này.”
6. Bổ sung điểm i vào khoản 7 Điều 17 như sau:
“i) Buộc nộp lại giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho
cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều
này.”
7. Bổ sung điểm h vào khoản 8 Điều 18 như sau:
“h) Buộc nộp lại giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho
cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.”
8. Bổ sung điểm đ vào khoản 8 Điều 19 như sau:
“đ) Buộc nộp lại giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho
cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.”
9. Bổ sung điểm c vào khoản 7 Điều 21 như sau:
“c) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội
dung cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đối với hành vi quy định tại khoản 2
Điều này.”
10. Bổ sung điểm c vào khoản 6 Điều 22 như sau:
“c) Buộc nộp lại chứng chỉ hành nghề đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi
nội dung cho cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đối với hành vi quy định tại
khoản 3 Điều này.”
11. Bổ sung điểm c vào khoản 7 Điều 23 như sau:
“c) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội
dung cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đối với hành vi quy định tại khoản 2
Điều này.”
12. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 30 như sau:
a) Buộc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động hoặc giấy phép thành lập
và hoạt động đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này trong trường hợp đã
được cấp, cấp lại;
b) Buộc nộp lại giấy chứng nhận hoặc giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm
thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hoặc giấy phép đối với
hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.”
13. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 38 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thông tin liên hệ đến Bộ Thông tin và
Truyền thông về những nội dung theo quy định của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh
doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam;
b) Không báo cáo theo quy định về hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới
tại Việt Nam cho Bộ Thông tin và Truyền thông.”
b) Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 như sau:
“2a. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đặt sản phẩm
quảng cáo vào nội dung vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật An ninh
mạng, Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ.”
14. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 51 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đọc rõ ràng
một trong các thông tin: Tên mỹ phẩm; tính năng, công dụng của mỹ phẩm và các cảnh báo
theo quy định khi quảng cáo trên báo nói, báo hình.”
b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 như sau:
“a) Quảng cáo mỹ phẩm có nội dung không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy
định;”
15. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 52 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm
bảo vệ sức khỏe mà không có hoặc ghi không đúng hoặc không đọc rõ hoặc không thể
hiện trong quảng cáo khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác
dụng thay thế thuốc chữa bệnh.”
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau:
“b) Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm thiếu một trong các nội dung: Tên thực
phẩm, phụ gia thực phẩm; khuyến cáo về nguy cơ, cảnh báo đối tượng không được sử
dụng theo một trong các tài liệu quy định đối với thực phẩm chức năng; tên và địa chỉ tổ
chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;”
16. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 63 như sau:
“2. Công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân;
chiến sĩ Bộ đội biên phòng; Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Bộ đội biên phòng; Đội
trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng
chống ma túy và tội phạm; công chức hải quan; Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải
quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan đang thi hành công
vụ, nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo có quyền lập biên bản vi
phạm hành chính theo quy định.”
17. Sửa đổi, bổ sung Điều 64 như sau:
“Điều 64. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000
đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều
28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn
hóa; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn
hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”
18. Sửa đổi, bổ sung Điều 65 như sau:
“Điều 65. Thẩm quyền của Thanh tra
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi
hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000
đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều
28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Chánh Thanh tra sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở; Chánh Thanh tra
Cục Hàng hải Việt Nam, Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, Chi cục trưởng Chi
cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng, Chi cục
trưởng Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục Thú y, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm
dịch thực vật vùng thuộc Cục Bảo vệ thực vật, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng
nông lâm sản và thủy sản Trung Bộ, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm
sản và thủy sản Nam Bộ thuộc Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Chi cục
trưởng Chi cục về trồng trọt và bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, thủy sản, quản lý chất
lượng nông lâm và thủy sản, thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai, lâm nghiệp, phát triển
nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Trung tâm Tần số vô
tuyến điện khu vực có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn
hóa; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000
đồng trong lĩnh vực văn hóa; 100.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn
hóa; phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 70.000.000
đồng trong lĩnh vực văn hóa; 140.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Tổng cục trưởng
Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục
Thủy sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt
Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam,
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Bảo vệ
thực vật, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Quản lý
chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Cục trưởng
Cục Viễn thông, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Cục trưởng
Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Cục trưởng Cục Quản lý dược,
Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Cục
trưởng Cục Y tế dự phòng, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn
hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”
19. Sửa đổi, bổ sung Điều 66 như sau:
“Điều 66. Thẩm quyền của Công an nhân dân
1. Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người
được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế
xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn
Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000
đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và đ khoản 1 Điều 28
Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng thuộc Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng
Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng
phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng
An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội
phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế,
buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng An
ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất
nhập cảnh, Trưởng phòng an ninh đối ngoại, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trung đoàn
trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn
hóa; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000
đồng trong lĩnh vực văn hóa; 40.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều
28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn
hóa; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, i và k khoản 1
Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
6. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ; Cục
trưởng Cục An ninh kinh tế; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội;
Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; Cục trưởng
Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục An ninh mạng và
phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh,
Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn
hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, i và k khoản 1
Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.”
20. Sửa đổi, bổ sung Điều 67 như sau:
“Điều 67. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng
1. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ
huy biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn
hóa; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quảng cáo;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000
đồng trong lĩnh vực văn hóa; 40.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều
28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống
ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn
hóa; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quảng cáo;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng trong
lĩnh vực văn hóa; 100.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, i và k khoản 1 Điều 28
Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục
trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có
quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn
hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, i và k khoản 1
Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
21. Sửa đổi, bổ sung Điều 68 như sau:
“Điều 68. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa;
phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa;
phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa;
phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng
cáo;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều
28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn
hóa; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quảng cáo;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000
đồng trong lĩnh vực văn hóa; 40.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều
28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng
Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam
có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn
hóa; phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quảng cáo;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000
đồng trong lĩnh vực văn hóa; 60.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều
28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh
Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn
hóa; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều
28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn
hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều
28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.”
22. Sửa đổi, bổ sung Điều 69 như sau:
“Điều 69. Thẩm quyền của Hải quan
1. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội
trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Đội trưởng Đội điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng
Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra
sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000
đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, i và k khoản 1 Điều
28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc
Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, i và k khoản 1 Điều
28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn
hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quảng cáo;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, i và k khoản 1 Điều
28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.”
23. Sửa đổi, bổ sung Điều 70 như sau:
“Điều 70. Thẩm quyền của Quản lý thị trường
1. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản
lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000
đồng.
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, i và k khoản 1
Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị
trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, i và k khoản 1
Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn
hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quảng cáo;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, i và k khoản 1
Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.”
24. Sửa đổi, bổ sung Điều 71 như sau:
“Điều 71. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy
định tại Chương II và Chương III Nghị định này.
2. Công an nhân dân xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương
II và Chương III, trừ những hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều 6; điểm c khoản 3,
điểm g khoản 4, các điểm b, c và d khoản 5 Điều 17; điểm b khoản 6 Điều 18; khoản 2,
điểm b và điểm c khoản 5, điểm b khoản 6 Điều 20; khoản 5 Điều 34; điểm a khoản 1 và
khoản 2 Điều 50; điểm a và điểm c khoản 3, khoản 4 Điều 51; điểm a và điểm b khoản 2,
khoản 4 Điều 52; điểm a và điểm c khoản 2 Điều 54; khoản 1 và khoản 2 Điều 55; khoản 1
Điều 57; khoản 1 Điều 58; khoản 1 và khoản 2 Điều 59; Điều 60; khoản 1 Điều 61 Nghị định
này.
3. Bộ đội biên phòng xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c và
điểm d khoản 2 Điều 11; điểm b khoản 2 Điều 12; Điều 13; điểm c khoản 5, điểm e khoản 6
Điều 15; Điều 16; điểm b khoản 3, điểm a khoản 5 Điều 18; điểm b khoản 3, điểm a khoản
5 Điều 19; khoản 1, điểm a khoản 4 và điểm đ khoản 7 Điều 20; điểm a khoản 1 và điểm a
khoản 2 Điều 24; các Điều 25, 31 và 33; các điểm a, b và c khoản 2, các khoản 3, 4 và 6
Điều 34; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 35; Điều 36 và Điều 43 Nghị định này.
4. Cảnh sát biển xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản
5 Điều 9; điểm b khoản 2 Điều 11; điểm c khoản 1 Điều 14; điểm a khoản 1 Điều 16; điểm b
khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều 18; điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều 19; khoản 1
và điểm a khoản 7 Điều 20; Điều 24; Điều 25; Điều 33; điểm a và điểm c khoản 2, các
khoản 3, 4 và 6 Điều 34; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 35 và Điều 36 Nghị định này.
5. Hải quan xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 3 và
điểm a khoản 5 Điều 18; điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều 19; điểm đ khoản 7 Điều
20 Nghị định này.
6. Quản lý thị trường xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7;
khoản 4 và khoản 5 Điều 9; Điều 13; các khoản 5, 6, 7 và 8 Điều 15; khoản 2 Điều 16; điểm
c khoản 6 Điều 18; điểm đ khoản 7 Điều 20; khoản 5 Điều 21; các Điều 31, 33 và 34; điểm
a và điểm b khoản 1 Điều 35; Điều 36; Điều 48 và Mục 4 Chương III Nghị định này.
7. Thanh tra chuyên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch xử phạt đối với các hành vi vi
phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này.
8. Thanh tra Thông tin và Truyền thông xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy
định tại điểm b khoản 2 và khoản 5 Điều 8; Mục 1, Mục 2 và Mục 4 Chương III Nghị định
này.
9. Thanh tra Y tế xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Mục 1
Chương III; các Điều 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55 và 56 Nghị định này.
10. Thanh tra Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử phạt đối với các hành vi vi phạm
hành chính quy định tại Mục 1 Chương III; hành vi quảng cáo trên bảng, băng - rôn không
tuân theo quy định về khu vực đê điều tại điểm c khoản 3 Điều 42; các Điều 49, 57, 58, 59,
60, 61 và 62 Nghị định này.
11. Thanh tra Xây dựng xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b
và điểm c khoản 5 Điều 17 Nghị định này.
12. Thanh tra Giao thông vận tải xử phạt đối với hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm
quảng cáo trên cột tín hiệu giao thông tại khoản 1, hành vi quảng cáo làm ảnh hưởng đến
trật tự an toàn giao thông tại điểm b khoản 2 Điều 34; hành vi quảng cáo trên bảng, băng -
rôn không tuân theo quy định về khu vực hành lang an toàn giao thông, che khuất đèn tín
hiệu giao thông, chăng ngang đường giao thông quy định tại điểm c khoản 3 Điều 42; Điều
43; khoản 2 Điều 44; khoản 2 Điều 46 và điểm b khoản 3 Điều 48 Nghị định này.
13. Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành
chính quy định tại khoản 4 Điều 8; điểm a khoản 5 Điều 11; Điều 32; điểm c khoản 2, điểm
c khoản 4 Điều 34; điểm d khoản 2 Điều 50 Nghị định này.
14. Thanh tra Tài nguyên và Môi trường xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính
quy định tại điểm b khoản 7 Điều 20 Nghị định này.”
Điều 5. Bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số cụm từ, điểm, khoản của Nghị định
số 45/2019/NĐ-CP , Nghị định số 131/2013/NĐ-CP và Nghị định số 38/2021/NĐ-CP
1. Bãi bỏ điểm b khoản 3 Điều 13 của Nghị định số 45/2019/NĐ-CP; điểm b khoản 7 Điều
6, điểm d khoản 9 Điều 11, điểm b khoản 9 Điều 15, khoản 7 Điều 18, khoản 7 Điều 19,
điểm a khoản 6 Điều 21 và khoản 6 Điều 30 của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP.
2. Bãi bỏ cụm từ: “khoản 1” tại khoản 3 Điều 40 Nghị định số 131/2013/NĐ-CP đã được
sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định số 28/2017/NĐ-CP; “điểm b khoản 2 và”
tại khoản 6 Điều 17, “khoản 3” tại điểm a khoản 5 Điều 22, “khoản 2 và” tại điểm c khoản 6
Điều 23 của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP.
3. Thay thế, bổ sung cụm từ tại Nghị định số 45/2019/NĐ-CP và Nghị định số 38/2021/NĐ-
CP như sau:
a) Bổ sung cụm từ “các điểm a, b, c, d, đ, e và g” trước cụm từ “khoản 4” tại khoản 8 Điều
13 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP;
b) Thay cụm từ “tháo dỡ” bằng cụm từ “phá dỡ” tại điểm c và điểm d khoản 7 Điều 17; điểm
c khoản 9 Điều 20 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP.
c) Bổ sung cụm từ “trừ trường hợp vi phạm các quy định về di sản thiên nhiên được quy
định tại Luật bảo vệ môi trường” vào sau cụm từ “danh lam thắng cảnh” tại điểm a và điểm
b khoản 7 Điều 20 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP.
Điều 6. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan hướng
dẫn, tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi
hành Nghị định này.
Điều 7. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
2. Quy định chuyển tiếp
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền
liên quan; văn hóa và quảng cáo xảy ra trước khi Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới
bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết mà Nghị định này không quy định trách nhiệm
pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn thì áp dụng quy định của Nghị định này.
b) Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi
hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà cá nhân, tổ chức bị xử
phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Nghị định số 45/2019/NĐ-
CP , Nghị định số 46/2019/NĐ-CP , Nghị định số 131/2013/NĐ-CP , Nghị định
số 28/2017/NĐ-CP và Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ./.
TM. CHÍNH PHỦ
Nơi nhận: KT. THỦ TƯỚNG
- Ban Bí thư Trung ương Đảng; PHÓ THỦ TƯỚNG
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ;
- HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương; Vũ Đức Đam
- Văn phòng Trung ương và các Ban của
Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc
hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội
VHNTVN;
- Các hội VHNT trung ương;
- Hội VHNT các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ
Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc,
Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (2b).
 Nghị định 136/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật
phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa
cháy.

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 136/2020/NĐ-CP Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2020


NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ
CHỮA CHÁY VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG CHÁY
VÀ CHỮA CHÁY
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng
11 năm 2019;
Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và
chữa cháy.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về hoạt động phòng cháy và chữa cháy, tổ chức lực lượng, phương
tiện phòng cháy và chữa cháy, kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy, kinh phí bảo
đảm cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy, trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong hoạt động phòng cháy và chữa
cháy.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động, sinh
sống trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 3. Phụ lục
Ban hành kèm theo Nghị định này các phụ lục sau đây:
1. Phụ lục I: Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy.
2. Phụ lục II: Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.
3. Phụ lục III: Danh mục cơ sở do cơ quan Công an quản lý.
4. Phụ lục IV: Danh mục cơ sở do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.
5. Phụ lục V: Danh mục dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới thuộc diện thẩm
duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
6. Phụ lục VI: Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
7. Phụ lục VII: Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy thuộc diện kiểm định.
8. Phụ lục VIII: Quy cách cờ hiệu, biển báo và băng sử dụng trong chữa cháy.
9. Phụ lục IX: Biểu mẫu sử dụng trong công tác phòng cháy và chữa cháy.
Chương II
PHÒNG CHÁY
Điều 4. Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy
1. Cơ sở quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001, được sửa
đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Phòng cháy và chữa cháy năm 2013 (sau đây gọi chung là Luật Phòng cháy và chữa cháy)
được xác định là cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy.
Cơ quan, tổ chức có thể có một hoặc nhiều cơ sở; trong phạm vi một cơ sở có thể có nhiều
cơ quan, tổ chức cùng hoạt động.
2. Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Phụ
lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 5. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở
1. Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này phải
bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy,
thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy
định của Bộ Công an;
b) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ
sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy
đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm g
khoản 3 Điều 31 Nghị định này;
c) Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc
sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù
hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ
Công an;
đ) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản
lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy,
chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác,
phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu
chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
e) Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn
bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát
phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục
V ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục
đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn
phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng
cho hoạt động quân sự.
2. Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này phải
bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại các điểm a, c và điểm d khoản 1 Điều này; trường hợp cơ sở
thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V Nghị định này phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt
thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu
về phòng cháy và chữa cháy;
b) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo
cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy
khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
c) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. Người làm
nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng
cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.
3. Cơ quan, tổ chức hoạt động trong phạm vi một cơ sở đã bảo đảm điều kiện an toàn về
phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, trong phạm vi quản lý
của mình phải thực hiện các nội dung sau đây:
a) Bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Sử dụng thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn
phòng cháy và chữa cháy;
c) Cử người tham gia đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
d) Phối hợp với người đứng đầu cơ sở thực hiện, duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và
chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.
4. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3
Điều này phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở tổ chức thực hiện trước khi
đưa vào hoạt động và được duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
Trường hợp trong cơ sở có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động, người đứng đầu cơ sở
chịu trách nhiệm quản lý và duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy chung của
cơ sở.
5. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở thuộc danh mục
quy định tại Phụ lục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này do người đứng đầu cơ
sở lập và lưu giữ. Thành phần hồ sơ thực hiện theo quy định của Bộ Công an.
Điều 6. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư
1. Khu dân cư là nơi sinh sống của cá nhân, hộ gia đình được bố trí trên phạm vi thôn,
làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và đơn vị dân cư tương đương (gọi chung là
thôn). Một thôn được xác định là một khu dân cư thuộc diện quản lý về phòng cháy và
chữa cháy.
2. Khu dân cư phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ
cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc
theo quy định của Bộ Công an;
b) Có hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, giải pháp chống cháy lan,
phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng và chất lượng phù hợp với quy
chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công
an;
c) Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ
chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
3. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều này phải được
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt
động.
Điều 7. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình
1. Hộ gia đình phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy
định tại khoản 1 Điều 17 Luật Phòng cháy và chữa cháy.
2. Hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an
toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ
cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc
theo quy định của Bộ Công an;
c) Có giải pháp thoát nạn, ngăn cháy lan, ngăn khói giữa khu vực sinh sống với khu vực
sản xuất, kinh doanh.
3. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này
phải được chủ hộ gia đình tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
4. Hộ gia đình quy định tại khoản 2 Điều này đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy tương ứng với loại
hình cơ sở theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
Điều 8. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao
thông cơ giới
1. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 04 chỗ ngồi trở lên phải bảo đảm điều kiện
hoạt động đã được kiểm định; vật tư, hàng hóa bố trí, sắp xếp trên phương tiện phải bảo
đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.
Đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên 09 chỗ ngồi, phương tiện hoạt động
trên đường thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt phải bảo đảm các điều kiện sau
đây:
a) Có nội quy, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về
phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
b) Hệ thống điện, nhiên liệu, vật tư, hàng hóa bố trí, sắp xếp trên phương tiện phải bảo
đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;
c) Có phương tiện chữa cháy phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động bảo đảm số
lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc
theo quy định của Bộ Công an;
d) Có quy định, phân công nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa
cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
2. Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và
chữa cháy được quy định tại mục 21 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo
đảm và duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn
bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát
phòng cháy và chữa cháy, trừ các phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về
bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán
cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự;
c) Có phương án chữa cháy do chủ phương tiện phê duyệt.
3. Phương tiện giao thông cơ giới khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên
đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt phải có Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy
hiểm về cháy, nổ do cơ quan Công an cấp theo quy định của pháp luật về vận chuyển hàng
hóa nguy hiểm trên đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt (trừ các trường hợp thuộc
thẩm quyền của Bộ Quốc phòng) và phải bảo đảm, duy trì các điều kiện an toàn về phòng
cháy, chữa cháy sau đây:
a) Các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Động cơ của phương tiện phải được cách ly với khoang chứa hàng bằng vật liệu không
cháy hoặc buồng (khoang) đệm theo quy định;
c) Ống xả của động cơ phải được che chắn, bảo đảm an toàn về cháy, nổ;
d) Sàn, kết cấu của khoang chứa hàng và các khu vực khác của phương tiện nằm trong
vùng nguy hiểm cháy, nổ phải làm bằng vật liệu không cháy;
đ) Các điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;
e) Phải có dây tiếp đất khi phương tiện giao thông đường bộ vận chuyển chất lỏng nguy
hiểm về cháy, nổ;
g) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phải có biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về
cháy, nổ (Mẫu số PC01) ở kính phía trước; phương tiện giao thông đường sắt phải có biểu
trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ (Mẫu số PC01) ở hai bên thành phương tiện trong
suốt quá trình vận chuyển;
h) Phương tiện thủy nội địa, ban ngày phải cắm cờ báo hiệu chữ “B”, ban đêm phải có đèn
báo hiệu phát sáng màu đỏ trong suốt quá trình vận chuyển. Quy cách, tiêu chuẩn cờ, đèn
báo hiệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
4. Điều kiện đối với người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện vận
chuyển hành khách và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ:
a) Người điều khiển phương tiện phải có giấy phép điều khiển phương tiện theo quy định
của pháp luật về giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt;
b) Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận
chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng
hóa nguy hiểm về cháy, nổ được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa
cháy quy định tại Điều 33 Nghị định này.
Điều 9. Cấp phép, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ
1. Hồ sơ đề nghị, thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ thuộc
loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9 bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, trên
đường thủy nội địa thực hiện theo quy định của Nghị định số 42/2020/NĐ-CP ngày 08
tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định về Danh mục hàng hoá nguy hiểm, vận chuyển
hàng hoá nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng
hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa (sau đây gọi là Nghị định số 42/2020/NĐ-CP).
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên đường
sắt:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ (Mẫu số
PC02);
b) Bản sao chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy
hiểm về cháy, nổ thể hiện rõ việc tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động kinh doanh
hoặc vận tải hàng hóa nguy hiểm;
c) Bảng kê danh mục, khối lượng và tuyến vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ (ga
đi, ga đến); danh sách người áp tải hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
d) Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp đối với hợp đồng vận chuyển hoặc thỏa thuận
bằng văn bản về việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường sắt giữa
người thuê vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ với doanh nghiệp kinh doanh vận
tải đường sắt;
đ) Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về
cháy, nổ có chữ ký, đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận
chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
e) Phương án làm sạch phương tiện và bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau khi
kết thúc vận chuyển theo các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này cho cơ quan
có thẩm quyền theo một trong các hình thức sau:
a) Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền;
b) Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ
thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật
nhà nước);
c) Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân
hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.
4. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ và
thực hiện theo các quy định sau:
a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này thì
tiếp nhận và ghi thông tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy
và chữa cháy (Mẫu số PC03);
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định tại khoản 2
Điều này thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định và ghi thông tin vào Phiếu hướng
dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu
số PC04).
5. Thông báo kết quả xử lý hồ sơ:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền, cán
bộ tiếp nhận hồ sơ phải giao trực tiếp 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính
về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ
tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho người đến nộp hồ sơ và lưu 01 bản;
b) Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận
gửi thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại về việc tiếp nhận hoặc hướng dẫn bổ
sung hồ sơ đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ;
c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh
nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật, cán bộ tiếp nhận hồ sơ
phải gửi 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy
hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy
và chữa cháy cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ trước đó và lưu 01 bản.
6. Người được cơ quan, tổ chức cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có Giấy giới thiệu hoặc giấy
ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu
còn giá trị sử dụng.
7. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm
quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với
phương tiện theo các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định này và xem xét, cấp
Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ (Mẫu số PC05) và biểu trưng hàng
hóa nguy hiểm về cháy, nổ cho phương tiện (Mẫu số PC01). Trường hợp không cấp Giấy
phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
8. Thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên đường bộ,
đường thủy nội địa, đường sắt:
a) Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh cấp Giấy
phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ cho phương tiện của cơ quan, tổ chức,
cá nhân có trụ sở hoặc phương tiện hoạt động trên địa bàn được phân công, phân cấp
quản lý về phòng cháy và chữa cháy;
b) Công an cấp huyện cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ cho
phương tiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc phương tiện hoạt động trên địa
bàn quản lý không thuộc thẩm quyền của Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu
nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh và những trường hợp do Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh ủy quyền.
9. Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ có hiệu lực trên toàn quốc và có
giá trị một lần đối với phương tiện có hợp đồng vận chuyển theo chuyến; có giá trị không
quá 24 tháng đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo kế
hoạch hoặc hợp đồng vận chuyển và không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy chứng
nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với phương tiện giao thông cơ
giới đường bộ), Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với phương
tiện thủy nội địa), Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối
với phương tiện giao thông đường sắt).
10. Việc vận chuyển hàng hoá nguy hiểm về cháy, nổ bằng phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt thực hiện theo quy định của Nghị định
số 42/2020/NĐ-CP và Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2018 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt.
Điều 10. Yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy khi lập quy hoạch xây dựng hoặc điều
chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch
Khi lập quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu
công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng
khác theo Luật Quy hoạch phải bảo đảm các nội dung sau:
1. Địa điểm xây dựng công trình, cụm công trình, bố trí các khu đất, các lô nhà phải bảo
đảm chống cháy lan, giảm đến tối thiểu tác hại của nhiệt, khói bụi, khí độc do đám cháy
sinh ra đối với các khu vực dân cư và công trình xung quanh.
2. Hệ thống giao thông, khoảng trống phải đủ kích thước và tải trọng bảo đảm cho phương
tiện chữa cháy cơ giới triển khai các hoạt động chữa cháy.
3. Phải có nguồn nước chữa cháy; hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp điện bảo đảm phục
vụ các hoạt động chữa cháy, thông tin báo cháy.
4. Bố trí địa điểm xây dựng doanh trại cho đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải
theo quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng.
5. Trong dự án phải có dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.
Điều 11. Yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy khi lập dự án và thiết kế xây dựng mới
hoặc cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của công trình
Khi lập dự án và thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của
công trình, hạng mục công trình (sau đây gọi chung là công trình) phải bảo đảm theo quy
định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy với các nội dung sau:
1. Địa điểm xây dựng công trình phải bảo đảm khoảng cách an toàn về phòng cháy và
chữa cháy đối với các công trình xung quanh.
2. Bậc chịu lửa của công trình phải phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của công trình;
có giải pháp bảo đảm ngăn cháy và chống cháy lan giữa các hạng mục của công trình và
giữa công trình này với công trình khác.
3. Công nghệ sản xuất, hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, chống nổ của công trình
và việc bố trí hệ thống kỹ thuật, thiết bị, vật tư phải bảo đảm các yêu cầu an toàn về phòng
cháy và chữa cháy.
4. Lối, đường thoát nạn, thiết bị chiếu sáng, chỉ dẫn thoát nạn, báo tín hiệu; thông gió
chống tụ khói; phương tiện cứu người phải bảo đảm cho việc thoát nạn nhanh chóng, an
toàn.
5. Hệ thống giao thông, bãi đỗ phục vụ cho phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động phải
bảo đảm kích thước và tải trọng; hệ thống cấp nước chữa cháy phải bảo đảm yêu cầu phục
vụ chữa cháy.
6. Hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác phải bảo đảm số lượng;
vị trí lắp đặt và các thông số kỹ thuật phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của
công trình.
Điều 12. Kinh phí phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng
1. Kinh phí phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng gồm các khoản kinh phí cho
hạng mục phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 10 và Điều 11 Nghị định này và các
khoản kinh phí khác phục vụ cho việc lập dự án thiết kế, thẩm duyệt, thử nghiệm, kiểm
định, thi công, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
2. Kinh phí phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng phải được bố trí ngay trong
giai đoạn lập dự án đầu tư và thiết kế công trình.
Điều 13. Thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
1. Quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng dự
án, công trình, thiết kế phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an
toàn phòng cháy và chữa cháy khi chế tạo mới hoặc hoán cải thuộc mọi nguồn vốn đầu tư
phải tuân theo các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy. Việc lập
đồ án quy hoạch, hồ sơ thiết kế xây dựng dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới
quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này phải do đơn vị có đủ điều kiện
theo quy định thực hiện và phải được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
2. Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy là việc cơ quan có thẩm quyền kiểm
tra, đối chiếu các giải pháp, nội dung thiết kế dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ
giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy với các quy chuẩn,
tiêu chuẩn, các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến phòng cháy và chữa
cháy hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về phòng cháy và chữa cháy được
phép áp dụng tại Việt Nam theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
Kết quả thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy là một trong những căn cứ để
xem xét, phê duyệt quy hoạch, phê duyệt dự án, thẩm định thiết kế xây dựng và cấp giấy
phép xây dựng.
3. Đối tượng thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:
a) Đồ án quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu
công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng
khác theo Luật Quy hoạch;
b) Các dự án, công trình quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này khi xây
dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu
an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;
c) Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và
chữa cháy quy định tại mục 21 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này khi chế tạo mới
hoặc hoán cải ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy
quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.
4. Hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:
a) Đối với đồ án quy hoạch xây dựng: Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp
phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức lập quy hoạch (Mẫu số PC06); các tài liệu
và bản vẽ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đối với khu công nghiệp quy mô trên 20 ha, tỷ lệ
1/500 đối với các trường hợp còn lại thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng
cháy và chữa cháy quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều 10 Nghị định này;
b) Đối với chấp thuận địa điểm xây dựng trước khi tiến hành thiết kế các công trình độc lập
có nguy hiểm cháy, nổ quy định tại các mục 15 và 16 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị
định này (trừ trạm cấp xăng dầu nội bộ và cơ sở sử dụng khí đốt): Văn bản đề nghị chấp
thuận địa điểm xây dựng về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu số PC06),
trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy
định của pháp luật; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng minh quyền
sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình; bản vẽ, tài liệu thể hiện rõ hiện trạng địa
hình của khu đất có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy như bậc chịu lửa của công
trình, khoảng cách từ công trình dự kiến xây dựng đến các công trình xung quanh, hướng
gió, cao độ công trình;
c) Đối với thiết kế cơ sở của dự án, công trình: Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải
pháp phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư ủy
quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật; Quyết
định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình đối với dự án sử dụng vốn đầu tư
công; văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng
minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình sử dụng vốn khác; Giấy xác
nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn thiết kế
về phòng cháy và chữa cháy; bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện những nội
dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 11 Nghị định này;
d) Đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình: Văn bản đề nghị
thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu số PC06), trường
hợp chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của
pháp luật; văn bản góp ý thiết kế cơ sở về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát
phòng cháy và chữa cháy (nếu có); Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng
công trình đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công; văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư
xây dựng (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án,
công trình sử dụng vốn khác; Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và
chữa cháy của đơn vị tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; dự toán xây dựng công
trình; bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thể hiện
những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 11 Nghị định này;
bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, bản vẽ được
đóng dấu thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy (đối với hồ sơ thiết kế cải tạo, điều
chỉnh); văn bản thẩm định thiết kế xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng (nếu
có);
đ) Đối với thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm
an toàn phòng cháy và chữa cháy: Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và
chữa cháy của chủ đầu tư, chủ phương tiện (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư, chủ
phương tiện ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của
pháp luật; Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của
đơn vị tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; dự toán tổng mức đầu tư phương tiện;
bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy
và chữa cháy quy định tại điểm b và điểm c khoản 1, điểm b, c, d và điểm e khoản 3 Điều 8
Nghị định này;
e) Văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực
hoặc bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu. Bản
vẽ và bản thuyết minh thiết kế phải có xác nhận của chủ đầu tư hoặc chủ phương tiện. Hồ
sơ nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt và chủ đầu tư, chủ phương
tiện phải chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch đó.
5. Nội dung thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:
a) Đối với đồ án quy hoạch phải xem xét, đối chiếu sự phù hợp của đồ án với các quy định
tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều 10 Nghị định này;
b) Đối với dự án, công trình phải xem xét, đối chiếu sự phù hợp của thiết kế với các quy
định hiện hành theo các nội dung sau: Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và
chữa cháy, các tài liệu kỹ thuật, chỉ dẫn kỹ thuật và công nghệ được áp dụng để thiết kế
công trình; đường giao thông cho xe chữa cháy, khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa
cháy đối với các công trình xung quanh; hệ thống cấp nước chữa cháy; bậc chịu lửa, hạng
nguy hiểm cháy nổ và bố trí công năng của công trình liên quan đến công tác phòng cháy
và chữa cháy; giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan; giải pháp chống tụ khói; giải pháp
thoát nạn; giải pháp cứu nạn và hỗ trợ cứu nạn; phương án chống sét, chống tĩnh điện; giải
pháp cấp điện cho hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hệ thống kỹ thuật khác có
liên quan về phòng cháy và chữa cháy; hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện
chữa cháy của công trình;
c) Đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng
cháy và chữa cháy: Giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với tính
chất hoạt động và đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của phương tiện; điều kiện ngăn cháy,
chống cháy lan, thoát nạn, cứu người khi có cháy xảy ra; giải pháp bảo đảm an toàn về
phòng cháy và chữa cháy đối với hệ thống điện, hệ thống nhiên liệu và động cơ; hệ thống
báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác; hệ thống, thiết bị phát hiện và xử lý
sự cố rò rỉ các chất khí, chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ;
d) Đối với công trình đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng theo quy định, khi lắp đặt mới
hoặc cải tạo hệ thống, thiết bị phòng cháy và chữa cháy thì chỉ thầm duyệt thiết kế về
phòng cháy và chữa cháy đối với phần lắp đặt mới hoặc cải tạo của hệ thống, thiết bị
phòng cháy và chữa cháy trong công trình.
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 4 Điều này cho cơ quan
có thẩm quyền quy định tại khoản 12 Điều này theo một trong các hình thức sau:
a) Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền;
b) Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ
thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật
nhà nước);
c) Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân
hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.
7. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ và
thực hiện theo các quy định sau:
a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định tại khoản 4 Điều này thì
tiếp nhận và ghi thông tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy
và chữa cháy (Mẫu số PC03);
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định tại khoản 4
Điều này thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định và ghi thông tin vào Phiếu hướng
dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu
số PC04).
8. Thông báo kết quả xử lý hồ sơ:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền, cán
bộ tiếp nhận hồ sơ phải giao trực tiếp 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính
về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ
tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho người đến nộp hồ sơ và lưu 01 bản;
b) Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận
gửi thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại về việc tiếp nhận hoặc hướng dẫn bổ
sung hồ sơ đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ;
c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh
nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật, cán bộ tiếp nhận hồ sơ
phải gửi 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy
hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy
và chữa cháy cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ trước đó và lưu 01 bản;
d) Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện (dự án, công trình không thuộc diện thẩm duyệt
thiết kế về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị
định này hoặc không thuộc thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
quy định tại khoản 12 Điều này) thì phải có văn bản trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân theo
thời hạn quy định tại khoản 10 Điều này về việc từ chối giải quyết hồ sơ. Cơ quan có thẩm
quyền trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân theo hình thức tương ứng với hình thức mà cơ
quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ trước đó.
9. Người được cơ quan, tổ chức cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có Giấy giới thiệu hoặc giấy
ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu
còn giá trị sử dụng.
10. Thời hạn thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:
Thời hạn thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được tính kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ, cụ thể như sau:
a) Đồ án quy hoạch xây dựng: Không quá 05 ngày làm việc;
b) Chấp thuận địa điểm xây dựng công trình: Không quá 05 ngày làm việc;
c) Thiết kế cơ sở: Không quá 10 ngày làm việc đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án
nhóm A; không quá 05 ngày làm việc đối với các dự án còn lại;
d) Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công: Không quá 15 ngày làm việc đối với dự
án, công trình quan trọng quốc gia, dự án, công trình nhóm A; không quá 10 ngày làm việc
đối với các dự án, công trình còn lại;
đ) Thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn
phòng cháy và chữa cháy: Không quá 10 ngày làm việc.
11. Kết quả thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:
a) Đối với đồ án quy hoạch: Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trả lời bằng văn
bản góp ý về giải pháp phòng cháy và chữa cháy;
b) Đối với hồ sơ đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng: Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và
chữa cháy trả lời bằng văn bản chấp thuận địa điểm xây dựng;
c) Đối với hồ sơ thiết kế cơ sở: Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trả lời bằng
văn bản góp ý về giải pháp phòng cháy và chữa cháy;
d) Đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công công trình, hồ sơ thiết
kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng
cháy và chữa cháy: Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp Giấy chứng nhận
thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC07), đóng dấu đã thẩm duyệt
thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC08) vào bản thuyết minh, các bản vẽ đã
được thẩm duyệt và trả lại cho chủ đầu tư, chủ phương tiện. Chủ đầu tư, chủ phương tiện
có trách nhiệm nộp tệp tin (file) bản chụp hoặc bản sao hồ sơ được đóng dấu đã thẩm
duyệt cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt để lưu trữ theo quy
định trước khi nhận Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
Trường hợp hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đối với cải tạo, thay
đổi tính chất sử dụng công trình hoặc hoán cải phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu
đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và
chữa cháy trả lời bằng văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số
PC09), đóng dấu đã thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC08) vào
bản thuyết minh, các bản vẽ đã được thẩm duyệt và trả lại cho chủ đầu tư, chủ phương
tiện. Chủ đầu tư, chủ phương tiện có trách nhiệm nộp tệp tin (file) bản chụp hoặc bản sao
hồ sơ được đóng dấu đã thẩm duyệt cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã
thẩm duyệt để lưu trữ theo quy định trước khi nhận văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng
cháy và chữa cháy;
đ) Trường hợp cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy không trả kết quả quy định tại
điểm a, b, c và điểm d khoản này thì phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do và trả lại hồ sơ
cho chủ đầu tư, chủ phương tiện trong thời hạn quy định tại khoản 10 Điều này.
12. Thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:
a) Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thẩm duyệt thiết kế về phòng
cháy và chữa cháy đối với: Dự án, công trình không phân biệt nguồn vốn đầu tư đáp ứng
tiêu chí phân loại dự án, công trình quan trọng quốc gia, dự án, công trình nhóm A theo quy
định của pháp luật về đầu tư công (trừ các dự án, công trình đầu tư xây dựng sử dụng
ngân sách nhà nước do cấp tỉnh là chủ đầu tư); công trình có chiều cao trên 100 m; công
trình xây dựng trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; phương
tiện đường thủy có chiều dài từ 50 m trở lên vận chuyển hành khách, vận chuyển chất lỏng
dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về cháy, nổ; dự án đầu tư xây dựng
công trình do Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp
tỉnh đề nghị, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương
tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy
được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự;
b) Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh thẩm
duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với: Đồ án quy hoạch đô thị, khu kinh tế, khu
công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng
khác theo Luật Quy hoạch trên địa bàn quản lý; dự án, công trình không thuộc thẩm quyền
của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn quản lý và
những trường hợp do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ủy quyền;
phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và
chữa cháy trên địa bàn quản lý không thuộc thẩm quyền của Cục Cảnh sát phòng cháy,
chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và những trường hợp do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ ủy quyền, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích
quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng
cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho
hoạt động quân sự.
13. Dự án, công trình không thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo
Nghị định này khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng vẫn phải thiết kế
bảo đảm yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn về
phòng cháy và chữa cháy.
14. Phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được xác định trong tổng mức đầu
tư của dự án, công trình và phương tiện giao thông cơ giới.
Điều 14. Trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới, đơn vị tư
vấn dự án, giám sát thi công, đơn vị tư vấn thiết kế, đơn vị thi công, cơ quan phê
duyệt quy hoạch, cơ quan phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, cơ quan cấp giấy phép
xây dựng và cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng
công trình
1. Trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới:
a) Lập dự án thiết kế theo đúng quy định tại Điều 11 Nghị định này và phù hợp với quy
hoạch được phê duyệt. Chỉ tiến hành thi công, xây dựng khi hồ sơ thiết kế công trình,
phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và
chữa cháy thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này được
cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế về phòng
cháy và chữa cháy;
b) Tổ chức thi công, kiểm tra, giám sát thi công theo đúng thiết kế về phòng cháy và chữa
cháy đã được thẩm duyệt. Trường hợp trong quá trình thi công nếu có sự thay đổi, điều
chỉnh về thiết kế và thiết bị phòng cháy và chữa cháy ảnh hưởng đến một trong các nội
dung quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định này thì lập thiết kế bổ
sung để bảo đảm theo quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn phòng cháy và chữa cháy và
phải được thẩm duyệt các nội dung thay đổi, điều chỉnh trước khi thi công;
c) Tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình, phương tiện
giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy thuộc
danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này và chịu trách nhiệm về
kết quả nghiệm thu;
d) Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình trong suốt quá trình xây
dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng;
đ) Cung cấp hồ sơ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của công
trình, phương tiện giao thông cơ giới cho đơn vị quản lý, vận hành khi đưa công trình,
phương tiện giao thông cơ giới vào sử dụng để xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan có
thẩm quyền;
e) Xuất trình hồ sơ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của công
trình, phương tiện giao thông cơ giới khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Trách nhiệm của đơn vị tư vấn dự án và giám sát thi công:
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư trong việc thực hiện các nội dung về
phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về hoạt động tư vấn dự án và tư vấn
giám sát trong phạm vi của hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và đơn vị tư vấn;
b) Tham gia trong quá trình nghiệm thu.
3. Trách nhiệm của đơn vị tư vấn thiết kế:
a) Thiết kế bảo đảm các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy; chịu trách nhiệm về chất
lượng của sản phẩm thiết kế công trình;
b) Thực hiện quyền giám sát tác giả trong quá trình thi công xây lắp công trình.
4. Trách nhiệm của đơn vị thi công:
a) Thi công theo đúng thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt;
b) Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi quản lý của mình trong
suốt quá trình thi công đến khi bàn giao công trình;
c) Lập hồ sơ hoàn công; chuẩn bị các tài liệu và điều kiện để phục vụ công tác nghiệm thu
và tham gia nghiệm thu công trình.
5. Trách nhiệm của cơ quan phê duyệt quy hoạch, cơ quan phê duyệt dự án đầu tư xây
dựng và cơ quan cấp giấy phép xây dựng:
a) Cơ quan phê duyệt quy hoạch, cơ quan phê duyệt dự án đầu tư xây dựng dự án, công
trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này chỉ phê
duyệt dự án, công trình khi có văn bản trả lời kết quả thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và
chữa cháy quy định tại khoản 11 Điều 13 Nghị định này;
b) Cơ quan cấp giấy phép xây dựng trước khi cấp giấy phép có trách nhiệm yêu cầu chủ
đầu tư xuất trình Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế về
phòng cháy và chữa cháy (nếu có) và bản vẽ được đóng dấu thẩm duyệt thiết kế về phòng
cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án,
công trình quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
6. Trách nhiệm của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy:
a) Xem xét, trả lời về địa điểm xây dựng công trình quy định tại mục 15 và 16 Phụ lục V ban
hành kèm theo Nghị định này (trừ trạm cấp xăng dầu nội bộ và cơ sở sử dụng khí đốt), giải
pháp phòng cháy và chữa cháy đối với đồ án quy hoạch xây dựng, hồ sơ thiết kế cơ sở quy
định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc
thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc
biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy thuộc danh mục quy định tại Phụ lục
V ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình,
hạng mục công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an
toàn phòng cháy và chữa cháy thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo
Nghị định này;
d) Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thi công xây dựng công
trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 15. Nghiệm thu, kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
1. Dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an
toàn phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
Chủ đầu tư, chủ phương tiện phải đề nghị cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã
thẩm duyệt trước đó đến kiểm tra kết quả nghiệm thu nêu trên và cấp văn bản chấp thuận
kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy trước khi đưa công trình, phương tiện
giao thông cơ giới vào sử dụng.
Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy bao gồm nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn,
từng hạng mục, từng hệ thống và nghiệm thu bàn giao; riêng đối với các bộ phận của công
trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy
và chữa cháy khi thi công bị che khuất thì phải được nghiệm thu trước khi tiến hành các
công việc tiếp theo. Chủ đầu tư quyết định việc nghiệm thu từng phần công trình trong
trường hợp khu vực được nghiệm thu đủ điều kiện vận hành độc lập, bảo đảm an toàn về
phòng cháy và chữa cháy và phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm
tra kết quả nghiệm thu và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu trước khi đưa phần
công trình đó vào sử dụng.
2. Hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy:
a) Bản sao Giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa
cháy kèm theo hồ sơ đã được đóng dấu thẩm duyệt của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và
chữa cháy;
b) Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
c) Các biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu tổng thể hệ thống phòng
cháy và chữa cháy;
d) Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quan
đến phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt;
đ) Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy và
chữa cháy và các hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của công trình,
phương tiện giao thông cơ giới;
e) Văn bản nghiệm thu hoàn thành các hạng mục, hệ thống liên quan đến phòng cháy và
chữa cháy;
g) Bản sao Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của
đơn vị tư vấn giám sát (nếu có), đơn vị thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa
cháy.
Các văn bản, tài liệu có trong hồ sơ phải có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện,
đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công. Hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra
tiếng Việt.
3. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy
và chữa cháy của chủ đầu tư, chủ phương tiện theo các nội dung sau:
a) Kiểm tra nội dung và tính pháp lý của hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
theo quy định tại khoản 2 Điều này do chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới
chuẩn bị;
b) Kiểm tra sự phù hợp giữa kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư, chủ phương tiện đối với
thiết kế đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt trước đó;
c) Tổ chức kiểm tra, thử nghiệm xác suất hoạt động thực tế của các phương tiện, thiết bị
phòng cháy và chữa cháy và hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của công
trình, phương tiện giao thông cơ giới để đối chiếu với kết quả thử nghiệm của chủ đầu tư,
chủ phương tiện. Việc kiểm tra phải được lập thành biên bản (Mẫu số PC 10).
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này kèm theo báo
cáo của chủ đầu tư, chủ phương tiện về tình hình kết quả thi công, kiểm tra, kiểm định, thử
nghiệm và nghiệm thu các hệ thống, thiết bị và giải pháp phòng cháy và chữa cháy và văn
bản đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC11) cho
cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt trước đó theo một trong các
hình thức sau:
a) Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền;
b) Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ
thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật
nhà nước);
c) Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân
hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Thời gian nộp hồ sơ tối thiểu trước 10 ngày làm việc đối với dự án, công trình quan trọng
quốc gia, dự án, công trình nhóm A hoặc tối thiểu trước 07 ngày làm việc đối với các công
trình còn lại và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn
phòng cháy và chữa cháy so với ngày chủ đầu tư, chủ phương tiện đề nghị tổ chức kiểm
tra nghiệm thu.
5. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ và
thực hiện theo các quy định sau:
a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận và ghi thông
tin vào 02 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy
(Mẫu số PC03);
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định thì hướng
dẫn hoàn thiện hồ sơ và ghi thông tin vào 02 bản Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị
giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC04).
6. Thông báo kết quả xử lý hồ sơ:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền, cán
bộ tiếp nhận hồ sơ phải giao trực tiếp 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính
về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ
tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho người đến nộp hồ sơ và lưu 01 bản;
b) Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận
gửi thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại về việc tiếp nhận hoặc đề nghị hướng
dẫn, bổ sung hồ sơ đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ;
c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh
nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật, cán bộ tiếp nhận hồ sơ
gửi 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc
Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và
chữa cháy đến địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ trước đó và lưu 01 bản.
7. Người được cơ quan, tổ chức cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có Giấy giới thiệu hoặc giấy
ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu
còn giá trị sử dụng.
8. Trong thời hạn 10 ngày làm việc đối với dự án, công trình quan trọng quốc gia, dự án,
công trình nhóm A hoặc 07 ngày làm việc đối với các dự án công trình còn lại và phương
tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều này, cơ quan Cảnh sát phòng
cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt trước đó có trách nhiệm tổ chức kiểm tra nghiệm thu và
lập biên bản kiểm tra kết quả nghiệm thu (Mẫu số PC 10). Trong thời hạn 07 ngày làm việc
kể từ ngày thông qua biên bản kiểm tra nghiệm thu, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa
cháy có trách nhiệm xem xét, ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và
chữa cháy (Mẫu số PC 12) và trả lại hồ sơ nghiệm thu đã nhận trước đó cho chủ đầu tư,
chủ phương tiện. Trường hợp không chấp thuận kết quả nghiệm thu thì phải có văn bản trả
lời, nêu rõ lý do.
9. Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là một trong những
căn cứ để cơ quan có thẩm quyền cấp phép đưa công trình, phương tiện giao thông cơ giới
có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy vào sử dụng.
Điều 16. Kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy
1. Đối tượng kiểm tra:
a) Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy;
b) Khu dân cư, hộ gia đình, rừng, phương tiện giao thông cơ giới, hạ tầng kỹ thuật có liên
quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
c) Công trình xây dựng trong quá trình thi công thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban
hành kèm theo Nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân
sự;
d) Cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
2. Nội dung kiểm tra:
a) Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở, khu dân cư, hộ gia đình,
phương tiện giao thông cơ giới quy định tại các Điều 5, 6, 7 và Điều 8 Nghị định này;
b) Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của Nghị định
số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Lâm nghiệp;
c) Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình xây dựng trong quá
trình thi công: Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về
phòng cháy và chữa cháy đối với công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban
hành kèm theo Nghị định này; nội quy về phòng cháy và chữa cháy, biển chỉ dẫn thoát nạn;
quy định về phân công trách nhiệm bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy của chủ
đầu tư, đơn vị thi công trong phạm vi thẩm quyền; chức trách, nhiệm vụ của người được
phân công làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy; việc sử dụng hệ thống, thiết bị điện,
sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt; trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy ban
đầu phù hợp với tính chất, đặc điểm của công trình xây dựng;
d) Việc thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu cơ quan, tổ
chức, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ hộ gia đình,
chủ rừng theo quy định;
đ) Điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định
tại Điều 41 Nghị định này.
3. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được tiến hành theo hình thức kiểm tra
thường xuyên, định kỳ, đột xuất, cụ thể:
a) Người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo
đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, chủ hộ gia đình, chủ rừng có trách nhiệm tổ chức
kiểm tra thường xuyên về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của
mình;
b) Người đứng đầu cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị
định này có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy thường xuyên; định
kỳ 06 tháng gửi báo cáo kết quả kiểm tra về cơ quan Công an quản lý trực tiếp và chịu
trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra an toàn về
phòng cháy và chữa cháy định kỳ một năm một lần; kiểm tra đột xuất khi phát hiện các
trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 17 Nghị định này hoặc vi phạm quy
định an toàn về phòng cháy và chữa cháy mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ hoặc phục vụ
công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền đối với
các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này, khu
dân cư thuộc phạm vi quản lý;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra đột
xuất phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm
quyền đối với các đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này trong phạm vi
quản lý của mình;
đ) Cơ quan Công an có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ
06 tháng một lần đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm
theo Nghị định này; định kỳ một năm một lần đối với hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến
phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu
chế xuất, khu công nghệ cao và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo
đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy và các cơ sở còn lại thuộc danh mục quy định
tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; kiểm tra đột xuất khi phát hiện các trường
hợp quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng
cháy và chữa cháy mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ hoặc phục vụ công tác bảo đảm an
ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền thuộc phạm vi quản lý; kiểm
tra một năm một lần trong quá trình thi công đối với công trình xây dựng thuộc danh mục
quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy được tiến hành theo hình
thức kiểm tra định kỳ, đột xuất, cụ thể:
Sau khi cơ sở được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và
chữa cháy, cơ quan Công an có thẩm quyền quy định tại khoản 12 Điều 45 Nghị định
này thực hiện chế độ kiểm tra định kỳ một năm một lần để xác định việc duy trì, bảo đảm
các điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của cơ sở; kiểm tra đột xuất khi
có dấu hiệu vi phạm điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
quy định tại Điều 41 Nghị định này hoặc lợi dụng hoạt động phòng cháy và chữa cháy để
xâm phạm an ninh, trật tự bị cơ quan có thẩm quyền kiến nghị xử lý. Khi phát hiện vi phạm,
lập biên bản (Mẫu số PC 10) và đề xuất cấp có thẩm quyền ký quyết định thu hồi (Mẫu
PC35).
5. Thủ tục kiểm tra:
a) Đối với trường hợp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy:
Cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra quy định tại điểm c và điểm đ khoản 3 Điều này
trước khi thực hiện kiểm tra định kỳ phải thông báo trước 03 ngày làm việc cho đối tượng
được kiểm tra về thời gian, nội dung và thành phần đoàn kiểm tra. Khi tổ chức kiểm tra về
an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở do cấp dưới quản lý thì phải thông báo cho
cấp quản lý cơ sở đó biết. Trường hợp cần thiết thì yêu cầu cấp quản lý cơ sở đó tham gia
đoàn kiểm tra, cung cấp tài liệu và tình hình liên quan đến công tác phòng cháy và chữa
cháy của cơ sở được kiểm tra. Kết quả kiểm tra được thông báo cho cấp quản lý cơ sở
biết;
Cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra quy định tại các điểm c, d và điểm đ khoản 3 Điều
này khi thực hiện kiểm tra đột xuất phải thông báo rõ lý do kiểm tra cho đối tượng được
kiểm tra. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân khi thực hiện công tác kiểm tra đột xuất phải
xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan trực tiếp quản lý;
Đối tượng được kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ các nội dung kiểm tra an toàn về phòng cháy
và chữa cháy đã được thông báo và bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm để làm việc
với cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra;
b) Đối với trường hợp kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy quy
định tại khoản 4 Điều này:
Cơ quan Công an đã cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và
chữa cháy trước khi thực hiện kiểm tra định kỳ phải thông báo trước 03 ngày làm việc cho
đối tượng được kiểm tra về thời gian, nội dung và thành phần đoàn kiểm tra;
Cơ quan, người có thẩm quyền khi thực hiện kiểm tra đột xuất phải thông báo rõ lý do kiểm
tra cho đối tượng được kiểm tra. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân khi thực hiện công tác
kiểm tra đột xuất phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan trực tiếp quản lý;
Đối tượng được kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ các nội dung kiểm tra điều kiện đối với cơ sở
kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy đã được thông báo và bố trí người có thẩm
quyền, trách nhiệm để làm việc với cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra;
c) Việc kiểm tra định kỳ, đột xuất của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại các điểm
c, d và điểm đ khoản 3 và khoản 4 Điều này phải được lập thành biên bản (Mẫu số PC 10).
Trường hợp đối tượng kiểm tra không ký biên bản thì phải có xác nhận của hai người làm
chứng hoặc chính quyền địa phương.
Điều 17. Tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ
giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy
1. Các trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động:
a) Trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ xuất hiện nguồn lửa, nguồn nhiệt hoặc khi đang có
nguồn lửa, nguồn nhiệt mà xuất hiện môi trường nguy hiểm cháy, nổ (sau đây gọi là nguy
cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ);
b) Vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm
quyền yêu cầu khắc phục bằng văn bản mà không thực hiện, bao gồm: Tàng trữ, sử dụng
trái phép hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ; sản xuất, kinh doanh, san, chiết, nạp hàng hóa
nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép hoặc không đúng nơi quy định; làm mất tác
dụng của lối thoát nạn, ngăn cháy lan mà khi xảy ra cháy, nổ có thể gây thiệt hại nghiêm
trọng về người và tài sản;
c) Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy:
Cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của cơ sở, hạng mục thuộc cơ sở, hoán cải
phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và
chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này ảnh hưởng đến một
trong các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b, điểm c khoản 5
Điều 13 Nghị định này khi chưa có văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa
cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền;
Đưa công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt
về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo
Nghị định này vào hoạt động, sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu
về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền.
2. Việc tạm đình chỉ hoạt động chỉ giới hạn trong phạm vi nhỏ nhất và theo nguyên tắc nguy
cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ xuất hiện ở phạm vi nào hoặc vi phạm quy định về phòng
cháy và chữa cháy ở phạm vi nào thì tạm đình chỉ hoạt động trong phạm vi đó.
3. Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động được xác định căn cứ vào điều kiện, khả năng loại trừ
nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ, khả năng khắc phục vi phạm về phòng cháy và chữa
cháy nhưng không vượt quá 30 ngày.
4. Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng
cháy và chữa cháy, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân bị tạm đình chỉ theo quy định tại
khoản 1 Điều này đã hết thời hạn tạm đình chỉ mà không khắc phục hoặc không thể khắc
phục được thì bị đình chỉ hoạt động. Việc đình chỉ hoạt động có thể thực hiện đối với từng
bộ phận hoặc toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo
đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân.
5. Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động được thể hiện bằng văn bản; có thể ra quyết
định tạm đình chỉ bằng lời nói đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này
nhưng sau đó phải thể hiện quyết định bằng văn bản.
6. Trình tự, thủ tục tạm đình chỉ hoạt động:
a) Khi phát hiện trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều này
thì người đang thi hành nhiệm vụ yêu cầu tổ chức, cá nhân ngừng hoạt động hoặc chấm
dứt hành vi vi phạm và thực hiện theo trình tự sau:
Lập biên bản xác định phạm vi nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc hành vi vi phạm
quy định về phòng cháy và chữa cháy;
Ra quyết định hoặc báo cáo người có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động;
b) Quyết định tạm đình chỉ hoạt động phải được thể hiện bằng văn bản (Mẫu số PC 13).
Trường hợp cấp thiết có thể ra quyết định tạm đình chỉ bằng lời nói và sau đó phải thể hiện
quyết định bằng văn bản. Khi ra quyết định tạm đĩnh chỉ bằng lời nói phải xưng rõ họ tên,
chức vụ, đơn vị công tác, phạm vi và những hoạt động bị tạm đình chỉ;
Người ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động có trách nhiệm tổ chức theo dõi việc khắc
phục, loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ.
7. Thủ tục đình chỉ hoạt động:
a) Khi hết thời hạn tạm đình chỉ hoạt động, người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm đình
chỉ hoạt động trước đó có trách nhiệm tổ chức kiểm tra cơ sở, phương tiện giao thông cơ
giới, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân bị tạm đình chỉ để xem xét khả năng loại trừ
nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc khắc phục vi phạm quy định về phòng cháy và
chữa cháy. Việc kiểm tra phải được lập thành biên bản (Mẫu số PC 10);
b) Kết thúc kiểm tra, nếu xét thấy nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ chưa được loại trừ
hoặc vi phạm không được khắc phục hoặc không thể khắc phục được thì người có thẩm
quyền đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động trước đó xem xét, ra quyết định đình chỉ
hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân
(Mẫu số PC 14).
8. Thẩm quyền tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động:
a) Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của bộ phận, toàn bộ
cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân trong phạm vi
cả nước, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện
giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được
các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của bộ
phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân
thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên
quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao
thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân trong trường hợp tổ chức kiểm tra theo
quy định tại điểm d khoản 3 Điều 16 Nghị định này;
c) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Công
an cấp tỉnh, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng Công an cấp xã trong phạm vi thẩm
quyền của mình quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với từng bộ phận, toàn bộ
cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân thuộc phạm vi
trách nhiệm quản lý của mình, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân
sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy
và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt
động quân sự;
d) Cán bộ, chiến sĩ Công an được tạm đình chỉ hoạt động đối với trường hợp quy định tại
điểm a khoản 1 Điều này và trong thời gian ngắn nhất sau khi tạm đình chỉ phải báo cáo
người trực tiếp quản lý có thẩm quyền quy định tại điểm c Khoản này ra quyết định tạm
đình chỉ.
9. Quyết định tạm đình chỉ hoạt động, quyết định đình chỉ hoạt động phải được giao cho đối
tượng bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động, cấp trên trực tiếp quản lý của đối tượng bị tạm
đình chỉ, đình chỉ hoạt động (nếu có), Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện nơi đối tượng bị
tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động có trụ sở hoặc cư trú; trường hợp các hoạt động bị tạm
đình chỉ, đình chỉ hoạt động có liên quan tới nhiều đối tượng thì phải giao cho mỗi đối
tượng một quyết định.
10. Biện pháp bảo đảm thi hành quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động:
a) Người đứng đầu cơ sở, cơ quan, tổ chức, người điều khiển hoặc chủ phương tiện giao
thông cơ giới, chủ hộ gia đình, cá nhân khi nhận được quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ
hoạt động phải chấp hành ngay và có trách nhiệm loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy,
nổ hoặc khắc phục vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong thời gian ngắn
nhất;
b) Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động thông báo công
khai trên trang thông tin điện tử, phương tiện truyền thông về việc tạm đình chỉ, đình chỉ
hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm
an toàn về phòng cháy và chữa cháy đến khi được phục hồi hoạt động. Nội dung công bố
công khai gồm tổ chức, cá nhân vi phạm, hành vi vi phạm, hình thức xử lý.
Điều 18. Phục hồi hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình
và cá nhân
1. Người có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động có quyền quyết định
phục hồi hoạt động. Trường hợp người có thẩm quyền sau khi ra quyết định tạm đình chỉ
bằng lời nói, chưa thể hiện bằng văn bản mà nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc vi
phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được loại trừ hoặc khắc phục ngay thì có
thể quyết định phục hồi hoạt động bằng lời nói.
2. Trong thời hạn tạm đình chỉ hoạt động hoặc hết thời hạn tạm đình chỉ hoạt động, nếu
nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ đã được loại trừ hoặc vi phạm quy định về phòng cháy
và chữa cháy đã được khắc phục thì người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông
cơ giới, chủ hộ gia đình, cá nhân phải có văn bản đề nghị phục hồi hoạt động (Mẫu số
PC15) gửi người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động trước đó xem xét,
quyết định phục hồi hoạt động.
3. Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân đã bị đình chỉ hoạt động,
nếu sau đó đáp ứng đủ các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy và muốn hoạt
động trở lại thì người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ hộ gia đình,
cá nhân phải có văn bản đề nghị phục hồi hoạt động (Mẫu số PC 15) gửi người có thẩm
quyền đã ra quyết định đình chỉ hoạt động trước đó xem xét, quyết định phục hồi hoạt
động.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp 01 văn bản đề nghị cho cơ quan của người có thẩm
quyền theo quy định tại khoản 8 Điều 17 Nghị định này theo một trong các hình thức sau:
a) Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền;
b) Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ
thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật
nhà nước);
c) Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân
hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.
5. Thông báo kết quả xử lý:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền, cán
bộ tiếp nhận phải giao trực tiếp 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về
phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC03) cho người đến nộp văn bản và lưu 01 bản;
b) Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận
gửi thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại về việc tiếp nhận hoặc hướng dẫn bổ
sung hồ sơ đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ;
c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh
nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật, cán bộ tiếp nhận phải gửi
01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân đã nộp trước đó và lưu 01 bản.
6. Người được cơ quan, tổ chức cử đến liên hệ nộp văn bản đề nghị phải có Giấy giới thiệu
hoặc giấy ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc
Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
7. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị phục hồi hoạt
động, người đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động, đình chỉ hoạt động trước đó phải tổ
chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra kết quả khắc phục nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy,
nổ, khắc phục vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy hoặc các điều kiện an toàn về
phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC 10) và xem xét, ra Quyết định phục hồi hoạt động
(Mẫu số PC 16). Trường hợp không ra Quyết định phục hồi hoạt động thì phải có văn bản
trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân theo hình thức tương ứng với hình thức mà cơ quan, tổ
chức, cá nhân đã nộp văn bản đề nghị trước đó.
8. Quyết định phục hồi hoạt động phải được giao cho đối tượng bị tạm đình chỉ, đình chỉ
hoạt động, cấp trên trực tiếp quản lý của đối tượng bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động (nếu
có), Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện nơi đối tượng bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động
có trụ sở hoặc cư trú và đăng trên trang thông tin điện tử, phương tiện truyền thông.
Chương III
CHỮA CHÁY
Điều 19. Phương án chữa cháy
1. Các loại phương án chữa cháy:
a) Phương án chữa cháy của cơ sở (Mẫu số PC 17);
b) Phương án chữa cháy của cơ quan Công an (Mẫu số PC 18).
2. Phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau:
a) Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến
hoạt động chữa cháy;
b) Đề ra tình huống cháy phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng khác có thể
xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau;
c) Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ
thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai
đoạn của từng tình huống cháy;
d) Phương án chữa cháy phải được bổ sung, chỉnh lý kịp thời và được cấp có thẩm quyền
phê duyệt lại khi có những thay đổi lớn về quy mô, tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy,
nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.
3. Trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy và phối hợp xây dựng phương án chữa
cháy:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở thuộc diện quản lý về phòng
cháy và chữa cháy, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an
toàn phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy
của cơ sở đối với khu dân cư, cơ sở, phương tiện sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ
trong phạm vi quản lý (Mẫu số PC 17);
b) Trưởng Công an cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy
của cơ quan Công an đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành
kèm theo Nghị định này và khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao trên địa bàn được phân
công thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy (Mẫu số PC 18);
c) Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp
tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy của cơ quan Công an đối với
các cơ sở còn lại thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này,
phương án chữa cháy cần huy động lực lượng Công an, Quân đội, cơ quan, tổ chức đóng
ở địa phương và lực lượng Công an của nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Mẫu
số PC18).
Khi xây dựng phương án chữa cháy, cơ quan Công an phải thông báo trước 03 ngày làm
việc cho người đứng đầu cơ sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có khu dân cư có
nguy cơ cháy, nổ cao về thời gian xây dựng phương án và những yêu cầu cần thiết cho
việc xây dựng phương án.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao, người đứng
đầu cơ sở quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này có trách nhiệm cung
cấp tài liệu, thông tin cần thiết liên quan tới việc xây dựng phương án chữa cháy theo yêu
cầu của cơ quan Công an, bố trí người tham gia và bảo đảm các điều kiện phục vụ xây
dựng phương án chữa cháy.
4. Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở đối với các cơ sở quy định
tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở (Mẫu số PC 19);
b) 02 bản phương án chữa cháy của cơ sở đã được người có trách nhiệm tổ chức xây
dựng phương án ký tên, đóng dấu (nếu có).
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 4 Điều này cho cơ quan
có thẩm quyền theo một trong các hình thức sau:
a) Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền;
b) Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ
thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật
nhà nước);
c) Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân
hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.
6. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ và
thực hiện theo các quy định sau:
a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định tại khoản 4 Điều này thì
tiếp nhận và ghi thông tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy
và chữa cháy (Mẫu số PC03);
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định tại khoản 4
Điều này thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định và ghi thông tin vào Phiếu hướng
dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu
số PC04).
7. Thông báo kết quả xử lý hồ sơ:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền, cán
bộ tiếp nhận hồ sơ phải giao trực tiếp 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính
về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ
tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho người đến nộp hồ sơ và lưu 01 bản;
b) Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận
gửi thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại về việc tiếp nhận hoặc hướng dẫn bổ
sung hồ sơ đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ;
c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh
nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật, cán bộ tiếp nhận hồ sơ
phải gửi 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy
hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy
và chữa cháy cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ trước đó và lưu 01 bản.
8. Người được cơ quan, tổ chức cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có giấy giới thiệu hoặc giấy
ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu
còn giá trị sử dụng.
9. Quản lý phương án chữa cháy:
a) Phương án chữa cháy của cơ sở được quản lý tại cơ sở, khu dân cư, trên phương tiện
giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;
b) Phương án chữa cháy của cơ quan Công an được quản lý tại cơ quan Công an trực tiếp
xây dựng phương án. Cơ quan, tổ chức có lực lượng, phương tiện tham gia trong phương
án được sao gửi, phổ biến những nội dung liên quan đến nhiệm vụ của mình.
10. Trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông
cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm
bảo đảm các điều kiện cần thiết, tổ chức thực tập phương án chữa cháy của cơ sở, khu
dân cư, phương tiện thuộc phạm vi quản lý của mình;
b) Cơ quan Công an có trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy của cơ quan
Công an theo yêu cầu của người có thẩm quyền phê duyệt;
c) Lực lượng, phương tiện có trong phương án chữa cháy khi được huy động thực tập phải
tham gia đầy đủ;
d) Người có trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy của cơ sở phải gửi kế
hoạch, báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy đến cơ quan Công an quản
lý trực tiếp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực tập phương án chữa cháy.
11. Cơ quan Công an có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, thực tập, quản lý
và sử dụng phương án chữa cháy.
Điều 20. Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy
1. Người phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh
biết và báo cho một hoặc tất cả các đơn vị sau đây:
a) Đội dân phòng hoặc đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tại nơi xảy ra
cháy;
b) Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất;
c) Chính quyền địa phương nơi xảy ra cháy.
2. Cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này khi nhận được tin báo về vụ cháy xảy ra
trong địa bàn được phân công quản lý thì phải nhanh chóng đến tổ chức chữa cháy, đồng
thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác để chi viện chữa cháy.
3. Cơ quan, đơn vị quy định tại điểm b khoản 1 Điều này khi nhận được tin báo cháy ngoài
địa bàn được phân công quản lý phải nhanh chóng thông báo cho cơ quan, đơn vị quản lý
địa bàn nơi xảy cháy để thực hiện nhiệm vụ chữa cháy; đồng thời báo cáo cấp trên trực
tiếp quản lý để xem xét, quyết định điều động lực lượng, phương tiện đến chữa cháy khi có
yêu cầu phối hợp.
4. Người có mặt tại nơi xảy ra cháy phải tìm mọi biện pháp phù hợp để cứu người, ngăn
chặn cháy lan và chữa cháy; người tham gia chữa cháy phải chấp hành mệnh lệnh của
người chỉ huy chữa cháy.
5. Lực lượng Công an, Quân đội, Dân quân tự vệ, cơ quan y tế, điện lực, cấp nước, môi
trường đô thị, giao thông và các cơ quan khác có liên quan có nhiệm vụ chữa cháy và tham
gia chữa cháy theo quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 33 Luật Phòng cháy và
chữa cháy.
Điều 21. Người chỉ huy chữa cháy
1. Người chỉ huy chữa cháy trong lực lượng Công an nhân dân là người có chức vụ cao
nhất chỉ huy đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt tại nơi xảy ra cháy.
2. Trong trường hợp tại nơi xảy ra cháy, lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
chưa đến mà đám cháy lan từ cơ sở này sang cơ sở khác hoặc cháy lan từ cơ sở sang khu
dân cư hoặc ngược lại thì người chỉ huy chữa cháy của cơ sở và khu dân cư bị cháy phải
có trách nhiệm phối hợp trong chỉ huy chữa cháy.
3. Trường hợp phương tiện giao thông cơ giới bị cháy trong địa phận của cơ sở, thôn, khu
rừng mà lực lượng Cảnh sát phòng chảy và chữa cháy chưa đến thì người chỉ huy chữa
cháy phương tiện giao thông cơ giới phải phối hợp với người có trách nhiệm chỉ huy chữa
cháy sở tại để chỉ huy chữa cháy.
4. Khi người có chức vụ cao nhất của lực lượng Công an nhân dân đến nơi xảy ra cháy thì
người chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy có
trách nhiệm tham gia ban chỉ huy chữa cháy và chịu sự phân công của người chỉ huy chữa
cháy thuộc lực lượng Công an nhân dân.
Điều 22. Nhiệm vụ chỉ huy, chỉ đạo chữa cháy
1. Nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy:
a) Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản, nguồn nước, chất và vật liệu chữa cháy để
chữa cháy;
b) Xác định khu vực chữa cháy, đề ra và tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật, chiến
thuật chữa cháy;
c) Đề ra các yêu cầu về bảo đảm giao thông, trật tự;
d) Tổ chức hậu cần chữa cháy, phục vụ chữa cháy và y tế;
đ) Tổ chức thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy;
e) Tổ chức công tác chính trị tư tưởng trong chữa cháy;
g) Tổ chức thông tin về vụ cháy;
h) Quyết định kết thúc hoạt động chữa cháy;
i) Phối hợp tổ chức bảo vệ hiện trường vụ cháy;
k) Tổ chức rút kinh nghiệm vụ cháy;
l) Đề xuất các yêu cầu khác phục vụ cho chữa cháy.
2. Chỉ đạo chữa cháy được áp dụng đối với các trường hợp quy định tại Điều 39 Luật
Phòng cháy và chữa cháy. Nhiệm vụ của người chỉ đạo chữa cháy là tổ chức và chỉ đạo
các hoạt động bảo đảm chữa cháy an toàn, hiệu quả và khắc phục hậu quả vụ cháy.
3. Khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến đám cháy, người đứng đầu
cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên có trách nhiệm thực hiện các
nhiệm vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và
chữa cháy đến đám cháy thì người chỉ huy đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chịu
trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này; người đứng đầu cơ
quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên có trách nhiệm tham gia chỉ huy
chữa cháy và thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 23. Thẩm quyền và thủ tục huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa
cháy
1. Thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy:
a) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyền huy
động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong
phạm vi quản lý của mình; trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản
ngoài phạm vi quản lý của mình thì phải đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định;
b) Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp
tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản
của lực lượng phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình. Sau khi huy động
thì thông báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện và tài sản đó biết.
Trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của
mình thì đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền huy động lực lượng, phương tiện và
tài sản của cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý của mình. Trường hợp cần huy động
lực lượng, phương tiện, tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì đề nghị người có thẩm
quyền huy động quyết định;
d) Giám đốc Công an cấp tỉnh được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của
lực lượng Công an thuộc phạm vi quản lý của mình. Trường hợp cần huy động lực lượng,
phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì đề nghị người có thẩm quyền
huy động quyết định;
đ) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được quyền huy
động lực lượng, phương tiện và tài sản của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
trong phạm vi cả nước. Trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài
phạm vi quản lý của mình thì đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định. Sau khi
huy động thì thông báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện và tài sản
đó biết;
e) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài
sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi quản lý của mình và lực
lượng quân đội đóng ở địa phương. Sau khi huy động thì thông báo cho người có thẩm
quyền quản lý lực lượng, phương tiện, tài sản đó biết;
g) Bộ trưởng Bộ Công an được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ
quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi cả nước. Sau khi huy động thì thông
báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện và tài sản đó biết.
2. Thủ tục huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy:
a) Việc huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy phải được thể hiện bằng
Lệnh huy động, điều động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy (Mẫu số PC20);
trường hợp khẩn cấp, lệnh huy động có thể bằng lời nói, nhưng chậm nhất không quá 03
ngày làm việc phải thể hiện lệnh đó bằng văn bản. Người ra lệnh huy động bằng lời nói
phải xưng rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, đồng thời phải nêu rõ căn cứ huy động và
yêu cầu về người, phương tiện, tài sản cần huy động, thời gian, địa điểm tập kết;
b) Trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, cá
nhân ngoài phạm vi quản lý, người chỉ huy chữa cháy báo cáo đề xuất và được người có
thẩm quyền huy động đồng ý thì được phép huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của
cơ quan, tổ chức, cá nhân đó để chữa cháy nhưng sau đó phải tham mưu cho người có
thẩm quyền huy động ban hành quyết định huy động bằng văn bản.
Điều 24. Huy động xe ưu tiên, người và phương tiện của quân đội, tổ chức quốc tế,
tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam để tham gia chữa cháy
1. Người và phương tiện của quân đội khi không làm nhiệm vụ khẩn cấp đều có thể được
huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy. Người chỉ huy đơn vị quân đội khi nhận
được lệnh huy động lực lượng và phương tiện để chữa cháy và phục vụ chữa cháy phải
chấp hành ngay hoặc báo cáo ngay lên cấp có thẩm quyền để Tổ chức thực hiện.
2. Không huy động các loại xe sau đây để chữa cháy và phục vụ chữa cháy:
a) Xe quân sự, xe Công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp;
b) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
c) Xe hộ đê, xe đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai hoặc tình trạng khẩn cấp theo
quy định của pháp luật;
d) Đoàn xe có Cảnh sát dẫn đường;
đ) Đoàn xe tang;
e) Các xe ưu tiên khác theo quy định của pháp luật.
3. Người và phương tiện của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
đều có thể được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy trừ những tổ chức quốc tế,
tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo quy định của pháp
luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Điều 25. Ưu tiên và bảo đảm quyền ưu tiên cho người và phương tiện được huy
động chữa cháy và tham gia chữa cháy
1. Các xe, tàu, xuồng, máy bay và các phương tiện giao thông khác của lực lượng Cảnh
sát phòng cháy và chữa cháy khi đi chữa cháy và phục vụ chữa cháy được sử dụng tín
hiệu ưu tiên, quyền ưu tiên lưu thông và các quyền ưu tiên khác theo quy định của pháp
luật.
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa của cơ quan, tổ chức
và cá nhân được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy được hưởng quyền ưu tiên quy định
tại điểm b khoản 2 Điều 36 Luật Phòng cháy và chữa cháy và được ưu tiên qua cầu, phà
và được miễn phí lưu thông trên đường.
2. Người được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy khi xuất trình lệnh huy động hoặc thông
báo về yêu cầu huy động của người có thẩm quyền huy động (trong trường hợp lệnh huy
động bằng lời nói) thì chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện giao thông hoặc
những người có trách nhiệm liên quan giải quyết đi ngay trong thời gian sớm nhất.
Điều 26. Tình thế cấp thiết được sử dụng quyền quyết định phá, dỡ nhà, công trình,
vật chướng ngại và di chuyển tài sản khi chữa cháy
Người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được thực
hiện quyền quyết định phá, dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản quy
định tại điểm d khoản 1 Điều 38 Luật Phòng cháy và chữa cháy trong những tình thế cấp
thiết sau đây:
1. Có người đang bị mắc kẹt trong đám cháy hoặc đám cháy đang trực tiếp đe dọa tính
mạng của nhiều người.
2. Đám cháy có nguy cơ trực tiếp dẫn đến nổ, độc; nguy cơ tác động xấu đến môi trường;
nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản; khả năng gây tác động ảnh hưởng
xấu về chính trị, đối ngoại nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời.
3. Nhà, công trình, vật chướng ngại cản trở việc triển khai chữa cháy mà không có cách
nào khác để chữa cháy đạt hiệu quả cao hơn.
Điều 27. Hoàn trả và bồi thường thiệt hại phương tiện, tài sản được huy động để
chữa cháy
Phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được huy động để chữa
cháy và phục vụ chữa cháy phải được hoàn trả ngay sau khi kết thúc chữa cháy. Trường
hợp phương tiện, tài sản được huy động mà bị tổn hao; nhà, công trình bị phá dỡ theo quy
định tại các điểm c, d khoản 1 Điều 38 Luật Phòng cháy và chữa cháy thì được bồi thường
thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Điều 28. Chữa cháy trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại
diện tổ chức quốc tế và nhà ở của các thành viên các cơ quan này
1. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam chỉ được phép vào trụ sở của các cơ
quan sau đây để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc
người được ủy quyền của các cơ quan đó:
a) Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao;
b) Trụ sở của cơ quan lãnh sự của những nước ký kết với Việt Nam hiệp định lãnh sự trong
đó có quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào để chữa
cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền
của các cơ quan đó;
c) Trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc;
d) Trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên Chính phủ ngoài hệ thống Liên hợp
quốc, các đoàn thể của tổ chức quốc tế, nếu trong điều ước ký kết giữa Việt Nam và các tổ
chức này có quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào để
chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy
quyền của các cơ quan đó.
2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được vào trụ sở cơ quan lãnh sự, cơ
quan đại diện tổ chức quốc tế không quy định tại khoản 1 Điều này để chữa cháy mà không
cần có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của cơ
quan.
3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam chỉ được phép vào nhà ở của những
người sau đây để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của những người đó:
a) Nhà ở của viên chức ngoại giao, thành viên gia đình của viên chức ngoại giao không
phải là công dân Việt Nam; nhân viên hành chính, kỹ thuật và thành viên gia đình họ không
phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt Nam;
b) Nhà ở của viên chức lãnh sự không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người
thường trú tại Việt Nam; nếu trong hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và nước cử lãnh sự có
quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào để chữa cháy
khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của những người đó.
4. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được vào nhà ở của các thành viên
các cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế không thuộc đối tượng
được quy định tại khoản 3 Điều này để chữa cháy mà không cần có yêu cầu hoặc có sự
đồng ý của các thành viên đó.
Điều 29. Cờ hiệu, biển báo và băng sử dụng trong chữa cháy
1. Cờ hiệu, biển báo và băng sử dụng trong chữa cháy, gồm:
a) Cờ hiệu chữa cháy; cờ hiệu ban chỉ huy chữa cháy;
b) Băng chỉ huy chữa cháy;
c) Biển báo, dải băng phân ranh giới khu vực chữa cháy;
d) Biển cấm qua lại khu vực chữa cháy.
2. Quy cách cờ hiệu, biển báo và băng sử dụng trong chữa cháy quy định tại Phụ lục
VIII ban hành kèm theo Nghị định này,
Chương IV
LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Điều 30. Thành lập, quản lý, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng dân phòng
1. Công an cấp xã có trách nhiệm tham mưu với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thành
lập đội dân phòng trên cơ sở đề xuất của Trưởng thôn và trực tiếp chỉ đạo hoạt động của
đội dân phòng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quyết định thành lập, ban
hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, nơi làm việc, trang bị phương tiện, bảo đảm
các điều kiện cần thiết và duy trì hoạt động của đội dân phòng.
2. Bố trí lực lượng dân phòng:
a) Đội dân phòng có biên chế từ 10 người đến 20 người, trong đó 01 đội trưởng và 01 đội
phó; biên chế trên 20 người đến 30 người được biên chế thêm 01 đội phó. Đội dân phòng
có thể được chia thành các tổ dân phòng; biên chế của tổ dân phòng từ 05 đến 09 người,
trong đó có 01 tổ trưởng và 01 tổ phó;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định bổ nhiệm đội trưởng, đội phó đội dân
phòng, tổ trưởng, tổ phó tổ dân phòng.
3. Thành viên đội dân phòng là những người thường xuyên có mặt tại nơi cư trú.
4. Cơ quan Công an có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp
vụ phòng cháy và chữa cháy đối với lực lượng dân phòng.
Điều 31. Thành lập, quản lý, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng phòng cháy
và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành
1. Người đứng đầu cơ sở và người đứng đầu cơ quan, đơn vị kinh doanh hạ tầng khu công
nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có trách nhiệm thành lập đội
phòng cháy và chữa cháy cơ sở và trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ chuyên trách
hoặc không chuyên trách. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 44
Luật Phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm thành lập và duy trì đội phòng cháy và chữa
cháy chuyên ngành và trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không
chuyên trách.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở có trách nhiệm quyết định
thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện, bảo đảm
các điều kiện cần thiết và duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội
phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
3. Bố trí lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành:
a) Cơ sở có dưới 10 người thường xuyên làm việc thì tất cả những người làm việc tại cơ
sở đó là thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành và do người đứng
đầu cơ sở chỉ huy, chỉ đạo;
b) Cơ sở có từ 10 người đến 50 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng
cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 10 người, trong đó có 01 đội trưởng;
c) Cơ sở có trên 50 người đến 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội
phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 15 người, trong đó có 01 đội
trưởng và 01 đội phó;
d) Cơ sở có trên 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và
chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 25 người, trong đó có 01 đội trưởng và 02 đội
phó;
đ) Cơ sở có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập có trên 100 người thường xuyên
làm việc thì mỗi bộ phận, phân xưởng có 01 tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên
ngành; biên chế của tổ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 05 người, trong đó có 01 tổ
trưởng;
e) Cơ sở được trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới thì biên chế đội phòng cháy và chữa
cháy cơ sở, chuyên ngành phải bảo đảm duy trì số người thường trực đáp ứng theo cơ số
của phương tiện chữa cháy cơ giới;
g) Đối với trạm biến áp được vận hành tự động, có hệ thống phòng cháy và chữa cháy tự
động được liên kết, hiển thị, cảnh báo cháy về cơ quan chủ quản và có hệ thống quản lý cơ
sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố đến cơ quan Cảnh sát phòng
cháy và chữa cháy thì không phải thành lập và duy trì lực lượng phòng cháy và chữa cháy
cơ sở. Cơ quan, tổ chức trực tiếp vận hành, quản lý trạm biến áp phải chịu trách nhiệm duy
trì và bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với trạm biến áp do mình
quản lý.
4. Cơ quan Công an có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp
vụ phòng cháy và chữa cháy đối với lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên
ngành.
Điều 32. Phòng cháy và chữa cháy tình nguyện
1. Cá nhân tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải đăng ký với Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, Ủy ban nhân dân cấp
xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận, lập danh sách gửi cơ quan Công an quản lý
địa bàn.
Tổ chức tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải đăng ký với cơ
quan Công an quản lý địa bàn.
2. Tổ chức, cá nhân khi đã đăng ký tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa
cháy phải thực hiện nhiệm vụ và chịu sự chỉ đạo của đội trưởng, đội phó đội dân phòng, đội
phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc người có thẩm quyền khác theo quy định.
3. Chế độ, chính sách đối với cá nhân tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa
cháy được áp dụng như thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
Điều 33. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
1. Đối tượng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy
a) Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy
và chữa cháy;
b) Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
c) Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
d) Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc
với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
đ) Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận
chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng
hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
e) Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở thuộc danh mục quy định
tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
g) Thành viên đội, đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng.
2. Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy
a) Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng;
b) Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa
cháy;
c) Biện pháp phòng cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy;
d) Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;
đ) Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
e) Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
3. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
a) Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu: Từ 16 đến 24 giờ đối với đối tượng
quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và từ 32 đến 48 giờ đối với
đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Thời gian huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy,
chữa cháy sau khi chứng nhận này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 16 giờ đối với các đối
tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và 32 giờ đối với đối
tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu
08 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và tối
thiểu 16 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
4. Trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở có trách
nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho các đối
tượng thuộc phạm vi quản lý;
b) Cơ quan, tổ chức, cơ sở hoặc cá nhân có nhu cầu được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp
vụ phòng cháy và chữa cháy thì đề nghị cơ quan Công an hoặc cơ sở huấn luyện, hướng
dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đã được xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch
vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện. Kinh phí tổ chức huấn luyện do cơ quan,
tổ chức, cơ sở hoặc cá nhân tham gia huấn luyện chịu trách nhiệm.
5. Hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy:
a) Đối với cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức
huấn luyện: Văn bản đề nghị kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC21); kế
hoạch, chương trình, nội dung huấn luyện; danh sách trích ngang lý lịch của người đã
được huấn luyện;
b) Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở đề nghị cơ quan Công an hoặc cơ sở huấn luyện,
hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện: Văn bản đề nghị
huấn luyện, kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC22); danh sách trích ngang lý
lịch của người đăng ký huấn luyện;
c) Đối với cá nhân có nhu cầu được huấn luyện và cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ
phòng cháy, chữa cháy: Văn bản đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện
(Mẫu số PC23).
6. Hồ sơ đề nghị cấp đổi Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy trong
trường hợp bị hư hỏng gồm văn bản đề nghị cấp đổi, cấp lại Chứng nhận huấn luyện (Mẫu
số PC24) và Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy đã được cấp trước
đó.
7. Hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy trong
trường hợp bị mất: Văn bản đề nghị cấp đổi cấp lại Chứng nhận huấn luyện (Mẫu số
PC24).
8. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại
khoản 13 Điều này theo một trong các hình thức sau:
a) Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền;
b) Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ
thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật
nhà nước);
c) Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân
hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.
9. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ và
thực hiện theo các quy định sau:
a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận và ghi thông
tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số
PC03);
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định thì hướng
dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ
đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC04).
10. Thông báo kết quả xử lý hồ sơ:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền, cán
bộ tiếp nhận hồ sơ phải giao trực tiếp 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính
về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ
tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho người đến nộp hồ sơ và lưu 01 bản;
b) Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận
gửi thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại về việc tiếp nhận hoặc hướng dẫn bổ
sung hồ sơ đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ;
c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh
nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật, cán bộ tiếp nhận hồ sơ
phải gửi 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy
hoặc Phiếu hướng dẫn, bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy
và chữa cháy cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ trước đó và lưu 01 bản.
11. Người được cơ quan, tổ chức cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có Giấy giới thiệu hoặc
giấy ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ
chiếu còn giá trị sử dụng.
12. Thời hạn giải quyết các thủ tục về huấn luyện, kiểm tra, cấp, cấp đổi, cấp lại Chứng
nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy:
a) Đối với cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức
huấn luyện: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan
Công an có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả của đối tượng tham gia huấn
luyện;
b) Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở, cá nhân đề nghị cơ quan Công an tổ chức huấn luyện:
Trường hợp số lượng người đăng ký huấn luyện từ 20 người trở lên: Trong thời hạn 05
ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Công an có trách nhiệm tổ chức
huấn luyện và kiểm tra, đánh giá kết quả của đối tượng tham gia huấn luyện;
Trường hợp số lượng người đăng ký huấn luyện ít hơn 20 người: Cơ quan Công an có
trách nhiệm tập hợp; khi đủ số lượng thì thông báo thời gian, địa điểm tổ chức huấn luyện
và kiểm tra, đánh giá kết quả;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, cơ quan
Công an có thẩm quyền cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy
(Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017
của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa
cháy) cho các cá nhân hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ. Trường hợp không
cấp Chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
d) Thời hạn cấp đổi, cấp lại Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy là
05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không cấp đổi, cấp lại
Chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
13. Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy do Cục Cảnh sát phòng
cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn,
cứu hộ Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện cấp và có giá trị sử dụng trên phạm vi cả
nước trong thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp. Hết thời hạn này, phải huấn luyện lại để được
cấp Chứng nhận mới.
Điều 34. Chế độ, chính sách đối với người tham gia chữa cháy và đối với thành viên
đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành
1. Người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy theo lệnh
triệu tập, huy động của người có thẩm quyền thì được hưởng chế độ như sau:
a) Nếu thời gian chữa cháy dưới 02 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,3 ngày
lương tối thiểu vùng;
b) Nếu thời gian chữa cháy từ 02 giờ đến dưới 04 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền
bằng 0,45 ngày lương tối thiểu vùng;
c) Nếu thời gian chữa cháy từ 04 giờ trở lên hoặc chữa cháy nhiều ngày thì cứ 04 giờ được
bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,6 ngày lương tối thiểu vùng. Nếu tham gia chữa cháy vào
ban đêm từ 22 giờ đến 6 giờ sáng thì được tính gấp 2 lần theo cách tính trên;
d) Trường hợp bị tai nạn, bị thương được thanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnh; bị tai nạn
làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét
trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; bị chết thì được hưởng trợ cấp tiền
tuất, tiền mai táng phí. Những khoản chi chế độ nêu trên do tổ chức bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế chi trả theo quy định; nếu người đó chưa tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã
hội thì do ngân sách địa phương hoặc cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm;
đ) Trường hợp bị thương thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi
người có công với cách mạng thì được xét hưởng chính sách thương binh hoặc như
thương binh;
e) Trường hợp bị chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người
có công với cách mạng thì được xét công nhận là liệt sỹ.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm trình Hội
đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức hỗ trợ thường xuyên hàng tháng cho các chức
danh Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng; mức hỗ trợ căn cứ điều kiện thực tế của từng địa
phương nhưng không thấp hơn 15% lương tối thiểu vùng.
3. Đội trưởng, Đội phó đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành hoạt động
theo chế độ không chuyên trách ngoài việc được hưởng nguyên lương và các khoản phụ
cấp khác (nếu có) còn được hưởng hỗ trợ thường xuyên do cơ quan, tổ chức quản lý chi
trả. Căn cứ vào điều kiện thực tế, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định, mức hỗ trợ
cho từng chức danh nhưng không thấp hơn hệ số 0,2 lương tối thiểu vùng.
4. Thành viên đội dân phòng khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và
chữa cháy, mỗi ngày được hưởng trợ cấp một khoản tiền bằng 0,6 ngày lương tối thiểu
vùng; thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong thời gian tham
gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy được nghỉ làm việc, hưởng
nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) và mỗi ngày được hưởng một khoản
tiền bồi dưỡng bằng 0,3 ngày lương tối thiểu vùng.
5. Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ
phòng cháy và chữa cháy nếu bị tai nạn, tổn hại sức khỏe hoặc bị chết thì được hưởng chế
độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí; trường hợp chưa tham gia bảo hiểm
xã hội bắt buộc thì do ngân sách địa phương hoặc cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm.
Điều 35. Điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở
và chuyên ngành tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy
1. Thẩm quyền điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở
và chuyên ngành tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được điều động
đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên
ngành thuộc phạm vi quản lý của mình;
b) Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và
cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện được điều động lực lượng
dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong phạm vi địa
bàn quản lý của mình;
c) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được điều động
lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong
phạm vi cả nước.
2. Khi nhận được lệnh điều động tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy thì người
có thẩm quyền quản lý lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và
chuyên ngành phải chấp hành.
3. Thủ tục điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và
chuyên ngành tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy:
a) Đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy
chuyên ngành khi được điều động tham gia tuyên truyền, mít tinh, diễu hành, hội thao về
phòng cháy và chữa cháy, thực tập phương án chữa cháy; tham gia khắc phục nguy cơ
phát sinh cháy, nổ; khắc phục hậu quả vụ cháy và những hoạt động phòng cháy và chữa
cháy khác phải có trách nhiệm thực hiện theo yêu cầu của người có thẩm quyền;
b) Điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên
ngành tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải bằng lệnh huy động, điều động
lực lượng, phương tiện và tài sản tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số
PC20); trong trường hợp khẩn cấp thì được điều động bằng lời nói, nhưng chậm nhất
không quá 03 ngày làm việc phải có lệnh bằng văn bản. Khi điều động bằng lời nói, người
điều động phải xưng rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, địa chỉ, số điện thoại liên lạc và
nêu rõ yêu cầu về số lượng người cần điều động, thời gian, địa điểm có mặt và nội dung
hoạt động;
c) Lệnh điều động được gửi cho đối tượng có nghĩa vụ chấp hành và lưu hồ sơ.
Điều 36. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng
Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ngoài
việc được hưởng chế độ, chính sách theo quy định đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ
Cảnh sát nhân dân còn được hưởng các chế độ định lượng ăn cao, bồi dưỡng khi tập
luyện, khi chữa cháy; được hưởng chế độ theo danh mục ngành, nghề đặc biệt nặng nhọc,
nguy hiểm, độc hại theo quy định của pháp luật.
Chương V
PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Điều 37. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy
1. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy gồm phương tiện cơ giới, thiết bị, máy móc, dụng
cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ chuyên dùng cho việc phòng cháy, chữa cháy, cứu người, cứu
tài sản được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Phương tiện chữa cháy cơ giới của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được
quy định tại mục 1 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phải đáp
ứng các yêu cầu sau:
a) Bảo đảm về các thông số kỹ thuật theo thiết kế phục vụ cho phòng cháy và chữa cháy;
b) Phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu
chuẩn quốc tế được phép áp dụng tại Việt Nam.
Điều 38. Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
1. Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy là hoạt động theo quy trình của cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền để kiểm tra, đánh giá và chứng nhận sự phù hợp của phương
tiện phòng cháy và chữa cháy với yêu cầu quy định trong quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật
hoặc yêu cầu về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy theo hướng dẫn của Bộ Công
an.
2. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy thuộc danh mục quy định tại Phụ lục VII ban
hành kèm theo Nghị định này được sản xuất mới, lắp ráp, hoán cải trong nước hoặc nhập
khẩu trước khi đưa vào lưu thông phải được kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định
phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
3. Nội dung kiểm định:
a) Kiểm định chủng loại, mẫu mã phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
b) Kiểm định thông số kỹ thuật liên quan đến chất lượng phương tiện.
4. Phương thức kiểm định:
a) Kiểm tra số lượng, nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, số sêri và các thông số kỹ
thuật của phương tiện;
b) Kiểm tra chủng loại, mẫu mã phương tiện;
c) Kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm, đánh giá chất lượng mẫu phương tiện phòng cháy
và chữa cháy.
Mẫu phương tiện để kiểm định được lấy ngẫu nhiên theo phương pháp lấy mẫu quy định
tại quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng. Trường hợp chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn
kỹ thuật quy định kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm, đánh giá chất lượng mẫu phương tiện
phòng cháy và chữa cháy thì thực hiện theo quy chuẩn, tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quốc
tế được phép áp dụng tại Việt Nam. Cho phép sử dụng kết quả kiểm định của các cơ quan,
tổ chức nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp phép để xem xét
cấp giấy chứng nhận kiểm định;
d) Đánh giá kết quả và lập biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu
số PC25).
5. Hồ sơ đề nghị kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và
chữa cháy:
a) Hồ sơ đề nghị kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và
chữa cháy: Văn bản đề nghị kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện
phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC26) của đơn vị trực tiếp sản xuất, lắp ráp, hoán cải
trong nước hoặc nhập khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy; Giấy chứng nhận xuất
xứ hoặc xuất xưởng của phương tiện; Giấy chứng nhận chất lượng của phương tiện (nếu
có); tài liệu kỹ thuật của phương tiện đề nghị kiểm định;
b) Hồ sơ đề nghị kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy: Văn bản đề nghị kiểm
định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC26) của đơn vị trực tiếp sản xuất,
lắp ráp, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy; Giấy
chứng nhận xuất xứ hoặc xuất xưởng của phương tiện; Giấy chứng nhận chất lượng của
phương tiện (nếu có); tài liệu kỹ thuật của phương tiện đề nghị kiểm định;
c) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy:
Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa
cháy (Mẫu số PC27); biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy của cơ sở
kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy; biên
bản lấy mẫu phương tiện kiểm định (Mẫu số PC28); Giấy chứng nhận xuất xứ hoặc xuất
xưởng của phương tiện; Giấy chứng nhận chất lượng của phương tiện (nếu có); tài liệu kỹ
thuật của phương tiện đề nghị kiểm định;
d) Văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực
hoặc bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu. Nếu
hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt và cơ quan, tổ chức, cá
nhân đề nghị kiểm định phải chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch đó.
6. Cơ quan, tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 5 Điều này cho cơ quan Công
an có thẩm quyền quy định tại khoản 11 Điều này theo một trong các hình thức sau:
a) Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền;
b) Trực tuyến tại cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ
thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật
nhà nước);
c) Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân
hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.
7. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ và
thực hiện theo các quy định sau:
a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định tại khoản 5 Điều này thì
tiếp nhận và ghi thông tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy
và chữa cháy (Mẫu số PC03);
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định tại khoản 5
Điều này thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định và ghi thông tin vào Phiếu hướng
dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu
số PC04).
8. Thông báo kết quả xử lý hồ sơ:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền, cán
bộ tiếp nhận hồ sơ phải giao trực tiếp 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính
về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ
tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho người đến nộp hồ sơ và lưu 01 bản;
b) Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận
gửi thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại về việc tiếp nhận hoặc hướng dẫn bổ
sung hồ sơ đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ;
c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh
nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật, cán bộ tiếp nhận hồ sơ
phải gửi 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy
hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy
và chữa cháy cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ trước đó và lưu 01 bản.
9. Người được cơ quan, tổ chức cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có Giấy giới thiệu hoặc giấy
ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu
còn giá trị sử dụng.
10. Thời hạn giải quyết hồ sơ:
a) Trường hợp cơ quan, tổ chức đề nghị cơ quan Công an trực tiếp kiểm định, cấp Giấy
chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy:
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm a
khoản 5 Điều này, cơ quan Công an đã tiếp nhận hồ sơ phải có thông báo cho cơ quan, tổ
chức đã gửi hồ sơ trước đó về việc tổ chức lấy mẫu xác suất để thực hiện việc kiểm định,
sau khi lấy mẫu phải lập biên bản lấy mẫu phương tiện kiểm định (Mẫu số PC28). Trong
thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm định kèm theo biên bản kiểm định,
cơ quan Công an phải thông báo kết quả kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định
phương tiện phòng cháy và chữa cháy; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm định
phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
b) Trường hợp phương tiện phòng cháy và chữa cháy do cơ sở kinh doanh dịch vụ tư vấn
kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy thực hiện kiểm định và đề nghị cơ
quan Công an cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng
nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm c khoản 5 Điều
này, cơ quan Công an có trách nhiệm xem xét, đánh giá kết quả kiểm định và cấp Giấy
chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy; trường hợp không cấp Giấy
chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải có văn bản trả lời, nêu
rõ lý do;
c) Mỗi phương tiện phòng cháy và chữa cháy chỉ thực hiện kiểm định một lần và được cấp
Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC29) và dán
tem kiểm định. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có Giấy chứng nhận kiểm định
phương tiện phòng cháy và chữa cháy, đơn vị thực hiện kiểm định có trách nhiệm phối hợp
với cơ quan Công an cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa
cháy tổ chức dán tem kiểm định lên phương tiện theo Giấy chứng nhận kiểm định phương
tiện phòng cháy và chữa cháy đã cấp.
11. Thẩm quyền kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và
chữa cháy:
a) Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện kiểm định, cấp Giấy
chứng nhận kiểm định đối với phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục
VII ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh cấp Giấy
chứng nhận kiểm định đối với phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại các mục
2, 3, 6, 7 và 8 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này của cơ quan, tổ chức có trụ sở
đóng trên địa bàn quản lý và các loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy do Cục Cảnh
sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ủy quyền;
c) Đơn vị thuộc cơ quan Công an có đủ điều kiện, được Bộ Công an cho phép thực hiện
công tác kiểm định; cơ sở kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng
cháy và chữa cháy đã được xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa
cháy được phép thực hiện các hoạt động tiếp nhận hồ sơ đề nghị kiểm định, lấy mẫu, kiểm
tra, kiểm định kỹ thuật và lập biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
(Mẫu số PC25) đối với loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy đã được cấp phép kiểm
định thuộc danh mục quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này. Sau khi có
kết quả kiểm định phải thông báo bằng văn bản kèm theo biên bản kiểm định để đơn vị đề
nghị kiểm định gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy
và chữa cháy theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều này đến cơ quan Công an có thẩm
quyền xem xét, cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
Điều 39. Trang bị phương tiện cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được trang bị phương tiện phòng cháy và
chữa cháy và các phương tiện, thiết bị khác bảo đảm về số lượng và chất lượng, đồng bộ,
hiện đại, đáp ứng yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, cứu người trong mọi tình huống và
trong mọi lĩnh vực, phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước.
Điều 40. Quản lý và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy
1. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải được quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa theo
đúng quy định và bảo đảm sẵn sàng chữa cháy. Phương tiện chữa cháy cơ giới còn được
sử dụng vào các mục đích sau đây:
a) Tham gia công tác bảo đảm an ninh chính trị;
b) Tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
c) Cấp cứu người bị nạn; xử lý tai nạn khẩn cấp;
d) Chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai.
2. Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử
dụng vào mục đích quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Công
an cấp tỉnh, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện trong phạm vi quản lý của mình có quyền
điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại các điểm b, c
và điểm d khoản 1 Điều này.
4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động
phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại các điểm c và điểm d
khoản 1 Điều này.
Chương VI
KINH DOANH DỊCH VỤ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Điều 41. Điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
1. Cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là cơ sở kinh
doanh), gồm: Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chi nhánh, cơ sở trực thuộc
doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; đơn vị sự nghiệp của các cơ quan, tổ chức;
hộ kinh doanh.
2. Người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh quy định tại khoản
1 Điều này phải có văn bằng hoặc Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa
cháy và là người có tên tại một trong các văn bản sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi
nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp
tác xã; Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp; Giấy
chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; văn bản thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo
văn bản thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp.
Trường hợp người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh là người
nước ngoài, đã có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa
cháy hoặc chứng chỉ hành nghề về phòng cháy và chữa cháy do cơ quan, tổ chức nước
ngoài cấp thì phải có văn bản hợp pháp hóa lãnh sự.
3. Có cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh dịch vụ
phòng cháy và chữa cháy:
a) Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng
cháy và chữa cháy: Có địa điểm hoạt động; phương tiện, thiết bị bảo đảm thực hiện tư vấn
thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy;
b) Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa
cháy: Có phòng thí nghiệm và thiết bị kiểm định được cơ quan có thẩm quyền công nhận
chất lượng;
c) Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn chuyển giao công nghệ phòng cháy và chữa cháy;
huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy: Có phương tiện, thiết bị
bảo đảm thực hiện tư vấn chuyển giao công nghệ; phương tiện, thiết bị phục vụ huấn
luyện, địa điểm tổ chức huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;
d) Đối với cơ sở kinh doanh về thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy: Có
phương tiện, thiết bị, máy móc bảo đảm cho việc thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và
chữa cháy;
đ) Đối với cơ sở kinh doanh về sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa
cháy: Có địa điểm hoạt động; có nhà xưởng, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động
sản xuất, lắp ráp, thử nghiệm phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy.
4. Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng
cháy và chữa cháy, ngoài quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, phải có ít nhất 02 cá
nhân có Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với lĩnh vực tư
vấn theo quy định tại điểm b, điểm d khoản 3 Điều 43 Nghị định này; trong đó có ít nhất 01
cá nhân đảm nhiệm chức danh chủ trì thiết kế, thẩm định, giám sát về phòng cháy và chữa
cháy.
5. Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa
cháy, ngoài quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, phải có ít nhất 02 cá nhân có chứng
chỉ hành nghề theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 43 Nghị định này.
6. Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn chuyển giao công nghệ phòng cháy và chữa cháy;
huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, ngoài quy định tại khoản 2,
khoản 3 Điều này, phải có ít nhất 01 người có trình độ đại học trở lên ngành phòng cháy và
chữa cháy hoặc trình độ đại học trở lên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động và
được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.
7. Đối với cơ sở kinh doanh về thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy, ngoài
quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, phải có ít nhất 01 chỉ huy trưởng thi công được cấp
Chứng chỉ hành nghề chỉ huy thi công về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại điểm
đ khoản 3 Điều 43 Nghị định này.
8. Đối với cơ sở kinh doanh về sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa
cháy, ngoài quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, phải có ít nhất 01 người có trình độ đại
học trở lên ngành phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ đại học trở lên ngành khác phù
hợp với lĩnh vực hoạt động và được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và
chữa cháy.
9. Đối với cơ sở kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy phải đáp
ứng các quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
10. Các cá nhân quy định tại khoản 4, 5, 6, 7 và khoản 8 Điều này phải tham gia trực tiếp
vào hoạt động kinh doanh dịch vụ của cơ sở đó.
Cá nhân đã sử dụng văn bằng, chứng chỉ để bảo đảm cho một cơ sở đủ điều kiện kinh
doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy thì không được sử dụng văn bằng, chứng chỉ đó
để bảo đảm cho cơ sở khác đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
Điều 42. Điều kiện đối với cá nhân hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
Cá nhân được phép hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy khi đáp ứng các điều
kiện sau:
1. Có Chứng chỉ hành nghề về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hoạt động kinh
doanh.
2. Hoạt động cho cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
Điều 43. Văn bằng, chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy và điều kiện cấp chứng
chỉ về phòng cháy và chữa cháy
1. Văn bằng về phòng cháy và chữa cháy:
a) Bằng tiến sĩ ngành phòng cháy và chữa cháy;
b) Bằng thạc sĩ và văn bằng trình độ tương đương ngành phòng cháy và chữa cháy;
c) Bằng cử nhân và văn bằng trình độ tương đương ngành phòng cháy và chữa cháy;
d) Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành phòng cháy và chữa cháy;
đ) Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành phòng cháy và chữa cháy.
2. Chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy:
a) Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy;
b) Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy: Chứng chỉ hành nghề tư vấn
thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; Chứng chỉ hành nghề tư vấn thẩm định về phòng
cháy và chữa cháy; Chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy;
Chứng chỉ hành nghề tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy;
Chứng chỉ hành nghề chỉ huy thi công về phòng cháy và chữa cháy.
3. Điều kiện cấp chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy:
a) Cá nhân để được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phải
qua bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.
Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy do cơ sở giáo dục có chức
năng đào tạo nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy cấp và có giá trị sử dụng trên phạm vi
toàn quốc;
b) Cá nhân để được cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định về phòng
cháy và chữa cháy phải đáp ứng yêu cầu sau:
Có trình độ cao đẳng trở lên ngành phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ đại học trở lên
ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động và đã được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến
thức về phòng cháy và chữa cháy;
Đã tham gia thực hiện tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định về phòng cháy và chữa cháy ít nhất
03 dự án, công trình đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp Giấy chứng
nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
c) Cá nhân để được cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng
cháy và chữa cháy phải đáp ứng yêu cầu sau:
Có trình độ cao đẳng trở lên ngành phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ đại học trở lên
ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động và đã được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến
thức về phòng cháy và chữa cháy;
d) Cá nhân để được cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa
cháy phải đáp ứng yêu cầu sau:
Có trình độ trung cấp trở lên ngành phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ trung cấp trở
lên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động và đã được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến
thức về phòng cháy và chữa cháy;
Đã tham gia thực hiện giám sát thi công ít nhất 03 dự án, công trình đã được cơ quan Cảnh
sát phòng cháy và chữa cháy cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy
và chữa cháy;
Có Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công.
đ) Cá nhân để được cấp Chứng chỉ hành nghề chỉ huy thi công về phòng cháy và chữa
cháy phải đáp ứng yêu cầu sau:
Có trình độ trung cấp trở lên ngành phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ trung cấp trở
lên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động và đã được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến
thức về phòng cháy và chữa cháy;
Đã tham gia thực hiện thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy ít nhất 03 dự án,
công trình đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp văn bản chấp thuận
kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
4. Cá nhân đảm nhiệm chức danh chủ trì thiết kế, thẩm định, giám sát về phòng cháy và
chữa cháy phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại điểm b
khoản 2 Điều này phù hợp với chức danh đảm nhiệm;
b) Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm phù hợp với lĩnh vực hoạt động và đã thực hiện tư vấn
thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy ít nhất 03 công
trình đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp Giấy chứng nhận thẩm
duyệt thiết kế, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
5. Ngành phù hợp quy định tại Điều 41 và Điều này bao gồm các mã nhóm ngành đào tạo:
Kiến trúc và quy hoạch; xây dựng; quản lý xây dựng (trừ mã ngành kinh tế xây dựng); công
nghệ kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dựng; công nghệ kỹ thuật cơ khí; công nghệ kỹ
thuật điện, điện tử và viễn thông; công nghệ dầu khí và khai thác; kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ
thuật (trừ mã ngành kỹ thuật in); kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông (trừ mã ngành kỹ thuật
y sinh) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 44. Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy
1. Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy:
a) Văn bản đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số
PC30);
b) Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy
(Mẫu số PC31);
c) Văn bằng, chứng chỉ có liên quan đến nội dung đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn
về phòng cháy và chữa cháy;
d) 02 ảnh màu, cỡ 3x4 cm của cá nhân đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng
cháy và chữa cháy.
2. Hồ sơ đề nghị cấp đổi Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy đối với
trường hợp bổ sung nội dung hành nghề tư vấn mới gồm tài liệu quy định tại khoản 1 Điều
này và Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy đã được cấp trước đó.
3. Hồ sơ đề nghị cấp đổi Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy đối với
trường hợp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy hết thời hạn sử
dụng hoặc bị hư hỏng gồm các tài liệu quy định tại điểm a, d khoản 1 Điều này và Chứng
chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy đã được cấp trước đó.
4. Hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy đối với
trường hợp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy bị mất gồm các tài
liệu quy định tại điểm a, d khoản 1 Điều này và giấy báo mất có xác nhận của cơ quan
Công an nơi bị mất Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy.
5. Các văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại Chứng chỉ hành nghề
tư vấn về phòng cháy và chữa cháy khi gửi cơ quan Công an là bản chính hoặc bản sao có
công chứng, chứng thực hoặc bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp
nhận hồ sơ đối chiếu.
6. Cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 11 Điều này
theo một trong các hình thức sau:
a) Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền;
b) Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ
thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật
nhà nước);
c) Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân
hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.
7. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ và
thực hiện theo các quy định sau:
a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận và ghi thông
tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số
PC03);
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định thì hướng
dẫn hoàn thiện hồ sơ và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải
quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC04).
8. Thông báo kết quả xử lý hồ sơ:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền, cán
bộ tiếp nhận hồ sơ phải giao trực tiếp 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính
về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ
tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho người đến nộp hồ sơ và lưu 01 bản;
b) Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận
gửi thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại về việc tiếp nhận hoặc hướng dẫn bổ
sung hồ sơ đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ;
c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh
nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật, cán bộ tiếp nhận hồ sơ
phải gửi 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy
hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy
và chữa cháy cho cá nhân đã nộp hồ sơ trước đó và lưu 01 bản.
9. Người đến liên hệ nộp hồ sơ phải có Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, xuất trình thẻ
Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
10. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm
quyền có trách nhiệm xem xét, cấp, cấp đổi, cấp lại Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng
cháy và chữa cháy (Mẫu số PC32). Trường hợp không cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về
phòng cháy và chữa cháy phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
11. Thẩm quyền cấp, cấp đổi, cấp lại Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa
cháy:
Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp, cấp đổi, cấp lại Chứng chỉ
hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy cho các cá nhân trên phạm vi toàn quốc.
12. Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy có giá trị sử dụng trên phạm
vi toàn quốc.
Điều 45. Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa
cháy bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa
cháy (Mẫu số PC33);
b) Văn bằng hoặc Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy của người
đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh;
c) Danh sách cá nhân có Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy phù
hợp với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của cơ sở; có kèm theo
Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy và quyết định tuyển dụng hoặc
hợp đồng lao động của từng cá nhân;
d) Văn bản chứng minh về điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt
động kinh doanh: Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê địa điểm hoạt động;
bảng kê khai các phương tiện, thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh; Chứng chỉ công nhận
chất lượng của phòng thí nghiệm và đánh giá hiệu chuẩn thiết bị kiểm định của cơ quan có
thẩm quyền đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ
tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.
2. Hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và
chữa cháy đối với trường hợp cơ sở kinh doanh có sự thay đổi về người đứng đầu, người
đại diện theo pháp luật gồm văn bản quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này và
Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy đã được cấp
trước đó.
3. Hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và
chữa cháy đối với trường hợp cơ sở kinh doanh thay đổi địa điểm, thay đổi hoặc bổ sung
ngành, nghề kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy gồm văn bản quy định tại điểm
a, c và điểm d khoản 1 Điều này và Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng
cháy và chữa cháy đã được cấp trước đó.
4. Hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và
chữa cháy đối với trường hợp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy
và chữa cháy bị hư hỏng hoặc cơ sở kinh doanh có sự thay đổi về tên gọi gồm văn bản quy
định tại điểm a khoản 1 Điều này và Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng
cháy và chữa cháy đã được cấp trước đó.
5. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và
chữa cháy đối với trường hợp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy
và chữa cháy bị mất gồm văn bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và giấy báo mất có
xác nhận của cơ quan Công an nơi bị mất Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ
phòng cháy và chữa cháy.
6. Các văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều
kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy khi gửi cơ quan Công an là bản chính
hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản
chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu.
7. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại
khoản 12 Điều này theo một trong các hình thức sau:
a) Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền;
b) Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ
thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật
nhà nước);
c) Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân
hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.
8. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ và
thực hiện theo các quy định sau:
a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận và ghi thông
tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số
PC03);
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định thì hướng
dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ
đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC04).
9. Thông báo kết quả xử lý hồ sơ:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền, cán
bộ tiếp nhận hồ sơ phải giao trực tiếp 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính
về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ
tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho người đến nộp hồ sơ và lưu 01 bản;
b) Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận
gửi thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại về việc tiếp nhận hoặc hướng dẫn bổ
sung hồ sơ đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ;
c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh
nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật, cán bộ tiếp nhận hồ sơ
phải gửi 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy
hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy
và chữa cháy cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ trước đó và lưu 01 bản.
10. Người được cơ quan, tổ chức cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có Giấy giới thiệu hoặc
giấy ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ
chiếu còn giá trị sử dụng.
11. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm
quyền có trách nhiệm xem xét, cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh
dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cho cơ sở (Mẫu số PC34). Trường hợp không cấp Giấy
xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy phải có văn bản trả lời,
nêu rõ lý do.
12. Thẩm quyền cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng
cháy và chữa cháy:
a) Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác
nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cho cơ sở kinh doanh dịch
vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy, cơ sở sản xuất, lắp ráp
phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy; cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và
chữa cháy được thành lập theo quyết định của cấp bộ; cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng
cháy và chữa cháy có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh cấp, cấp
đổi, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cho
cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn quản lý, trừ các cơ sở kinh
doanh thuộc thẩm quyền của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
13. Cơ sở kinh doanh chỉ được tiến hành các hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và
chữa cháy sau khi được cơ quan Công an cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch
vụ phòng cháy và chữa cháy.
Điều 46. Quản lý, sử dụng, thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ
phòng cháy và chữa cháy
1. Người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng
cháy và chữa cháy có trách nhiệm quản lý Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ
phòng cháy và chữa cháy và thực hiện trách nhiệm sau đây:
a) Khi cơ sở kinh doanh bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật hoặc không còn
kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy thì phải nộp lại cho cơ quan Công an đã cấp
trước đó để thu hồi;
b) Trường hợp tạm ngừng hoạt động phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an đã
cấp trước đó biết về lý do, thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh;
c) Trường hợp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy bị
mất, hư hỏng, cơ sở kinh doanh có sự thay đổi về tên gọi, địa điểm, người đứng đầu,
người đại diện theo pháp luật, thay đổi hoặc bổ sung ngành, nghề kinh doanh dịch vụ
phòng cháy và chữa cháy thì phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại hoặc cấp đổi giấy xác
nhận;
d) Xuất trình Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cho
cơ quan Công an và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.
2. Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy bị thu hồi khi
cơ sở kinh doanh không bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và
chữa cháy sau khi đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy
và chữa cháy. Việc thu hồi thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định này. Sau
khi thu hồi, cơ quan Công an có văn bản thông báo cho cơ quan đăng ký doanh nghiệp
hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép cơ sở kinh doanh hoạt động.
Chương VII
KINH PHÍ BẢO ĐẢM CHO HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Điều 47. Sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy
1. Nguồn tài chính cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy được sử dụng cho các nội
dung sau đây:
a) Đầu tư cho hoạt động, cơ sở vật chất, trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy và
các thiết bị của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
b) Hỗ trợ hoạt động của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở
và lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
c) Hỗ trợ tuyên truyền và xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa
cháy;
d) Hỗ trợ khen thưởng trong công tác phòng cháy và chữa cháy;
đ) Hỗ trợ các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khác.
2. Nguồn tài chính cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy được quản lý và sử dụng theo
quy định của pháp luật.
Điều 48. Kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy
1. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động phòng cháy và chữa cháy của lực lượng Cảnh sát
phòng cháy và chữa cháy, các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang và
các đơn vị khác thụ hưởng ngân sách nhà nước ở trung ương và địa phương do ngân sách
nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn kinh phí
hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Hàng năm, Bộ Công an lập kế hoạch ngân sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy
và giao Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện; Ủy ban nhân
dân các cấp phải lập kế hoạch ngân sách bảo đảm cho hoạt động phòng cháy và chữa
cháy của địa phương.
2. Cơ quan, tổ chức không thụ hưởng ngân sách nhà nước, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức
nước ngoài đóng trên lãnh thổ Việt Nam tự bảo đảm kinh phí cho hoạt động phòng cháy và
chữa cháy theo quy định.
3. Ngân sách nhà nước bảo đảm cho hoạt động của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và
chữa cháy được sử dụng cho các nội dung sau:
a) Hoạt động thường xuyên của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
b) Trang bị, đổi mới và hiện đại hóa phương tiện phòng cháy và chữa cháy và cơ sở vật
chất kỹ thuật; nghiên cứu khoa học và công nghệ về phòng cháy và chữa cháy theo quy
định.
4. Nội dung chi cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy của Ủy ban nhân dân các cấp bao
gồm:
a) Hỗ trợ xây dựng, cải tạo và sửa chữa trụ sở làm việc, mua sắm, trang bị, bảo dưỡng,
sửa chữa, đổi mới, hiện đại hóa phương tiện phòng cháy và chữa cháy và cơ sở vật chất
kỹ thuật cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đóng trên địa bàn;
b) Hoạt động thường xuyên của lực lượng dân phòng; hỗ trợ thường xuyên cho Đội
trưởng, Đội phó đội dân phòng;
c) Mua sắm thiết bị bảo hộ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng dân
phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở thuộc cơ quan tổ chức thụ hưởng
ngân sách nhà nước.
Điều 49. Khuyến khích đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy
1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế đầu tư,
tài trợ trong các lĩnh vực sau đây:
a) Hoạt động phòng cháy và chữa cháy;
b) Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
c) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức phòng cháy và chữa cháy;
d) Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào hoạt động phòng cháy và chữa cháy;
đ) Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật phục vụ công tác phòng cháy và chữa
cháy.
2. Nhà nước khuyến khích nghiên cứu sản xuất, lắp ráp trong nước, xuất khẩu phương tiện
phòng cháy và chữa cháy.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sản xuất, lắp ráp phương tiện phòng cháy và chữa cháy trong
nước, xuất khẩu, nhập khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy được hưởng chính
sách ưu đãi về thuế theo quy định của Nhà nước.
Chương VIII
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ
VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA
CHÁY
Điều 50. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình có trách nhiệm:
a) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các quy định về phòng cháy và chữa cháy
trong phạm vi quản lý và thẩm quyền của mình;
b) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, hướng dẫn kiến thức về phòng cháy và chữa
cháy; chỉ đạo xây dựng và duy trì phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy;
c) Chỉ đạo việc đầu tư kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy, trang bị phương
tiện phòng cháy và chữa cháy;
d) Chỉ đạo về tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy;
đ) Bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy; thống kê, báo cáo Chính
phủ và Bộ Công an về phòng cháy và chữa cháy.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành, đơn vị liên
quan xây dựng nội dung, thời lượng và quy định việc lồng ghép kiến thức, kỹ năng về
phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ vào chương trình môn học, hoạt động giáo dục
trong chương trình giáo dục phổ thông, hoạt động ngoại khóa phù hợp với từng cấp học,
bậc học và trình độ đào tạo.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan liên quan
tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, hướng dẫn kiến
thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
4. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan tiến hành rà
soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và các quy hoạch thuộc phạm vi
quản lý gắn với quy hoạch hạ tầng về phòng cháy và chữa cháy bảo đảm phù hợp với tình
hình thực tiễn; nghiên cứu sửa đổi, xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên
quan đến phòng cháy và chữa cháy đối với các loại hình công trình đặc thù hiện chưa có
quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật để áp dụng.
5. Bộ Tài chính chủ trì, bố trí ngân sách chi thường xuyên cho các bộ, cơ quan trung ương
thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Luật Ngân sách nhà
nước và các văn bản hướng dẫn.
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công an, các bộ, ngành có
liên quan tổng hợp kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm, hàng năm về lĩnh vực phòng cháy và
chữa cháy của các bộ, ngành, địa phương vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm,
hàng năm của nhà nước bảo đảm sự phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng
- an ninh; thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án đầu tư xây dựng cơ sở,
sản xuất, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác phòng cháy và chữa cháy theo quy định
của Luật Đầu tư công; tổng hợp trình Chính phủ, Quốc hội phê duyệt thực hiện.
7. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công an trong công tác phòng cháy và chữa cháy
trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế
và nhà ở của thành viên các cơ quan này; đăng tải thông tin về những tổ chức quốc tế, tổ
chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ huy động để
tham gia chữa cháy; thông báo cho Bộ Công an về trụ sở của cơ quan lãnh sự của những
nước ký kết với Việt Nam hiệp định lãnh sự, trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế
thuộc hệ thống Liên hợp quốc, trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên Chính phủ
ngoài hệ thống Liên hợp quốc, các đoàn thể của tổ chức quốc tế mà lực lượng phòng cháy
và chữa cháy của Việt Nam chỉ được phép vào để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự
đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của các cơ quan đó; thông báo
cho Bộ Công an về nhà ở của viên chức lãnh sự không phải là công dân Việt Nam hoặc
không phải là người thường trú tại Việt Nam mà trong hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và
nước cử lãnh sự có quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam chỉ được
phép vào để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của những người đó.
8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể chế độ đối với người được điều
động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy theo lệnh triệu tập, huy động của
người có thẩm quyền trong trường hợp bị tai nạn, bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao
động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa, bị thương, bị thương thuộc một trong
các trường hợp quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, bị chết, bị
chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách
mạng; chế độ đối với thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và
chuyên ngành khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;
chế độ đối với thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên
ngành khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy bị tai nạn,
tổn hại sức khỏe hoặc bị chết sau khi thống nhất với Bộ Công an và Bộ Tài chính.
9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc
phòng, các bộ, ngành, địa phương và cơ quan có liên quan xây dựng thực hiện hiệu quả
phương án, kế hoạch huy động các lực lượng tham gia công tác phòng cháy và chữa cháy
rừng.
Điều 51. Trách nhiệm của Bộ Công an
Bộ Công an có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy
trong phạm vi cả nước và thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Đề xuất và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phòng cháy và chữa cháy
trên phạm vi toàn quốc.
2. Đề xuất ban hành hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu
chuẩn về phòng cháy và chữa cháy; quy định việc phân cấp quản lý về phòng cháy và
chữa cháy, phân cấp huấn luyện, cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa
cháy trong Công an nhân dân; quy định về nội dung, thời lượng bồi dưỡng kiến thức về
phòng cháy và chữa cháy; hướng dẫn về kiểm tra, tập huấn nghiệp vụ kiểm tra, thẩm duyệt
thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
3. Hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa
cháy, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy.
4. Thực hiện công tác quản lý về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông
cơ giới và cơ sở thuộc phạm vi quản lý; kiểm tra, thanh tra về phòng cháy và chữa cháy;
giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trong
phạm vi thẩm quyền.
5. Thực hiện thẩm duyệt, kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của chủ
đầu tư, chủ phương tiện đối với các dự án, công trình xây dựng, các phương tiện giao
thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và quy định
việc thực hiện các nội dung này trong lực lượng Công an nhân dân; kiểm tra, kiểm định và
chứng nhận phù hợp đối với thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy; quy định, quản
lý, in và phát hành tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
6. Thực hiện công tác điều tra, xử lý vụ cháy và xử lý các vi phạm quy định về phòng cháy
và chữa cháy.
7. Quy định, hướng dẫn, chỉ đạo việc tiếp nhận, xử lý thông tin báo cháy, chỉ huy chữa
cháy, tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy và triển khai hoạt động chữa cháy, xây
dựng và thực tập phương án chữa cháy theo quy định.
8. Xây dựng và tổ chức thực hiện dự án đầu tư trang bị phương tiện phòng cháy và chữa
cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; ban hành và tổ chức thực hiện các
quy định về định mức, tiêu chuẩn trang bị, quản lý, bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng
phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
9. Xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; tổ chức đào tạo cán bộ chuyên
môn về phòng cháy và chữa cháy.
10. Tổ chức việc nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong
lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.
11. Thực hiện thống kê nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.
12. Tổ chức hệ thống thông tin quản lý, chỉ huy điều hành hoạt động phòng cháy và chữa
cháy.
13. Kiểm tra hoạt động bảo hiểm cháy, nổ gắn với hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
14. Trình Chính phủ về việc tham gia các tổ chức quốc tế, ký kết hoặc tham gia các điều
ước quốc tế về hoạt động phòng cháy và chữa cháy; thực hiện các hoạt động quốc tế liên
quan đến hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền.
Điều 52. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy ở địa
phương và có nhiệm vụ cụ thể sau đây:
a) Ban hành các quy định về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương;
b) Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và
chữa cháy tại địa phương; xử lý các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy
theo thẩm quyền;
c) Hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa
cháy cho nhân dân, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy;
d) Đầu tư ngân sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; trang bị phương tiện phòng
cháy và chữa cháy;
đ) Bảo đảm điều kiện về thông tin báo cháy, đường giao thông, nguồn nước phục vụ chữa
cháy;
e) Quy hoạch địa điểm, đề xuất cấp đất và xây dựng doanh trại cho lực lượng Cảnh sát
phòng cháy và chữa cháy;
g) Chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy cần huy động nhiều lực lượng,
phương tiện tham gia;
h) Chỉ đạo tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy;
i) Thống kê, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên, Chính phủ và Bộ Công an về phòng cháy
và chữa cháy.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm
thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy ở địa phương và có nhiệm vụ cụ
thể sau:
a) Ban hành, chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng
cháy và chữa cháy; kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư, hộ
gia đình, hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh và cơ sở thuộc phạm vi quản lý; xử lý
các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền;
b) Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa
cháy; xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy;
c) Tổ chức quản lý đội dân phòng tại các thôn;
d) Đầu tư kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; trang bị phương tiện phòng
cháy và chữa cháy cho các đội dân phòng theo quy định;
đ) Chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;
e) Tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy;
g) Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy lên Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Chương IX
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 53. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 01 năm 2021 và thay thế Nghị định
số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Phòng cháy và chữa cháy (sau đây gọi là Nghị định số 79/2014/NĐ-CP).
2. Các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu trong Nghị định này khi được sửa đổi, bổ
sung, thay thế thì nội dung dẫn chiếu trong Nghị định này cũng được điều chỉnh và thực
hiện theo văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, thay thế.
3. Giải quyết thủ tục hành chính qua cổng dịch vụ công:
a) Trong trường hợp Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền chưa bảo đảm các điều
kiện thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, việc nộp hồ sơ và thông báo kết
quả xử lý hồ sơ được thực hiện theo hình thức trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan
có thẩm quyền hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp,
cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện việc nộp hồ sơ và thông báo kết quả xử lý hồ sơ trực tuyến khi Cổng Dịch vụ
công của cấp có thẩm quyền bảo đảm các điều kiện thực hiện thủ tục hành chính trên môi
trường điện tử, theo quy định của Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020
của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
4. Quy định chuyển tiếp:
a) Đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV, phương tiện giao
thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định
tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP đã được cấp Giấy chứng nhận thẩm
duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy nhưng không thuộc đối tượng quy định tại Phụ
lục V Nghị định này thì vẫn thực hiện việc thi công, nghiệm thu về phòng cháy và chữa
cháy theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định này;
b) Đối với dự án, công trình không thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV Nghị định
số 79/2014/NĐ-CP đã được cơ quan quản lý xây dựng thẩm định, cấp giấy phép xây dựng
hoặc đã tổ chức thi công, nếu thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục V Nghị định này thì chủ
đầu tư tiếp tục thi công, nghiệm thu và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn phòng cháy và
chữa cháy đối với công trình;
c) Phương án chữa cháy của cơ sở đã được xây dựng theo Mẫu số PC11 ban hành kèm
theo Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công an quy định
chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP (sau đây gọi là Thông tư số
66/2014/TT-BCA) và được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu không có sự thay đổi về tính
chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa
cháy thì tiếp tục được sử dụng, không phải xây dựng và phê duyệt lại;
d) Cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải quyết các thủ tục sau
đây trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị
định số 79/2014/NĐ-CP: Cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ; thẩm
duyệt thiết kế, kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; phê duyệt phương
án chữa cháy; cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy; kiểm định
phương tiện phương tiện phòng cháy và chữa cháy; cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về
phòng cháy và chữa cháy, xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ về phòng cháy và
chữa cháy;
đ) Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ; Giấy chứng nhận thẩm duyệt về
phòng cháy và chữa cháy, văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; văn
bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện
phòng cháy và chữa cháy; Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy; Giấy
xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy; Chứng chỉ bồi dưỡng
kiến thức về phòng cháy và chữa cháy đã được cấp theo quy định tại Nghị định
số 79/2014/NĐ-CP tiếp tục có giá trị sử dụng đến khi hết thời hạn (nếu có) theo quy định;
e) Các đơn vị đã được Bộ Công an cho phép thực hiện kiểm định phương tiện phòng cháy
và chữa cháy tiếp tục thực hiện kiểm định theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP , sau thời gian
24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực phải đáp ứng đầy đủ điều kiện thực hiện
kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo Nghị định này. Tem kiểm định
phương tiện phòng cháy và chữa cháy được in theo Mẫu số PC20 ban hành kèm theo
Thông tư số 36/2018/TT-BCA ngày 05 tháng 12 năm 2018 của Bộ Công an sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 66/2014/TT-BCA và tiếp tục thực hiện đến khi Bộ Công
an quy định mới về tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
Điều 54. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận: TM. CHÍNH PHỦ


- Ban Bí thư Trung ương Đảng; THỦ TƯỚNG
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương; Nguyễn Xuân Phúc
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ
Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc,
Công báo;
- Lưu: VT, NC (2b).
PHỤ LỤC I
DANH MỤC CƠ SỞ THUỘC DIỆN QUẢN LÝ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
(Kèm theo Nghị định số: 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ)
1. Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp.
2. Nhà chung cư; nhà tập thể, nhà ở ký túc xá; nhà hỗn hợp.
3. Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non; trường tiểu học, trung học cơ sở; trung học phổ
thông, trường phổ thông có nhiều cấp học; trường cao đẳng, đại học, học viện; trường
trung cấp chuyên nghiệp; trường dạy nghề; cơ sở giáo dục thường xuyên; cơ sở giáo dục
khác được thành lập theo Luật Giáo dục.
4. Bệnh viện; phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa, nhà điều dưỡng, phục hồi chức
năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão, cơ sở phòng chống dịch bệnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế
khác được thành lập theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
5. Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc; trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện; nhà văn hóa, cơ
sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường; quán bar, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, kinh doanh
dịch vụ xoa bóp, công viên giải trí, vườn thú, thủy cung.
6. Chợ; trung tâm thương mại, điện máy; siêu thị; cửa hàng bách hóa; cửa hàng tiện ích;
nhà hàng, cửa hàng ăn uống.
7. Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ; nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật
Du lịch.
8. Nhà làm việc của các doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội.
9. Bảo tàng, thư viện; nhà triển lãm; nhà trưng bày, nhà lưu trữ, nhà sách, nhà hội chợ; cơ
sở tôn giáo.
10. Bưu điện, cơ sở truyền thanh, truyền hình, viễn thông; nhà lắp đặt thiết bị thông tin;
trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu.
11. Sân vận động; nhà thi đấu thể thao; cung thể thao trong nhà; trung tâm thể dục, thể
thao; trường đua, trường bắn; cơ sở thể thao khác được thành lập theo Luật Thể dục, thể
thao.
12. Cảng hàng không; đài kiểm soát không lưu; bến cảng biển; cảng cạn; cảng thủy nội địa;
bến xe khách; trạm dừng nghỉ; nhà ga đường sắt; nhà chờ cáp treo vận chuyển người;
công trình tàu điện ngầm; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới; cửa hàng kinh
doanh, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, mô tô, xe gắn máy.
13. Gara để xe ô tô, bãi trông giữ xe được thành lập theo quy định của pháp luật.
14. Hầm đường bộ, hầm đường sắt có chiều dài từ 500 m trở lên.
15. Cơ sở hạt nhân; cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ công
nghiệp và tiền chất thuốc nổ; kho vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; cảng xuất,
nhập vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; kho vũ khí, công cụ hỗ trợ.
16. Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, bảo quản dầu mỏ và sản
phẩm dầu mỏ, khí đốt trên đất liền; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt; cảng
xuất, nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cửa hàng kinh doanh xăng dầu, cửa hàng
kinh doanh chất lỏng dễ cháy; cửa hàng kinh doanh khí đốt.
17. Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D, E.
18. Nhà máy điện; trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở lên.
19. Hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ; kho hàng hóa, vật tư
cháy được hoặc hàng hóa, vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được; bãi chứa
hàng hóa, vật tư, phế liệu cháy được có diện tích từ 500 m2 trở lên.
20. Cơ sở khác không thuộc danh mục từ mục 1 đến mục 19 có trạm cấp xăng dầu nội bộ
hoặc có sử dụng hệ thống cấp khí đốt trung tâm có tổng lượng khí sử dụng từ 70kg trở lên.
21. Nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ cháy, hàng hóa đựng trong
bao bì cháy được của hộ gia đình./.
PHỤ LỤC II
DANH MỤC CƠ SỞ CÓ NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ
(Kèm theo Nghị định số: 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ)
1. Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp cao từ 10 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các
khối nhà làm việc từ 25.000 m3 trở lên.
2. Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích
từ 10.000 m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000
m3 trở lên.
3. Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có từ 350 cháu trở lên hoặc có tổng khối tích các
khối nhà học tập, phục vụ học tập từ 5.000 m3 trở lên; trường tiểu học, trung học cơ sở,
trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có tổng khối tích các khối nhà học
tập, phục vụ học tập từ 5.000 m3 trở lên; trường cao đẳng, đại học, học viện, trường trung
cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề, cơ sở giáo dục thường xuyên cao từ 7 tầng trở lên
hoặc có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập từ 10.000 m3 trở lên; cơ sở
giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
4. Bệnh viện có từ 250 giường bệnh trở lên; phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa, nhà
điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão, cơ sở phòng chống dịch
bệnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế khác được thành lập theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh cao
từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
5. Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc có từ 600 chỗ ngồi trở lên; trung tâm hội nghị, tổ chức
sự kiện cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các nhà tổ chức hội nghị, sự kiện
từ 10.000 m3 trở lên; nhà văn hóa, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar,
câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, kinh doanh dịch vụ xoa bóp, công viên giải trí, vườn thú, thủy
cung có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
6. Chợ hạng 1, chợ hạng 2; trung tâm thương mại, điện máy, siêu thị, cửa hàng bách hóa,
cửa hàng tiện ích, nhà hàng, cửa hàng ăn uống có tổng diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở
lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
7. Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật
Du lịch cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các khối nhà phục vụ lưu trú từ
10.000 m3 trở lên.
8. Nhà làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội cao từ 7 tầng trở lên hoặc có
tổng khối tích của các khối nhà làm việc từ 10.000 m3 trở lên.
9. Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày, nhà lưu trữ, nhà sách, nhà hội chợ có khối
tích từ 10.000 m3 trở lên.
10. Bưu điện, cơ sở truyền thanh, truyền hình, viễn thông cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối
tích của khối nhà chính từ 10.000 m3 trở lên; nhà lắp đặt thiết bị thông tin, trung tâm lưu trữ,
quản lý dữ liệu có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
11. Sân vận động có sức chứa từ 40.000 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao; cung thể
thao trong nhà có sức chứa từ 500 chỗ ngồi trở lên; trung tâm thể dục thể thao, trường
đua, trường bắn có tổng khối tích của các nhà thể thao từ 10.000 m3 trở lên hoặc có sức
chứa từ 5.000 chỗ trở lên; cơ sở thể thao khác được thành lập theo Luật Thể dục, thể
thao có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
12. Cảng hàng không; đài kiểm soát không lưu; bến cảng biển; cảng cạn; cảng thủy nội địa
loại I, loại II; bến xe khách loại 1, loại 2; trạm dừng nghỉ loại 1; nhà ga đường sắt, nhà chờ
cáp treo vận chuyển người có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; công trình tàu điện ngầm; cơ sở
đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới; cửa hàng kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng ô
tô, mô tô, xe gắn máy có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 5.000
m3 trở lên.
13. Gara để xe có sức chứa từ 10 xe ô tô trở lên.
14. Cơ sở hạt nhân; cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ công
nghiệp và tiền chất thuốc nổ; kho vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; cảng xuất,
nhập vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; kho vũ khí, công cụ hỗ trợ.
15. Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, bảo quản dầu mỏ và sản
phẩm dầu mỏ, khí đốt trên đất liền; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt; cảng
xuất, nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cửa hàng kinh doanh xăng dầu; cửa hàng
kinh doanh chất lỏng dễ cháy, cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ
200 kg trở lên.
16. Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B có tổng khối tích của các khối nhà
có dây chuyền công nghệ sản xuất chính từ 5.000 m3 trở lên; hạng nguy hiểm cháy, nổ C
có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất chính từ 10.000
m3 trở lên; hạng nguy hiểm cháy, nổ D, E có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền
công nghệ sản xuất chính từ 15.000 m3 trở lên.
17. Nhà máy điện; trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở lên.
18. Hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ có tổng khối tích từ 5.000
m3 trở lên; kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa vật tư không cháy đựng trong
các bao bì cháy được có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên./.
PHỤ LỤC III
DANH MỤC CƠ SỞ DO CƠ QUAN CÔNG AN QUẢN LÝ
(Kèm theo Nghị định số: 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ)
1. Trụ sở cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên.
2. Nhà chung cư cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà tập thể,
nhà ở ký túc xá cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 2.500 m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao
từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 1.500 m3 trở lên.
3. Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có từ 100 cháu trở lên hoặc có tổng khối tích từ
1.000 m3 trở lên; trường tiểu học, trung học cơ sở có tổng khối tích từ 2.000 m3 trở lên;
trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học; trường cao đẳng, đại học,
học viện; trường trung cấp chuyên nghiệp; trường dạy nghề; cơ sở giáo dục thường xuyên;
cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở
lên.
4. Bệnh viện; phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa, nhà điều dưỡng, phục hồi chức
năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão, cơ sở phòng chống dịch bệnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế
khác được thành lập theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng
khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
5. Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc; trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện cao từ 3 tầng trở
lên hoặc có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên; nhà văn hóa, cơ sở kinh doanh dịch vụ
karaoke, vũ trường cao từ 3 tầng trở lên hoặc khối tích từ 1.000 m3 trở lên; quán bar, câu
lạc bộ, thẩm mỹ viện, kinh doanh dịch vụ xoa bóp, công viên giải trí, vườn thú, thủy cung
cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên.
6. Chợ hạng 1, chợ hạng 2; trung tâm thương mại, điện máy, siêu thị, cửa hàng bách hóa,
cửa hàng tiện ích, nhà hàng, cửa hàng ăn uống có tổng diện tích kinh doanh từ 300 m2 trở
lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3.
7. Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 1.500 m3 trở
lên; nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch cao từ 3 tầng trở lên hoặc
có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
8. Nhà làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội cao từ 5 tầng trở lên hoặc có
tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên.
9. Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày, nhà lưu trữ, nhà sách, nhà hội chợ có khối
tích từ 1.500 m3 trở lên; cơ sở tôn giáo có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
10. Bưu điện, cơ sở truyền thanh, truyền hình, viễn thông cao từ 3 tầng trở lên hoặc có khối
tích từ 1.500 m3 trở lên; nhà lắp đặt thiết bị thông tin, trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu có
khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
11. Sân vận động; nhà thi đấu thể thao, cung thể thao trong nhà; trung tâm thể dục, thể
thao; trường đua, trường bắn; cơ sở thể thao khác được thành lập theo Luật Thể dục, thể
thao có khối tích từ 1.500 m3 trở lên.
12. Cảng hàng không; đài kiểm soát không lưu; bến cảng biển; cảng cạn; cảng thủy nội địa;
bến xe khách; trạm dừng nghỉ; nhà ga đường sắt, nhà chờ cáp treo vận chuyển người;
công trình tàu điện ngầm; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới; cửa hàng kinh
doanh, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, mô tô, xe gắn máy có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở
lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
13. Gara để xe có sức chứa từ 10 xe ô tô trở lên; bãi trông giữ xe được thành lập theo quy
định của pháp luật có sức chứa từ 20 xe ô tô trở lên.
14. Hầm đường bộ, hầm đường sắt có chiều dài từ 500 m trở lên.
15. Cơ sở hạt nhân; cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ công
nghiệp và tiền chất thuốc nổ; kho vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; cảng xuất,
nhập vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; kho vũ khí, công cụ hỗ trợ.
16. Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, bảo quản dầu mỏ và sản
phẩm dầu mỏ, khí đốt trên đất liền; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt; cảng
xuất, nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cửa hàng kinh doanh xăng dầu; cửa hàng
kinh doanh chất lỏng dễ cháy, cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ
150 kg trở lên.
17. Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B; hạng nguy hiểm cháy, nổ C có
tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất chính từ 2.500 m3 trở
lên; hạng nguy hiểm cháy, nổ D, E có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công
nghệ sản xuất chính từ 5.000 m3 trở lên.
18. Nhà máy điện; trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở lên.
19. Hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ có tổng khối tích từ 1.500
m3 trở lên; kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa vật tư không cháy đựng trong
các bao bì cháy được có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên; bãi chứa hàng hóa, vật tư, phế
liệu cháy được có diện tích từ 1.000 m2 trở lên.
20. Cơ sở khác không thuộc danh mục từ mục 1 đến mục 19 có trạm cấp xăng dầu nội bộ
hoặc có sử dụng hệ thống cấp khí đốt trung tâm có tổng lượng khí sử dụng từ 70 kg trở
lên.
21. Nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ cháy, hàng hóa đựng trong
bao bì cháy được của hộ gia đình có tổng diện tích sản xuất, kinh doanh từ 300 m2 trở lên./.
PHỤ LỤC IV
DANH MỤC CƠ SỞ DO ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ QUẢN LÝ
(Kèm theo Nghị định số: 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ)
1. Trụ sở cơ quan nhà nước cấp xã.
2. Nhà chung cư cao dưới 5 tầng và có khối tích dưới 5.000 m3; nhà tập thể, nhà ở ký túc
xá cao dưới 5 tầng và có tổng khối tích dưới 2.500 m3; nhà hỗn hợp cao dưới 5 tầng và có
tổng khối tích dưới 1.500 m3.
3. Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có dưới 100 cháu và có tổng khối tích dưới 1.000
m3; trường tiểu học, trung học cơ sở có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học
tập dưới 2.000 m3; cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục có khối tích
dưới 1.000 m3.
4. Phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh
hình, nhà dưỡng lão, cơ sở phòng chống dịch bệnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế khác được
thành lập theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh cao dưới 3 tầng và có tổng khối tích dưới 1.000
m3.
5. Trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện cao dưới 3 tầng hoặc có tổng khối tích dưới 1.500
m3; nhà văn hóa, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường cao dưới 3 tầng và có tổng
khối tích dưới 1.000 m3; quán bar, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, kinh doanh dịch vụ xoa bóp,
công viên giải trí, vườn thú, thủy cung có khối tích dưới 1.500 m3.
6. Chợ hạng 3; trung tâm thương mại, điện máy, siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng
tiện ích, nhà hàng, cửa hàng ăn uống có diện tích kinh doanh dưới 300 m2 và có khối tích
dưới 1.000 m3.
7. Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao dưới 5 tầng và có tổng khối tích dưới 1.500 m3; nhà
trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch cao dưới 3 tầng và có tổng khối
tích dưới 1.000 m3.
8. Nhà làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội cao dưới 5 tầng và có khối tích
dưới 1.500 m3.
9. Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày, nhà lưu trữ, nhà sách, nhà hội chợ có khối
tích dưới 1.500 m3; cơ sở tôn giáo có khối tích dưới 5.000 m3.
10. Bưu điện, cơ sở truyền thanh, truyền hình, viễn thông cao dưới 3 tầng và có khối tích
dưới 1.500 m3; nhà lắp đặt thiết bị thông tin có khối tích dưới 1.000 m3; trung tâm lưu trữ,
quản lý dữ liệu có khối tích dưới 1.000 m3.
11. Cơ sở thể thao được thành lập theo Luật Thể dục, thể thao có khối tích dưới 1.500 m3.
12. Cửa hàng kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, mô tô, xe gắn máy có diện tích kinh
doanh dưới 500 m2 và có khối tích dưới 5.000 m3
13. Gara để xe trong nhà có sức chứa dưới 10 xe ô tô; bãi trông giữ xe được thành lập
theo quy định của pháp luật có sức chứa dưới 20 xe ô tô.
14. Cửa hàng kinh doanh chất lỏng dễ cháy, cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng
khí tồn chứa dưới 150 kg.
15. Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ C có tổng khối tích của các khối nhà có
dây chuyền công nghệ sản xuất chính dưới 2.500 m3; hạng nguy hiểm cháy, nổ D, E có
tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất chính dưới 5.000 m3.
16. Hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ có tổng khối tích dưới
1.500 m3; kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa, vật tư không chạy đựng trong
các bao bì cháy được có tổng khối tích dưới 1.500 m3; bãi chứa hàng hóa, vật tư, phế liệu
cháy được có diện tích dưới 1.000 m2.
17. Nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ cháy, hàng hóa đựng trong
bao bì cháy được của hộ gia đình có tổng diện tích sản xuất, kinh doanh dưới 300 m2./.
PHỤ LỤC V
DANH MỤC DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH, PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI THUỘC
DIỆN THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
(Kèm theo Nghị định số: 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ)
1. Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000
m3 trở lên.
2. Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ
5.000 m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở
lên.
3. Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có từ 100 cháu trở lên hoặc có tổng khối tích 3.000
m3 trở lên; trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có
nhiều cấp học có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; trường cao đẳng, đại học, học viện,
trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở
giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối
tích từ 5.000 m3 trở lên.
4. Bệnh viện; phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa, nhà điều dưỡng, phục hồi chức
năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão, cơ sở phòng chống dịch bệnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế
khác được thành lập theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng
khối tích từ 3.000 m3 trở lên.
5. Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc có từ 300 chỗ ngồi trở lên; trung tâm hội nghị, tổ chức
sự kiện cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà văn hóa, cơ sở
kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, kinh doanh
dịch vụ xoa bóp, công viên giải trí, vườn thú, thủy cung cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng
khối tích từ 1.500 m3 trở lên.
6. Chợ, trung tâm thương mại, điện máy, siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện ích,
nhà hàng, cửa hàng ăn uống có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên.
7. Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật
Du lịch cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
8. Nhà làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội cao từ 7 tầng trở lên hoặc có
tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
9. Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày, nhà lưu trữ, nhà sách, nhà hội chợ có tổng
khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
10. Bưu điện, cơ sở truyền thanh, truyền hình, viễn thông, nhà lắp đặt thiết bị thông tin,
trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000
m3 trở lên.
11. Sân vận động có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao, cung thể
thao trong nhà, trung tâm thể dục, thể thao, trường đua, trường bắn, cơ sở thể thao khác
được thành lập theo Luật Thể dục, thể thao có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên hoặc có
tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
12. Cảng hàng không; đài kiểm soát không lưu; bến cảng biển; cảng cạn; cảng thủy nội địa;
nhà chờ bến xe ô tô, nhà ga đường sắt, nhà chờ cáp treo vận chuyển người, trạm dừng
nghỉ có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên; công trình tàu điện ngầm; cơ sở đăng kiểm
phương tiện giao thông cơ giới, cửa hàng kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, mô tô, xe
gắn máy có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
13. Gara để xe ô tô trong nhà có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên.
14. Hầm đường bộ có chiều dài từ 500 m trở lên; hầm đường sắt có chiều dài từ 1.000 m
trở lên.
15. Cơ sở hạt nhân; cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vật liệu nổ công nghiệp và tiền
chất thuốc nổ; kho vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; cảng xuất, nhập vật liệu nổ
công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; kho vũ khí, công cụ hỗ trợ.
16. Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, bảo quản dầu mỏ và sản
phẩm dầu mỏ, khí đốt trên đất liền; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt; cảng
xuất, nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cửa hàng kinh doanh xăng dầu, trạm cấp
xăng dầu nội bộ có từ 01 cột bơm trở lên; cơ sở kinh doanh khí đốt, hệ thống cấp khí đốt
trung tâm có tổng lượng khí tồn chứa từ 200 kg trở lên.
17. Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở
lên; hạng nguy hiểm cháy, nổ C, D, E có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
18. Nhà máy điện; trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở lên.
19. Hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có tổng khối tích từ
1.000 m3 trở lên. Nhà kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc có bao bì cháy được có tổng
khối tích từ 3.000 m3 trở lên.
20. Công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu
kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu
chức năng khác theo Luật Quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp huyện trở lên.
21. Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và
chữa cháy: Phương tiện giao thông đường sắt, phương tiện đường thủy có chiều dài từ 20
m trở lên vận chuyển hành khách, vận chuyển xăng, dầu, chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật
liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về cháy, nổ./.
PHỤ LỤC VI
DANH MỤC PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
(Kèm theo Nghị định số: 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ)
1. Phương tiện chữa cháy cơ giới
a) Xe chữa cháy: Xe chữa cháy có xitec, xe chữa cháy không có xitec, xe chữa cháy sân
bay, xe chữa cháy rừng, xe chữa cháy hóa chất (bột, chất tạo bọt, khí), xe chữa cháy
đường hầm, xe chữa cháy đường sắt, xe chữa cháy lưỡng cư;
b) Các loại xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy: Xe thang; xe nâng; xe chỉ huy; xe trung tâm
thông tin chỉ huy; xe khám nghiệm hiện trường cháy; xe chiếu sáng chữa cháy; xe trạm
bơm; xe chở nước; xe chở phương tiện; xe chở quân; xe chở hóa chất; xe cứu nạn, cứu
hộ; xe hút khói; xe sửa chữa, bảo dưỡng kỹ thuật; xe hậu cần; xe cẩu; xe xử lý hóa chất
độc hại, sinh học và hạt nhân; xe cung cấp chất khí chữa cháy; xe chở và nạp bình khí thở
chữa cháy; xe chở vòi chữa cháy; xe tiếp nhiên liệu; xe cứu thương; mô tô chữa cháy;
c) Máy bay chữa cháy; tàu chữa cháy; xuồng chữa cháy; ca nô chữa cháy; các cấu trúc nổi
chữa cháy khác có động cơ;
d) Các loại máy bơm chữa cháy;
đ) Các loại phương tiện cơ giới khác: Máy nạp khí sạch; thiết bị cưa, cắt, khoan, đục, đập,
tời, kéo, banh, kích, nâng (có sử dụng động cơ) thiết bị xử lý thực bì (máy cắt thực bì, máy
cắt cỏ); quạt thổi khói; quạt hút khói; máy phát điện; máy thổi gió; bình chữa cháy đeo vai
có động cơ.
2. Phương tiện chữa cháy thông dụng
a) Vòi, ống hút chữa cháy;
b) Lăng chữa cháy;
c) Đầu nối, ba chạc, hai chạc chữa cháy, Ezectơ;
d) Trụ nước, cột lấy nước chữa cháy;
đ) Thang chữa cháy;
e) Bình chữa cháy các loại: Bột, bọt, khí, gốc nước.
3. Chất chữa cháy các loại: Hóa chất chữa cháy gốc nước, bột chữa cháy, khí chữa cháy,
chất tạo bọt chữa cháy.
4. Chất hoặc vật liệu chống cháy; vật liệu ngăn cháy, cửa ngăn cháy, kính ngăn cháy, vách
ngăn cháy, van ngăn cháy; màn, rèm ngăn cháy.
5. Thiết bị thuộc hệ thống báo cháy: Tủ trung tâm báo cháy, đầu báo cháy các loại, thiết bị
cảnh báo cháy sớm, modul các loại, chuông báo cháy, đèn báo cháy, nút báo cháy, nút ấn
báo cháy, hệ thống âm thanh báo cháy và hướng dẫn thoát nạn.
6. Thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy (bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt): Tủ điều khiển chữa
cháy; chuông, còi, đèn, bảng cảnh báo xả chất chữa cháy; van báo động, van tràn ngập,
van giám sát, van chọn vùng, công tắc áp lực, công tắc dòng chảy; ống phi kim loại dùng
trong hệ thống cấp nước chữa cháy tự động, ống mềm dùng cho đầu phun chữa cháy;
họng tiếp nước chữa cháy (họng chờ), đầu phun chất chữa cháy các loại; chai, thiết bị
chứa khí, sol-khí, bột, bọt chữa cháy các loại.
7. Đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố.
8. Trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân
a) Quần, áo, mũ, ủng, găng tay, giầy, thắt lưng, kính, khẩu trang chữa cháy; quần, áo, mũ,
ủng, găng tay, giầy cách nhiệt; ủng, găng tay cách điện; thiết bị chiếu sáng cá nhân;
b) Mặt nạ lọc độc; mặt nạ phòng độc cách ly; thiết bị hỗ trợ thở cá nhân dùng trong chữa
cháy, cứu nạn cứu hộ.
9. Phương tiện cứu người: Dây cứu người; đai cứu hộ; đệm cứu người; thang cứu người;
ống tụt cứu người; thiết bị dò tìm người; phương tiện, thiết bị phục vụ cứu hộ trên cao;
phương tiện, thiết bị phục vụ cứu hộ dưới nước; phương tiện, thiết bị phục vụ cứu hộ trong
không gian hạn chế; phương tiện, thiết bị phục vụ cứu hộ sự cố hóa chất, phóng xạ; thiết bị
phục vụ sơ cấp cứu người bị nạn.
10. Phương tiện, dụng cụ phá dỡ thô sơ: Kìm, cưa, búa, rìu, cuốc, xẻng, xà beng, dụng cụ
phá dỡ đa năng, câu liêm, dao phát, cào, bàn dập.
11. Thiết bị, dụng cụ thông tin liên lạc, chỉ huy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ
a) Bàn chỉ huy, lều chỉ huy, cờ chỉ huy, băng chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
b) Hệ thống thông tin hữu tuyến;
c) Hệ thống thông tin vô tuyến, các thiết bị giám sát phục vụ chỉ huy chữa cháy rừng, trên
không, định vụ cầm tay GPS.
12. Phương tiện, thiết bị kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy, kiểm định phương tiện
phòng cháy và chữa cháy./.
PHỤ LỤC VII
DANH MỤC PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY THUỘC DIỆN KIỂM ĐỊNH
(Kèm theo Nghị định số: 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ)
1. Xe chữa cháy; xe cứu nạn, cứu hộ; xe thang chữa cháy; xe trạm bơm; xe cung cấp chất
khí chữa cháy; xe chở và nạp bình khí thở chữa cháy; xe hút khói; tàu, xuồng ca nô chữa
cháy; máy nạp khí sạch.
2. Máy bơm chữa cháy.
3. Phương tiện chữa cháy thông dụng: Vòi chữa cháy; lăng chữa cháy; đầu nối, trụ nước
chữa cháy; bình chữa cháy các loại.
4. Chất chữa cháy gốc nước, chất tạo bọt chữa cháy.
5. Mẫu kết cấu được bọc bảo vệ bằng các chất hoặc vật liệu chống cháy; mẫu cấu kiện
ngăn cháy (cửa ngăn cháy, vách ngăn cháy, van ngăn cháy, màn ngăn cháy).
6. Thiết bị thuộc hệ thống báo cháy: Tủ trung tâm báo cháy, đầu báo cháy các loại, chuông
báo cháy, đèn báo cháy, nút ấn báo cháy.
7. Thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy (bằng khí, sol-khí, nước, chất chữa cháy gốc nước,
bọt, bột): Tủ điều khiển hệ thống chữa cháy tự động; chuông, còi, đèn cảnh báo xả chất
chữa cháy, nút ấn xả chất chữa cháy; van báo động, van tràn ngập, van chọn vùng, công
tắc áp lực, công tắc dòng chảy; ống phi kim loại dùng trong hệ thống cấp nước chữa cháy,
ống mềm dùng cho đầu phun chữa cháy; đầu phun chất chữa cháy các loại; chai chứa khí.
8. Đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố.
9. Quần, áo, mũ, ủng, găng tay chữa cháy chuyên dụng./.
PHỤ LỤC VIII
QUY CÁCH CỜ HIỆU, BIỂN BÁO VÀ BĂNG SỬ DỤNG TRONG CHỮA CHÁY
(Ban hành kèm theo Nghị định số: 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính
phủ)
1. Cờ ưu tiên cho xe chữa cháy
Cờ hình tam giác cân có kích thước chiều rộng 270 mm, chiều cao 370 mm, cờ có nền màu
xanh lục, viền màu vàng, ở giữa cờ in hoặc thêu hình mũi tên màu vàng dài 235 mm, đuôi
mũi tên dài 50 mm, rộng 30 mm, bản mũi tên rộng 5 mm, đầu mũi tên cách đường may nẹp
luồn cán cờ 20 mm, giữa thân mũi tên có in hoặc thêu dòng chữ “CHỮA CHÁY” màu vàng,
chữ cao 30 mm, phông chữ Times New Roman, loại chữ in hoa. Cán cờ cao 500 mm,
đường kính cán cờ 15 mm.

2. Dải băng phân định ranh giới khu vực chữa cháy
Băng có nền màu vàng có chiều rộng 80 mm, chiều dài từ 50 m đến 100 m. Dọc chiều dài
của băng có các đoạn 2 dòng chữ song ngữ màu đen in liên tiếp, dòng 1 là chữ tiếng Việt
“KHU VỰC CHỮA CHÁY”, dòng 2 là chữ tiếng Anh “FIRE AREA”, chữ cao 20 mm, phông
chữ Times New Roman, loại chữ in hoa.

3. Cờ hiệu của Ban chỉ huy chữa cháy


Cờ bằng vải hình tam giác cân có kích thước chiều rộng 300 mm, chiều cao 400 mm, cờ có
nền màu đỏ, viền màu vàng, trên cờ in hoặc thêu chữ “BAN CHỈ HUY CHỮA CHÁY” màu
vàng, chữ cao 40 mm, phông chữ Times New Roman, loại chữ in hoa. Đỉnh cờ có nẹp luồn
cán cờ để treo, kích thước 20 mm.
4. Băng chỉ huy chữa cháy
Băng chỉ huy chữa cháy (để đeo trên cánh tay) bằng vải có nền màu đỏ, viền màu vàng,
chiều rộng 100 mm và có chu vi từ 350 - 450 mm. Trên băng có dòng chữ “CHỈ HUY
CHỮA CHÁY” màu vàng, chữ cao 40 mm, phông chữ Times New Roman, loại chữ in hoa.

5. Biển báo khu vực chữa cháy


Biển bằng nhựa dạng gấp gọn màu vàng, trên hai mặt của biển có các dòng chữ tiếng Việt
và tiếng Anh phản quang màu xám bạc: “KHU vực CHỮA CHÁY” “KHÔNG NHIỆM VỤ
CẤM VÀO”, “FIRE AREA” “NO ENTRY”, chữ cao 30 mm, phông chữ Times New Roman,
loại chữ in hoa./.
PHỤ LỤC IX
BIỂU MẪU SỬ DỤNG TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
(Kèm theo Nghị định số: 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ)
Mẫu số PC01 Mẫu biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ

Mẫu số PC02 Văn bản đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ
bằng đường sắt

Mẫu số PC03 Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy

Mẫu số PC04 Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng
cháy và chữa cháy

Mẫu số PC05 Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ

Mẫu số PC06 Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy

Mẫu số PC07 Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy

Mẫu số PC08 Mẫu dấu thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy

Mẫu số PC09 Văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy

Mẫu số PC10 Biên bản kiểm tra

Mẫu số PC11 Văn bản đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy

Mẫu số PC12 Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
Mẫu số PC13 Quyết định tạm đình chỉ hoạt động

Mẫu số PC14 Quyết định đình chỉ hoạt động

Mẫu số PC15 Văn bản đề nghị phục hồi hoạt động

Mẫu số PC16 Quyết định phục hồi hoạt động

Mẫu số PC17 Phương án chữa cháy của cơ sở

Mẫu số PC18 Phương án chữa cháy của cơ quan Công an

Mẫu số PC19 Văn bản đề nghị phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở

Mẫu số PC20 Lệnh huy động/điều động lực lượng, phương tiện và tài sản tham gia hoạt động
phòng cháy và chữa cháy

Mẫu số PC21 Văn bản đề nghị kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện

Mẫu số PC22 Văn bản đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện

Mẫu số PC23 Văn bản đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện

Mẫu số PC24 Văn bản đề nghị cấp đổi/cấp lại chứng nhận huấn luyện

Mẫu số PC25 Biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy

Mẫu số PC26 Văn bản đề nghị kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện
phòng cháy và chữa cháy

Mẫu số PC27 Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và
chữa cháy

Mẫu số PC28 Biên bản lấy mẫu phương tiện kiểm định

Mẫu số PC29 Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy

Mẫu số PC30 Văn bản đề nghị cấp/cấp đổi/cấp lại Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy
và chữa cháy

Mẫu số PC31 Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa
cháy

Mẫu số PC32 Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy

Mẫu số PC33 Văn bản đề nghị cấp/cấp đổi/cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch
vụ phòng cháy và chữa cháy
Mẫu số PC34 Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy

Mẫu số PC35 Quyết định thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy
và chữa cháy

Công an các đơn vị, địa phương khi in các biểu mẫu nêu trên, không được tự ý thay đổi nội
dung biểu mẫu; có trách nhiệm quản lý việc in, cấp phát, sử dụng biểu mẫu và có sổ sách
để theo dõi.
Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số 02 ban hành kèm
theo Nghị định số 83/2017/NĐ-CP) và Dấu thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
(Mẫu số PC08) do Bộ Công an phát hành./.
Mẫu số PC01
BIỂU TRƯNG HÀNG HÓA NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ
Mặt trước:

Ghi chú:
(1): Loại, nhóm hàng vận chuyển;
(2): Số UN (mã số Liên Hợp quốc) tương ứng với loại, nhóm hàng;
(3): Số giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
(4): Ghi biển kiểm soát của phương tiện vận chuyển. Dòng chữ BKS: Cỡ chữ 18, loại chữ
in hoa, kiểu chữ đậm, màu đen, phông chữ Times New Roman;
(5): Dòng chữ “Có giá trị đến hết ngày .../..../....”: Cỡ chữ 14, loại chữ in thường, màu đen,
phông chữ Times New Roman; ghi thời hạn của giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
về cháy, nổ.
Mặt sau:

NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý


1. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phải dán biểu trưng ở kính chắn gió phía trước, phương
tiện giao thông đường sắt phải dán biểu trưng ở hai bên thành phương tiện trong suốt quá trình vận
chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
2. Chỉ được chở loại hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ ghi trong giấy phép.
3. Không được chở người không có nhiệm vụ trên phương tiện.
4. Phải chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông.
5. Phải duy trì đầy đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy của phương tiện trong suốt quá
trình vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
Mẫu số PC02
…....(1)....... CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
-------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ
BẰNG ĐƯỜNG SẮT
Kính gửi: ..................(2)..................
1. Tên tổ chức đề nghị: .........................................(1)..............................................
Địa chỉ: .....................................................................................................................
Điện thoại: ................................ Fax: ........................ Email:....................................
2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: .......................................................
3. Thông tin về người điều khiển phương tiện và người áp tải (nếu có): ......(3).....
Đề nghị Quý cơ quan xem xét và cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy,
nổ là các hàng hóa sau:

Tên hàng hóa


Số Loại nhóm Số hiệu nguy Khối lượng vận
TT nguy hiểm về Ga đi - Ga đến
UN hàng hiểm chuyển
cháy, nổ

2
...

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bao
gồm: ............................................
(4)...............................................................................................
................(1).................. cam kết bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông và thực hiện đầy
đủ các quy định của pháp luật về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ./.

................, ngày ....... tháng..... năm .......


ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú:
(1) Tên tổ chức đề nghị cấp Giấy phép;
(2) Tên cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép;
(3) Ghi các thông tin: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD/Hộ chiếu (áp dụng
trong trường hợp vận chuyển theo chuyến) đã được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ
về phòng cháy và chữa cháy;
(4) Liệt kê theo quy định tại Điều 9 Nghị định số /2020/NĐ-CP.
Mẫu số PC03
.....(1)..... CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
.....(2)..... Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------- --------------------

Số: ....../PN-....
PHIẾU TIẾP NHẬN GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA
CHÁY
Hồ sơ đề nghị: .............................................(3).....................................................
Đối với ......................................................(4)........................................................
Họ tên người nộp hồ sơ: ......................................................................................
Số CCCD/CMND/Hộ chiếu: ................................................ cấp ngày: ...../..../....,
Cơ quan, đơn vị công tác: ...................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................
Điện thoại: ....................................... Email: ........................................................
Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền (nếu có): ......................................................
Hồ sơ gồm có:
1. ..........................................................................................................................
2. ..........................................................................................................................
3. ..........................................................................................................................
4. ..........................................................................................................................
Số lượng hồ sơ: .................... (bộ).
Phí thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): ..........................................................
Ngày hẹn lấy mẫu phương tiện (nếu có): .............................................................
Ngày hẹn trả kết quả: ...... giờ ...... phút, ngày ...... tháng ...... năm ......

................., ngày ....... tháng..... năm .......


NGƯỜI NỘP HỒ SƠ NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:
(1) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp của đơn vị tiếp nhận hồ sơ;
(2) Tên cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
(3) Ghi một trong các nội dung sau: Cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về
cháy, nổ; Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; Kiểm tra kết quả nghiệm thu về
phòng cháy và chữa cháy; Phục hồi hoạt động của cơ sở, phương tiện, hộ gia đình, cá
nhân; Phê duyệt phương án chữa cháy; Huấn luyện, kiểm tra, cấp/cấp đổi/cấp lại chứng
nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy; Kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm
định phương tiện phòng cháy và chữa cháy; Cấp/cấp đổi/cấp lại chứng chỉ hành nghề tư
vấn về phòng cháy và chữa cháy; Cấp/cấp đổi/cấp lại giấy xác nhận đủ điều kiện kinh
doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;
(4) Ghi tên công trình/cơ sở/khu dân cư/hộ gia đình/cơ quan, tổ chức/phương tiện/cá nhân.
Mẫu số PC04
.....(1)..... CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
.....(2)..... Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------- --------------------

Số: ....../HD-....
PHIẾU HƯỚNG DẪN BỔ SUNG HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Họ tên người nộp hồ sơ: ......................................................................................
Số CCCD/CMND/Hộ chiếu: ................................................ cấp ngày: ...../..../....,
Cơ quan, đơn vị công tác: ...................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................
Điện thoại: ....................................... Email: ........................................................
Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền (nếu có): ......................................................
Nội dung yêu cầu giải quyết: .............................................(3)..............................
đối với ......................................................(4)........................................................
Yêu cầu hoàn thiện hồ sơ gồm những nội dung sau:
1. ..........................................................................................................................
2. ..........................................................................................................................
3. ..........................................................................................................................
4. ..........................................................................................................................
Trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, nếu có vướng mắc, ông/bà vui lòng liên hệ
với .................(2)................. , số điện thoại: ................. để được hướng dẫn./.

................., ngày ....... tháng..... năm .......


NGƯỜI HƯỚNG DẪN
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:
(1) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp của đơn vị tiếp nhận hồ sơ;
(2) Tên cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
(3) Ghi một trong các nội dung sau: Cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về
cháy, nổ; Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; Kiểm tra kết quả nghiệm thu về
phòng cháy và chữa cháy; Phục hồi hoạt động của cơ sở, phương tiện, hộ gia đình, cá
nhân; Phê duyệt phương án chữa cháy; Huấn luyện, kiểm tra, cấp/cấp đổi/cấp lại chứng
nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy; Kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm
định phương tiện phòng cháy và chữa cháy; Cấp/cấp đổi/cấp lại chứng chỉ hành nghề tư
vấn về phòng cháy và chữa cháy; Cấp/cấp đổi/cấp lại giấy xác nhận đủ điều kiện kinh
doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;
(4) Ghi tên công trình/cơ sở/khu dân cư/hộ gia đình/cơ quan, tổ chức/phương tiện/cá nhân.
Mẫu số PC05
Ghi chú: Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy Hiểm về cháy, nổ in trên khổ A4; khung
viền kép, hai nét đều nhau, màu đỏ; nền giấy màu xanh lam nhạt, ở giữa lưới bảo vệ có
hình Công an hiệu.
(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp;
(2) Tên cơ quan Công an cấp giấy phép;
(3) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép;
(4) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
DANH MỤC
HÀNG HÓA NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ ĐƯỢC PHÉP VẬN CHUYỂN
(Kèm theo Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ số .......... ngày ......
tháng .......... năm .......... của ..........(2)..........)

Tên hàng hóa Số hiệu Loại, nhóm Số hiệu Khối lượng vận
TT Ghi chú (1)
nguy hiểm UN hàng nguy hiểm chuyển

Ghi chú:
(1) Đối với trường hợp vận chuyển theo chuyến trên đường bộ và đường thủy nội địa: Ghi
thông tin về phương tiện (biển số đăng ký, thời hạn kiểm định, trọng tải được phép chở) và
thông tin về người điều khiển phương tiện, người áp tải (họ và tên, ngày tháng năm sinh,
hạng giấy phép điều khiển phương tiện); ghi hành trình, lịch trình vận chuyển hàng hóa
nguy hiểm về cháy, nổ, ga đi, ga đến.
Mẫu số PC06
.....(1)..... CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
-------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: ....................... ................., ngày ....... tháng..... năm .......


ĐỀ NGHỊ
THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Kính gửi: ..........................(2)............................
........(1)........ đề nghị Quý cơ quan ........(3)........ của dự án/công trình/phương tiện ........
(4)........ với các nội dung chính sau:
I. THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁN/CÔNG TRÌNH/PHƯƠNG TIỆN
1. Tên dự án/công trình/phương tiện: ................................................................
2. Tên chủ đầu tư/chủ phương tiện: .................................; thông tin liên hệ (địa chỉ, điện
thoại): .............................................................................................................................
3. Người đại diện theo pháp luật: ........................................................................
4. Đại diện chủ đầu tư (nếu có): ..........................................................................
5. Địa điểm xây dựng/chế tạo/hoán cải: ..............................................................
6. Tổng mức đầu tư: ............................................................................................
7. Đơn vị tư vấn thiết kế: .....................................................................................
8. Quy mô dự án/công trình (chiều cao, số tầng, công năng,...); quy mô, tính chất phương
tiện (kích thước, dung tích, trọng tải, số người, vùng hoạt động,...): .........................
9. Các thông tin khác (nếu có): .............................(5)..........................................
II. DANH MỤC HỒ SƠ GỬI KÈM
1. Hồ sơ, tài liệu quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định số ...../2020/NĐ-CP (6).
2. Văn bản ủy quyền nộp hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ
đầu tư/chủ phương tiện (trong trường hợp chủ đầu tư/chủ phương tiện ủy quyền cho đơn vị
khác).
3. Các văn bản khác có liên quan đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp
trước đây.
...................(1)................... đề nghị Quý cơ quan ...................(3)......................../.

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN


(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu nếu có)

Ghi chú:
(1) Tên đơn vị/cá nhân đề nghị thẩm duyệt;
(2) Tên cơ quan có thẩm quyền thẩm duyệt;
(3) Ghi một trong các nội dung sau: Góp ý về phòng cháy và chữa cháy đồ án quy hoạch;
chấp thuận địa điểm xây dựng; góp ý về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế cơ
sở; thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc
thiết kế bản vẽ thi công; thẩm duyệt thiết kế điều chỉnh về phòng cháy và chữa cháy;
(4) Tên dự án, công trình hoặc phương tiện giao thông cơ giới;
(5) Nội dung thiết kế điều chỉnh; nội dung thiết kế cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng của dự
án/công trình; nội dung thiết kế hoán cải phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc
biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;
(6) Liệt kê thành phần hồ sơ, tài liệu.
Mẫu số PC07
QUY MÔ DỰ ÁN/CÔNG TRÌNH/PHƯƠNG TIỆN VÀ DANH MỤC TÀI LIỆU, BẢN VẼ
ĐƯỢC THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
(Kèm theo Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy số
............/TD-PCCC ngày ....../..../...... của ................ (2)............)

TT Nội dung Ghi chú

I QUY MÔ DỰ ÁN/CÔNG TRÌNH/PHƯƠNG TIỆN

II DANH MỤC TÀI LIỆU, BẢN VẼ

Lưu ý: Thông tin tại Giấy chứng nhận này chỉ xác nhận bảo đảm các yêu cầu về phòng
cháy và chữa cháy, không có giá trị về quyền sử dụng đất và các chỉ tiêu về quy hoạch, xây
dựng./.
Ghi chú: Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy in trên giấy
khổ A4; khung viền kép, hai nét đều nhau, màu đỏ; nền giấy màu vàng nhạt, ở giữa lưới
bảo vệ có hình Công an hiệu.
(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp;
(2) Tên cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ban hành giấy chứng nhận thẩm
duyệt;
(3) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm duyệt;
(4) Tên dự án, công trình hoặc phương tiện giao thông cơ giới được thẩm duyệt;
(5) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
Mẫu số PC08
MẪU DẤU THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Quy cách:
- Kích thước: Chiều dài: 70 mm; Chiều rộng: 37 mm;
- Vạch chia cách mép trên 14 mm, 1 nét, độ đậm nét 2 pt;
- Khung viền: Kép 2 nét đều nhau; độ đậm nét 2 pt.
Nội dung:
- Tên cơ quan cấp trên trực tiếp: Phông chữ Times New Roman; cỡ chữ 8; loại chữ in hoa;
kiểu chữ đứng;
- Tên cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt: Phông chữ Times New
Roman; cỡ chữ 8; loại chữ in hoa; kiểu chữ đứng, đậm;
- Đã thẩm duyệt thiết kế: Phông chữ Times New Roman; cỡ chữ 13; loại chữ in hoa; kiểu
chữ đứng, đậm;
- Về phòng cháy và chữa cháy: Phông chữ Times New Roman; cỡ chữ 10; loại chữ in hoa;
kiểu chữ đứng, đậm;
- Số:... TD-PCCC ngày.../.../...: Phông chữ Times New Roman; cỡ chữ 12; loại chữ in
thường; kiểu chữ đứng.
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp;
(2) Tên cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt.
Mẫu số PC09
……(1)….. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
……(2)….. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------- ---------------

Số: …../TD-PCCC&CNCH ……., ngày … tháng … năm …..

Kính gửi: ……(3)………


Căn cứ Nghị định số ……../2020/NĐ-CP ngày …. tháng …. năm 2020 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy số ………. ngày
….. tháng ….. năm ………..của ………………………..
Xét hồ sơ và văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế điều chỉnh về phòng cháy và chữa cháy
số ………. ngày ….. tháng ….. năm ………..của ………(4) …………
…………………(2)……………………………… đồng ý về thiết kế phòng cháy và chữa cháy
đối với các nội dung sau:
I. THÔNG TIN VỀ NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH THIẾT KẾ/CẢI TẠO, THAY ĐỔI TÍNH CHẤT
SỬ DỤNG CỦA DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH/HOÁN CẢI PHƯƠNG TIỆN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
II. NỘI DUNG THẨM DUYỆT
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Quy mô dự án/công trình/phương tiện và danh mục các tài liệu, bản vẽ được thẩm duyệt
thiết kế về điều chỉnh phòng cháy và chữa cháy được kèm theo văn bản này./.
………(5)………
Nơi nhận: (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- ……………..;
- ……………..;
- Lưu: …………

QUY MÔ DỰ ÁN/CÔNG TRÌNH/PHƯƠNG TIỆN VÀ DANH MỤC TÀI LIỆU, BẢN VẼ


ĐƯỢC THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
(Kèm theo văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy số
…………. ngày …… tháng ... năm……. của ……….(2)………..)

TT Nội dung Ghi chú

QUY MÔ DỰ ÁN/CÔNG TRÌNH/PHƯƠNG TIỆN VÀ NỘI DUNG


I
ĐIỀU CHỈNH

II DANH MỤC TÀI LIỆU, BẢN VẼ THIẾT KẾ ĐIỀU CHỈNH

Ghi chú: Văn bản thẩm duyệt in trên giấy khổ A4;
(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp;
(2) Tên cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ban hành văn bản thẩm duyệt;
(3) Tên chủ đầu tư/chủ phương tiện;
(4) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm duyệt;
(5) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
Mẫu số PC10
……(1)….. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
……(2)….. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------- ---------------
BIÊN BẢN KIỂM TRA
…………(3)…………..
Hồi …. giờ …. ngày …. tháng … năm …………., tại …………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………
Chúng tôi gồm:
Đại diện: ………………………………………………………………………………
- Ông/bà: …………………………….; Chức vụ: ……………………………………….
- Ông/bà: …………………………….; Chức vụ: ……………………………………….
Đã tiến hành kiểm tra ………… (3)…………… đối với ………………..(4)……………
Đại diện: ……………………………………………………………………………………
- Ông/bà: …………………………….; Chức vụ: ……………………………………….
- Ông/bà: …………………………….; Chức vụ: ……………………………………….
Tình hình và kết quả kiểm tra như sau:
…………………………….. (5) …………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
Biên bản được lập xong hồi … giờ ... ngày …. tháng ….. năm .........., gồm …. trang, được
lập thành ….. bản, mỗi bên liên quan giữ 01 bản, đã đọc lại cho mọi người cùng nghe, công
nhận đúng và nhất trí ký tên dưới đây./.

ĐẠI DIỆN ĐẠI DIỆN ĐẠI DIỆN


……(6)…… ……(7)…… ……(8)……

Ghi chú:
(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp;
(2) Tên cơ quan, tổ chức chủ trì kiểm tra;
(3) Ghi nội dung kiểm tra: An toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc kết quả nghiệm thu về
phòng cháy và chữa cháy hoặc điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và
chữa cháy;
(4) Tên đối tượng được kiểm tra;
(5) Phần trình bày của đại diện đơn vị được kiểm tra (chủ cơ sở, chủ đầu tư, chủ phương
tiện,...), phần kiểm tra hồ sơ, phần kiểm tra thực tế, nhận xét, đánh giá và kiến nghị;
(6) Đại diện đơn vị được kiểm tra ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có;
(7) Đại diện đơn vị, cá nhân có liên quan ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có;
(8) Đại diện đoàn kiểm tra hoặc người được phân công thực hiện kiểm tra ký, ghi rõ họ tên,
đóng dấu nếu có.
Mẫu số PC11
…..(1)….. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………. ……, ngày … tháng … năm ….


ĐỀ NGHỊ
KIỂM TRA KẾT QUẢ NGHIỆM THU VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Kính gửi: …………………………(2)…………………………
……(1)…… đề nghị ………(2)……… kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa
cháy đối với dự án/công trình/phương tiện với các nội dung chính sau:
I. THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁN / CÔNG TRÌNH / PHƯƠNG TIỆN
1. Tên công trình / phương tiện: …………………………………………………………….
2. Tên chủ đầu tư / chủ phương tiện:…………………….; thông tin liên hệ (địa chỉ, điện
thoại):
…………………………………………………………………………………………………………..
3. Địa điểm xây dựng / chế tạo / hoán cải: ………………………………………………………..
4. Đơn vị tư vấn thiết kế:
…………………………………………………………………………………
5. Đơn vị tư vấn giám sát:
……………………………………………………………………………….
6. Đơn vị thi công:
………………………………………………………………………………………….
7. Quy mô dự án / công trình (chiều cao, số tầng, công năng,…); quy mô, tính chất phương
tiện (kích thước, dung tích, trọng tải, số người, vùng hoạt động,…):…………..
8. Các thông tin khác (nếu có):
………………………………………………………………………..
II. DANH MỤC HỒ SƠ GỬI KÈM (3)
1.
…………………………………………………………………………………………………………

2.
…………………………………………………………………………………………………………

3.
…………………………………………………………………………………………………………

Công trình / phương tiện đã được chủ đầu tư và đơn vị thi công nghiệm thu theo quy định.
…………………..(1)…………………. đề nghị …………………….(2)……………………. kiểm
tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của dự án/công trình/phương tiện với
các nội dung nêu trên./.

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN


(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu nếu có)

Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và
chữa cháy;
(2) Tên cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền;
(3) Thành phần theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số ……./2020/NĐ-CP.
Mẫu số PC12
…..(1)….. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
…..(2)….. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------- ---------------

Số: ………. ……, ngày … tháng … năm ….

Kính gửi: ………………(3)……..………..


Căn cứ Nghị định số …../2020/NĐ-CP ngày …../…../2020 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ theo Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy số
…………/TD-PCCC ngày ….. tháng…..năm……… của …………………………(2)
…………………………
Xét hồ sơ và văn bản đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
số…………………….. ngày….. tháng…..năm……… của: ………………….(3)
……………………
Người đại diện theo pháp luật là ông/bà: ……………………… Chức vụ:
…………………………
Căn cứ biên bản kiểm tra kết quả nghiệm thu ngày …..tháng…..năm…….
của………………….,
………………(2)…………….. chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
của …………(4)………… với các nội dung sau:
Địa điểm xây dựng / chế tạo / hoán cải: ………………………………………………………
Chủ đầu tư/chủ phương tiện: ……………………………………………………………………
Đơn vị tư vấn giám sát: ...................................................................................................
Đơn vị thi công: ……………………………………………………………………….................
Quy mô công trình/phương tiện: ………………………………………………….
Nội dung được nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy:
…………………………………………………………………………………………………………
…..
Các yêu cầu kèm theo:
- Thực hiện đúng quy trình, quy định về vận hành sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa,
thay thế các hệ thống, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và hệ thống kỹ thuật có liên quan;
- Duy trì liên tục chế độ hoạt động bình thường của hệ thống, thiết bị phòng cháy, chữa
cháy và hệ thống kỹ thuật có liên quan đã được lắp đặt theo đúng chức năng trong suốt
quá trình sử dụng;
- ……………………………………………(5)
……………………………………………………………

………..(6)……….
Nơi nhận: (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- ……………;
- ……………;
- Lưu: ………

Ghi chú:
(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp;
(2) Tên cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền;
(3) Tên chủ đầu tư/chủ phương tiện;
(4) Tên công trình hoặc phương tiện giao thông cơ giới được nghiệm thu về phòng cháy và
chữa cháy;
(5) Ghi các yêu cầu khác khi cần thiết;
(6) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
Mẫu số PC13
…..(1)….. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
…..(2)….. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------- ---------------

Số: …/QĐTĐC-… ……, ngày … tháng … năm ….


QUYẾT ĐỊNH
Tạm đình chỉ hoạt động
…………(3)…………..
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số /2020/NĐ-CP ngày …. tháng .... năm 2020 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Biên bản kiểm tra ……………………………………………………………….. lập ngày
… tháng …. năm ……của …………………………………………….
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tạm đình chỉ hoạt động đối với: ……………………(4) ………………….
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………….
Do ông/bà: …………………..là ………………………... (5) …………………………
kể từ.... giờ ………. phút, ngày … tháng … năm ……đến …. giờ …. phút, ngày …..tháng …
năm……
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ .... giờ .... phút, ngày .... tháng .... năm …..
Điều 3.
Ông/bà: ………………………..có trách nhiệm thi hành Quyết định này và thực hiện các yêu
cầu về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.
Ông/bà: ……………………………….. bị tạm đình chỉ hoạt động có quyền khiếu nại hoặc
khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật./.

………..(6)……….
Nơi nhận: (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- Như Điều 3;
- ……………;
- Lưu: ………
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan chủ quản cấp trên;
(2) Tên cơ quan của người ra quyết định;
(3) Thẩm quyền ban hành quyết định;
(4) Tên công trình, cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân, địa điểm
hoặc khu vực xuất hiện nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ, không bảo đảm an toàn phòng
cháy và chữa cháy;
(5) Chủ đầu tư, người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình, chủ phương tiện giao thông cơ
giới;
(6) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
Mẫu số PC14
…..(1)….. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
…..(2)….. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------- ---------------

Số: …/QĐĐC-… ……, ngày … tháng … năm ….


QUYẾT ĐỊNH
Đình chỉ hoạt động
………………(3)……………….
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số /2020/NĐ-CP ngày …. tháng .... năm 2020 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Quyết định tạm đình chỉ hoạt động số ……… ngày.... tháng.... năm……..của
……….(2)… ……………………………………..
Căn cứ tình hình thực tế, xét thấy nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ chưa được loại trừ,
vi phạm không được khắc phục hoặc không thể khắc phục được và có nguy cơ cháy, nổ
gây hậu quả nghiêm trọng của ………………(4) …………….
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đình chỉ hoạt động đối với: …………….(4) ……………..
Địa chỉ: ……………………………………………………………
Do ông/bà: …………………….là ………………….(5) ………….. kể từ … giờ … phút, ngày
… tháng… năm……
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ.... giờ.... phút, ngày .... tháng ....năm ………
Điều 3.
Ông/bà: …………………………….. có trách nhiệm thi hành Quyết định này và thực hiện các
yêu cầu về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.
Ông/bà: …………………………….. bị đình chỉ hoạt động có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện
hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật./.

………..(6)……….
Nơi nhận: (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- Như Điều 3;
- ……………;
- Lưu: ………

Ghi chú:
(1) Tên cơ quan chủ quản cấp trên;
(2) Tên cơ quan của người ra quyết định;
(3) Thẩm quyền ban hành quyết định;
(4) Tên công trình, cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân, địa điểm
hoặc khu vực xuất hiện nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ không bảo đảm an toàn phòng
cháy và chữa cháy;
(5) Chủ đầu tư, người đứng đầu cơ sở; chủ hộ gia đình, chủ phương tiện giao thông cơ
giới;
(6) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
Mẫu số PC15
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐỀ NGHỊ
PHỤC HỒI HOẠT ĐỘNG
Kính gửi: …………(1)…………
Tên tổ chức/cá nhân: ……………………………………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………
Điện thoại: ………………..Fax: …………………Email: ………………………….
Họ tên người đại diện pháp luật:
………………………………………………………………………
Chức vụ: ……………………………………………………………………………
CCCD/CMND/Hộ chiếu: ……………………………………………………………………………
Sau khi thi hành Quyết định tạm đình chỉ/đình chỉ hoạt động số: ……………. ngày … tháng
… năm … của: …………….(1) …………………………
Hiện tại: ……….(2)…………… đã loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ/đã khắc phục
vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy kể từ hồi ……. giờ .... phút ngày … tháng …
năm….
Đồ nghị quý cơ quan cho phục hồi hoạt động đối với: ………..(2) …………….. kể từ … giờ
… ngày … tháng … năm……….
Tôi xin cam đoan những nội dung nêu trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp
luật./.

…………, ngày … tháng … năm……


NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu nếu có)

Ghi chú:
(1) Tên cơ quan của người ban hành quyết định tạm đình chỉ/đình chỉ hoạt động trước đó;
(2) Tên công trình, cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới hộ gia đình, cá nhân, địa điểm
hoặc khu vực bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động.
Mẫu số PC16
…..(1)….. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
…..(2)….. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------- ---------------

Số: …/QĐPH-… ……, ngày … tháng … năm ….


QUYẾT ĐỊNH
Phục hồi hoạt động
………….(3)………….
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số /2020/NĐ-CP ngày …. tháng .... năm 2020 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Biên bản kiểm tra ……………………………………….. lập ngày … tháng … năm ….
của …………………………………………………………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phục hồi hoạt động đối với: ………………….(4) …………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………..
Do ông/bà: …………………………………..là …………………….(5)………………… trước đó
đã bị tạm đình chỉ/đình chỉ hoạt động theo Quyết định số: ………………ngày… tháng…
năm……
Điều 2. Kể từ …… giờ ……. phút, ngày … tháng … năm ………… Quyết định số ………
ngày … tháng … năm ……hết hiệu lực.
Điều 3. Ông/bà: ……………………………. chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

………..(6)……….
Nơi nhận: (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- Như Điều 3;
- ……………;
- Lưu: ………
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan chủ quản cấp trên;
(2) Tên cơ quan của người ra quyết định;
(3) Thẩm quyền ban hành quyết định;
(4) Tên công trình, cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân, địa điểm
hoặc khu vực xuất hiện nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ không bảo đảm an toàn phòng
cháy và chữa cháy;
(5) Chủ đầu tư, người đứng đầu cơ sở; chủ hộ gia đình, chủ phương tiện giao thông cơ
giới, cá nhân;
(6) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
Mẫu số PC17
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số (17):……………
PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY CỦA CƠ SỞ
Tên cơ sở/khu dân cư/phương tiện giao thông cơ giới:(1) …………………..
Địa chỉ/Biển kiểm soát: …………………………………………………………………….
Điện thoại: …………………………………………………………………….
Cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp:
…………………………………………………………………….
Điện thoại: …………………………………………………………………….
Cơ quan Công an được phân công thực hiện nhiệm vụ chữa cháy:
………………………………….
Điện thoại: …………………………………………………………………….
SƠ ĐỒ MẶT BẰNG TỔNG THỂ (2)
A. ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHỮA CHÁY
I. VỊ TRÍ CƠ SỞ/KHU DÂN CƯ: (3)
…………………………………………………………………….
- Phía Đông giáp: …………………………………………………………………….
- Phía Tây giáp: …………………………………………………………………….
- Phía Nam giáp: …………………………………………………………………….
- Phía Bắc giáp: …………………………………………………………………….
II. GIAO THÔNG PHỤC VỤ CHỮA CHÁY: (4)
…………………………………………………………………….
III. NGUỒN NƯỚC PHỤC VỤ CHỮA CHÁY: (5)
Trữ lượng
Vị trí, khoảng Những điểm cần lưu
TT Nguồn nước (m3) hoặc lưu lượng
cách nguồn nước ý
(l/s)

I Bên trong:

II Bên ngoài:

….

IV. ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ SỞ/KHU DÂN CƯ/PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG:
- Đặc điểm kiến trúc xây dựng (Số tầng, diện tích mặt bằng, kết cấu xây dựng) của các
hạng mục, công trình trong cơ sở/phương tiện giao thông cơ giới.
- Tính chất hoạt động, công năng sử dụng của các hạng mục, công trình (Đối với phương
án chữa cháy của khu dân cư không nêu nội dung này).
- Số người thường xuyên có mặt tại cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới (Đối với phương
án chữa cháy của khu dân cư không nêu nội dung này).
(6)
V. TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ, ĐỘC:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
VI. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG CHỮA CHÁY TẠI CHỖ:
1. Tổ chức lực lượng: (7)
- Đội (tổ) PCCC cơ sở/dân phòng: Có được thành lập hay không?
- Số lượng đội viên: .... người. Được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ
PCCC: ......người.
- Họ và tên người chỉ huy đội PCCC cơ sở/dân phòng: …………. số điện thoại: ………….
2. Tổ chức thường trực chữa cháy:
- Số người thường trực trong giờ làm việc: ………… người.
- Số người thường trực ngoài giờ làm việc: ………... người.
VII. PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY TẠI CHỖ: (8)
Chủng loại phương tiện chữa
STT Đơn vị tính Số lượngVị trí bố trí Ghi chú
cháy

1 Xe chữa cháy…… chiếc

2 Máy bơm chữa cháy .... chiếc

3 Bình bột chữa cháy .... chiếc

4 Bình khí CO2 chữa cháy…. chiếc

5 chất tạo bọt chữa cháy.... lít

... …

B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CHÁY


I. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÁY PHỨC TẠP NHẤT:
1. Giả định tình huống cháy phức tạp nhất: (9)
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2. Tổ chức triển khai chữa cháy: (10)
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
3. Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy: (11)
(12)
II. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG CHÁY ĐẶC TRƯNG:
1. Tình huống 1:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2. Tình huống 2:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
3. Tình huống ……..:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
C. BỔ SUNG, CHỈNH LÝ PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY (13)

Ngày, tháng, Người xây dựng Người phê duyệt


TT Nội dung bổ sung, chỉnh lý
năm phương án ký phương án ký
(14)
D. THEO DÕI HỌC VÀ THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY

Kết quả
Ngày, tháng, Nội dung, hình thức Tình huống cháy Số người, phương
(đạt/không
năm học tập, thực tập giả định tiện tham gia
đạt)

………., ngày … tháng …. năm…… ………., ngày … tháng …. năm……


NGƯỜI PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN NGƯỜI XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
………..(15)…….. ………..(16)……..
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)

HƯỚNG DẪN GHI PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY


Chú ý: Mẫu phương án chữa cháy có thể thay đổi số lượng trang tùy theo đặc điểm, tính
chất hoạt động của cơ sở, số lượng tình huống giả định. Phương án chữa cháy của
phương tiện giao thông cơ giới không ghi các mục I, II và III của phần A.
(1) Tên của cơ sở/khu dân cư/phương tiện: Ghi theo tên giao dịch hành chính.
(2) Sơ đồ mặt bằng tổng thể: Cần thể hiện rõ tên gọi của các hạng mục, nhà, đường giao
thông, nguồn nước trong cơ sở và các nguồn nước chữa cháy tiếp giáp xung quanh.
Phương án chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới thì bản vẽ thể hiện các khu
vực nguy hiểm cháy, nổ và bố trí phương tiện chữa cháy. Sơ đồ vẽ trên khổ giấy A4 hoặc
lớn hơn cho phù hợp.
(3) Vị trí cơ sở/khu dân cư: Ghi vị trí địa lý cơ sở, khoảng cách từ trung tâm quận, huyện
đến cơ sở/khu dân cư; ghi cụ thể hướng của cơ sở tiếp giáp với các cơ sở, công trình,
đường phố, sông, hồ... Đối với khu dân cư chỉ ghi sơ lược vị trí, không ghi tiếp giáp khu
dân cư về các hướng.
(4) Giao thông phục vụ chữa cháy: Ghi cụ thể kích thước chiều rộng, chiều cao (cổng, hành
lang), kết cấu xây dựng của các tuyến đường bên trong và bên ngoài cơ sở/khu dân cư
phục vụ công tác chữa cháy.
(5) Nguồn nước phục vụ chữa cháy: Tất cả các cơ sở phải thống kê các nguồn nước ở bên
trong cơ sở. Riêng đối với cơ sở thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này phải
thống kê thêm nguồn nước ở gần cơ sở như: Bể, hồ, ao, sông, ngòi, kênh, rạch, trụ, bến
lấy nước, hố lấy nước... có thể phục vụ công tác chữa cháy; ghi rõ khả năng lấy nước vào
các mùa, thời điểm trong ngày; chỉ dẫn vị trí, khoảng cách tới các nguồn nước ở bên ngoài.
(6) Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc: Ghi rõ loại chất cháy chủ yếu, vị trí bố
trí, sắp xếp, số lượng, khối lượng, đặc điểm cháy, yếu tố độc hại khi cháy, khả năng cháy
lan ra khu vực xung quanh của các hạng mục, công trình. Thống kê các loại nguồn nhiệt có
khả năng phát sinh gây cháy: lửa trần; sự cố hệ thống điện, thiết bị điện, sự cố kỹ thuật....
Ví dụ: Đối với cơ sở chế biến gỗ thì chất cháy chủ yếu là gỗ, sơn, dung môi, giấy bao bì.
Nguồn nhiệt gây cháy có thể do sơ suất trong việc sử dụng lửa trần để gia công sản phẩm
hoặc do sự cố thiết bị điện (chập điện), sự cố dây chuyền công nghệ sản xuất (kẹt động cơ
điện...). Khi cháy tại các nhà xưởng, kho hàng hóa sẽ tỏa ra nhiệt lượng lớn, sinh nhiều
khói khí độc, đặc biệt khi xảy ra cháy ở khu vực kho chứa các thùng hóa chất làm dung môi
pha sơn có khả năng gây nổ, đám cháy sẽ nhanh chóng lan truyền trên diện rộng, gây
thương vong. Khi nhà xưởng bị cháy trên 30 phút có thể dẫn đến sụp đổ mái tôn của nhà
xưởng gây khó khăn cho việc tiếp cận chữa cháy....
(7) Ghi tổ chức của lực lượng phòng cháy chữa cháy đã được thành lập đội (tổ) phòng
cháy chữa cháy cơ sở hay đội dân phòng.
(8) Phương tiện chữa cháy tại chỗ: Thống kê chủng loại, mã hiệu (ví dụ: Máy bơm chữa
cháy động cơ xăng Tohatsu V52; bình bột chữa cháy ABC MFZ4...), số lượng, vị trí bố trí
phương tiện chữa cháy. Không thống kê những phương tiện, thiết bị, dụng cụ chữa cháy
chất lượng kém, không có khả năng chữa cháy.
(9) Giả định tình huống cháy phức tạp nhất: Giả định tình huống cháy có quy mô lớn, diễn
biến phức tạp, có thể gây thiệt hại lớn về người và tài sản, công tác chữa cháy gặp nhiều
khó khăn, phức tạp. Trong đó giả định cụ thể thời điểm xảy ra cháy, nơi xuất phát cháy và
nguyên nhân xảy ra cháy; chất cháy chủ yếu; quy mô, diện tích đám cháy tại thời điểm phát
hiện cháy; những yếu tố gây ảnh hưởng tác động lớn tới việc chữa cháy như: Nhiệt độ cao,
nhiều khói, khí độc, sụp đổ công trình...; vị trí và số lượng người bị kẹt hoặc bị nạn trong
khu vực cháy.
(10) Tổ chức triển khai chữa cháy: Trên cơ sở tình huống cháy giả định, xây dựng trình tự
xử lý sự cố cháy kể từ khi phát hiện cháy: hô hoán, báo động cho mọi người xung quanh
biết, tổ chức cắt điện, báo cháy cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, gọi điện
báo cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, tổ chức cứu người và hướng dẫn
thoát nạn (nếu có), sử dụng các phương tiện, dụng cụ chữa cháy tại chỗ để dập lửa, sơ tán
tài sản để ngăn cháy lan, phối hợp với các lực lượng khác (Cảnh sát phòng cháy và chữa
cháy, chính quyền sở tại, công an, điện lực, y tế,...) trong công tác tổ chức chữa cháy và
giữ gìn trật tự, bảo vệ tài sản; bảo đảm hậu cần và thực hiện các hoạt động phục vụ chữa
cháy; bảo vệ hiện trường và khắc phục hậu quả vụ cháy. Các công việc trên phải tổ chức
phân công cho các tổ (đội), cá nhân một cách cụ thể, rõ ràng, trong đó cần nêu rõ nhiệm vụ
của chỉ huy chữa cháy tại chỗ trước và khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
có mặt tại đám cháy (chỉ huy lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ triển khai các hoạt
động chữa cháy; báo cáo tình hình, cung cấp thông tin cho chỉ huy của lực lượng Cảnh sát
phòng cháy và chữa cháy, tham gia ban chỉ huy chữa cháy, tham gia bảo vệ hiện trường
phục vụ điều tra xác định nguyên nhân vụ cháy).
(11) Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy: Vẽ sơ đồ thể hiện vị trí điểm phát
sinh cháy, diện tích đám cháy; hướng gió chủ đạo; bố trí lực lượng, phương tiện để cứu
người, hướng dẫn thoát nạn (nếu có) và tổ chức chữa cháy, sơ tán tài sản, chống cháy lan;
thể hiện hướng tấn công chính... bằng các ký hiệu thống nhất theo quy định tại mẫu
phương án chữa cháy này. Sơ đồ vẽ trên khổ giấy A4 hoặc lớn hơn cho phù hợp.
(12) Phương án xử lý các tình huống cháy đặc trưng: Đối với các cơ sở có các khu vực,
hạng mục công trình có tính chất hoạt động, công năng sử dụng tương tự nhau (như các
lớp học, các bể chứa LPG, các phòng làm việc...) lựa chọn một khu vực, hạng mục, công
trình đặc trưng làm tình huống giả định cháy để xây dựng phương án xử lý. Các tình huống
sắp xếp theo thứ tự “Tình huống 1, 2, 3...”; nội dung từng tình huống được nêu tóm tắt
tương tự như đối với tình huống cháy phức tạp nhất.
(13) Bổ sung, chỉnh lý phương án chữa cháy: Nêu nội dung bổ sung, chỉnh lý trong phương
án có liên quan đến việc tổ chức chữa cháy của cơ sở.
(14) Theo dõi học và thực tập phương án chữa cháy: Sau mỗi lần tổ chức học tập, thực tập
phương án chữa cháy phải ghi lại thông tin cơ bản về lần học tập, thực tập phương án đó.
(15) Quyền hạn, chức vụ của người phê duyệt phương án chữa cháy.
(16) Quyền hạn, chức vụ của người có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy.
(17) Số phương án chữa cháy do cơ quan Công an ghi theo số hồ sơ phê duyệt phương án
chữa cháy (theo quy định của Bộ Công an về công tác hồ sơ, thống kê nghiệp vụ cảnh sát).
KÝ HIỆU DÙNG TRONG SƠ ĐỒ BỐ TRÍ LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY
Mẫu số PC18
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………………………………………(1)
……………………………………….(2)

Số (25):……………….. Cấp phê duyệt phương án: (3)

PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY CỦA CƠ QUAN CÔNG AN


Tên cơ sở, khu dân cư:(4) ……………………………………………………………………..
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………
Điện thoại: …………………………………………………………………………………………
Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp:
……………………………………………………………………
Điện thoại: …………………………………………………………………………………………
Cơ quan Công an được phân công thực hiện nhiệm vụ chữa cháy:
…………………………………
Điện thoại: …………………………………………………………………………………………
A. ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHỮA CHÁY
I. VỊ TRÍ CƠ SỞ/KHU DÂN CƯ: (5)
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
II. GIAO THÔNG BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI: (6)
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
III. NGUỒN NƯỚC PHỤC VỤ CHỮA CHÁY: (7)

Trữ lượng (m3) Vị trí, khoảng


TT Nguồn nước Những điểm cần lưu ý
hoặc lưu lượng (l/s) cách nguồn nước

I Bên trong:

II Bên ngoài:

1
2
(8)
IV. TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ, ĐỘC:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
V. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG CHỮA CHÁY TẠI CHỖ: (9)
1. Tổ chức lực lượng:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
2. Tổ chức thường trực chữa cháy:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
VI. PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY TẠI CHỖ: (10)
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÁY PHỨC TẠP NHẤT CÓ HUY ĐỘNG LỰC
LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN CỦA NHIỀU ĐƠN VỊ, CƠ QUAN, TỔ CHỨC THAM GIA
I. GIẢ ĐỊNH TÌNH HUỐNG CHÁY PHỨC TẠP NHẤT: (11)
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
II. CHIẾN THUẬT CHỮA CHÁY: (12)
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
(13)
III. TÍNH TOÁN LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
(14)
IV. LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN DỰ KIẾN HUY ĐỘNG:

Số lượng, chủng loại


Số người được
TT Đơn vị được huy động Điện thoại phương tiện được huy Ghi chú
huy động
động

V. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI CHỮA CHÁY:


1. Nhiệm vụ của lực lượng tại chỗ: (15)
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
2. Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy: (16)
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
3. Nhiệm vụ của các lực lượng khác: (17)
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
(18)
VI. SƠ ĐỒ BỐ TRÍ LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY:
(19)
C. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CHÁY ĐẶC TRƯNG
I. TÌNH HUỐNG 1:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
II. TÌNH HUỐNG 2:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
III. TÌNH HUỐNG ...
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
D. BỔ SUNG, CHỈNH LÝ PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY (20)

Người xây Chỉ huy đơn


Ngày, tháng,
Nội dung bổ sung, chỉnh lý dựng phương vị xây dựng
năm
án ký phương án ký
(21)
Đ. THEO DÕI HỌC VÀ THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY

Số người,
Ngày, tháng, Nội dung, hình thức Tình huống cháy giả Nhận xét, đánh
phương tiện
năm học tập, thực tập định giá kết quả
tham gia

……, ngày.... tháng ... ……, ngày.... tháng ...


năm…. năm…. NGƯỜI TRỰC TIẾP/
PHÊ DUYỆT PHƯƠNG CHỈ HUY ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ XÂY DỰNG
ÁN XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN PHƯƠNG ÁN
………(22)……… ……..(23)……… ……….(24)……
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu
nếu có) nếu có)

HƯỚNG DẪN GHI PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY


Ghi chú: Phương án chữa cháy có thể co giãn số trang tùy theo yêu cầu thực tế; giữa
các trang cần đóng dấu giáp lai và đóng dấu treo sơ đồ đính kèm.
(1) Ghi tên cơ quan chủ quản cấp trên của cơ quan xây dựng phương án chữa cháy.
(2) Ghi tên cơ quan xây dựng phương án chữa cháy.
(3) Cấp phê duyệt phương án chữa cháy, ghi:
+ “C07” đối với phương án chữa cháy do Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy
và cứu nạn, cứu hộ phê duyệt;
+ “UBT” đối với phương án chữa cháy do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
+ “UBT + C07” đối với phương án chữa cháy do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Cục
trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phê duyệt;
+ “CAT” đối với phương án chữa cháy do Giám đốc Công an cấp tỉnh phê duyệt;
+ “PC07” đối với phương án chữa cháy do Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy
và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh phê duyệt;
+ “UBH” đối với phương án chữa cháy do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;
+ “CAH” do Trưởng Công an cấp huyện phê duyệt.
(4) Ghi tên của cơ sở/khu dân cư theo văn bản giao dịch hành chính.
(5) Vị trí cơ sở/khu dân cư: Ghi rõ các cơ sở, công trình, đường phố, sông, hồ tiếp giáp
theo bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.
(6) Giao thông bên trong và bên ngoài: Ghi rõ các tuyến đường và khoảng cách từ cơ quan
Công an được phân công thực hiện nhiệm vụ chữa cháy đến cơ sở khu dân cư; các tuyến
đường bên trong và bên ngoài cơ sở mà các phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động,
tiếp cận được.
(7) Nguồn nước phục vụ chữa cháy: Thống kê các nguồn nước ở xung quanh cơ sở có thể
phục vụ chữa cháy như: bể, hồ, ao, sông, ngòi, kênh, rạch, trụ, bến lấy nước, hố lấy
nước..., ghi rõ khả năng lấy nước vào các mùa, thời điểm trong ngày; chỉ dẫn vị trí, khoảng
cách tới các nguồn nước ở bên ngoài.
(8) Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc: Nêu khái quát đặc điểm kiến trúc, xây
dựng của các hạng mục công trình (số tầng, bậc chịu lửa, diện tích mặt bằng, loại vật liệu
của các cấu kiện xây dựng chủ yếu như tường, cột, trần, sàn, mái...); số người thường
xuyên có mặt trong các hạng mục công trình; tính chất hoạt động, công năng sử dụng của
các hạng mục công trình liên quan đến nguy hiểm cháy, nổ, độc; đặc điểm nguy hiểm cháy,
nổ của các chất cháy chủ yếu (loại chất cháy, vị trí bố trí, sắp xếp, số lượng, khối lượng,
vận tốc cháy, đặc điểm cháy, yếu tố độc hại khi cháy, khả năng cháy lan ra khu vực xung
quanh); các loại nguồn nhiệt có khả năng phát sinh gây cháy (lửa trần, sự cố hệ thống điện,
thiết bị điện, sự cố kỹ thuật...).
(9) Tổ chức lực lượng chữa cháy tại chỗ: Nêu tình hình tổ chức, số lượng đội viên phòng
cháy chữa cháy và số người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy. Số người
thường trực trong và ngoài giờ làm việc.
(10) Phương tiện chữa cháy tại chỗ: Thống kê chủng loại, số lượng, vị trí bố trí phương tiện
chữa cháy cơ giới, hệ thống chữa cháy vách tường, phương tiện cứu người... (chỉ thống kê
những phương tiện, thiết bị, dụng cụ có khả năng sử dụng để chữa cháy).
(11) Giả định tình huống cháy phức tạp nhất: Giả định tình huống cháy có quy mô lớn, diễn
biến phức tạp, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, công tác chữa cháy
gặp nhiều khó khăn nhất, cần phải huy động nhiều lực lượng và phương tiện mới có thể xử
lý được, trong đó giả định cụ thể về thời điểm xảy ra cháy (có thể vào ban đêm hoặc ngoài
giờ làm việc, việc phát hiện và báo cháy muộn); điểm xuất phát cháy, nguyên nhân xảy ra
cháy và nguyên nhân dẫn đến cháy lớn; loại chất cháy chủ yếu, thời gian cháy tự do; quy
mô, diện tích đám cháy tại thời điểm phát hiện cháy; dự kiến khả năng phát triển của đám
cháy và những yếu tố ảnh hưởng tác động tới việc chữa cháy như nhiệt độ cao, nhiều khói,
khí độc, sụp đổ công trình...; dự kiến vị trí và số lượng người bị nạn trong khu vực cháy.
(12) Chiến, kỹ thuật chữa cháy: Căn cứ vào quy mô, diện tích, loại hình, tính chất, đặc điểm
của đám cháy, chất cháy chủ yếu, dạng phát triển của đám cháy (giả định) và khả năng huy
động lực lượng phương tiện để đề ra chiến thuật, kỹ thuật, phương pháp, biện pháp chữa
cháy phù hợp
(13) Tính toán lực lượng, phương tiện chữa cháy: Trên cơ sở áp dụng chiến thuật, kỹ thuật
chữa cháy đối với tình huống cháy giả định, tính toán số lượng lực lượng, phương tiện,
chất chữa cháy cần thiết để chữa cháy (tổ chức trinh sát, cứu người, hướng dẫn thoát nạn;
làm mát, phá dỡ ngăn chặn cháy lan; cấp nước chữa cháy, cứu tài sản...) và phục vụ chữa
cháy (xe thang, xe cứu thương, xe chở nước, xe máy xúc, máy ủi, xe cẩu, xe nâng...).
Trường hợp tính toán lực lượng, phương tiện cần thiết để chữa cháy vượt quá khả năng
đáp ứng của đơn vị, địa phương mình thì phải tính đến việc huy động lực lượng, phương
tiện chữa cháy của các đơn vị, cơ quan, tổ chức trong và ngoài địa phương để đề nghị
người có thẩm quyền huy động.
(14) Lực lượng, phương tiện dự kiến huy động: Căn cứ vào kết quả tính toán ở (13) để ghi
vào bảng thống kê lực lượng, phương tiện dự kiến huy động (kể cả của các đơn vị trong và
ngoài công an hoặc của địa phương khác chi viện chữa cháy).
(15) Nhiệm vụ của lực lượng tại chỗ: Ghi tóm tắt nhiệm vụ chữa cháy sẽ phân công cho
người chỉ huy và lực lượng chữa cháy tại chỗ, trong đó phải phối hợp với lực lượng cơ sở
nắm rõ thông tin về tình trạng nguồn điện tại khu vực cháy; loại, số lượng chất cháy trong
đám cháy, nhất là đối với các loại hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ, độc hại; các khu vực có
khả năng phát sinh nổ; khai thác sử dụng các nguồn nước chữa cháy tại chỗ và bảo đảm
công tác hậu cần phục vụ chữa cháy trong trường hợp chữa cháy lâu dài; tổ chức bảo vệ
hiện trường phục vụ công tác điều tra nguyên nhân vụ cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy.
(16) Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy: Nêu rõ nhiệm vụ, vai trò
của chỉ huy chữa cháy trong việc tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin về vụ cháy, tổ chức điều
động, huy động lực lượng, phương tiện đi chữa cháy. Trường hợp xác định đám cháy có
quy mô lớn, diễn biến phức tạp, kéo dài, người chỉ huy chữa cháy phải kịp thời đề xuất
thành lập ban chỉ đạo chữa cháy để huy động lực lượng, phương tiện của các cơ quan, tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài địa phương chi viện chữa cháy theo thẩm quyền;
thành lập ban chỉ huy, ban tham mưu chữa cháy, xác định số lượng và nhiệm vụ cụ thể của
thành viên thuộc các ban. Khi đến hiện trường phải tổ chức chỉ huy chữa cháy theo quy
định (tổ chức trinh sát đám cháy, nắm tình hình người bị nạn, quy mô, diễn biến của đám
cháy, khai thác sử dụng các nguồn nước chữa cháy; xác định khu vực chữa cháy và phân
công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị tham gia chữa cháy; đề ra và tổ chức thực hiện các
biện pháp chiến, kỹ thuật chữa cháy, cứu người theo từng giai đoạn phù hợp với tình hình
lực lượng, phương tiện chữa cháy hiện có; kịp thời thông tin phối hợp với các lực lượng
tham gia khác bảo đảm trật tự, giao thông, y tế, cấp nước, thông tin liên lạc, chiếu sáng,
hậu cần bảo đảm phục vụ chữa cháy). Trường hợp chữa cháy lâu dài phải có phương án
thay quân, bổ sung nhiên liệu, chất chữa cháy, thực phẩm, đồng thời tổ chức động viên tinh
thần chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ tham gia chữa cháy.
Bên cạnh việc tổ chức chữa cháy, chỉ huy chữa cháy phải chủ động tập hợp thông tin về vụ
cháy phục vụ công tác báo cáo và truyền thông.
Khi đám cháy đã được dập tắt hoàn toàn, chỉ huy chữa cháy phải tổ chức thu hồi lực
lượng, phương tiện chữa cháy, tập hợp thông tin, thống kê phục vụ xây dựng báo cáo; phối
hợp bảo vệ hiện trường, phục vụ công tác điều tra nguyên nhân vụ cháy.
(17) Nhiệm vụ của các lực lượng khác: Ghi rõ nhiệm vụ cơ bản sẽ phân công cho các lực
lượng được huy động tham gia chữa cháy và thực hiện các hoạt động khác có liên quan
đến chữa cháy.
(18) Sơ đồ bố trí lực lượng phương tiện chữa cháy: Vẽ sơ đồ mặt bằng tổng thể cơ sở,
trong đó thể hiện các công trình, đường giao thông, sông, hồ... giáp ranh; hướng gió chủ
đạo; giao thông nguồn nước bên trong và chỉ dẫn nguồn nước bên ngoài cơ sở; vị trí phát
sinh cháy; quy mô diện tích đám cháy; hướng phát triển của đám cháy; vị trí ban chỉ huy;
hướng tấn công chính; bố trí lực lượng, phương tiện chữa cháy của các đơn vị tham gia...
bằng các ký hiệu thống nhất theo quy định tại mẫu phương án này. Trường hợp tổ chức
chữa cháy theo nhiều giai đoạn thì có thể trình bày bằng nhiều sơ đồ để thuận tiện khi khai
thác sử dụng phục vụ công tác chỉ huy chữa cháy. Sơ đồ sử dụng khổ giấy A4 hoặc lớn
hơn cho phù hợp.
(19) Phương án xử lý một số tình huống cháy đặc trưng: Đối với các cơ sở có các khu vực,
hạng mục, công trình có tính chất hoạt động, công năng sử dụng tương tự nhau (như các
lớp học, các bể chứa LPG, các phòng làm việc...) lựa chọn một khu vực, hạng mục, công
trình đặc trưng làm tình huống giả định cháy để xây dựng phương án xử lý. Các tình huống
sắp xếp theo thứ tự “Tình huống 1, 2, 3...”, nội dung từng tình huống được nêu tóm tắt
tương tự như đối với tình huống cháy phức tạp nhất.
(20) Bổ sung, chỉnh lý phương án chữa cháy: Nếu nội dung bổ sung, chỉnh lý trong phương
án có liên quan đến việc tổ chức chữa cháy của cơ sở.
(21) Theo dõi học và thực tập phương án chữa cháy: Sau mỗi lần tổ chức học tập, thực tập
phương án chữa cháy phải ghi lại thông tin cơ bản về lần học tập, thực tập phương án đó.
(22) Quyền hạn, chức vụ của người phê duyệt phương án chữa cháy. Đối với phương án
có huy động lực lượng, phương tiện của các cơ quan, tổ chức, quân đội của địa phương và
lực lượng Công an của Công an cấp tỉnh các địa phương lân cận tham gia xử lý sẽ do Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trực tiếp vào mục “Phê duyệt phương án”, Cục
trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ sẽ có văn bản phê duyệt
phương án riêng.
(23) Quyền hạn, chức vụ của người chỉ huy đơn vị tổ chức xây dựng và trình duyệt phương
án chữa cháy (Đội, Phòng, Công an cấp huyện, Công an cấp tỉnh).
(24) Quyền hạn, chức vụ của người trực tiếp xây dựng phương án chữa cháy hoặc chủ trì
xây dựng phương án chữa cháy;
(25) Số phương án chữa cháy do cơ quan Công an ghi theo số hồ sơ phê duyệt phương án
chữa cháy (theo quy định của Bộ Công an về công tác hồ sơ, thống kê nghiệp vụ cảnh sát).
KÝ HIỆU DÙNG TRONG SƠ ĐỒ BỐ TRÍ LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY
Mẫu số PC19
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐỀ NGHỊ
PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY CỦA CƠ SỞ
Kính gửi: …………(1)…………
Tên tôi là: ……………………………………………………………………………………
Số CCCD/CMND/Hộ chiếu: …………………….. cấp ngày: ……
tháng……… năm……………….
Điện thoại: ………………………………Email: ……………………………………….
Chức vụ: ……………………………………………………………………………………
Đại diện cơ sở/khu dân cư/chủ phương tiện: …………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………
Điện thoại: …………………….Email: ………………………………….
Đề nghị …………..(1)……………… phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở đối với:
………(3) …………………….

……., ngày … tháng … năm …..


………(2)…..
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu nếu có)

Ghi chú:
(1) Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tiếp nhận hồ sơ;
(2) Quyền hạn, chức vụ của người ký;
(3) Tên cơ sở/khu dân cư/phương tiện.
Mẫu số PC20
…..(1)….. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
…..(2)….. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------- ---------------

Số: ..../LHĐ-.... ………., ngày … tháng … năm …..


LỆNH HUY ĐỘNG/ĐIỀU ĐỘNG LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN VÀ TÀI SẢN THAM GIA
HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Căn cứ Nghị định số …../2020/NĐ-CP ngày …. tháng ….. năm 2020 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Theo đề nghị của …………………..(3) ………………………..
Tôi:…………………………………..; Chức vụ: ………………………………………………
Cơ quan/đơn vị: ………………………………………………………………………………..
Yêu cầu ông/bà: ………………………………………………………………………………..
Đại diện cho cơ quan/tổ chức/hộ gia đình: ……………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………….
Huy động/Điều động ngay lực lượng, phương tiện, tài sản thuộc phạm vi quản lý, gồm:
- Lực lượng: ………………………………………người;
- Phương tiện: ………………………………………………………………………………..
- Tài sản: ………………………………………………………………………………..
Có mặt tại: ………………………………………………………………………………..
trước …… giờ ……. phút, ngày …../….. /…… để …………….(4)………………….
Thời gian huy động/điều động (nếu có): đến ….. giờ ….. ngày....tháng……năm……../.

- Thời điểm phát lệnh: ....giờ .... phút, ngày ….......(5)...........


…./..../….. (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- Thời điểm nhận lệnh: ....giờ .... phút, ngày
…./..../…..

Ghi chú:
(1) Tên cơ quan chủ quản cấp trên;
(2) Tên cơ quan của người ra lệnh;
(3) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị huy động/điều động;
(4) Ghi cụ thể nhiệm vụ tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy;
(5) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
Mẫu số PC21
……(1)…… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
……(2)…… Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------- ---------------

Số: …../…… …….., ngày … tháng …. năm …….


ĐỀ NGHỊ
KIỂM TRA, CẤP CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN
Kính gửi: ………………(3)………….
Đơn vị: ………………………….(2)……………………………………………………………..
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………
Điện thoại: ……………………………………………………………………………………………
Căn cứ Điều 33 Nghị định số ……./2020/NĐ-CP ngày …. tháng....năm 2020 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Từ ngày …… tháng ….. năm.... đến ngày …. tháng … năm ……, ……….(2)…….. đã tổ
chức huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy/cứu nạn, cứu hộ cho …………(4)
………. Địa điểm tổ chức: ……………………………………………………………….
Tổng số người được huấn luyện: ………….. (có danh sách kèm theo).
……………………(2)…………………. đề nghị …………………..(3)………………… tổ chức
kiểm tra, đánh giá kết quả và cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa
cháy/cứu nạn, cứu hộ./.

………..(5)……….
Nơi nhận: (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- ……………..;
- ……………..;
- Lưu: ………..

Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có);
(2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;
(3) Tên cơ quan Công an kiểm tra, cấp Chứng nhận huấn luyện;
(4) Đối tượng đã được huấn luyện;
(5) Chức vụ của người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, cơ
sở.
DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ
KIỂM TRA, CẤP CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN
(Kèm theo Công văn số: …………..ngày ....tháng.....năm…….. của ……….(2)...........)

Giới tính CCCD/


Nơi làm việc/
TT Họ và tên Năm sinh CMND/ Hộ Ngày cấp Ghi chú
Thường trú
Nam Nữ chiếu

8
9

...
Mẫu số PC22
……(1)…… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
……(2)…… Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------- ---------------

Số: …../…… …….., ngày … tháng …. năm …….


ĐỀ NGHỊ
HUẤN LUYỆN, KIỂM TRA, CẤP CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN
Kính gửi: ………….(3)………….
Đơn vị: ………………………………….(2)……………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ………………………………………………………………………………….
Căn cứ Điều 33 Nghị định số ……/2020/NĐ-CP ngày .....tháng …….. năm 2020 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa
cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Đề nghị ………..(3)……………………….. tổ chức huấn luyện, kiểm tra và cấp Chứng nhận
huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy/cứu nạn, cứu hộ cho ………….(4)
…………….. với tổng số học viên là: …………(có danh sách kèm theo).
Thời gian dự kiến từ ngày ….. tháng …… năm.... đến ngày ....tháng...năm………/.

………..(5)……..
Nơi nhận: (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- ……………;
- ……………;
- Lưu: ………

Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có);
(2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;
(3) Tên cơ quan Công an kiểm tra, cấp Chứng nhận huấn luyện/cơ sở huấn luyện, hướng
dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;
(4) Đối tượng đăng ký huấn luyện, kiểm tra, cấp Chứng nhận;
(5) Chức vụ của người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, cơ
sở.
DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ
HUẤN LUYỆN, KIỂM TRA, CẤP CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN
(Kèm theo Công văn số: ……… ngày ….. tháng.....năm……… của ……….(2)……….)
Giới tính CCCD/
Nơi làm việc/
TT Họ và tên Năm sinh CMND/ Hộ Ngày cấp Ghi chú
Thường trú
Nam Nữ chiếu

...
Mẫu số PC23
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐỀ NGHỊ
HUẤN LUYỆN, KIỂM TRA, CẤP CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN
Kính gửi: ……………..(1)…………….
Tôi là: …………………………………………………………………………………………………
Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………………..
Số CCCD/CMND/Hộ chiếu: ………………………………. Ngày cấp:.....................................
Nơi làm việc/thường trú: …………………………………………………………………………..
Số điện thoại: …………………………………………………………………………..
Tôi xin đăng ký tham dự lớp huấn luyện nghiệp vụ:
- Phòng cháy, chữa cháy □
- Cứu nạn, cứu hộ □
Tôi xin chấp hành đầy đủ các quy định về tổ chức của lớp huấn luyện./.

………, ngày …. tháng …. năm ……


NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:
(1) Ghi tên cơ quan tổ chức lớp huấn luyện.
Mẫu số PC24
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐỀ NGHỊ
CẤP ĐỔI/CẤP LẠI CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN
Kính gửi: ……………..(1)…………….
Tôi là: …………………………………………………………………………………………………
Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………………..
Số CCCD/CMND/Hộ chiếu: ………………………………. Ngày cấp:.....................................
Nơi làm việc/thường trú: …………………………………………………………………………..
Số điện thoại: …………………………………………………………………………..
Ngày ….. tháng ….. năm ……….., tôi được …………….(1)…………….. cấp Chứng nhận
huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy/cứu nạn, cứu hộ.
Do: Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ bị hư hỏng/mất.
Đề nghị quý cơ quan ……………….(2)…………….. Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ
phòng cháy, chữa cháy/cứu hạn, cứu hộ.
Tôi xin cam đoan những nội dung trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp
luật./.

………, ngày …. tháng …. năm ……


NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:
(1) Ghi tên cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận huấn luyện;
(2) Ghi một trong các nội dung: Cấp đổi, cấp lại.
Mẫu số PC25
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BIÊN BẢN
Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
Hồi ……….. giờ ……. phút, ngày … tháng …. năm ……. tại:
…………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
……..
Chúng tôi gồm:
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
……..
Đã tiến hành kiểm định chất lượng, chủng loại, mẫu mã phương tiện phòng cháy và chữa
cháy theo văn bản đề nghị kiểm định ngày …… tháng ……năm …… của ……….(1)………..
I. PHƯƠNG THỨC KIỂM ĐỊNH:
1. Mẫu thử nghiệm:
………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………
……..
2. Kiểm tra hồ sơ, tài liệu:
………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………
……..
…………………………………………………………………………………………………………
……..
3. Kiểm định các thông số kỹ thuật của phương tiện phòng cháy và chữa cháy:
…………………………………………………………………………………………………………
……..
…………………………………………………………………………………………………………
……..
II. THIẾT BỊ KIỂM ĐỊNH:
…………………………………………………………………………………………………………
……..
…………………………………………………………………………………………………………
……..
III. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH:

Tên, số hiệu, quy cách Nơi sản Năm sản


TT Ký, mã hiệu Đơn vị tính Số lượng
phương tiện xuất xuất

Đối chiếu về thông số kỹ thuật kiểm định


Nhận xét đánh
TT Nội dung kiểm định
Theo QCVN/TCVN/quy Tài liệu kỹ giá
Thực tế
định thuật

IV. KẾT LUẬN:


…………………………………………………………………………………………………………
……..
…………………………………………………………………………………………………………
……..
…………………………………………………………………………………………………………
……..
…………………………………………………………………………………………………………
……..
…………………………………………………………………………………………………………
……..
Biên bản được hoàn thành vào hồi....giờ …. phút ngày …. tháng …. năm……. và được lập
thành …….. bản./.

NGƯỜI KIỂM ĐỊNH ĐẠI DIỆN CƠ QUAN/ĐƠN VỊ KIỂM


(Ký, ghi rõ họ tên) ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu nếu có)

Ghi chú:
(1) Tên đơn vị trực tiếp sản xuất, lắp ráp, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu phương tiện
phòng cháy và chữa cháy đề nghị kiểm định.
Mẫu số PC26
….(1)…. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …./……. ………., ngày … tháng …. năm ……..


ĐỀ NGHỊ
…………(2)…………..
Kính gửi: …………(3)………………
Tên đơn vị đề nghị: ……………………………………………………………………………….
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………….
Điện thoại: ………………………………..Email: …………………………………………….
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ….. ngày …. tháng.... năm..., cơ quan cấp:
…………. ……………………………………………………………
Họ tên người đại diện theo pháp luật:
…………………………………………………………………
Chức vụ: ……………………………………………………………………………….
Số CCCD/CMND/Hộ chiếu: …………….. cấp ngày ....tháng …. năm ……………….,
Đề nghị Quý cơ quan ………(2)…………… cho phương tiện/lô phương tiện ghi tại bảng
thống kê kèm theo./.
………….(4)……….
Nơi nhận: (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- Như trên;
- Lưu: …………

Ghi chú:
(1) Tên đơn vị trực tiếp sản xuất, lắp ráp, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu phương tiện
phòng cháy và chữa cháy đề nghị kiểm định;
(2) Ghi “Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy” đối với trường hợp kiểm định kỹ
thuật; ghi “Kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa
cháy” đối với trường hợp kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng
cháy và chữa cháy;
(3) Cơ quan Công an có thẩm quyền kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định phương
tiện phòng cháy và chữa cháy hoặc cơ sở kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ
thuật về phòng cháy và chữa cháy;
(4) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
BẢNG THỐNG KÊ
PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỀ NGHỊ KIỂM ĐỊNH
(Kèm theo Văn bản đề nghị của ……….(1)……….. ngày …. tháng …. năm ……..)

Tên, số hiệu, quy cách Ký, mã Năm sản


TT Đơn vị Số lượngNơi sản xuất Ghi chú
phương tiện hiệu xuất
Mẫu số PC27
….(1)…. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …./……. ………., ngày … tháng …. năm ……..


ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Kính gửi: ………(2)…………
Căn cứ kết quả kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện/lô
phương tiện tại biên bản kiểm định ngày .... tháng ….. năm ….. của …...(3)……
Chúng tôi đề nghị …….(2)……… cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy
và chữa cháy cho phương tiện/lô phương tiện theo bảng thống kê kèm theo./.

………..(4)………
Nơi nhận: (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- Như trên;
- Lưu: ………

Ghi chú:
(1) Tên đơn vị trực tiếp sản xuất, lắp ráp, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu phương tiện
phòng cháy và chữa cháy đề nghị kiểm định;
(2) Tên cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp Giấy chứng nhận kiểm định;
(3) Tên cơ sở kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và
chữa cháy;
(4) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
BẢNG THỐNG KÊ
PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
KIỂM ĐỊNH VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
(Kèm theo Văn bản đề nghị ngày …. tháng.....năm…… của …………..(1)………..)

Tên, số hiệu, quy cách của Ký, mã Nơi sản Năm sản
TT Đơn vị Số lượng Ghi chú
phương tiện hiệu xuất xuất
Mẫu số PC28
…..(1)….. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
…..(2)….. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------- ---------------
BIÊN BẢN LẤY MẪU
Vào hồi …….. giờ …… ngày ….. tháng …. năm …… tại: ……………………………
Chúng tôi gồm:
1. Đại diện đơn vị kiểm định
- Ông/Bà: ……………………………; Chức vụ: ………………………………..
- Ông/Bà: ……………………………; Chức vụ: ………………………………..
2. Đại diện đơn vị đề nghị kiểm định:
- Ông/Bà: ……………………………; Chức vụ: ………………………………..
- Ông/Bà: ……………………………; Chức vụ: ………………………………..
Đã tiến hành kiểm đếm số lượng, lấy mẫu phương tiện phòng cháy, chữa cháy (PCCC) để
kiểm định (theo văn bản đề nghị ngày ..... tháng …….. năm ………….), bao gồm:

Số lượng đề Ngày sản


Tên phương tiện Ký, Đơn vị Số lượng lấy
TT nghị kiểm xuất /số lô Ghi chú
PCCC mã hiệu tính mẫu
định (nếu có)

…..
1. Phương pháp lấy mẫu: Theo TCVN ……………./QCVN ……………/Quy định kỹ
thuật/Phương pháp ngẫu nhiên bảo đảm mẫu là đại diện cho lô phương tiện PCCC đề nghị
kiểm định.
2. Tình trạng mẫu:
- Mẫu được niêm phong có sự chứng kiến của đại diện tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định.
- Số lượng phương tiện còn lại được niêm phong toàn bộ (có xác nhận của đại diện đơn vị
lấy mẫu và đơn vị đề nghị kiểm định).
3. Thời gian kết thúc lấy mẫu: Hồi …… giờ ……. phút ngày …. tháng ….. năm…….
Biên bản đã được các bên thông qua và được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi
bên giữ 01 bản, được ký tên dưới đây./.

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ


ĐẠI DIỆN ……(2)…… NGƯỜI LẤY MẪU
ĐỀ NGHỊ KIỂM ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ) (Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có);
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện kiểm định.
Mẫu số PC29
Ghi chú: Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy in trên giấy
khổ A4; khung viền kép, hai nét đều nhau, màu đỏ; nền giấy màu xanh nhạt, ở giữa có hình
Công an hiệu;
(1) Tên cơ quan chủ quản cấp trên;
(2) Tên đơn vị cấp giấy chứng nhận kiểm định;
(3) Đơn vị trực tiếp sản xuất, lắp ráp, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu phương tiện
phòng cháy và chữa cháy;
(4) Đơn vị thực hiện kiểm định kỹ thuật;
(5) Phương tiện phòng cháy, chữa cháy đề nghị kiểm định;
(6) Tên và địa chỉ của đơn vị trực tiếp sản xuất, lắp ráp, hoán cải trong nước hoặc nhập
khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
(7) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
BẢNG THỐNG KÊ
PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐÃ ĐƯỢC KIỂM ĐỊNH
(Kèm theo Giấy chứng nhận kiểm định số ……., ngày …. tháng.....năm ……. của ……….(2)
……)

Tên, số hiệu, quy cách của Ký, mã Nơi sản Năm sản
TT Đơn vị Số lượng Ghi chú
phương tiện hiệu xuất xuất
Mẫu số PC30
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐỀ NGHỊ
CẤP/CẤP ĐỔI/CẤP LẠI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ TƯ VẤN VỀ PHÒNG CHÁY VÀ
CHỮA CHÁY
Kính gửi: …………(1)…………..
1. Họ và tên: ………………………………………Nam/Nữ: …………………..
2. Sinh ngày ……….. tháng………… năm…………… Nơi sinh: ………………………..
3. Quốc tịch: …………………………………………………………………………………….
4. Số CCCD/CMND/Hộ chiếu: ……………….., cấp ngày ….. tháng …. năm……..,
5. Nơi ở hiện nay: …………………………………………………………………………………….
6. Số điện thoại: …………………………………………………………………………………….
7. Trình độ chuyên môn (ghi rõ ngành đào tạo): ………………………………………………
8. Văn bằng, chứng chỉ đã được cấp:
…………………………………………………………………
Đề nghị được cấp (hoặc cấp đổi/cấp lại) chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và
chữa cháy trong các lĩnh vực: ……………..(2) …………………….. (có bảng khai kinh
nghiệm công tác gửi kèm theo).
Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung trên và cam kết hành nghề tư vấn về phòng cháy và
chữa cháy theo đúng nội dung ghi trong chứng chỉ được cấp và tuân thủ các quy định của
pháp luật có liên quan.

………, ngày …. tháng …. năm …….


NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú:
(1) Tên cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
(2) Ghi lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ: Tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát,
tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy, chỉ huy thi công về phòng
cháy và chữa cháy.
Mẫu số PC31
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN KHAI KINH NGHIỆM CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN
TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1. Họ và tên: ……………………………………………………………………………………….
2. Quá trình hoạt động chuyên môn về phòng cháy và chữa cháy:

Hoạt động phòng


Tên cơ quan chủ
cháy và chữa Nội dung hoạt động phòng
TT Thời gian đầu tư, địa điểm
cháy trong cơ cháy và chữa cháy
xây dựng
quan, tổ chức

(1) (2) (3) (4) (5)

I Kinh nghiệm tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy

II Kinh nghiệm tư vấn thẩm định về phòng cháy và chữa cháy

III Kinh nghiệm tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy

IV Kinh nghiệm tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy

V Kinh nghiệm thi công về phòng cháy và chữa cháy

1
2

Tôi xin cam đoan nội dung bản khai này là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp
luật./.

….., ngày…..tháng…..năm….. ....., ngày….tháng…..năm…..


XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN, NGƯỜI KHAI
TỔ CHỨC QUẢN LÝ TRỰC TIẾP (Ký và ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú:
(1) Số thứ tự;
(2) Ghi rõ từ tháng, năm... đến tháng, năm...;
(3) Ghi rõ tên cơ quan, tổ chức đã hoạt động;
(4) Ghi rõ tên công trình đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp giấy
chứng nhận thẩm duyệt thiết kế hoặc văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng
cháy và chữa cháy và nội dung hoạt động phòng cháy và chữa cháy (thiết kế hoặc thẩm
định hoặc thi công hoặc giám sát về phòng cháy và chữa cháy); vai trò chủ trì hay tham gia.
Mẫu số PC32
CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ
TƯ VẤN VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Trách nhiệm của người BỘ CÔNG AN
được cấp chứng chỉ: CỤC CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY, CHỮA
CHÁY
1. Chỉ được nhận và thực hiện các hoạt động
VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ
tư vấn về phòng cháy và chữa cháy trong
---------
phạm vi của chứng chỉ này.
2. Tuân thủ các quy định của pháp luật về
phòng cháy và chữa cháy và các quy định của
pháp luật có liên quan.
3. Không được cho người khác thuê, mượn
hoặc sử dụng chứng chỉ này để hành nghề. CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ TƯ VẤN
VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
4. Không tẩy xóa, sửa chữa chứng chỉ.
5. Xuất trình khi có yêu cầu của các cơ quan
có thẩm quyền./.
Ghi chú: Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy in trên giấy khổ A5,
nền giấy mặt ngoài màu vàng nhạt; nền giấy mặt trong màu xanh nhạt, ở giữa có hình
Công an hiệu.
(1) Ghi nội dung lĩnh vực hành nghề về phòng cháy và chữa cháy: Tư vấn thiết kế, tư vấn
thẩm định, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật, chỉ huy thi công về phòng
cháy và chữa cháy.
(2) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
Mẫu số PC33
….(1)….. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP ĐỔI/CẤP LẠI GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH
VỤ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Kính gửi: ………….(2)……………
…………………………………………………………(1)
……………………………………………….
Địa chỉ
…………………………………………………………………………………………………..
Điện thoại: ……………………………..Fax: …………………………………………
……………………(3)………………………. số:
……………………………………………………..
Người đại diện theo pháp luật là ông/bà: ………………………………………………………….
Chức vụ:
…………………………………………………………………………………………………..
CCCD/CMND/Hộ chiếu: ……………………………………cấp ngày: …………………………..
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………….
Đề nghị quý cơ quan xem xét cấp/cấp đổi/cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh
dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cho: …………………(1) …………………. trong các lĩnh
vực sau: ……………….(4) ……………………………..
Tôi cam kết thực hiện, bảo đảm và duy trì liên tục các điều kiện theo quy định như đã được
cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy xác nhận; đồng thời, có trách nhiệm thông báo
kịp thời cho quý cơ quan biết về những thay đổi có liên quan đến điều kiện về phòng cháy
và chữa cháy đã được xác nhận./.

…………., ngày …. tháng …. năm …..


……(5)……
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú:
(1) Tên cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;
(2) Cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy xác nhận;
(3) Ghi tên một trong những loại văn bản sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn
vị trực thuộc doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác
xã; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; Giấy
chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; văn bản thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo
văn bản thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp;
(4) Ghi rõ lĩnh vực hoạt động (tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát, tư vấn
kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy; tư vấn chuyển giao công nghệ
phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện, hướng dẫn nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy; thi
công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy; sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị
phòng cháy và chữa cháy; kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa
cháy);
(5) Chức vụ của người đề nghị.
Mẫu số PC34
DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ
ĐƯỢC PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
(Kèm theo Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
số .... /GXN-PCCC ngày tháng..... năm... của………..)

Ngành, nghề được phép kinh doanh dịch vụ


TT Mã ngành Ghi chú
phòng cháy và chữa cháy

1 ……..(6)……….

Ghi chú: Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy in trên
giấy khổ A4; khung viền kép, hai nét đều nhau, màu đỏ; nền giấy màu xanh nhạt, ở giữa
có hình Công an hiệu.
(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp;
(2) Tên cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp giấy xác nhận;
(3) Tên cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;
(4) Ghi tên một trong các loại văn bản sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị
trực thuộc doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy
chứng nhận đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; Giấy
chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; văn bản thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo
văn bản thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp;
(5) Quyền hạn, chức vụ của người ký;
(6) Liệt kê các phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy được phép kiểm định (đối với
trường hợp kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa
cháy).
Mẫu số PC35
….(1)….. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
….(2)….. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------- ---------------

Số: …./QĐ-…… ……., ngày …. tháng …. năm ……


QUYẾT ĐỊNH
Thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
…………………(3)………………..
Căn cứ Nghị định số ……./2020/NĐ-CP ngày …. tháng.....năm 2020 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ ……………………….(4) …………………………………………….
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
số ……………/GXN-PCCC cấp ngày ….. tháng ….. năm…….. đối với: ………….(5)............
Điều 2. ………….(5)………….. phải nộp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ
phòng cháy và chữa cháy số ………../GXN-PCCC cấp ngày … tháng …. năm ……. cho
……….(2)…….. trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. ………….(5)………………… chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

............(6)………..
Nơi nhận: (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- Như Điều 4;
- …..(7)……
- Lưu: …….
(3) Chức vụ của người đứng đầu cơ quan Công an có thẩm quyền;
(4) Thông báo về việc giải thể/phá sản của cơ sở hoặc biên bản kiểm tra cơ sở kinh doanh
dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;
(5) Tên cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;
(6) Quyền hạn, chức vụ của người ký;
(7) Cơ quan đăng ký doanh nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép cơ sở kinh
doanh hoạt động.
 Nghị Định 144/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu
hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 144/2021/NĐ-CP Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2021


NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC AN NINH, TRẬT TỰ,
AN TOÀN XÃ HỘI; PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI; PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY;
CỨU NẠN, CỨU HỘ; PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng
11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Căn cước công dân ngày 20 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Cảnh vệ ngày 20 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt
Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh,
xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 20 tháng 6 năm
2017 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và
công cụ hỗ trợ ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Bảo vệ bí mật nhà nước ngày 15 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Thi hành án hình sự ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Cư trú ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy ngày 30 tháng 3 năm 2021;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm ngày 17 tháng 3 năm 2003;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh,
trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu
hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện
pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên
bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội;
phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác trực tiếp liên quan đến lĩnh vực
an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu
nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình không được quy định tại Nghị định này thì áp
dụng quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy,
chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình trong phạm vi lãnh thổ, vùng
nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang
cờ quốc tịch Việt Nam.
2. Công dân, tổ chức Việt Nam thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này ở
ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị xử phạt vi phạm hành
chính theo quy định của Nghị định này.
3. Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật
tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ;
phòng, chống bạo lực gia đình và cá nhân, tổ chức có liên quan.
Điều 3. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo
lực gia đình, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau
đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh
vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy;
cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình
thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính
(sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
d) Trục xuất.
3. Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều
28 Luật Xử lý vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính quy
định tại Nghị định này có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau
đây:
a) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép;
b) Buộc nộp lại giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và
pháo; giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; giấy
chứng nhận đăng ký mẫu con dấu; giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
giấy chứng nhận thẩm duyệt, văn bản thẩm duyệt, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu
về phòng cháy và chữa cháy; chứng chỉ hành nghề, giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh
dịch vụ phòng cháy và chữa cháy; giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và
chữa cháy bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung (sau đây gọi chung là giấy phép,
chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động);
c) Buộc nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước
công dân;
d) Buộc nộp lại con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu;
đ) Buộc hủy bỏ văn bản, giấy tờ đóng dấu sai quy định;
e) Buộc thu hồi, nộp lại tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh dùng để vi phạm hành
chính;
g) Buộc thu hồi, nộp lại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;
h) Buộc gỡ bỏ tài liệu bí mật nhà nước;
i) Buộc bảo quản, bố trí, sắp xếp hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định hoặc buộc
giảm số lượng, khối lượng, chủng loại hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định hoặc
buộc di chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đến kho, địa điểm theo quy định;
k) Buộc thực hiện biện pháp thông gió theo quy định;
l) Buộc lắp đặt, duy trì hoạt động của thiết bị, hệ thống chống tĩnh điện theo quy định;
m) Buộc lắp đặt và trang bị các thiết bị phát hiện, xử lý rò rỉ chất, hàng hóa nguy hiểm về
cháy, nổ;
n) Buộc lắp đặt hệ thống điện phục vụ yêu cầu phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
o) Buộc lắp đặt hệ thống chống sét bảo đảm quy định hoặc buộc khắc phục những sai sót,
hư hỏng của hệ thống chống sét;
p) Buộc thực hiện các giải pháp ngăn cháy lan bảo đảm quy định của pháp luật;
q) Buộc cập nhật cơ sở dữ liệu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định;
r) Buộc duy trì chế độ hoạt động thường xuyên của thiết bị truyền tin báo sự cố;
s) Buộc thu hồi phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy hoặc buộc thu hồi biên bản
kiểm định;
t) Buộc xin lỗi công khai;
u) Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng;
v) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
4. Thủ tục thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành
nghề, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung:
a) Người có thẩm quyền ra quyết định, cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm thi hành
biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký
hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung thực hiện theo quy định tại các khoản
1, 2, 3 và 4 Điều 85 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
b) Người có thẩm quyền ra quyết định thi hành biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định
tại điểm a khoản này phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan, người có thẩm quyền đã
cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động đó.
Điều 4. Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là
30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an
ninh, trật tự, an toàn xã hội đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là
80.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu
hộ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng; mức phạt tiền
tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với
tổ chức là 150.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với
hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức
phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Tổ chức quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này bao gồm:
a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: Doanh
nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các
đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp;
b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên
hiệp hợp tác xã;
c) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
d) Đơn vị sự nghiệp;
đ) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà
nước được giao;
e) Tổ hợp tác.
4. Hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật vi
phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân.
Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo
lực gia đình là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm
dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm
người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm
quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng
theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra
quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 6. Thủ tục xử phạt đối với những hành vi đồng thời được quy định trong Bộ luật
Hình sự
Khi phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b khoản 3,
các điểm b và c khoản 4, các điểm a và d khoản 5 Điều 7; các điểm b và c khoản 4 Điều
9; điểm a khoản 3, các điểm a và b khoản 4 Điều 10; điểm c khoản 2, khoản 5 Điều
11; điểm c khoản 3, các điểm b, đ và e khoản 5 Điều 12; điểm e khoản 3, các điểm a và b
khoản 4 Điều 13; các điểm a, b, c và đ khoản 1, các điểm c, d và e khoản 2 Điều 15; điểm a
khoản 3 Điều 16; điểm a khoản 4, điểm c khoản 6 và điểm a khoản 7 Điều 18; điểm đ
khoản 2, khoản 4 Điều 19; khoản 3 Điều 21; khoản 2, khoản 3, các điểm b, c, d, đ và e
khoản 5 Điều 23; điểm c khoản 4 Điều 26; khoản 2, các điểm b và d khoản 4, các điểm a và
d khoản 5 Điều 28; khoản 4 Điều 32; điểm c khoản 5 Điều 34; điểm a khoản 2 Điều
50; điểm a khoản 4 Điều 51; khoản 1 Điều 52 và khoản 1 Điều 53 Nghị định này, thì người
có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại
các khoản 1, 2 và 4 Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không khởi tố
vụ án hình sự; quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự; quyết định đình chỉ điều
tra vụ án hình sự; quyết định đình chỉ điều tra bị can; quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình
sự đối với bị can; quyết định đình chỉ vụ án; quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can và
trả lại hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến, thì chuyển hồ
sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định
tại khoản 3 Điều 62 và Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành
chính theo quy định tại Nghị định này.
Chương II
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
HẬU QUẢ
Mục 1. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ AN NINH, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI
Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong
những hành vi sau đây:
a) Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn
hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi
công cộng khác, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 5 Điều này;
b) Thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng;
c) Để vật nuôi, cây trồng hoặc các vật khác xâm lấn lòng đường, vỉa hè, vườn hoa, sân
chơi, đô thị, nơi sinh hoạt chung trong khu dân cư, khu đô thị;
d) Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị
truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Vứt rác hoặc bỏ bất cứ vật gì khác lên tường rào và khu vực liền kề với mục tiêu bảo vệ;
e) Chăn, thả gia súc, gia cầm trong chung cư.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng;
b) Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
c) Để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác
nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Thả diều, bóng bay, các loại đồ chơi có thể bay ở khu vực cấm, khu vực mục tiêu được
bảo vệ;
đ) Sử dụng tàu bay không người lái hoặc phương tiện bay siêu nhẹ chưa được đăng ký
cấp phép bay hoặc tổ chức các hoạt động bay khi chưa có giấy phép hoặc đã đăng ký
nhưng điều khiển bay không đúng thời gian, địa điểm, khu vực, tọa độ, giới hạn cho phép;
e) Cản trở, sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý
ở chợ, bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác;
g) Đốt và thả “đèn trời”;
h) Không có đủ hồ sơ, tài liệu mang theo khi khai thác tàu bay không người lái và các
phương tiện bay siêu nhẹ;
i) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi
người trực tiếp khai thác, sử dụng chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;
k) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi
phương tiện bay chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;
l) Phun sơn, viết, vẽ, dán, gắn hình ảnh, nội dung lên tường, cột điện hoặc các vị trí khác
tại khu vực dân cư, nơi công cộng, khu chung cư, nơi ở của công dân hoặc các công trình
khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của
người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;
b) Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác
nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Báo thông tin giả, không đúng sự thật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
d) Gọi điện thoại đến số điện thoại khẩn cấp 111, 113, 114, 115 hoặc đường dây nóng của
cơ quan, tổ chức để quấy rối, đe dọa, xúc phạm;
đ) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”;
e) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh
quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ
không có đủ hồ sơ, tài liệu pháp lý được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc đăng
ký theo quy định;
g) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh
quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ
không duy trì đủ điều kiện về nguồn nhân lực theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền
cấp;
h) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh
quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ
không duy trì đủ điều kiện về trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ, nhà xưởng, sân bãi theo
giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp;
i) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh
quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ
không bảo đảm tiêu chuẩn an ninh, an toàn và các điều kiện về môi trường theo quy định
của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự
công cộng;
b) Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ
hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao
thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;
c) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng, tôn giáo để tổ chức, thuê, xúi giục, lôi
kéo, dụ dỗ, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân;
d) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức;
đ) Tổ chức, tham gia tập trung đông người trái pháp luật tại cơ quan Đảng, cơ quan Nhà
nước hoặc các địa điểm, khu vực cấm;
e) Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào nhà ở, nơi ở,
vào người, đồ vật, tài sản của người khác, vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi làm việc, nơi
sản xuất, kinh doanh, mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu;
g) Vào mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu trái phép;
h) Sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ treo cờ, biểu ngữ, thả
truyền đơn, phát loa tuyên truyền ngoài quy định của phép bay;
i) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu, hình ảnh có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo làm ảnh
hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều
101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công
nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị
truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc
công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương;
c) Quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ địa điểm cấm, khu vực cấm liên quan đến quốc phòng,
an ninh;
d) Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Sàm sỡ, quấy rối tình dục;
e) Khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng;
g) Thực hiện thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu
bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay
siêu nhẹ có chủng loại hoặc chất lượng không phù hợp với loại sản phẩm đã đăng ký theo
giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp;
h) Sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ phóng, bắn, thả từ
trên không các loại vật, chất gây hại hoặc chứa đựng nguy cơ gây hại khi không được
phép.
6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu bay không
người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ quay phim, chụp ảnh từ trên không khi không
được phép.
7. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hoạt động
bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ không đúng nội dung trong phép bay
do cơ quan có thẩm quyền cấp.
8. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu bay
không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ nhưng không chấp hành các lệnh, hiệu
lệnh của cơ quan quản lý điều hành và giám sát hoạt động bay.
9. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện thiết kế, sản
xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và
trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi chưa có giấy
phép do cơ quan có thẩm quyền cấp.
10. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hoạt động
bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ khi chưa có phép bay do cơ quan có
thẩm quyền cấp.
11. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu bay
không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ cản trở hoặc gây mất an toàn cho các phương
tiện bay khác.
12. Các hành vi vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh chung được xử lý, xử phạt theo
Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
13. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại
các điểm a, d, đ và g khoản 2; điểm đ khoản 3; các điểm b, e và i khoản 4; các điểm a, b và
c khoản 5; các khoản 6 và 10 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép của cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử
nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không
người lái, phương tiện bay siêu nhẹ có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi
phạm quy định tại các điểm h và i khoản 3 và khoản 9 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng phép bay từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy
định tại các khoản 6, 7, 8 và 11 Điều này;
d) Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm
c, e và g khoản 4 Điều này.
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản
1, điểm l khoản 2 và điểm e khoản 4 Điều này;
b) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định
tại điểm a khoản 3 và điểm i khoản 4 Điều này;
c) Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, các điểm d và
đ khoản 5 Điều này trừ trường hợp nạn nhân có đơn không yêu cầu;
d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi
phạm quy định tại điểm h khoản 5 Điều này;
đ) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại
điểm d khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều này.
Điều 8. Vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong
những hành vi sau đây:
a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng
thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;
b) Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà
điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung;
c) Bán hàng ăn uống, giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng loa phóng thanh,
chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không
được phép của các cơ quan có thẩm quyền.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại
khoản 2 Điều này.
Điều 9. Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký
thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ
liệu về cư trú;
b) Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;
c) Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên
quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú,
xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú;
b) Mua, bán, thuê, cho thuê sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ
khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
c) Mượn, cho mượn hoặc sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú,
giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
d) Đã cư trú tại chỗ ở hợp pháp mới, đủ điều kiện đăng ký cư trú nhưng không làm thủ tục
thay đổi nơi đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật;
đ) Kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở
khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 01 đến 03 người lưu
trú;
e) Tổ chức kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, môi giới, cưỡng bức người khác vi phạm
pháp luật về cư trú;
g) Cầm cố, nhận cầm cố sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ, tài liệu về cư trú;
h) Hủy hoại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ, tài liệu về cư trú.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi;
b) Kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở
khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 04 đến 08 người lưu
trú;
c) Cản trở công dân thực hiện quyền tự do cư trú;
d) Đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú.
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu sai sự thật về cư trú để được đăng ký thường trú,
đăng ký tạm trú, khai báo thông tin về cư trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc
thực hiện hành vi trái pháp luật khác;
b) Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả về cư trú để được đăng ký thường trú,
đăng ký tạm trú, khai báo thông tin về cư trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc
thực hiện hành vi trái pháp luật khác;
c) Làm giả, sử dụng sổ hộ khẩu giả, sổ tạm trú giả để đăng ký thường trú, tạm trú, cấp giấy
tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác;
d) Kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở
khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 09 người lưu trú trở
lên;
đ) Không khai báo tạm trú cho người nước ngoài theo quy định của pháp luật;
e) Cản trở, không chấp hành việc kiểm tra thường trú, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú theo
yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các
điểm a và h khoản 2, các điểm b và c khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy
định tại các điểm b và g khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này.
Điều 10. Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân,
Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong
những hành vi sau đây:
a) Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công
dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có
thẩm quyền;
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công
dân;
c) Không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước
công dân cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định
cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân
dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi
hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục
bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Chiếm đoạt, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước
công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân của người khác;
b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của Giấy chứng minh
nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng
minh nhân dân;
c) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn
cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp Giấy chứng minh nhân dân,
Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân
dân;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp Giấy chứng minh nhân dân, Chứng
minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân
hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình
sự;
b) Sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân
hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả;
c) Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc
thẻ Căn cước công dân;
d) Mua, bán, thuê, cho thuê Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ
Căn cước công dân;
đ) Mượn, cho mượn Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước
công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm b
và c khoản 2, điểm a khoản 3 và các điểm a, b, c và d khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân
hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2
và điểm đ khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy
định tại các điểm a, c, d và đ khoản 4 Điều này.
Điều 11. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ,
công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không kịp thời, đầy đủ quy định về kiểm tra định kỳ các
loại vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị;
b) Không kê khai, đăng ký đầy đủ các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ với cơ quan có thẩm
quyền;
c) Vi phạm chế độ bảo quản các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ;
d) Sử dụng hoặc cho trẻ em sử dụng các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm;
đ) Lưu hành các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử
dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo không còn giá trị sử dụng.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng vũ khí, công cụ hỗ trợ được giao;
b) Chiếm đoạt, trao đổi, mua, bán, cho, tặng, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố,
nhận cầm cố, các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí,
công cụ hỗ trợ và pháo;
c) Làm giả các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công
cụ hỗ trợ và pháo;
d) Che giấu, giúp người khác hoặc không tố giác hành vi chế tạo, sản xuất, mang, mua,
bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc hủy
hoại vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo;
đ) Mất giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và
pháo;
e) Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định của
pháp luật;
g) Giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho người không đủ điều kiện sử dụng theo quy định của
pháp luật;
h) Phân công người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để quản lý kho, nơi cất
giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ;
i) Không bố trí kho, nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật;
k) Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ; không báo cáo, báo
cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin báo cáo về việc mất, thất thoát, tai
nạn, sự cố về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ và pháo;
l) Không xuất trình, giao nộp giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ
khí, công cụ hỗ trợ hoặc vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật;
m) Mang vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không mang theo giấy chứng nhận, giấy phép sử dụng,
giấy xác nhận đăng ký;
n) Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo
quy định của pháp luật;
o) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận,
chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ
trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết,
cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ
trợ;
b) Vận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không
bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không bị truy cứu trách
nhiệm hình sự;
c) Không thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản
lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vũ
khí, công cụ hỗ trợ tại Việt Nam;
d) Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ;
đ) Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm;
e) Bán tiền chất thuốc nổ cho tổ chức, doanh nghiệp khi tổ chức, doanh nghiệp đó chưa
được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, Giấy chứng nhận đủ điều kiện
sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ hoặc chưa có
văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Làm mất vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được trang bị;
h) Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
i) Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;
k) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ có giấy phép
nhưng không thực hiện đúng quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí thô sơ, công
cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ;
b) Chiếm đoạt vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ
hoặc phụ kiện nổ;
c) Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại vũ khí có tính năng, tác dụng
tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc các chi tiết, cụm chi tiết để sản xuất,
chế tạo vũ khí, công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự;
d) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng, chiếm đoạt súng săn hoặc
chi tiết, cụm chi tiết súng săn;
đ) Đào bới, tìm kiếm, thu gom trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phế liệu, phế
phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
e) Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất
pháo;
g) Làm mất vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao;
h) Cưa, cắt, đục hoặc thực hiện các thao tác khác để tháo bom, mìn, đạn, lựu đạn, quả nổ,
ngư lôi, thủy lôi và các loại vũ khí khác trái phép;
i) Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện trái phép cách thức chế tạo, sản xuất, sửa
chữa hoặc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo dưới mọi hình thức.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng,
vũ khí thể thao;
b) Chiếm đoạt vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao;
c) Mang trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc mang vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu
bảo vệ.
6. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ,
hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ được xử lý, xử phạt theo Nghị định của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, Nghị định
của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất,
buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng và các văn bản quy phạm pháp
luật có liên quan.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm
d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3;
các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép sử dụng, Giấy xác nhận đăng ký vũ khí, công cụ hỗ trợ
từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 2 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí,
công cụ hỗ trợ, pháo hoa từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a
khoản 2 và các điểm b và k khoản 3 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy
định tại điểm b khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy
định tại các điểm b và c khoản 2; các điểm a, b, c, d, đ, e và k khoản 3; các điểm a, c, d, e
và i khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này;
c) Buộc nộp lại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ
trợ và pháo đối với hành vi quy định tại điểm o khoản 2 Điều này.
Điều 12. Vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều
kiện về an ninh, trật tự
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Báo cáo định kỳ hàng quý tình hình, kết quả thực hiện các quy định về an ninh, trật tự
không đúng thời gian, không trung thực, không đầy đủ theo quy định của Bộ Công an;
b) Lập sổ quản lý, lưu trữ số liệu, tình hình hoạt động kinh doanh không đúng hoặc không
đầy đủ theo quy định của Bộ Công an;
c) Quá 05 ngày kể từ ngày hoạt động kinh doanh mà không có văn bản thông báo kèm theo
bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự gửi Công an xã, phường, thị trấn
nơi cơ sở hoạt động kinh doanh;
d) Quá 10 ngày kể từ ngày tạm ngừng hoạt động mà không có văn bản thông báo với cơ
quan Công an đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và Công an xã,
phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động;
đ) Quá 03 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an
ninh, trật tự nhưng không có văn bản thông báo cho cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
e) Quá 05 ngày kể từ ngày triển khai mục tiêu bảo vệ tại các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương ngoài phạm vi cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ đặt trụ sở mà cơ sở kinh doanh
dịch vụ bảo vệ không có văn bản thông báo kèm theo các tài liệu có liên quan gửi Công an
xã, phường, thị trấn nơi triển khai mục tiêu bảo vệ;
g) Không ban hành hoặc không niêm yết công khai quy trình, thủ tục tiếp nhận hồ sơ sản
xuất con dấu, giá tiền khắc dấu tại cơ sở sản xuất con dấu;
h) Không xuất trình được bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự khi có
yêu cầu kiểm tra của cơ quan Công an có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Không báo cáo định kỳ hàng quý về tình hình, kết quả thực hiện các quy định về an ninh,
trật tự cho cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
b) Không báo cáo đột xuất về các vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra tại cơ sở kinh
doanh cho cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và
Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở kinh doanh hoạt động;
c) Không lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh phù hợp với loại ngành, nghề đầu tư kinh
doanh theo quy định của pháp luật;
d) Không xây dựng Phương án bảo đảm an ninh, trật tự đối với các ngành, nghề theo quy
định của pháp luật phải có phương án bảo đảm an ninh, trật tự;
đ) Không bố trí kho bảo quản nguyên liệu, hàng hóa, sản phẩm kinh doanh hoặc có bố trí
kho nhưng không đảm bảo yêu cầu theo quy định của pháp luật;
e) Sử dụng nhân viên không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn làm việc trong các cơ sở kinh
doanh có điều kiện về an ninh, trật tự đối với ngành, nghề theo quy định của pháp luật phải
đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện đối với nhân viên;
g) Không thực hiện đầy đủ các quy định về trách nhiệm đảm bảo an ninh, trật tự khi tiến
hành hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
h) Không lưu giữ bản sao giấy tờ tùy thân của người mang tài sản đến cầm cố theo quy
định của pháp luật;
i) Cung cấp dịch vụ sử dụng súng bắn sơn cho khách hàng dưới 18 tuổi;
k) Không bố trí nhân viên y tế trực tại địa điểm diễn ra dịch vụ cung ứng sử dụng súng bắn
sơn để xử lý khi có sự cố xảy ra trong thời gian cung ứng dịch vụ này;
l) Không kiểm tra và lưu trữ bản sao giấy tờ tùy thân của khách hàng đến thực hiện phẫu
thuật thẩm mỹ theo quy định của pháp luật;
m) Không thực hiện đầy đủ quy trình kiểm tra, lưu trữ thông tin của khách đến lưu trú,
người đến thăm khách lưu trú theo quy định của pháp luật;
n) Quá 03 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của
cơ sở kinh doanh mà không có văn bản thông báo với cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Không duy trì đúng và đầy đủ các điều kiện về an ninh, trật tự trong quá trình hoạt động
kinh doanh;
b) Cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện về an ninh, trật tự;
c) Làm giả hồ sơ, tài liệu để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
d) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh,
trật tự hoặc Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ;
đ) Cho mượn, cho thuê, mua, bán Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
e) Kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật
tự;
g) Trực tiếp giao con dấu cho khách hàng mà không chuyển con dấu cho cơ quan Công an
có thẩm quyền để đăng ký theo quy định của pháp luật;
h) Cung cấp bản thiết kế mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức cho những người không có
thẩm quyền;
i) Nhận cầm cố tài sản nhưng không lập hợp đồng cầm cố theo quy định của pháp luật;
k) Nhận cầm cố tài sản mà không lưu giữ tài sản cầm cố hoặc không lưu giữ bản chính
giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố tại cơ sở kinh doanh trong thời gian cầm cố
tài sản đối với tài sản theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu
tài sản đó;
l) Nhận cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác nhưng không có giấy ủy quyền hợp lệ
của người đó cho người mang tài sản đi cầm cố;
m) Bán hoặc cung cấp thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên cho những đối
tượng không có giấy phép sử dụng loại thiết bị trên hoặc có giấy phép sử dụng nhưng
không đúng nội dung ghi trong giấy phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật;
n) Sản xuất, nhập khẩu, mua, bán thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên vượt quá
tiêu chuẩn về âm thanh, ánh sáng đối với các thiết bị còi, đèn theo quy định của pháp luật;
o) Sử dụng người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm người chịu trách
nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ hoặc trực tiếp điều hành
hoạt động kinh doanh hoặc làm nhân viên dịch vụ bảo vệ;
p) Không trang bị hoặc trang bị không đúng trang phục, biển hiệu cho nhân viên dịch vụ
bảo vệ theo quy định của pháp luật;
q) Hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ nhưng không ký hợp đồng với cá nhân, tổ chức
thuê dịch vụ bảo vệ;
r) Bán hoặc cung cấp thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động cho cơ quan, tổ chức,
cá nhân chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc đồng ý bằng văn bản;
s) Sử dụng không đủ hoặc không sử dụng nhân viên bảo vệ là nhân viên của cơ sở kinh
doanh dịch vụ bảo vệ trong hoạt động kinh doanh vũ trường hoặc trò chơi điện tử có
thưởng dành cho người nước ngoài, casino theo quy định của pháp luật;
t) Sử dụng nhân viên dịch vụ bảo vệ chưa được cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Hoạt động kinh doanh ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự khi
chưa được cấp hoặc bị thu hồi hoặc đang bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều
kiện về an ninh, trật tự;
b) Thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi xâm hại đến an ninh, trật tự, hành vi vi phạm pháp
luật, hành vi trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc tại cơ sở kinh doanh trực
tiếp quản lý;
c) Sản xuất con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước khi chưa có Phiếu chuyển
mẫu con dấu của cơ quan đăng ký mẫu con dấu theo quy định của pháp luật;
d) Kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt
quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;
đ) Không đăng ký ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự mà cho
vay tiền có cầm cố tài sản hoặc không cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ
lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;
e) Không bảo quản tài sản cầm cố hoặc bảo quản tài sản cầm cố không đúng nơi đăng ký
với cơ quan có thẩm quyền;
g) Cung cấp dịch vụ bảo vệ cho đối tượng, mục tiêu hoặc các hoạt động trái pháp luật;
h) Không ghi đầy đủ thông tin khách hàng vào sổ quản lý theo mẫu quy định và không lưu
bản sao giấy tờ tùy thân của khách tham gia dịch vụ khi kinh doanh casino hoặc kinh doanh
trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;
i) Mua, bán, nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm quân trang, quân dụng nhưng không lưu giữ
đầy đủ hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật;
k) Bán hoặc cung cấp sản phẩm quân trang, quân dụng cho đối tượng chưa được cơ quan
có thẩm quyền cấp phép hoặc đồng ý bằng văn bản.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Lợi dụng hoạt động ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để
thực hiện hành vi xâm hại đến an ninh, trật tự, hành vi trái với đạo đức, thuần phong, mỹ
tục của dân tộc;
b) Nhận cầm cố tài sản do trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt hoặc do người khác phạm tội mà
có nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Hoạt động dịch vụ bảo vệ có sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực nhằm mục đích
đe dọa, cản trở, gây khó khăn cho hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân
hoặc xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
d) Sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng các biện pháp khác mà pháp luật
không cho phép để tiến hành đòi nợ;
đ) Làm giả Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ;
e) Sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự giả; Chứng chỉ nghiệp vụ bảo
vệ giả.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, Giấy chứng nhận đủ điều kiện
về an ninh, trật tự trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với các hành vi vi phạm quy
định tại điểm e khoản 3 và các điểm c, e và g khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, Giấy chứng nhận đủ điều kiện
về an ninh, trật tự trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng đối với các hành vi vi phạm quy
định tại các điểm h và q khoản 3; điểm d khoản 4 và khoản 5 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 09 tháng đối với cơ sở có hành vi vi phạm quy định
tại điểm q khoản 3; điểm a khoản 4 Điều này;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi định tại các điểm b, c,
h, m, n và r khoản 3; các điểm c và k khoản 4 và các điểm b, đ và e khoản 5 Điều này;
đ) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại các khoản 3, 4 và 5 Điều
này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi quy định tại các điểm đ, i, k, l,
m, n và r khoản 3; các điểm d, đ và k khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, chứng chỉ nghiệp vụ bảo
vệ đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.
Điều 13. Vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện thủ tục cấp lại khi Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu bị mất;
b) Không thực hiện thủ tục đổi lại Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu và nộp lại Giấy
chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đã được cấp trước đó cho cơ quan đăng ký mẫu con
dấu khi Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu bị hỏng;
c) Không thông báo mẫu con dấu cho cơ quan, tổ chức có liên quan biết trước khi sử dụng;
d) Không ban hành quy định nội bộ về quản lý, sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức
mình.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Tự ý mang con dấu ra khỏi trụ sở cơ quan, tổ chức mà không được phép của chức danh
nhà nước, người đứng đầu cơ quan, tổ chức;
b) Không đăng ký lại mẫu con dấu theo quy định của pháp luật;
c) Không chấp hành việc kiểm tra con dấu, không xuất trình con dấu, Giấy chứng nhận
đăng ký mẫu con dấu khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan đăng ký mẫu con dấu;
d) Mất con dấu mà quá 02 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện mất con dấu, cơ quan, tổ
chức, chức danh nhà nước không thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã cấp Giấy
chứng nhận đăng ký mẫu con dấu trước đó và cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi
xảy ra mất con dấu.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Không giao nộp con dấu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đăng
ký mẫu con dấu;
b) Đóng dấu vào văn bản, giấy tờ chưa có chữ ký của người có thẩm quyền hoặc có chữ
ký của người không có thẩm quyền;
c) Mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp, mua bán con dấu, tiêu hủy trái phép
con dấu; sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức khác để hoạt động;
d) Sử dụng con dấu hết giá trị sử dụng;
đ) Cố ý làm biến dạng, sửa chữa nội dung con dấu đã đăng ký;
e) Làm giả Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu;
g) Sử dụng con dấu chưa đăng ký mẫu con dấu;
h) Không nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu khi có quyết định của
cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực về việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc bị thu hồi
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, Giấy phép hoạt động hoặc bị tạm đình chỉ, đình chỉ
hoạt động hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc giao nộp con dấu theo quy
định của pháp luật;
i) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký mẫu con
dấu.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Làm giả hồ sơ để làm thêm con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước;
b) Làm giả con dấu hoặc sử dụng con dấu giả;
c) Chiếm đoạt, mua bán trái phép con dấu;
d) Tiêu hủy trái phép con dấu.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm
c, e và g khoản 3 và các điểm a và b khoản 4 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 3 và
4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đối với hành vi quy định
tại điểm b khoản 2; các điểm a, d và đ khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này;
b) Buộc hủy bỏ văn bản, giấy tờ đóng dấu sai quy định đối với hành vi quy định tại điểm b
khoản 3 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm
c khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này;
d) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đối với hành vi vi phạm quy định tại
điểm i khoản 3 Điều này.
Điều 14. Vi phạm các quy định về thi hành án hình sự, thi hành các biện pháp xử lý
hành chính
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong
những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện nghĩa vụ của người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại
xã, phường, thị trấn; người được đặc xá; người chấp hành xong án phạt tù theo quy định
của pháp luật;
b) Vi phạm quy định về việc chấp hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường,
thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Vi phạm các quy định về việc chấp hành các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng
chế: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, cấm đi khỏi
nơi cư trú, đặt tiền để bảo đảm, tạm hoãn xuất cảnh, áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản,
phong tỏa tài khoản hoặc có hành vi vi phạm đến biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng
chế khác theo quy định của pháp luật;
b) Vi phạm các quy định về việc chấp hành biện pháp tạm giữ, tạm giam; vi phạm các quy
định về việc chấp hành hình phạt tiền, hình phạt tịch thu tài sản, trục xuất.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Người được hoãn chấp hành án phạt tù không có mặt theo yêu cầu triệu tập của cơ
quan thi hành án hình sự, Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không chấp hành việc bàn giao của trại
giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cho Ủy ban nhân dân
cấp xã;
c) Người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không chấp hành việc báo cáo theo yêu
cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã;
d) Người được hưởng án treo không có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan thi hành án, Ủy
ban nhân dân cấp xã;
đ) Người được hưởng án treo không cam kết việc chấp hành án;
e) Người được hưởng án treo không có mặt tại cuộc họp kiểm điểm; không thực hiện báo
cáo việc chấp hành án;
g) Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không có mặt theo giấy triệu tập của
cơ quan thi hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã;
h) Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không cam kết việc chấp hành án;
i) Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không thực hiện báo cáo việc chấp
hành án;
k) Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không có mặt tại cuộc họp kiểm điểm;
l) Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không thực hiện nghĩa vụ nộp phần thu
nhập bị khấu trừ;
m) Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không thực hiện một số công việc lao
động phục vụ cộng đồng theo quyết định của cơ quan thi hành án hình sự;
n) Người chấp hành án phạt quản chế không thực hiện nghĩa vụ của người chấp hành án
theo quy định của pháp luật;
o) Người chấp hành án phạt quản chế không có mặt theo yêu cầu của cơ quan thi hành án
hình sự, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế mà không có lý do chính đáng;
p) Người chấp hành án phạt quản chế không cam kết việc chấp hành án;
q) Người chấp hành án phạt quản chế không trình diện và báo cáo với Ủy ban nhân dân
cấp xã theo quy định của pháp luật;
r) Người chấp hành án phạt cấm cư trú không có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân
cấp xã;
s) Người chấp hành án phạt cấm cư trú không cam kết việc chấp hành án;
t) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không trình diện Ủy ban nhân dân cấp xã
về nơi cư trú sau khi được tha tù trước thời hạn có điều kiện;
u) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không cam kết chấp hành nghĩa vụ;
v) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không có mặt theo yêu cầu của cơ quan
thi hành án hình sự, Ủy ban nhân dân cấp xã;
x) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không có mặt tại cuộc họp kiểm điểm;
y) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không thực hiện báo cáo theo quy định
của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Người được hoãn chấp hành án phạt tù đi khỏi nơi cư trú mà không được sự đồng ý của
Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã;
b) Người được hoãn chấp hành án phạt tù không có mặt tại cơ quan thi hành án hình sự
sau khi hết thời hạn hoãn hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
c) Người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không có mặt tại nơi chấp hành án trước
khi được tạm đình chỉ hoặc cơ quan thi hành án hình sự nơi cư trú sau khi hết thời hạn tạm
đình chỉ chấp hành án phạt tù hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
d) Người bị kết án phạt tù đang được tại ngoại có quyết định thi hành án mà không có mặt
tại cơ quan thi hành án theo thời hạn quy định;
đ) Người được hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú không xin phép hoặc không được sự đồng
ý của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc vắng mặt tại nơi cư trú quá thời hạn cho phép;
e) Người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có
thẩm quyền;
g) Người chấp hành án phạt quản chế đi khỏi nơi quản chế mà không được sự đồng ý của
người có thẩm quyền hoặc đi khỏi nơi quản chế quá thời hạn cho phép mà không có lý do
chính đáng;
h) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không chấp hành sự quản lý của Ủy ban
nhân dân cấp xã;
i) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đi khỏi nơi cư trú không xin phép hoặc
không được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã; vắng mặt tại nơi cư trú quá thời hạn
cho phép;
k) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện thay đổi nơi cư trú khi chưa được sự
đồng ý của cơ quan có thẩm quyền;
l) Người chấp hành án phạt cấm cư trú đến cư trú ở những nơi đã bị cấm cư trú mà không
được phép hoặc quá thời hạn cho phép;
m) Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ đi khỏi nơi cư trú không xin phép hoặc
không được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc vắng mặt tại nơi cư trú quá thời
hạn cho phép;
n) Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ thay đổi nơi cư trú khi chưa được sự
đồng ý của cơ quan có thẩm quyền;
o) Người chấp hành án phạt tước một số quyền công dân có hành vi thực hiện các quyền
đã bị cấm theo bản án;
p) Người chấp hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định không thực hiện nghĩa vụ của người chấp hành án theo quy định của pháp luật;
q) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không thực hiện nghĩa vụ trong thời gian
thử thách.
Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản
lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài
sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác
bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
d) Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc
nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào
mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;
đ) Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm
quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà,
đất hoặc các tài sản khác;
d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm
pháp luật mà có;
đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm
a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và
2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các
điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ
và e khoản 2 Điều này;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2
Điều này.
Điều 16. Vi phạm quy định về họ, hụi, biêu, phường
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Không thông báo cho các thành viên về nơi cư trú mới trong trường hợp có sự thay đổi;
b) Không thông báo đầy đủ về số lượng dây họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi tắt là họ),
phần họ, kỳ mở họ hoặc số lượng thành viên của từng dây họ mà mình đang làm chủ họ
cho người muốn gia nhập dây họ;
c) Không lập biên bản thỏa thuận về dây họ hoặc lập biên bản nhưng không có các nội
dung chủ yếu theo quy định của pháp luật;
d) Không lập sổ họ;
đ) Không giao các phần họ cho thành viên lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ;
e) Không cho các thành viên xem, sao chụp sổ họ và cung cấp các thông tin liên quan đến
dây họ khi có yêu cầu;
g) Không giao giấy biên nhận cho thành viên khi góp họ, lĩnh họ, nhận lãi, trả lãi hoặc thực
hiện giao dịch khác có liên quan.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Không thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc tổ chức
dây họ có giá trị các phần họ tại một kỳ mở họ từ 100.000.000 đồng trở lên;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc tổ chức
từ hai dây họ trở lên.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Lợi dụng việc tổ chức họ để cho vay lãi nặng mà lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất
theo quy định của Bộ luật Dân sự;
b) Tổ chức họ để huy động vốn trái pháp luật.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản
3 Điều này.
Điều 17. Vi phạm quy định về bảo vệ các công trình công cộng, công trình an ninh,
trật tự
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tự ý xê dịch các loại biển
báo, biển chỉ dẫn, biển hiệu của cơ quan, tổ chức.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Tự ý xê dịch, tháo dỡ cột dây điện thoại, điện tín, cột đèn, hàng rào của các cơ quan nhà
nước hoặc các công trình công cộng khác;
b) Tháo dỡ, phá hủy hoặc làm bất cứ việc gì khác gây hư hại đến các loại biển báo, biển
chỉ dẫn, biển hiệu của cơ quan, tổ chức;
c) Phá hoại, làm hư hỏng tài sản, hiện vật tại mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu; leo trèo
hoặc thực hiện các hành vi khác tác động lên cổng, cửa, tường rào của mục tiêu, vọng gác
bảo vệ mục tiêu khi chưa được phép.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản
1 và 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều
này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều
này.
Điều 18. Vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người nước
ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ
có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại
Việt Nam hoặc thẻ ABTC.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất, hư hỏng hộ chiếu, giấy thông
hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất
cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
b) Khai không đúng sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục giá trị sử dụng hoặc trình báo
mất hộ chiếu, giấy thông hành; khai không đúng sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị đi lại
quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc
thẻ ABTC;
c) Người nước ngoài đi vào khu vực nhà nước quy định cần có giấy phép mà không có
giấy phép hoặc đi lại quá phạm vi, thời hạn được phép;
d) Không xuất trình hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ cấp
cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC khi cơ
quan, người có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu; không chấp hành các yêu cầu của cơ
quan, người có thẩm quyền của Việt Nam về khám người, phương tiện vận tải, đồ vật, nơi
cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp
đổi thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn dưới 16 ngày mà không được cơ quan có thẩm
quyền cho phép.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của
pháp luật;
b) Hủy hoại, tẩy, xóa, sửa chữa hoặc làm sai lệch hình thức, nội dung ghi trong hộ chiếu,
giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập
cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
c) Tặng, cho, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có
giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt
Nam hoặc thẻ ABTC;
d) Cho người khác sử dụng hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy
tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC để
thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
đ) Sử dụng hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người
nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC của người khác để
nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú hoặc để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác;
e) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp
đổi thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 16 ngày đến dưới 30 ngày mà không được
cơ quan có thẩm quyền cho phép;
g) Người nước ngoài đã được cấp thẻ thường trú mà thay đổi địa chỉ nhưng không khai
báo để thực hiện việc cấp đổi lại; người nước ngoài nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu,
khu kinh tế ven biển theo diện miễn thị thực đi đến địa điểm khác của Việt Nam mà không
có thị thực Việt Nam theo quy định của pháp luật;
h) Cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn không thực hiện nối mạng internet hoặc mạng máy
tính với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để
truyền thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài;
i) Cơ sở lưu trú cho người nước ngoài tạm trú qua đêm nhưng không khai báo tạm trú hoặc
không cập nhật thông tin khai báo tạm trú theo quy định; người nước ngoài không cung cấp
hoặc cung cấp thông tin sai sự thật cho cơ sở lưu trú để thực hiện khai báo tạm trú theo
quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Sử dụng hộ chiếu giả, giấy thông hành giả, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp
cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam giả hoặc thẻ ABTC giả;
b) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp
đổi thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 30 ngày đến dưới 60 ngày mà không được
cơ quan có thẩm quyền cho phép.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Người nước ngoài nhập cảnh, hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt Nam mà
không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
b) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp
đổi thẻ thường trú quá thời hạn từ 60 ngày đến dưới 90 ngày mà không được cơ quan có
thẩm quyền cho phép;
c) Mua, bán hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho
người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Làm thủ tục mời, bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt
Nam nhưng không thực hiện đúng trách nhiệm theo quy định của pháp luật hoặc khai
không đúng sự thật khi làm thủ tục mời, bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất
cảnh, cư trú tại Việt Nam;
b) Người nước ngoài nhập cảnh hoạt động không đúng mục đích, chương trình đã đề nghị
xin cấp thị thực, thẻ tạm trú hoặc gia hạn tạm trú;
c) Giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được cấp hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại
quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc
thẻ ABTC;
d) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp
đổi thẻ thường trú quá thời hạn từ 90 ngày trở lên mà không được cơ quan có thẩm quyền
cho phép;
đ) Cơ quan, tổ chức sử dụng người nước ngoài lao động, làm việc nhưng không làm thủ
tục mời, bảo lãnh cấp thị thực, thẻ tạm trú, trừ trường hợp thuộc diện được chuyển đổi mục
đích theo quy định của pháp luật.
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Làm giả hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người
nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
b) Vào, ở lại đại sứ quán, lãnh sự quán, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc
trụ sở cơ quan, tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan, tổ
chức đó;
c) Người nước ngoài cư trú tại các khu vực cấm người nước ngoài cư trú;
d) Chủ phương tiện, người quản lý phương tiện, người điều khiển các loại phương tiện vận
chuyển người nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam trái phép;
đ) Tổ chức, môi giới, giúp sức, xúi giục, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác
xuất cảnh, ở lại nước ngoài, nhập cảnh, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái
phép.
e) Người nước ngoài không chấp hành quyết định buộc xuất cảnh Việt Nam của cơ quan
có thẩm quyền, tiếp tục cư trú tại Việt Nam.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b, c,
d khoản 3; điểm a khoản 4; điểm a khoản 5; điểm c khoản 6; điểm a, d khoản 7 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2,
3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c
khoản 3 và các điểm a và c khoản 5 Điều này.
Điều 19. Vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Không ban hành quy chế, nội quy bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan, tổ chức, địa
phương theo quy định của pháp luật;
b) Sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không
đúng quy định của pháp luật;
c) Không thu hồi tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật;
d) Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ phục vụ công tác mà không
được phép của người có thẩm quyền;
đ) Không bàn giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi thôi việc, chuyển công tác, nghỉ
hưu, không được phân công tiếp tục quản lý bí mật nhà nước;
e) Sử dụng bí mật nhà nước không đúng mục đích;
g) Xác định bí mật nhà nước đối với tài liệu không chứa nội dung bí mật nhà nước, đóng
dấu chỉ độ mật lên tài liệu không chứa nội dung bí mật nhà nước không đúng quy định của
pháp luật;
h) Xác định sai độ mật theo quy định của pháp luật;
i) Không xác định, đóng dấu chỉ độ mật bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Thu thập bí mật nhà nước không đúng quy định của pháp luật;
b) Không thực hiện biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả khi để xảy ra lộ, mất bí mật
nhà nước;
c) Không thông báo với cơ quan, người có thẩm quyền khi xảy ra lộ, mất bí mật nhà nước;
d) Không loại bỏ bí mật nhà nước khi chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã
dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước;
đ) Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không đúng quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị
khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông
không đúng quy định của pháp luật;
b) Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình hoặc hình thức khác
trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước mà không được phép của
người có thẩm quyền;
c) Làm sai lệch, hư hỏng tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;
d) Cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước không đúng quy định của pháp luật;
đ) Vào địa điểm lưu giữ, bảo quản bí mật nhà nước hoặc quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ
địa điểm lưu giữ, bảo quản bí mật nhà nước mà không được phép của người có thẩm
quyền.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Làm lộ bí mật nhà nước; làm mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước nhưng chưa đến
mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet,
mạng máy tính và mạng viễn thông không đúng quy định của pháp luật;
c) Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông không đúng quy định
của pháp luật.
5. Hình thức phạt bổ sung
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b, đ
khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đối với hành vi quy định tại các điểm b, d,
đ và e khoản 1; điểm a khoản 2 và điểm d khoản 3 Điều này;
b) Buộc thu hồi tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đối với hành vi quy định tại điểm c khoản
1 Điều này;
c) Buộc gỡ bỏ tài liệu bí mật nhà nước đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 và các
điểm b và c khoản 4 Điều này;
d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều
này.
Điều 20. Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số
hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực
lượng Công an nhân dân
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, sử dụng trái
phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các
giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán hoặc đổi trái
phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các
giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất trái phép
hoặc làm giả trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân
hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản
1, 2 và 3 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2
và 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các
khoản 2 và 3 Điều này.
Điều 21. Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi
hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, giúp sức cho
cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành
công vụ.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ
khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật;
b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành
công vụ;
c) Tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu
thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ;
b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công
vụ;
c) Đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành
công vụ.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 22. Vi phạm quy định về xây dựng, quản lý, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về
dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi cố ý không cung cấp,
cung cấp không đầy đủ, sai sự thật hoặc giả mạo thông tin, giấy tờ, tài liệu phục vụ xây
dựng, thu thập, cập nhật, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư,
Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Làm sai lệch sổ sách, hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, dữ liệu và thông tin công dân trong Cơ sở
dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân;
b) Khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân
cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân nhưng không được sự đồng
ý của chủ thể dữ liệu;
c) Cản trở hoặc ngăn chặn, làm gián đoạn hoạt động quá trình truyền, gửi, nhận dữ liệu Cơ
sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Cung cấp, khai thác trái phép thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân
cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân;
b) Cố ý làm lộ bí mật thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ
liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Truy nhập trái phép, làm thay đổi, xóa, hủy, phát tán thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc
gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân;
b) Phá hoại cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đường truyền và các trang, thiết bị phục vụ hoạt động
bình thường của Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
5. Hình thức phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a
khoản 3 và khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các
khoản 2, 3 và 4 Điều này.
Mục 2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
Điều 23. Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử
dụng trái phép chất ma túy.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy nhưng không bị truy cứu
trách nhiệm hình sự;
b) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái
phép chất ma túy;
c) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua, bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản
xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây
thuốc phiện, cây cần sa, cây coca, cây khát và các loại cây khác có chứa chất ma túy.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật, người được giao quản lý cơ sở kinh
doanh, dịch vụ, người quản lý phương tiện giao thông hoặc cá nhân khác có trách nhiệm
quản lý nhà hàng, cơ sở cho thuê lưu trú, câu lạc bộ, hoạt động kinh doanh karaoke, hoạt
động kinh doanh vũ trường, kinh doanh trò chơi điện tử, các phương tiện giao thông để xảy
ra hoạt động tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy trong khu vực, phương tiện
do mình quản lý;
b) Môi giới, giúp sức hoặc hành vi khác giúp người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Cung cấp địa điểm, phương tiện cho người khác sử dụng, tàng trữ, mua, bán trái phép
chất ma túy;
b) Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập,
quá cảnh chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất ma túy;
c) Vi phạm các quy định về nghiên cứu, giám định, kiểm định, kiểm nghiệm, sản xuất, bảo
quản, tồn trữ chất ma túy, tiền chất ma túy;
d) Vi phạm các quy định về giao nhận, tàng trữ, vận chuyển chất ma túy, thuốc gây nghiện,
thuốc hướng thần, tiền chất ma túy;
đ) Vi phạm các quy định về phân phối, mua bán, sử dụng, trao đổi chất ma túy, thuốc gây
nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất ma túy;
e) Vi phạm các quy định về quản lý, kiểm soát, lưu giữ chất ma túy, thuốc gây nghiện,
thuốc hướng thần, tiền chất tại các khu vực cửa khẩu, biên giới, trên biển;
g) Thực hiện cai nghiện ma túy vượt quá phạm vi hoạt động được ghi trong giấy phép hoạt
động cai nghiện ma túy tự nguyện.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cho mượn, cho thuê,
chuyển nhượng hoặc sử dụng giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện vào các
mục đích khác.
7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức cai nghiện ma
túy tự nguyện khi chưa được đăng ký hoặc cấp phép hoạt động.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản
1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện về
an ninh trật tự từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 và
khoản 6 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b và g
khoản 5 Điều này;
d) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2,
3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản
6 Điều này.
Điều 24. Hành vi mua dâm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp mua dâm từ 02 người
trở lên cùng một lúc.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều
này.
Điều 25. Hành vi bán dâm
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi bán
dâm.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp bán dâm cho 02
người trở lên cùng một lúc.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều
này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và
2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các
khoản 1 và 2 Điều này.
Điều 26. Hành vi khác có liên quan đến mua dâm, bán dâm
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua,
bán khiêu dâm, kích dục.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi che giấu, bảo kê cho
các hành vi mua dâm, bán dâm.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi giúp sức, lôi kéo, xúi
giục, ép buộc hoặc cưỡng bức người khác mua dâm, bán dâm.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để bảo vệ, duy trì hoạt động mua dâm, bán dâm;
b) Góp tiền, tài sản để sử dụng vào mục đích hoạt động mua dâm, bán dâm;
c) Môi giới mua dâm, bán dâm.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong những hành vi lợi
dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín để bảo vệ, duy trì hoạt động mua dâm, bán dâm.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các
khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
Điều 27. Hành vi lợi dụng kinh doanh, dịch vụ để hoạt động mua dâm, bán dâm
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng việc mua
dâm, bán dâm và các hoạt động tình dục khác làm phương thức kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người đứng đầu, người đại
diện theo pháp luật, người được giao quản lý cơ sở kinh doanh, dịch vụ để xảy ra hoạt
động mua dâm, bán dâm, khiêu dâm, kích dục ở cơ sở do mình quản lý.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự từ 06 tháng đến
12 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản
1 Điều này.
Điều 28. Hành vi đánh bạc trái phép
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ,
tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá,
đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;
b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
c) Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động
khác.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay trái phép tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;
b) Bán số lô, số đề, bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề, giao lại cho người khác
để hưởng hoa hồng;
c) Giúp sức, che giấu việc đánh bạc trái phép;
d) Bảo vệ các điểm đánh bạc trái phép;
đ) Chủ sở hữu, người quản lý máy trò chơi điện tử, chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý
cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử hoặc các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác thiếu trách
nhiệm để xảy ra hoạt động đánh bạc ở cơ sở do mình quản lý.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ
chức đánh bạc sau đây:
a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;
b) Dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa
chấp việc đánh bạc;
c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;
d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ
chức đánh đề sau đây:
a) Làm chủ lô, đề;
b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;
c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;
d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các
hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1;
khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3
Điều này;
c) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2,
3, 4 và 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản
1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Mục 3. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY; CỨU NẠN, CỨU HỘ
Điều 29. Vi phạm quy định trong việc ban hành, phổ biến và thực hiện nội quy, biển
báo, biển cấm, sơ đồ, biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong
những hành vi sau đây:
a) Chấp hành không đầy đủ nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của
người hoặc cơ quan có thẩm quyền;
b) Niêm yết nội quy, biển báo, biển cấm, sơ đồ, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy,
cứu nạn, cứu hộ ở nơi bị che khuất tầm nhìn hoặc để bị mất tác dụng;
c) Niêm yết biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy không đúng quy
cách, mẫu quy định.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không niêm yết biển báo, biển cấm, sơ đồ, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy;
biển cấm, biển cảnh báo tại khu vực, nơi nguy hiểm theo quy định của pháp luật;
b) Không chấp hành nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của người
hoặc cơ quan có thẩm quyền;
c) Không phổ biến nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho những người
trong phạm vi quản lý;
d) Ban hành nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ không đầy đủ nội dung
quy định hoặc không phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động của cơ sở.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết nội quy
về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có hoặc có nội
quy phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhưng trái với các văn bản quy phạm pháp
luật của Nhà nước.
Điều 30. Vi phạm quy định về kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn,
cứu hộ
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đầy đủ
hoặc không đúng thời hạn các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã
được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Không tổ chức thực hiện văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy, chữa cháy và cứu
nạn, cứu hộ của cơ quan có thẩm quyền;
b) Không thực hiện văn bản yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ
quan có thẩm quyền;
c) Không xuất trình hồ sơ, tài liệu phục vụ kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu
nạn, cứu hộ;
d) Không bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm làm việc với người có thẩm quyền kiểm
tra khi đã nhận được thông báo về việc kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu
nạn, cứu hộ;
đ) Không tự kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của
pháp luật;
e) Không gửi báo cáo kết quả kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định
của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành
quyết định tạm đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa
cháy.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành
quyết định đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Điều 31. Vi phạm quy định về hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không đủ tài liệu trong hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu
nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;
b) Không cập nhật, bổ sung hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy và
cứu nạn, cứu hộ.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lập hồ sơ quản lý,
theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Điều 32. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý, bảo quản và
sử dụng chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không
có sổ sách, hồ sơ theo dõi, quản lý chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi bảo quản, bố trí, sắp
xếp chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ không đúng nơi quy định hoặc vượt quá số
lượng, khối lượng hoặc sắp xếp không bảo đảm khoảng cách, không theo từng nhóm chất,
hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị,
phương tiện chứa, đựng chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ không có Giấy chứng nhận
kết quả kiểm định hoặc không bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy
theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép
chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi mang chất, hàng hóa
nguy hiểm về cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép
chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản
3, 4, 5 và 6 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 4, 5
và 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc bảo quản, bố trí, sắp xếp, giảm số lượng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy
định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 33. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong sản xuất, kinh doanh
chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Không có hoặc không duy trì biện pháp thông gió theo quy định của pháp luật;
b) Không lắp đặt thiết bị, hệ thống chống tĩnh điện hoặc thiết bị, hệ thống chống tĩnh điện
không bảo đảm yêu cầu theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Không lắp đặt các thiết bị phát hiện, xử lý rò rỉ của các chất, hàng hóa nguy hiểm về
cháy, nổ ra môi trường xung quanh;
b) Không có phương án xử lý sự cố bục, vỡ bể chứa, thiết bị, đường ống chứa, đựng, dẫn
chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Sản xuất, kinh doanh, san, chiết, nạp chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ mà không
có giấy phép;
b) San, chiết, nạp chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ không đúng nơi quy định hoặc
san, chiết, nạp chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ sang các thiết bị chứa không đúng
chủng loại, không phù hợp với chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh
chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ thuộc danh mục cấm kinh doanh.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản
3 và 4 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b
khoản 3 và khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp thông gió theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại
điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc lắp đặt, duy trì hoạt động của thiết bị, hệ thống chống tĩnh điện theo quy định đối
với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc lắp đặt và trang bị các thiết bị phát hiện, xử lý rò rỉ chất, hàng hóa nguy hiểm về
cháy, nổ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 34. Vi phạm quy định trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không
bóc, gỡ biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ gắn trên phương tiện vận chuyển khi
hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đã được di chuyển khỏi phương tiện vận chuyển.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Sắp xếp hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên phương tiện vận chuyển không đúng theo
quy định của pháp luật;
b) Không mang theo giấy phép vận chuyển khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy,
nổ.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Không duy trì đầy đủ các điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy khi sử dụng
phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trong thời gian
vận chuyển;
b) Vận chuyển hàng hóa khác cùng với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên cùng một
phương tiện vận chuyển mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền;
c) Chở người không có nhiệm vụ trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về
cháy, nổ;
d) Làm mất giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ nhưng không thông báo
cho cơ quan có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết biểu
trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên phương tiện vận chuyển.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ vượt quá số lượng, khối lượng, không
đúng chủng loại quy định trong giấy phép;
b) Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép vận chuyển hàng
hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
c) Sử dụng giấy phép giả để vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
d) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về
cháy, nổ;
đ) Không thực hiện các điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy hoặc không tuân
theo sự hướng dẫn của người điều hành có thẩm quyền khi bốc, dỡ, bơm, chuyển hàng
hóa nguy hiểm về cháy, nổ ra khỏi phương tiện vận chuyển theo quy định;
e) Không có hoặc không duy trì các biện pháp an toàn phòng cháy và chữa cháy cho thiết
bị, đường ống chuyển chất khí, chất lỏng dễ cháy, nổ theo quy định của pháp luật;
g) Bốc, dỡ, bơm, chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ tại địa điểm không bảo đảm điều
kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
h) Bốc, dỡ, bơm, chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đang trên đường vận chuyển
sang phương tiện khác khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm b,
c và d khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc giảm số lượng, khối lượng, chủng loại hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy
định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;
b) Buộc di chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đến kho, địa điểm theo quy định đối với
hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 5 Điều này;
c) Buộc nộp lại giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đối với hành vi vi
phạm quy định tại điểm d khoản 5 Điều này.
Điều 35. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý, sử dụng
nguồn lửa, nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt hoặc các thiết bị điện tử
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi mang
diêm, bật lửa, điện thoại di động, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh
nhiệt vào những nơi có quy định cấm.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn
nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không đảm bảo khoảng cách an toàn về
phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa,
nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt hoặc các thiết bị điện, điện tử ở những nơi có quy
định cấm.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi hàn, cắt kim loại mà
không có biện pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp
luật.
Điều 36. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong lắp đặt, quản lý, sử
dụng điện
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Thay đổi thiết kế hoặc thông số chủ yếu của hệ thống điện, thiết bị điện mà không được
cơ quan có thẩm quyền chấp thuận;
b) Lắp đặt, sử dụng dây dẫn điện, cáp dẫn điện hoặc thiết bị đóng ngắt, bảo vệ hoặc thiết bị
sử dụng điện không bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp
luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Sử dụng thiết bị điện không bảo đảm yêu cầu phòng nổ theo quy định trong môi trường
nguy hiểm cháy, nổ;
b) Không có hoặc không bảo đảm nguồn điện dự phòng cho hệ thống phòng cháy, chữa
cháy và hệ thống kỹ thuật có liên quan theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt các hệ
thống, thiết bị điện phục vụ yêu cầu phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy
định của pháp luật.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc lắp đặt hệ thống điện phục vụ yêu cầu phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối
với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 37. Vi phạm quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong lắp đặt, kiểm
tra, bảo trì hệ thống chống sét
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không
có hồ sơ theo dõi hệ thống chống sét theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không kiểm tra định kỳ hệ
thống chống sét theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không khắc phục các
sai sót, hư hỏng làm mất tác dụng của hệ thống chống sét.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi lắp đặt hệ thống
chống sét không bảo đảm yêu cầu về chống sét.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt hệ
thống chống sét cho nhà, công trình thuộc diện phải lắp đặt hệ thống chống sét theo quy
định của pháp luật.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khắc phục những sai sót, hư hỏng của hệ thống chống sét đối với hành vi vi phạm
quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Buộc lắp đặt hệ thống chống sét bảo đảm quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại
các khoản 4 và 5 Điều này.
Điều 38. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp và
phương tiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thi công, xây
dựng công trình theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Thi công không đúng theo thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt của
cơ quan có thẩm quyền;
b) Cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng công trình hoặc hoán cải phương tiện giao thông cơ
giới khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa
cháy;
c) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy chứng nhận thẩm duyệt, văn bản thẩm
duyệt, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu hoặc giấy tờ khác liên quan đến công tác
thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy do cơ quan có thẩm quyền cấp.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thi công công trình thuộc diện phải thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy khi chưa có
giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
b) Chế tạo phương tiện giao thông cơ giới thuộc diện phải thẩm duyệt về phòng cháy và
chữa cháy khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy
và chữa cháy.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa hạng mục công
trình, công trình, phương tiện giao thông cơ giới vào sử dụng, hoạt động khi chưa có văn
bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa hạng mục công
trình, công trình, phương tiện giao thông cơ giới vào sử dụng, hoạt động khi chưa có giấy
chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định tại
điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc thực hiện nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định tại
khoản 4 Điều này;
c) Buộc thực hiện việc thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi
quy định tại khoản 5 Điều này;
d) Buộc nộp lại giấy chứng nhận thẩm duyệt, văn bản thẩm duyệt, văn bản chấp thuận kết
quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2
Điều này.
Điều 39. Vi phạm quy định về khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy và ngăn
cháy
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa không bảo đảm khoảng cách an toàn phòng cháy và
chữa cháy và ngăn cháy theo quy định của pháp luật;
b) Không tổ chức vệ sinh công nghiệp theo quy định dẫn đến tạo thành môi trường có nguy
hiểm về cháy, nổ.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi xây, lắp đặt tường ngăn
cháy, vách ngăn cháy, cửa ngăn cháy và các giải pháp ngăn cháy khác không bảo đảm yêu
cầu theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm trần, sàn, vách
ngăn, mái che hoặc để vật liệu dễ cháy ở những nơi không được phép.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Không dọn sạch chất dễ cháy nằm trong hành lang an toàn tuyến ống dẫn dầu mỏ, khí
đốt và sản phẩm dầu mỏ;
b) Xây dựng nhà, công trình không bảo đảm khoảng cách an toàn phòng cháy, chữa cháy
theo quy định của pháp luật;
c) Xây dựng nhà, công trình ở trong rừng hoặc ven rừng không bảo đảm khoảng cách,
hành lang an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Không làm tường ngăn cháy, vách ngăn cháy, cửa ngăn cháy và các giải pháp ngăn
cháy theo quy định của pháp luật;
b) Không duy trì các giải pháp ngăn cháy lan theo quy định của pháp luật.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các giải pháp ngăn cháy lan bảo đảm quy định của pháp luật đối với hành vi
vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
Điều 40. Vi phạm quy định về thoát nạn trong phòng cháy và chữa cháy
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lắp gương trên đường
thoát nạn; lắp đặt cửa thoát nạn không mở theo chiều thoát nạn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa, phương tiện giao thông và các vật dụng khác cản trở lối
thoát nạn;
b) Tháo, gỡ hoặc làm hỏng, làm mất tác dụng phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát
nạn, sơ đồ chỉ dẫn, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy trên lối thoát nạn;
c) Không lắp đặt sơ đồ chỉ dẫn, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy trên lối
thoát nạn;
d) Không kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn;
đ) Không duy trì chế độ hoạt động thường xuyên của phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ
dẫn thoát nạn.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Không lắp đặt phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn trên lối thoát nạn hoặc có
lắp đặt nhưng không đủ độ sáng, không đúng quy cách theo quy định của pháp luật hoặc
không có tác dụng;
b) Cửa thoát nạn, lối thoát nạn, cầu thang thoát nạn, đường thoát nạn không đủ kích thước,
số lượng theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Khóa, chèn, chặn cửa thoát nạn;
b) Không duy trì việc bảo vệ chống khói cho nhà, công trình theo quy định của pháp luật.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi làm mất tác dụng của
lối, đường thoát nạn.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2;
các khoản 4 và 5 Điều này.
Điều 41. Vi phạm quy định về phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không
quản lý phương án chữa cháy theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Xây dựng phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ không bảo đảm yêu cầu
và nội dung theo quy định của pháp luật;
b) Không gửi kế hoạch, báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy đến cơ
quan quản lý trực tiếp theo quy định của pháp luật;
c) Không sao gửi phương án cứu nạn, cứu hộ cho cơ quan quản lý có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Sử dụng phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ chưa được phê duyệt theo
quy định của pháp luật;
b) Không tổ chức thực tập lần lượt các tình huống trong phương án chữa cháy theo quy
định của pháp luật;
c) Không bố trí người tham gia hoặc không cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết liên quan
tới việc xây dựng phương án chữa cháy theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Không xây dựng phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ;
b) Không tổ chức thực tập phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ định kỳ
hoặc đột xuất theo quy định của pháp luật;
c) Không bố trí lực lượng, phương tiện thuộc phạm vi quản lý tham gia thực tập phương án
chữa cháy khi được người có thẩm quyền huy động.
Điều 42. Vi phạm quy định về thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Không có phương tiện, thiết bị phát hiệu lệnh hoặc thông tin báo cháy theo quy định của
pháp luật;
b) Không thay thế phương tiện, thiết bị thông tin báo cháy bị hỏng hoặc mất tác dụng.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Không báo cháy, sự cố, tai nạn hoặc ngăn cản, gây cản trở việc thông tin báo cháy, sự
cố, tai nạn;
b) Báo cháy giả; báo tin sự cố, tai nạn giả.
Điều 43. Vi phạm quy định về khai báo cơ sở dữ liệu về phòng cháy và chữa cháy và
truyền tin báo sự cố
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi cập
nhật không đúng, không đầy đủ cơ sở dữ liệu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định
của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi không duy trì chế độ hoạt
động thường xuyên thiết bị truyền tin báo sự cố theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không cập nhật cơ sở
dữ liệu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không trang bị thiết bị
truyền tin báo sự cố theo quy định của pháp luật.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cập nhật cơ sở dữ liệu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định đối với hành vi
vi phạm quy định tại các khoản 1 và 3 Điều này;
b) Buộc duy trì chế độ hoạt động thường xuyên của thiết bị truyền tin báo sự cố đối với
hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 44. Vi phạm quy định về trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy
và chữa cháy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong
những hành vi sau đây:
a) Làm che khuất, cản trở lối tiếp cận phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
b) Sử dụng phương tiện chữa cháy thông dụng không bảo đảm chất lượng theo quy định
của pháp luật;
c) Không lập hồ sơ quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống, phương tiện phòng cháy và chữa cháy định kỳ;
b) Không bảo quản trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân, chất chữa cháy theo quy định
của pháp luật;
c) Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy không đủ hoặc không đồng bộ theo quy
định của pháp luật;
d) Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho phương tiện giao thông cơ giới
theo quy định của pháp luật;
đ) Làm mất, hỏng hoặc làm mất tác dụng phương tiện chữa cháy thông dụng, chất chữa
cháy, thiết bị, dụng cụ thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy chưa được kiểm định
về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật;
b) Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy không phù hợp với tính chất nguy hiểm
cháy, nổ của cơ sở theo quy định của pháp luật;
c) Sử dụng phương tiện chữa cháy ở vị trí thường trực chữa cháy dùng vào mục đích khác;
d) Sử dụng nguồn nước chữa cháy sai mục đích hoặc không dự trữ đủ nước chữa cháy
theo quy định của pháp luật;
đ) Di chuyển, thay đổi vị trí lắp đặt phương tiện phòng cháy và chữa cháy không đúng thiết
kế đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
e) Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho phương tiện giao thông cơ giới
vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho nhà, công trình hoặc phương tiện
giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy vận
chuyển hành khách theo quy định của pháp luật;
b) Làm mất, hỏng hoặc làm mất tác dụng của phương tiện chữa cháy cơ giới, hệ thống báo
cháy, chữa cháy;
c) Không duy trì chế độ hoạt động thường trực của phương tiện chữa cháy cơ giới, hệ
thống báo cháy, chữa cháy đã được trang bị theo quy định của pháp luật;
d) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng
cháy và chữa cháy.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Không trang bị, lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;
b) Không trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới theo quy định của pháp luật.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản
4 Điều này;
b) Buộc nộp lại giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với
hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 Điều này.
Điều 45. Vi phạm quy định về công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vào khu
vực chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi không được phép của người có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không kịp thời thực hiện
việc cứu người, cứu tài sản hoặc chữa cháy.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Không chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ về lực lượng, phương tiện, nguồn nước và các điều
kiện khác phục vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;
b) Không chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
c) Không chấp hành lệnh huy động tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của người có
thẩm quyền;
d) Không bố trí, duy trì thang máy chữa cháy, phòng trực điều khiển chống cháy theo quy
định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Cản trở hoạt động của lực lượng và phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
b) Không tham gia khắc phục hậu quả vụ cháy khi có yêu cầu của người có thẩm quyền;
c) Không tham gia bảo vệ hiện trường vụ cháy theo quy định;
d) Không bố trí, duy trì đường giao thông, bãi đỗ, lối tiếp cận cho lực lượng và phương tiện
chữa cháy cơ giới hoạt động theo quy định.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Không tổ chức việc thoát nạn, cứu người hoặc chữa cháy;
b) Lợi dụng việc chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ để xâm hại đến sức khỏe, tài sản hợp pháp
của công dân và tài sản của nhà nước.
Điều 46. Vi phạm quy định về tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức và huấn
luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi làm
hỏng băng rôn, khẩu hiệu, panô, áp phích, tranh ảnh tuyên truyền, cổ động về phòng cháy
và chữa cháy.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và
cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;
b) Sử dụng người chưa được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa
cháy hoặc chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đã hết thời hạn làm
lực lượng chữa cháy cơ sở, chuyên ngành, người điều khiển, người làm việc, người phục
vụ trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi hoặc trên
phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ hoặc làm việc
trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc các hàng hóa nguy hiểm
cháy, nổ;
c) Sử dụng người thực hiện chuyên trách nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ khi chưa được cấp
chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ hoặc chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ
cứu nạn, cứu hộ đã hết thời hạn;
d) Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
không bảo đảm nội dung, thời gian theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức huấn
luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định.
Điều 47. Vi phạm quy định về thành lập, tổ chức quản lý đội phòng cháy và chữa
cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong
những hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm số lượng người trực về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của
pháp luật;
b) Không sử dụng thành thạo phương tiện phòng cháy và chữa cháy được trang bị tại cơ
sở.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không tổ chức trực tại cơ sở
hoặc tại các vị trí yêu cầu có người thường trực theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc chuyên ngành không bảo đảm số
người theo quy định của pháp luật;
b) Không quản lý, không duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc
chuyên ngành theo quy định của pháp luật;
c) Không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho
đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc chuyên ngành theo quy định của pháp luật;
d) Không cử người tham gia đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở theo quy định của pháp
luật.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không tham gia hoạt
động phòng cháy và chữa cháy khi được người có thẩm quyền yêu cầu.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thành lập đội
phòng cháy và chữa cháy cơ sở theo quy định.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thành lập đội
phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Điều 48. Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hành nghề dịch vụ
phòng cháy và chữa cháy mà không có Chứng chỉ hành nghề về phòng cháy và chữa cháy
phù hợp với hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Sử dụng người không có chứng chỉ hành nghề về phòng cháy và chữa cháy trong hoạt
động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy đối với trường hợp yêu cầu phải có
chứng chỉ hành nghề;
b) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung Chứng chỉ hành nghề, Giấy xác nhận đủ điều
kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;
c) Không nộp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
khi không còn kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;
d) Không duy trì đầy đủ các điều kiện về con người, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị
bảo đảm hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy sau khi đã được cấp Giấy
xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;
đ) Cấp biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với các loại phương
tiện phòng cháy và chữa cháy không đúng với danh mục phương tiện đã được cơ quan có
thẩm quyền cho phép kiểm định;
e) Cấp biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy khi không thực hiện đúng
quy trình kiểm định do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy khi chưa có giấy xác nhận đủ điều kiện
kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật;
b) Kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy không đúng với lĩnh vực trong Giấy xác
nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;
c) Cấp biên bản kiểm định mà không thực hiện việc kiểm định hoặc không đúng sự thật.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Sản xuất, kinh doanh phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy không đúng thông
số kỹ thuật theo Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy đã
được cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Đưa phương tiện phòng cháy và chữa cháy vào lưu thông khi chưa được kiểm định theo
quy định của pháp luật.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa
cháy từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều
này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi vi phạm quy
định tại các điểm a và b khoản 4 Điều này;
b) Buộc thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c và d khoản 2 Điều này;
c) Buộc thu hồi biên bản kiểm định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều
này;
d) Buộc nộp lại Chứng chỉ hành nghề, giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng
cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 49. Vi phạm quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc không đúng nguyên tắc, mức phí bảo hiểm cháy, nổ bắt
buộc theo quy định của pháp luật;
b) Không cấp hoặc cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc không đầy đủ nội
dung theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi cơ sở thuộc diện phải
mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc mà không mua theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không trích nộp phí
bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc để đóng góp kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy
theo quy định của pháp luật.
Điều 50. Vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ tại hộ gia đình
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm
quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản từ
50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài
sản trên 100.000.000 đồng;
b) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%;
c) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại các
điểm b và c khoản 2 Điều này.
Điều 51. Vi phạm trong việc để xảy ra cháy, nổ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm
quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản
dưới 20.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an
toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 20.000.000
đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an
toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000
đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại
về tài sản trên 100.000.000 đồng;
b) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%;
c) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại các
điểm b và c khoản 4 Điều này.
Mục 4. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Điều 52. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương
tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành
viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được
cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn
thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các
khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1
và điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 53. Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách,
không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;
b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người cao tuổi, yếu, khuyết tật, phụ nữ
có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều
này.
Điều 54. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc
phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc
phạm danh dự, nhân phẩm;
b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia
đình;
c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của
nạn nhân.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1
và 2 Điều này;
b) Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh đối với hành vi quy định tại các
điểm a và c khoản 2 Điều này.
Điều 55. Hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong
những hành vi sau đây:
a) Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân,
bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây
áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó;
b) Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc;
c) Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia
đình phải chứng kiến cảnh bạo lực đối với người, con vật.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Cưỡng ép thành viên gia đình thực hiện các hành động khiêu dâm, sử dụng các loại
thuốc kích dục;
b) Có hành vi kích động tình dục hoặc lạm dụng thân thể đối với thành viên gia đình.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2
và 3 Điều này.
Điều 56. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình
giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với
nhau
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm
nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn
chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em
với nhau.
Điều 57. Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối
hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà
ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;
b) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng,
chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với các hành vi quy định
tại khoản 1 Điều này.
Điều 58. Hành vi bạo lực về kinh tế
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
1. Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình.
2. Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy
hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp
luật về lao động.
3. Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.
Điều 59. Hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của
họ
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia
đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa bằng bạo lực
để buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.
Điều 60. Hành vi bạo lực đối với người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia
đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Đe dọa người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân
bạo lực gia đình;
b) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình,
người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Hành hung người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn
nhân bạo lực gia đình;
b) Đập phá, hủy hoại tài sản của người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình,
người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều
này;
b) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1
và 2 Điều này.
Điều 61. Hành vi cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện
hành vi bạo lực gia đình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kích động, xúi giục,
giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cưỡng bức người
khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
Điều 62. Hành vi cố ý không ngăn chặn, báo tin hành vi bạo lực gia đình và cản trở
việc ngăn chặn, báo tin hành vi bạo lực gia đình
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong
những hành vi sau đây:
1. Biết hành vi bạo lực gia đình, có điều kiện ngăn chặn mà không ngăn chặn.
2. Biết hành vi bạo lực gia đình mà không báo tin cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm
quyền.
3. Cản trở người khác phát hiện, khai báo hành vi bạo lực gia đình.
Điều 63. Hành vi sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động
hành vi bạo lực gia đình
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử
dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động hành vi bạo lực gia đình.
Điều 64. Vi phạm quy định về tiết lộ thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với nhân viên y tế, nhân viên tư vấn
trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình có một trong những hành vi sau đây:
1. Tiết lộ thông tin cá nhân của nạn nhân bạo lực gia đình mà không được sự đồng ý của
nạn nhân hoặc người giám hộ của nạn nhân làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy
tín của nạn nhân.
2. Cố ý tiết lộ hoặc tạo điều kiện cho người có hành vi bạo lực biết nơi tạm lánh của nạn
nhân bạo lực gia đình.
Điều 65. Hành vi lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Đòi tiền của nạn nhân hoặc người nhà nạn nhân sau khi có hành động giúp đỡ nạn nhân
bạo lực gia đình;
b) Yêu cầu thanh toán chi phí sinh hoạt của nạn nhân ở địa chỉ tin cậy tại cộng đồng;
c) Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của nạn nhân bạo lực gia đình để yêu cầu họ thực hiện
hành vi trái pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Thành lập cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo
lực gia đình để hoạt động trục lợi;
b) Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi vi phạm pháp
luật.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, chứng chỉ hành nghề từ 06
tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a
khoản 1 Điều này.
Điều 66. Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động đối với cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo
lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực
gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình hoạt động ngoài phạm vi giấy
chứng nhận đăng ký hoạt động.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo
lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình hoạt động khi chưa được cấp
giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc không đăng ký hoạt động.
Điều 67. Vi phạm quy định về quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp xã
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi cố
tình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình trong thời gian thi hành quyết định cấm tiếp xúc.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng điện thoại,
phương tiện thông tin khác để đe dọa, chửi bới, xúc phạm nạn nhân bạo lực gia đình.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1
Điều này.
Chương III
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 68. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng,
chống bạo lực gia đình; đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã
hội;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật
Xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng,
chống bạo lực gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 37.500.000 đồng đối với
hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28
Luật Xử lý vi phạm hành chính và các điểm đ, e, g và h khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng,
chống bạo lực gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 75.000.000 đồng đối với
hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm
hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 69. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng,
chống bạo lực gia đình; đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã
hội.
2. Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người
được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 900.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng,
chống bạo lực gia đình; đến 1.200.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn
xã hội.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế
xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn
Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng,
chống bạo lực gia đình; đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn
xã hội;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật
Xử lý vi phạm hành chính.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ;
Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng
phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh
sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An
ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ
thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng
Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về
trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu,
Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông,
Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao
thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động,
Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư
pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh
sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng,
chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng
phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối
ngoại, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 6.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng,
chống bạo lực gia đình; đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 15.000.000 đồng đối
với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật
Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng,
chống bạo lực gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 37.500.000 đồng đối
với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
e) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và i khoản 1 Điều 28
Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng
Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội
phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế,
buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát
giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục
trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh mạng
và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục
trưởng Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng, Tư
lệnh Cảnh sát cơ động có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng,
chống bạo lực gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 75.000.000 đồng đối
với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và i khoản 1 Điều 28
Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
7. Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản
6 Điều này và có quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Điều 70. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh,
trật tự, an toàn xã hội; đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống tệ nạn xã hội.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh,
trật tự, an toàn xã hội; đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống tệ nạn xã hội.
3. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm
phòng, chống ma túy và tội phạm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh,
trật tự, an toàn xã hội; đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 7.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật
Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ
huy biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh,
trật tự, an toàn xã hội; đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật
Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng, chống
ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và i khoản 1 Điều 28
Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
6. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục
trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có
quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và i khoản 1 Điều 28
Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 71. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 800.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh,
trật tự, an toàn xã hội.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh,
trật tự, an toàn xã hội.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh,
trật tự, an toàn xã hội;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật
Xử lý vi phạm hành chính.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh,
trật tự, an toàn xã hội;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật
Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng
Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam
có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 12.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
ninh, trật tự, an toàn xã hội;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật
Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh
Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
ninh, trật tự, an toàn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật
Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
ninh, trật tự, an toàn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật
Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 72. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Hải quan
1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh,
trật tự, an toàn xã hội.
2. Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục
Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra
sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh,
trật tự, an toàn xã hội.
3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội
trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng
Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra
sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
ninh, trật tự, an toàn xã hội;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi
phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc
Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
ninh, trật tự, an toàn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi
phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
ninh, trật tự, an toàn xã hội;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi
phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 73. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm
1. Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh,
trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ.
2. Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
3. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy
rừng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và i khoản 1 Điều 28
Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Đội trưởng
Đội Kiểm lâm đặc nhiệm thuộc Cục Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
ninh, trật tự, an toàn xã hội và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và i khoản 1 Điều 28
Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5. Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
ninh, trật tự, an toàn xã hội và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và i khoản 1 Điều 28
Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 74. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm ngư
1. Kiểm ngư viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh,
trật tự, an toàn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
2. Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư vùng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và i khoản 1 Điều 28 Luật
Xử lý vi phạm hành chính.
3. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và i khoản 1 Điều 28 Luật
Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Kiểm ngư có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và i khoản 1 Điều 28 Luật
Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 75. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh,
trật tự, an toàn xã hội.
2. Đội trưởng Đội quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản
lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
ninh, trật tự, an toàn xã hội;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, e và i khoản 1 Điều 28
Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh; Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị
trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
ninh, trật tự, an toàn xã hội;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28
Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
ninh, trật tự, an toàn xã hội;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28
Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 76. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra
1. Thanh tra viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng,
chống bạo lực gia đình; đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 750.000 đồng đối với hành vi
vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 của
Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Chánh Thanh tra Sở có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng,
chống bạo lực gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 37.500.000 đồng đối với
hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28
của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm có
quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng,
chống bạo lực gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 75.000.000 đồng đối với
hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28
của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại
khoản 3 Điều này.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ
quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt theo
quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 77. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan đại diện ngoại giao,
cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài
Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy
quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước
ngoài có quyền:
1. Phạt cảnh cáo.
2. Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
4. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và i khoản 1 Điều 28 Luật
Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 78. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người có thẩm quyền quy định tại
các Điều 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76 và 77 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối
với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền
xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp
dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại
Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 68 Nghị định này và chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Người có thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành
chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 69 Nghị định
này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thuộc lĩnh vực, địa bàn mình quản lý.
4. Người có thẩm quyền xử phạt của Bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành
chính quy định tại các Điều 7, 8 và 15; khoản 1, các điểm c, d và đ khoản 2, các khoản 3, 4,
5, 6 và 7 Điều 18; các Điều 24, 25, 26, 27, 28, 32, 34, 45 và các Điều tại Mục 4 Chương II
Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 70 Nghị định này trong phạm vi, lĩnh vực
mình quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
5. Người có thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy
định tại điểm d khoản 1, điểm đ khoản 2, điểm c khoản 3, điểm d khoản 4, các điểm a và c
khoản 5 Điều 7; điểm a khoản 1, các điểm a, b và c khoản 2, các điểm b và d khoản 4 Điều
10; các điểm a, b, c, d và đ khoản 1, các điểm a, b, c, d, e, g và m khoản 2, các điểm a, b,
d, đ, g, h, i và k khoản 3, các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 4, các điểm a, b và c
khoản 5 Điều 11; các điểm a, b và đ khoản 1, các điểm a, d, đ và e khoản 2 Điều 15; khoản
1 Điều 20; các Điều 21, 23 và 28 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 71 Nghị
định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, địa bàn trên vùng biển được giao.
6. Người có thẩm quyền xử phạt của Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy
định tại các điểm c và đ khoản 3, điểm d khoản 4 Điều 7; các điểm đ và k khoản 3, các
điểm a, c, d và e khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 11 và Điều 21 Nghị định này theo thẩm
quyền quy định tại Điều 72 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
7. Người có thẩm quyền xử phạt của Kiểm lâm, Kiểm ngư có thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành
chính quy định tại Điều 21 và Mục 3 Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại
các Điều 73 và 74 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
8. Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy
quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước
ngoài có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu
quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 18 và 21 Nghị định
này theo thẩm quyền quy định tại Điều 77 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn được giao.
9. Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy
định tại Mục 2 Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 76 Nghị định
này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
10. Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và
áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định
tại Mục 4 Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 76 Nghị định này và
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
11. Thanh tra Bộ Tài chính, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm có thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 3
Điều 49 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 76 Nghị định này và chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
12. Các lực lượng Thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối
với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm c và d khoản 3 Điều 7 và Điều 21 Nghị định
này theo thẩm quyền quy định tại Điều 76 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn được giao.
13. Người có thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 20 Nghị định này theo
thẩm quyền quy định tại Điều 75 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được
giao.
Điều 79. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 68, 69, 70,
71, 72, 73, 74, 75, 76 và 77 Nghị định này.
2. Người có thẩm quyền, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành,
người thuộc lực lượng Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Công an viên có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm
vi địa bàn quản lý.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 80. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã
hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Điều 81. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng,
chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia
đình xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc
đang xem xét, giải quyết thì áp dụng Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành
chính có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử lý. Trường hợp Nghị định
này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với
hành vi đã xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thì áp dụng các quy định của
Nghị định này để xử lý.
2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành
xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi
phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính,
Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã
hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến quản lý, sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú
xảy ra trước ngày 31 tháng 12 năm 2022 được áp dụng xử phạt theo quy định tại Nghị định
này.
Điều 82. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và tổ chức thực
hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận: TM. CHÍNH PHỦ


- Ban Bí thư Trung ương Đảng; KT. THỦ TƯỚNG
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; PHÓ THỦ TƯỚNG
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Phạm Bình Minh
Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc
hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ
Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NC (2b).
 Nghị định 96/2016/NĐ-CP Quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành,
nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 96/2016/NĐ-CP Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2016


NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐỐI VỚI MỘT SỐ NGÀNH, NGHỀ ĐẦU
TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành,
nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định điều kiện về an ninh, trật tự, công tác quản lý nhà nước và trách
nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
về an ninh, trật tự trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân
nước ngoài liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh và thành lập, cấp phép, đăng ký,
quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.
Điều 3. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi
quản lý
1. Sản xuất con dấu, gồm: Sản xuất con dấu có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, con dấu có hình biểu tượng, con dấu không có hình biểu tượng theo quy
định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
2. Kinh doanh công cụ hỗ trợ, gồm: Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán
công cụ hỗ trợ, đạn sử dụng cho công cụ hỗ trợ và phụ kiện của công cụ hỗ trợ; sửa chữa
công cụ hỗ trợ.
3. Kinh doanh các loại pháo, gồm: Sản xuất, gia công, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán các
loại pháo hoa, các loại pháo khác và thuốc pháo theo quy định của pháp luật về quản lý, sử
dụng pháo.
4. Kinh doanh dịch vụ cầm đồ, gồm: Kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền
phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố.
5. Kinh doanh dịch vụ xoa bóp, gồm: Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu để xoa bóp
(massage), tẩm quất phục vụ sức khỏe con người.
Hoạt động xoa bóp thuộc cơ sở y tế phục vụ chữa bệnh và cơ sở giải quyết việc làm cho
người khuyết tật không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
6. Kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, gồm: Sản xuất, lắp ráp,
nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán cờ hiệu, đèn, còi phát tín hiệu ưu tiên của xe cơ giới.
7. Kinh doanh dịch vụ bảo vệ, gồm: Dịch vụ bảo vệ con người, tài sản, mục tiêu và các hoạt
động hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Hoạt động bảo vệ các đối tượng, mục tiêu thuộc Danh mục Nhà nước quy định do Công an
nhân dân, Quân đội nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác, bảo vệ và hoạt động bảo
vệ cơ quan, doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 06/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01
năm 2013 quy định về bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp thì không thuộc phạm vi điều chỉnh
của Nghị định này.
8. Kinh doanh súng bắn sơn, gồm: Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán súng
bắn sơn, đạn sử dụng cho súng bắn sơn và phụ kiện của súng bắn sơn; sửa chữa súng
bắn sơn; cung ứng dịch vụ sử dụng súng bắn sơn.
9. Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài.
10. Kinh doanh dịch vụ đòi nợ, gồm: Các hoạt động dịch vụ đòi nợ tiền, tài sản hợp pháp
cho cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân theo hợp đồng ủy quyền.
11. Kinh doanh casino, gồm: Các loại hình vui chơi có thưởng trong kinh doanh casino.
12. Kinh doanh dịch vụ đặt cược, gồm: Các loại hình dịch vụ đặt cược.
13. Kinh doanh khí, gồm: Các hoạt động kinh doanh khí được quy định tại Nghị định
số 19/2016/NĐ-CP ngày 22 tháng 3 năm 2016 về kinh doanh khí.
14. Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, gồm: Sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán,
tái chế, bảo quản, vận chuyển, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp.
Hoạt động nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp không thuộc phạm vi
điều chỉnh của Nghị định này.
15. Kinh doanh tiền chất thuốc nổ, gồm: Sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán, bảo
quản, vận chuyển, tiêu hủy Amoni nitrat hàm lượng cao từ 98,5% trở lên (sau đây viết gọn
là tiền chất thuốc nổ).
16. Kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ, gồm:
Các hoạt động có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để thi công công trình, thăm dò, khai
thác khoáng sản, dầu khí; sử dụng tiền chất thuốc nổ để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.
17. Kinh doanh dịch vụ nổ mìn, gồm: Các hoạt động cung ứng dịch vụ có sử dụng vật liệu
nổ công nghiệp phục vụ thi công công trình, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí cho cơ
quan, tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu hợp pháp.
18. Kinh doanh dịch vụ in, gồm: Chế bản in, in, gia công sau in (trừ cơ sở in lưới,
photocopy) để tạo ra các sản phẩm sau đây:
a) Xuất bản phẩm (trừ sách chữ nổi, bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách, minh họa
thay sách);
b) Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí;
c) Mẫu, biểu mẫu, giấy tờ có tính pháp lý do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội ban hành;
d) Tem chống giả;
đ) Bao bì, tem, nhãn sản phẩm hàng hóa là dược phẩm, hóa dược, thuốc chữa bệnh và
thực phẩm chức năng (trừ cơ sở sản xuất dược phẩm, hóa dược, thuốc chữa bệnh, thực
phẩm chức năng tự in bao bì, tem, nhãn cho sản phẩm của mình);
e) Hóa đơn tài chính; giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá.
19. Kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động, gồm: Sản xuất, nhập
khẩu, xuất khẩu, mua, bán các thiết bị ngăn chặn tín hiệu liên lạc từ điện thoại di động đến
trạm gốc.
20. Kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ, gồm: Sử dụng kỹ thuật y học để phẫu thuật
(giải phẫu) làm thay đổi hình dáng, đặc điểm nhận dạng con người.
21. Kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường:
a) Kinh doanh dịch vụ karaoke, gồm: Các hoạt động ca hát theo đĩa ghi nhạc và hình hoặc
bằng các công nghệ ghi nhạc và hình khác;
b) Kinh doanh dịch vụ vũ trường, gồm: Hoạt động khiêu vũ tại cơ sở kinh doanh khiêu vũ
theo quy định của pháp luật.
Hoạt động dạy khiêu vũ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
22. Kinh doanh dịch vụ lưu trú, gồm: Các cơ sở lưu trú theo quy định của Luật du lịch và
các hình thức dịch vụ cho thuê lưu trú khác (nghỉ theo giờ và nghỉ qua đêm) hoạt động trên
đất liền hoặc trên các phương tiện tàu thủy lưu trú du lịch.
Tổ chức, cá nhân có nhà cho người Việt Nam hoặc người nước ngoài thuê (có hợp đồng
thuê nhà) để ở, học tập, làm việc không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
23. Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết
bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng cho Quân sự, Công an; linh kiện, bộ phận,
phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng, gồm:
a) Sản xuất, mua, bán: Quần, áo, mũ quân phục; quân hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, số hiệu
của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân;
b) Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán, vận chuyển, sửa chữa: Súng quân
dụng cầm tay hạng nhỏ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ
và công cụ hỗ trợ; máy kiểm tra tốc độ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; thiết bị
kiểm tra nồng độ cồn; thiết bị giám sát điện thoại di động GSM và các loại thiết bị giám sát
điện thoại di động khác.
Linh kiện, bộ phận, phụ tùng, trang thiết bị công nghệ chuyên dùng chế tạo ra: Súng quân
dụng cầm tay hạng nhỏ; máy kiểm tra tốc độ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
thiết bị kiểm tra nồng độ cồn; thiết bị giám sát điện thoại di động GSM và các loại thiết bị
giám sát điện thoại di động khác.
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. An ninh, trật tự là cách viết gọn của cụm từ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
2. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự là những ngành, nghề
quy định tại Điều 3 Nghị định này trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh có yếu tố
phức tạp liên quan đến an ninh, trật tự dễ bị lợi dụng để hoạt động phạm tội và thực hiện
các hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự là cơ
sở kinh doanh các ngành, nghề quy định tại Điều 3 Nghị định này (sau đây viết gọn là cơ
sở kinh doanh), bao gồm:
a) Doanh nghiệp;
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Chi nhánh, cơ sở trực thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều
kiện về an ninh, trật tự của các cơ quan, tổ chức;
đ) Hộ kinh doanh.
4. Các cơ sở kinh doanh tại một địa điểm là các cơ sở kinh doanh sử dụng chung một địa
chỉ hoặc các cơ sở kinh doanh cùng trong một khuôn viên.
5. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh là:
a) Người đại diện theo pháp luật, người quản lý cơ sở kinh doanh, chủ cơ sở kinh doanh có
tên trong các văn bản quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này;
b) Người được những người quy định tại điểm a khoản này ủy quyền đứng tên trong Giấy
chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
6. Cơ quan Công an có thẩm quyền là đơn vị Công an quy định tại Điều 24 Nghị định này.
7. Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ là văn bản của cơ quan Công an có thẩm quyền cấp cho
nhân viên dịch vụ bảo vệ đạt yêu cầu trong đợt sát hạch.
8. Bản sao hợp lệ là bản sao đã đối chiếu với bản chính hoặc bản in khai thác từ Cổng
thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp có xác nhận của cán bộ tiếp nhận hồ sơ; bản
sao được cấp từ bản gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính của cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền.
Điều 5. Nguyên tắc hoạt động và quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
về an ninh, trật tự
1. Mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh các
ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự nếu đủ điều kiện quy định tại
Nghị định này và chấp hành các quy định khác của pháp luật có liên quan đều được hoạt
động kinh doanh và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
2. Công khai, minh bạch trong công tác quản lý; tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo môi
trường an ninh, trật tự ổn định để tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Hoạt động kinh doanh khi chưa được cấp hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện
về an ninh, trật tự.
2. Lợi dụng hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để
thực hiện hành vi xâm hại đến an ninh, trật tự, trái với đạo đức, thuần phong, mỹ tục của
dân tộc.
3. Cho mượn, cho thuê, mua, bán Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
4. Làm giả Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; làm giả hồ sơ, tài liệu để đề
nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; sửa chữa, tẩy xóa nội dung ghi
trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
5. Sử dụng dịch vụ bảo vệ để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,
cá nhân.
6. Hoạt động dịch vụ bảo vệ có sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực nhằm mục đích
đe dọa, cản trở, gây khó khăn cho hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân
hoặc xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
7. Tiến hành đòi nợ khi chưa có hợp đồng ủy quyền của chủ nợ; chưa có văn bản thông
báo cho Công an xã, phường, thị trấn nơi tiến hành đòi nợ trước khi thực hiện đòi nợ.
8. Cản trở hoặc không chấp hành công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm của cơ quan
Công an hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây khó khăn để không cấp hoặc cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện về an ninh, trật tự trái với quy định của Nghị định này; cản trở, gây phiền hà, xâm
phạm quyền tự do kinh doanh của tổ chức, cá nhân; bao che các hành vi vi phạm pháp luật
của người có liên quan đến hoạt động của cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật
tự.
Chương II
ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH, TRẬT TỰ
Điều 7. Điều kiện về an ninh, trật tự áp dụng chung cho các ngành, nghề
1. Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
a) Đối với người Việt Nam:
Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến
hành điều tra, truy tố, xét xử.
Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ
trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp
hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế,
cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có
điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.
Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện
pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang
được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc
đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng
chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người
nước ngoài:
Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.
3. Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng
cháy và chữa cháy.
Điều 8. Ngành, nghề phải có điều kiện về phương án bảo đảm an ninh, trật tự
1. Cơ sở kinh doanh các ngành, nghề sau đây phải có phương án bảo đảm an ninh, trật tự,
gồm:
a) Kinh doanh công cụ hỗ trợ;
b) Kinh doanh các loại pháo;
c) Kinh doanh súng bắn sơn;
d) Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;
đ) Kinh doanh casino;
e) Kinh doanh dịch vụ đặt cược;
g) Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp;
h) Kinh doanh tiền chất thuốc nổ;
i) Kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ;
k) Kinh doanh dịch vụ nổ mìn;
l) Kinh doanh dịch vụ vũ trường;
m) Kinh doanh dịch vụ lưu trú (đối với cơ sở kinh doanh là doanh nghiệp);
n) Kinh doanh súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ.
2. Phương án bảo đảm an ninh, trật tự gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Xác định khu vực, địa bàn, mục tiêu cụ thể cần phải tăng cường để bảo đảm an ninh, trật
tự;
b) Biện pháp thực hiện;
c) Lực lượng phục vụ thường xuyên;
d) Phương tiện phục vụ;
đ) Biện pháp tổ chức, chỉ đạo;
e) Biện pháp phối hợp với chính quyền, cơ quan chức năng có liên quan ở địa phương mà
cơ sở kinh doanh hoạt động;
g) Tình huống giả định khi có vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra; công tác huy
động lực lượng, phương tiện; biện pháp xử lý.
Điều 9. Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ cầm đồ
Ngoài điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải
đáp ứng điều kiện sau đây:
Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải là
người có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký đặt địa
điểm hoạt động kinh doanh và trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh
doanh không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: Chống
người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng,
đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản,
chiếm giữ trái phép tài sản.
Điều 10. Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Ngoài điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải
đáp ứng điều kiện sau đây:
Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải là
người có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
nơi đăng ký đặt địa điểm hoạt động kinh doanh và trong thời gian 05 năm liền kề trước thời
điểm đăng ký kinh doanh không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các
hành vi: Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho
vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, làm nhục người khác.
Điều 11. Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Ngoài điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải
đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là doanh nghiệp.
2. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải có
bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên và không phải là người chịu trách nhiệm về an ninh, trật
tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ mà trong 24 tháng liền kề trước đó đã bị thu hồi
không có thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (trừ quy định tại khoản
2 Điều 22 Nghị định này).
3. Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam liên doanh với cơ sở kinh doanh nước
ngoài:
Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam chỉ được liên doanh với cơ sở kinh doanh
dịch vụ bảo vệ nước ngoài trong trường hợp cần đầu tư máy móc, phương tiện kỹ thuật
phục vụ công tác bảo vệ và chỉ được thực hiện dưới hình thức cơ sở kinh doanh nước
ngoài góp vốn mua máy móc, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ.
4. Cơ sở kinh doanh nước ngoài đầu tư góp vốn với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của
Việt Nam:
a) Là doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ liên tục ít nhất 05 năm;
b) Người đại diện cho phần vốn góp của cơ sở kinh doanh nước ngoài là người chưa bị cơ
quan pháp luật của nước ngoài nơi họ hoạt động kinh doanh xử lý về hành vi vi phạm có
liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ từ cảnh cáo trở lên;
c) Phần vốn góp của cơ sở kinh doanh nước ngoài chỉ được sử dụng để mua máy móc,
thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ. Số vốn góp đầu tư của cơ sở kinh
doanh nước ngoài ít nhất là 1.000.000 USD (một triệu đô la Mỹ). Việc định giá máy móc,
thiết bị kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước về giá có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên thực
hiện; chi phí định giá do cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ chi trả.
Điều 12. Điều kiện để được đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ
1. Chỉ các cơ sở sau đây mới được đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ:
a) Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Trung tâm dạy nghề của các trường Công an nhân dân;
c) Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ thuộc Công an từ cấp tỉnh trở lên;
d) Các cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ quy định tại khoản 3 Điều này nếu có nhu cầu hoạt
động kinh doanh đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ cho cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ
khác thì thực hiện theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.
2. Cơ sở đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này
phải cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền quy định tại Điều 24 Nghị định này tài
liệu chứng minh về chức năng đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ do cơ quan có thẩm quyền
cấp kèm theo giáo trình, chương trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ. Nội dung giáo
trình theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này.
3. Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ tự đào tạo nhân viên bảo vệ cho cơ sở của mình phải
đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có phòng học và có địa điểm tập luyện cho nhân viên dịch vụ bảo vệ;
b) Có ít nhất 03 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bảo vệ; có ban quản lý,
đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ;
c) Có số lượng nhân viên dịch vụ bảo vệ tối thiểu từ 300 nhân viên trở lên;
d) Có giáo viên hoặc hợp đồng thuê giáo viên giảng dạy. Giáo viên giảng dạy phải có trình
độ chuyên môn phù hợp, có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên (trừ môn võ thuật);
đ) Có giáo trình và chương trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ. Giáo trình đào tạo gồm
các nội dung cơ bản về chính trị; pháp luật; nghiệp vụ bảo vệ; kỹ năng giao tiếp, ứng xử;
công tác phòng cháy và chữa cháy; công tác sơ, cấp cứu người bị nạn; quản lý, sử dụng
công cụ hỗ trợ; một số động tác võ thuật phục vụ tự vệ và khống chế đối tượng; một số nội
dung khác theo yêu cầu thực tiễn của mục tiêu cần bảo vệ. Thời gian đào tạo nhân viên
dịch vụ bảo vệ ít nhất là 30 ngày.
4. Các cơ sở chỉ được đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ sau khi Cục Cảnh sát quản lý
hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an thẩm duyệt giáo trình, chương trình đào tạo. Sau
khóa đào tạo phải có văn bản đề nghị cơ quan Công an có thẩm quyền sát hạch đánh giá
kết quả và cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị
định này) cho những nhân viên dịch vụ bảo vệ đạt yêu cầu trong đợt sát hạch.
Điều 13. Điều kiện hoạt động kinh doanh áp dụng đối với một số ngành, nghề
Ngoài các điều kiện quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dưới
đây phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Chỉ cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Công an mới được sản xuất con dấu có hình Quốc huy
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, con dấu có hình Công an hiệu; chỉ cơ sở kinh
doanh thuộc Bộ Quốc phòng mới được sản xuất con dấu có hình Quân hiệu, trừ các cơ sở
kinh doanh đã hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực.
2. Chỉ cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an mới được kinh doanh: Súng
bắn sơn (không bao gồm cơ sở kinh doanh cung ứng dịch vụ sử dụng súng bắn sơn); quân
trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài,
phương tiện chuyên dùng cho Quân sự, Công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và
trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng.
3. Chỉ cơ sở kinh doanh ngoài Quân đội, Công an được cơ quan có thẩm quyền của Quân
đội hoặc Công an theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có văn bản chấp thuận
hoặc có hợp đồng theo quy định của pháp luật mới được kinh doanh quân trang, quân
dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện
chuyên dùng cho Quân sự, Công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị
đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng.
4. Chỉ cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an mới được kinh doanh thiết bị
gây nhiễu, phá sóng thông tin di động.
5. Chỉ cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Quốc phòng mới được kinh doanh các loại pháo.
Chương III
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH, TRẬT TỰ
Điều 14. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo
Nghị định này) là văn bản do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp cho cơ sở đầu tư kinh
doanh các ngành, nghề quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Điều 15. Thời hạn sử dụng của Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự không quy định thời hạn sử dụng, trừ
các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự phải ghi rõ thời hạn sử dụng trong các
trường hợp sau đây:
a) Cơ sở kinh doanh hoạt động có thời hạn theo quy định của pháp luật hoặc các văn bản
quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này hoặc giấy phép của các cơ quan quản lý nhà
nước chuyên ngành cấp cho cơ sở kinh doanh hoạt động có thời hạn thì thời hạn sử dụng
Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự không vượt quá thời hạn ghi trong các văn
bản đó;
b) Cơ sở kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để thi công công
trình, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí thì thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều
kiện về an ninh, trật tự phù hợp với thời hạn ghi trong văn bản về thi công công trình, thăm
dò khai thác khoáng sản, dầu khí.
3. Trường hợp các văn bản, giấy phép quy định tại khoản 2 Điều này có thời hạn hoạt động
từ 10 năm trở lên thì Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự không ghi thời hạn
sử dụng.
4. Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm cung cấp văn bản, giấy phép có quy định thời hạn hoạt
động cho cơ quan Công an có thẩm quyền.
Điều 16. Người được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an
ninh, trật tự
Trường hợp những người quy định tại điểm a khoản 5 Điều 4 Nghị định này cư trú không
ổn định tại Việt Nam hoặc không thường xuyên cư trú tại Việt Nam thì phải ủy quyền bằng
văn bản cho người có thẩm quyền của cơ sở kinh doanh để đứng tên trong Giấy chứng
nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
Nếu việc ủy quyền diễn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam thì phải có văn bản hợp pháp hóa lãnh
sự của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam nơi thực hiện ủy quyền đó. Người ủy quyền
và người được ủy quyền đều phải chịu trách nhiệm đối với việc thực hiện quy định về an
ninh, trật tự quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt
Nam.
Điều 17. Quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
1. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh có trách nhiệm quản lý
chặt chẽ Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và phải xuất trình Giấy chứng
nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho cơ quan Công an và cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền khi có yêu cầu.
2. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh có trách nhiệm bảo
quản Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự khi tạm ngừng hoạt động kinh
doanh. Trường hợp cơ sở kinh doanh bị phá sản hoặc ngừng hoạt động kinh doanh
thì Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự không còn giá trị sử dụng. Trong thời
hạn 05 ngày kể từ ngày tuyên bố phá sản, ngừng hoạt động, cơ sở kinh doanh phải nộp lại
Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho cơ quan Công an có thẩm quyền.
Điều 18. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
1. Thu hồi không có thời hạn:
a) Sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế làm sai
lệch bản chất của tài liệu để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
b) Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, cơ quan Công an có
thẩm quyền thực hiện chế độ hậu kiểm phát hiện cơ sở kinh doanh không đáp ứng điều
kiện quy định tại Nghị định này, mà trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày cơ quan Công an có
văn bản kết luận cơ sở kinh doanh không đủ điều kiện nhưng vẫn không khắc phục được
các điều kiện đó;
c) Sau 06 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự mà
cơ sở kinh doanh không hoạt động;
d) Cơ sở kinh doanh bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật;
đ) Cơ sở kinh doanh bị đình chỉ hoạt động hoặc bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi các văn
bản quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này;
e) Cho mượn, cho thuê, mua, bán Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
g) Lợi dụng hoạt động của cơ sở kinh doanh để xâm hại đến an ninh, trật tự bị cơ quan có
thẩm quyền kiến nghị thu hồi không có thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh,
trật tự;
h) Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ có vốn đầu tư nước ngoài mà phần vốn góp
mua máy móc, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ không đáp ứng đủ phần vốn
quy định tại Nghị định này.
2. Thu hồi có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng:
a) Kinh doanh không đúng ngành, nghề, địa điểm ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện
về an ninh, trật tự;
b) Không duy trì điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại các Điều 7, 8, 11 và Điều 12 Nghị
định này mà đã bị xử phạt vi phạm hành chính trước đó 30 ngày nhưng vẫn không khắc
phục;
c) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an
ninh, trật tự;
d) Vi phạm quy định về an ninh, trật tự đã bị xử phạt vi phạm hành chính từ 02 lần trở lên
trong một năm;
đ) Không thực hiện báo cáo định kỳ hàng quý cho cơ quan Công an có thẩm quyền theo
quy định trong 04 quý liên tục.
3. Việc thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại các khoản 1 và
2 Điều này do cơ quan Công an có thẩm quyền thực hiện bằng quyết định thu hồi.
Sau khi thu hồi, cơ quan Công an phải có văn bản thông báo cho cơ quan đăng ký kinh
doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép cơ sở kinh doanh hoạt động.
Chương IV
HỒ SƠ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, THẨM QUYỀN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
VỀ AN NINH, TRẬT TỰ VÀ CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ BẢO VỆ
Điều 19. Hồ sơ cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự áp dụng
chung đối với các ngành, nghề
1. Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh
doanh (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
2. Bản sao hợp lệ một trong các loại văn bản sau đây:
a) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị
trực thuộc doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy
chứng nhận đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; Giấy
chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; văn bản thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo
văn bản thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp có thu;
b) Trường hợp trong các văn bản quy định tại điểm a khoản này không thể hiện ngành,
nghề đầu tư kinh doanh thì cơ sở kinh doanh phải bổ sung tài liệu chứng minh các ngành,
nghề đầu tư kinh doanh mà cơ sở kinh doanh hoạt động và đề nghị ghi trong Giấy chứng
nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đã được cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan có
thẩm quyền chấp thuận (đối với cơ sở kinh doanh là doanh nghiệp thì cơ quan Công an
khai thác tài liệu này trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp).
3. Bản sao hợp lệ các giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng
cháy và chữa cháy đối với khu vực kinh doanh và kho bảo quản nguyên liệu, hàng hóa,
gồm:
a) Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh thuộc danh
mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31
tháng 7 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa
cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết
gọn là Nghị định số 79/2014/NĐ-CP);
b) Biên bản kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và
chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh không thuộc quy định tại điểm a khoản 3 Điều này
nhưng thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-
CP ;
c) Các cơ sở kinh doanh không phải nộp tài liệu quy định tại các điểm a và b khoản 3 Điều
này, gồm: Sản xuất con dấu; sản xuất cờ hiệu, mua, bán cờ hiệu, đèn, còi phát tín hiệu của
xe được quyền ưu tiên; kinh doanh dịch vụ bảo vệ; kinh doanh dịch vụ đòi nợ; kinh doanh
dịch vụ đặt cược; kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động; kinh doanh
dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ; kinh doanh máy kiểm tra tốc độ phương tiện giao thông cơ
giới đường bộ; kinh doanh thiết bị kiểm tra nồng độ cồn; kinh doanh thiết bị giám sát điện
thoại di động GSM và các thiết bị giám sát điện thoại di động khác;
d) Đối với các cơ sở kinh doanh không có kho chứa nguyên liệu hoặc sản phẩm theo quy
định thì phải có hợp đồng thuê kho đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa
cháy theo quy định tại các điểm a và b khoản 3 Điều này;
đ) Đối với các cơ sở kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền
chất thuốc nổ thì các tài liệu chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và
chữa cháy là tài liệu của kho chứa, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
4. Bản khai lý lịch (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) kèm theo
Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự (Mẫu số 02b tại Phụ lục ban hành kèm theo
Nghị định này) của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh, cụ thể
như sau:
a) Đối với người Việt Nam ở trong nước là người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của
cơ sở kinh doanh đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự phải có
Bản khai lý lịch; Phiếu lý lịch tư pháp (trừ những người đang thuộc biên chế của cơ quan
nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội);
Bản khai lý lịch của những người quy định tại điểm này nếu đang thuộc biên chế của cơ
quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì phải có
xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trực tiếp quản lý (trừ cơ sở kinh doanh). Đối
với những người không thuộc đối tượng nêu trên phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;
b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người
nước ngoài phải có Bản khai nhân sự kèm theo bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú
hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại Việt Nam;
c) Đối với trường hợp một cơ sở kinh doanh có nhiều người đại diện theo pháp luật thì Bản
khai lý lịch, Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự trong hồ sơ áp dụng đối với người
đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
Điều 20. Hồ sơ cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự áp dụng đối
với một số ngành, nghề
Ngoài các tài liệu quy định tại Điều 19 Nghị định này, hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy chứng
nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự phải có thêm tài liệu áp dụng đối với một số cơ sở kinh
doanh các ngành, nghề sau đây:
1. Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ không có vốn đầu tư nước ngoài, phải có bản
sao hợp lệ bằng tốt nghiệp chứng minh trình độ học vấn của người chịu trách nhiệm về an
ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh,
trật tự.
2. Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ có vốn đầu tư nước ngoài, phải có:
a) Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp chứng minh trình độ học vấn của người chịu trách nhiệm
về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về
an ninh, trật tự;
b) Tài liệu chứng minh doanh nghiệp nước ngoài đủ điều kiện quy định tại các điểm a và b
khoản 4 Điều 11 Nghị định này đã được hợp pháp hóa lãnh sự của cơ quan đại diện ngoại
giao Việt Nam ở quốc gia, vùng lãnh thổ nơi doanh nghiệp nước ngoài đặt trụ sở chính.
3. Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ có chức năng đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ,
phải có giáo trình và chương trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ.
4. Đối với các cơ sở kinh doanh ngành, nghề: Sản xuất vật liệu nổ công nghiệp; kinh doanh
tiền chất thuốc nổ; kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để thăm dò,
khai thác khoáng sản, dầu khí; kinh doanh súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ; kinh doanh
casino; kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài; kinh doanh dịch
vụ đặt cược, phải có văn bản cho phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước chuyên
ngành.
Điều 21. Hồ sơ cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự được cấp đổi trong những trường hợp
bị hư hỏng, sai thông tin, có thay đổi nội dung thông tin ghi trên Giấy chứng nhận đủ điều
kiện về an ninh, trật tự hoặc hết thời hạn sử dụng.
Hồ sơ đề nghị cấp đổi gồm các tài liệu sau đây:
a) Văn bản đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh
doanh (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) gửi cơ quan Công an có
thẩm quyền;
b) Bản sao hợp lệ các tài liệu chứng minh sự thay đổi của các thông tin ghi trên Giấy chứng
nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (nếu có);
c) Tài liệu quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định này trong trường hợp thay đổi người
đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh;
d) Bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đã được cấp.
2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự được cấp lại trong trường hợp bị mất.
Hồ sơ đề nghị cấp lại trong trường hợp bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh,
trật tự gồm các tài liệu sau đây:
a) Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh
doanh gửi cơ quan Công an có thẩm quyền (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo
Nghị định này);
b) Biên lai nộp tiền phạt theo quy định của pháp luật (nếu có).
Điều 22. Hồ sơ và thời hạn cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
sau khi bị thu hồi
Việc cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự sau khi bị thu hồi theo quy
định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này được thực hiện như sau:
1. Trong thời hạn không quá 06 tháng kể từ ngày bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện
về an ninh, trật tự đối với trường hợp quy định tại các điểm b, c và h khoản 1 Điều 18 Nghị
định này mà cơ sở kinh doanh đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định này và có nhu
cầu tiếp tục kinh doanh thì nộp hồ sơ đề nghị cơ quan Công an có thẩm quyền cấp lại Giấy
chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh
doanh (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) gửi cơ quan Công an có
thẩm quyền;
b) Bản sao hợp lệ các tài liệu bổ sung chứng minh đáp ứng đủ điều kiện để hoạt động kinh
doanh (nếu có).
2. Khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đối với trường hợp quy
định tại các điểm a và e khoản 1 Điều 18 Nghị định này, nếu không thay đổi người chịu
trách nhiệm về an ninh, trật tự thì sau 12 tháng kể từ ngày ra quyết định thu hồi, cơ sở kinh
doanh mới được nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật
tự.
Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự được thực hiện như hồ sơ
cấp mới quy định tại Điều 19 hoặc Điều 20 Nghị định này.
3. Khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đối với trường hợp quy
định tại điểm g khoản 1 Điều 18 Nghị định này, nếu không thay đổi người chịu trách nhiệm
về an ninh, trật tự thì sau 24 tháng kể từ ngày ra quyết định thu hồi, cơ sở kinh doanh mới
được nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, trừ
trường hợp có quyết định khác của Tòa án.
Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự được thực hiện như hồ sơ
cấp mới quy định tại Điều 19 hoặc Điều 20 Nghị định này.
4. Đối với cơ sở kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự quy
định tại các khoản 2 và 3 Điều này sau khi thay đổi người chịu trách nhiệm về an ninh, trật
tự thì hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự được thực hiện như hồ
sơ cấp mới quy định tại Điều 19 hoặc Điều 20 Nghị định này.
Điều 23. Trình tự, thủ tục nộp hồ sơ và thời hạn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về
an ninh, trật tự
1. Trình tự, thủ tục nộp hồ sơ:
a) Cơ sở kinh doanh nộp một bộ hồ sơ cho cơ quan Công an có thẩm quyền đề nghị cấp
mới, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại các Điều
19, 20, 21 và Điều 22 Nghị định này;
b) Tại một địa điểm kinh doanh có nhiều ngành, nghề khác nhau thuộc một cơ sở kinh
doanh nhưng thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của
nhiều cấp Công an thì nộp một bộ hồ sơ cho cơ quan Công an có thẩm quyền cao nhất để
cấp một Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho các ngành, nghề đó;
c) Tại một địa điểm kinh doanh có nhiều ngành, nghề khác nhau thuộc nhiều cơ sở kinh
doanh khác nhau nhưng thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh,
trật tự của nhiều cấp Công an thì mỗi cơ sở kinh doanh nộp một bộ hồ sơ cho cơ quan
Công an có thẩm quyền cao nhất để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
cho từng cơ sở kinh doanh;
d) Đối với chi nhánh, cơ sở kinh doanh trực thuộc có địa điểm kinh doanh ngoài địa điểm
của cơ sở kinh doanh chính, thì mỗi chi nhánh, cơ sở kinh doanh trực thuộc nộp một bộ hồ
sơ cho cơ quan Công an có thẩm quyền quản lý cơ sở kinh doanh chính để cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho chi nhánh và cơ sở kinh doanh trực thuộc
đó.
2. Hình thức nộp hồ sơ:
Cơ sở kinh doanh chọn một trong các hình thức nộp hồ sơ sau đây:
a) Nộp trực tiếp cho cơ quan Công an có thẩm quyền;
b) Gửi qua cơ sở kinh doanh dịch vụ bưu chính;
c) Nộp qua Cổng thông tin điện tử quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về
an ninh, trật tự của Bộ Công an.
Đối với hình thức nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử quản lý ngành, nghề đầu tư kinh
doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của Bộ Công an thì khi nhận Giấy chứng nhận đủ
điều kiện về an ninh, trật tự, cơ sở kinh doanh phải chuyển cho cơ quan Công an có thẩm
quyền các văn bản, tài liệu quy định tại các Điều 19, 20, 21 hoặc Điều 22 Nghị định này.
3. Thời hạn hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định như sau:
a) Không quá 05 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại các Điều 19, 20 và
các khoản 2, 3, 4 Điều 22 Nghị định này;
b) Không quá 04 ngày làm việc đối với trường hợp cấp đổi, cấp lại quy định tại Điều
21 và khoản 1 Điều 22 Nghị định này.
4. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự thì trong thời
hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan Công an phải có văn bản trả lời cơ
sở kinh doanh và nêu rõ lý do.Bổ sung
Điều 24. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, Chứng
chỉ nghiệp vụ bảo vệ và thẩm duyệt giáo trình, chương trình đào tạo nhân viên dịch
vụ bảo vệ
1. Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an chịu trách nhiệm:
a) Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và quản lý các cơ sở kinh doanh,
gồm: Cơ sở kinh doanh súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ; kinh doanh vật liệu nổ công
nghiệp; kinh doanh tiền chất thuốc nổ; kinh doanh dịch vụ nổ mìn; kinh doanh ngành, nghề
có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí trên thềm
lục địa Việt Nam; kinh doanh dịch vụ lưu trú được xếp hạng từ 05 sao trở lên; kinh doanh
công cụ hỗ trợ; kinh doanh súng bắn sơn (trừ cung ứng dịch vụ sử dụng súng bắn sơn);
kinh doanh các loại pháo; kinh doanh casino; kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành
cho người nước ngoài; cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ có vốn đầu tư nước ngoài và cơ
sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ có chức năng đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ; các cơ sở
kinh doanh thuộc Bộ Công an;
b) Chủ trì sát hạch và cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ cho nhân viên dịch vụ bảo vệ được
đào tạo tại cơ sở kinh doanh có chức năng đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ; trung tâm dạy
nghề của các trường Công an nhân dân; trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ của
các đơn vị thuộc Bộ Công an có chức năng đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ;
c) Thẩm duyệt giáo trình và chương trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ cho các cơ sở
được đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
2. Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương chịu trách nhiệm:
a) Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và quản lý các cơ sở kinh doanh
(trừ các cơ sở kinh doanh quy định tại điểm a khoản 1 Điều này), bao gồm:
Sản xuất con dấu; kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; sản xuất,
mua, bán quần, áo, mũ quân phục, quân hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, số hiệu của Quân đội
nhân dân và Công an nhân dân.
Kinh doanh máy, thiết bị (bao gồm cả linh kiện, phụ tùng, trang thiết bị sản xuất): Máy kiểm
tra tốc độ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; thiết bị giám sát điện thoại di động
GSM và các thiết bị giám sát điện thoại di động khác; thiết bị kiểm tra nồng độ cồn; kinh
doanh dịch vụ đặt cược; các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ in.
Kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động; kinh doanh dịch vụ phẫu
thuật thẩm mỹ; kinh doanh dịch vụ vũ trường; các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu
trú; kinh doanh dịch vụ đòi nợ; kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
Cơ sở kinh doanh thuộc Quân đội và đơn vị sự nghiệp có thu của các cơ quan, tổ chức cấp
trung ương và cấp tỉnh trên địa bàn quản lý.
Các cơ sở kinh doanh khác chưa được quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 3 Điều này;
các cơ sở kinh doanh do Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an có
văn bản ủy quyền.
b) Chủ trì sát hạch và cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ cho nhân viên dịch vụ bảo vệ được
đào tạo tại trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ của Công an địa phương có chức
năng đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ.
3. Công an cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm
cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và quản lý các cơ sở kinh doanh (trừ
các cơ sở kinh doanh quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 Điều này), bao gồm:
a) Các cơ sở kinh doanh cung ứng dịch vụ sử dụng súng bắn sơn; kinh doanh dịch vụ
karaoke; kinh doanh dịch vụ xoa bóp; kinh doanh dịch vụ cầm đồ; kinh doanh thiết bị phát
tín hiệu của xe được quyền ưu tiên; kinh doanh khí;
b) Các cơ sở kinh doanh không phải là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú và kinh
doanh dịch vụ in;
c) Các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của cơ
quan, tổ chức cấp huyện.Bổ sung
Chương V
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ SỞ KINH DOANH
Điều 25. Trách nhiệm chung áp dụng đối với các ngành, nghề
1. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm
về việc đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự; thực hiện đầy đủ các quy định về an ninh,
trật tự trong Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, phải có văn
bản thông báo kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự gửi cho
Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh.
3. Duy trì thường xuyên, liên tục các điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Nghị định này
trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
4. Không sử dụng cơ sở kinh doanh để thực hiện các hoạt động trái quy định của pháp luật
ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
5. Phát hiện và kịp thời thông báo cho cơ quan Công an về các biểu hiện nghi vấn hoặc vụ
việc có liên quan đến an ninh, trật tự tại cơ sở kinh doanh.
6. Trường hợp bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, trong thời hạn 03
ngày làm việc phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền.
7. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình an ninh, trật tự
theo hướng dẫn của Bộ Công an.
8. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan Công an và cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền.
9. Chỉ sử dụng nhân viên làm việc trong cơ sở kinh doanh từ đủ 18 tuổi trở lên; có đủ năng
lực hành vi dân sự; không nghiện ma túy. Không sử dụng nhân viên là người đang trong
thời gian bị điều tra, truy tố, xét xử; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình
phạt tù; người đang trong thời gian được tha tù trước thời hạn có điều kiện; người đang
chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ.
10. Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động, cơ sở kinh doanh có
trách nhiệm cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền các tài liệu sau đây:
a) Danh sách những người làm việc trong cơ sở kinh doanh;
b) Bản khai lý lịch, Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ
sở kinh doanh, trừ người đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
c) Các tài liệu chứng minh cơ sở kinh doanh đảm bảo đủ các điều kiện đối với từng loại
ngành, nghề quy định tại các Điều 8, 11 và Điều 12 Nghị định này;
d) Thống kê phương tiện phục vụ cho công tác bảo vệ (nếu có);
đ) Sơ đồ khu vực kinh doanh đối với các cơ sở kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp; kinh
doanh tiền chất thuốc nổ; kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và
tiền chất thuốc nổ; kinh doanh dịch vụ nổ mìn; kinh doanh công cụ hỗ trợ; kinh doanh súng
bắn sơn; kinh doanh các loại pháo; kinh doanh casino; kinh doanh trò chơi điện tử có
thưởng dành cho người nước ngoài; kinh doanh dịch vụ lưu trú; kinh doanh dịch vụ
karaoke, vũ trường; kinh doanh dịch vụ xoa bóp; kinh doanh dịch vụ cầm đồ.
11. Phải có văn bản đề nghị cơ quan Công an có thẩm quyền cấp lại hoặc cấp đổi Giấy
chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do bị mất, hư hỏng, hết thời hạn sử dụng hoặc
cần thay đổi nội dung thông tin ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
12. Tổ chức tập huấn về công tác đảm bảo an ninh, trật tự cho nhân viên bảo vệ và các
nhân viên khác có liên quan trong cơ sở kinh doanh theo hướng dẫn của cơ quan Công an
có thẩm quyền.
13. Nếu cơ sở kinh doanh tạm ngừng hoạt động thì trước 10 ngày kể từ ngày tạm ngừng
hoạt động, cơ sở kinh doanh phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm
quyền và Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh biết, trong đó nêu
rõ lý do và thời gian tạm ngừng hoạt động.
14. Đối với các cơ sở kinh doanh: Súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ; vật liệu nổ công
nghiệp; tiền chất thuốc nổ; ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất
thuốc nổ; dịch vụ nổ mìn; công cụ hỗ trợ; súng bắn sơn khi ngừng hoạt động kinh doanh thì
phải thống kê đầy đủ số súng quân dụng, vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ, công
cụ hỗ trợ, súng bắn sơn còn tồn đọng (nếu có) và có văn bản thông báo cho cơ quan Công
an hoặc cơ quan Quân sự từ cấp tỉnh trở lên nơi cơ sở hoạt động kinh doanh để xử lý theo
quy định của pháp luật.
15. Lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh phù hợp với từng loại ngành, nghề theo mẫu
thống nhất của Bộ Công an.
16. Nộp phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, phí sát hạch
cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ theo quy định của pháp luật.
Điều 26. Trách nhiệm của cơ sở sản xuất con dấu
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở sản xuất con dấu có trách
nhiệm:
1. Niêm yết công khai quy trình tiếp nhận hồ sơ sản xuất con dấu, giá tiền khắc dấu tại cơ
sở kinh doanh.
2. Sản xuất con dấu bằng các chất liệu bền vững, có tính ổn định cao.
3. Bảo quản chặt chẽ và chuyển con dấu cho cơ quan Công an có thẩm quyền để đăng ký
theo quy định, không được trực tiếp giao con dấu cho khách hàng, trừ con dấu của doanh
nghiệp không thuộc phạm vi quản lý của cơ quan Công an theo quy định của pháp luật về
quản lý và sử dụng con dấu.
4. Không cung cấp bản thiết kế mẫu con dấu của các cơ quan, tổ chức cho những người
không có thẩm quyền.
5. Thông báo ngay cho cơ quan Công an để xác minh, làm rõ người có nghi vấn làm con
dấu sai quy định.
Điều 27. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh công cụ hỗ trợ và cơ sở kinh doanh
súng bắn sơn
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh công cụ hỗ trợ;
kinh doanh súng bắn sơn có trách nhiệm:
1. Bố trí kho bảo quản công cụ hỗ trợ và súng bắn sơn đảm bảo an toàn theo quy định của
pháp luật.
2. Ban hành nội quy quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống cháy, nổ,
niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc của kho bảo quản công cụ hỗ trợ, súng bắn sơn.
3. Chỉ được mua công cụ hỗ trợ, súng bắn sơn, đạn, phụ kiện để sản xuất công cụ hỗ trợ,
súng bắn sơn có nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp và chỉ được bán công cụ hỗ trợ, súng bắn
sơn, đạn dùng cho công cụ hỗ trợ, súng bắn sơn cho các cơ quan, tổ chức được cơ quan
Công an có thẩm quyền cấp giấy phép.
4. Chỉ được sửa chữa công cụ hỗ trợ, súng bắn sơn cho các cơ quan, tổ chức khi có giấy
phép của cơ quan Công an.
5. Đảm bảo an toàn khi cung ứng dịch vụ sử dụng súng bắn sơn cho khách và chỉ cung cấp
dịch vụ này cho người từ đủ 18 tuổi trở lên.
6. Trong thời gian cung ứng dịch vụ sử dụng súng bắn sơn cho khách hàng, cơ sở kinh
doanh phải có nhân viên y tế trực để xử lý khi có sự cố xảy ra.
Điều 28. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh các loại pháo
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh các loại pháo có
trách nhiệm:
1. Bố trí kho bảo quản nguyên liệu sản xuất pháo và kho bảo quản pháo thành phẩm theo
quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng pháo.
2. Ban hành nội quy quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống cháy, nổ,
niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc.
3. Chỉ được sản xuất, gia công và bán các loại pháo theo quy định của pháp luật về quản
lý, sử dụng pháo.
4. Sản xuất, bảo quản, vận chuyển pháo phải thực hiện đúng quy định đối với hàng hóa
nguy hiểm về cháy, nổ.
5. Nhập khẩu, xuất khẩu pháo, nguyên liệu là thuốc sản xuất pháo phải có giấy phép của
cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng pháo.
6. Chỉ được bán pháo hoa cho các cơ quan, tổ chức khi có văn bản cho phép sử dụng của
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
7. Đối với các loại pháo không còn khả năng sử dụng phải lập hội đồng thanh lý, tiêu hủy
theo quy định của pháp luật.
Điều 29. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ có
trách nhiệm:
1. Kiểm tra giấy tờ tùy thân của người mang tài sản đến cầm cố, gồm: Giấy chứng minh
nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ cá nhân khác có dán ảnh
do cơ quan quản lý nhà nước cấp, còn giá trị sử dụng, đồng thời photocopy lưu lại tại cơ
sở kinh doanh.
2. Lập hợp đồng cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật.
3. Đối với những tài sản cầm cố theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận
quyền sở hữu thì chỉ được cầm cố khi các tài sản đó có đầy đủ giấy sở hữu và cơ sở kinh
doanh phải giữ lại bản chính của các loại giấy đó trong thời gian cầm cố tài sản.
4. Đối với những tài sản cầm cố thuộc sở hữu của người thứ ba phải có văn bản ủy quyền
hợp lệ của chủ sở hữu.
5. Không được nhận cầm cố đối với tài sản không rõ nguồn gốc hoặc tài sản do các hành vi
vi phạm pháp luật mà có.
6. Tỷ lệ lãi suất cho vay tiền khi nhận cầm cố tài sản không vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy
định của Bộ luật dân sự.
7. Bố trí kho bảo quản tài sản cầm cố và đảm bảo an toàn đối với tài sản của người mang
tài sản đến cầm cố.
Điều 30. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp có
trách nhiệm:
1. Bố trí nơi cất giữ, bảo quản an toàn tư trang, tài sản của khách.
2. Bố trí phòng nam riêng và nữ riêng khi thực hiện dịch vụ xoa bóp.
Điều 31. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền
ưu tiên
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh thiết bị phát tín
hiệu của xe được quyền ưu tiên có trách nhiệm:
1. Không được nhập khẩu, sản xuất các loại thiết bị vượt quá tiêu chuẩn về âm thanh, ánh
sáng đối với các thiết bị còi, đèn được quy định tại Nghị định số 109/2009/NĐ-CP ngày 01
tháng 12 năm 2009 quy định về tín hiệu của xe được quyền ưu tiên và các sản phẩm kinh
doanh phải có tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp.
2. Bán đúng số lượng, chủng loại thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân ghi trong giấy phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Điều 32. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ có
trách nhiệm:
1. Tuyển chọn, sử dụng nhân viên dịch vụ bảo vệ đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không có tiền án về các tội giết người, cố ý gây
thương tích, các tội xâm phạm sở hữu;
b) Có lý lịch rõ ràng được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu
thường trú xác nhận;
c) Có giấy khám sức khỏe của trung tâm y tế, bệnh viện từ cấp huyện trở lên xác nhận có
đủ sức khỏe để lao động;
d) Có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên;
đ) Không sử dụng người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm người
chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh hoặc trực tiếp điều hành hoạt
động kinh doanh hoặc làm nhân viên dịch vụ bảo vệ.
2. Chỉ sử dụng nhân viên dịch vụ bảo vệ đã được đào tạo và được cấp Chứng chỉ nghiệp
vụ bảo vệ.
3. Có hợp đồng lao động với nhân viên dịch vụ bảo vệ theo quy định của pháp luật.
4. Chỉ thực hiện việc đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ sau khi cơ quan Công an có thẩm
quyền có văn bản thẩm duyệt nội dung giáo trình và chương trình đào tạo nhân viên dịch
vụ bảo vệ.
5. Cấp biển hiệu, trang phục (có logo gắn trên áo đã đăng ký với cơ quan Công an có thẩm
quyền) cho nhân viên bảo vệ thuộc quyền quản lý.
6. Ký hợp đồng kinh tế cung cấp dịch vụ bảo vệ trước khi triển khai công tác bảo vệ.
7. Không được thực hiện dịch vụ bảo vệ cho các đối tượng, mục tiêu hoặc hoạt động trái
quy định của pháp luật.
8. Trong thời hạn 05 ngày kể từ khi triển khai mục tiêu bảo vệ tại các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương ngoài phạm vi cơ sở kinh doanh đặt trụ sở, phải có văn bản thông báo
kèm theo bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; danh sách nhân
viên dịch vụ bảo vệ và số lượng, chủng loại công cụ hỗ trợ (nếu có) tại mục tiêu bảo vệ đó
gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi triển khai mục tiêu bảo vệ.
9. Đối với cơ sở kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày
bắt đầu hoạt động kinh doanh, phải có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm
quyền bản thống kê danh mục máy móc, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ do
cơ sở kinh doanh nước ngoài đầu tư, kèm theo tài liệu định giá đối với máy móc, phương
tiện kỹ thuật của cơ quan quản lý giá từ cấp tỉnh trở lên.
Điều 33. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh casino và cơ sở kinh doanh trò chơi điện
tử có thưởng dành cho người nước ngoài
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh casino và cơ sở
kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài có trách nhiệm:
1. Ban hành nội quy (bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài) quy định về công tác đảm bảo an
ninh, trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống cháy, nổ, niêm yết tại cửa ra vào khu
vực kinh doanh.
2. Kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách, ghi đầy đủ thông tin vào sổ quản lý và lưu bản sao
giấy tờ tùy thân của khách tham gia dịch vụ này.
3. Thống kê số lượng, chủng loại máy trò chơi điện tử có thưởng của cơ sở kinh doanh
cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền, kèm theo bản sao hợp lệ tài liệu chứng
minh nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp của các máy đó.
4. Không để những người không thuộc đối tượng được phép vào chơi trò chơi điện tử có
thưởng và casino tại cơ sở kinh doanh theo quy định của pháp luật về kinh doanh trò chơi
điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài và kinh doanh casino.
5. Thông báo ngay cho cơ quan Công an khi phát hiện khách hàng mang theo vũ khí, vật
liệu nổ, công cụ hỗ trợ vào khu vực kinh doanh.
6. Cơ sở hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài và
cơ sở kinh doanh casino phải có ít nhất 30% số lượng nhân viên bảo vệ là nhân viên của
cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
Điều 34. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ đòi nợ có
trách nhiệm:
1. Tuyển chọn, sử dụng nhân viên dịch vụ đòi nợ phải là người không có tiền án về các tội
giết người, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, làm nhục người khác và các tội
xâm phạm sở hữu.
2. Chỉ được hoạt động dịch vụ đòi nợ trong phạm vi pháp luật cho phép và phải có hợp
đồng ủy quyền của chủ nợ.
3. Trong thời hạn 03 ngày trước khi thực hiện hợp đồng đòi nợ, phải có văn bản thông báo
cho Công an xã, phường, thị trấn nơi tiến hành đòi nợ.
4. Khi thực hiện đòi nợ không được sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực và không được
sử dụng các phương tiện làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng.
5. Không sử dụng những người không phải là nhân viên của cơ sở kinh doanh thực hiện
việc đòi nợ.
Điều 35. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ đặt cược
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ đặt cược
có trách nhiệm:
1. Ban hành nội quy quy định đảm bảo an ninh, trật tự, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc của
cơ sở kinh doanh.
2. Không sử dụng nhân viên là những người đang có tiền án về các tội đánh bạc, tổ chức
đánh bạc hoặc gá bạc, cho vay lãi nặng.
3. Thông báo ngay cho cơ quan Công an khi phát hiện người mang theo vũ khí, vật liệu nổ,
công cụ hỗ trợ, chất cháy vào khu vực kinh doanh.
Điều 36. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh khí
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh khí có trách nhiệm:
1. Ban hành nội quy phòng cháy và chữa cháy, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc.
2. Chấp hành đúng các quy định về an toàn phòng chống cháy, nổ.
3. Thực hiện đúng, đầy đủ các quy trình trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển hàng hóa có
nguy cơ cháy, nổ cao.
Điều 37. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp và cơ sở kinh
doanh tiền chất thuốc nổ
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh vật liệu nổ công
nghiệp và kinh doanh tiền chất thuốc nổ có trách nhiệm:
1. Ban hành nội quy quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống cháy, nổ,
niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc.
2. Bố trí kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ bảo đảm đúng tiêu chuẩn
quy định; không để vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ với các chất dễ cháy trong cùng một kho.
3. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo quản, vận chuyển hàng nguy hiểm trong
quá trình bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
4. Chỉ được bán vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ cho các tổ chức, cá nhân đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật
tự và Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hoặc có văn bản chấp thuận của Tổng
cục Cảnh sát Bộ Công an (đối với những trường hợp không phục vụ mục đích kinh doanh).
Điều 38. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công
nghiệp, tiền chất thuốc nổ và cơ sở kinh doanh dịch vụ nổ mìn
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh ngành, nghề có sử
dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ và cơ sở kinh doanh dịch vụ nổ mìn có
trách nhiệm:
1. Ban hành nội quy quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống cháy, nổ,
niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc của khu vực bảo quản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
2. Bố trí kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ bảo đảm đúng tiêu chuẩn
của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành; không để vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ và
các chất dễ cháy trong cùng một kho.
3. Đối với các cơ sở kinh doanh có nhu cầu sử dụng vật liệu nổ công nghiệp nhưng không
trực tiếp thực hiện mà thuê dịch vụ nổ mìn thì chỉ được thuê các cơ sở kinh doanh dịch vụ
nổ mìn đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, Giấy phép dịch vụ nổ
mìn và không phải thực hiện quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Trong thời hạn 06 ngày trước khi thực hiện nổ mìn, cơ sở kinh doanh phải có văn bản
thông báo cho Công an cấp huyện nơi có địa điểm hoạt động nổ mìn để phối hợp trong
công tác đảm bảo an ninh, trật tự.
5. Trường hợp không sử dụng hết vật liệu nổ công nghiệp thì phải nhập kho để quản lý
chặt chẽ hoặc bán lại cho đơn vị đã cung cấp.
6. Nghiêm cấm mua vật liệu nổ công nghiệp hoặc tiền chất thuốc nổ của tổ chức, cá nhân
không được phép kinh doanh loại sản phẩm này.
Điều 39. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ in
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ in có trách
nhiệm:
1. Ban hành nội quy quy định về đảm bảo an ninh, trật tự, phòng cháy và chữa cháy, niêm
yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc.
2. Bảo quản nguyên liệu và sản phẩm in phải đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy.
3. Chỉ được nhận chế bản, in, gia công sau in những sản phẩm có đủ thủ tục, giấy tờ hợp
pháp và có hợp đồng kinh tế theo quy định của pháp luật.
4. Không được in những tài liệu có nội dung trái với đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân
tộc và các tài liệu khác trái với quy định của pháp luật.
Điều 40. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông
tin di động
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh các thiết bị gây
nhiễu, phá sóng thông tin di động có trách nhiệm:
1. Chỉ kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động có nguồn gốc, xuất xứ
hợp pháp.
2. Bố trí kho bảo quản chặt chẽ, an toàn các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động.
3. Chỉ được phép bán các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động cho các cơ quan,
tổ chức khi có văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Công an hoặc Quân đội
theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hoặc cơ quan, tổ chức khác khi được Thủ
tướng Chính phủ cho phép sử dụng.
4. Hàng quý phải gửi báo cáo, kèm theo thống kê danh sách cơ quan đã mua thiết bị gây
nhiễu, phá sóng thông tin di động gửi cơ quan Công an có thẩm quyền.
5. Khi thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động bị hư hỏng phải tổ chức tiêu hủy.
Điều 41. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật
thẩm mỹ có trách nhiệm:
1. Kiểm tra và lưu giữ bản sao giấy tờ tùy thân của khách trong hồ sơ, gồm một trong các
loại giấy tờ sau đây:
Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu đối với khách hàng từ
đủ 14 tuổi trở lên; Giấy khai sinh đối với khách hàng là trẻ em chưa đủ 14 tuổi.
2. Đối với khách hàng từ đủ 14 tuổi trở lên, trường hợp thực hiện phẫu thuật để làm thay
đổi đặc điểm trên khuôn mặt thì cơ sở kinh doanh có trách nhiệm chụp ảnh chân dung của
khách trước khi phẫu thuật và sau khi hoàn thành việc phẫu thuật, kích thước 4x6 cm lưu
trong hồ sơ phẫu thuật của khách.
3. Hàng quý cơ sở kinh doanh phải có báo cáo, kèm theo bản sao giấy tờ tùy thân và ảnh
của khách quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này gửi cho cơ quan Công an có thẩm
quyền.
Điều 42. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke có
trách nhiệm:
1. Ban hành nội quy quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tệ nạn xã
hội, phòng cháy và chữa cháy, niêm yết ở nơi dễ thấy, dễ đọc.
2. Thông báo ngay cho cơ quan Công an khi phát hiện khách hàng mang theo vũ khí, vật
liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất cháy vào phòng hát karaoke hoặc khách có nghi vấn sử dụng
ma túy.
Điều 43. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường
có trách nhiệm:
1. Ban hành nội quy quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tệ nạn xã
hội, phòng cháy và chữa cháy, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc.
2. Sử dụng ít nhất 30% số lượng nhân viên bảo vệ là nhân viên của cơ sở kinh doanh dịch
vụ bảo vệ.
3. Thông báo ngay cho cơ quan Công an khi phát hiện khách hàng mang theo vũ khí, vật
liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất cháy vào vũ trường hoặc khách có nghi vấn sử dụng ma túy.
Điều 44. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có
trách nhiệm:
1. Ban hành nội quy quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tệ nạn xã
hội, phòng cháy và chữa cháy, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc.
2. Kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách lưu trú, gồm một trong các loại giấy tờ sau: Giấy
chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu; Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú (đối
với người nước ngoài); các loại giấy tờ có dán ảnh do các cơ quan quản lý nhà nước Việt
Nam cấp.
Khi khách lưu trú không có giấy tờ tùy thân thì sau khi bố trí vào phòng nghỉ phải thông báo
ngay cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an quản lý địa bàn.
3. Ghi đầy đủ thông tin của khách lưu trú vào sổ quản lý (hoặc nhập đầy đủ thông tin vào
máy tính) trước khi cho khách vào phòng nghỉ.
4. Thông báo cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi quản lý địa bàn
đối với khách lưu trú là người Việt Nam và khai báo tạm trú đối với khách lưu trú là người
nước ngoài (nghỉ qua đêm hoặc nghỉ theo giờ) phải thực hiện trước 23 giờ trong ngày.
Trường hợp khách đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo trước 08 giờ sáng ngày hôm sau.
Việc thông báo thực hiện theo các hình thức sau:
a) Đối với khách lưu trú là người Việt Nam, nếu cơ sở kinh doanh đã kết nối mạng Internet
với cơ quan Công an thì việc thông báo thực hiện qua mạng Internet; nếu cơ sở kinh doanh
chưa kết nối mạng Internet thì thông báo trực tiếp tại cơ quan Công an hoặc thông báo qua
điện thoại;
b) Đối với khách là người nước ngoài, cơ sở kinh doanh phải ghi mẫu Phiếu khai báo tạm
trú cho người nước ngoài và chuyển đến cơ quan Công an.
5. Kiểm tra và quản lý giấy tờ tùy thân của người đến thăm khách lưu trú tại phòng nghỉ, ghi
đầy đủ thông tin vào sổ và trả lại giấy tờ tùy thân khi họ ra khỏi cơ sở kinh doanh dịch vụ
lưu trú.
6. Lưu trữ thông tin của khách lưu trú và thông tin của người đến thăm khách lưu trú tại
phòng nghỉ trong thời hạn ít nhất 36 tháng.
7. Trường hợp khách mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ, phải yêu cầu xuất trình giấy phép
sử dụng do cơ quan Công an hoặc Quân đội cấp, nếu khách không xuất trình giấy phép sử
dụng phải báo ngay cho cơ quan Công an.
Điều 45. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ
trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng
cho Quân sự, Công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc
chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh quân trang, quân
dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật, khí tài, phương tiện
chuyên dùng cho Quân sự, Công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị
đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng có trách nhiệm:
1. Bố trí kho bảo quản đúng quy định về bảo quản các chất có nguy cơ cháy, nổ theo quy
định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
2. Chỉ nhập khẩu, mua bán nguyên liệu, hàng hóa có tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất
xứ hợp pháp.
3. Chỉ bán hoặc giao sản phẩm cho những đơn vị, tổ chức, cá nhân khi có văn bản đồng ý
của cơ quan Quân đội hoặc Công an có thẩm quyền.
4. Những sản phẩm hư hỏng, kém chất lượng không sử dụng được phải thanh lý và tiêu
hủy theo quy định.
5. Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động, cơ sở kinh doanh có
trách nhiệm cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền văn bản chấp thuận hoặc hợp
đồng quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này.
Chương VI
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ,
ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH VÀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA
Điều 46. Trách nhiệm của Bộ Công an
Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an ninh, trật
tự trong phạm vi toàn quốc đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy
định tại Nghị định này để phục vụ công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tội
phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Hướng dẫn và tập huấn công tác đảm bảo an ninh, trật tự cho các cơ sở kinh doanh
ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Nghị định này,
trừ cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
2. Ban hành hệ thống biểu mẫu phục vụ công tác quản lý về an ninh, trật tự đối với cơ sở
kinh doanh các ngành, nghề quy định tại Điều 3 Nghị định này.
3. Hướng dẫn thống nhất mẫu quần, áo, giầy, mũ, cầu vai, phù hiệu ve áo, phù hiệu gắn
trên mũ, biển hiệu cho nhân viên dịch vụ bảo vệ.
4. Hướng dẫn thống nhất việc thẩm định hồ sơ trước khi cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ
điều kiện về an ninh, trật tự; thực hiện chế độ hậu kiểm đối với người chịu trách nhiệm về
an ninh, trật tự và các điều kiện thực tế tại cơ sở kinh doanh; việc sát hạch, cấp chứng chỉ
nghiệp vụ bảo vệ theo nguyên tắc chỉ cấp một loại Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ cho tất cả
các nội dung quy định trong giáo trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ theo quy định tại
Nghị định này và thực hiện công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi
lợi dụng những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để thực hiện
tội phạm và thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác.
5. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho cơ sở kinh doanh
ngành, nghề đầu tư kinh doanh quy định tại Nghị định này và hướng dẫn cơ sở kinh doanh
xây dựng phương án bảo đảm an ninh, trật tự.
6. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết
khiếu nại, tố cáo, phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, xử lý vi phạm về an ninh, trật tự đối với
các ngành, nghề đầu tư kinh doanh quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền.
7. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng
hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin điện tử phục vụ công tác quản lý và thực hiện thủ tục hành
chính liên quan đến công tác bảo đảm an ninh, trật tự cho tổ chức, cá nhân hoạt động
ngành, nghề đầu tư kinh doanh quy định tại Nghị định này.
8. Sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác bảo đảm an
ninh, trật tự đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh quy định tại Nghị định này.
9. Kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về
ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.
Điều 47. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an quy định mức thu, việc quản lý và sử dụng phí thẩm
định điều kiện về an ninh, trật tự để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và
phí sát hạch cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ cho nhân viên dịch vụ bảo vệ.
2. Phối hợp với Bộ Công an dự toán, quyết toán kinh phí để duy trì hoạt động hệ thống
Cổng thông tin điện tử quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật
tự của Bộ Công an theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn
thi hành.
Điều 48. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn
sau đây:
1. Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc ngành, lĩnh
vực được phân công tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành có liên
quan đến ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự do bộ, ngành mình
quản lý.
3. Phối hợp với Bộ Công an thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các điều
kiện về an ninh, trật tự của các cơ sở kinh doanh có liên quan đến bộ, ngành minh theo
thẩm quyền.
4. Kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về
ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.
Điều 49. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện các
nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Quản lý nhà nước đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh,
trật tự theo quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan theo
thẩm quyền.
2. Phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm
pháp luật khác liên quan đến hoạt động của các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều
kiện về an ninh, trật tự tại địa phương.
3. Kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về
ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.
Điều 50. Kiểm tra, thanh tra
1. Cơ quan Công an có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, thanh tra toàn diện việc chấp hành
các quy định về an ninh, trật tự đối với cơ sở kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh
doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo phương thức định kỳ không quá một lần trong
một năm hoặc đột xuất.
Việc kiểm tra, thanh tra đột xuất chỉ được thực hiện khi phát hiện cơ sở kinh doanh có vi
phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự; có đơn khiếu nại,
tố cáo của tổ chức hoặc cá nhân về vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự trong
cơ sở kinh doanh; phục vụ tăng cường công tác đảm bảo an ninh, trật tự theo văn bản chỉ
đạo của cơ quan có thẩm quyền.
2. Nội dung kiểm tra, thanh tra:
a) Kiểm tra, thanh tra các giấy tờ trong hồ sơ pháp lý; nội dung kinh doanh ghi trong Giấy
phép, Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền
cấp cho cơ sở kinh doanh với thực tế của cơ sở đang hoạt động;
b) Kiểm tra việc chấp hành các quy định tại Nghị định này và các quy định tại văn bản quy
phạm pháp luật khác có liên quan;
c) Kiểm tra người và phương tiện, sản phẩm kinh doanh, dịch vụ liên quan đến hoạt động
của cơ sở kinh doanh theo quy định của pháp luật;
Kết thúc kiểm tra, thanh tra phải lập biên bản (theo mẫu quy định thống nhất của Bộ Công
an) ghi rõ kết quả và tồn tại hoặc vi phạm (nếu có).
3. Thẩm quyền kiểm tra, thanh tra:
a) Cơ quan Công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và trực tiếp quản
lý cơ sở kinh doanh có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra định kỳ hàng năm hoặc đột xuất;
b) Các đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an các cấp chỉ được tiến hành kiểm tra cơ sở kinh
doanh trên địa bàn quản lý khi phát hiện cơ sở kinh doanh có vi phạm hoặc có dấu hiệu vi
phạm pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự cần phải xử lý ngay; có đơn khiếu nại, tố cáo
của tổ chức hoặc cá nhân liên quan đến an ninh, trật tự trong cơ sở kinh doanh trên địa
bàn do mình quản lý. Sau khi kiểm tra phải có văn bản thông báo kết quả kiểm tra và xử lý
vi phạm (nếu có) cho cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh,
trật tự cho cơ sở kinh doanh đó;
c) Công an các cấp theo chức năng, nhiệm vụ được giao khi có yêu cầu phục vụ nhiệm vụ
chính trị, tăng cường bảo vệ an ninh, trật tự cần tiến hành kiểm tra đột xuất thì phải được
thủ trưởng cơ quan Công an từ cấp huyện trở lên phê duyệt bằng văn bản hoặc có văn bản
chỉ đạo của Công an cấp trên.
4. Các hành vi vi phạm được phát hiện trong quá trình kiểm tra, thanh tra phải được xử lý
nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 51. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016; bãi bỏ Nghị định số
52/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ và Nghị
định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2009 quy định điều kiện về an ninh, trật tự
đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện;
2. Trong thời gian thực hiện, nếu các văn bản quy phạm pháp luật đã được dẫn chiếu để
áp dụng trong Nghị định này có sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì các nội dung dẫn chiếu
sẽ được áp dụng theo các văn bản mới đã có hiệu lực.
Điều 52. Quy định chuyển tiếp
1. Cơ sở kinh doanh đang hoạt động đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh,
trật tự để kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo quy định tại Nghị định số 52/2008/NĐ-CP ngày 22
tháng 4 năm 2008 về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ hoặc Giấy chứng nhận đủ điều
kiện về an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm
2009 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều
kiện và các ngành, nghề đang hoạt động theo quy định của pháp luật vẫn tiếp tục được
hoạt động kinh doanh. Trong thời hạn không quá 18 tháng kể từ ngày Nghị định này có
hiệu lực, cơ sở kinh doanh phải thực hiện các quy định tại Nghị định này và đổi lại Giấy xác
nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
và không phải trả tiền phí cấp đổi.
2. Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ đã cấp cho nhân viên bảo vệ theo quy định tại Nghị định
số 52/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ tiếp
tục có giá trị sử dụng.
Điều 53. Hướng dẫn thi hành và trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, hướng dẫn kiểm tra việc thi
hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân
có liên quan đến ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự chịu trách
nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận: TM. CHÍNH PHỦ


- Ban Bí thư Trung ương Đảng; THỦ TƯỚNG
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương; Nguyễn Xuân Phúc
- Văn phòng Trung ương và các Ban của
Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc
hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ
cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc,
Công báo;
- Lưu: VT, NC (3b).
PHỤ LỤC
(Kèm theo Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ)

Tên mẫu Tên biểu mẫu

Mẫu số 01 Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

Bản khai lý lịch của người làm ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Mẫu số 02
về an ninh, trật tự.

Bản khai nhân sự dùng cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
Mẫu số 02b
nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài.

Mẫu số 03 Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

Mẫu số 04 Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ.


Mẫu số 01
………..(1)……… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
………..(2)……… Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------- ---------------

Số: ………/GCN
GIẤY CHỨNG NHẬN
Đủ điều kiện về an ninh, trật tự
Căn cứ Nghị định số ..../2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ “Quy định điều kiện về
an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”.
Theo văn bản:…………..(3)……………..Số: ……………………………. cấp
ngày…… tháng ……. năm ……….. Cơ quan cấp:
………………………………………………………………. và kết quả thẩm định hồ sơ của cơ
sở kinh doanh: …………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………
….
Địa chỉ cơ sở kinh doanh:
………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
….
Họ và tên người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh (ông, bà): .
…………… Quốc tịch:…………………………………………..…………Năm
sinh: ………………………………….
Chức danh trong cơ sở kinh
doanh: ………………………………………………………………………
Số CMND (hoặc Căn cước công dân, Hộ chiếu): ………………….
…………………………………… cấp ngày…… tháng ……. năm ……….. Cơ quan
cấp: ………………....………………………………
Nơi đăng ký hộ khẩu thường
trú: ………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………..
………………………….
Chỗ ở hiện nay:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
……………………………….
………………(2)………………
CHỨNG NHẬN
………………………………(4)………………………………
Đủ điều kiện về an ninh, trật tự để làm ngành, nghề đầu tư kinh
doanh: ……………………………
………………………………………………………………………………..
……………………………….
………………………………………………………………………………..
……………………………….

………….., ngày …… tháng …… năm ……


………..(5)…………
_______________
(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp
(2) Tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận
(3) Tên văn bản tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số /2016/NĐ-CP
(4) Tên cơ sở kinh doanh
(5) Lãnh đạo đơn vị cấp Giấy chứng nhận (ký tên, đóng dấu)
GIẤY CHỨNG NHẬN
Đủ điều kiện về an ninh, trật tự
(Mẫu số 01)
1. Kích thước: Khổ giấy A4 (21cm x 29,7cm)
2. In một mặt, nền hoa văn màu xanh nhạt, có hình Công an hiệu in chìm ở giữa.
- Dòng chữ tiêu đề "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự" in màu đỏ.
- Các nội dung khác in màu đen.
Mẫu số 02
Ảnh CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(4x6 cm) Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đóng dấu ---------------
giáp lai của
BẢN KHAI LÝ LỊCH
UBND hoặc
Của người làm ngành, nghề đầu tư kinh doanh
cơ quan quy
định tại (1) có điều kiện về an ninh, trật tự
bản khai lý
lịch này

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN


1. Họ và tên: …………………………………………..
……………………Nam/Nữ: …………………..
2. Tên thường dùng:
………………………………………………………………………………………
3. Sinh
ngày………….tháng………….năm ………………………………………………………………
4. Giấy CMND (hoặc Căn cước công dân, Hộ chiếu)
số: ……………………………………………..
Cấp ngày…………………………………...tháng ……………….
… năm ……………………………..;
Cơ quan
cấp: ……………………………………………………………………………………………….
5. Dân tộc:…………………..….; Tôn giáo:…………………; Quốc
tịch: ………………………………
6. Nguyên
quán: …………………………………………………………………………………………
7. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
………………………………………………………………….
8. Chỗ ở hiện
nay: ………………………………………………………………………………………
9. Trình độ giáo dục phổ
thông: ………………………………………………………………………
10. Trình độ chuyên môn:
……………………………………………………………………………
11. Vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), ngày…….
tháng…….năm……......
12. Vào Đảng Cộng sản Việt Nam (nếu có), ngày……..…. tháng………..….năm………..
…......
13. Tên, địa chỉ của cơ sở kinh doanh:
………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…...
14. Chức danh trong cơ sở kinh
doanh: ………………………………………………………………
15. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh:
……………………………………………………………………
16. Số điện thoại liên
hệ: ……………………………………………………………………………….
II. QUAN HỆ GIA ĐÌNH
(Gồm bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột)

Năm sinh Nơi đăng ký hộ khẩu Nghề


STT Họ và tên Quan hệ thường trú và chỗ ở hiện nghiệp
Nam Nữ nay hiện tại

III. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC CỦA BẢN THÂN
1. Thời gian, nơi học tập, làm việc và nghề nghiệp, chức vụ
…………………………………………………………………………………………………………
………
…………………………………………………………………………………………………………
………
…………………………………………………………………………………………………………
………
2. Tiền án, tiền sự (nếu có ghi rõ tiền án, tiền sự, tội danh, thời gian, cơ quan xử lý)
…………………………………………………………………………………………………………
………
…………………………………………………………………………………………………………
………
…………………………………………………………………………………………………………
………
Tôi cam đoan những nội dung trong Bản khai lý lịch là đúng. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm trước pháp luật./.

Xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi ……….., ngày …… tháng …… năm 20……
đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc cơ quan (Người khai ký, ghi rõ họ tên)
quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội trực tiếp quản lý
(1)
Mẫu số 02b
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Socialist Republic of Vietnam
Ảnh --------------
(Portrait)
BẢN KHAI NHÂN SỰ
(4x6 cm)
(Individual decleration)
Dùng cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ
chiếu nước ngoài
(For foreigner and Vietnamese oversea holding foreign passport)
1. 1Họ tên (Name and
surname): …………………………………………………………………….
2. Ngày sinh (Date of birth):
……………………………………………………………………………
3. Giới
tính (Sex): ………………………………………………………………………………………..
4. Nơi sinh (Place
of birth): ……………………………………………………………………………..
5. Quốc tịch (Nationality):
……………………………………………………………………………….
6. Hộ chiếu số (Passport No):
……………………………………………………………………………
Loại (Kind):
…………………………………………………………………………………………………..
Ngày cấp (Date
of issue): ……………………………………………………………………………….
Giá trị đến (Date of
expiry): ………………………………………………………………………………
Cơ quan cấp (Issued
by): …………………………………………………………………………………
7. Thẻ tạm trú số/ Thẻ thường trú số/ (Temporary or permanently
residence card No): …………
Ngày cấp (Date of issue):
………………………………………………………………………………….
Giá trị đến (Date of
expiry): ………………………………………………………………………………
Cơ quan cấp (Issued by):
…………………………………………………………………………………
Cơ quan, tổ chức bảo lãnh (Sponsoring
agency/Organization) ………………………………………
..................................................................................................................................................
......
8. Nghề
nghiệp (Profession): …………………………………………………………………………….
9. Nơi làm việc (Place of work)
……………………………………………………………………………
10. Chức danh tại cơ sở kinh doanh (Position):
………………………………………………………..
..................................................................................................................................................
......
Tôi cam đoan những nội dung khai trên là đúng sự thật./.
(I swear the above declarations are true of which).

Làm tại (Done at): …………………………..


Ngày (date): …………………………………
(Ký - Signature)

_______________
1
Chữ in hoa (Capital letter)
Mẫu số 03
………..1...……. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số CV (nếu có): ..........
……….., ngày …… tháng …… năm ……
V/v đề nghị cấp Giấy chứng nhận
đủ điều kiện về an ninh, trật tự
Kính gửi: …………………….2………………………..
Thực hiện Nghị định số………/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ “Quy
định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều
kiện”.
Tên cơ sở kinh doanh:
………………………………………………………………………………….
Địa chỉ:……………………………………..……………; Số điện thoại cố
định: ……………………
Tên cơ quan cấp và tên văn
bản:3 ………………………………………………………………….
……………………………………..; cấp ngày…………tháng………năm …………………..
………
Thời hạn hoạt động của cơ sở kinh doanh (nếu
có) ……………………………………………….
Đề
nghị ………………….2……………………. cấp ..................................................................... (c
ấp mới/cấp đổi/cấp lại) Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để làm ngành,
nghề:……………………………………………………
Lý do đề nghị
cấp: ……………………………………………………………………………………..
Địa điểm kinh doanh tại:
……………………………………………………………………………….
Người đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh
doanh: (ông/bà)
…………………………………………………………………………………………………..;
..................................................................................................................................................
......
Sinh ngày:………….tháng …………năm ……………; quốc
tịch …………………………………..;
Giấy CMND (Căn cước công dân, Hộ chiếu) số:
…………………………………………………….;
cấp ngày ………..tháng…………năm…………; cơ quan cấp:
………………………………………..
Nai đăng ký hộ khẩu thường
trú: ………………………………………………………………………
Chỗ ở hiện
nay: ………………………………………………………………………………………….
Chức danh trong cơ sở kinh doanh:
……………………………………………………………………;
Chúng tôi xét thấy cơ sở kinh doanh của chúng tôi đã đủ điều kiện về an ninh trật tự theo
quy định tại Nghị định số: ……./2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 để làm ngành,
nghề đầu tư kinh doanh: ..........................
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác của các tài liệu và nội dung các tài liệu có
trong bộ hồ sơ gửi kèm theo văn bản đề nghị này.
Vậy đề nghị ……………………………….………2…………………………………….. giải
quyết./.

Hồ sơ gửi kèm gồm: ĐẠI DIỆN CƠ SỞ KINH DOANH


(thống kê tài liệu gửi kèm theo) (Ký tên; đóng dấu - nếu có)

_______________
1 Tên cơ sở kinh doanh.
2 Cơ quan cấp Giấy chứng nhận an ninh trật tự.
3 Tên văn bản quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số..../2016/NĐ-CP.

Mẫu số 04
CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ BẢO VỆ
1. Mặt trước: Nền màu xanh ngọc, chữ in màu vàng
2. Mặt sau: Nền màu xanh nhạt, có hoa văn và Công an hiệu in chìm, chữ in màu đen
 Nghị định 56/2023/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 96/2016/ND0-
CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số
ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01
tháng 7 năm 2016 về quản lý và sử dụng con dấu, nghị định số137/2020/NĐ-CP ngày 27
tháng 11 năm 2020 quy định về quản lý, sử dụng pháo.
CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
-------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 56/2023/NĐ-CP Hà Nội, ngày 24 tháng 7 năm 2023


NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 96/2016/NĐ-CP NGÀY 01
THÁNG 7 NĂM 2016 QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐỐI VỚI MỘT SỐ
NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN, NGHỊ ĐỊNH SỐ 99/2016/NĐ-
CP NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2016 VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CON DẤU, NGHỊ ĐỊNH
SỐ 137/2020/NĐ-CP NGÀY 27 THÁNG 11 NĂM 2020 QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, SỬ
DỤNG PHÁO
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng
11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 96/2016/NĐ-
CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành,
nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm
2016 về quản lý và sử dụng con dấu, Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm
2020 quy định về quản lý, sử dụng pháo.
Điều 1, Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng
7 năm 2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư
kinh doanh có điều kiện (sau đây viết gọn là Nghị định số 96/2016/NĐ-CP)
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:
“Điều 9. Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ cầm đồ
Ngoài điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải
đáp ứng điều kiện sau đây:
Trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh, người chịu trách nhiệm
về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ không bị cơ quan chức năng xử
phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi: Chống người thi hành công vụ, gây rối
trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc
gá bạc, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản.”
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:
“Điều 14. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo
Nghị định này) là văn bản do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp cho cơ sở đầu tư kinh
doanh các ngành, nghề quy định tại Điều 3 Nghị định này. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về
an ninh, trật tự được cấp cho cơ sở kinh doanh dưới dạng văn bản giấy hoặc văn bản điện
tử và có giá trị pháp lý tương đương, nếu cơ sở kinh doanh có yêu cầu thì cấp đồng thời
bản giấy và bản điện tử khi Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành
chính của Bộ Công an được hoàn thiện đưa vào hoạt động."
3. Sửa đổi, bổ sung điểm a, b khoan 3; điểm a khoản 4 Điều 19 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm a, b khoản 3 như sau:
“a) Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan
Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định
tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm
2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa
cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây
viết gọn là Nghị định số 136/2020/NĐ-CP);
b) Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền
trong quản lý về phòng cháy và chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh không thuộc quy
định tại điểm a khoản 3 Điều này nhưng thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục I ban hành
kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.”
b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 như sau:
“a) Đối với người Việt Nam ở trong nước là người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của
cơ sở kinh doanh đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự phải có
Bản khai lý lịch; Phiếu lý lịch tư pháp (trừ những người đang thuộc biên chế của lực lượng
vũ trang);
Bản khai lý lịch của những người quy định tại điểm này nếu đang thuộc biên chế của lực
lượng vũ trang thì phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trực tiếp quản lý (trừ cơ sở
kinh doanh).”
4. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1; khoản 2 và bổ sung khoản 5, 6 vào sau khoản 4 Điều
23 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 như sau:
“d) Đối với chi nhánh, cơ sở kinh doanh trực thuộc có địa điểm kinh doanh ngoài địa điểm
của cơ sở kinh doanh chính mà không thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan Công an quy
định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định này thì nộp hồ sơ cho cơ quan Công an có thẩm quyền
nơi chi nhánh, cơ sở kinh doanh trực thuộc đặt địa điểm kinh doanh để có trách nhiệm cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và trực tiếp quản lý.”
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Hình thức nộp hồ sơ:
Cơ sở kinh doanh chọn một trong các hình thức nộp hồ sơ sau đây:
a) Nộp trực tiếp cho cơ quan Công an có thẩm quyền;
b) Nộp qua dịch vụ bưu chính công ích;
c) Nộp qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an (trừ các văn
bản, giấy tờ không được phép đăng tải qua hệ thống mạng theo quy định của pháp luật).”
c) Bổ sung khoản 5, 6 vào sau khoản 4 như sau:
“5. Quy trình thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử theo quy định tại Nghị
định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục
hành chính trên môi trường điện tử.
6. Các cơ sở kinh doanh nộp hồ sơ cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an
ninh, trật tự quy định tại Điều 19, Điều 20 và khoản 1 Điều 21 Nghị định này thì không phải
nộp các tài liệu quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 19; khoản 4 Điều 20 và các điểm b, c
khoản 1 Điều 21 khi các cơ quan quản lý nhà nước hoàn thành việc kết nối, chia sẻ dữ liệu
thông tin về các tài liệu nêu trên trên môi trường điện tử.
Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm công bố thủ tục hành chính cấp mới, cấp đổi Giấy
chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự khi các cơ quan quản lý nhà nước hoàn thành
việc kết nối, chia sẻ dữ liệu thông tin trên môi trường điện tử.”
5. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 24 như sau:
“a) Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và quản lý các cơ sở kinh doanh,
gồm:
Cơ sở kinh doanh súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ; kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp
và tiền chất thuốc nổ (trừ kinh doanh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc
nổ); kinh doanh dịch vụ nổ mìn; kinh doanh dịch vụ lưu trú được xếp hạng từ 05 sao trở
lên; kinh doanh công cụ hỗ trợ; kinh doanh súng bắn sơn (trừ cung ứng dịch vụ sử dụng
súng bắn sơn); kinh doanh casino; kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người
nước ngoài; cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ có vốn đầu tư nước ngoài và cơ sở kinh
doanh dịch vụ bảo vệ có chức năng đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ; cơ sở kinh doanh
thuộc Bộ Công an.”
6. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, 3 Điều 24 như sau:
“2. Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương chịu trách nhiệm:
a) Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và quản lý các cơ sở kinh doanh
(trừ các cơ sở kinh doanh quy định tại điểm a khoản 1 Điều này), gồm: Kinh doanh các loại
pháo; kinh doanh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp; kinh doanh vận chuyển tiền chất
thuốc nổ; sản xuất con dấu; kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
sản xuất, mua, bán quần, áo, mũ quân phục, quân hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, số hiệu của
Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; kinh doanh dịch vụ đặt cược; doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ in; cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có quy mô trên 20 phòng; kinh doanh
các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động; kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ;
kinh doanh dịch vụ vũ trường; kinh doanh dịch vụ bảo vệ; kinh doanh máy, thiết bị (bao
gồm cả linh kiện, phụ tùng, trang thiết bị sản xuất): Máy kiểm tra tốc độ phương tiện giao
thông cơ giới đường bộ; thiết bị giám sát điện thoại di động GSM và các thiết bị giám sát
điện thoại di động khác; thiết bị kiểm tra nồng độ cồn.
Cơ sở kinh doanh thuộc Quân đội và đơn vị sự nghiệp có thu của các cơ quan, tổ chức cấp
trung ương và cấp tỉnh trên địa bàn quản lý.
Các cơ sở kinh doanh khác chưa được quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 3 Điều này;
các cơ sở kinh doanh do Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an có
văn bản ủy quyền.
b) Chủ trì sát hạch và cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ cho nhân viên dịch vụ bảo vệ đã
được đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ do đơn vị thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương tổ chức.
3. Công an cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm
cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và quản lý các cơ sở kinh doanh (trừ
các cơ sở kinh doanh quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 và khoản 4 Điều này),
gồm: Cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có quy mô từ 10 đến 20 phòng; cơ sở kinh doanh
cung ứng dịch vụ sử dụng súng bắn sơn; kinh doanh dịch vụ karaoke; kinh doanh dịch vụ
xoa bóp; kinh doanh dịch vụ cầm đồ; kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền
ưu tiên; kinh doanh khí; cơ sở kinh doanh không phải là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
in; đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của cơ
quan, tổ chức cấp huyện.”
7. Bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 Điều 24 như sau:
“4. Công an cấp xã chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
và quản lý các cơ sở kinh doanh, bao gồm: Cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có quy mô
kinh doanh dưới 10 phòng, cơ sở kinh doanh khí là hộ kinh doanh.”
8. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 32 như sau:
“b) Có bản khai lý lịch (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).”
9. Thay cụm từ “Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an” bằng cụm từ “Cục Cảnh sát quản lý hành
chính về trật tự xã hội, Bộ Công an” tại khoản 4 Điều 37.
10. Thay thế Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03, Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định
số 96/2016/NĐ-CP bằng Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03, Mẫu số 04 ban hành kèm theo
Nghị định này.
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng
7 năm 2016 về quản lý và sử dụng con dấu (sau đây viết gọn là Nghị định số
99/2016/NĐ-CP)
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 12 Điều 3 như sau:
“12. Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu là văn bản của cơ quan đăng ký mẫu con dấu
chứng nhận cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước đã đăng ký mẫu con dấu trước khi sử
dụng, được cấp cho cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước dưới dạng văn bản giấy hoặc
văn bản điện tử và có giá trị pháp lý tương đương, nếu cơ quan, tổ chức, chức danh nhà
nước có yêu cầu thì cấp đồng thời bản giấy và bản điện tử khi Cổng dịch vụ công và hệ
thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Công an được hoàn thiện đưa vào
hoạt động.”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 7 như sau:
“3. Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cục hoặc đơn vị
tương đương Tổng cục.”
3. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 11 như sau:
“1. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục về
con dấu theo quy định tại các Điều 13, 14, 15, 16 và Điều 17 Nghị định này cho cơ quan
đăng ký mẫu con dấu quy định tại Điều 12 Nghị định này theo một trong các hình thức sau:
a) Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan đăng ký mẫu con dấu;
b) Nộp qua dịch vụ bưu chính công ích;
c) Nộp qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an (trừ các văn
bản, giấy tờ không được phép đăng tải qua hệ thống mạng theo quy định của pháp luật).
2. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thông tin, văn bản, giấy tờ có trong hồ
sơ và thực hiện theo các quy định sau:
a) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải ghi giấy biên nhận hồ sơ, ghi rõ
ngày tiếp nhận hồ sơ, ngày trả kết quả và giao trực tiếp cho người được cơ quan, tổ chức,
chức danh nhà nước cử đến liên hệ nộp hồ sơ;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo ngay
và hướng dẫn để cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước hoàn thiện hồ sơ;
c) Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định này, cơ quan
đăng ký mẫu con dấu phải có văn bản trả lời cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước theo
thời hạn quy định tại khoản 7 Điều này về việc từ chối giải quyết hồ sơ.
3. Người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử liên hệ nộp hồ sơ quy định tại
Điều 13, Điều 14 và khoản 1 Điều 16 Nghị định này phải có giấy giới thiệu hoặc giấy ủy
quyền.”
4. Bổ sung khoản 8 vào sau khoản 7 Điều 11 như sau:
“8. Quy trình thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử theo quy định tại Nghị
định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục
hành chính trên môi trường điện tử.”
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, 3 Điều 16 như sau:
“2. Đối với cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước đăng ký thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu
xi: Văn bản đề nghị đăng ký thêm con dấu của người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc
chức danh nhà nước, trong đó nêu rõ lý do và người được cử liên hệ nộp hồ sơ.
3. Đối với tổ chức kinh tế đăng ký thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi: Văn bản đề nghị đăng
ký thêm con dấu của người đứng đầu tổ chức kinh tế, trong đó nêu rõ lý do và người được
cử liên hệ nộp hồ sơ."
6. Thay thế, bổ sung một số cụm từ tại Nghị định số 99/2016/NĐ-CP như sau:
a) Thay thế cụm từ “Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Tổng cục Cảnh sát,
Bộ Công an” bằng cụm từ “Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an”
tại khoản 1 Điều 12.
b) Bổ sung cụm từ “và người được cử liên hệ nộp hồ sơ” sau cụm từ “trong đó nêu rõ lý do”
tại khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 15, Điều 17.
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 24 như sau:
“8. Cơ quan, tổ chức bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chấm dứt hoạt động, kết
thúc nhiệm vụ hoặc bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, giấy đăng ký hoạt động,
giấy phép hoạt động hoặc bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động hoặc con dấu bị mất được tìm
thấy sau khi đã bị hủy giá trị sử dụng con dấu quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều 18
Nghị định này phải nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan
đã cấp kèm theo văn bản nêu rõ lý do và người được cử liên hệ để thực hiện.”
8. Thay thế Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 99/2016/NĐ-CP bằng Mẫu số
01 ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27
tháng 11 năm 2020 về quản lý, sử dụng pháo (sau đây viết gọn là Nghị định số
137/2020/NĐ-CP)
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 10 như sau:
“4. Thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ và thiết bị, phụ
kiện bắn pháo hoa nổ, gồm:
a) Văn bản đề nghị ghi rõ tên, địa chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng; mã số
doanh nghiệp; số, ngày cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; họ tên, chức
vụ, số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đại diện theo
pháp luật; chủng loại, số lượng pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ và thiết bị, phụ kiện bắn pháo
hoa nổ; phương tiện vận chuyển, biển kiểm soát; cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu
quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản quy định tại điểm a khoản này nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch
vụ công Bộ Công an hoặc gửi qua đường bưu chính về Cục Cảnh sát quản lý hành chính
về trật tự xã hội, Bộ Công an. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp nộp văn bản đề
nghị tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thì văn bản đề nghị bổ sung họ
tên, số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đến liên hệ;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Cục Cảnh sát
quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo
mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp, phải
trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu có thời hạn 60 ngày.”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 11 như sau:
“8. Trường hợp khác do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản
trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.”
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 12 như sau:
“2. Trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ theo quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 11
Nghị định này và các trường hợp thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn pháo hoa nổ do Bộ
trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất
với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
3. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu tổ chức bắn pháo hoa nổ theo quy
định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 11 Nghị định này hoặc muốn thay đổi tầm bắn, thời lượng
bắn phải đề nghị bằng văn bản gửi Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch trước 30 ngày kể từ
ngày dự kiến tổ chức bắn pháo hoa nổ, nội dung văn bản phải nêu rõ số lượng, tầm bắn,
số điểm bắn, thời gian, thời lượng và địa điểm dự kiến bắn pháo hoa nổ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị, Bộ Công an, Bộ Quốc
phòng có văn bản trả lời để Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổng hợp, quyết định.”
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 13 như sau:
"3. Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ cho các tổ chức, doanh
nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được phép sản xuất, cung cấp phục vụ bắn pháo hoa nổ theo
quy định tại Điều 11 Nghị định này, thực hiện như sau:
a) Hồ sơ đề nghị, gồm: Văn bản đề nghị ghi rõ tên, địa chỉ của tổ chức, doanh nghiệp vận
chuyển; họ tên, chức vụ, số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của
người chịu trách nhiệm vận chuyển; chủng loại, số lượng pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ và
thiết bị, phụ kiện bắn pháo hoa nổ; phương tiện vận chuyển, biển kiểm soát; thời gian vận
chuyển; họ tên, số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người
điều khiển phương tiện; nơi đi, nơi đến, tuyến đường vận chuyển theo mẫu quy định
tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này. Bản sao đơn đặt hàng của các cơ quan
nhà nước hoặc giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp
vận chuyển pháo hoa nổ quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 11 Nghị định này thì trong
hồ sơ phải có quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
b) Hồ sơ quy định tại điểm a khoản này lập thành 01 bộ và gửi trực tiếp về Bộ Tổng tham
mưu Quân đội nhân dân Việt Nam;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Tổng tham mưu Quân
đội nhân dân Việt Nam cấp giấy phép vận chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban
hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ
lý do;
d) Giấy phép vận chuyển có giá trị cho một lượt vận chuyển; trong thời hạn 07 ngày kể từ
ngày hoàn tất việc vận chuyển phải nộp lại cho cơ quan cấp giấy phép.”
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 15 như sau:
“1. Văn bản đề nghị ghi rõ tên, địa chỉ của tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng; mã
số doanh nghiệp; số, ngày cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; họ tên,
chức vụ, số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đại diện
theo pháp luật; chủng loại, số lượng pháo hoa, thuốc pháo hoa; phương tiện vận chuyển,
biển kiểm soát; cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành
kèm theo Nghị định này.”
6. Bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 Điều 15 như sau:
“4. Văn bản quy định tại khoản 1 Điều này nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch
vụ công Bộ Công an hoặc gửi qua đường bưu chính về cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy
phép xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp nộp văn bản đề nghị tại cơ quan có thẩm
quyền cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa thì văn bản đề nghị
bổ sung họ tên, số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người
đến liên hệ.”
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:
“Điều 16. Thủ tục cấp giấy phép mua, giấy phép vận chuyển pháo hoa để kinh doanh
1. Thủ tục cấp giấy phép mua pháo hoa để kinh doanh thực hiện như sau:
a) Văn bản đề nghị ghi rõ tên, địa chỉ của tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng; mã
số doanh nghiệp; số, ngày cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; họ tên,
chức vụ, số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đại diện
theo pháp luật; chủng loại, số lượng pháo hoa; tên, địa chỉ tổ chức, doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh pháo hoa theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản quy định tại điểm b khoản này nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch
vụ công Bộ Công an hoặc gửi qua đường bưu chính về cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện về an ninh, trật tự cho doanh nghiệp kinh doanh pháo hoa. Trường hợp tổ chức,
doanh nghiệp trực tiếp nộp văn bản đề nghị tại cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
về an ninh, trật tự thì văn bản đề nghị bổ sung họ tên, số Căn cước công dân, Chứng minh
nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đến liên hệ;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan có
thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cấp giấy phép mua pháo
hoa theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không
cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Giấy phép mua pháo hoa có thời hạn 30 ngày.
2. Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển pháo hoa để kinh doanh
a) Văn bản đề nghị ghi rõ tên, địa chỉ của tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng; họ
tên, chức vụ, số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người chịu
trách nhiệm vận chuyển; chủng loại, số lượng pháo hoa; phương tiện vận chuyển, biển
kiểm soát; họ tên, số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người
điều khiển phương tiện; thời gian vận chuyển; nơi đi, nơi đến, tuyến đường vận chuyển
theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản quy định tại điểm a khoản này nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch
vụ công Bộ Công an hoặc gửi qua đường bưu chính về cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ
điều kiện về an ninh, trật tự cho tổ chức, doanh nghiệp. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp
trực tiếp nộp văn bản đề nghị tại cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật
tự thì văn bản đề nghị bổ sung họ tên, số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc
Hộ chiếu của người đến liên hệ;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan có
thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cấp giấy phép vận chuyển
pháo hoa theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp
không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Giấy phép vận chuyển chỉ có giá trị cho một lượt vận chuyển; trong thời hạn 07 ngày kể
từ ngày hoàn tất việc vận chuyển, phải nộp lại cho cơ quan đã cấp giấy phép.”
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:
“Điều 18. Huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong sản xuất, quản lý, bảo quản, sử dụng
pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo
1. Đối tượng phải huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong sản xuất, quản lý, bảo quản và sử
dụng pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ
a) Người quản lý;
b) Người lao động trực tiếp sản xuất pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ;
c) Người được giao quản lý kho pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ;
d) Chỉ huy bắn pháo hoa nổ;
đ) Người sử dụng pháo hoa nổ;
e) Người bảo vệ, bốc dỡ tại kho pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ; người áp tải, điều khiển
phương tiện vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ.
2. Đối tượng phải huấn luyện kỹ thuật an toàn trong sản xuất, kinh doanh pháo hoa
a) Người quản lý;
b) Người lao động trực tiếp sản xuất pháo hoa, thuốc pháo hoa;
c) Người được giao quản lý kho pháo hoa, thuốc pháo hoa;
d) Người bảo vệ, bốc dỡ tại kho pháo hoa, thuốc pháo hoa và tại cửa hàng kinh doanh
pháo hoa; nhân viên bán pháo hoa; người áp tải, điều khiển phương tiện vận chuyển pháo
hoa, thuốc pháo hoa.
3. Nội dung huấn luyện
a) Quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, quản lý, bảo quản và sử dụng pháo
hoa nổ, thuốc pháo; hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa;
b) Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; biện pháp về quản
lý, kỹ thuật bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất, quản lý, bảo quản và sử dụng pháo
hoa nổ, thuốc pháo và trong sản xuất, kinh doanh pháo hoa; tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa
nổ, thuốc pháo; dấu hiệu, biểu trưng và ký hiệu nguy hiểm của bao gói, thùng chứa và
phương tiện vận chuyển; cách sắp xếp, bảo quản pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; yêu
cầu về an toàn khi bốc xếp, bảo quản, vận chuyển trong phạm vi kho và trên phương tiện
vận chuyển;
c) Nhận diện nguy cơ, yếu tố nguy hiểm, đánh giá rủi ro về các mặt an ninh, an toàn, phòng
chống cháy, nổ, thiên tai trong hoạt động sản xuất, quản lý, bảo quản và sử dụng pháo hoa,
pháo hoa nổ, thuốc pháo;
d) Tổ chức diễn tập ứng phó sự cố trong hoạt động sản xuất, quản lý, bảo quản, sử dụng
pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo;
đ) Yêu cầu an toàn khi vận hành máy, thiết bị sản xuất và phương pháp làm việc an toàn;
e) Yêu cầu về kho chứa, phương tiện, thiết bị bảo đảm an toàn, phòng cháy, chữa cháy,
chống sét, kiểm soát tĩnh điện kho bảo quản;
g) Thành phần, tính chất, phân loại và chất lượng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; các
quy định về thử nghiệm, kiểm tra và biện pháp bảo đảm chất lượng pháo hoa, pháo hoa nổ;
yêu cầu về bao bì, ghi nhãn pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo;
h) Quy trình xuất, nhập, thống kê pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo;
i) Các phương pháp bắn và biện pháp bảo đảm an toàn khi bắn pháo hoa nổ; ảnh hưởng
của bắn pháo hoa nổ đối với công trình, môi trường và con người; xác định khoảng cách an
toàn khi bắn pháo hoa nổ; xây dựng phương án bắn pháo hoa nổ.
4. Căn cứ vào đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp có thẩm quyền huấn luyện quy định tại khoản 7 Điều này xây dựng nội dung,
chương trình huấn luyện phù hợp với từng đối tượng.
5. Thủ tục đề nghị huấn luyện thực hiện như sau:
a) Hồ sơ đề nghị gồm: Văn bản đề nghị ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng; số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ
chiếu của người đại diện theo pháp luật; nội dung, số lượng người, thời gian, địa điểm
huấn luyện theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này. Lập danh
sách cá nhân tham gia huấn luyện ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, chức vụ, trình độ
chuyên môn, số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu và 02 ảnh màu
chụp kiểu chân dung cỡ 03 cm x 04 cm, mặc trang phục theo quy định (ảnh chụp không
quá 06 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ);
b) Hồ sơ lập thành 01 bộ gửi về Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Bộ Quốc phòng;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan có thẩm
quyền kiểm tra hồ sơ và tổ chức huấn luyện theo quy định hoặc có văn bản đồng ý cho
phép tổ chức, doanh nghiệp tổ chức huấn luyện.
6. Việc tổ chức huấn luyện do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quy định tại khoản 6 Điều
này thực hiện như sau:
a) Xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình huấn luyện và ra quyết định về việc mở lớp
huấn luyện báo cáo Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Bộ Quốc phòng;
b) Bố trí cán bộ huấn luyện bảo đảm tiêu chuẩn thực hiện huấn luyện;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Bộ
Quốc phòng ra quyết định mở lớp huấn luyện cho các đối tượng quy định tại điểm a, d
khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức,
doanh nghiệp đề nghị. Đối với các đối tượng quy định tại điểm b, c, đ, e khoản 1 và điểm b,
c, d khoản 2 Điều này, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc huấn luyện tổ
chức, doanh nghiệp phải có văn bản đề nghị Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Bộ Quốc
phòng kiểm tra, cấp giấy chứng nhận.
7. Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan tổ chức huấn luyện, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn
đối với các đối tượng quy định tại điểm a, d khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này. Tổ chức,
doanh nghiệp được phép nghiên cứu, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, cung cấp pháo hoa
nổ, thuốc pháo nổ và tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa có
trách nhiệm tổ chức huấn luyện, báo cáo Tổng cục Công nghiệp quốc phòng tổ chức kiểm
tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với các đối tượng quy định tại
điểm b, c, đ, e khoản 1 và điểm b, c, d khoản 2 Điều này.
8. Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành
kèm theo Nghị định này và có thời hạn 4 năm.”
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:
“Điều 22. Trách nhiệm của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
1. Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình việc tổ chức bắn pháo hoa nổ của các địa
phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương trong việc tổ
chức bắn pháo hoa nổ.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương chỉ đạo việc tổ chức bắn pháo hoa nổ quy định tại khoản 7, 8 Điều
11 Nghị định này.”
10. Thay thế Phụ lục I, II, III, IV ban hành kèm theo Nghị định số 137/2020/NĐ-
CP bằng Phụ lục I, II, III, IV ban hành kèm theo Nghị định này.
11. Bổ sung Phụ lục VI, VII, VIII, IX vào sau Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định
số 137/2020/NĐ-CP, gồm:
a) Phụ lục VI mẫu văn bản đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa nổ, thuốc
pháo nổ, thiết bị phụ kiện bắn pháo hoa nổ, pháo hoa, thuốc pháo hoa;
b) Phụ lục VII mẫu văn bản đề nghị cấp giấy phép mua pháo hoa để kinh doanh;
c) Phụ lục VIII mẫu văn bản đề nghị cấp giấy phép vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo
nổ, pháo hoa;
d) Phụ lục IX mẫu văn bản đề nghị cấp giấy phép huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong sản
xuất, quản lý, bảo quản, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo.
Điều 4. Hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.
2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ đã được
cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành vẫn tiếp tục có giá trị sử dụng; trường
hợp cấp đổi, cấp lại sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định
tại Nghị định này.
3. Đối với hồ sơ cấp mới, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
đã được tiếp nhận và đang xem xét giải quyết theo quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-
CP thì hồ sơ cấp mới, cấp đổi, cấp lại thực hiện theo Nghị định số 96/2016/NĐ-CP, Giấy
chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự được cấp theo mẫu quy định tại Nghị định này.
4. Đối với hồ sơ đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu, hồ sơ đề nghị đăng ký thêm con dấu, hồ
sơ đề nghị đổi, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đã được tiếp nhận và đang
xem xét giải quyết theo quy định tại Nghị định số 99/2016/NĐ-CP thì thực hiện theo Nghị
định số 99/2016/NĐ-CP.
5. Đối với hồ sơ cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo
hoa nổ và thiết bị phụ kiện bắn pháo hoa nổ; xuất khẩu, nhập khẩu, mua, vận chuyển pháo
hoa, thuốc pháo hoa; hồ sơ huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong sản xuất, quản lý, bảo
quản, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo đã được tiếp nhận và đang xem xét giải
quyết theo quy định tại Nghị định số 137/2020/NĐ-CP thì hồ sơ thực hiện theo Nghị định
số 137/2020/NĐ-CP, mẫu Giấy phép được cấp theo mẫu quy định tại Nghị định này.
Điều 5. Trách nhiệm thi hành
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị
định này và thực hiện công bố thủ tục hành chính theo quy định thuộc phạm vi chức năng
quản lý của mình.

TM. CHÍNH PHỦ


Nơi nhận: THỦ TƯỚNG
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực Phạm Minh Chính
thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của
Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc
hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ
Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc,
Công báo;
- Lưu: VT, NC (2b).
Phụ lục
(Kèm theo Nghị định số 56/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ)
1. Thay thế Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03, Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định
số 96/2016/NĐ-CP bằng Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03, Mẫu số 04 ban hành kèm theo
Nghị định này.
Mẫu số 01
...(1)... CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
...(2)... Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------- ---------------

Số: .../GCN
GIẤY CHỨNG NHẬN
Đủ điều kiện về an ninh, trật tự
Căn cứ Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định
điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và
Nghị định số …../2023/NĐ-CP ngày.... tháng....năm 2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 96/2016/NĐ-CP, Nghị định số 99/2016/NĐ-CP, Nghị định số 137/2020/NĐ-CP.
Theo văn bản: ……………………..(3)……………………………… Số: ………………………
cấp ngày …. tháng ….. năm …….. Cơ quan cấp: ……………………..và kết quả thẩm định
hồ sơ của cơ sở kinh doanh: ………………………………..(4)
………………………………………..
Địa chỉ cơ sở kinh doanh: ............................................................................................
Họ và tên người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh......................
(ông, bà): ……………. Quốc tịch: …………………….. Năm sinh: ....................................
Chức danh trong cơ sở kinh doanh: .............................................................................
Số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu: ...............................................
cấp ngày …… tháng ……. năm ………………….. Cơ quan cấp: .....................................
Nơi thường trú: ...........................................................................................................
Nơi ở hiện tại: .............................................................................................................
……….(2)……….
CHỨNG NHẬN
....................(4)……………….
Đủ điều kiện về an ninh, trật tự để làm ngành, nghề đầu tư kinh doanh:
...................................................................................................................................

..., ngày ... tháng... năm...


...(5)...

____________________
(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp.
(2) Tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận.
(3) Tên văn bản tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP .
(4) Tên cơ sở kinh doanh.
(5) Lãnh đạo đơn vị cấp Giấy chứng nhận (ký tên, đóng dấu).
GIẤY CHỨNG NHẬN
Đủ điều kiện về an ninh, trật tự
(Mẫu số 01)
1. Đối với văn bản giấy
a) Kích thước: Khổ giấy A4 (21 cm x 29,7 cm).
b) In một mặt, nền hoa văn màu xanh nhạt, có hình Công an hiệu in chìm ở giữa.
c) Dòng chữ tiêu đề "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự" in màu đỏ.
d) Các nội dung khác in màu đen.
2. Đối với văn bản điện tử
Kích thước: Khổ giấy A4 (21 cm x 29,7 cm).
Mẫu số 02
Ảnh CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(4x6 cm) Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Đóng dấu giáp
lai của cơ quan, BẢN KHAI LÝ LỊCH
đơn vị trực tiếp Của người làm ngành, nghề đầu tư kinh doanh
quản lý có điều kiện về an ninh, trật tự

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN


1. Họ và tên: …………………………………………………… Nam/Nữ: .............................
2. Sinh ngày …………. tháng …………. năm .................................................................
3. Số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu số: ......................................
4. Trình độ giáo dục phổ thông: ....................................................................................
5. Trình độ chuyên môn: ..............................................................................................
6. Tên cơ sở kinh doanh: .............................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
7. Địa chỉ cơ sở kinh doanh:.........................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
8. Chức danh trong cơ sở kinh doanh:...........................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
9. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh:................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
10. Số điện thoại liên hệ: ……………………; Website/địa chỉ thư điện tử: .......................
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC CỦA BẢN THÂN
1. Thời gian, nơi học tập, làm việc và nghề nghiệp, chức vụ
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
2. Tiền án, tiền sự (nếu có ghi rõ tiền án, tiền sự, tội danh, thời gian, cơ quan xử lý)
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Tôi cam đoan nhũng nội dung trong Bản khai lý lịch là đúng. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm trước pháp luật.

...., ngày .… tháng …. năm ….


Xác nhận của cơ quan, đơn vị (Người khai ký, ghi rõ họ tên)
trực tiếp quản lý
Mẫu số 03
….(1)…. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …….(2).......
...., ngày ... tháng ... năm ...
V/v đề nghị cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện về an ninh,
trật tự
Kính gửi: ……………(3)…………..
Thực hiện Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định
điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và
Nghị định số ……./2023/NĐ-CP ngày ..../..../2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 96/2016/NĐ-CP, Nghị định số 99/2016/NĐ-CP và Nghị định số 137/2020/NĐ-CP.
Tên cơ sở kinh doanh: ................................................................................................. ;
Địa chỉ: .......................................................................................................................
...................................................................................................................................
Số điện thoại liên hệ: ………………………; Website/địa chỉ thư điện tử: .......................... ;
Hoạt động đầu tư kinh doanh theo văn bản: ……………………….(4)................................
Do cơ quan ………………………cấp ngày …………….tháng ……………năm .................
Thời hạn hoạt động của cơ sở kinh doanh (nếu có): ......................................................
Đề nghị …………………….(3)……………….. cấp ……………………….. (cấp mới/cấp
đổi/cấp lại) Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh: .................................................................................. ;
Lý do đề nghị cấp: …………………………(5)...................................................................
Địa điểm kinh doanh tại: ..............................................................................................
Người đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh
doanh: (ông/bà) ;
Sinh ngày: ……… tháng ………. năm ……………; quốc tịch .......................................... ;
Số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu: ............................................... ;
Cấp ngày ………….. tháng ………… năm ………….; cơ quan cấp: ................................
Nơi thường trú: ...........................................................................................................
Nơi ở hiện tại: .............................................................................................................
Chức danh trong cơ sở kinh doanh: ............................................................................. ;
Các tài liệu pháp lý có liên quan:
- ……………………………(6).......................................................................................... ;
- ................................................................................................................................. ;
- ................................................................................................................................. ;
Chúng tôi xét thấy cơ sở kinh doanh đã đủ điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định tại
Nghị định số 96/2016/NĐ-CP và Nghị định số …../2023/NĐ-CP để làm ngành, nghề đầu tư
kinh doanh: ……………………………………… Đồng thời, hoàn toàn chịu trách nhiệm về
tính chính xác các tài liệu, nội dung các tài liệu có trong bộ hồ sơ gửi kèm theo văn bản đề
nghị này.
Vậy đề nghị ………………………..(3)…………………… giải quyết./.

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ KINH DOANH


(Ký tên; đóng dấu - nếu có)

____________________
(1) Tên cơ sở kinh doanh.
(2) Số ký hiệu văn bản của cơ sở kinh doanh (nếu có).
(3) Tên cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật
tự.
(4) Tên văn bản quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP .
(5) Trường hợp cấp đổi, cấp lại ghi rõ số Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự
đã cấp; cơ quan cấp; ngày, tháng, năm cấp.
(6) Tên văn bản, số và ký hiệu văn bản, cơ quan ban hành văn bản, ngày tháng năm ban
hành văn bản.

Mẫu số 04
CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ BẢO VỆ
1. Mặt trước: Nền màu xanh ngọc, chữ in màu vàng

2. Mặt sau: Nền màu xanh nhạt, có hoa văn và Công an hiệu in chìm, chữ in màu đen
2. Thay thế Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 99/2016/NĐ-CP bằng Mẫu số
01 ban hành kèm theo Nghị định này.
Lưu hồ sơ Mẫu số 01 Mẫu số 01

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ MẪU CON ....(1)... CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
DẤU ....(2)... NGHĨA VIỆT NAM
------- Độc lập - Tự do - Hạnh
Số: ……./ĐKMCD ngày …. tháng .... năm ….
phúc
……………(2)…………………….. ---------------
………......................................
Số: ….(3)...., ngày .... tháng ...
đã đăng ký lưu chiểu mẫu con dấu
…/ĐKMCD năm ….
của ................….(4)…………
………………………………………………….... GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ MẪU CON
............................ DẤU
…………………………. Căn cứ Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày
………………………...............................
01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về quản
lý và sử dụng con dấu và Nghị định số
…………………………………………………....
…./2023/NĐ-CP ngày ....tháng....năm 2023
............................
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 96/2016/NĐ-CP, Nghị định
số 99/2016/NĐ-CP, Nghị định
tại Quyển số: ……… Tờ số: …………..
số 137/2020/NĐ-CP.
Con dấu có giá trị sử dụng từ ngày ….
………….(2)
tháng .... năm …….
……………………………………......................
MẪU CON DẤU ĐĂNG KÝ LƯU CHIỂU ..........

CÁN BỘ ĐĂNG KÝ ....(5)... chứng nhận mẫu con dấu dưới đây
(Ký, ghi họ và tên) (Ký, ghi họ và tên, của ................(4)…..............
đóng dấu) ……………………………………………………
….........................
……………………………………………………
….........................
……………………………………………………
….........................
đã đăng ký, có giá trị sử dụng từ ngày ....
tháng .... năm ....
Đăng ký mẫu con dấu tại Quyển số: ... Tờ số:
...

MẪU CON DẤU ...(5)...


ĐĂNG KÝ (Ký, ghi họ và tên,
đóng dấu)

Ghi chú:
(1) Tên cơ quan quản lý trực tiếp.
(2) Tên cơ quan đăng ký mẫu con dấu.
(3) Địa danh nơi ban hành giấy chứng nhận.
(4) Tên cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu.
(5) Quyền hạn, chức vụ của người ký giấy chứng nhận.
Văn bản giấy: In trên khổ giấy 210 mm x 297 mm (A4). In màu hồng nhạt, có hoa văn, có
hình Công an hiệu ở giữa biểu mẫu.
Văn bản điện tử: In trên khổ 210 mm x 297 mm (A4).

3. Thay thế Phụ lục I, II, III, IV ban hành kèm theo Nghị định số 137/2020/NĐ-CP bằng Phụ
lục I, II, III, IV ban hành kèm theo Nghị định này và bổ sung Phụ lục VI, VII, VIII, IX vào
sau Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 137/2020/NĐ-CP.
Phụ lục I
BỘ CÔNG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỤC CẢNH SÁT QLHC VỀ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TTXH ---------------
-------
Số: …/GP
GIẤY PHÉP
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU PHÁO HOA NỔ, THUỐC PHÁO NỔ VÀ THIẾT BỊ PHỤ KIỆN
BẮN PHÁO HOA NỔ
(Có giá trị đến ngày.... tháng... năm....)
Xét hồ sơ đề nghị của ..................................................................................................
...................................................................................................................................
CỤC CẢNH SÁT QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI
Cho phép tổ chức, doanh nghiệp: .................................................................................
...................................................................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Mã số doanh nghiệp: ...................................................................................................
Người đại diện theo pháp luật:......................................................................................
Chức vụ: .....................................................................................................................
Số CCCD/CMND/HC: ..................................................................................................
Ngày cấp: ……../ ………/ ……….. Cơ quan cấp:............................................................
Được …………………………….(1) ...............................................................................
Chủng loại, số lượng: (2)..............................................................................................
...................................................................................................................................
Phương tiện vận chuyển: .............................................................................................
Biển kiểm soát: ...........................................................................................................
Cửa khẩu xuất khẩu/nhập khẩu ....................................................................................
...................................................................................................................................

Hà Nội, ngày … tháng … năm …


…(3)…

Ghi chú:
(1) Ghi nhập khẩu hoặc xuất khẩu pháo hoa nổ, thuốc pháo hoa nổ, thiết bị phụ kiện bắn
pháo hoa nổ.
(2) Ghi cụ thể chủng loại, số lượng pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ, thiết bị phụ kiện bắn pháo
hoa nổ. Trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu số lượng lớn phải có bản phụ lục kèm theo.
(3) Chức danh, cấp hàm, họ tên và chữ ký của người cấp giấy phép.
Phụ lục II
BỘ CÔNG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỤC CẢNH SÁT QLHC VỀ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TTXH ---------------
-------

Số: …/GP
GIẤY PHÉP
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU PHÁO HOA, THUỐC PHÁO HOA
(Có giá trị đến ngày.... tháng.... năm....)
Xét hồ sơ đề nghị của ..................................................................................................
...................................................................................................................................
CỤC CẢNH SÁT QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI
Cho phép tổ chức, doanh nghiệp: .................................................................................
...................................................................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Mã số doanh nghiệp: ...................................................................................................
Người đại diện theo pháp luật: .....................................................................................
Chức vụ: .....................................................................................................................
Số CCCD/CMND/HC: ..................................................................................................
Ngày cấp: …………../ ………../ …………Cơ quan cấp:...................................................
Được... (1) ..................................................................................................................
Chủng loại, số lượng:........................(2) .......................................................................
...................................................................................................................................
Phương tiện vận chuyển: .............................................................................................
Biển kiểm soát: ...........................................................................................................
Cửa khẩu xuất khẩu/nhập khẩu:....................................................................................
...................................................................................................................................

Hà Nội, ngày … tháng …. năm …..


.... (3) ….

Ghi chú:
(1) Ghi nhập khẩu hoặc xuất khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa.
(2) Ghi cụ thể chủng loại, số lượng pháo hoa, thuốc pháo hoa. Trường hợp xuất khẩu,
nhập khẩu số lượng lớn phải có bản phụ lục kèm theo.
(3) Chức danh, cấp hàm, họ tên và chữ ký của người cấp giấy phép.
Phụ lục III
BỘ CÔNG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỤC CẢNH SÁT QLHC VỀ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TTXH ---------------
-------

Số: …/GP
GIẤY PHÉP
MUA PHÁO HOA
(Có giá trị đến ngày … tháng … năm....)
Xét hồ sơ đề nghị của ..................................................................................................
...................................................................................................................................
CỤC CẢNH SÁT QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI
Cho phép tổ chức, doanh nghiệp: .................................................................................
...................................................................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Mã số doanh nghiệp: ...................................................................................................
Người đại diện: ...........................................................................................................
Chức vụ: .....................................................................................................................
Số CCCD/CMND/HC: ..................................................................................................
Ngày cấp: ………./ …….. / …………… Cơ quan cấp: ....................................................
Được mua pháo hoa:
Chủng loại, số lượng: …………………………….(1) ........................................................
...................................................................................................................................
Tại tổ chức, doanh nghiệp sân xuất, kinh doanh pháo hoa:.............................................
...................................................................................................................................
Địa chỉ:........................................................................................................................

..., ngày … tháng …. năm …..


.... (2) ….

Ghi chú:
(1) Ghi cụ thể chủng loại, số lượng pháo hoa được mua. Trường hợp mua số lượng lớn
phải có bản phụ lục kèm theo.
(2) Chức danh, cấp hàm, họ tên và chữ ký của người cấp giấy phép.
Phụ lục IV
….(1)….. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
……(2)…… Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------- ---------------

Số: …/GP
GIẤY PHÉP
VẬN CHUYỂN PHÁO HOA, PHÁO HOA NỔ, THUỐC PHÁO
(Có giá trị đến ngày....tháng....năm....)
Xét hồ sơ đề nghị của...................................................................................................
...................................................................................................................................
.... (2) ....
Cho phép tổ chức, doanh nghiệp:..................................................................................
...................................................................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Người chịu trách nhiệm vận chuyển: .............................................................................
Chức vụ: .....................................................................................................................
Số CCCD/CMND/HC: ..................................................................................................
Ngày cấp: ………/ …………/ …………… Cơ quan cấp:..................................................
Được vận chuyển pháo hoa:
Chủng loại, số lượng: …………………………(3) ............................................................
Phương tiện vận chuyển: …………………. Biển kiểm soát: ............................................
Thời gian vận chuyển: .................................................................................................
Họ và tên người điều khiển phương tiện: ......................................................................
Số CCCD/CMND/HC: ..................................................................................................
Nơi đi: ........................................................................................................................
Nơi đến: .....................................................................................................................
Tuyến đường vận chuyển: ...........................................................................................

..., ngày … tháng …. năm …..


.... (4) ….

Ghi chú:
(1) Tên cơ quan trực tiếp quản lý.
(2) Tên cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
(3) Ghi cụ thể chủng loại, số lượng vận chuyển. Trường hợp vận chuyển số lượng lớn phải
có bản phụ lục kèm theo.
(4) Chức danh, cấp hàm, họ tên và chữ ký của người cấp giấy phép.
Phụ lục VI
(1) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …/….
…., ngày... tháng... năm...
V/v đề nghị cấp giấy phép xuất
khẩu, nhập khẩu pháo hoa nổ,
thuốc pháo nổ, thiết bị phụ kiện
bán pháo nổ, pháo hoa, thuốc
pháo hoa
Kính gửi: ………….(2)…………..
Tên tổ chức, doanh nghiệp: .........................................................................................
...................................................................................................................................
Địa chỉ:........................................................................................................................
...................................................................................................................................
Mã số doanh nghiệp: ...................................................................................................
Số, ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự:.......................................
...................................................................................................................................
Người đại diện theo pháp luật:......................................................................................
Chức vụ: .....................................................................................................................
Số CCCD/CMND/HC: ..................................................................................................
Ngày cấp: ……………./ ……………./ ……………… Cơ quan cấp:...................................
Được ……………………………….(3) ............................................................................
Chủng loại, số lượng: ……………………………(4)...........................................................
...................................................................................................................................
Phương tiện vận chuyển: .............................................................................................
Biển kiểm soát: ...........................................................................................................
Cửa khẩu xuất khẩu/nhập khẩu:....................................................................................
...................................................................................................................................

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP


Nơi nhận: (Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)
- Như trên;
- ………..;
- Lưu …..

Ghi chú:
(1) Tên tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cáp phép.
(2) Ghi tên cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
(3) Ghi nhập khẩu hoặc xuất khẩu pháo hoa nổ, thuốc pháo hoa nổ, thiết bị phụ kiện bắn
pháo hoa nổ, pháo hoa, thuốc pháo hoa.
(4) Ghi cụ thể chủng loại, số lượng pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ, thiết bị phụ kiện bán pháo
hoa nổ, pháo hoa, thuốc pháo hoa. Trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu số lượng lớn phải có
phụ lục kèm theo.
Phụ lục VII
(1) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …/….
…., ngày... tháng... năm...
V/v đề nghị cấp giấy phép mua
pháo hoa
Kính gửi: …………………(2)………………
Tên tổ chức, doanh nghiệp:..........................................................................................
...................................................................................................................................
Địa chỉ:........................................................................................................................
...................................................................................................................................
Mã số doanh nghiệp: ...................................................................................................
Số, ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự:.......................................
...................................................................................................................................
Người đại diện theo pháp luật: .....................................................................................
Chức vụ: .....................................................................................................................
Số CCCD/CMND/HC: ..................................................................................................
Ngày cấp: …………./ …………/ ……………….. Cơ quan cấp: ........................................
Chủng loại, số lượng pháo hoa đề nghị mua: ………………………(3) .............................
...................................................................................................................................
Tại tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh pháo hoa:.............................................
...................................................................................................................................
Địa chỉ:........................................................................................................................
...................................................................................................................................

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP


Nơi nhận: (Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)
- Như trên;
- ………..;
- Lưu …..
Ghi chú:
(1) Tên tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp phép.
(2) Ghi tên cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
(3) Ghi cụ thể chủng loại, số lượng pháo hoa đề nghị mua. Trường hợp mua số lượng lớn
phải có bản phụ lục kèm theo.
Phụ lục VIII
(1) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …/….
…., ngày... tháng... năm...
V/v đề nghị cấp giấy phép vận
chuyển pháo hoa nổ, thuốc
pháo nổ, pháo hoa
Kính gửi: ………(2)……….
Cho phép tổ chức, doanh nghiệp:..................................................................................
...................................................................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Người chịu trách nhiệm vận chuyển: .............................................................................
Chức vụ: .....................................................................................................................
Số CCCD/CMND/HC: ..................................................................................................
Ngày cấp: ………../ ………/ ………..Cơ quan cấp: .........................................................
Được vận chuyển: ……………..(3).................................................................................
Chủng loại, số lượng: ………………..(4).........................................................................
...................................................................................................................................
Phương tiện vận chuyển: …………………………. Biển kiểm soát:...................................
Thời gian vận chuyển: .................................................................................................
Họ và tên người điều khiển phương tiện: ......................................................................
Số CCCD/CMND/HC: ..................................................................................................
Nơi đi: ........................................................................................................................
Nơi đến: .....................................................................................................................
Tuyến đường vận chuyển: ...........................................................................................

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP


Nơi nhận: (Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)
- Như trên;
- ………..;
- Lưu …..

Ghi chú:
(1) Tên tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp phép.
(2) Tên cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
(3) Ghi loại pháo được vận chuyển (pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ, pháo hoa).
(4) Ghi cụ thể chủng loại, số lượng pháo hoa nổ, thuốc pháo hoa, pháo hoa. Trường hợp
vận chuyển số lượng lớn phải có bản phụ lục kèm theo.
Phụ lục IX
(1) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …/….
…., ngày... tháng... năm...
V/v đề nghị huấn luyện về kỹ
thuật an toàn
Kính gửi: ………(2)…………
Tên tổ chức, doanh nghiệp: .........................................................................................
...................................................................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
...................................................................................................................................
Mã số doanh nghiệp: ...................................................................................................
Số, ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự:.......................................
...................................................................................................................................
Người đại diện theo pháp luật:......................................................................................
Chức vụ: .....................................................................................................................
Số CCCD/CMND/HC: ..................................................................................................
Ngày cấp: ………./ ……../ ……….. Cơ quan cấp:...........................................................
Nội dung: …………………….(3) ...................................................................................
Số lượng người đề nghị huấn luyện: .............................................................................
Thời gian huấn luyện: ..................................................................................................
Địa điểm huấn luyện: ...................................................................................................

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP


Nơi nhận: (Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)
- Như trên;
- ………..;
- Lưu …..

Ghi chú:
(1) Tên tổ chức, doanh nghiệp đề nghị huấn luyện.
(2) Tên cơ quan có thẩm quyền huấn luyện.
(3) Ghi rõ huấn luyện đối với đối tượng nào.
 Nghị định 45/2022/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường
CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 45/2022/NĐ-CP Hà Nội, ngày 07 tháng 7 năm 2022


NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng
11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Pháp lệnh Cảnh sát môi trường ngày 23 tháng 12 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt,
biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản
vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định này bao
gồm:
a) Các hành vi vi phạm các quy định về đăng ký môi trường, giấy phép môi trường, đánh
giá tác động môi trường;
b) Các hành vi gây ô nhiễm môi trường;
c) Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải;
d) Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh và
dịch vụ (sau đây gọi chung là cơ sở) và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao
và khu chức năng sản xuất công nghiệp của khu kinh tế (sau đây gọi chung là khu sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung), cụm công nghiệp, làng nghề;
đ) Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy
móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, phế liệu; nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử
dụng; hoạt động lễ hội, du lịch và khai thác khoáng sản;
e) Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong quản lý chất ô nhiễm khó phân
hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm
khó phân hủy;
g) Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy
thoái, sự cố chất thải; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ô-dôn;
h) Các hành vi vi phạm về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học bao gồm: các quy định
về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn và
phát triển bền vững các loài sinh vật, bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền;
i) Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện quan trắc môi trường; quản lý thông tin,
dữ liệu môi trường; cung cấp, công khai thông tin về môi trường; báo cáo công tác bảo vệ
môi trường;
k) Các hành vi cản trở trong hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi
phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường được quy
định cụ thể tại Chương II Nghị định này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi chung là cá
nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong phạm
vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ
quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên có quy định khác đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này
hoặc các Nghị định có liên quan.
2. Hộ gia đình, hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư vi phạm các quy định của Nghị định này bị
xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.
3. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo Nghị định
này bao gồm:
a) Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh
và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh
doanh) được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã;
c) Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng
đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, văn phòng đại diện của tổ
chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam được thành lập theo quy định của Luật
Đầu tư; pháp nhân nước ngoài hoạt động trên vùng biển Việt Nam;
d) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà
nước được giao;
đ) Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
e) Các đơn vị sự nghiệp;
g) Tổ hợp tác;
h) Các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
4. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính; người có thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có
liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường tại Nghị định này.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xả nước thải vào môi trường là việc cá nhân, tổ chức xả các loại nước thải vào môi
trường đất, nước dưới đất, nước mặt, nước biển bên trong và ngoài cơ sở, khu sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ tập trung.
2. Thải bụi, khí thải vào môi trường là việc cá nhân, tổ chức làm phát sinh bụi, khí thải vào
môi trường không khí.
3. Thông số môi trường (thông số ô nhiễm) nguy hại trong nước thải là các thông số môi
trường có tên trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại, chi tiết trong
Mục I Phụ lục kèm theo Nghị định này.
4. Thông số môi trường (thông số ô nhiễm) nguy hại trong khí thải và môi trường không khí
là các thông số môi trường có tên trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại
trong không khí xung quanh và một số thông số có tên trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất thải, chi tiết trong Mục II Phụ lục kèm theo Nghị định này.
5. Thông số môi trường (thông số ô nhiễm) thông thường là các thông số môi trường có tên
trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải và môi trường xung quanh, trừ các thông số
môi trường quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
6. Khai thác trái phép loài sinh vật là các hành vi săn, bắn, bẫy, bắt, hái, lượm, thu giữ
nhằm lấy các sinh vật (bao gồm động vật, thực vật, nấm, vi sinh vật), bộ phận hoặc dẫn
xuất của các loài động vật, thực vật mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền hoặc vượt quá số lượng cho phép trong giấy phép khai thác của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền.
7. Nơi công cộng là công viên, khu vui chơi, giải trí, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chợ,
nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và những nơi phục vụ chung cho nhu cầu của
nhiều người.
8. Phá hoại di sản thiên nhiên là hành vi làm hủy hoại cảnh quan, thay đổi cấu trúc của hệ
sinh thái tự nhiên, suy giảm thành phần loài động, thực vật; ngăn cản đường đi, gây tổn hại
đến nơi nuôi dưỡng và bãi đẻ của các loài thủy sinh; làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành, hư
hại các danh lam thắng cảnh theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; gây ảnh
hưởng đến môi trường sống của các loài thủy sản, khu bảo tồn biển theo quy định của
pháp luật về thủy sản.
9. Xâm chiếm di sản thiên nhiên là hành vi xây dựng công trình, nhà ở trái phép; thực hiện
các hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi danh lam thắng cảnh không đúng quy định của
pháp luật về di sản văn hóa; các hoạt động lấn, chiếm rừng, khai thác trái phép môi trường
rừng, tài nguyên rừng, thực hiện các dịch vụ, kinh doanh trái phép trong rừng theo quy định
của pháp luật về lâm nghiệp.
Điều 4. Hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt:
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp
dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với: giấy phép môi trường; giấy chứng nhận đủ
điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; giấy phép tiếp cận nguồn gen; giấy phép
khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; quyết định công nhận phòng thí nghiệm nghiên cứu sinh
vật biến đổi gen; quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen (sau đây
gọi chung là giấy phép) hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều
25 Luật Xử lý vi phạm hành chính từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt
vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính); tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy và xử lý theo quy định của pháp luật;
c) Việc áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền
sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn đối với cơ sở hoạt động cung ứng sản phẩm,
dịch vụ công được nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu được thực hiện theo
quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp hành vi vi phạm của cơ sở không gây ô nhiễm
môi trường hoặc cơ sở đã chấm dứt hành vi vi phạm hoặc đã khắc phục xong hậu quả vi
phạm do hành vi vi phạm hành chính gây ra. Thời điểm đình chỉ hoạt động có thời hạn
hoặc tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn được tính từ thời điểm cơ
quan nhà nước đã giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu giao nhiệm vụ, chỉ định đơn vị
hoặc lựa chọn được nhà thầu khác để cung ứng sản phẩm, dịch vụ công.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều
biện pháp khắc phục hậu quả trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định sau
đây:
a) Buộc phải khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu hoặc phục hồi môi trường theo
quy định; buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu do vi phạm hành chính gây ra;
b) Buộc phá dỡ công trình, thiết bị được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường để xả
chất thải không qua xử lý ra môi trường; buộc phải phá dỡ công trình, thiết bị để pha loãng
chất thải và phải xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải; buộc phá dỡ, di dời
công trình, cây trồng; buộc phá dỡ công trình, nhà ở trái phép;
c) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định;
buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật; buộc phải thực hiện
biện pháp giảm thiểu độ rung đạt quy chuẩn kỹ thuật;
d) Buộc tái xuất máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, tàu biển đã qua sử dụng, nguyên
liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chất thải nhập khẩu từ nước ngoài; buộc tái xuất toàn bộ
loài ngoại lai xâm hại nhập khẩu trái phép ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam; buộc tái xuất lô hàng chứa sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật
biến đổi gen ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
đ) Buộc tiêu hủy máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, tàu biển đã qua sử dụng, nguyên
liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chất thải nhập khẩu từ nước ngoài; buộc tiêu hủy toàn bộ
loài ngoại lai xâm hại; tiêu hủy toàn bộ sinh vật biến đổi gen chưa được cấp giấy phép khảo
nghiệm sinh vật biến đổi gen hoặc giấy chứng nhận an toàn sinh học; buộc tiêu hủy các
chất và thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát bị cấm; buộc
tiêu hủy toàn bộ sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen;
e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về hiện trạng môi trường;
g) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc
nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán,
tiêu hủy trái quy định của pháp luật.
Đối với vi phạm hành chính quy định tại: điểm g khoản 1, điểm g khoản 2 Điều 10; điểm g,
h khoản 1, điểm g, h khoản 2, điểm g, h khoản 3 Điều 11; điểm a, b khoản 1, điểm a, b
khoản 2 Điều 13; điểm d, đ khoản 2, điểm d, đ khoản 3, điểm d, đ khoản 4 Điều 14; điểm g,
h khoản 3, điểm h, i khoản 4 Điều 15 Nghị định này làm phát sinh nước thải chưa qua xử lý
ra môi trường thì số lợi bất hợp pháp được tính bằng tổng lưu lượng nước thải đã xả ra
môi trường chưa qua xử lý xác định trong thời gian vi phạm tính theo m3 (trường hợp không
xác định được thải lượng nước thải thì thải lượng nước thải được tính theo lưu lượng tối
đa ngày đêm ghi trong các hồ sơ theo thứ tự ưu tiên như sau: kết luận thanh tra, kết quả
kiểm toán, hồ sơ cấp giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần, báo
cáo đánh giá tác động môi trường) nhân với giá dịch vụ xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh
được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ban hành tính theo đồng/m3 (trong trường hợp
Ủy ban nhân dân tỉnh không ban hành thì áp dụng giá dịch vụ xử lý nước thải của khu công
nghiệp có khoảng cách gần nhất so với tổ chức vi phạm).
Đối với vi phạm hành chính quy định tại: điểm g khoản 1, điểm g khoản 2 Điều 10; điểm g,
h khoản 1, điểm g, h khoản 2, điểm g, h khoản 3 Điều 11; điểm a, b khoản 1, điểm a, b
khoản 2 Điều 13; điểm d, đ khoản 2, điểm d, đ khoản 3, điểm d, đ khoản 4 Điều 14; điểm g,
h khoản 3, điểm h, i khoản 4 Điều 15 Nghị định này làm phát sinh khí thải chưa qua xử lý ra
môi trường thì số lợi bất hợp pháp được tính bằng lưu lượng khí thải tính theo m3/giờ
(trường hợp không lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, không vận hành hệ thống xử lý khí thải
thì lưu lượng khí thải được xác định theo lưu lượng tối đa trong một giờ ghi trong các hồ sơ
theo thứ tự ưu tiên như sau: kết luận thanh tra, kết quả kiểm toán, hồ sơ cấp giấy phép môi
trường hoặc giấy phép môi trường thành phần, báo cáo đánh giá tác động môi trường)
nhân với thời gian vi phạm tính theo giờ và nhân với chi phí cho việc vận hành hệ thống xử
lý khí thải trong một giờ gồm: điện, nước, nhân công, hóa chất và vật tư tiêu hao tính theo
đồng/m3.
Đối với vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 16; điểm a khoản 4, 5 Điều
17; khoản 4, 7 Điều 46 thì số lợi bất hợp pháp là toàn bộ số tiền mà tổ chức, cá nhân thu
được khi thực hiện hành vi vi phạm.
h) Buộc phải thu hồi kết quả phát sinh từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật;
buộc hủy kết quả thẩm định báo cáo kiểm kê khí nhà kính, báo cáo mức giảm phát thải khí
nhà kính;
i) Buộc phải thực hiện biện pháp thu gom, lưu giữ và quản lý an toàn chất ô nhiễm khó
phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị đã nhập khẩu,
sản xuất và sử dụng có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy theo quy định và báo cáo đã khắc
phục xong hậu quả vi phạm;
k) Buộc chuyển giao chất thải cho đơn vị có chức năng xử lý; buộc chuyển giao các chất và
thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát cần xử lý theo đúng
quy định cho đơn vị có chức năng xử lý và chịu mọi chi phí phát sinh;
l) Truy thu số phí bảo vệ môi trường nộp thiếu, trốn nộp; buộc chi trả kinh phí trưng cầu
giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường; buộc phải thực hiện ký quỹ bảo
vệ môi trường; buộc mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường; buộc
chi trả chi phí tổ chức ứng phó sự cố chất thải, chi phí phục hồi môi trường; buộc phải bồi
thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra theo quy định; buộc chi trả đầy đủ tiền sử dụng dịch
vụ hệ sinh thái tự nhiên và tiền lãi phát sinh từ việc chậm chi trả (nếu có) tương ứng với số
tiền và thời gian chậm chi trả trong thời hạn 01 tháng; buộc phải chuyển số tiền còn lại về
quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đối với địa phương
chưa có quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh trong thời hạn 06 tháng; buộc phải hoàn trả số tiền
sử dụng sai mục đích trong thời hạn 01 tháng; buộc nộp số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế
tương ứng tỷ lệ tái chế bắt buộc chưa hoàn thành hoặc số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế
tương ứng với tỷ lệ tái chế không đáp ứng quy cách tái chế bắt buộc vào Quỹ Bảo vệ môi
trường Việt Nam; buộc nộp số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế còn thiếu vào Quỹ Bảo vệ môi
trường Việt Nam; buộc nộp số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế tương ứng với tỷ lệ, quy cách tái
chế bắt buộc phải thực hiện vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; buộc chấm dứt hợp
đồng thực hiện tái chế, hợp đồng ủy quyền tổ chức tái chế và nộp số tiền hỗ trợ tái chế
tương ứng với tỷ lệ, quy cách tái chế bắt buộc vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để
thực hiện trách nhiệm tái chế; buộc nộp số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải còn thiếu
vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam;
m) Buộc di dời dự án, cơ sở đến địa điểm phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường,
khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với các trường
hợp vi phạm mà địa điểm đang thực hiện dự án, cơ sở không phù hợp với quy hoạch, phân
vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt
theo quy định; buộc phải xây dựng, lắp đặt công trình bảo vệ môi trường theo quy định;
n) Buộc lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính, báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính cho
(các) năm nộp chậm, nộp thiếu và chịu mọi phí tổn phát sinh nếu có; buộc xây dựng quy
trình thu gom, vận chuyển, lưu giữ an toàn theo quy định; buộc phải lập đề án chi trả dịch
vụ hệ sinh thái tự nhiên cấp cơ sở trong thời hạn 06 tháng; buộc báo cáo kết quả đã khắc
phục xong hậu quả vi phạm theo quy định;
o) Buộc cung cấp thông tin đúng, đầy đủ trong báo cáo kiểm kê khí nhà kính, báo cáo mức
giảm phát thải khí nhà kính; buộc công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được
phê duyệt kết quả thẩm định theo quy định; buộc công khai thông tin về sản phẩm, bao bì
do mình sản xuất, nhập khẩu theo quy định; buộc thực hiện đăng ký kế hoạch tái chế, gửi
bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế, báo cáo kết quả tái chế theo quy định; buộc
phải cung cấp, công bố thông tin; buộc phải nộp báo cáo công tác bảo vệ môi trường tới
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; buộc gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý
chất thải theo quy định.
4. Không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tại các điểm a, c, g và l khoản 3 Điều này
khi không có đủ căn cứ xác định hậu quả hoặc không có đủ căn cứ xác định số lợi bất hợp
pháp thu được hoặc không có đủ căn cứ xác định số phí bảo vệ môi trường nộp thiếu, trốn
nộp theo quy định do hành vi vi phạm hành chính đó gây ra.
Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 02 năm.
2. Các hành vi vi phạm đang thực hiện, các hành vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm để tính
thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định này được quy định như sau:
a) Các hành vi được quy định tại Điều 9; điểm e, g, h khoản 1, điểm e, g, h khoản 2, điểm
e, g, h khoản 3 Điều 11; điểm b, c khoản 1, điểm b, c khoản 2 Điều 13; điểm b, d, e khoản
1, điểm c, d, đ khoản 2, điểm c, d, đ khoản 3, điểm c, d, đ khoản 4 Điều 14; khoản 2, điểm
e, g, h khoản 3, điểm e, g, h, i khoản 4, khoản 6 Điều 15 và Điều 38 Nghị định này là hành
vi vi phạm hành chính đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có
thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 10; điểm b khoản
1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 11; khoản 1 Điều 32; khoản 1 Điều 33; khoản 1,
điểm c khoản 3 Điều 43 Nghị định này là hành vi đang được thực hiện, thì thời hiệu được
tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân phải công khai thông tin hoặc phải nộp báo cáo định kỳ
theo quy định;
c) Các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21, 22, 23 Nghị định này là hành vi
đã kết thúc, thì thời hiệu được tính từ thời điểm lấy mẫu;
d) Các hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều 25 Nghị định này là hành vi vi phạm đã kết thúc,
thời điểm kết thúc được tính từ lúc thực hiện xong hành vi vi phạm;
đ) Trừ các hành vi được quy định tại điểm a, b, c và d khoản này, các hành vi khác được
quy định trong Nghị định này được người có thẩm quyền xử phạt xác định thời hiệu xử phạt
theo điểm b khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 6. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
1. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định
này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối
với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá
nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều
từ Điều 56 đến Điều 67 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi
phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ
chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
Trường hợp phạt tăng thêm đối với các thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật của
cùng mẫu chất thải, thẩm quyền xử phạt được tính theo hành vi vi phạm có mức phạt tiền
cao nhất của mẫu chất thải đó bao gồm cả phạt tăng thêm.
Điều 7. Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và sử dụng thông số môi trường để
xác định hành vi vi phạm hành chính, mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường; nguyên tắc xử phạt một số hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi
trường
1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được sử dụng để xác định hành vi vi phạm hành chính và
mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường khi cá nhân, tổ chức xả, thải
chất thải vào môi trường; trường hợp có cả quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy chuẩn kỹ
thuật địa phương thì áp dụng quy chuẩn kỹ thuật địa phương (sau đây gọi chung là quy
chuẩn kỹ thuật).
2. Số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường là giá trị cao nhất được xác định trên cơ sở
lấy kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, kết quả giám định, kiểm định,
quan trắc, giám sát, đo đạc, phân tích của một trong các thông số môi trường của mẫu chất
thải, mẫu môi trường xung quanh chia cho giá trị tối đa cho phép của thông số đó trong các
quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
3. Khi áp dụng hình thức phạt tiền đối với các hành vi xả nước thải (Điều 18 và Điều 19 của
Nghị định này) hoặc thải bụi, khí thải (Điều 20 và Điều 21 của Nghị định này) vượt quy
chuẩn kỹ thuật môi trường, nếu trong nước thải hoặc bụi, khí thải có cả các thông số môi
trường nguy hại, các thông số môi trường thông thường vượt quy chuẩn kỹ thuật hoặc giá
trị pH nằm ngoài ngưỡng quy chuẩn kỹ thuật thì chọn thông số tương ứng với hành vi vi
phạm có mức phạt tiền cao nhất của mẫu nước thải hoặc bụi, khí thải để xử phạt; trường
hợp có mức phạt bằng nhau thì thông số nguy hại là thông số để xác định hành vi vi phạm.
Các thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật còn lại của cùng mẫu chất thải đó sẽ bị
phạt tăng thêm từ 10% đến 50% mức phạt tiền của hành vi vi phạm đã chọn đối với mỗi
thông số môi trường đó nhưng tổng mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm không vượt
quá mức phạt tiền tối đa.
Trường hợp một cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có nhiều điểm xả nước
thải hoặc nhiều điểm thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường bị xử phạt đối
với hành vi vi phạm theo từng điểm xả, thải đó.
4. Thải lượng nước thải quy định tại Điều 18, Điều 19 của Nghị định này là tổng khối lượng
nước thải xả ra môi trường tính trong một ngày (24 giờ). Trường hợp không xác định được
thải lượng nước thải thì thải lượng được tính theo lưu lượng nước thải tại thời điểm lấy
mẫu nhân với 24 giờ. Trường hợp xả nước thải vào môi trường đất, nước dưới đất, nước
mặt (ao, hồ, hố,... trong khuôn viên của cơ sở) khi tính số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật về
chất thải, giá trị nguồn tiếp nhận Kq được tính bằng 0,6 theo quy chuẩn kỹ thuật đó; nếu
quy chuẩn kỹ thuật về chất thải không áp dụng giá trị nguồn tiếp nhận Kq mà tính theo phân
vùng môi trường thì giá trị giới hạn của thông số ô nhiễm được áp dụng theo vùng môi
trường bảo vệ nghiêm ngặt.
Điều 8. Sử dụng kết quả, dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật trong việc
phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
1. Việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và dữ liệu thu được từ phương
tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường được thực hiện theo Nghị định về danh mục, việc quản lý, sử
dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu
được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm
hành chính. Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật được so sánh với
nồng độ tối đa cho phép của các thông số môi trường trong quy chuẩn kỹ thuật hiện hành
để xác định hành vi vi phạm hành chính.
2. Ngoài dữ liệu do cơ quan, người có thẩm quyền trực tiếp thu thập được từ việc sử dụng
phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định, cơ quan, người có thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được sử dụng kết quả thử
nghiệm, hiệu chuẩn, giám định, kiểm định, đo đạc, phân tích mẫu môi trường và dữ liệu do
các cá nhân, tổ chức sau đây cung cấp để phát hiện, xác định hành vi vi phạm hành chính:
a) Tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức giám định, kiểm định, quan trắc môi trường được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền thành lập, có đủ năng lực thực hiện và được cơ quan có thẩm quyền chỉ định theo
quy định của pháp luật chuyên ngành;
c) Kết quả thu được bằng thiết bị, hệ thống quan trắc tự động, liên tục khí thải, nước thải
của cá nhân, tổ chức đã được thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp
luật đối với các trường hợp phải lắp đặt và truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và
Môi trường để kiểm tra, giám sát.
3. Cá nhân, tổ chức có liên quan có trách nhiệm hợp tác với cơ quan chức năng, người có
thẩm quyền trong việc sử dụng dữ liệu thu thập được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật để
xác định đối tượng, hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Chương II
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, HÌNH
THỨC, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 9. Vi phạm các quy định về thực hiện đăng ký môi trường
1. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện nội dung đăng ký môi trường đối với dự án đầu
tư, cơ sở không thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bị xử phạt
như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không
thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ cam kết hoặc phương án thu gom, quản lý
và xử lý chất thải trong đăng ký môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp
nhận, trừ trường hợp vi phạm quy định về chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp đăng ký môi trường
không đúng thời hạn theo quy định; không đăng ký môi trường đủ các nội dung về loại chất
thải, khối lượng chất thải phát sinh và phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải của
dự án đầu tư, cơ sở; không đăng ký môi trường lại theo quy định.
2. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện nội dung đăng ký môi trường đối với dự án, cơ sở
phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà
có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền phê
duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện, thực
hiện không đúng, không đầy đủ cam kết hoặc phương án thu gom, quản lý và xử lý chất
thải trong đăng ký môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, trừ
trường hợp vi phạm quy định về chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi nộp đăng ký môi
trường không đúng thời hạn theo quy định; không đăng ký môi trường đủ các nội dung về
loại chất thải, khối lượng chất thải phát sinh và phương án thu gom, quản lý và xử lý chất
thải của dự án đầu tư, cơ sở; không đăng ký môi trường lại theo quy định.
3. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện nội dung đăng ký môi trường đối với dự án đầu
tư, cơ sở phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ
Công an đối với dự án có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án thuộc thẩm quyền
phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện, thực
hiện không đúng, không đầy đủ cam kết hoặc phương án thu gom, quản lý và xử lý chất
thải trong đăng ký môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, trừ
trường hợp vi phạm quy định về chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nộp đăng ký môi
trường không đúng thời hạn theo quy định; không đăng ký môi trường đủ các nội dung về
loại chất thải, khối lượng chất thải phát sinh và phương án thu gom, quản lý và xử lý chất
thải của dự án đầu tư, cơ sở; không đăng ký môi trường lại theo quy định.
Điều 10. Vi phạm các quy định về đánh giá tác động môi trường
1. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo
đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
hoặc thực hiện quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với dự án có tiêu
chí về môi trường tương đương với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh thì xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không có văn bản
thông báo kết quả hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định cho cơ quan đã
phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đưa dự án
vào vận hành chính thức đối với trường hợp dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải có
giấy phép môi trường;
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không công khai báo
cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm định theo quy định;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không điều chỉnh, bổ
sung nội dung của dự án đầu tư và báo cáo đánh giá tác động môi trường cho phù hợp với
nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường được nêu trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm
định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không
đúng, không đầy đủ một trong các nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo
cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định, trừ các trường hợp: vi phạm quy định về
quan trắc, giám sát môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải và quy định tại điểm
đ, e, g khoản này;
đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện nội
dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo
quy định, trừ các trường hợp: vi phạm quy định về quan trắc, giám sát môi trường; phòng
ngừa, ứng phó sự cố chất thải, trừ trường hợp quy định tại điểm e, g khoản này;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo cơ
quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định để được xem xét, chấp thuận trong quá trình
cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư thuộc đối tượng phải có giấy phép môi
trường trong trường hợp có thay đổi theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ
môi trường;
g) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết
bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường;
không vận hành hoặc vận hành không thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình
đối với công trình xử lý chất thải; không xây lắp hoặc xây lắp không đúng công trình xử lý
chất thải, công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, kiểm soát ánh sáng, bức xạ
nhiệt theo quy định trong giai đoạn thi công, triển khai xây dựng dự án có phát sinh chất
thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ nhiệt.
2. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo
đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hoặc thực hiện quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động
môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với dự án
đầu tư có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của
Bộ Tài nguyên và Môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không có văn bản
thông báo kết quả hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định cho cơ quan đã
phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đưa dự án
vào vận hành chính thức đối với trường hợp dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải có
giấy phép môi trường;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không công khai báo
cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm định theo quy định;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không điều chỉnh, bổ
sung nội dung của dự án đầu tư và báo cáo đánh giá tác động môi trường cho phù hợp với
nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường được nêu trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm
định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không
đúng, không đầy đủ một trong các nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo
cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định, trừ các trường hợp: vi phạm quy định về
quan trắc, giám sát môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải và quy định tại điểm
đ, e, g khoản này;
đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện nội
dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo
quy định, trừ các trường hợp: vi phạm quy định về quan trắc, giám sát môi trường; phòng
ngừa, ứng phó sự cố chất thải, trừ trường hợp quy định tại điểm e, g khoản này;
e) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo cơ
quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định để được xem xét, chấp thuận trong quá trình
cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư thuộc đối tượng phải có giấy phép môi
trường trong trường hợp có thay đổi theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ
môi trường;
g) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết
bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường;
không vận hành hoặc vận hành không thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình
đối với công trình xử lý chất thải; không xây lắp hoặc xây lắp không đúng công trình xử lý
chất thải, công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, kiểm soát ánh sáng, bức xạ
nhiệt theo quy định trong giai đoạn thi công, triển khai xây dựng dự án có phát sinh chất
thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ nhiệt.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động thi công, xây dựng có phát sinh chất thải từ 01 tháng đến 03 tháng để
khắc phục vi phạm đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm g khoản 1 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động thi công, xây dựng có phát sinh chất thải từ 03 tháng đến 06 tháng để
khắc phục vi phạm đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm g khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm
định theo quy định đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2
Điều này;
b) Buộc phá dỡ công trình, thiết bị được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường để xả
chất thải không qua xử lý ra môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm g
khoản 1, điểm g khoản 2 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị,
đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra ngoài môi trường;
không vận hành hoặc vận hành không thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình
đối với công trình xử lý chất thải; không xây lắp hoặc xây lắp không đúng công trình xử lý
chất thải theo quy định tại điểm g khoản 1; điểm g khoản 2 Điều này.
Điều 11. Vi phạm quy định về giấy phép môi trường
1. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép
của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc thực hiện giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền
cấp phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà đối tượng tương đương thuộc thẩm quyền
cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại các Điều 15, 29, 30,
31, 35 và 38 của Nghị định này bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo cơ
quan cấp giấy phép để được xem xét, giải quyết trong trường hợp có thay đổi so với nội
dung giấy phép đã được cấp theo quy định; nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường
không đúng thời hạn quy định;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không công khai giấy
phép môi trường theo quy định;
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng
hoặc không đầy đủ một trong các nội dung giấy phép môi trường, trừ các trường hợp: vi
phạm quy định về quan trắc môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải và trường
hợp quy định tại các điểm a, b, đ, e và g khoản này;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không rà soát công
trình, thiết bị xử lý chất thải để xác định nguyên nhân gây ô nhiễm hoặc không cải tạo, nâng
cấp công trình xử lý chất thải theo quy định trong trường hợp báo cáo số liệu không đúng
thực tế ô nhiễm hoặc trong trường hợp có vi phạm về hành vi xả nước thải, bụi, khí thải
vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;
đ) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp không chính
xác, không trung thực thông tin về kết quả hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi
trường trong báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư đã có quyết
định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào
vận hành thử nghiệm theo quy định; không thực hiện việc cấp đổi, cấp điều chỉnh giấy phép
môi trường theo quy định; không thực hiện nội dung của giấy phép môi trường theo quy
định, trừ các trường hợp: vi phạm quy định về quan trắc môi trường; phòng ngừa, ứng phó
sự cố chất thải và trường hợp quy định tại điểm a, b, c, e và g khoản này;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy phép
môi trường được cấp lại theo quy định;
g) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không vận hành hoặc
không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý
chất thải; xây lắp công trình xử lý chất thải không đúng theo giấy phép môi trường;
h) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết
bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường;
không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định.
2. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép
của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thực hiện giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp
phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà đối tượng tương đương thuộc thẩm quyền cấp
phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại các Điều 15, 29, 30, 31, 35
và 38 của Nghị định này bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo cơ
quan cấp giấy phép để được xem xét, giải quyết trong trường hợp có thay đổi so với nội
dung giấy phép đã được cấp theo quy định; nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường
không đúng thời hạn quy định;
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không công khai giấy
phép môi trường theo quy định;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng
hoặc không đầy đủ một trong các nội dung của giấy phép môi trường theo quy định, trừ các
trường hợp: vi phạm quy định về quan trắc môi trường, phòng ngừa, ứng phó sự cố chất
thải và trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ, e và g khoản này;
d) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không rà soát công
trình, thiết bị xử lý chất thải để xác định nguyên nhân gây ô nhiễm hoặc không cải tạo, nâng
cấp công trình xử lý chất thải theo quy định trong trường hợp báo cáo số liệu không đúng
thực tế ô nhiễm hoặc trong trường hợp có vi phạm về hành vi xả nước thải, bụi, khí thải
vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;
đ) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp không
chính xác, không trung thực thông tin về kết quả hoàn thành các công trình, biện pháp bảo
vệ môi trường trong báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư đã có
quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi
vào vận hành thử nghiệm theo quy định; không thực hiện việc cấp đổi, cấp điều chỉnh giấy
phép môi trường theo quy định; không thực hiện nội dung của giấy phép môi trường theo
quy định, trừ các trường hợp: vi phạm quy định về quan trắc môi trường; phòng ngừa, ứng
phó sự cố chất thải và trường hợp quy định tại điểm a, b, c, e và g khoản này;
e) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy phép
môi trường được cấp lại theo quy định;
g) Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không vận hành
hoặc vận hành không thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình
xử lý chất thải; xây lắp công trình xử lý chất thải không đúng theo giấy phép môi trường;
h) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt
thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi
trường; không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định.
3. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép
của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc thực hiện giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền
cấp phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà đối tượng tương đương thuộc thẩm quyền
cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trừ trường hợp quy định tại các Điều 15,
29, 30, 31, 35 và 38 của Nghị định này bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo cơ
quan cấp giấy phép để được xem xét, giải quyết trong trường hợp có thay đổi so với nội
dung giấy phép đã được cấp theo quy định; nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường
không đúng thời hạn quy định;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không công khai giấy
phép môi trường theo quy định;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp không chính
xác, không trung thực thông tin về chất thải trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường
theo quy định; thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ một trong các nội dung của giấy
phép môi trường theo quy định, trừ các trường hợp: vi phạm quy định về quan trắc môi
trường, phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải và trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ, e
và g khoản này;
d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không rà soát công
trình, thiết bị xử lý chất thải để xác định nguyên nhân gây ô nhiễm hoặc không cải tạo, nâng
cấp công trình xử lý chất thải theo quy định trong trường hợp báo cáo số liệu không đúng
thực tế ô nhiễm hoặc trong trường hợp có vi phạm về hành vi xả nước thải, bụi, khí thải
vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;
đ) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp không
chính xác, không trung thực thông tin về kết quả hoàn thành các công trình, biện pháp bảo
vệ môi trường trong báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư đã có
quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi
vào vận hành thử nghiệm theo quy định; không thực hiện việc cấp đổi, cấp điều chỉnh giấy
phép môi trường theo quy định; không thực hiện nội dung của giấy phép môi trường theo
quy định, trừ các trường hợp: vi phạm quy định về quan trắc môi trường; phòng ngừa, ứng
phó sự cố chất thải và trường hợp quy định tại điểm a, b, c, e và g khoản này;
e) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy phép
môi trường được cấp lại theo quy định;
g) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không vận hành
hoặc vận hành không thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình
xử lý chất thải; xây lắp công trình xử lý chất thải không đúng theo giấy phép môi trường;
h) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt
thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi
trường; không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng để khắc
phục vi phạm đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm h khoản 1, điểm h khoản 2 và
điểm h khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phá dỡ công trình, thiết bị được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường để xả
chất thải không qua xử lý ra môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm h
khoản 1, điểm h khoản 2 và điểm h khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định tại
điểm g, h khoản 1, điểm g, h khoản 2 và điểm g, h khoản 3 Điều này.
Điều 12. Vi phạm quy định về vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự
án đầu tư
1. Hành vi vi phạm quy định về vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án
đầu tư thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc
thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà đối tượng tương đương
thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo kế
hoạch vận hành thử nghiệm công trình, hạng mục công trình xử lý chất thải của dự án đầu
tư, cơ sở cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; không có sổ nhật ký vận
hành hoặc không ghi chép đầy đủ thông tin của quá trình vận hành thử nghiệm công trình
xử lý chất thải theo quy định; không phối hợp với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi
trường cấp tỉnh nơi triển khai dự án để được kiểm tra, giám sát trong quá trình vận hành
thử nghiệm theo quy định;
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không dừng hoạt
động, không giảm công suất của dự án đầu tư hoặc không rà soát các công trình, thiết bị
xử lý chất thải, quy trình vận hành hệ thống xử lý chất thải để xác định nguyên nhân gây ô
nhiễm hoặc không cải tạo, nâng cấp, xây dựng bổ sung các công trình xử lý chất thải để
đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định trong trường hợp chất thải xả ra
ngoài môi trường không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải trong quá
trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải;
c) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không lập, không gửi
báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm đối với dự án đầu tư, cơ sở đến cơ quan có thẩm
quyền cấp giấy phép môi trường theo quy định;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không vận hành thử
nghiệm hoặc không vận hành thử nghiệm lại các công trình xử lý chất thải theo quy định;
vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải quá thời gian theo quy định mà không
có văn bản thông báo gia hạn quá trình vận hành thử nghiệm; không thực hiện, thực hiện
không đúng, không đầy đủ chương trình quan trắc chất thải (về thông số, vị trí, tần suất
giám sát) hoặc phối hợp với tổ chức không đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi
trường để quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả công trình xử lý chất thải trong quá trình
vận hành thử nghiệm theo quy định; không theo dõi, giám sát kết quả quan trắc nước thải,
bụi, khí thải tự động, liên tục hoặc không kết nối, truyền số liệu về cơ quan chuyên môn về
bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi triển khai dự án trong trường hợp thuộc đối tượng quan trắc
nước thải, bụi, khí thải tự động;
đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không dừng ngay
hoạt động vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải hoặc không báo cáo kịp thời tới
cơ quan cấp giấy phép môi trường, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp
gây ra sự cố môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường.
2. Hành vi vi phạm quy định về vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án
đầu tư thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc
thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà đối tượng tương đương
thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo kế
hoạch vận hành thử nghiệm công trình, hạng mục công trình xử lý chất thải của dự án đầu
tư, cơ sở cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; không có sổ nhật ký vận
hành hoặc không ghi chép đầy đủ thông tin của quá trình vận hành thử nghiệm công trình
xử lý chất thải theo quy định; không phối hợp với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi
trường cấp tỉnh nơi triển khai dự án để được kiểm tra, giám sát trong quá trình vận hành
thử nghiệm theo quy định;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không dừng hoạt
động, không giảm công suất của dự án đầu tư hoặc không rà soát các công trình, thiết bị
xử lý chất thải, quy trình vận hành hệ thống xử lý chất thải để xác định nguyên nhân gây ô
nhiễm hoặc không cải tạo, nâng cấp, xây dựng bổ sung các công trình xử lý chất thải để
đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định trong trường hợp chất thải xả ra
ngoài môi trường không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải trong quá
trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải;
c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không lập, không gửi
báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm đối với dự án đầu tư, cơ sở đến cơ quan có thẩm
quyền cấp giấy phép môi trường theo quy định;
d) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không vận hành thử
nghiệm hoặc không vận hành thử nghiệm lại các công trình xử lý chất thải theo quy định;
vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải quá thời gian theo quy định mà không
có văn bản thông báo gia hạn quá trình vận hành thử nghiệm; không thực hiện, thực hiện
không đúng, không đầy đủ chương trình quan trắc chất thải (về thông số, vị trí, tần suất
giám sát) hoặc phối hợp với tổ chức không đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi
trường để quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả công trình xử lý chất thải trong quá trình
vận hành thử nghiệm theo quy định; không theo dõi, giám sát kết quả quan trắc nước thải,
bụi, khí thải tự động, liên tục hoặc không kết nối, truyền số liệu về cơ quan chuyên môn về
bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi triển khai dự án trong trường hợp thuộc đối tượng quan trắc
nước thải, bụi, khí thải tự động;
đ) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không dừng ngay
hoạt động vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải hoặc không báo cáo kịp thời tới
cơ quan cấp giấy phép môi trường, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp
gây ra sự cố môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường.
3. Hành vi vi phạm quy định về vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án
đầu tư thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc
thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà đối tượng tương đương
thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo kế
hoạch vận hành thử nghiệm công trình, hạng mục công trình xử lý chất thải của dự án đầu
tư, cơ sở cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; không có sổ nhật ký vận
hành hoặc không ghi chép đầy đủ thông tin của quá trình vận hành thử nghiệm công trình
xử lý chất thải theo quy định; không phối hợp với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi
trường cấp tỉnh nơi triển khai dự án để được kiểm tra, giám sát trong quá trình vận hành
thử nghiệm theo quy định;
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không dừng hoạt
động, không giảm công suất của dự án đầu tư, cơ sở hoặc không rà soát các công trình,
thiết bị xử lý chất thải, quy trình vận hành hệ thống xử lý chất thải để xác định nguyên nhân
gây ô nhiễm hoặc không cải tạo, nâng cấp, xây dựng bổ sung các công trình xử lý chất thải
để đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định trong trường hợp chất thải xả ra
ngoài môi trường không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải trong quá
trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải;
c) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không lập, không gửi
báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm đối với dự án đầu tư đến cơ quan có thẩm quyền
cấp giấy phép môi trường theo quy định;
d) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không vận hành thử
nghiệm hoặc không vận hành thử nghiệm lại các công trình xử lý chất thải theo quy định;
vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải quá thời gian theo quy định mà không
có văn bản thông báo gia hạn quá trình vận hành thử nghiệm; không thực hiện, thực hiện
không đúng, không đầy đủ chương trình quan trắc chất thải (về thông số, vị trí, tần suất
giám sát) hoặc phối hợp với tổ chức không đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi
trường để quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả công trình xử lý chất thải trong quá trình
vận hành thử nghiệm theo quy định; không theo dõi, giám sát kết quả quan trắc nước thải,
bụi, khí thải tự động, liên tục hoặc không kết nối, truyền số liệu về cơ quan chuyên môn về
bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi triển khai dự án trong trường hợp thuộc đối tượng quan trắc
nước thải, bụi, khí thải tự động;
đ) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi không dừng ngay
hoạt động vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải hoặc không báo cáo kịp thời tới
cơ quan cấp giấy phép môi trường, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp
gây ra sự cố môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động vận hành có liên quan đến công trình vận hành thử nghiệm của cơ
sở từ 01 tháng đến 03 tháng để khắc phục vi phạm đối với trường hợp vi phạm quy định tại
điểm b, đ khoản 1, điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động vận hành có liên quan đến công trình vận hành thử nghiệm của cơ
sở từ 03 tháng đến 06 tháng để khắc phục vi phạm đối với trường hợp vi phạm quy định tại
điểm đ khoản 2 và điểm đ khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và
báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm
quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm quy
định tại điểm b, đ khoản 1, điểm b, đ khoản 2 và điểm b, đ khoản 3 Điều này.
Điều 13. Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong trường hợp không có quyết
định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy
định
1. Dự án đầu tư, cơ sở phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền
phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an mà có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án đầu tư, cơ sở
thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, khi triển khai xây dựng hoặc
vận hành có vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, trừ hành vi quy định tại Điều 14 của
Nghị định này, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không có công trình,
biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, kiểm soát ánh sáng, bức xạ nhiệt theo quy định;
xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử
lý ra môi trường; không vận hành hoặc không vận hành thường xuyên đối với công trình
bảo vệ môi trường theo quy định;
b) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có công
trình, biện pháp thu gom, xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy
định;
c) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không có quyết
định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định.
2. Dự án đầu tư, cơ sở phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền
phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ
Quốc phòng, Bộ Công an mà có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án đầu tư, cơ
sở thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường, khi triển khai xây dựng
hoặc vận hành có vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, trừ trường hợp quy định tại Điều
14 của Nghị định này, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có công
trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, kiểm soát ánh sáng, bức xạ nhiệt theo quy
định; xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không
qua xử lý ra môi trường; không vận hành hoặc không vận hành thường xuyên đối với công
trình bảo vệ môi trường theo quy định;
b) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không có công
trình, biện pháp thu gom, xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy
định;
c) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không có quyết
định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động triển khai thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án đầu
tư, cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 và
điểm b khoản 2 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động triển khai thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án đầu
tư, cơ sở mà không có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động
môi trường từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm các quy định tại điểm c
khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện một trong các hành vi: xây lắp,
lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra
ngoài môi trường; không vận hành thường xuyên đối với công trình xử lý chất thải theo quy
định; không có công trình xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định
tại điểm a, b khoản 1; điểm a, b khoản 2 Điều này;
b) Buộc di dời dự án, cơ sở đến địa điểm phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường,
khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với các trường
hợp vi phạm quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 Điều này mà địa điểm đang thực
hiện dự án đầu tư, cơ sở không phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng
chịu tải của môi trường được phê duyệt theo quy định.
Điều 14. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư đã triển
khai xây dựng nhưng chưa đi vào vận hành hoặc cơ sở đang hoạt động mà không
có giấy phép môi trường hoặc đăng ký môi trường theo quy định
1. Đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng phải đăng ký môi trường theo quy định, khi
triển khai xây dựng hoặc vận hành chính thức có vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, bị
xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với dự án đầu tư, cơ sở không thuộc
đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường có hành vi không thu gom, quản
lý, xử lý nước thải, bụi, khí thải; không kiểm soát tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ nhiệt
theo quy định;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với dự án đầu tư, cơ sở không
thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường có hành vi không đăng ký
môi trường theo quy định;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với dự án đầu tư, cơ sở phải lập
báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với dự án
đầu tư có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có hành vi không thu gom, quản lý, xử lý nước thải, bụi, khí thải;
không kiểm soát tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ nhiệt theo quy định;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký môi
trường theo quy định đối với dự án đầu tư, cơ sở phải lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền
phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với dự án đầu tư có tiêu chí về môi trường
tương đương với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thu gom, quản
lý, xử lý chất thải theo quy định trừ trường hợp vi phạm quy định về chất thải rắn thông
thường, chất thải nguy hại đối với dự án đầu tư, cơ sở phải lập báo cáo đánh giá tác động
môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc báo cáo
đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công
an đối với dự án đầu tư có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án thuộc thẩm
quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký môi
trường theo quy định đối với dự án đầu tư, cơ sở phải lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc báo cáo đánh
giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối
với dự án đầu tư có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án thuộc thẩm quyền phê
duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định
thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc thuộc thẩm quyền cấp
phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà có tiêu chí về môi trường tương đương với dự
án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện, khi triển
khai xây dựng hoặc vận hành chính thức có vi phạm về bảo vệ môi trường, bị xử phạt như
sau:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không rà soát công
trình, thiết bị xử lý chất thải để xác định nguyên nhân gây ô nhiễm hoặc không cải tạo, nâng
cấp công trình xử lý chất thải theo quy định trong trường hợp báo cáo số liệu không đúng
thực tế ô nhiễm hoặc có vi phạm về hành vi xả nước thải, bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ
thuật về môi trường; không thực hiện việc khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của
mình gây ra;
b) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không có công trình,
biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung theo quy định;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy phép
môi trường theo quy định;
d) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết
bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường;
không vận hành hoặc không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình
đối với công trình bảo vệ môi trường;
đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không có công trình
xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định; xây lắp, lắp đặt thiết
bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường.
3. Đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định
thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền cấp
phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà có tiêu chí về môi trường tương đương với dự
án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, khi triển khai
xây dựng hoặc vận hành chính thức có vi phạm về bảo vệ môi trường, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không rà soát công
trình, thiết bị xử lý chất thải để xác định nguyên nhân gây ô nhiễm hoặc không cải tạo, nâng
cấp công trình xử lý chất thải theo quy định trong trường hợp báo cáo số liệu không đúng
thực tế ô nhiễm hoặc có vi phạm về hành vi xả nước thải, bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ
thuật về môi trường; không thực hiện việc khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của
mình gây ra;
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không có công trình,
biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung theo quy định;
c) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy phép
môi trường theo quy định;
d) Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không vận hành
hoặc không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình
bảo vệ môi trường;
đ) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi không có công
trình xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định; xây lắp, lắp đặt
thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi
trường.
4. Đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định
thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc thuộc thẩm quyền cấp
phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà có tiêu chí về môi trường tương đương với dự
án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường, khi triển
khai xây dựng hoặc vận hành chính thức có vi phạm về bảo vệ môi trường, bị xử phạt như
sau:
a) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không rà soát công
trình, thiết bị xử lý chất thải để xác định nguyên nhân gây ô nhiễm hoặc không cải tạo, nâng
cấp công trình xử lý chất thải theo quy định trong trường hợp báo cáo số liệu không đúng
thực tế ô nhiễm hoặc có vi phạm về hành vi xả nước thải, bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ
thuật về môi trường; không thực hiện việc khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của
mình gây ra;
b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có công
trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung theo quy định;
c) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy phép
môi trường theo quy định;
d) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không vận hành
hoặc không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình
bảo vệ môi trường;
đ) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi không có công
trình xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định; xây lắp, lắp đặt
thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi
trường.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải mà không có giấy phép môi trường của
cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm c
khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 01 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm các
quy định tại điểm d và e khoản 1, điểm đ khoản 2 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm các
quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này;
d) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm các
quy định tại điểm đ khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy
định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có
thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi
phạm quy định tại điểm a, c, đ khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a khoản 3 và điểm a khoản 4
Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện một trong các hành vi quy định tại
điểm d, đ khoản 2; điểm d, đ khoản 3 và điểm d, đ khoản 4 Điều này;
c) Buộc phá dỡ công trình, thiết bị được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường để xả
chất thải không qua xử lý ra môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm đ
khoản 2, điểm đ khoản 3 và điểm đ khoản 4 Điều này;
d) Buộc di dời dự án đầu tư, cơ sở đến địa điểm phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi
trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với các
trường hợp vi phạm không có giấy phép môi trường được cấp theo quy định tại điểm c
khoản 2, điểm c khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này mà địa điểm đang thực hiện dự án
đầu tư, cơ sở không phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của
môi trường được phê duyệt theo quy định.
Điều 15. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường tại cơ sở, khu sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, làng nghề
1. Cá nhân, tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong làng nghề vi phạm
hành chính về bảo vệ môi trường bị xử phạt như đối với cá nhân, tổ chức hoạt động bên
ngoài các làng nghề quy định tại Nghị định này.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không có công trình,
thiết bị xử lý nước thải, khí thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy
định đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình, cá nhân có phát sinh
nước thải, khí thải.
3. Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh hạ tầng cụm
công nghiệp bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí nhân sự
phụ trách về bảo vệ môi trường theo quy định;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không ban hành quy
chế bảo vệ môi trường cụm công nghiệp phù hợp yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy
định; không kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý trong trường hợp phát hiện vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân; không phối hợp với cơ quan có thẩm
quyền tổ chức thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường, kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi
trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở trong cụm công nghiệp theo quy định;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí diện tích
cây xanh bảo đảm tỷ lệ theo quy định; không bố trí công tơ điện độc lập tại nhà máy xử lý
nước thải tập trung; không bố trí hố ga lắng cặn, tách váng dầu của nước mưa trước khi xả
vào môi trường tiếp nhận; ghi chép nhật ký vận hành của hệ thống xử lý nước thải tập
trung không đầy đủ một trong các nội dung: lưu lượng (đầu vào, đầu ra), các thông số đặc
trưng của nước thải đầu vào và đầu ra (nếu có), lượng điện tiêu thụ, loại và lượng hóa chất
sử dụng, bùn thải phát sinh; không lưu giữ nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải tập
trung theo quy định;
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không có nhật ký vận
hành hệ thống xử lý nước thải tập trung;
đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không hoàn thành
việc xây lắp, lắp đặt hệ thống thu gom, thoát nước mưa của cụm công nghiệp đang hoạt
động đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; không nạo vét, duy tu, bảo dưỡng định kỳ hệ
thống thu gom, thoát nước mưa, nước thải theo quy định; không có hệ thống thu gom,
thoát nước mưa theo phân kỳ đầu tư của cụm công nghiệp đang hoạt động theo quy định;
không có hệ thống thu gom, thoát nước mưa riêng biệt với hệ thống thu gom, thoát nước
thải theo quy định; tiếp nhận thêm hoặc nâng công suất dự án đầu tư có phát sinh nước
thải trong cụm công nghiệp khi chưa có hệ thống thu gom, thoát và xử lý nước thải tập
trung theo quy định;
e) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không thu gom,
đấu nối triệt để nước thải của các cơ sở trong cụm công nghiệp vào hệ thống thu gom,
thoát nước và xử lý nước thải tập trung theo quy định (trừ các trường hợp được phép miễn
trừ đấu nối nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn cho phép thải ra môi trường ngoài phạm vi
quản lý của cụm công nghiệp); xây dựng hệ thống thoát nước thải sau xử lý không đáp ứng
yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định;
g) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt hệ
thống xử lý nước thải tập trung không đúng quy định hoặc không đáp ứng yêu cầu bảo vệ
môi trường theo quy định; không hoàn thành việc xây lắp, lắp đặt hệ thống thu gom, thoát
và xử lý nước thải của cụm công nghiệp đang hoạt động theo quy định; không vận hành
hoặc vận hành không đúng hệ thống xử lý nước thải tập trung của cụm công nghiệp theo
quy định;
h) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt
thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi
trường; không có hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định.
4. Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh hạ tầng khu
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí nhân sự
phụ trách về bảo vệ môi trường theo quy định; không ban hành quy chế bảo vệ môi trường
của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phù hợp yêu cầu về bảo vệ môi trường
theo quy định; không phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện hoạt động bảo
vệ môi trường, kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở
trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung theo quy định;
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không kiến nghị cơ
quan có thẩm quyền xử lý trong trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường của tổ chức, cá nhân; không bố trí diện tích cây xanh bảo đảm tỷ lệ theo quy định;
không bố trí khu vực chức năng, các loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo quy định;
không bố trí hố ga lắng cặn, tách váng dầu của nước mưa trước khi xả vào môi trường tiếp
nhận; ghi chép nhật ký vận hành của hệ thống xử lý nước thải tập trung không đầy đủ một
trong các nội dung: lưu lượng (đầu vào, đầu ra), các thông số đặc trưng của nước thải đầu
vào và đầu ra (nếu có), lượng điện tiêu thụ, loại và lượng hóa chất sử dụng, bùn thải phát
sinh; không lưu giữ nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định;
c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không có nhật ký vận
hành hệ thống xử lý nước thải tập trung;
d) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí công tơ
điện, độc lập tại nhà máy xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
tập trung;
đ) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thu gom, đấu
nối hoặc đấu nối không triệt để nước mưa của các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ tập trung vào hệ thống thu gom, thoát nước mưa theo quy định; không có hệ thống
thu gom, thoát nước mưa theo phân kỳ đầu tư của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập
trung đang hoạt động theo quy định; không nạo vét, duy tu, bảo dưỡng định kỳ hệ thống thu
gom, thoát nước mưa và hệ thống thu gom thoát nước thải theo quy định; hệ thống thu
gom, thoát nước thải sau xử lý không đảm bảo yêu cầu theo quy định; không kiểm soát dẫn
đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả nước thải vào hệ thống thoát nước mưa
của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;
e) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống
thu gom nước thải theo phân kỳ đầu tư của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung
đang hoạt động theo quy định; không có hệ thống thu gom, thoát nước mưa riêng biệt với
hệ thống thu gom, thoát nước thải theo quy định; không thực hiện thu gom, đấu nối hoặc
đấu nối không triệt để nước thải của các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập
trung vào hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung theo quy định;
g) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi tiếp nhận thêm dự
án mới không thuộc danh mục ngành nghề được phép thu hút đầu tư theo quy định; tiếp
nhận dự án mới hoặc nâng công suất dự án đang hoạt động có phát sinh nước thải trong
khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung khi không có hạ tầng bảo vệ môi trường hoặc
hạ tầng bảo vệ môi trường không đáp ứng theo quy định hoặc không phù hợp với khả năng
tiếp nhận, xử lý nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định;
h) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp hệ thống
xử lý nước thải tập trung không đúng quy định hoặc không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi
trường theo quy định;
i) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt
thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi
trường; không có hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định.
5. Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của chủ đầu tư các cơ sở hoạt động
trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí nhân sự
phụ trách về bảo vệ môi trường đối với trường hợp phải có theo quy định; không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng quy định bảo vệ môi trường của chủ đầu tư xây dựng và kinh
doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, trừ trường
hợp quy định tại điểm c, d khoản này;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống
quản lý môi trường theo quy định;
c) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không xử lý sơ bộ
nước thải phát sinh theo điều kiện trong văn bản thỏa thuận với chủ đầu tư xây dựng và
kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và giấy
phép môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp trước
khi đấu nối với hệ thống thu gom để tiếp tục xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung
theo quy định;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không đấu nối nước
thải vào hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung theo quy định của chủ
đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm
công nghiệp và giấy phép môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm
công nghiệp, trừ trường hợp cơ sở đã có biện pháp, công trình xử lý nước thải đạt quy
chuẩn kỹ thuật môi trường và đã được miễn trừ đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập
trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp theo quy định;
đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không chấm dứt xả
thải, điều chỉnh, thực hiện đấu nối, xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom, thoát
nước thải theo quy định đối với cơ sở đang xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom,
thoát nước mưa;
e) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi xả trái phép nước
thải vào hệ thống thoát nước mưa của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm
công nghiệp, làng nghề.
6. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi cố tình xây lắp, lắp
đặt đường ống, điểm xả nước thải ra ngoài môi trường không có biển báo, ký hiệu rõ ràng,
ở vị trí không thể thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát theo quy định; pha loãng
nước thải, khí thải sau xử lý trước khi xả ra ngoài môi trường nhằm đạt quy chuẩn kỹ thuật
về chất thải; không di dời cơ sở để bảo đảm khoảng cách an toàn về môi trường đối với
khu dân cư theo lộ trình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; không hạn chế,
tạm dừng hoặc điều chỉnh thời gian hoạt động của cơ sở sản xuất có lưu lượng xả bụi, khí
thải lưu lượng lớn ra môi trường và thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường theo chỉ đạo thực hiện các biện pháp khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm
nghiêm trọng.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phá dỡ công trình, thiết bị được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường để xả
chất thải không qua xử lý ra môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm h
khoản 3 và điểm i khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị,
đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không
xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định quy định tại điểm h khoản 3 và điểm i
khoản 4 Điều này;
c) Buộc phải phá dỡ công trình, thiết bị để pha loãng chất thải và phải xử lý chất thải đạt
quy chuẩn kỹ thuật về chất thải trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định
trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.
Điều 16. Vi phạm quy định về quan trắc, giám sát môi trường
1. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện quan trắc tự động, liên tục đối với nước thải, bụi,
khí thải công nghiệp bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi lắp đặt hệ thống quan
trắc tự động, liên tục đối với nước thải, bụi, khí thải công nghiệp không đúng thời hạn theo
quy định;
b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị
quan trắc tự động, liên tục không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống quan trắc tự
động, liên tục nước thải, bụi, khí thải công nghiệp theo quy định; không vận hành, vận hành
không đúng, không đầy đủ quy trình theo yêu cầu về quản lý, vận hành hệ thống đối với hệ
thống quan trắc nước thải tự động, liên tục hoặc hệ thống quan trắc bụi, khí thải công
nghiệp tự động, liên tục; không lắp đặt camera theo dõi hệ thống quan trắc tự động, liên tục
nước thải, bụi, khí thải công nghiệp theo quy định; không lắp đặt thiết bị lấy mẫu tự động
đối với nước thải tại hệ thống quan trắc tự động, liên tục nước thải; không lưu giữ số liệu
quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp theo quy định hoặc không kết nối, truyền số
liệu quan trắc về cơ quan có thẩm quyền theo quy định;
c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi lắp đặt thiếu một
trong các thông số quan trắc tự động, liên tục của hệ thống quan trắc nước thải, bụi, khí
thải công nghiệp tự động, liên tục theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền; không đảm bảo tính bảo mật, toàn vẹn của dữ liệu quan trắc tự động, liên
tục; can thiệp, làm thay đổi kết quả quan trắc tự động, liên tục trước khi truyền dữ liệu về
cơ quan tiếp nhận theo quy định;
d) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống
quan trắc nước thải tự động, liên tục hoặc không có hệ thống quan trắc bụi, khí thải công
nghiệp tự động theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
hoặc không khắc phục sự cố hệ thống quan trắc tự động, liên tục theo yêu cầu của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền;
đ) Đối với hành vi không kiểm định, hiệu chuẩn hệ thống quan trắc nước thải, bụi, khí thải
công nghiệp tự động, liên tục theo quy định thì áp dụng hình thức xử lý theo quy định của
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường.
2. Hành vi vi phạm về quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp định kỳ, quan trắc,
giám sát môi trường khác đối với một trong các trường hợp: thuộc thẩm quyền cấp giấy
phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ
Quốc phòng, Bộ Công an mà đối tượng tương đương thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy
ban nhân dân cấp huyện bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không
đúng, không đầy đủ nội dung về quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp định kỳ (về
thông số, vị trí, tần suất giám sát) theo nội dung giấy phép môi trường;
b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện nội
dung về quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp định kỳ trong trường hợp phải thực
hiện theo quy định.
3. Hành vi vi phạm về quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp định kỳ, quan trắc,
giám sát môi trường khác đối với một trong các trường hợp: thuộc thẩm quyền phê duyệt
kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường
của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo
đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường của Bộ Quốc phòng, Bộ
Công an mà đối tượng tương đương thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không
đúng, không đầy đủ nội dung về quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp định kỳ,
quan trắc, giám sát môi trường khác (về thông số, vị trí, tần suất giám sát) theo nội dung
quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép
môi trường;
b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện nội
dung về quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp định kỳ, quan trắc, giám sát môi
trường khác trong trường hợp phải thực hiện theo quy định.
4. Hành vi vi phạm về quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp định kỳ, quan trắc,
giám sát môi trường khác đối với một trong các trường hợp: thuộc thẩm quyền phê duyệt
kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường
của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo
cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường của Bộ Quốc phòng, Bộ
Công an mà đối tượng tương đương thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và
Môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không
đúng, không đầy đủ nội dung về quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp định kỳ,
quan trắc, giám sát môi trường khác (về thông số, vị trí, tần suất giám sát) theo nội dung
quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép
môi trường;
b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện
nội dung về quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp định kỳ, quan trắc, giám sát môi
trường khác trong trường hợp phải thực hiện theo quy định.
5. Hành vi vi phạm về thực hiện quan trắc tự động, liên tục chất lượng nước, chất lượng
không khí xung quanh và sử dụng kết quả quan trắc tự động để cung cấp, công bố thông
tin cho cộng đồng bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện báo
cáo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định về việc đáp ứng
yêu cầu kỹ thuật về quan trắc môi trường trước khi công bố thông tin cho cộng đồng;
b) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các thiết bị
quan trắc tự động, liên tục không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, không đảm bảo về vị trí lắp đặt,
nhân lực quản lý vận hành đối với trạm quan trắc chất lượng nước, chất lượng không khí
xung quanh theo quy định để quan trắc và công bố thông tin về chất lượng môi trường cho
cộng đồng;
c) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đầy
đủ yêu cầu về quản lý, vận hành trạm quan trắc chất lượng nước, chất lượng không khí
xung quanh tự động, liên tục theo quy định và sử dụng kết quả quan trắc tự động để cung
cấp, công bố thông tin cho cộng đồng;
d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi duy trì việc công bố
thông tin về chất lượng môi trường từ các kết quả quan trắc tự động, liên tục mà thực tế
không có thiết bị quan trắc hoặc thiết bị không hoạt động tại điểm quan trắc.
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí sàn thao
tác bảo đảm an toàn tại vị trí lấy mẫu nước thải, bụi, khí thải, lỗ lấy mẫu khí thải theo quy
định;
7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi phối hợp với đơn vị
không có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo phạm
vi được cấp giấy chứng nhận để thực hiện quan trắc, giám sát môi trường.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi hành chính không thực hiện chương
trình quan trắc chất thải trong quá trình vận hành dự án đầu tư quy định tại khoản 2, khoản
3, khoản 4 Điều này.
Điều 17. Vi phạm các quy định về hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi nhân sự,
thiết bị, địa điểm cơ sở nhưng không thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có
thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không duy trì đầy đủ
điều kiện về hóa chất (không có hóa chất, hóa chất đã hết hạn sử dụng) phục vụ quan trắc
các thông số được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi
trường.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Không duy trì đầy đủ điều kiện về nhân lực (số lượng cán bộ chuyên trách thực hiện
hoạt động quan trắc tại hiện trường, số lượng cán bộ chuyên trách thực hiện hoạt động
phân tích môi trường, người quản lý phòng thí nghiệm, người phụ trách bảo đảm chất
lượng và kiểm soát chất lượng) thực hiện quan trắc môi trường đối với các thông số được
cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
b) Phiếu trả kết quả quan trắc không đánh số thứ tự, ký hiệu, không đủ thông tin theo quy
định.
4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Hoạt động không đúng phạm vi theo nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động
dịch vụ quan trắc môi trường; cung cấp kết quả quan trắc, thử nghiệm đối với các thông số
hoặc theo các phương pháp không được chứng nhận trong giấy chứng nhận đủ điều kiện
hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định (trừ các thông số không được quy
định trong các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường);
b) Không duy trì đầy đủ điều kiện về trang thiết bị phục vụ cho hoạt động quan trắc hiện
trường hoặc phân tích môi trường so với thời điểm được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
c) Thực hiện kỹ thuật quan trắc không đúng theo quy định kỹ thuật quan trắc môi trường
hoặc yêu cầu của phương pháp quan trắc đã được chứng nhận, không thực hiện đúng và
đầy đủ quy định về quy trình, phương pháp quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định;
d) Không lưu trữ đầy đủ dữ liệu quan trắc gốc đối với toàn bộ hoạt động dịch vụ quan trắc
thực hiện trong 03 năm gần nhất hoặc từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đối với các
đơn vị hoạt động dưới 3 năm.
5. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy
chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định nhưng vẫn
thực hiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
6. Đối với hành vi không kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị quan trắc theo quy định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền hoặc quy định của nhà sản xuất thì áp dụng hình thức xử lý theo
quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi
trường từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm a khoản 3,
điểm c khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi
trường từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm a, điểm b,
điểm d khoản 4 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi hành chính quy định tại điểm a khoản
4, khoản 5 Điều này.
Điều 18. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường
thông thường vào môi trường
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1
lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%).
2. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần
hoặc xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần trong trường hợp tái
phạm, vi phạm nhiều lần bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ
hơn 05 m3/ngày (24 giờ);
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ
05 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m3/ngày (24 giờ);
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải
từ 10 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m3/ngày (24 giờ);
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải
từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m3/ngày (24 giờ);
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 40 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m3/ngày (24 giờ);
e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 60 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m3/ngày (24 giờ);
g) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 80 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m3/ngày (24 giờ);
h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 100 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m3/ngày (24 giờ);
i) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m3/ngày (24 giờ);
k) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m3/ngày (24 giờ);
l) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 600 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 800 m3/ngày (24 giờ);
m) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 800 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m3/ngày (24 giờ);
n) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.200 m3/ngày (24 giờ);
o) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.400 m3/ngày (24 giờ);
p) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.600 m3/ngày (24 giờ);
q) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.600 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.800 m3/ngày (24 giờ);
r) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.800 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.000 m3/ngày (24 giờ);
s) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 2.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.500 m3/ngày (24 giờ);
t) Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 190.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 2.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.000 m3/ngày (24 giờ);
u) Phạt tiền từ 190.000.000 đồng đến 210.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 3.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.500 m3/ngày (24 giờ);
ư) Phạt tiền từ 210.000.000 đồng đến 230.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 3.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.000 m3/ngày (24 giờ);
v) Phạt tiền từ 230.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 4.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.500 m3/ngày (24 giờ);
x) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 4.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m3/ngày (24 giờ);
y) Phạt tiền từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 5.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên.
3. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 03 lần bị
xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải
nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ);
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải
từ 05 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m3/ngày (24 giờ);
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 10 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m3/ngày (24 giờ);
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m3/ngày (24 giờ);
đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 40 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m3/ngày (24 giờ);
e) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 60 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m3/ngày (24 giờ);
g) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 80 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m3/ngày (24 giờ);
h) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 100 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m3/ngày (24 giờ);
i) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m3/ngày (24 giờ);
k) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m3/ngày (24 giờ);
l) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 600 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 800 m3/ngày (24 giờ);
m) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 800 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m3/ngày (24 giờ);
n) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.200 m3/ngày (24 giờ);
o) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.400 m3/ngày (24 giờ);
p) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.600 m3/ngày (24 giờ);
q) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.600 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.800 m3/ngày (24 giờ);
r) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.800 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.000 m3/ngày (24 giờ);
s) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 2.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.500 m3/ngày (24 giờ);
t) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 2.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.000 m3/ngày (24 giờ);
u) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 3.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.500 m3/ngày (24 giờ);
ư) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 3.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.000 m3/ngày (24 giờ);
v) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 4.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.500 m3/ngày (24 giờ);
x) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 4.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m3/ngày (24 giờ);
y) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 5.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên.
4. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 03 lần đến dưới 05 lần bị
xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ);
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 05 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m3/ngày (24 giờ);
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 10 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m3/ngày (24 giờ);
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m3/ngày (24 giờ);
đ) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 40 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m3/ngày (24 giờ);
e) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 60 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m3/ngày (24 giờ);
g) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 80 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m3/ngày (24 giờ);
h) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 100 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m3/ngày (24 giờ);
i) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m3/ngày (24 giờ);
k) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m3/ngày (24 giờ);
l) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 600 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 800 m3/ngày (24 giờ);
m) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 800 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m3/ngày (24 giờ);
n) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.200 m3/ngày (24 giờ);
o) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.400 m3/ngày (24 giờ);
p) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.600 m3/ngày (24 giờ);
q) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.600 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.800 m3/ngày (24 giờ);
r) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.800 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.000 m3/ngày (24 giờ);
s) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 2.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.500 m3/ngày (24 giờ);
t) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 2.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.000 m3/ngày (24 giờ);
u) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 3.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.500 m3/ngày (24 giờ);
ư) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 3.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.000 m3/ngày (24 giờ);
v) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 4.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.500 m3/ngày (24 giờ);
x) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 4.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m3/ngày (24 giờ);
y) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 5.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên.
5. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 05 lần đến dưới 10 lần bị
xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ);
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 05 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m3/ngày (24 giờ);
c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 10 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m3/ngày (24 giờ);
d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m3/ngày (24 giờ);
đ) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 40 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m3/ngày (24 giờ);
e) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 60 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m3/ngày (24 giờ);
g) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 80 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m3/ngày (24 giờ);
h) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 100 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m3/ngày (24 giờ);
i) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m3/ngày (24 giờ);
k) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m3/ngày (24 giờ);
l) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 600 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 800 m3/ngày (24 giờ);
m) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 800 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m3/ngày (24 giờ);
n) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.200 m3/ngày (24 giờ);
o) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.400 m3/ngày (24 giờ);
p) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.600 m3/ngày (24 giờ);
q) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.600 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.800 m3/ngày (24 giờ);
r) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.800 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.000 m3/ngày (24 giờ);
s) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 2.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.500 m3/ngày (24 giờ);
t) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 2.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.000 m3/ngày (24 giờ);
u) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 3.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.500 m3/ngày (24 giờ);
ư) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 3.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.000 m3/ngày (24 giờ);
v) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 4.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.500 m3/ngày (24 giờ);
x) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 4.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m3/ngày (24 giờ);
y) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 5.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên.
6. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên bị xử phạt
như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ);
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 05 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m3/ngày (24 giờ);
c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 10 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m3/ngày (24 giờ);
d) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m3/ngày (24 giờ);
đ) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 40 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m3/ngày (24 giờ);
e) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 60 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m3/ngày (24 giờ);
g) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 80 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m3/ngày (24 giờ);
h) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 100 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m3/ngày (24 giờ);
i) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m3/ngày (24 giờ);
k) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m3/ngày (24 giờ);
l) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 600 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 800 m3/ngày (24 giờ);
m) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 800 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m3/ngày (24 giờ);
n) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.200 m3/ngày (24 giờ);
o) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.400 m3/ngày (24 giờ);
p) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.600 m3/ngày (24 giờ);
q) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.600 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.800 m3/ngày (24 giờ);
r) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.800 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.000 m3/ngày (24 giờ);
s) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 2.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.500 m3/ngày (24 giờ);
t) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 2.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.000 m3/ngày (24 giờ);
u) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 3.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.500 m3/ngày (24 giờ);
ư) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 3.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.000 m3/ngày (24 giờ);
v) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 4.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.500 m3/ngày (24 giờ);
x) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 4.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m3/ngày (24 giờ);
y) Phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 950.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 5.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên.
7. Phạt tăng thêm 10% của mức phạt tiền cao nhất đã chọn đối với hành vi vi phạm quy
định tại Điều này đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,1 đến dưới
1,5 lần; 20% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,5 đến dưới 03
lần; 30% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 03 đến dưới 05 lần
hoặc giá trị pH nằm ngoài ngưỡng quy chuẩn kỹ thuật; 40% đối với mỗi thông số môi
trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 05 đến dưới 10 lần; 50% đối với mỗi thông số môi
trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 10 lần trở lên. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi
phạm không quá 1.000.000.000 đồng.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ
03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm i, k, l, m, n, o, p, q,
r, s, t và u khoản 4, các điểm h, i, k, l, m, n, o, p, q, r, s và t khoản 5 và các điểm g, h, i, k, l,
m, n, o, p, q, r và s khoản 6 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường của cơ sở đối với cơ sở đã được cấp giấy
phép môi trường từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các
điểm ư, v, x và y khoản 4, các điểm u, ư, v, x và y khoản 5 và các điểm t, u, ư, v, x và y
khoản 6 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở đối với cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại điểm b
khoản này từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm ư, v,
x và y khoản 4, các điểm u, ư, v, x và y khoản 5 và các điểm t, u, ư, v, x và y khoản 6 Điều
này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy
định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có
thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi
phạm quy định tại Điều này gây ra;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi
trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường
hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy
định tại Điều này.
Điều 19. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường
nguy hại vào môi trường hoặc xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải có
pH nằm ngoài ngưỡng quy chuẩn kỹ thuật bị xử phạt như sau:
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1
lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%).
2. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần
hoặc xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần trong trường hợp tái
phạm, vi phạm nhiều lần bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải
nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ);
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải
từ 05 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m3/ngày (24 giờ);
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 10 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m3/ngày (24 giờ);
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m3/ngày (24 giờ);
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 40 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m3/ngày (24 giờ);
e) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 60 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m3/ngày (24 giờ);
g) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 80 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m3/ngày (24 giờ);
h) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 100 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m3/ngày (24 giờ);
i) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m3/ngày (24 giờ);
k) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m3/ngày (24 giờ);
l) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 600 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 800 m3/ngày (24 giờ);
m) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 800 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m3/ngày (24 giờ);
n) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.200 m3/ngày (24 giờ);
o) Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 190.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.400 m3/ngày (24 giờ);
p) Phạt tiền từ 190.000.000 đồng đến 210.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.600 m3/ngày (24 giờ);
q) Phạt tiền từ 210.000.000 đồng đến 230.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.600 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.800 m3/ngày (24 giờ);
r) Phạt tiền từ 230.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.800 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.000 m3/ngày (24 giờ);
s) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 2.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.500 m3/ngày (24 giờ);
t) Phạt tiền từ 270.000.000 đồng đến 290.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 2.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.000 m3/ngày (24 giờ);
u) Phạt tiền từ 290.000.000 đồng đến 310.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 3.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.500 m3/ngày (24 giờ);
ư) Phạt tiền từ 310.000.000 đồng đến 330.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 3.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.000 m3/ngày (24 giờ);
v) Phạt tiền từ 330.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 4.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.500 m3/ngày (24 giờ);
x) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 370.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 4.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m3/ngày (24 giờ);
y) Phạt tiền từ 370.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 5.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên.
3. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 02 lần bị
xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải
nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ);
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải
từ 05 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m3/ngày (24 giờ);
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 10 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m3/ngày (24 giờ);
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m3/ngày (24 giờ);
đ) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 40 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m3/ngày (24 giờ);
e) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 60 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m3/ngày (24 giờ);
g) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 80 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m3/ngày (24 giờ);
h) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 100 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m3/ngày (24 giờ);
i) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m3/ngày (24 giờ);
k) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m3/ngày (24 giờ);
l) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 600 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 800 m3/ngày (24 giờ);
m) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 800 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m3/ngày (24 giờ);
n) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.200 m3/ngày (24 giờ);
o) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.400 m3/ngày (24 giờ);
p) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.600 m3/ngày (24 giờ);
q) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.600 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.800 m3/ngày (24 giờ);
r) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.800 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.000 m3/ngày (24 giờ);
s) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 2.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.500 m3/ngày (24 giờ);
t) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 2.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.000 m3/ngày (24 giờ);
u) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 3.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.500 m3/ngày (24 giờ);
ư) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 3.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.000 m3/ngày (24 giờ);
v) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 4.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.500 m3/ngày (24 giờ);
x) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 4.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m3/ngày (24 giờ);
y) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 5.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên.
4. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 02 lần đến dưới 03 lần bị
xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ);
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 05 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m3/ngày (24 giờ);
c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 10 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m3/ngày (24 giờ);
d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m3/ngày (24 giờ);
đ) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 40 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m3/ngày (24 giờ);
e) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 60 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m3/ngày (24 giờ);
g) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 80 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m3/ngày (24 giờ);
h) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 100 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m3/ngày (24 giờ);
i) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m3/ngày (24 giờ);
k) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m3/ngày (24 giờ);
l) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 600 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 800 m3/ngày (24 giờ);
m) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 800 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m3/ngày (24 giờ);
n) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.200 m3/ngày (24 giờ);
o) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.400 m3/ngày (24 giờ);
p) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.600 m3/ngày (24 giờ);
q) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.600 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.800 m3/ngày (24 giờ);
r) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.800 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.000 m3/ngày (24 giờ);
s) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 2.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.500 m3/ngày (24 giờ);
t) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 2.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.000 m3/ngày (24 giờ);
u) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 3.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.500 m3/ngày (24 giờ);
ư) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 3.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.000 m3/ngày (24 giờ);
v) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 4.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.500 m3/ngày (24 giờ);
x) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 4.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m3/ngày (24 giờ);
y) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 5.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên.
5. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 03 lần đến dưới 05 lần bị
xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ);
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 05 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m3/ngày (24 giờ);
c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 10 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m3/ngày (24 giờ);
d) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m3/ngày (24 giờ);
đ) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 40 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m3/ngày (24 giờ);
e) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 60 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m3/ngày (24 giờ);
g) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 80 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m3/ngày (24 giờ);
h) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 100 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m3/ngày (24 giờ);
i) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m3/ngày (24 giờ);
k) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m3/ngày (24 giờ);
l) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 600 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 800 m3/ngày (24 giờ);
m) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 800 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m3/ngày (24 giờ);
n) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.200 m3/ngày (24 giờ);
o) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.400 m3/ngày (24 giờ);
p) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.600 m3/ngày (24 giờ);
q) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.600 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.800 m3/ngày (24 giờ);
r) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.800 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.000 m3/ngày (24 giờ);
s) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 2.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.500 m3/ngày (24 giờ);
t) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 2.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.000 m3/ngày (24 giờ);
u) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 3.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.500 m3/ngày (24 giờ);
ư) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 3.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.000 m3/ngày (24 giờ);
v) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 4.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.500 m3/ngày (24 giờ);
x) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 4.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m3/ngày (24 giờ);
y) Phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 950.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 5.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên.
6. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 05 lần trở lên, trừ các
trường hợp hành vi tội phạm về môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ);
b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 05 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m3/ngày (24 giờ);
c) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 10 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m3/ngày (24 giờ);
d) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m3/ngày (24 giờ);
đ) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 40 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m3/ngày (24 giờ);
e) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 60 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m3/ngày (24 giờ);
g) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 80 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m3/ngày (24 giờ);
h) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 100 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m3/ngày (24 giờ);
i) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 300 m3/ngày (24 giờ);
k) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 300 m3/ngày (24 giờ) trở lên, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.
7. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải có pH từ 4 đến dưới cận dưới
của quy chuẩn kỹ thuật cho phép hoặc từ trên cận trên của quy chuẩn kỹ thuật cho phép
đến dưới 10,5 bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ);
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 05 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m3/ngày (24 giờ);
c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 10 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m3/ngày (24 giờ);
d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m3/ngày (24 giờ);
đ) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 40 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m3/ngày (24 giờ);
e) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 60 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m3/ngày (24 giờ);
g) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 80 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m3/ngày (24 giờ);
h) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 100 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m3/ngày (24 giờ);
i) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m3/ngày (24 giờ);
k) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m3/ngày (24 giờ);
l) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 600 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 800 m3/ngày (24 giờ);
m) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 800 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m3/ngày (24 giờ);
n) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.200 m3/ngày (24 giờ);
o) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.400 m3/ngày (24 giờ);
p) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.600 m3/ngày (24 giờ);
q) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.600 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.800 m3/ngày (24 giờ);
r) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.800 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.000 m3/ngày (24 giờ);
s) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 2.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.500 m3/ngày (24 giờ);
t) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 2.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.000 m3/ngày (24 giờ);
u) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 3.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.500 m3/ngày (24 giờ);
ư) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 3.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.000 m3/ngày (24 giờ);
v) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 4.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.500 m3/ngày (24 giờ);
x) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 4.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m3/ngày (24 giờ);
y) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 5.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên.
8. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải có độ pH từ 02 đến dưới 04
hoặc từ 10,5 đến dưới 12,5 bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ);
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 05 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m3/ngày (24 giờ);
c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 10 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m3/ngày (24 giờ);
d) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m3/ngày (24 giờ);
đ) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 40 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m3/ngày (24 giờ);
e) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 60 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m3/ngày (24 giờ);
g) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 80 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m3/ngày (24 giờ);
h) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 100 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m3/ngày (24 giờ);
i) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m3/ngày (24 giờ);
k) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m3/ngày (24 giờ);
l) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 600 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 800 m3/ngày (24 giờ);
m) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 800 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m3/ngày (24 giờ);
n) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.200 m3/ngày (24 giờ);
o) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.400 m3/ngày (24 giờ);
p) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.600 m3/ngày (24 giờ);
q) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.600 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.800 m3/ngày (24 giờ);
r) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.800 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.000 m3/ngày (24 giờ);
s) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 2.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.500 m3/ngày (24 giờ);
t) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 2.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.000 m3/ngày (24 giờ);
u) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 3.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.500 m3/ngày (24 giờ);
ư) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 3.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.000 m3/ngày (24 giờ);
v) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 4.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.500 m3/ngày (24 giờ);
x) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 4.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m3/ngày (24 giờ);
y) Phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 950.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 5.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên.
9. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải có pH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ
12,5 đến 14, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ);
b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 05 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m3/ngày (24 giờ);
c) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 10 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m3/ngày (24 giờ);
d) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m3/ngày (24 giờ);
đ) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 40 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m3/ngày (24 giờ);
e) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 60 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m3/ngày (24 giờ);
g) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 80 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m3/ngày (24 giờ);
h) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 100 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m3/ngày (24 giờ);
i) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m3/ngày (24 giờ);
k) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m3/ngày (24 giờ);
l) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 600 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 800 m3/ngày (24 giờ);
m) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 800 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m3/ngày (24 giờ);
n) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.200 m3/ngày (24 giờ);
o) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.400 m3/ngày (24 giờ);
p) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.600 m3/ngày (24 giờ);
q) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.600 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.800 m3/ngày (24 giờ);
r) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 1.800 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.000 m3/ngày (24 giờ);
s) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 2.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.500 m3/ngày (24 giờ);
t) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 2.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.000 m3/ngày (24 giờ);
u) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 3.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.500 m3/ngày (24 giờ);
ư) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 3.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.000 m3/ngày (24 giờ);
v) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 4.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.500 m3/ngày (24 giờ);
x) Phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 950.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 4.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m3/ngày (24 giờ);
y) Phạt tiền từ 950.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng
nước thải từ 5.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên.
10. Phạt tiền từ 950.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có
chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép, trừ các
trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.
11. Phạt tăng thêm 10% của mức phạt tiền cao nhất đã chọn đối với hành vi vi phạm quy
định tại Điều này đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,1 đến dưới
1,5 lần; 20% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,5 đến dưới 02
lần; 30% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 02 đến dưới 03 lần
hoặc giá trị pH từ 04 đến dưới cận dưới của quy chuẩn kỹ thuật cho phép hoặc từ trên cận
trên của quy chuẩn kỹ thuật cho phép đến dưới 10,5; 40% đối với mỗi thông số môi trường
vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 03 đến dưới 05 lần hoặc giá trị pH từ 02 đến dưới 04 hoặc từ
10,5 đến dưới 12,5; 50% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 05
lần trở lên hoặc giá trị pH dưới 02 hoặc từ 12,5 đến 14. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi
vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng.
12. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ
03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm h, i, k, l, m, n, o, p,
q, r, s và t khoản 4, các điểm g, h, i, k, l, m, n, o, p, q, r và s khoản 5, các điểm e, g, h, i và k
khoản 6, các điểm h, i và k khoản 7, các điểm g, h, i và k khoản 8 và các điểm e, g, h, i và k
khoản 9 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường của cơ sở đối với cơ sở đã được cấp giấy
phép môi trường từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các
điểm u, ư, v, x và y khoản 4, các điểm t, u, ư, v, x và y khoản 5, và khoản 10 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở đối với cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại điểm b
khoản này từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm u, ư,
v, x và y khoản 4, các điểm t, u, ư, v, x và y khoản 5 và khoản 10 Điều này.
13. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy
định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có
thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi
phạm quy định tại Điều này gây ra;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi
trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường
hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy
định tại Điều này.
Điều 20. Vi phạm các quy định về thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường
thông thường vào môi trường
1. Hành vi thải chất gây mùi khó chịu, hôi thối vào môi trường; thải bụi, khí thải vượt quy
chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là
10%) bị xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi thải chất gây mùi khó chịu, hôi thối vào môi trường; thải
bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy
chuẩn kỹ thuật là 10%);
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi thải chất gây mùi khó
chịu, hôi thối vào môi trường trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều
lần.
2. Hành vi thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần
hoặc thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần trong trường hợp
tái phạm, vi phạm nhiều lần bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
nhỏ hơn 500 m3/giờ;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
từ 500 m3/giờ đến dưới 5.000 m3/giờ;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
từ 5.000 m3/giờ đến dưới 10.000 m3/giờ;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
từ 10.000 m3/giờ đến dưới 15.000 m3/giờ;
đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
từ 15.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ;
e) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
từ 20.000 m3/giờ đến dưới 25.000 m3/giờ;
g) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
từ 25.000 m3/giờ đến dưới 30.000 m3/giờ;
h) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 30.000 m3/giờ đến dưới 35.000 m3/giờ;
i) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 35.000 m3/giờ đến dưới 40.000 m3/giờ;
k) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 40.000 m3/giờ đến dưới 45.000 m3/giờ;
l) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 45.000 m3/giờ đến dưới 50.000 m3/giờ;
m) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 50.000 m3/giờ đến dưới 55.000 m3/giờ;
n) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 55.000 m3/giờ đến dưới 60.000 m3/giờ;
o) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 60.000 m3/giờ đến dưới 65.000 m3/giờ;
p) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 65.000 m3/giờ đến dưới 70.000 m3/giờ;
q) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 70.000 m3/giờ đến dưới 75.000 m3/giờ;
r) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 75.000 m3/giờ đến dưới 80.000 m3/giờ;
s) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 80.000 m3/giờ đến dưới 85.000 m3/giờ;
t) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 85.000 m3/giờ đến dưới 90.000 m3/giờ;
u) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 90.000 m3/giờ đến dưới 95.000 m3/giờ;
ư) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 95.000 m3/giờ đến dưới 100.000 m3/giờ;
v) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 100.000 m3/giờ trở lên.
3. Hành vi thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 02 lần
bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
nhỏ hơn 500 m3/giờ;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
từ 500 m3/giờ đến dưới 5.000 m3/giờ;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
từ 5.000 m3/giờ đến dưới 10.000 m3/giờ;
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
từ 10.000 m3/giờ đến dưới 15.000 m3/giờ;
đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
từ 15.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ;
e) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
từ 20.000 m3/giờ đến dưới 25.000 m3/giờ;
g) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 25.000 m3/giờ đến dưới 30.000 m3/giờ;
h) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 30.000 m3/giờ đến dưới 35.000 m3/giờ;
i) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 35.000 m3/giờ đến dưới 40.000 m3/giờ;
k) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 40.000 m3/giờ đến dưới 45.000 m3/giờ;
l) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 45.000 m3/giờ đến dưới 50.000 m3/giờ;
m) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 50.000 m3/giờ đến dưới 55.000 m3/giờ;
n) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 55.000 m3/giờ đến dưới 60.000 m3/giờ;
o) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 60.000 m3/giờ đến dưới 65.000 m3/giờ;
p) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 65.000 m3/giờ đến dưới 70.000 m3/giờ;
q) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 70.000 m3/giờ đến dưới 75.000 m3/giờ;
r) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 75.000 m3/giờ đến dưới 80.000 m3/giờ;
s) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 80.000 m3/giờ đến dưới 85.000 m3/giờ;
t) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 85.000 m3/giờ đến dưới 90.000 m3/giờ;
u) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 90.000 m3/giờ đến dưới 95.000 m3/giờ;
ư) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 95.000 m3/giờ đến dưới 100.000 m3/giờ;
v) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 100.000 m3/giờ trở lên.
4. Hành vi thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 02 lần đến dưới 03 lần
bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
nhỏ hơn 500 m3/giờ;
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
từ 500 m3/giờ đến dưới 5.000 m3/giờ;
c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
từ 5.000 m3/giờ đến dưới 10.000 m3/giờ;
d) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
từ 10.000 m3/giờ đến dưới 15.000 m3/giờ;
đ) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
từ 15.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ;
e) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 20.000 m3/giờ đến dưới 25.000 m3/giờ;
g) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 25.000 m3/giờ đến dưới 30.000 m3/giờ;
h) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 30.000 m3/giờ đến dưới 35.000 m3/giờ;
i) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 35.000 m3/giờ đến dưới 40.000 m3/giờ;
k) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 40.000 m3/giờ đến dưới 45.000 m3/giờ;
l) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 45.000 m3/giờ đến dưới 50.000 m3/giờ;
m) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 50.000 m3/giờ đến dưới 55.000 m3/giờ;
n) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 55.000 m3/giờ đến dưới 60.000 m3/giờ;
o) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 60.000 m3/giờ đến dưới 65.000 m3/giờ;
p) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 65.000 m3/giờ đến dưới 70.000 m3/giờ;
q) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 70.000 m3/giờ đến dưới 75.000 m3/giờ;
r) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 75.000 m3/giờ đến dưới 80.000 m3/giờ;
s) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 80.000 m3/giờ đến dưới 85.000 m3/giờ;
t) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 85.000 m3/giờ đến dưới 90.000 m3/giờ;
u) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 90.000 m3/giờ đến dưới 95.000 m3/giờ;
ư) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 95.000 m3/giờ đến dưới 100.000 m3/giờ;
v) Phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 100.000 m3/giờ trở lên.
5. Hành vi thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 03 lần trở lên, trừ các
trường hợp hành vi tội phạm về môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
nhỏ hơn 500 m3/giờ;
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
từ 500 m3/giờ đến dưới 5.000 m3/giờ;
c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
từ 5.000 m3/giờ đến dưới 10.000 m3/giờ;
d) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
từ 10.000 m3/giờ đến dưới 15.000 m3/giờ;
đ) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 15.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ;
e) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 20.000 m3/giờ đến dưới 25.000 m3/giờ;
g) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 25.000 m3/giờ đến dưới 30.000 m3/giờ;
h) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 30.000 m3/giờ đến dưới 35.000 m3/giờ;
i) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 35.000 m3/giờ đến dưới 40.000 m3/giờ;
k) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 40.000 m3/giờ đến dưới 45.000 m3/giờ;
l) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 45.000 m3/giờ đến dưới 50.000 m3/giờ;
m) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 50.000 m3/giờ đến dưới 55.000 m3/giờ;
n) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 55.000 m3/giờ đến dưới 60.000 m3/giờ;
o) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 60.000 m3/giờ đến dưới 65.000 m3/giờ;
p) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 65.000 m3/giờ đến dưới 70.000 m3/giờ;
q) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 70.000 m3/giờ đến dưới 75.000 m3/giờ;
r) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 75.000 m3/giờ đến dưới 80.000 m3/giờ;
s) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 80.000 m3/giờ đến dưới 85.000 m3/giờ;
t) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 85.000 m3/giờ đến dưới 90.000 m3/giờ;
u) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 90.000 m3/giờ đến dưới 95.000 m3/giờ;
ư) Phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 95.000 m3/giờ đến dưới 100.000 m3/giờ;
v) Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 950.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 100.000 m3/giờ trở lên.
6. Phạt tăng thêm 10% của mức phạt tiền tối đa đã chọn đối với hành vi vi phạm quy định
tại Điều này đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép từ 1,1 đến
dưới 1,5 lần; 20% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,5 đến dưới
02 lần; 30% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 02 đến dưới 03
lần; 40% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 03 lần trở lên. Tổng
mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ
03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm i, k, l, m, n, o, p, q,
r và s khoản 2, các điểm h, i, k, l, m, n, o, p, q và r khoản 3, các điểm g, h, i, k, l, m, n, o, p
và q khoản 4 và các điểm e, g, h, i, k, l, m, n, o và p khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường của cơ sở đối với cơ sở đã được cấp giấy
phép môi trường từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các
điểm t, u, ư và v khoản 2, các điểm s, t, u, ư và v khoản 3, các điểm r, s, t, u, ư và v khoản
4 và các điểm q, r, s, t, u, ư và v khoản 5 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở đối với cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại điểm b
khoản này từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm t, u,
ư và v khoản 2, các điểm s, t, u, ư và v khoản 3, các điểm r, s, t, u, ư và v khoản 4 và các
điểm q, r, s, t, u, ư và v khoản 5 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy
định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có
thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi
phạm quy định tại Điều này gây ra;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi
trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường
hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy
định tại Điều này.
Điều 21. Vi phạm các quy định về thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường
nguy hại vào môi trường
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi làm phát tán hóa chất, hơi dung môi hữu cơ trong khu sản
xuất hoặc khu dân cư gây mùi đặc trưng của hóa chất, hơi dung môi hữu cơ đó; thải bụi,
khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy
chuẩn kỹ thuật là 10%).
2. Hành vi thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 đến dưới 1,5 lần
hoặc thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần trong trường hợp
tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
nhỏ hơn 500 m3/giờ;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
từ 500 m3/giờ đến dưới 5.000 m3/giờ;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
từ 5.000 m3/giờ đến dưới 10.000 m3/giờ;
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
từ 10.000 m3/giờ đến dưới 15.000 m3/giờ;
đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
từ 15.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ;
e) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
từ 20.000 m3/giờ đến dưới 25.000 m3/giờ;
g) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 25.000 m3/giờ đến dưới 30.000 m3/giờ;
h) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 30.000 m3/giờ đến dưới 35.000 m3/giờ;
i) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 35.000 m3/giờ đến dưới 40.000 m3/giờ;
k) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 40.000 m3/giờ đến dưới 45.000 m3/giờ;
l) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 45.000 m3/giờ đến dưới 50.000 m3/giờ;
m) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 50.000 m3/giờ đến dưới 55.000 m3/giờ;
n) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 55.000 m3/giờ đến dưới 60.000 m3/giờ;
o) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 60.000 m3/giờ đến dưới 65.000 m3/giờ;
p) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 65.000 m3/giờ đến dưới 70.000 m3/giờ;
q) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 70.000 m3/giờ đến dưới 75.000 m3/giờ;
r) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 75.000 m3/giờ đến dưới 80.000 m3/giờ;
s) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 80.000 m3/giờ đến dưới 85.000 m3/giờ;
t) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 85.000 m3/giờ đến dưới 90.000 m3/giờ;
u) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 90.000 m3/giờ đến dưới 95.000 m3/giờ;
ư) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 95.000 m3/giờ đến dưới 100.000 m3/giờ;
v) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 100.000 m3/giờ trở lên.
3. Hành vi thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 02 lần
bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
nhỏ hơn 500 m3/giờ;
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
từ 500 m3/giờ đến dưới 5.000 m3/giờ;
c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
từ 5.000 m3/giờ đến dưới 10.000 m3/giờ;
d) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
từ 10.000 m3/giờ đến dưới 15.000 m3/giờ;
đ) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
từ 15.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ;
e) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 20.000 m3/giờ đến dưới 25.000 m3/giờ;
g) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 25.000 m3/giờ đến dưới 30.000 m3/giờ;
h) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 30.000 m3/giờ đến dưới 35.000 m3/giờ;
i) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 35.000 m3/giờ đến dưới 40.000 m3/giờ;
k) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 40.000 m3/giờ đến dưới 45.000 m3/giờ;
l) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 45.000 m3/giờ đến dưới 50.000 m3/giờ;
m) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 50.000 m3/giờ đến dưới 55.000 m3/giờ;
n) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 55.000 m3/giờ đến dưới 60.000 m3/giờ;
o) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 60.000 m3/giờ đến dưới 65.000 m3/giờ;
p) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 65.000 m3/giờ đến dưới 70.000 m3/giờ;
q) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 70.000 m3/giờ đến dưới 75.000 m3/giờ;
r) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 75.000 m3/giờ đến dưới 80.000 m3/giờ;
s) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 80.000 m3/giờ đến dưới 85.000 m3/giờ;
t) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 85.000 m3/giờ đến dưới 90.000 m3/giờ;
u) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 90.000 m3/giờ đến dưới 95.000 m3/giờ;
ư) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 95.000 m3/giờ đến dưới 100.000 m3/giờ;
v) Phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 100.000 m3/giờ trở lên.
4. Hành vi thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 02 lần đến dưới 03 lần
bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
nhỏ hơn 500 m3/giờ;
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
từ 500 m3/giờ đến dưới 5.000 m3/giờ;
c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
từ 5.000 m3/giờ đến dưới 10.000 m3/giờ;
d) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
từ 10.000 m3/giờ đến dưới 15.000 m3/giờ;
đ) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 15.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ;
e) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 20.000 m3/giờ đến dưới 25.000 m3/giờ;
g) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 25.000 m3/giờ đến dưới 30.000 m3/giờ;
h) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 30.000 m3/giờ đến dưới 35.000 m3/giờ;
i) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 35.000 m3/giờ đến dưới 40.000 m3/giờ;
k) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 40.000 m3/giờ đến dưới 45.000 m3/giờ;
l) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 45.000 m3/giờ đến dưới 50.000 m3/giờ;
m) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 50.000 m3/giờ đến dưới 55.000 m3/giờ;
n) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 55.000 m3/giờ đến dưới 60.000 m3/giờ;
o) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 60.000 m3/giờ đến dưới 65.000 m3/giờ;
p) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 65.000 m3/giờ đến dưới 70.000 m3/giờ;
q) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 70.000 m3/giờ đến dưới 75.000 m3/giờ;
r) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 75.000 m3/giờ đến dưới 80.000 m3/giờ;
s) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 80.000 m3/giờ đến dưới 85.000 m3/giờ;
t) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 85.000 m3/giờ đến dưới 90.000 m3/giờ;
u) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 90.000 m3/giờ đến dưới 95.000 m3/giờ;
ư) Phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 95.000 m3/giờ đến dưới 100.000 m3/giờ;
v) Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 950.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 100.000 m3/giờ trở lên.
5. Hành vi thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 03 lần trở lên, trừ các
trường hợp hành vi tội phạm về môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
nhỏ hơn 500 m3/giờ;
b) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
từ 500 m3/giờ đến dưới 5.000 m3/giờ;
c) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải
từ 5.000 m3/giờ đến dưới 10.000 m3/giờ;
d) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 10.000 m3/giờ đến dưới 15.000 m3/giờ;
đ) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 15.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ;
e) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 20.000 m3/giờ đến dưới 25.000 m3/giờ;
g) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 25.000 m3/giờ đến dưới 30.000 m3/giờ;
h) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 30.000 m3/giờ đến dưới 35.000 m3/giờ;
i) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 35.000 m3/giờ đến dưới 40.000 m3/giờ;
k) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 40.000 m3/giờ đến dưới 45.000 m3/giờ;
l) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 45.000 m3/giờ đến dưới 50.000 m3/giờ;
m) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 50.000 m3/giờ đến dưới 55.000 m3/giờ;
n) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 55.000 m3/giờ đến dưới 60.000 m3/giờ;
o) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 60.000 m3/giờ đến dưới 65.000 m3/giờ;
p) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 65.000 m3/giờ đến dưới 70.000 m3/giờ;
q) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 70.000 m3/giờ đến dưới 75.000 m3/giờ;
r) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 75.000 m3/giờ đến dưới 80.000 m3/giờ;
s) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 80.000 m3/giờ đến dưới 85.000 m3/giờ;
t) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 85.000 m3/giờ đến dưới 90.000 m3/giờ;
u) Phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 90.000 m3/giờ đến dưới 95.000 m3/giờ;
ư) Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 950.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 95.000 m3/giờ đến dưới 100.000 m3/giờ;
v) Phạt tiền từ 950.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí
thải từ 100.000 m3/giờ trở lên.
6. Phạt tiền từ 950.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi thải bụi, khí thải
có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép, trừ
các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.
7. Phạt tăng thêm 10% của mức phạt tiền tối đa đã chọn đối với hành vi vi phạm quy định
tại Điều này đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,1 đến dưới 1,5
lần; 20% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,5 đến dưới 02 lần;
30% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 02 đến dưới 03 lần; 40%
đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 03 lần trở lên. Tổng mức phạt
đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ
03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm h, i, k, l, m, n, o, p,
q và r khoản 2, các điểm g, h, i, k, l, m, n, o, p và q khoản 3, các điểm e, g, h, i, k, l, m, n, o
và p khoản 4 và các điểm đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường của cơ sở đối với cơ sở đã được cấp giấy
phép môi trường từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các
điểm s, t, u, ư và v khoản 2, các điểm r, s, t, u, ư và v khoản 3, các điểm q, r, s, t, u, ư và v
khoản 4, các điểm p, q, r, s, t, u, ư và v khoản 5 và khoản 6 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở đối với cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại điểm b
khoản này từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm s, t,
u, ư và v khoản 2, các điểm r, s, t, u, ư và v khoản 3, các điểm q, r, s, t, u, ư và v khoản 4,
các điểm p, q, r, s, t, u, ư và v khoản 5 và khoản 6 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy
định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có
thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi
phạm quy định tại Điều này gây ra;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi
trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường
hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy
định tại Điều này.
Điều 22. Vi phạm các quy định về tiếng ồn
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02
dBA.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy
chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy
chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy
chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy
chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy
chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.
7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt
quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.
8. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt
quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.
9. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt
quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.
10. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt
quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 40 dBA trở lên.
11. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với
trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy
định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều này.
12. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do
người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với
các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi
trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc
gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại
Điều này.
Điều 23. Vi phạm các quy định về độ rung
1. Hành vi vi phạm các quy định về độ rung trong hoạt động xây dựng bị xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung dưới 02
dB;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy
chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 02 dB đến dưới 05 dB;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy
chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 05 dB đến dưới 10 dB;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy
chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 10 dB đến dưới 15 dB;
đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy
chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 15 dB đến dưới 20 dB;
e) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy
chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 20 dB đến dưới 25 dB;
g) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt
quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 25 dB đến dưới 30 dB;
h) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt
quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 30 dB đến dưới 35 dB;
i) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt
quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 35 dB đến dưới 40 dB;
k) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt
quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 40 dB trở lên.
2. Hành vi vi phạm các quy định về độ rung trong hoạt động sản xuất, thương mại và dịch
vụ bị xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung dưới 02
dB;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy
chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 02 dB đến dưới 05 dB;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy
chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 05 dB đến dưới 10 dB;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy
chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 10 dB đến dưới 15 dB;
đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy
chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 15 dB đến dưới 20 dB;
e) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy
chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 20 dB đến dưới 25 dB;
g) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt
quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 25 dB đến dưới 30 dB;
h) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt
quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 30 dB đến dưới 35 dB;
i) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt
quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 35 dB đến dưới 40 dB;
k) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt
quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 40 dB trở lên.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động gây độ rung của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp
vi phạm quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 và các điểm d, đ, e và g khoản 2 Điều
này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy
định tại các điểm h, i và k khoản 1 và các điểm h, i và k khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải thực hiện biện pháp giảm thiểu độ rung đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn
do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối
với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi
trường trong trường hợp có vi phạm về độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo
định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 24. Hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí; gây ô nhiễm môi trường kéo dài
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi rò rỉ, thải hóa chất
độc vào môi trường đất, nước trái quy định về bảo vệ môi trường.
2. Đối với hành vi thải các nguồn gây dịch bệnh vào môi trường bị áp dụng hình thức xử
phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
3. Đối với hành vi gây ô nhiễm đất, nước (nước ngầm, nước mặt bên trong và ngoài khuôn
viên của cơ sở) hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không
khí xung quanh bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường hợp hàm lượng chất
gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ
thuật dưới 03 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc dưới 05 lần đối với thông số
môi trường thông thường;
b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp hàm lượng chất
gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ
thuật từ 03 lần đến dưới 05 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 05 lần đến
dưới 10 lần đối với thông số môi trường thông thường;
c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp hàm lượng
chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ
thuật từ 05 lần trở lên đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 10 lần trở lên đối với
thông số môi trường thông thường.
4. Phạt tăng thêm từ 20% đến 30% của mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm quy định
tại các Điều 18, 19, 20 và 21; khoản 4 Điều 25, điểm d khoản 5 và khoản 8 Điều 26; điểm a
khoản 6, khoản 7, điểm b khoản 8 Điều 29; khoản 7, điểm b khoản 8 Điều 30; khoản 7,
điểm b khoản 8 Điều 31; các khoản 4 và 5 Điều 36 hoặc vi phạm trong phân khu phục hồi
sinh thái, khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn mà làm hàm lượng chất gây ô nhiễm
trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không
khí xung quanh đến dưới 03 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc dưới 05 lần đối
với thông số môi trường thông thường. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không
quá 1.000.000.000 đồng.
5. Phạt tăng thêm từ 30% đến 40% của mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm quy định
tại các điều 18, 19, 20 và 21; khoản 4 Điều 25, điểm d khoản 5 và khoản 8 Điều 26; điểm a
khoản 6, khoản 7, điểm b khoản 8 Điều 29; khoản 7, điểm b khoản 8 Điều 30; khoản 7,
điểm b khoản 8 Điều 31; các khoản 4 và 5 Điều 36 hoặc vi phạm trong phân khu phục hồi
sinh thái, khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn mà làm hàm lượng chất gây ô nhiễm
trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không
khí xung quanh từ 03 lần đến dưới 05 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 05
lần đến dưới 10 lần đối với thông số môi trường thông thường. Tổng mức phạt đối với mỗi
hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng.
6. Phạt tăng thêm từ 40% đến 50% của mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại
các 18, 19, 20 và 21; khoản 4 Điều 25, điểm d khoản 5 và khoản 8 Điều 26; điểm a khoản
6, khoản 7, điểm b khoản 8 Điều 29; khoản 7, điểm b khoản 8 Điều 30; khoản 7, điểm b
khoản 8 Điều 31; các khoản 4 và 5 Điều 36 hoặc vi phạm trong phân khu phục hồi sinh thái,
khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn mà làm hàm lượng chất gây ô nhiễm trong đất,
nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí xung
quanh từ 05 lần trở lên đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 10 lần trở lên đối với
thông số môi trường thông thường. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá
1.000.000.000 đồng.
7. Phạt tiền tăng thêm từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi gây ô
nhiễm môi trường trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành
chính về một trong các hành vi sau mà tiếp tục tái phạm và hết thời hạn khắc phục hậu quả
vi phạm mà chưa khắc phục được:
a) Xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 03 lần trở lên với thông số môi
trường thông thường hoặc từ 02 lần trở lên đối với thông số môi trường nguy hại;
b) Xả khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 02 lần trở lên đối với thông số môi
trường thông thường hoặc từ 1,5 lần trở lên đối với thông số môi trường nguy hại;
c) Gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA trở lên hoặc gây độ rung
vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 20 dB trở lên.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường của cơ sở đối với cơ sở đã được cấp giấy
phép môi trường từ 03 tháng đến 06 tháng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại
điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở đối với cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại điểm a
khoản này từ 03 tháng đến 06 tháng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại điểm a
khoản 3 và khoản 4 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường của cơ sở đối với cơ sở đã được cấp giấy
phép môi trường từ 06 tháng đến 09 tháng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại
điểm b, điểm c khoản 3, khoản 5, khoản 7 Điều này;
d) Đình chỉ hoạt động của cơ sở đối với cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại điểm c
khoản này từ 06 tháng đến 09 tháng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại điểm b,
điểm c khoản 3, khoản 5 và khoản 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu hoặc phục hồi môi trường theo
quy định, thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn
do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối
với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi
trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường
hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy
định tại Điều này.
Điều 25. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu
dân cư; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường ở
nơi công cộng.
2. Hành vi thu gom, thải rác thải trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu, tàn
thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công
cộng;
b) Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện,
đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công
cộng;
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải, đổ
nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công
cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản này;
d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải trên
vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt;
đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố; thải bỏ chất thải nhựa phát
sinh từ sinh hoạt vào ao hồ, kênh rạch, sông, suối, biển.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển nguyên liệu,
vật liệu không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không sử dụng thiết
bị, phương tiện chuyên dụng trong quá trình vận chuyển vật liệu, hàng hóa làm rò rỉ, phát
tán ra môi trường.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hoạt động quản lý công viên,
khu vui chơi, giải trí, lễ hội, khu du lịch, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và
khu vực công cộng khác có một trong các hành vi sau đây:
a) Không có đủ công trình vệ sinh công cộng, phương tiện, thiết bị thu gom chất thải đáp
ứng yêu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường theo quy định;
b) Không thu gom chất thải trong phạm vi quản lý theo quy định;
c) Không bố trí nhân lực thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý;
không có cán bộ, tổ hoặc đội bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát theo quy định.
6. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với chủ đầu tư xây dựng khu
đô thị, khu dân cư tập trung có hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Không có mạng lưới thoát nước mưa, nước thải riêng biệt; không có công trình vệ sinh
nơi công cộng đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
b) Không có hệ thống thu gom, xử lý nước thải đồng bộ, phù hợp với quy hoạch đã được
phê duyệt;
c) Không có thiết bị, phương tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn, thu gom, lưu giữ chất
thải rắn sinh hoạt phù hợp với lượng, loại chất thải phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân trong
khu dân cư tập trung;
d) Không đảm bảo diện tích cây xanh, mặt nước, không gian thoáng trong khu đô thị, khu
dân cư tập trung theo quy định.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các
biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra đối với
trường hợp vi phạm tại điểm c, d khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Buộc phải xây dựng, lắp đặt công trình bảo vệ môi trường theo quy định trong thời hạn
do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối
với các vi phạm quy định tại điểm a, b, c khoản 6 Điều này;
c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy
định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có
thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi
phạm quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều này gây ra.
Điều 26. Vi phạm các quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, đổ, đốt,
xử lý chất thải rắn thông thường
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân
không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải
rắn sinh hoạt theo quy định.
2. Hành vi vi phạm của cơ quan, tổ chức, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát
sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có biên bản bàn
giao chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý cho mỗi lần chuyển giao theo quy
định;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không phân loại tại
nguồn chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định; thiết bị, dụng cụ lưu chứa
chất thải rắn công nghiệp thông thường không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi
trường theo quy định; kho hoặc khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường
không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; không ký hợp đồng
với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông
thường theo quy định;
c) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ riêng
chất thải rắn công nghiệp thông thường đã được phân loại theo quy định; không có thiết bị,
dụng cụ, khu vực, kho lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự tái chế, xử lý, đồng
xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải rắn công nghiệp thông thường khi không đáp ứng yêu
cầu về bảo vệ môi trường theo quy định.
3. Hành vi vi phạm của cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư
xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công
nghiệp có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt với tổng khối lượng từ 300 kg/ngày trở lên, trừ
trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không ký hợp đồng
với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải theo quy
định;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện
vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường
theo quy định.
4. Hành vi vi phạm trong hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông
thường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có biên bản bàn
giao chất thải rắn công nghiệp thông thường cho mỗi lần chuyển giao hoặc đợt chuyển giao
đối với nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không ký hợp đồng thu
gom, vận chuyển đối với nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý với chủ
nguồn thải theo quy định;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện
vận chuyển, thiết bị lưu chứa, trạm trung chuyển, khu vực lưu giữ tạm thời chất thải rắn
công nghiệp thông thường không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy
định; không vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường theo loại sau khi đã được
phân loại theo quy định; phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường
phải xử lý không có thiết bị định vị theo quy định; hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải
rắn công nghiệp thông thường không theo tuyến đường và thời gian quy định của Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh.
5. Hành vi vi phạm trong hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt bị xử
phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đào tạo nghiệp
vụ, trang bị bảo hộ lao động cho công nhân thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp từ chối thu gom, vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng
bao bì đúng quy định; không ký hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý đối với cơ
quan, tổ chức, cơ sở có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển chất thải
rắn sinh hoạt không đến đúng điểm tập kết, trạm trung chuyển, địa điểm đã quy định, cơ sở
xử lý chất thải theo quy định; vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không đúng tuyến đường,
thời gian theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không phối hợp với Ủy ban nhân
dân cấp xã, cộng đồng dân cư, đại diện khu dân cư trong việc xác định thời gian, địa điểm,
tần suất, tuyến đường thu gom chất thải rắn sinh hoạt; không công bố rộng rãi thời gian, địa
điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không thông báo tới
cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh trên địa bàn về thời gian đóng bãi chôn
lấp chất thải rắn sinh hoạt để giám sát theo quy định; không báo cáo cơ quan phê duyệt kết
quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường về hiện trạng của bãi chôn lấp chất
thải rắn sinh hoạt trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh
hoạt theo quy định;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm đủ
yêu cầu về nhân lực, phương tiện và thiết bị chuyên dụng để thu gom, vận chuyển toàn bộ
chất thải rắn sinh hoạt tại những địa điểm đã quy định; phương tiện vận chuyển chất thải
rắn sinh hoạt không lắp đặt thiết bị giám sát hành trình hoặc không cung cấp thông tin, dữ
liệu vận chuyển cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại địa phương;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các phương
tiện, thiết bị không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; để rơi vãi
chất thải rắn sinh hoạt, gây phát tán bụi, mùi hoặc nước rò rỉ gây ảnh hưởng xấu đến môi
trường trong quá trình thu gom, vận chuyển; không vệ sinh, phun xịt rửa mùi phương tiện
vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trước khi ra khỏi trạm trung chuyển, cơ sở xử lý và sau
khi hoàn thành công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí các thiết
bị, phương tiện để thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không bố trí
phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ nước rỉ rác tại các trạm trung chuyển theo quy định;
không đáp ứng một trong các yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với trạm trung
chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt không bố
trí thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định, không thực hiện vệ sinh khử mùi, không có đèn
chiếu sáng theo quy định;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không có các biển
báo, chỉ dẫn an toàn trong bãi chôn lấp sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt;
không lập hồ sơ và bàn giao mặt bằng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi kết
thúc hoạt động xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo
quy định; không thành lập lại bản đồ địa hình của khu vực bãi chôn lấp chất thải rắn sinh
hoạt theo quy định;
g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không tiến hành cải
tạo cảnh quan, không có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường ngay sau khi đóng bãi
chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt; không tổ chức quan trắc, theo dõi diễn biến môi trường tại
bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt kể từ ngày kết thúc việc đóng bãi chôn lấp và báo cáo
cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh theo quy định.
6. Hành vi vi phạm của chủ dự án đầu tư, chủ sở hữu, ban quản lý khu đô thị, chung cư,
tòa nhà văn phòng bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí thiết
bị, phương tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn, thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt
theo quy định;
b) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức thu
gom chất thải từ hộ gia đình, cá nhân theo quy định; không bố trí điểm tập kết chất thải rắn
sinh hoạt phù hợp trong khuôn viên của dự án đầu tư theo quy định.
7. Hành vi vi phạm trong hoạt động xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường bị xử phạt
như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo định kỳ,
đột xuất về tình hình phát sinh, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo yêu cầu
của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; không có biên bản bàn giao chất thải rắn
công nghiệp thông thường phải xử lý đối với mỗi lần nhận chuyển giao; không lập nhật ký
vận hành các hệ thống, phương tiện, thiết bị xử lý bao gồm sơ chế, tái sử dụng, tái chế,
đồng xử lý, thu hồi năng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường; không có số theo
dõi số lượng các sản phẩm tái chế hoặc thu hồi từ chất thải rắn công nghiệp thông thường
theo quy định;
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không có phương
tiện, thiết bị, dụng cụ lưu chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng yêu cầu kỹ
thuật theo quy định;
c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với các hành vi xử lý chất thải
rắn công nghiệp thông thường không phù hợp với địa bàn hoạt động, công suất, loại chất
thải, các hệ thống, thiết bị xử lý chất thải đã đầu tư xây dựng, lắp đặt theo quy định; kho
hoặc khu lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường trong nhà hoặc ngoài trời không
đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định;
d) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có kho hoặc
khu lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định.
8. Hành vi chuyển giao, cho, bán chất thải rắn thông thường cho đơn vị không có chức
năng, năng lực xử lý theo quy định; chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn thông thường trái
quy định về bảo vệ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường; tiếp
nhận chất thải rắn thông thường nhưng không có biện pháp xử lý hoặc không chuyển giao
cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho,
bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường dưới 1.000 kg;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho,
bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 1.000 kg đến dưới
2.000 kg;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho,
bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 2.000 kg đến dưới
3.000 kg;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho,
bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 3.000 kg đến dưới
4.000 kg;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho,
bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 4.000 kg đến dưới
5.000 kg;
e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho,
bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 5.000 kg đến dưới
10.000 kg;
g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho,
bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 10.000 kg đến
dưới 20.000 kg;
h) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho,
bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 20.000 kg đến
dưới 30.000 kg;
i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho,
bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 30.000 kg đến
dưới 40.000 kg;
k) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao,
cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 40.000 kg
đến dưới 60.000 kg;
l) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao,
cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 60.000 kg
đến dưới 80.000 kg, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường;
m) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao,
cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 80.000 kg
đến dưới 100.000 kg, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường;
n) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao,
cho, bán, tiếp nhận hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 100.000 kg trở lên.
9. Phạt tăng thêm từ 40% đến 50% số tiền phạt so với mức phạt tiền tương ứng đối với
hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này trong trường hợp gây ô nhiễm môi trường
hoặc chất thải rắn thông thường có chứa các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn
kỹ thuật môi trường xung quanh. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá
1.000.000.000 đồng.
10. Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy
định tại khoản 8 Điều này trong trường hợp chất thải rắn thông thường có chứa chất phóng
xạ, gây nhiễm xạ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.
11. Cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh
doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh
chất thải rắn sinh hoạt với tổng khối lượng dưới 300kg/ngày và lựa chọn hình thức quản lý
chất thải rắn sinh hoạt như hộ gia đình, cá nhân thì việc xử lý hành vi vi phạm được thực
hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này như đối với tổ chức.
12. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động của cơ sở xử lý chất thải rắn thông thường từ 01 tháng đến 03 tháng
đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm c khoản 7, điểm l, m, n khoản 8, khoản 9 Điều
này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở xử lý chất thải rắn thông thường từ 03 tháng đến 06 tháng
đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 10 Điều này;
c) Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm
e, g, h, i, k, l, m, n khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này.
13. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu, chuyển giao chất thải rắn thông
thường cho đơn vị có chức năng xử lý do hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này
gây ra;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi
trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường
hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy
định tại khoản 9, khoản 10 Điều này;
c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy
định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có
thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi
phạm quy định tại khoản 8, khoản 9, khoản 10 Điều này gây ra.
Điều 27. Vi phạm các quy định về đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam
1. Hành vi đưa chất thải rắn thông thường vào lãnh thổ Việt Nam trái pháp luật bị xử phạt
như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh thổ
Việt Nam chất thải rắn thông thường dưới 1.000 kg;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh thổ
Việt Nam chất thải rắn thông thường từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh thổ
Việt Nam chất thải rắn thông thường từ 2.000 kg đến dưới 3.000 kg;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh thổ
Việt Nam chất thải rắn thông thường từ 3.000 kg đến dưới 4.000 kg;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh thổ
Việt Nam chất thải rắn thông thường từ 4.000 kg đến dưới 5.000 kg;
e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh thổ
Việt Nam chất thải rắn thông thường từ 5.000 kg đến dưới 10.000 kg;
g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh thổ
Việt Nam chất thải rắn thông thường từ 10.000 kg đến dưới 20.000 kg;
h) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh thổ
Việt Nam chất thải rắn thông thường từ 20.000 kg đến dưới 30.000 kg;
i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh thổ
Việt Nam chất thải rắn thông thường từ 30.000 kg đến dưới 40.000 kg;
k) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh
thổ Việt Nam chất thải rắn thông thường từ 40.000 kg đến dưới 60.000 kg;
l) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh
thổ Việt Nam chất thải rắn thông thường từ 60.000 kg đến dưới 70.000 kg.
2. Hành vi đưa chất thải nguy hại vào lãnh thổ Việt Nam trái pháp luật bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh
thổ Việt Nam dưới 50 kg chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng
chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân
hủy thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
hoặc dưới 100 kg chất thải nguy hại khác;
b) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh
thổ Việt Nam từ 50 kg đến dưới 125 kg chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt
vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất ô nhiễm
hữu cơ khó phân hủy thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu
cơ khó phân hủy hoặc từ 100 kg đến dưới 250 kg chất thải nguy hại khác;
c) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh
thổ Việt Nam từ 125 kg đến dưới 250 kg chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt
vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất ô nhiễm
hữu cơ khó phân hủy thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu
cơ khó phân hủy hoặc từ 250 kg đến dưới 500 kg chất thải nguy hại khác;
d) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh
thổ Việt Nam từ 250 kg đến dưới 400 kg chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt
vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất ô nhiễm
hữu cơ khó phân hủy thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu
cơ khó phân hủy hoặc từ 500 kg đến dưới 1.000 kg chất thải nguy hại khác;
đ) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh
thổ Việt Nam từ 400 kg đến dưới 650 kg chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt
vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất ô nhiễm
hữu cơ khó phân hủy thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu
cơ khó phân hủy hoặc từ 1.000 kg đến dưới 1.500 kg chất thải nguy hại khác;
e) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh
thổ Việt Nam từ 650 kg đến dưới 800 kg chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt
vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất ô nhiễm
hữu cơ khó phân hủy thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu
cơ khó phân hủy hoặc từ 1.500 kg đến dưới 2.000 kg chất thải nguy hại khác;
g) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh
thổ Việt Nam từ 800 kg đến dưới 900 kg chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt
vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất ô nhiễm
hữu cơ khó phân hủy thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu
cơ khó phân hủy hoặc từ 2.000 kg đến dưới 2.500 kg chất thải nguy hại khác;
h) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh
thổ Việt Nam từ 900 kg đến dưới 1.000 kg chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc
biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất ô
nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm
hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 2.500 kg đến dưới 3.000 kg chất thải nguy hại.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy trong trường hợp không thể tái xuất đối với các hành vi vi phạm
tại Điều này.
Điều 28. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong quản lý các chất ô nhiễm
khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có
chứa chất ô nhiễm khó phân hủy
1. Hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong quản lý chất ô nhiễm khó phân
hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm
khó phân hủy bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không gửi văn bản
thông báo tới Bộ Tài nguyên và Môi trường kèm theo kết quả đánh giá sự phù hợp đối với
nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó
phân hủy sau khi được thông quan và trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường; không gửi
văn bản thông báo tới Bộ Tài nguyên và Môi trường về khối lượng và tên chất ô nhiễm hữu
cơ khó phân hủy (POP) trước khi thực hiện hoạt động nhập khẩu đối với từng lô hàng theo
quy định;
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không dán nhãn và
công bố thông tin hoặc dán nhãn và công bố thông tin không đúng về nguyên liệu, nhiên
liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy theo quy
định;
c) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện
các biện pháp thu gom, lưu giữ và quản lý an toàn chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên
liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy
theo quy định;
d) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện
các biện pháp tiêu hủy, xử lý an toàn chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu,
vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy vượt quá giới
hạn tối đa cho phép theo quy định;
đ) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu, sản
xuất, kinh doanh và sử dụng chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,
sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy vượt quá giới hạn tối đa
cho phép theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm e Điều này
và khoản 4 Điều 35 Nghị định này;
e) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu, sản
xuất và sử dụng chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản
phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc Công ước
Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy có hàm lượng vượt quá giới hạn tối
đa cho phép theo quy định của pháp luật; nhập khẩu, sản xuất và sử dụng các chất POP
mà không thực hiện thủ tục đăng ký miễn trừ theo quy định, trừ trường hợp quy định
tại khoản 4 Điều 35 Nghị định này.
2. Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường hoặc đốt chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc Phụ lục
A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của
pháp luật.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với các trường hợp vi phạm
quy định tại điểm đ, e khoản 1, khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu do hành vi vi phạm quy định tại khoản
2 Điều này gây ra;
b) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy trong trường hợp không thể tái xuất và báo cáo kết quả đã
khắc phục xong hậu quả vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ, e khoản 1
Điều này;
c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy
định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có
thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi
phạm quy định tại điểm đ, e khoản 1, khoản 2 Điều này;
d) Buộc phải thực hiện biện pháp thu gom, lưu giữ và quản lý an toàn chất ô nhiễm khó
phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị đã nhập khẩu,
sản xuất và sử dụng có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy theo đúng quy định và báo cáo
kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm đối với các vi phạm quy định tại điểm đ, e
khoản 1 Điều này.
Điều 29. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với chủ nguồn thải chất thải
nguy hại
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo cơ
quan nhà nước có thẩm quyền về việc lưu giữ chất thải nguy hại trong trường hợp lưu giữ
quá 01 năm kể từ thời điểm phát sinh mà chưa tìm được cơ sở xử lý chất thải nguy hại phù
hợp, chưa có phương án vận chuyển, xử lý khả thi.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Không lưu trữ và quản lý chứng từ chất thải nguy hại đã sử dụng, các hồ sơ, tài liệu,
nhật ký liên quan đến công tác quản lý chất thải nguy hại theo quy định; không cung cấp
đầy đủ chứng từ chất thải nguy hại cho cơ quan có thẩm quyền để phục vụ công tác quản
lý, thanh tra, kiểm tra theo quy định; không có biên bản bàn giao trong trường hợp chuyển
giao chất thải y tế nguy hại để xử lý theo mô hình cụm theo quy định;
b) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền về việc quá 6 tháng kể từ
ngày chuyển giao chất thải nguy hại trong trường hợp không nhận được hai liên cuối của
chứng từ chất thải nguy hại từ tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao chất thải nguy hại theo
quy định;
c) Không thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại theo quy định.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Không ký hợp đồng với đơn vị có giấy phép môi trường phù hợp trước khi chuyển giao
chất thải nguy hại để xử lý theo quy định;
b) Vận chuyển chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở khi không có phương tiện chính chủ
hoặc phương tiện, thiết bị không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định;
c) Không chuyển giao chất thải nguy hại cho đơn vị có giấy phép môi trường phù hợp để
thu gom, xử lý theo quy định trong trường hợp không được phép tiếp tục lưu giữ theo quy
định của pháp luật hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Không phân định chất thải nguy hại theo mã, danh mục và ngưỡng chất thải nguy hại;
không phân loại chất thải nguy hại theo quy định; xác định không đúng số lượng, khối
lượng chất thải nguy hại để quản lý theo quy định; không khai báo hoặc khai không đúng
khối lượng, loại chất thải nguy hại trong báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo
quy định;
đ) Không đóng gói, bảo quản chất thải nguy hại trong các bao bì, thiết bị lưu chứa phù hợp,
đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định hoặc sử dụng bao bì, thiết bị lưu chứa chất thải
nguy hại không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định;
e) Không bố trí hoặc bố trí khu vực lưu giữ chất thải nguy hại không đáp ứng yêu cầu kỹ
thuật theo quy định.
4. Hành vi để lẫn chất thải nguy hại khác loại với nhau trong trường hợp các chất thải nguy
hại không cùng tính chất, không cùng phương pháp xử lý hoặc để lẫn chất thải nguy hại với
chất thải khác trong quá trình lưu giữ bị xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với vi phạm lần đầu và phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000
đồng đối với trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần đối với trường hợp để chất thải
nguy hại ở dạng sản phẩm thải bỏ đơn chiếc, thiết bị đơn chiếc vào chất thải rắn thông
thường;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp để lẫn từ 02 đến
dưới 05 chất thải nguy hại ở dạng sản phẩm thải bỏ đơn chiếc, thiết bị đơn chiếc hoặc dưới
10% khối lượng chất thải nguy hại khác loại vào các bao bì, thiết bị lưu chứa chất thải nguy
hại khác hoặc nhóm chất thải nguy hại khác không cùng tính chất, phương pháp xử lý hoặc
để vào chất thải rắn thông thường;
c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp để lẫn từ 05 đến
dưới 10 chất thải nguy hại ở dạng sản phẩm thải bỏ đơn chiếc, thiết bị đơn chiếc hoặc từ
10% đến dưới 50% khối lượng chất thải nguy hại khác loại vào các bao bì, thiết bị lưu chứa
chất thải nguy hại khác hoặc nhóm chất thải nguy hại khác không cùng tính chất, phương
pháp xử lý hoặc để vào chất thải rắn thông thường;
d) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp để lẫn từ 10
chất thải nguy hại ở dạng sản phẩm thải bỏ đơn chiếc, thiết bị đơn chiếc trở lên hoặc từ
50% khối lượng chất thải nguy hại khác loại trở lên vào các bao bì, thiết bị lưu chứa chất
thải nguy hại khác hoặc nhóm chất thải nguy hại khác không cùng tính chất, phương pháp
xử lý hoặc để vào chất thải rắn thông thường.
5. Hành vi chuyển giao, cho, bán, mua, tặng chất thải nguy hại cho tổ chức, cá nhân không
có chức năng xử lý chất thải nguy hại, trừ các trường hợp đặc thù theo quy định của pháp
luật về quản lý chất thải nguy hại và các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường, bị xử
phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho,
bán, mua, tặng dưới 100 kg chất thải nguy hại;
b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho,
bán, mua, tặng từ 100 kg đến dưới 600 kg chất thải nguy hại;
c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao,
cho, bán, mua, tặng từ 600 kg đến dưới 1.000 kg chất thải nguy hại;
d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao,
cho, bán, mua, tặng từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg chất thải nguy hại;
đ) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao,
cho, bán, mua, tặng từ 2.000 kg đến dưới 3.000 kg chất thải nguy hại;
e) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 190.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao,
cho, bán, mua, tặng từ 3.000 kg đến dưới 4.000 kg chất thải nguy hại;
g) Phạt tiền từ 190.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao,
cho, bán, mua, tặng từ 4.000 kg đến dưới 5.000 kg chất thải nguy hại;
h) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao,
cho, bán, mua, tặng từ 5.000 kg chất thải nguy hại trở lên;
i) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao,
cho, mua, bán, tặng chất thải nguy hại có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc
Phụ lục A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.
6. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường:
a) Làm tràn đổ chất thải nguy hại hoặc để xảy ra sự cố tràn đổ chất thải nguy hại ra môi
trường đất, nước ngầm, nước mặt gây ô nhiễm môi trường;
b) Tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy
hại khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc không đúng nội dung trong
giấy phép môi trường;
c) Xuất khẩu chất thải nguy hại khi chưa có văn bản chấp thuận hoặc không đúng nội dung
văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Hành vi chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải nguy hại trái quy định về bảo vệ môi
trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ,
thải hoặc đốt dưới 100 kg chất thải nguy hại;
b) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ,
thải hoặc đốt từ 100 kg đến dưới 250 kg chất thải nguy hại;
c) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ,
thải hoặc đốt từ 250 kg đến dưới 500 kg chất thải nguy hại;
d) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ,
thải hoặc đốt từ 500 kg đến dưới 1.000 kg chất thải nguy hại;
đ) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ,
thải hoặc đốt từ 1.000 kg đến dưới 1.500 kg chất thải nguy hại, trừ trường hợp chôn, lấp,
đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất
thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy theo
quy định;
e) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ,
thải hoặc đốt từ 1.500 kg đến dưới 2.000 kg chất thải nguy hại, trừ trường hợp chôn, lấp,
đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất
thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy theo
quy định;
g) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ,
thải hoặc đốt từ 2.000 kg đến dưới 2.500 kg chất thải nguy hại, trừ trường hợp chôn, lấp,
đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất
thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy theo
quy định;
h) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ,
thải hoặc đốt từ 2.500 kg đến dưới 3.000 kg chất thải nguy hại, trừ trường hợp chôn, lấp,
đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất
thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy theo
quy định;
i) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với trường hợp đốt từ 3.000 kg
chất thải nguy hại trở lên.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy
định tại khoản 7 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản
7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu do hành vi vi phạm quy định tại điểm a
khoản 6, khoản 7 Điều này gây ra;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi
trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường
hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy
định tại Điều này;
c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy
định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có
thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi
phạm quy định tại Điều này gây ra;
d) Buộc chuyển giao chất thải cho đơn vị có chức năng xử lý do hành vi vi phạm quy định
tại khoản 5 Điều này gây ra.
Điều 30. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động vận
chuyển chất thải nguy hại
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Không báo cáo cơ quan cấp giấy phép môi trường trong trường hợp thuê các phương
tiện vận chuyển công cộng để vận chuyển chất thải nguy hại theo quy định;
b) Không lập và gửi hồ sơ đăng ký vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới cho chủ
nguồn thải chất thải nguy hại, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Không lưu giữ, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường hồ sơ vận chuyển xuyên biên giới chất
thải nguy hại đã có xác nhận của đơn vị xử lý ở nước ngoài;
d) Không báo cáo cơ quan cấp phép trước khi thực hiện kế hoạch thu gom, vận chuyển và
xử lý chất thải y tế nguy hại do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt khi địa bàn thu gom
không quy định trong giấy phép môi trường.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Không trang bị hệ thống định vị vệ tinh (GPS) đối với phương tiện vận chuyển chất thải
nguy hại theo quy định hoặc phương tiện có trang bị nhưng không duy trì hoạt động hệ
thống định vị vệ tinh (GPS) trong quá trình vận chuyển chất thải nguy hại;
b) Không cung cấp tài khoản theo dõi thiết bị định vị vệ tinh của phương tiện vận chuyển
cho Bộ Tài nguyên và Môi trường giám sát, quản lý theo quy định;
c) Không ký hợp đồng với chủ nguồn thải chất thải nguy hại trước khi thu gom, vận chuyển
chất thải nguy hại theo quy định.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại ngoài địa bàn quy định trong giấy phép xử lý
chất thải nguy hại;
b) Thực hiện việc liên kết vận chuyển chất thải nguy hại giữa hai cá nhân, tổ chức có giấy
phép môi trường về nội dung thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại khi chưa được chấp
thuận bằng văn bản của cơ quan cấp giấy phép môi trường theo quy định;
c) Không thực hiện đúng một trong các nội dung quy định trong giấy phép môi trường về xử
lý chất thải nguy hại trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều
này;
d) Sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng thu gom, vận chuyển, đóng gói, bảo quản và
lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định;
đ) Bố trí khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại không đúng quy định.
4. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại ngoài danh mục chất thải nguy hại quy định
trong giấy phép môi trường;
b) Thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại vượt quá khối lượng một trong các nhóm chất
thải nguy hại được quy định trong giấy phép môi trường;
c) Sử dụng phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại không được đăng ký trong giấy
phép môi trường hoặc không có hợp đồng thuê phương tiện vận chuyển theo quy định.
5. Hành vi chuyển giao, cho, bán chất thải nguy hại cho tổ chức, cá nhân không có giấy
phép môi trường phù hợp hoặc mua, tiếp nhận chất thải nguy hại từ các tổ chức, cá nhân
khi không có chức năng xử lý chất thải nguy hại theo quy định hoặc chuyển giao chất thải
nguy hại cho bên thứ ba để xử lý trong trường hợp có hợp đồng liên kết thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải nguy hại, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường, bị xử
phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho,
bán, mua, tiếp nhận dưới 100 kg chất thải nguy hại;
b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho,
bán, mua, tiếp nhận từ 100 kg đến dưới 600 kg chất thải nguy hại;
c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao,
cho, bán, mua, tiếp nhận từ 600 kg đến dưới 1.000 kg chất thải nguy hại;
d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao,
cho, bán, mua, tiếp nhận từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg chất thải nguy hại;
đ) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao,
cho, bán, mua, tiếp nhận từ 2.000 kg đến dưới 3.000 kg chất thải nguy hại;
e) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 190.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao,
cho, bán, mua, tiếp nhận từ 3.000 kg đến dưới 4.000 kg chất thải nguy hại;
g) Phạt tiền từ 190.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao,
cho, bán, mua, tiếp nhận từ 4.000 kg đến dưới 5.000 kg chất thải nguy hại;
h) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao,
cho, bán, mua, tiếp nhận từ 5.000 kg chất thải nguy hại trở lên.
6. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển chất
thải nguy hại khi không có giấy phép môi trường, trừ các trường hợp: vận chuyển chất thải
nguy hại phát sinh từ quá trình sinh hoạt hoặc cơ sở kinh doanh, dịch vụ (không bao gồm
sản xuất) quy mô hộ gia đình, cá nhân được quản lý, xử lý theo quy định về thu hồi, xử lý
sản phẩm thải bỏ; vận chuyển chất thải nguy hại thuộc kế hoạch thu gom, vận chuyển, lưu
giữ, trung chuyển chất thải nguy hại do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; vận chuyển
chất thải nguy hại từ các công trình dầu khí ngoài biển vào đất liền và trường hợp quy định
tại điểm c khoản 2, điểm c khoản 3, điểm c khoản 4 Điều 14 Nghị định này.
7. Hành vi chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải nguy hại trái quy định về bảo vệ môi
trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường chôn, lấp, đổ, thải
hoặc đốt dưới 100 kg chất thải nguy hại;
b) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ,
thải hoặc đốt từ 100 kg đến dưới 250 kg chất thải nguy hại;
c) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ,
thải hoặc đốt từ 250 kg đến dưới 500 kg chất thải nguy hại;
d) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ,
thải hoặc đốt từ 500 kg đến dưới 1.000 kg chất thải nguy hại;
đ) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ,
thải hoặc đốt từ 1.000 kg đến dưới 1.500 kg chất thải nguy hại, trừ trường hợp chôn, lấp,
đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất
thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy theo
quy định;
e) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ,
thải hoặc đốt từ 1.500 kg đến dưới 2.000 kg chất thải nguy hại, trừ trường hợp chôn, lấp,
đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất
thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy theo
quy định;
g) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ,
thải hoặc đốt từ 2.000 kg đến dưới 2.500 kg chất thải nguy hại, trừ trường hợp chôn, lấp,
đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất
thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy theo
quy định;
h) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ,
thải hoặc đốt từ 2.500 kg đến dưới 3.000 kg chất thải nguy hại, trừ trường hợp chôn, lấp,
đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất
thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy theo
quy định;
i) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với trường hợp đốt từ 3.000 kg
chất thải nguy hại trở lên.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại từ 03 tháng đến 06 tháng đối với
trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3, 4 và 5 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng
đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này;
c) Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản
6, 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu do hành vi vi phạm quy định tại khoản
7 Điều này gây ra;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi
trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường
hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy
định tại Điều này;
c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy
định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có
thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi
phạm quy định tại Điều này gây ra;
d) Buộc chuyển giao chất thải cho đơn vị có chức năng xử lý do hành vi vi phạm quy định
tại khoản 5 Điều này gây ra.
Điều 31. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động xử lý
chất thải nguy hại và thực hiện giấy phép môi trường về xử lý chất thải nguy hại
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Không có quy trình vận hành an toàn công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng phù
hợp; không lập kế hoạch quản lý môi trường theo quy định; không có nhân sự phụ trách về
bảo vệ môi trường theo quy định;
b) Không thực hiện chương trình giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý chất
thải nguy hại trong giấy phép môi trường về xử lý chất thải nguy hại đã được cấp;
c) Không đào tạo, tập huấn định kỳ về môi trường hàng năm theo quy định;
d) Không lưu trữ chứng từ chất thải nguy hại đã sử dụng, báo cáo quản lý chất thải nguy
hại và các hồ sơ, tài liệu khác có yêu cầu lưu trữ liên quan đến hoạt động quản lý chất thải
nguy hại theo quy định;
đ) Không thực hiện kê khai và sử dụng chứng từ chất thải nguy hại theo quy định; không
thực hiện kê khai chứng từ chất thải nguy hại trực tuyến trên hệ thống thông tin của cơ
quan có thẩm quyền hoặc thông qua thư điện tử khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan
có thẩm quyền;
e) Không chuyển chứng từ chất thải nguy hại cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định;
g) Không lưu trữ chứng từ chất thải nguy hại đã sử dụng, báo cáo quản lý chất thải nguy
hại và các hồ sơ, tài liệu khác có yêu cầu lưu trữ liên quan đến hoạt động quản lý chất thải
nguy hại theo quy định;
h) Không công khai, cung cấp thông tin về loại, số lượng chất thải nguy hại thu gom, xử lý,
phương pháp xử lý; thông tin về tên, địa chỉ chủ nguồn thải chất thải nguy hại được thu
gom, xử lý và các thông tin về môi trường khác cần phải công khai, cung cấp thông tin theo
quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Không ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại với chủ nguồn thải
chất thải nguy hại theo quy định;
b) Không lập sổ giao nhận chất thải nguy hại, sổ nhật ký vận hành hệ thống, phương tiện,
thiết bị xử lý chất thải nguy hại; không lập sổ theo dõi số lượng, chất lượng, nguồn tiêu thụ
của các sản phẩm tái chế hoặc thu hồi từ chất thải nguy hại theo quy định;
c) Thực hiện kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại (mô hình cụm)
không đúng quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Sử dụng kho chứa chất thải nguy hại không có trong giấy phép môi trường, trừ trường
hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
đ) Không thông báo bằng văn bản cho chủ nguồn thải chất thải nguy hại trong trường hợp
có lý do phải lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại mà chưa đưa vào xử lý sau 06 tháng kể từ
ngày thực hiện chuyển giao ghi trên chứng từ chất thải nguy hại;
e) Không thực hiện đúng kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt
động;
g) Không có hợp đồng ba bên về việc liên kết thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy
hại hoặc không có sự đồng ý bằng văn bản của chủ nguồn thải chất thải nguy hại trong
trường hợp nhận chuyển giao chất thải nguy hại để xử lý theo hợp đồng liên kết.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Không thực hiện đúng các quy định theo nội dung hợp đồng xử lý chất thải nguy hại;
b) Không lắp đặt các bảng hướng dẫn dạng sơ đồ về quy trình vận hành an toàn các hệ
thống, phương tiện, thiết bị xử lý chất thải nguy hại theo quy định;
c) Không lưu giữ chất thải nguy hại trước và sau khi xử lý trong thiết bị chuyên dụng phù
hợp với loại hình chất thải nguy hại; thiết bị chuyên dụng phục vụ lưu giữ chất thải nguy
hại, khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại hoặc thiết bị xử lý chất thải nguy hại không
đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định; không thu gom chất thải nguy
hại theo quy định;
d) Không áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001
hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 được chứng nhận theo quy định.
4. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
a) Tiếp nhận xử lý chất thải nguy hại do cá nhân, tổ chức không có giấy phép môi trường
vận chuyển đến mà không có sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền, trừ chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình sinh hoạt hoặc cơ sở kinh doanh, dịch
vụ (không bao gồm sản xuất), quy mô hộ gia đình, cá nhân được quản lý, xử lý theo quy
định về thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ;
b) Không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi tiếp nhận
chất thải nguy hại từ các chủ xử lý chất thải nguy hại khác;
c) Không thực hiện đúng các quy định trong giấy phép môi trường, trừ trường hợp quy định
tại các điểm b, c, d và đ khoản 5 Điều này.
5. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
a) Sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng xử lý chất thải nguy hại không có trong giấy
phép môi trường;
b) Tiếp nhận, xử lý chất thải nguy hại ngoài danh mục chất thải nguy hại trong giấy phép
môi trường;
c) Xử lý chất thải nguy hại được thu gom ngoài địa bàn quy định trong giấy phép môi
trường;
d) Xử lý chất thải nguy hại vượt quá công suất xử lý một trong các nhóm chất thải nguy hại
quy định trong giấy phép môi trường;
đ) Xử lý chất thải nguy hại khi không có giấy phép môi trường theo quy định, trừ trường
hợp quy định tại điểm c khoản 2, điểm c khoản 3, điểm c khoản 4 Điều 14 Nghị định này;
e) Không xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường sau khi kết thúc hoạt động theo quy định.
6. Hành vi chuyển giao, cho, bán chất thải nguy hại cho tổ chức, cá nhân không có giấy
phép môi trường phù hợp hoặc mua, tiếp nhận chất thải nguy hại từ các tổ chức, cá nhân
khi không có chức năng xử lý chất thải nguy hại theo quy định hoặc chuyển giao chất thải
nguy hại cho bên thứ ba để xử lý trong trường hợp có hợp đồng liên kết thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải nguy hại, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường bị xử
phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho,
bán, mua, tiếp nhận dưới 100 kg chất thải nguy hại;
b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho,
bán, mua, tiếp nhận từ 100 kg đến dưới 600 kg chất thải nguy hại;
c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao,
cho, bán, mua, tiếp nhận từ 600 kg đến dưới 1.000 kg chất thải nguy hại;
d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao,
cho, bán, mua, tiếp nhận từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg chất thải nguy hại;
đ) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao,
cho, bán, mua, tiếp nhận từ 2.000 kg đến dưới 3.000 kg chất thải nguy hại;
e) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 190.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao,
cho, bán, mua, tiếp nhận từ 3.000 kg đến dưới 4.000 kg chất thải nguy hại;
g) Phạt tiền từ 190.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao,
cho, bán, mua, tiếp nhận từ 4.000 kg đến dưới 5.000 kg chất thải nguy hại;
h) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao,
cho, bán, mua, tiếp nhận từ 5.000 kg chất thải nguy hại trở lên.
7. Hành vi chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải nguy hại trái quy định về bảo vệ môi
trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ,
thải hoặc đốt dưới 100 kg chất thải nguy hại;
b) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ,
thải hoặc đốt từ 100 kg đến dưới 250 kg chất thải nguy hại;
c) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ,
thải hoặc đốt từ 250 kg đến dưới 500 kg chất thải nguy hại;
d) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ,
thải hoặc đốt từ 500 kg đến dưới 1.000 kg chất thải nguy hại;
đ) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ,
thải hoặc đốt từ 1.000 kg đến dưới 1.500 kg chất thải nguy hại, trừ trường hợp chôn, lấp,
đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất
thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy theo
quy định;
e) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ,
thải hoặc đốt từ 1.500 kg đến dưới 2.000 kg chất thải nguy hại, trừ trường hợp chôn, lấp,
đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất
thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy theo
quy định;
g) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ,
thải hoặc đốt từ 2.000 kg đến dưới 2.500 kg chất thải nguy hại, trừ trường hợp chôn, lấp,
đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất
thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy theo
quy định;
h) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ,
thải hoặc đốt từ 2.500 kg đến dưới 3.000 kg chất thải nguy hại, trừ trường hợp chôn, lấp,
đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất
thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy theo
quy định;
i) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với trường hợp đốt từ 3.000 kg
chất thải nguy hại trở lên.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động xử lý chất thải nguy hại của cơ sở từ 01 tháng đến 03 tháng đối với
trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường của cơ sở xử lý chất thải nguy hại từ 03
tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm a, b, c, d khoản 5 và
khoản 6 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định
tại điểm đ khoản 5 Điều này;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường của cơ sở xử lý chất thải nguy hại từ 06
tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này;
đ) Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản
7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu do hành vi vi phạm quy định tại khoản
7 Điều này gây ra;
b) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo
kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử
phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại
Điều này gây ra;
c) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi
trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường
hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy
định tại Điều này;
d) Buộc chuyển giao chất thải nguy hại cho đơn vị có chức năng xử lý đối với trường hợp vi
phạm quy định tại điểm đ khoản 5 và khoản 6 Điều này.
Điều 32. Vi phạm quy định thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì của nhà
sản xuất, nhập khẩu
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không công khai
hoặc công khai không đầy đủ thông tin về sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu
theo quy định.
2. Hành vi vi phạm quy định đăng ký kế hoạch tái chế, kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ tái
chế, báo cáo kết quả tái chế, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến dưới 250.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không
đầy đủ, không đúng nội dung, chỉ tiêu, số liệu đăng ký kế hoạch tái chế, kê khai nộp tiền
đóng góp hỗ trợ tái chế, báo cáo kết quả tái chế theo quy định nhưng không làm giảm trách
nhiệm tái chế hoặc làm tăng kết quả khối lượng tái chế;
b) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến dưới 350.000.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký
kế hoạch tái chế, gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế, báo cáo kết quả tái chế
quá thời hạn quy định dưới 31 ngày;
c) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến dưới 450.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký kế
hoạch tái chế, gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế, báo cáo kết quả tái chế quá
thời hạn quy định từ 31 ngày đến dưới 91 ngày;
d) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến dưới 550.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký kế
hoạch tái chế, kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế, báo cáo kết quả tái chế không đúng
làm giảm dưới 30% trách nhiệm tái chế hoặc làm tăng kết quả khối lượng tái chế dưới
30%;
đ) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến dưới 650.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký kế
hoạch tái chế, kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế, báo cáo kết quả tái chế không đúng
làm giảm từ 30% đến dưới 50% trách nhiệm tái chế hoặc làm tăng kết quả khối lượng tái
chế từ 30% đến dưới 50%;
e) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến dưới 750.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký kế
hoạch tái chế, kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế, báo cáo kết quả tái chế không đúng
làm giảm từ 50% đến dưới 70% trách nhiệm tái chế hoặc làm tăng kết quả khối lượng tái
chế từ 50% đến dưới 70%;
g) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký kế hoạch
tái chế, kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế, báo cáo kết quả tái chế không đúng làm
giảm từ 70% trở lên trách nhiệm tái chế hoặc làm tăng kết quả khối lượng tái chế từ 70%
trở lên;
h) Phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký kế
hoạch tái chế hoặc không gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế hoặc không báo
cáo kết quả tái chế hoặc đăng ký kế hoạch tái chế, gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ
tái chế, báo cáo kết quả tái chế nhưng quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.
3. Hành vi vi phạm quy định tỷ lệ tái chế bắt buộc, quy cách tái chế bắt buộc và nộp tiền
đóng góp hỗ trợ tái chế, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến dưới 550.000.000 đồng đối với trường hợp kết quả
khối lượng tái chế từ 70% đến dưới 100% trách nhiệm tái chế hoặc từ 70% đến dưới 100%
kết quả khối lượng tái chế đạt quy cách tái chế bắt buộc;
b) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến dưới 650.000.000 đồng đối với trường hợp kết quả
khối lượng tái chế từ 50% đến dưới 70% trách nhiệm tái chế hoặc từ 50% đến dưới 70%
kết quả khối lượng tái chế đạt quy cách tái chế bắt buộc;
c) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến dưới 750.000.000 đồng đối với trường hợp kết quả
khối lượng tái chế từ 30% đến dưới 50% trách nhiệm tái chế hoặc từ 30% đến dưới 50%
kết quả khối lượng tái chế đạt quy cách tái chế bắt buộc;
d) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với trường hợp kết quả khối
lượng tái chế dưới 30% trách nhiệm tái chế hoặc dưới 30% kết quả khối lượng tái chế đạt
quy cách tái chế bắt buộc.
4. Hành vi nộp tiền đóng góp hỗ trợ tái chế quá thời hạn quy định, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng đối với hành vi chậm nộp tiền
đóng góp hỗ trợ tái chế quá thời hạn quy định dưới 31 ngày hoặc không nộp đủ số tiền
đóng góp hỗ trợ tái chế quá thời hạn quy định dưới 31 ngày;
b) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến dưới 900.000.000 đồng đối với hành vi chậm nộp tiền
đóng góp hỗ trợ tái chế quá thời hạn quy định dưới 31 ngày hoặc không nộp đủ số tiền
đóng góp hỗ trợ tái chế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến dưới 91 ngày.
5. Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đối với hành vi không thực hiện trách
nhiệm tái chế hoặc không nộp tiền đóng góp hỗ trợ tái chế hoặc chậm nộp tiền đóng góp hỗ
trợ tái chế quá thời hạn 91 ngày trở lên hoặc không nộp đủ số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế
quá thời hạn 91 ngày trở lên.
6. Hành vi vi phạm quy định tự thực hiện tái chế, ký hợp đồng thực hiện tái chế, hợp đồng
ủy quyền tổ chức thực hiện tái chế, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi tự thực hiện tái
chế, ký hợp đồng tái chế với đơn vị tái chế không đáp ứng yêu cầu theo quy định hoặc ký
hợp đồng thực hiện tái chế với nhà sản xuất, nhập khẩu mà không đáp ứng yêu cầu theo
quy định;
b) Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi ký hợp đồng ủy
quyền cho tổ chức trung gian tổ chức tái chế không đáp ứng yêu cầu theo quy định hoặc ký
hợp đồng ủy quyền tổ chức tái chế cho nhà sản xuất, nhà nhập khẩu mà không đáp ứng
yêu cầu theo quy định.
7. Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau đây:
a) Tái chế phế liệu nhập khẩu để xác định kết quả khối lượng tái chế cho nhà sản xuất,
nhập khẩu hoặc đề nghị hỗ trợ tái chế;
b) Sử dụng một kết quả khối lượng tái chế để xác định tỷ lệ tái chế cho nhiều nhà sản xuất,
nhập khẩu;
c) Sử dụng kết quả khối lượng tái chế đã xác định tỷ lệ tái chế cho nhà sản xuất, nhập khẩu
để đề nghị được hỗ trợ tái chế hoặc đã được nhận hỗ trợ tái chế để xác định tỷ lệ tái chế
cho nhà sản xuất, nhập khẩu;
d) Sử dụng khối lượng tái chế không đạt quy cách tái chế bắt buộc để xác định kết quả khối
lượng tái chế cho nhà sản xuất, nhập khẩu.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc công khai thông tin về sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu theo quy
định đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện đăng ký kế hoạch tái chế, gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ tái
chế, báo cáo kết quả tái chế theo quy định đối với trường hợp quy định tại điểm a, d, đ, e,
g, h khoản 2 Điều này;
c) Buộc nộp số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế tương ứng tỷ lệ tái chế bắt buộc chưa hoàn
thành hoặc không đáp ứng quy cách tái chế bắt buộc vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam
(theo định mức chi phí tái chế) đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này; buộc nộp
số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế chậm nộp hoặc thiếu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này; buộc nộp số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế
tương ứng với tỷ lệ, quy cách tái chế bắt buộc phải thực hiện (theo định mức chi phí tái
chế) hoặc còn chậm hoặc còn thiếu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đối với trường
hợp quy định tại khoản 5 Điều này;
d) Buộc chấm dứt hợp đồng thực hiện tái chế, hợp đồng ủy quyền tổ chức tái chế và nộp
số tiền hỗ trợ tái chế tương ứng với tỷ lệ tái chế bắt buộc, quy cách tái chế bắt buộc vào
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam (theo định mức chi phí tái chế) đối với trường hợp quy
định tại khoản 6 Điều này.
Điều 33. Vi phạm quy định thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải của nhà sản xuất,
nhập khẩu
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không công khai
hoặc công khai không đầy đủ thông tin về sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu
theo quy định.
2. Hành vi vi phạm quy định kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải, bị xử phạt như
sau:
a) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến dưới 250.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không
đầy đủ, không đúng nội dung, chỉ tiêu, số liệu bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất
thải nhưng không làm giảm số tiền phải nộp;
b) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến dưới 350.000.000 đồng đối với hành vi gửi bản kê
khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải quá thời hạn quy định dưới 31 ngày;
c) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến dưới 450.000.000 đồng đối với hành vi gửi bản kê
khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến dưới 91
ngày;
d) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng đối với hành vi kê khai thông tin
không đúng làm giảm dưới 30% so với số tiền phải nộp;
đ) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng đối với hành vi kê khai thông tin
không đúng làm giảm từ 30% đến dưới 50% so với số tiền phải nộp;
e) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng đối với hành vi kê khai thông tin
không đúng làm giảm từ 50% đến dưới 70% so với số tiền phải nộp;
g) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi kê khai thông tin
không đúng làm giảm từ 70% trở lên so với số tiền phải nộp;
h) Phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi không gửi bản kê
khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải hoặc gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử
lý chất thải nhưng quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.
3. Hành vi nộp tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải quá thời hạn quy định, bị xử phạt như
sau:
a) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng đối với hành vi chậm nộp tiền
đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải quá thời hạn quy định dưới 31 ngày hoặc không nộp đủ số
tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải quá thời hạn quy định dưới 31 ngày;
b) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến dưới 900.000.000 đồng đối với hành vi chậm nộp tiền
đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến dưới 91 ngày hoặc
không nộp đủ số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến
dưới 91 ngày.
4. Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi không nộp tiền
đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải hoặc chậm nộp tiền hỗ trợ xử lý chất thải quá thời hạn 91
ngày trở lên hoặc không nộp đủ số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải quá thời hạn 91
ngày trở lên.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc công khai thông tin về sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu theo quy
định đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải theo quy định đối với trường
hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Buộc nộp số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải còn thiếu vào Quỹ Bảo vệ môi trường
Việt Nam đối với các trường hợp quy định tại khoản 3, 4 Điều này.
Điều 34. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu, phá
dỡ tàu biển đã qua sử dụng; nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu,
nhiên liệu, vật liệu
1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu máy
móc, thiết bị, phương tiện (trừ tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ), nguyên liệu, nhiên liệu,
vật liệu không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc trái quy định của pháp luật về bảo
vệ môi trường.
2. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển, quá
cảnh hàng hóa, thiết bị, phương tiện (trừ tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ) có khả năng
gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam mà chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
3. Hành vi nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng
trái quy định về bảo vệ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường, bị
xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện báo
cáo định kỳ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về công tác bảo vệ môi trường trong
hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng theo quy định;
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không áp dụng hệ
thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 đối với cơ sở hoạt
động phá dỡ tàu biển;
c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không thu gom
nhiên liệu, dầu, nước đáy tàu, nước dằn tàu, chất lỏng khác và các vật liệu có khả năng
gây cháy, nổ; không tiến hành các biện pháp thông gió, cấp đủ dưỡng khí cho các không
gian kín trên tàu để bảo đảm điều kiện làm việc an toàn theo quy định;
d) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện
bóc tách, thu gom amiăng và PCBs theo quy định; không bố trí đủ nhân lực, thiết bị bảo hộ
lao động để loại bỏ amiăng theo quy định; khu vực bóc tách amiăng không đảm bảo theo
quy định;
đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi không đủ điều kiện
cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường đã tiến hành các hoạt động phá dỡ tàu
biển đã qua sử dụng;
e) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với hành vi không đủ điều kiện
nhưng vẫn nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ;
g) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu không
đúng chủng loại tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ;
h) Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu tàu
biển đã qua sử dụng nhiễm chất phóng xạ, vi trùng gây bệnh, chất độc khác chưa được tẩy
rửa hoặc không có khả năng làm sạch để phá dỡ; nước dằn tàu có chứa loài ngoại lai xâm
hại hoặc loài có nguy cơ xâm hại theo quy định; không thu hồi toàn bộ khí C.F.C trong các
thiết bị trước khi nhập khẩu vào Việt Nam;
i) Các hành vi vi phạm về chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại phát sinh từ quá
trình phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng được áp dụng theo quy định tại Điều 26, 29 Nghị định
này.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu cũ của cơ sở từ 06 tháng đến 09 tháng đối
với trường hợp vi phạm quy định tại điểm đ, e, g và h khoản 3 Điều này;
b) Tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy đối với trường hợp vi phạm quy định tại
khoản 1, khoản 2, điểm b, đ, e, g và h khoản 3 Điều này khi bị áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả buộc tiêu hủy.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy trong trường hợp không thể tái xuất máy móc, thiết bị,
phương tiện vận tải, tàu biển đã qua sử dụng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu đối với các
hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, điểm b, đ, e, g, h khoản 3 Điều này;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi
trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường
hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy
định tại Điều này;
c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy
định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có
thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi
phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 35. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ
nước ngoài
1. Hành vi vi phạm trong trường hợp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất bị xử
phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với hành vi kho hoặc bãi lưu
giữ phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế
liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định; lưu giữ phế liệu nhập khẩu tại khu vực không
phải là kho, bãi lưu giữ đã được cấp giấy phép môi trường;
b) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có kho hoặc
bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu đáp ứng điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu
phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; không ký hợp đồng trực tiếp với tổ chức, cá nhân nước
ngoài cung cấp phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
c) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với hành vi không có công
nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu theo quy định; không xử lý tạp chất đi kèm phế
liệu hoặc không chuyển giao tạp chất cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định; không
phân định, phân loại chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu nhập khẩu để có
phương án xử lý chất thải phù hợp theo quy định;
d) Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phế liệu
vượt quá khối lượng cho phép trong giấy phép môi trường;
đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 230.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phế liệu
nhập khẩu không đúng quy định;
e) Phạt tiền từ 230.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phế liệu
không đúng chủng loại trong giấy phép môi trường theo quy định, trừ trường hợp quy định
tại khoản 4 Điều này.
2. Hành vi chuyển giao phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho tổ
chức, cá nhân khác không đúng với giấy phép môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi chuyển giao dưới
500 tấn phế liệu sắt, thép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác;
chuyển giao dưới 100 tấn phế liệu giấy nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá
nhân khác; chuyển giao dưới 50 tấn phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho
tổ chức, cá nhân khác;
b) Phạt tiền từ 230.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi chuyển giao từ 500
tấn đến dưới 1.000 tấn phế liệu sắt, thép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức,
cá nhân khác; chuyển giao từ 100 tấn đến 500 tấn phế liệu giấy nhập khẩu làm nguyên liệu
sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác; chuyển giao từ trên 50 tấn đến 100 tấn phế liệu nhựa
nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác;
c) Phạt tiền từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi chuyển giao trên
1.000 tấn phế liệu sắt, thép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác;
chuyển giao trên 500 tấn phế liệu giấy nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá
nhân khác; chuyển giao trên 100 tấn phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
cho tổ chức, cá nhân khác.
3. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không thanh toán
các khoản chi phí xử lý phế liệu nhập khẩu trong trường hợp số tiền ký quỹ không đủ để xử
lý phế liệu nhập khẩu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường; không ký quỹ bảo vệ môi
trường trong nhập khẩu phế liệu theo quy định; nhập khẩu phế liệu khi không có giấy phép
môi trường theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2, điểm c khoản 3,
điểm c khoản 4 Điều 14 Nghị định này.
4. Hành vi nhập khẩu phế liệu có chứa tạp chất đi kèm với phế liệu vượt quá tỷ lệ cho phép
theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu, bị xử phạt như
sau:
a) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp tạp chất là chất
thải nguy hại hoặc chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc Phụ lục A của Công ước
Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, với tổng khối lượng dưới 200 kg; tạp
chất là chất thải khác, với tổng khối lượng dưới 1.000 kg;
b) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với trường hợp tạp chất là chất
thải nguy hại hoặc chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc Phụ lục A của Công ước
Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, với tổng khối lượng từ 200 kg đến
dưới 300 kg; tạp chất là chất thải khác, với tổng khối lượng từ 1.000 kg đến dưới 5.000 kg;
c) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với trường hợp tạp chất là chất
thải nguy hại hoặc chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc Phụ lục A của Công ước
Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, với tổng khối lượng từ 300 kg đến
dưới 400 kg; tạp chất là chất thải khác, với tổng khối lượng từ 5.000 kg đến dưới 10.000
kg;
d) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với trường hợp tạp chất là chất
thải nguy hại hoặc chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc Phụ lục A của Công ước
Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, với tổng khối lượng từ 400 kg đến
dưới 500 kg; tạp chất là chất thải khác, với tổng khối lượng từ 10.000 kg đến dưới 20.000
kg;
đ) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với trường hợp tạp chất là chất
thải nguy hại hoặc chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc Phụ lục A của Công ước
Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, với tổng khối lượng từ 500 kg đến
dưới 600 kg; tạp chất là chất thải khác, với tổng khối lượng từ 20.000 kg đến dưới 30.000
kg;
e) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với trường hợp tạp chất là chất
thải nguy hại hoặc chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc Phụ lục A của Công ước
Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, với tổng khối lượng từ 600 kg đến
dưới 700 kg; tạp chất là chất thải khác, với tổng khối lượng từ 30.000 kg đến dưới 40.000
kg;
g) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng đối với trường hợp tạp chất là chất
thải nguy hại hoặc chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc Phụ lục A của Công ước
Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, với tổng khối lượng từ 700 kg đến
dưới 800 kg; tạp chất là chất thải khác, với tổng khối lượng từ 40.000 kg đến dưới 50.000
kg;
h) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với trường hợp tạp chất là chất
thải nguy hại hoặc chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc Phụ lục A của Công ước
Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, với tổng khối lượng từ 800 kg đến
dưới 900 kg; tạp chất là chất thải khác, với tổng khối lượng từ 50.000 kg đến dưới 60.000
kg;
i) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng đối với trường hợp tạp chất là chất
thải nguy hại hoặc chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc Phụ lục A của Công ước
Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, với tổng khối lượng từ 900 kg đến
dưới 1.000 kg; tạp chất là chất thải khác, với tổng khối lượng từ 60.000 kg đến dưới 70.000
kg.
5. Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phế
liệu có chứa chất phóng xạ; nhập khẩu phế liệu không thuộc Danh mục phế liệu được phép
nhập khẩu trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.
6. Đối với hành vi vi phạm của tổ chức giám định chất lượng phế liệu nhập khẩu về kết quả
giám định, phân tích chất lượng của các lô hàng phế liệu nhập khẩu thì áp dụng xử phạt
theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo
lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất từ 03 tháng đến 06
tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất từ 06 tháng đến 09
tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất từ 09 tháng đến 12
tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này;
d) Tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy đối với trường hợp vi phạm quy định tại
điểm d, đ và e khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này khi bị áp dụng biện
pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy phế liệu nhập khẩu.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy trong trường hợp không thể tái xuất đối với các hành vi vi
phạm quy định tại điểm d, đ và e khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi
trường trong trường hợp có vi phạm về nhập khẩu phế liệu vi phạm quy chuẩn kỹ thuật môi
trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm
quy định tại Điều này;
c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy
định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có
thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm
quy định tại khoản 1 Điều này gây ra.
Điều 36. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường biển và bảo vệ môi trường trong
hoạt động dầu khí trên biển
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thu gom vận
chuyển chất thải rắn thông thường phải chuyển vào bờ theo quy định đối với chất thải phát
sinh từ hoạt động dầu khí trên biển.
2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Hoạt động khai thác nguồn lợi, tài nguyên biển và hoạt động khác liên quan đến khai
thác, sử dụng tài nguyên biển thực hiện không đúng theo quy hoạch đã được phê duyệt;
b) Không xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với chất thải và các yếu tố gây ô
nhiễm khác từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, giao thông, vận tải, khai
thác trên biển;
c) Để, lưu giữ phương tiện vận tải, kho tàng, các công trình khai thác dầu khí trên biển quá
thời gian phải xử lý;
d) Không thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải nguy hại theo quy định đối với hoạt động thăm
dò, khai thác tài nguyên biển, phá dỡ phương tiện vận tải trên biển.
3. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường:
a) Đổ xuống biến chất thải thông thường của các phương tiện vận tải, các giàn khoan hoạt
động trên biển mà không được xử lý theo quy định hoặc chất thải không được xử lý đạt quy
chuẩn kỹ thuật về chất thải;
b) Đổ chất thải rắn thông thường từ đất liền xuống biển, trừ các trường hợp hành vi tội
phạm về môi trường;
c) Thải mùn khoan, dung dịch khoan nền nước hoặc thải mùn khoan, dung dịch khoan nền
không nước phát sinh trong hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trên biển xuống vùng
biển không đúng quy định;
d) Thải xuống biển mùn khoan nền không nước phát sinh trong hoạt động thăm dò, khai
thác dầu khí trên biển không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật theo quy định;
đ) Thải nước rửa sàn, thiết bị công nghệ và khoang chứa dầu bị nhiễm dầu, nước thải sinh
hoạt phát sinh trong hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trên biển xuống vùng biển không
đúng quy định.
4. Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi đổ các loại hóa
chất độc hại, chất thải rắn; nước thải không xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật xuống vùng biển
thuộc khu bảo tồn thiên nhiên, di sản tự nhiên, vùng có hệ sinh thái tự nhiên mới, khu vực
sinh sản thường xuyên hoặc theo mùa của các loài thủy, hải sản, trừ các trường hợp hành
vi tội phạm về môi trường.
5. Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi đổ chất thải nguy
hại, chất thải có chứa chất phóng xạ xuống vùng biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại
khoản 3, 4 và 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi
trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường
hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy
định tại Điều này;
b) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy
định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có
thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi
phạm quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Điều 37. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đất
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc
điều tra sơ bộ, điều tra chi tiết khu vực đất bị ô nhiễm theo quy định trong trường hợp gây
ra ô nhiễm môi trường; không báo cáo cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh
về kết quả xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất theo quy định.
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không lập phương án
xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm theo quy định trong trường
hợp gây ra ô nhiễm môi trường; không gửi phương án xử lý cải tạo phục hồi môi trường tới
cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh để kiểm tra, giám sát theo quy định.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện xử
lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm theo quy định trong trường hợp
gây ra ô nhiễm môi trường.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định
và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm
quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm
quy định tại Điều này.
Điều 38. Vi phạm các quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai
thác khoáng sản
1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện
đúng tiến độ hoặc thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ một trong các hạng
mục công việc phải thực hiện trong phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định.
2. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không lập phương
án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định.
3. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện cải
tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc từng giai đoạn hoạt động theo phương án cải tạo,
phục hồi môi trường đã được phê duyệt.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với các vi phạm quy
định tại khoản 3 Điều này.
Điều 39. Vi phạm các quy định về hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sau:
a) Để xảy ra sự cố tràn dầu hoặc phát hiện sự cố tràn dầu mà không báo cáo kịp thời đến
cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin về sự cố tràn dầu theo quy định;
b) Không cập nhật, bổ sung kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định;
c) Không thông báo kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt
đến các cơ quan, đơn vị và địa phương liên quan để phối hợp triển khai.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm
sau đây:
a) Không tổ chức tập huấn hoặc cử cán bộ, nhân viên trực tiếp tham gia ứng phó đi tập
huấn để nâng cao kỹ năng ứng phó sự cố tràn dầu;
b) Không triển khai thực hành huấn luyện ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không kịp thời báo
cáo cơ quan có thẩm quyền trợ giúp trong trường hợp sự cố tràn dầu vượt quá khả năng,
nguồn lực tại chỗ của cơ sở theo quy định.
4. Hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xăng, dầu có
nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu ở mức nhỏ trên đất liền bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đầu tư hoặc
không hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu với các cơ sở có phương tiện, trang
thiết bị ứng phó hay với Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực ở mức độ tương ứng
với khả năng tràn dầu có thể xảy ra trong khu vực thuộc trách nhiệm để huy động kịp thời
phương tiện, trang thiết bị, vật tư triển khai hoạt động ứng phó khi xảy ra sự cố tràn dầu
theo quy định;
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không sẵn sàng huy
động phương tiện, trang thiết bị, vật tư tham gia phối hợp ứng phó, khắc phục sự cố tràn
dầu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không có kế hoạch
ứng phó sự cố tràn dầu được Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cơ quan chủ quản phê
duyệt theo quy định;
d) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng kế
hoạch khẩn cấp ứng phó sự cố tràn dầu và tổ chức lực lượng bảo đảm ngăn ngừa, ứng
phó kịp thời, hiệu quả sự cố tràn dầu ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu do hoạt
động của mình gây ra theo quy định.
5. Hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động của Tổng kho xăng dầu, kho xăng dầu có tổng
khối lượng dự trữ từ 50.000 m3 trở lên, các cảng xăng dầu có khả năng tiếp nhận tàu có tải
trọng lớn hơn hoặc bằng 50.000 DWT bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không đầu tư hoặc
không ký hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu với các cơ sở có phương tiện, trang
thiết bị ứng phó hay với Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực ở mức độ tương ứng
với khả năng tràn dầu có thể xảy ra trong khu vực thuộc trách nhiệm để huy động kịp thời
phương tiện, trang thiết bị, vật tư triển khai hoạt động ứng phó khi xảy ra sự cố tràn dầu
theo quy định;
b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức, chỉ
huy lực lượng, phương tiện, thiết bị của mình hoặc lực lượng, phương tiện, thiết bị trong
hợp đồng ứng phó sự cố tràn dầu để triển khai thực hiện ứng phó kịp thời; không sẵn sàng
huy động phương tiện, trang thiết bị, vật tư tham gia phối hợp ứng phó, khắc phục sự cố
tràn dầu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không có kế hoạch
ứng phó sự cố tràn dầu được Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu
nạn phê duyệt theo quy định;
d) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng kế
hoạch khẩn cấp ứng phó sự cố tràn dầu và tổ chức lực lượng bảo đảm ngăn ngừa, ứng
phó kịp thời, hiệu quả sự cố tràn dầu ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu do hoạt
động của mình gây ra theo quy định.
6. Hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động của các cảng tại địa phương, các Tổng kho
xăng dầu, kho xăng dầu có tổng khối lượng dự trữ dưới 50.000 m3, các cảng xăng dầu có
khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng dưới 50.000 DWT bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đầu tư hoặc
không ký hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu với các cơ sở có phương tiện, trang
thiết bị ứng phó hay với Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực ở mức độ tương ứng
với khả năng tràn dầu có thể xảy ra trong khu vực thuộc trách nhiệm để huy động kịp thời
phương tiện, trang thiết bị, vật tư triển khai hoạt động ứng phó khi xảy ra sự cố tràn dầu
theo quy định;
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức, chỉ
huy lực lượng, phương tiện, thiết bị của mình hoặc lực lượng, phương tiện, thiết bị trong
hợp đồng ứng phó sự cố tràn dầu để triển khai thực hiện ứng phó kịp thời; không sẵn sàng
huy động phương tiện, trang thiết bị, vật tư tham gia phối hợp ứng phó, khắc phục sự cố
tràn dầu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không có kế hoạch
ứng phó sự cố tràn dầu được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo quy định;
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng kế
hoạch khẩn cấp ứng phó sự cố tràn dầu và tổ chức lực lượng bảo đảm ngăn ngừa, ứng
phó kịp thời, hiệu quả sự cố tràn dầu ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu do hoạt
động của mình gây ra theo quy định.
7. Hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động của chủ đầu tư cảng, chủ cơ sở, chủ dự án có
nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đầu tư hoặc
không hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu với các cơ sở có phương tiện, trang
thiết bị ứng phó hay với Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực ở mức độ tương ứng
với khả năng tràn dầu có thể xảy ra trong khu vực thuộc trách nhiệm để huy động kịp thời
phương tiện, trang thiết bị, vật tư triển khai hoạt động ứng phó khi xảy ra sự cố tràn dầu
theo quy định;
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức, chỉ
huy lực lượng, phương tiện, thiết bị của mình hoặc lực lượng, phương tiện, thiết bị trong
hợp đồng ứng phó sự cố tràn dầu để triển khai thực hiện ứng phó kịp thời; không sẵn sàng
huy động phương tiện, trang thiết bị, vật tư tham gia phối hợp ứng phó, khắc phục sự cố
tràn dầu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; không tổ chức giám sát các hoạt động
có nguy cơ tràn dầu cao trong địa bàn hoạt động của mình để kịp thời triển khai các biện
pháp ứng phó phù hợp; không thực hiện đầy đủ các yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền nhằm ngăn chặn hoặc giảm thiểu thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra khi
xảy ra sự cố tràn dầu;
c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không có kế hoạch
ứng phó sự cố tràn dầu được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo quy định; không lập
lại kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng kế
hoạch khẩn cấp ứng phó sự cố tràn dầu và tổ chức lực lượng bảo đảm ngăn ngừa, ứng
phó kịp thời, hiệu quả sự cố tràn dầu ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu do hoạt
động của mình gây ra theo quy định.
8. Hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động dầu khí ngoài khơi có nguy cơ xảy ra sự cố
tràn dầu bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo kế
hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được phê duyệt đến Ủy ban nhân dân các tỉnh có nguy cơ bị
ảnh hưởng khi xảy ra sự cố tại cơ sở, dự án;
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không đầu tư hoặc
không hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu với các cơ sở có phương tiện, trang
thiết bị ứng phó hay với Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực ở mức độ tương ứng
với khả năng tràn dầu có thể xảy ra trong khu vực thuộc trách nhiệm để huy động kịp thời
phương tiện, trang thiết bị, vật tư triển khai hoạt động ứng phó khi xảy ra sự cố tràn dầu
theo quy định;
c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không sẵn sàng huy
động phương tiện, trang thiết bị, vật tư tham gia phối hợp ứng phó, khắc phục sự cố tràn
dầu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không có kế hoạch
ứng phó sự cố tràn dầu được Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu
nạn phê duyệt theo quy định;
đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng kế
hoạch khẩn cấp ứng phó sự cố tràn dầu và tổ chức lực lượng bảo đảm ngăn ngừa, ứng
phó kịp thời, hiệu quả sự cố tràn dầu ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu do hoạt
động của mình gây ra theo quy định.
9. Hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động của tàu dầu có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu
bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo kế
hoạch chuyển tải dầu giữa tàu với tàu trên biển để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám
sát và có biện pháp ứng phó kịp thời khi xảy ra sự cố tràn dầu theo quy định;
b) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không có kế hoạch
ứng cứu ô nhiễm dầu của tàu được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải phê
duyệt đối với các tàu chở dầu mang cờ quốc tịch Việt Nam có tổng dung tích từ 150 GT trở
lên, các tàu khác không phải tàu chở dầu có tổng dung tích từ 400 GT trở lên theo quy
định;
c) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với hành vi không có kế hoạch
ứng cứu ô nhiễm dầu của tàu được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải phê
duyệt đối với các tàu chở dầu mang cờ quốc tịch Việt Nam có tổng dung tích từ 150 GT trở
lên tham gia vào việc chuyển tải dầu giữa tàu với tàu trên biển;
d) Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện chuyển tải
dầu giữa tàu với tàu trên biển khi chưa sự đồng ý của Đầu mối liên lạc quốc gia hoặc Cảng
vụ theo quy định;
đ) Phạt tiền từ 55.000.000 đồng đến 65.000.000 đồng đối với hành vi không mua bảo hiểm
hoặc các bảo đảm tài chính khác theo mức trách nhiệm dân sự được pháp luật quy định để
bồi thường thiệt hại đối với ô nhiễm dầu theo quy định.
10. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất phân
tán dầu tràn và chế phẩm sinh học trong ứng phó sự cố tràn dầu không đúng theo quy định.
11. Hành vi gây ra sự cố cháy nổ dầu, tràn dầu, trừ các hành vi tội phạm về môi trường bị
xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu
dưới 2.000 kg;
b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ
2.000 kg đến dưới 10.000 kg;
c) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu
từ 10.000 kg đến dưới 20.000 kg;
d) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu
từ 20.000 kg đến dưới 50.000 kg;
đ) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu
từ 50.000 kg đến dưới 100.000 kg;
e) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu
từ 100.000 kg đến dưới 200.000 kg;
g) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu
từ 200.000 kg đến dưới 300.000 kg;
h) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu
từ 300.000 kg đến dưới 400.000 kg;
i) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu
từ 400.000 kg đến dưới 500.000 kg;
k) Phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 950.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu
từ 500.000 kg trở lên.
12. Hành vi không khắc phục hậu quả sự cố cháy nổ dầu, tràn dầu; không thực hiện bồi
thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu
dưới 2.000 kg;
b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu
từ 2.000 kg đến dưới 10.000 kg;
c) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu
từ 10.000 kg đến dưới 20.000 kg;
d) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu
từ 20.000 kg đến dưới 50.000 kg;
đ) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu
từ 50.000 kg đến dưới 100.000 kg;
e) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu
từ 100.000 kg đến dưới 200.000 kg;
g) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu
từ 200.000 kg đến dưới 300.000 kg;
h) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu
từ 300.000 kg đến dưới 400.000 kg;
i) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu
từ 400.000 kg đến dưới 500.000 kg;
k) Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu
từ 500.000 kg trở lên.
13. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi
trường trong trường hợp có vi phạm để xảy ra tràn dầu hoặc gây ô nhiễm môi trường theo
định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy
định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm, buộc phải bồi thường thiệt
hại do ô nhiễm dầu gây ra theo quy định trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn
định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại các
khoản 8, 9 và 11 Điều này.
Điều 40. Vi phạm các quy định về phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải và phục hồi
môi trường sau sự cố chất thải
1. Hành vi vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải và phục hồi môi
trường sau sự cố chất thải thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không lập kế hoạch
phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải hoặc không lập kế hoạch phục hồi môi trường sau sự
cố chất thải;
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không công khai kế
hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải; không thông báo tới Ủy ban nhân dân cấp xã
và Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện khi xảy ra sự cố chất
thải;
c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí lực
lượng tại chỗ; không xây dựng kế hoạch tập huấn, huấn luyện cho lực lượng tại chỗ về ứng
phó sự cố chất thải; không tổ chức diễn tập ứng phó sự cố chất thải;
d) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng, lắp
đặt công trình, trang thiết bị ứng phó sự cố chất thải; không bảo đảm vật tư, phương tiện
ứng phó sự cố chất thải theo kế hoạch ứng phó sự cố chất thải;
đ) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành
hoặc chấp hành không đúng lệnh huy động lực lượng, trang thiết bị, phương tiện ứng phó
sự cố chất thải của cơ quan, người có thẩm quyền;
e) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện
đúng kế hoạch ứng phó sự cố chất thải, không dừng hoạt động sản xuất khi xảy ra sự cố
chất thải, không thực hiện những biện pháp thuộc trách nhiệm của mình để kịp thời ứng
phó sự cố chất thải;
g) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định
tại khoản 2 Điều này mà không thực hiện phục hồi môi trường hoặc thực hiện phục hồi môi
trường nhưng không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng môi trường
xung quanh, không đáp ứng với quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và
thủy sản;
h) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng đối với hành vi không thanh toán
chi phí tổ chức ứng phó sự cố chất thải, chi phí phục hồi môi trường cho Nhà nước trong
trường hợp Nhà nước đứng ra tổ chức ứng phó sự cố chất thải và phục hồi môi trường sau
sự cố, không đền bù thiệt hại do sự cố chất thải theo quy định, trừ các trường hợp hành vi
tội phạm về môi trường.
2. Hành vi gây sự cố chất thải thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi gây sự cố chất thải
cấp cơ sở, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường;
b) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi gây sự cố chất thải
cấp huyện, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường;
c) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi gây sự cố chất thải
cấp tỉnh, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường;
d) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi gây sự cố chất thải
cấp quốc gia, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ
03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 09 tháng đối với trường hợp vi phạm quy
định tại điểm g khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy
định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm, khắc phục sự cố môi trường
trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm
hành chính đối với các vi phạm quy định tại điểm g khoản 1 Điều này;
b) Buộc chi trả chi phí tổ chức ứng phó sự cố chất thải, chi phí phục hồi môi trường đối với
các vi phạm quy định tại điểm h khoản 1 Điều này.
Điều 41. Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp
1. Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đốt ngoài trời phụ phẩm
từ cây trồng cạnh khu vực dân cư, sân bay, các tuyến giao thông chính.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký, kiểm
kê, báo cáo và quản lý thông tin về hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y theo quy
định; sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sai quy định và gây ô nhiễm môi
trường.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc
đánh giá và kiểm soát hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y theo quy định.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật, thuốc thú y, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép và gây ô
nhiễm môi trường.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu hóa chất,
vật liệu chứa hóa chất nguy hại không đáp ứng quy định về bảo vệ môi trường.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 09
tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định
và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm, khắc phục sự cố môi trường trong
thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành
chính đối với các vi phạm quy định tại các khoản 2 và 4 Điều này gây ra.
Điều 42. Vi phạm các quy định về nộp phí bảo vệ môi trường, ký quỹ bảo vệ môi
trường trong hoạt động khai thác khoáng sản, chôn lấp chất thải và bảo hiểm trách
nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường
1. Hành vi vi phạm hành chính về phí bảo vệ môi trường bị áp dụng hình thức xử lý theo
quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí
và hóa đơn. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm về phí bảo vệ môi trường không quá
1.000.000.000 đồng.
2. Phạt 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền ký quỹ bảo vệ môi trường chậm nộp đối với hành
vi chậm nộp ký quỹ theo quy định không quá 1.000.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 2 đến 3 lần số tiền phải ký quỹ đối với hành vi không thực hiện ký quỹ bảo
vệ môi trường theo quy định. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm không quá
1.000.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không mua bảo
hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Truy thu số phí bảo vệ môi trường nộp thiếu, trốn nộp kể từ thời điểm nộp thiếu, trốn nộp
phí bảo vệ môi trường (tính theo kết quả phân tích mẫu chất thải do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền kiểm tra, thanh tra và xử phạt thực hiện theo quy định) đối với hành vi vi phạm
quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi
trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường
hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy
định tại Điều này;
c) Buộc phải thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường; buộc mua bảo hiểm trách nhiệm bồi
thường thiệt hại về môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4
Điều này.
Điều 43. Vi phạm các quy định về quản lý thông tin, dữ liệu môi trường; cung cấp,
công khai thông tin về môi trường; báo cáo công tác bảo vệ môi trường
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm không lập báo
cáo, báo cáo không đúng, không đầy đủ hoặc không gửi báo cáo công tác bảo vệ môi
trường tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
2. Hành vi vi phạm hành chính về quản lý thông tin, dữ liệu môi trường thì bị xử phạt như
sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cản trở trái phép việc
quan trắc, thu thập, trao đổi, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về môi trường;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thu thập, lưu giữ
và quản lý thông tin môi trường theo quy định;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xâm nhập trái phép
vào hệ thống lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường theo quy định;
d) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi chỉnh sửa làm sai
khác thông tin dữ liệu, tẩy xóa dữ liệu, thông tin về môi trường, kết quả quan trắc môi
trường.
3. Hành vi vi phạm hành chính về công khai thông tin môi trường thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi công khai dữ liệu,
thông tin về môi trường, kết quả quan trắc môi trường không đúng, không đầy đủ theo quy
định; không cung cấp, cập nhật thông tin môi trường của mình vào cơ sở dữ liệu môi
trường quốc gia và cấp tỉnh theo quy định;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm không công
khai thông tin, dữ liệu về môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo
quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 10; điểm b
khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 11; điểm h khoản 1 Điều 31; khoản 1 Điều
32; khoản 1 Điều 33; điểm b khoản 1 Điều 40; khoản 1 Điều 53; khoản 1 Điều 54 Nghị định
này;
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không công khai kết
quả quan trắc chất thải của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập
trung, cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật;
d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi gian dối khi cung
cấp thông tin môi trường trong trường hợp phải công khai thông tin cho cộng đồng theo quy
định.
4. Hành vi vi phạm hành chính về cung cấp thông tin môi trường thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp
thông tin, dữ liệu về môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy
định;
b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dữ liệu,
thông tin về môi trường, kết quả quan trắc môi trường không trung thực cho cơ quan nhà
nước có thẩm quyền theo quy định; báo cáo số liệu kết quả quan trắc nước thải, khí thải,
chất thải khác không đúng với thực tế ô nhiễm của dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp, công
bố thông tin theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu, pháp luật về bảo vệ môi
trường.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải công khai thông tin đối với các vi phạm quy định tại điểm a, b, c khoản 3 Điều
này;
b) Buộc phải cung cấp, công bố thông tin đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 4,
khoản 5 Điều này;
c) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về hiện trạng môi trường đối với
các hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều này.
Điều 44. Vi phạm các quy định về bảo vệ, sử dụng công trình, thiết bị, phương tiện
phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Gây cản trở việc khai thác, sử dụng các công trình bảo vệ môi trường;
b) Trồng cây làm ảnh hưởng đến hành lang an toàn kỹ thuật của công trình bảo vệ môi
trường.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi dịch chuyển trái phép
các thiết bị, máy móc quan trắc môi trường.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình
làm ảnh hưởng đến hành lang an toàn kỹ thuật của công trình bảo vệ môi trường.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, xâm chiếm
công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn
định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại
Điều này.
Điều 45. Vi phạm các quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không nộp báo cáo kiểm kê khí nhà kính cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định;
b) Không nộp báo cáo mức giảm phát thải cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm
sau đây:
a) Cung cấp thông tin không đúng, không đầy đủ trong báo cáo kiểm kê khí nhà kính;
b) Cung cấp thông tin không đúng, không đầy đủ trong báo cáo mức giảm phát thải khí nhà
kính.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm
sau đây:
a) Không lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính theo quy định;
b) Không lập báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính theo quy định;
c) Thẩm định báo cáo không đúng lĩnh vực đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cung cấp thông tin đúng, đầy đủ trong báo cáo kiểm kê khí nhà kính, báo cáo mức
giảm phát thải khí nhà kính đối với các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính, báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính cho
(các) năm nộp chậm, nộp thiếu và chịu mọi phí tổn phát sinh nếu có đối với các hành vi quy
định tại các điểm a, b khoản 3 Điều này;
c) Buộc hủy kết quả thẩm định báo cáo kiểm kê khí nhà kính, báo cáo mức giảm phát thải
khí nhà kính đối với hành vi vi phạm tại điểm c khoản 3 Điều này.
Điều 46. Vi phạm các quy định về bảo vệ tầng ô-dôn
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện đăng ký sử dụng các chất được kiểm soát ban hành theo Danh mục
quy định tại điểm b khoản 3 Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường (sau đây gọi là các chất được
kiểm soát);
b) Không xây dựng lộ trình phù hợp để thay thế, loại bỏ chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất
gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát theo quy định;
c) Không nộp báo cáo tình hình sử dụng các chất được kiểm soát theo thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm
sau đây:
a) Không lập báo cáo tình hình sử dụng các chất được kiểm soát định kỳ theo quy định;
b) Cung cấp thông tin không đúng, không đầy đủ trong báo cáo tình hình sử dụng các chất
được kiểm soát.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm
sau đây:
a) Kỹ thuật viên thực hiện thu gom các chất được kiểm soát không có văn bằng, chứng chỉ,
chứng nhận phù hợp theo quy định;
b) Không sử dụng thiết bị phù hợp cho hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ các chất
được kiểm soát theo quy định;
c) Không có quy trình thu gom, vận chuyển, lưu giữ an toàn các chất được kiểm soát theo
quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm
sau đây:
a) Sản xuất các chất được kiểm soát vượt hạn ngạch được cấp theo quyết định phân bổ,
điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất được kiểm soát;
b) Nhập khẩu các chất được kiểm soát vượt hạn ngạch được cấp theo quyết định phân bổ,
điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất được kiểm soát;
c) Chuyển nhượng hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất được kiểm soát;
d) Sử dụng trái phép thông báo phân bổ, điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch sản xuất, nhập
khẩu các chất được kiểm soát.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không chuyển giao
chất được kiểm soát cho đơn vị có giấy phép môi trường phù hợp để tái chế, xử lý theo quy
định.
6. Hành vi thải ra môi trường các chất được kiểm soát không phát sinh cùng các loại chất
thải nguy hại khác của tổ chức bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thải ra môi trường
dưới 10 kg chất được kiểm soát;
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi thải ra môi trường từ
10 kg đến dưới 30 kg chất được kiểm soát;
c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi thải ra môi trường từ
30 kg đến dưới 50 kg chất được kiểm soát;
d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi thải ra môi trường
từ 50 kg đến dưới 100 kg chất được kiểm soát;
đ) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi thải ra môi trường
từ 100 kg đến dưới 250 kg chất được kiểm soát;
e) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi thải ra môi trường
từ 250 kg đến dưới 500 kg chất được kiểm soát;
g) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi thải ra môi trường
từ 500 kg trở lên chất được kiểm soát.
7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường:
a) Sản xuất các chất được kiểm soát bị cấm; sản xuất thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản
xuất từ các chất được kiểm soát bị cấm;
b) Nhập khẩu, xuất khẩu các chất được kiểm soát bị cấm; nhập khẩu, xuất khẩu thiết bị,
sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát bị cấm;
c) Sản xuất trái phép các chất được kiểm soát; sản xuất trái phép chất và thiết bị, sản phẩm
có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát;
d) Nhập khẩu, xuất khẩu trái phép các chất được kiểm soát; nhập khẩu, xuất khẩu trái phép
thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát;
đ) Tiêu thụ các chất được kiểm soát bị cấm; tiêu thụ thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản
xuất từ các chất được kiểm soát bị cấm.
8. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện tái chế,
xử lý các chất được kiểm soát không có giấy phép môi trường phù hợp.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 09 tháng đối với các vi phạm quy định tại
khoản 7 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 09 tháng đến 12 tháng đối với các vi phạm quy định tại
khoản 8 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chuyển giao các chất và thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất
được kiểm soát cần xử lý theo đúng quy định cho đơn vị có chức năng xử lý và chịu mọi chi
phí phát sinh đối với vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại
khoản 4 và khoản 7 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy các chất và thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất được
kiểm soát bị cấm và chịu mọi chi phí phát sinh đối với vi phạm quy định tại khoản 7 Điều
này;
d) Buộc xây dựng quy trình thu gom, vận chuyển, lưu giữ an toàn theo quy định đối với vi
phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
Điều 47. Vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
1. Các hành vi phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên được xác lập theo quy định
của pháp luật về lâm nghiệp, thủy sản, di sản văn hóa được áp dụng hình thức xử phạt
theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đó.
2. Hành vi phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên là khu bảo tồn, trừ các hành vi
quy định tại khoản 1 Điều này, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi săn bắt, đánh bắt, khai
thác động vật hoang dã, thực vật hoang dã trong khu bảo tồn đất ngập nước, trừ trường
hợp tội phạm về môi trường và trừ trường hợp vì mục đích nghiên cứu khoa học được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản đường đi
của các loài thủy sinh trong phân khu dịch vụ hành chính của khu bảo tồn đất ngập nước;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi san lấp, đào đắp, thay
đổi, ngăn dòng chảy tự nhiên làm thay đổi chế độ thủy văn trong khu bảo tồn đất ngập
nước; chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, nuôi trồng thủy sản quy mô công
nghiệp; cư trú trái phép trong khu bảo tồn;
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản đường đi
của các loài thủy sinh trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn đất ngập nước;
đ) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi xây
dựng công trình, nhà ở trái phép trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn; ngăn
cản đường đi của các loài thủy sinh trong khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn đất
ngập nước;
e) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi làm thay đổi cấu
trúc của hệ sinh thái và suy giảm thành phần loài trong khu bảo tồn đất ngập nước;
g) Các hành vi xây dựng công trình, nhà ở trái phép trong phân khu phục hồi sinh thái,
phân khu dịch vụ hành chính của khu bảo tồn bị áp dụng hình thức xử lý theo quy định của
pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng.
3. Hành vi phá hoại cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn, trừ trường hợp quy
định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại dưới 200
m2 đất, đất ngập nước, mặt nước tại khu vực không thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
của khu bảo tồn;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại từ 200
m2 đến dưới 400 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước tại khu vực không thuộc phân khu bảo
vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại từ 400
m2 đến dưới 800 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước tại khu vực không thuộc phân khu bảo
vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại từ 800
m2 đến dưới 1.200 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước tại khu vực không thuộc phân khu bảo
vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn;
đ) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại từ
1.200 m2 đến dưới 1.500 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước tại khu vực không thuộc phân
khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn hoặc gây thiệt hại dưới 100 m2 đất, đất ngập
nước, mặt nước tại phân khu bảo tồn nghiêm ngặt của khu bảo tồn;
e) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại từ
1.500 m2 đến dưới 2.000 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước tại khu vực không thuộc phân
khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn hoặc gây thiệt hại từ 100 m2 đến dưới 200 m2 đất,
đất ngập nước, mặt nước tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn;
g) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại từ
2.000 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước trở lên tại khu vực không thuộc phân khu bảo vệ
nghiêm ngặt của khu bảo tồn hoặc gây thiệt hại từ 200 m2 đến dưới 300 m2 đất, đất ngập
nước, mặt nước tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn.
4. Hành vi hủy hoại cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên là vùng đất ngập nước quan trọng
ngoài khu bảo tồn, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi gây tổn hại đến
sinh cảnh của các loài chim nước, chim di cư;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi gây tổn hại đến nơi
nuôi dưỡng và bãi đẻ của các loài thủy sản, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
c) Hành vi gây tổn hại đến nơi nuôi dưỡng và bãi đẻ của các loài thủy sản thuộc danh mục
các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ và danh mục các loài thủy sản nguy cấp,
quý hiếm thì áp dụng hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
5. Hành vi phá hoại, xâm chiếm trái phép, hủy hoại cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên đối với
vùng lõi của di sản thiên nhiên khác được xác lập theo quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trường, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại dưới 200
m2 đất, đất có mặt nước, mặt biển;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại từ 200
m2 đến dưới 400 m2 đất, đất có mặt nước, mặt biển;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại từ 400
m2 đến dưới 800 m2 đất, đất có mặt nước, mặt biển;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại từ 800
m2 đến dưới 1.200 m2 đất, đất có mặt nước, mặt biển;
đ) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại từ
1.200 m2 đến dưới 1.500 m2 đất, đất có mặt nước, mặt biển;
e) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại từ
1.500 m2 đến dưới 2.000 m2 đất, đất có mặt nước, mặt biển;
g) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại từ
2.000 m2 đất, đất có mặt nước, mặt biển.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định
tại điểm a, b, d, đ, g khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 01 tháng đến 03 tháng để khắc phục vi phạm đối với
trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu do vi phạm hành chính gây ra đối với trường hợp
vi phạm quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này;
b) Buộc phá dỡ công trình, nhà ở trái phép đối với hành vi quy định tại điểm b, đ, g khoản 2
Điều này.
Điều 48. Vi phạm quy định về chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
1. Hành vi vi phạm quy định về chi trả dịch vụ môi trường rừng của hệ sinh thái rừng được
áp dụng hình thức xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm
nghiệp.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cá nhân, tổ chức được
quy định tại khoản 4 Điều 138 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (bên sử dụng dịch vụ
hệ sinh thái tự nhiên) không ký hợp đồng với bên cung ứng trong trường hợp chi trả trực
tiếp hoặc với cơ quan nhận ủy thác trong trường hợp chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
theo hình thức ủy thác.
3. Hành vi bên sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên không kê khai, kê khai không đúng
hoặc chậm kê khai số tiền phải chi trả theo hình thức ủy thác vào quỹ bảo vệ môi trường
cấp tỉnh hoặc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam trong trường hợp địa phương chưa có quỹ
bảo vệ môi trường cấp tỉnh, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả dưới
50.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ 50.000.000
đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ 200.000.000
đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ 300.000.000
đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả 500.000.000
đồng trở lên.
4. Hành vi sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ và
đúng hạn theo hợp đồng chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không
đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền
dưới 20.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không
đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ
20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không
đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ
30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không
đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ
50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không
đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ
100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không
đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ
200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không
đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền
500.000.000 đồng trở lên.
5. Hành vi bên cung ứng không lập Đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên cấp cơ sở
trước khi triển khai ký kết các hợp đồng với bên sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên, bị
xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với lần đầu phát hiện hành vi vi phạm;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp không khắc phục
vi phạm.
6. Hành vi bên cung ứng không chuyển số tiền còn lại (là tổng số tiền chi trả dịch vụ hệ sinh
thái tự nhiên thu được trừ đi các chi phí hợp lý để bảo vệ, duy trì và phát triển hệ sinh thái
tự nhiên) về quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đối với
địa phương chưa có quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu số tiền còn lại dưới 20.000.000
đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu số tiền còn lại từ 20.000.000 đồng
đến dưới 30.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu số tiền còn lại từ 30.000.000 đồng
đến dưới 50.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu số tiền còn lại từ 50.000.000 đồng
đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng nếu số tiền còn lại từ 100.000.000
đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu số tiền còn lại từ 200.000.000
đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu số tiền còn lại từ 500.000.000
đồng trở lên.
7. Hành vi bên cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên sử dụng số tiền thu được từ chi trả
dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên sai mục đích theo quy định, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu số tiền thu được từ chi trả dịch vụ
hệ sinh thái tự nhiên sử dụng sai mục đích dưới 20.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu số tiền thu được từ chi trả dịch vụ
hệ sinh thái tự nhiên sử dụng sai mục đích từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu số tiền thu được từ chi trả dịch vụ
hệ sinh thái tự nhiên sử dụng sai mục đích từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu số tiền thu được từ chi trả dịch vụ
hệ sinh thái tự nhiên sử dụng sai mục đích từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000
đồng;
đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng nếu số tiền thu được từ chi trả dịch
vụ hệ sinh thái tự nhiên sử dụng sai mục đích từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000
đồng;
e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu số tiền thu được từ chi trả dịch
vụ hệ sinh thái tự nhiên sử dụng sai mục đích từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000
đồng;
g) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu số tiền thu được từ chi trả dịch
vụ hệ sinh thái tự nhiên sử dụng sai mục đích từ 500.000.000 đồng trở lên.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chi trả đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên và tiền lãi phát sinh từ việc
chậm chi trả (nếu có) tương ứng với số tiền và thời gian chậm chi trả trong thời hạn 01
tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều
này.
Tiền lãi được tính trên cơ sở số tiền chậm chi trả, thời gian chậm chi trả theo lãi suất cơ
bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm gần nhất với thời điểm ra
quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
b) Buộc phải lập đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên cấp cơ sở trong thời hạn 06
tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều
này;
c) Buộc phải chuyển số tiền còn lại về quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc Quỹ Bảo vệ
môi trường Việt Nam đối với địa phương chưa có quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh trong thời
hạn 06 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt đối với hành vi quy định tại khoản
6 Điều này;
d) Buộc phải hoàn trả số tiền sử dụng sai mục đích trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày
nhận được quyết định xử phạt đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều này.
Điều 49. Vi phạm các quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi trồng cấy nhân tạo loài thực vật hoang dã, giống cây trồng,
nấm và vi sinh vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ mà không
thông báo theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi săn bắt các loài chim
nước, chim di cư tại khu bảo tồn đất ngập nước và vùng đất ngập nước quan trọng, trừ
trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 47 Nghị định này.
3. Hành vi khai thác trái phép giống cây trồng, nấm, vi sinh vật thuộc Danh mục loài nguy
cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép giống cây
trồng, nấm, vi sinh vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ở
ngoài khu vực di sản thiên nhiên, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị dưới
500.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ
500.000 đồng đến dưới 1.500.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ
1.500.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ
5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ
10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ
20.000.000 đồng trở lên.
4. Hành vi khai thác trái phép đối với gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục loài nguy
cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ở ngoài khu di sản thiên nhiên bị áp dụng hình thức xử
lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.
Hành vi khai thác trái phép loài thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm
được ưu tiên bảo vệ, trừ gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ ở ngoài khu di sản thiên nhiên, bị xử
phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá dưới
1.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ
1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ
2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ
5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ
10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ
15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ
20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
5. Hành vi tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ
thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ở ngoài khu di sản thiên
nhiên bị áp dụng hình thức xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực lâm nghiệp. Hành vi tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép
loài thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ở
ngoài khu di sản thiên nhiên, trừ gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có giá
trị dưới 15.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị
giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị
giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị
giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị
giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị
giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có
trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có
trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 180.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 210.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị
giá từ 180.000.000 đồng đến dưới 210.000.000 đồng;
k) Phạt tiền từ 210.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có
trị giá từ 210.000.000 đồng đến dưới 240.000.000 đồng;
l) Phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị
giá từ 240.000.000 đồng đến dưới 270.000.000 đồng;
m) Phạt tiền từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có
trị giá từ 270.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại
khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này.
Điều 50. Vi phạm các quy định về quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không báo cáo tình trạng loài thuộc Danh mục Loài nguy
cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định.
2. Hành vi nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng, cấy nhân tạo các loài thuộc Danh mục
loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và
trồng, cấy nhân tạo phục vụ mục đích thương mại không tuân thủ các quy định của pháp
luật thì áp dụng hình thức xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực lâm nghiệp, thủy sản, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký, khai báo
nguồn gốc, lập hồ sơ theo dõi các cá thể loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm
được ưu tiên bảo vệ.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng
một trong các nội dung đã được phê duyệt tại Dự án thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh
học ban hành kèm theo giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học do cấp có thẩm
quyền phê duyệt (bao gồm: điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng; nguồn nhân lực; nguồn
lực tài chính; thực hiện các quy trình về: nuôi dưỡng, chăm sóc loài; lưu giữ, bảo quản
nguồn gen và mẫu vật di truyền).
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm
sau đây:
a) Khai báo không đúng sự thật các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn
đa dạng sinh học;
b) Hoạt động không có giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học do cơ quan có
thẩm quyền cấp.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm tại điểm b
khoản 5 Điều này.
Điều 51. Vi phạm các quy định về kiểm soát loài ngoại lai xâm hại
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nuôi, lưu giữ, vận
chuyển, trồng, cấy loài ngoại lai xâm hại ngoài phạm vi khu bảo tồn không vì mục đích
thương mại, trong trường hợp kiểm soát được sự phát triển, lây lan của chúng và chưa gây
ra thiệt hại.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nuôi, lưu giữ, vận
chuyển, trồng, cấy loài ngoại lai xâm hại ngoài phạm vi khu bảo tồn vì mục đích thương
mại, trong trường hợp kiểm soát được sự phát triển, lây lan của chúng và chưa gây ra thiệt
hại.
3. Hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển, trồng, cấy loài ngoại lai xâm hại ngoài phạm vi khu
bảo tồn bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá
đến dưới 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ
10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá
từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá
từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 320.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá
từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 320.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá
từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 480.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá
từ 100.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 480.000.000 đồng đến 560.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá
từ 120.000.000 đồng đến dưới 140.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 560.000.000 đồng đến 640.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá
từ 140.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng.
4. Hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển, trồng, cấy loài ngoại lai xâm hại trong phạm vi khu
bảo tồn, trong trường hợp kiểm soát được sự phát triển, lây lan của chúng bị xử phạt như
sau:
a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm xảy ra ngoài phân
khu bảo vệ nghiêm ngặt;
b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với vi phạm xảy ra trong phân
khu bảo vệ nghiêm ngặt.
5. Hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển, trồng, cấy các loài ngoại lai xâm hại trong phạm vi khu
bảo tồn, trong trường hợp không kiểm soát được sự phát triển, lây lan của chúng bị xử
phạt như sau:
a) Phạt tăng thêm từ 20% đến 30% của mức tiền phạt quy định tại khoản 4 Điều này đối với
vi phạm thực hiện ở ngoài phân khu bảo vệ nghiêm ngặt;
b) Phạt tăng thêm từ 40% đến 50% của mức tiền phạt quy định tại khoản 4 Điều này đối với
vi phạm thực hiện ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.
Mức tiền phạt tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại khoản này không vượt quá
1.000.000.000 đồng.
6. Hành vi nhập khẩu vi sinh vật ngoại lai xâm hại bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến
200.000.000 đồng.
7. Hành vi nhập khẩu loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá dưới
10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ
10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ
20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ
40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 320.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ
60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 320.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ
80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 480.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ
100.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 480.000.000 đồng đến 560.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ
120.000.000 đồng đến dưới 140.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 560.000.000 đồng đến 640.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ
140.000.000 đồng đến dưới 160.000.000 đồng;
k) Phạt tiền từ 640.000.000 đồng đến 720.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ
160.000.000 đồng đến dưới 180.000.000 đồng;
l) Phạt tiền từ 720.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ
180.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
m) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 880.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ
200.000.000 đồng đến dưới 220.000.000 đồng;
n) Phạt tiền từ 880.000.000 đồng đến 920.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ
220.000.000 đồng đến dưới 230.000.000 đồng;
o) Phạt tiền từ 920.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ
230.000.000 đồng đến dưới 250.000.000 đồng.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại
Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy toàn bộ loài ngoại lai xâm hại; buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu đối với
trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này;
b) Buộc tái xuất toàn bộ loài ngoại lai xâm hại nhập khẩu trái phép ra khỏi lãnh thổ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 6, 7
Điều này. Trường hợp không thể tái xuất được thì buộc tiêu hủy toàn bộ loài ngoại lai xâm
hại nhập khẩu trái phép.
Điều 52. Vi phạm các quy định về quản lý, tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ
nguồn gen
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi không thực hiện báo cáo định kỳ hoặc báo
cáo hoạt động theo quy định trong thời gian tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu không vì
mục đích thương mại ghi tại giấy phép tiếp cận nguồn gen.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm
sau đây:
a) Không tuân thủ các nội dung trong kế hoạch tiếp cận nguồn gen đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc chuyển giao nguồn gen,
dẫn xuất của nguồn gen cho bên thứ ba với cùng mục đích sử dụng để nghiên cứu vì mục
đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại;
c) Không tiến hành chia sẻ lợi ích thu được từ việc sử dụng nguồn gen với các bên liên
quan theo quy định;
d) Không thực hiện báo cáo định kỳ hoặc báo cáo hoạt động theo quy định trong thời gian
tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương
mại ghi tại giấy phép tiếp cận nguồn gen;
đ) Đưa nguồn gen ra khỏi lãnh thổ Việt Nam nhưng không thực hiện đúng các nội dung quy
định tại giấy phép tiếp cận nguồn gen hoặc quyết định cho phép đưa nguồn gen ra nước
ngoài phục vụ học tập, nghiên cứu không vì mục đích thương mại;
e) Sử dụng giấy phép tiếp cận nguồn gen không đúng nội dung, mục đích.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi trao đổi, chuyển giao,
cung cấp nguồn gen được giao quản lý cho tổ chức, cá nhân khác không đúng quy định
của pháp luật; chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen kèm theo việc thay đổi mục
đích sử dụng ghi tại giấy phép tiếp cận nguồn gen, trừ trường hợp quy định tại khoản 1,
khoản 2 Điều này.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiếp cận nguồn gen
khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc có giấy phép tiếp cận
nguồn gen nhưng đã hết hạn.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép tiếp cận nguồn gen từ 06 tháng đến 12 tháng đối với
trường hợp vi phạm quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e khoản 2 Điều này;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định
tại khoản 3, 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải thu hồi kết quả phát sinh từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật
trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm
hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm đ, e khoản 2 tại Điều này.
Điều 53. Vi phạm các quy định về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh
vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen, khảo nghiệm sinh vật biến đổi
gen
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không
công khai thông tin về mức độ rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro đối với môi trường và đa
dạng sinh học khi nghiên cứu tạo ra, phát triển công nghệ sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di
truyền của sinh vật biến đổi gen.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi nghiên cứu tạo ra,
phân tích thử nghiệm, cách ly sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen tại
các nơi không được phép thực hiện.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm
sau đây:
a) Cung cấp thông tin sai lệch trong hồ sơ đăng ký cấp phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi
gen, hồ sơ cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, hồ sơ cấp
giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi;
b) Không thực hiện đúng nội dung trong giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, giấy
chứng nhận an toàn sinh học, giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện làm thực
phẩm, thức ăn chăn nuôi.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm
về hoạt động nghiên cứu, khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen sau đây:
a) Che giấu thông tin về nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, đa dạng sinh
học và sức khỏe con người, vật nuôi trong quá trình nghiên cứu, khảo nghiệm sinh vật biến
đổi gen;
b) Đưa vào nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sinh vật biến đổi gen không thuộc
đối tượng trong đề tài nghiên cứu đã đăng ký; không thuộc giấy phép khảo nghiệm sinh vật
biến đổi gen và kế hoạch khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen đã được phê duyệt.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm
về hoạt động nghiên cứu, khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen sau đây:
a) Không tuân thủ chặt chẽ các quy định về cách ly gây thất thoát sinh vật biến đổi gen ra
ngoài môi trường trong quá trình nghiên cứu, khảo nghiệm;
b) Không áp dụng các biện pháp khẩn cấp để xử lý, tiêu hủy triệt để sinh vật biến đổi gen
khi phát hiện sinh vật biến đổi gen gây ra rủi ro đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức
khỏe con người và vật nuôi mà không kiểm soát được;
c) Để thất thoát sinh vật biến đổi gen ra ngoài môi trường trong quá trình nghiên cứu, khảo
nghiệm sinh vật biến đổi gen.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, quyết định công nhận
phòng thí nghiệm nghiên cứu sinh vật biến đổi gen, quyết định công nhận cơ sở khảo
nghiệm sinh vật biến đổi gen từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy
định tại khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tiêu hủy toàn bộ sinh vật biến đổi gen chưa được cấp giấy phép khảo nghiệm sinh vật
biến đổi gen hoặc giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với trường hợp vi phạm quy định
tại khoản 2, điểm b khoản 3, điểm b khoản 4 Điều này;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đối với trường hợp vi phạm
quy định tại khoản 2, 4, 5 Điều này gây ra.
Điều 54. Vi phạm các quy định sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu giữ, vận chuyển
sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành, vi không công khai thông tin
về mức độ rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro đối với môi trường và đa dạng sinh học khi
nhập khẩu, mua, bán, phóng thích sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến
đổi gen.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng
nội dung trong giấy chứng nhận an toàn sinh học.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi che giấu thông tin về
nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, đa dạng sinh học của sinh vật biến đổi
gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh
sinh vật biến đổi gen khi không có giấy chứng nhận an toàn sinh học theo quy định.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm
sau đây:
a) Nuôi, trồng, thả có chủ đích vào môi trường sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của
sinh vật biến đổi gen chưa được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học;
b) Nhập khẩu trái phép sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
a) Nuôi, trồng, thả có chủ đích vào môi trường sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của
sinh vật biến đổi gen chưa được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học gây ảnh hưởng đến
môi trường và đa dạng sinh học;
b) Nhập khẩu trái phép sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen
gây ảnh hưởng đến môi trường và đa dạng sinh học.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy toàn bộ sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen
đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 4, điểm a khoản 5 và điểm a khoản 6 Điều
này;
b) Buộc tái xuất lô hàng chứa sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi
gen ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với trường hợp vi phạm
quy định tại điểm b khoản 5 và điểm b khoản 6 Điều này. Trường hợp không thể tái xuất thì
buộc tiêu hủy lô hàng chứa sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi
gen.
Điều 55. Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi
phạm hành chính về bảo vệ môi trường
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm
sau đây:
a) Gây khó khăn cho công tác điều tra, nghiên cứu, kiểm soát, đánh giá hiện trạng môi
trường hoặc hoạt động công vụ của người có thẩm quyền;
b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự đối với người đang thi hành
công vụ;
c) Từ chối nhận quyết định thanh tra, kiểm tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính,
quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
d) Không tổ chức đối thoại về môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về
bảo vệ môi trường hoặc theo đơn thư khiếu nại, tố cáo, khởi kiện của tổ chức, cá nhân có
liên quan theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Không thực hiện việc kê khai, khai báo hoặc kê khai, khai báo không trung thực, không
đúng thời hạn theo yêu cầu của người thi hành công vụ, cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền;
b) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu liên quan đến
việc thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của người thi hành công vụ, cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
c) Không hợp tác hoặc cản trở công tác của đoàn kiểm tra, thanh tra hoặc người được giao
nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường;
d) Không cử đại diện có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tham gia buổi công bố
quyết định thanh tra về bảo vệ môi trường hoặc không cử đại diện có thẩm quyền làm việc
với đoàn thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự ý tháo gỡ niêm
phong tang vật, phương tiện, nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị vi phạm đang bị niêm
phong, tạm giữ hoặc tẩu tán tang vật vi phạm, tự ý làm thay đổi hiện trường vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm
sau đây:
a) Trì hoãn, trốn tránh không thi hành quyết định thanh tra, kiểm tra, quyết định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của người hoặc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền;
b) Không thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung và yêu cầu trong kết luận kiểm tra, thanh tra
về bảo vệ môi trường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chương III
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM VIỆC THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 56. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 3 Điều 4
Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g, h, i, k, l, m, n
và o khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 57. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế
xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị
định này.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh
sát phòng, chống tội phạm về môi trường và Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh đang
thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, h, i, k, l, m, n và o
khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, g, h, i, k, l, m, n và o
khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Quản
lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, g, h, i, k, l, m, n và o
khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 58. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành tài
nguyên và môi trường
1. Thanh tra viên chuyên ngành tài nguyên và môi trường, người được giao thực hiện
nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường đang thi hành công vụ có
quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ khoản 3 Điều 4 Nghị
định này.
2. Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về
tài nguyên và môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường có
quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 100.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của Bộ Tài nguyên và
Môi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường có
quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 59. Thẩm quyền của Thanh tra quốc phòng
1. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Quốc phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 60. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm
phòng chống ma túy và tội phạm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị
định này.
4. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ
huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, h, i, k, l, m, n và o
khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
5. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục phòng chống
ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 200.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, c, d, đ, g, h, i, k, l, m, n và o
khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
6. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục
trưởng Cục phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có
quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, g, h, i, k, l, m, n
và o Điều 4 Nghị định này.
Điều 61. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, c, đ khoản 3 Điều 4 Nghị định
này.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, h, i, k, l, m, n và o
khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng
Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam
có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 100.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, h, i, k, l, m, n và o
khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh
Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, h, i, k, l, m, n và o
khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h, i, k, l, m, n
và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Điều 62. Thẩm quyền của Hải quan
1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục
Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra
sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội
trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng
Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra
sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d, đ, g, h, i, k, l, m, n và o khoản
3 Điều 4 của Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan
thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g, h, i, k, l, m, n và o
khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g, h, i, k, l, m, n và o
khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Điều 63. Thẩm quyền của Kiểm lâm, Kiểm ngư và Thanh tra chuyên ngành Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Thanh tra viên chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, người được giao thực
hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ khoản 3 Điều 4 Nghị
định này.
3. Kiểm ngư viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 4.000.000 đồng.
4. Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng.
5. Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư vùng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và g khoản 3 Điều 4
của Nghị định này.
6. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy
rừng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, g, h, i, k, l, m, n và o
khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
7. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Đội trưởng
Đội Kiểm lâm đặc nhiệm thuộc Cục Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 100.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, g, h, i, k, l, m, n
và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
8. Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng đoàn thanh tra
chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng đoàn thanh tra chuyên
ngành Tổng cục Thủy sản, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Tổng cục Lâm nghiệp có
quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 100.000.000 đồng;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
9. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, g, h, i, k, l, m, n và o
khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
10. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có
quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định
này.
11. Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, g, h, i, k, l, m, n
và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
12. Cục trưởng Cục Kiểm ngư có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, g, h, i, k, l, m, n
và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
13. Chánh thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục trưởng Tổng cục
Lâm nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Điều 64. Thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành công thương và Quản lý thị
trường
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Thanh tra viên chuyên ngành công thương đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ khoản 3 Điều 4 Nghị
định này.
3. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục nghiệp vụ Quản
lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o
khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Sở Công Thương, Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành về công
thương của Sở Công Thương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 100.000.000 đồng;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
5. Cục trưởng Cục quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường
thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n
và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
6. Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành Bộ Công Thương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định
này.
7. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n
và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
8. Chánh Thanh tra Bộ Công Thương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Điều 65. Thẩm quyền của Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường
thủy nội địa
1. Trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải, Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không, Trưởng đại
diện Cảng vụ đường thủy nội địa có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng.
2. Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng không, Giám đốc Cảng vụ đường
thủy nội địa có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, g, h, i, k, l, m, n
và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam, Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam
có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 100.000.000 đồng;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục
trưởng Cục Hàng không Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Điều 66. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành văn
hóa, thể thao và du lịch
1. Thanh tra viên chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch đang thi hành công vụ có
quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ khoản 3 Điều 4 Nghị
định này.
2. Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chánh Thanh tra Sở Văn hóa và Thể
thao, Chánh Thanh tra Sở Du lịch, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Văn hóa và Thể thao,
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Du lịch có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 100.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về văn hóa, thể thao và du lịch của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 67. Thẩm quyền của Cục Quản lý môi trường y tế
1. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành quản lý môi trường y tế
đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ khoản 3 Điều 4 Nghị
định này.
2. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục Quản lý môi trường y tế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời
hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 100.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời
hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 68. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường; chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm môi trường để truy cứu
trách nhiệm hình sự
1. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của
các lực lượng được quy định cụ thể như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm
hành chính quy định tại Chương II Nghị định này trong phạm vi quản lý của mình;
b) Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường có thẩm quyền xử phạt đối với các
hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này;
c) Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc
lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định
tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 9; Điều 10 trong trường hợp
thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
hoặc điểm g khoản 1, điểm g khoản 2 Điều 10 trong trường hợp không thuộc thẩm quyền
phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; Điều 11 trong trường
hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường hoặc điểm g, h khoản 1, điểm g, h khoản
2, điểm g, h khoản 3 Điều 11 trong trường hợp không thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi
trường; Điều 12 trong trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường hoặc điểm đ
khoản 1, điểm đ khoản 2, điểm đ khoản 3 Điều 12 trong trường hợp không thuộc thẩm
quyền cấp giấy phép môi trường; Điều 13 trong trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt
kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc điểm a, b khoản 1, điểm a, b
khoản 2 Điều 13 trong trường hợp không thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định
báo cáo đánh giá tác động môi trường; Điều 14 trong trường hợp thuộc thẩm quyền cấp
giấy phép môi trường hoặc điểm a, c, đ khoản 1, điểm d, đ khoản 2, điểm d, đ khoản 3,
điểm d, đ khoản 4 trong trường hợp không thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi
trường; khoản 2, điểm e, g, h khoản 3, điểm e, h, i khoản 4, điểm d, e khoản 5, khoản 6
Điều 15; khoản 2, 3, 4 Điều 16 trong trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi
trường; các Điều 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24; các khoản 2, 3, 4, 6 Điều 25; điểm c khoản 4,
điểm d khoản 5, khoản 8, 9, 10 Điều 26; Điều 27; các khoản 5, 6, 7 Điều 29; điểm a khoản
2, điểm a, d khoản 3, điểm a, c khoản 4, khoản 5, 6, 7 Điều 30; điểm a khoản 4, khoản 6, 7
Điều 31; khoản 2, điểm g, h khoản 3 Điều 34; các khoản 3, 4, 5 Điều 36; điểm b khoản 4,
điểm b khoản 5, điểm b khoản 6, điểm b khoản 7 và điểm c khoản 8, khoản 11 Điều
39; khoản 2 Điều 40; khoản 4, 5 Điều 41; các khoản 5, 6, điểm b, d, đ khoản 7 Điều 46;
các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 47; Điều 49; Điều 51 và Điều 55 của Nghị định này;
d) Thanh tra quốc phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền,
thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại Điều 10 và Điều 13 trong trường hợp thuộc thẩm
quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; Điều 11 và Điều
12 trong trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường;
đ) Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh
vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường xảy ra trên vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế, vùng quyền chủ quyền của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21,
24; điểm d khoản 2, khoản 4 Điều 25; khoản 8 Điều 26; Điều 27; các khoản 5, 6, 7 Điều 29;
các khoản 5, 6, 7 Điều 30; điểm g, h khoản 3 Điều 34; các Điều 36, 39; khoản 2 Điều
40; khoản 5 Điều 47 và 55 của Nghị định này;
e) Bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc
lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường được quy định tại các Điều 25, 26, 27, 29, 30, 36, 39, 49; 51, 52, 54 và
55 của Nghị định này;
g) Kiểm lâm, Thanh tra chuyên ngành lâm nghiệp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động kiểm lâm được
quy định tại các Điều 47, 49, 50, 51, 52, 53, Điều 54 và Điều 55 của Nghị định này. Kiểm
ngư có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm
vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường liên quan đến hoạt động kiểm ngư được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 36; khoản
5 Điều 47; khoản 6, 7 Điều 51; điểm b khoản 5, điểm b khoản 6 Điều 54 và Điều 55 của
Nghị định này. Thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có thẩm quyền
xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình
đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến
hoạt động nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 36;
Điều 41; các Điều 45, 47, 49, 50, 51, 52, 53, 54 và 55 của Nghị định này. Thanh tra chuyên
ngành thủy sản có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh
vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường liên quan đến hoạt động thủy sản được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 36;
các Điều 47, 49, 50, 51, 52, 53, 54 và 55 của Nghị định này;
h) Cảng vụ hàng hải có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc
lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động hàng hải được quy định tại các Điều 36, 39, 40
và 55 của Nghị định này; Cảng vụ đường thủy nội địa có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong khu vực đường thủy nội địa được
quy định tại các Điều 39, 40 và 55 của Nghị định này; Cảng vụ hàng không có thẩm quyền
xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình
đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong khu vực
hàng không được quy định tại khoản 2, 5 Điều 25 và 55 của Nghị định này;
i) Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và
phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường liên quan đến hoạt động hải quan được quy định tại Điều 27; khoản 1, 2 Điều
34; điểm d, e khoản 1, khoản 3 Điều 35; khoản 4 Điều 46; các Điều 51, 54 và 55 của Nghị
định này;
k) Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc
lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động quản lý thị trường, hàng hóa và hoạt động mua,
bán, sử dụng động vật hoang dã, được quy định tại các Điều 46, 49, 51, 52, 54 và 55 của
Nghị định này; Thanh tra chuyên ngành công thương có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi
phạm hành chính quy định tại Điều 45, 46 của Nghị định này;
l) Thanh tra chuyên ngành Văn hóa, thể thao du lịch có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi
phạm hành chính quy định tại Điều 22; khoản 2 và 5 Điều 25 của Nghị định này;
m) Quản lý môi trường y tế có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền,
thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các vi phạm hành chính quy định
tại khoản 2, điểm a khoản 3, khoản 8 Điều 26; khoản 1, 2, điểm a, c, d, đ, e, g khoản 3,
khoản 4, 5, 7 Điều 29 của Nghị định này mà thực hiện trong khuôn viên bệnh viện và cơ sở
y tế.
2. Chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm về môi trường để truy cứu trách nhiệm hình
sự và chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính.
a) Việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm về môi trường đến cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng hình sự và chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt vi phạm hành
chính được thực hiện theo quy định của Điều 62 và Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành
chính và Bộ luật Tố tụng hình sự;
b) Đối với vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm về môi trường được phát hiện qua công tác
thanh tra thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Điều 69. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn, bị đình chỉ hoạt động có
thời hạn hoặc bị buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm và trách
nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
1. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
đối với tổ chức, cá nhân quy định tại Chương II của Nghị định này thực hiện theo quy định
tại Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Đối với cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc
bị đình chỉ hoạt động có thời hạn mà có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và
dịch vụ gây ô nhiễm môi trường thì trách nhiệm của các cơ quan tổ chức thực hiện quyết
định xử phạt như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ,
ngành liên quan chỉ đạo các cơ quan tổ chức thực hiện việc tước quyền sử dụng giấy phép
môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với các trường hợp thuộc
thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của bộ như sau:
Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao chủ trì,
phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan của người đã xử phạt, Công an nhân
dân các cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có
liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân, tổ chức đó
vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt trong trường hợp cá
nhân, tổ chức vi phạm nằm trong khu vực của Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan của người đã xử phạt, Công an
nhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các
cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân,
tổ chức đó vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép môi trường
có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt trong
trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không thuộc trường hợp trong khu vực của Ban
Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và nằm trên địa
bàn 02 huyện trở lên;
Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan
của người đã xử phạt, Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cá nhân, tổ
chức vi phạm và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang
thiết bị của cá nhân, tổ chức đó vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng
giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn được ghi trong quyết
định xử phạt trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không thuộc trường hợp trong khu
vực của Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao
và nằm trên địa bàn 01 huyện.
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện việc tước quyền sử dụng giấy phép
môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với các trường hợp thuộc
thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao chủ trì,
phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan của người đã xử phạt, Công an nhân
dân các cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có
liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân, tổ chức đó
vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt trong trường hợp cá
nhân, tổ chức vi phạm nằm trong khu vực của Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan của người đã xử phạt, Công an
nhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các
cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân,
tổ chức đó vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép môi trường
có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt trong
trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không thuộc trường hợp trong khu vực của Ban
Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và nằm trên địa
bàn 02 huyện trở lên;
Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan
của người đã xử phạt, Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cá nhân, tổ
chức vi phạm và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang
thiết bị của cá nhân, tổ chức đó vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng
giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn được ghi trong quyết
định xử phạt trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không thuộc trường hợp trong khu
vực của Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao
và nằm trên địa bàn 01 huyện;
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với cơ quan của người đã xử phạt, Công
an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có
liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân, tổ chức đó
vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt đối với trường hợp
cá nhân, tổ chức vi phạm thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân
dân cấp huyện.
3. Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn, bị đình
chỉ hoạt động có thời hạn hoặc bị buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm
được quy định như sau:
a) Cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc bị đình chỉ hoạt
động có thời hạn phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt, tạo điều kiện thuận lợi
để các cơ quan chức năng hoàn thành nhiệm vụ và chỉ được phép hoạt động trở lại khi đã
được cơ quan có thẩm quyền xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm;
b) Cá nhân, tổ chức bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm phải nghiêm
chỉnh chấp hành quyết định xử phạt, báo cáo kết quả thực hiện về cơ quan đã xử phạt và
cơ quan đã cấp giấy phép để kiểm tra, giám sát;
c) Đối với các trường hợp vi phạm gây ô nhiễm môi trường hoặc phải cải tạo, nâng cấp và
xây dựng các công trình bảo vệ môi trường, cá nhân, tổ chức vi phạm phải khẩn trương
khắc phục hậu quả vi phạm. Sau khi đã khắc phục xong hậu quả vi phạm, cá nhân, tổ chức
phải gửi báo cáo kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường đã khắc
phục cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 1 Điều 70 của Nghị định
này để kiểm tra, giám sát và cho phép vận hành thử nghiệm theo quy định.
Điều 70. Kiểm tra, thanh tra và xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
1. Thủ tục kiểm tra, thanh tra và xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính
đối với cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng giấy phép môi trường, bị đình chỉ hoạt
động trước khi đi vào hoạt động trở lại hoặc bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
vi phạm trong trường hợp người đã xử phạt thuộc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép
môi trường (cơ quan có thẩm quyền) được quy định như sau:
a) Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ thời điểm hết hạn tước quyền sử dụng giấy phép
môi trường, đình chỉ hoạt động hoặc khắc phục hậu quả vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm
phải gửi báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường (kèm
theo các hồ sơ, tài liệu, số liệu và kết quả phân tích mẫu chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật
môi trường do đơn vị có chức năng thực hiện) cho cơ quan có thẩm quyền của người đã
xử phạt.
Báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường bao gồm các
nội dung: thông tin chung về cá nhân, tổ chức (tên cá nhân, tổ chức, địa chỉ, địa điểm hoạt
động, tài khoản, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép,
quyết định xử phạt vi phạm hành chính, kết luận kiểm tra, thanh tra); kết quả khắc phục hậu
quả vi phạm hành chính (kết quả khắc phục vi phạm về nước thải, kết quả khắc phục vi
phạm về bụi, khí thải, kết quả khắc phục vi phạm về tiếng ồn, kết quả khắc phục vi phạm về
độ rung, kết quả khắc phục vi phạm về quản lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy
hại, kết quả khắc phục các vi phạm khác về bảo vệ môi trường).
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả đã khắc phục
xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra,
thanh tra xác nhận việc khắc phục hậu quả vi phạm theo nội dung quyết định xử phạt và kết
luận kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường (nếu có). Quyết định thành lập đoàn kiểm tra,
thanh tra; biên bản kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm về bảo vệ môi
trường thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về thanh
tra;
c) Trường hợp cá nhân, tổ chức đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi
trường, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, thanh tra việc khắc
phục vi phạm (trừ trường hợp phải trưng cầu kết quả giám định, đo đạc và phân tích mẫu
môi trường), cơ quan có thẩm quyền ban hành kết luận kiểm tra, thanh tra việc đã khắc
phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường và tháo mở niêm phong (nếu có) để cá
nhân, tổ chức hoạt động trở lại;
d) Trường hợp cá nhân, tổ chức chưa khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi
trường thì tiếp tục thực hiện việc khắc phục nhưng không quá thời hạn ghi trong quyết định
xử phạt; trường hợp không đủ thời gian để khắc phục thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền
xem xét, gia hạn để khắc phục nhưng không quá 24 tháng; trường hợp cố tình không thực
hiện việc khắc phục vi phạm thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
2. Thủ tục kiểm tra, thanh tra và xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính
đối với cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng giấy phép môi trường, bị đình chỉ hoạt
động trước khi đi vào hoạt động trở lại hoặc bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
vi phạm trong trường hợp người xử phạt không thuộc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy
phép môi trường được quy định như sau:
a) Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ thời điểm hết hạn tước quyền sử dụng giấy phép
môi trường, đình chỉ hoạt động hoặc khắc phục hậu quả vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm
phải gửi báo cáo kết quả khắc phục hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường (kèm theo các
hồ sơ, tài liệu, số liệu và kết quả phân tích mẫu chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường
do đơn vị có chức năng thực hiện) và gửi cho:
- Cơ quan, đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có chức năng kiểm
tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm hành chính về môi trường (nếu dự án, cơ sở,
khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường
của Bộ Tài nguyên và Môi trường);
- Sở Tài nguyên và Môi trường (nếu dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập
trung thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh);
- Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ thuộc
thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp huyện);
Báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường được gửi đồng
thời cho cơ quan của người đã xử phạt để phối hợp kiểm tra việc khắc phục hậu quả vi
phạm;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả đã khắc phục
xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a
khoản này chủ trì, phối hợp với cơ quan của người đã xử phạt tiến hành kiểm tra, thanh tra
việc khắc phục hậu quả vi phạm theo nội dung quyết định xử phạt và kết luận kiểm tra,
thanh tra về bảo vệ môi trường (nếu có). Trường hợp cần thiết, cơ quan, đơn vị chuyên
môn trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có chức năng kiểm tra, thanh tra việc khắc
phục hậu quả vi phạm hành chính về môi trường giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường
tiến hành kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm đối với trường hợp thuộc
trách nhiệm kiểm tra của cơ quan, đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi
trường có chức năng kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm hành chính về
môi trường. Quyết định thành lập đoàn kiểm tra, thanh tra; biên bản kiểm tra, thanh tra việc
khắc phục hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định của pháp luật về
bảo vệ môi trường và pháp luật về thanh tra;
c) Trường hợp cá nhân, tổ chức đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi
trường, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, thanh tra việc khắc
phục vi phạm (trừ trường hợp phải trưng cầu kết quả giám định, đo đạc và phân tích mẫu
môi trường), cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản này ban hành kết luận kiểm
tra, thanh tra việc đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường, đồng thời
thông báo cho cơ quan có trách nhiệm quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 69
Nghị định này tháo mở niêm phong (nếu có) để cá nhân, tổ chức hoạt động trở lại;
d) Trường hợp cá nhân, tổ chức chưa khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi
trường thì tiếp tục thực hiện việc khắc phục nhưng không quá thời hạn ghi trong quyết định
xử phạt; trường hợp không đủ thời gian để khắc phục thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền
quy định tại điểm a khoản này xem xét, gia hạn để khắc phục nhưng không quá 24 tháng;
trường hợp cố tình không thực hiện việc khắc phục vi phạm thì sẽ bị cưỡng chế thi hành
theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung được nhiều cơ quan có
thẩm quyền cấp giấy phép môi trường, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra việc
khắc phục hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường là cơ quan cấp trên đã cấp giấy phép
môi trường. Trường hợp cần thiết, cơ quan cấp trên giao cho cơ quan cấp dưới kiểm tra,
thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường.
4. Đối với các hành vi vi phạm hành chính bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc
lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, đăng ký môi trường, lập hồ sơ xin cấp giấy phép
môi trường thủ tục kiểm tra, thanh tra và xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm
hành chính đối với cá nhân, tổ chức được lồng ghép với quá trình thẩm định, phê duyệt
báo cáo đánh giá tác động môi trường, tiếp nhận, cấp giấy phép môi trường của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền. Kết quả giải quyết các thủ tục hành chính này thay thế kết luận
kiểm tra, thanh tra việc đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường đối với
cá nhân, tổ chức theo quy định tại Điều này.
Điều 71. Quy định về biên bản, thẩm quyền lập biên bản và quyết định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
1. Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được lập theo quy định
của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Các chức danh có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường bao gồm:
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
đang thi hành công vụ;
b) Công chức, viên chức đang thi hành nhiệm vụ bảo vệ môi trường của Bộ Tài nguyên và
Môi trường; cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo vệ
môi trường, cơ quan được giao chức năng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ
môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài nguyên và Môi trường; Chi cục Bảo
vệ môi trường và Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ cao của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Phòng Tài nguyên và Môi trường
thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Công chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân đang thi
hành nhiệm vụ bảo vệ môi trường của ngành mình quản lý thuộc các bộ, cơ quan ngang
bộ;
d) Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đang thi hành nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên
địa bàn quản lý;
đ) Nhân viên trật tự công cộng đang thi hành nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ môi trường tại
các khu đô thị, khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
e) Công chức, viên chức thuộc Ban quản lý rừng, Ban quản lý các vườn quốc gia, khu bảo
tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển đang thi hành nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
3. Mẫu biên bản và mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định của Nghị định quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng thủ tục xử phạt vi
phạm hành chính không lập biên bản trong trường hợp xử phạt cảnh cáo vi phạm quy định
tại các Điều 25, 45, 46, 49, 50, 52 và 53 hoặc xử phạt bằng tiền đến 250.000 đồng đối với
cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 25
của Nghị định này; trừ trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng
phương tiện, thiết bị kỹ thuật.
Điều 72. Công bố công khai thông tin vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường
Công khai thông tin cá nhân, tổ chức có các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội trong các
trường hợp sau:
1. Cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng giấy phép môi trường.
2. Cá nhân, tổ chức bị đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi
trường hoặc bị đình chỉ hoạt động của cơ sở gây ô nhiễm môi trường.
3. Cơ sở bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm buộc di dời địa điểm đến vị trí
phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp
có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
4. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt thuộc các trường hợp quy định tại điểm g khoản 2, khoản 5
và khoản 7 Điều 32; điểm g khoản 2 và khoản 4 Điều 33.
5. Các trường hợp khác do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quyết định
theo quy định pháp luật.
Điều 73. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt; trách nhiệm tổ chức thi hành quyết
định cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động, cưỡng chế
áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời dự án, cơ sở đến vị trí phù hợp
với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp
có thẩm quyền phê duyệt theo quy định
1. Các biện pháp cưỡng chế, thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục và tổ chức thực hiện
cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung
đình chỉ hoạt động, cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời dự án,
cơ sở đến vị trí phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi
trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện quyết định cưỡng chế áp dụng hình
thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động, cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
buộc di dời dự án, cơ sở đến vị trí phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả
năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;
Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao chủ trì,
phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an nhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân
cấp xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện
quyết định cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động, cưỡng chế
áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời dự án, cơ sở đến vị trí phù hợp với quy
hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền
phê duyệt theo quy định trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm nằm trong khu vực của
Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Công an nhân dân các cấp, Ủy ban
nhân dân cấp huyện, xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có liên quan tổ
chức thực hiện quyết định cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt
động, cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời dự án, cơ sở đến vị trí
phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp
có thẩm quyền phê duyệt theo quy định trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không
thuộc trường hợp trong khu vực của Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu
chế xuất, khu công nghệ cao và nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên;
Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an
cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có
liên quan tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình
chỉ hoạt động, cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời dự án, cơ sở
đến vị trí phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường
được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi
phạm không thuộc trường hợp trong khu vực của Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và nằm trên địa bàn 01 huyện;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở bị cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ
sung đình chỉ hoạt động, cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời dự
án, cơ sở đến vị trí phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của
môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định có trách nhiệm chỉ đạo các
cơ quan liên quan phối hợp thực hiện việc cưỡng chế đình chỉ hoạt động, buộc di dời dự
án, cơ sở đến vị trí phù hợp theo quy định;
c) Công an nhân dân các cấp có liên quan có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong
quá trình cưỡng chế, bố trí lực lượng ngăn chặn kịp thời các hành vi gây rối, chống người
thi hành công vụ trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt
bổ sung đình chỉ hoạt động, cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời
dự án, cơ sở đến vị trí phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải
của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định khi được yêu cầu.
Điều 74. Trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện
quyết định cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động hoặc
cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời dự án, cơ sở đến vị trí
phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường
được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định
1. Cá nhân, tổ chức liên quan đến đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng hình
thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động, cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
buộc di dời dự án, cơ sở đến vị trí phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả
năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định có trách
nhiệm phối hợp thực hiện việc cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt
động, cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời khi có yêu cầu.
2. Kho bạc nhà nước, Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác thực hiện các biện
pháp phong tỏa tài khoản tiền gửi kể từ thời điểm thực hiện cưỡng chế quy định trong
quyết định cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động hoặc cưỡng
chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời dự án, cơ sở đến vị trí phù hợp với
quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm
quyền phê duyệt theo quy định.
Điều 75. Trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan trong việc áp dụng hình thức xử
phạt bổ sung đình chỉ hoạt động, cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
buộc di dời dự án, cơ sở đến vị trí phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường,
khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc thực hiện quyết định cưỡng
chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động hoặc cưỡng chế áp dụng biện
pháp khắc phục hậu quả buộc di dời dự án, cơ sở đến vị trí phù hợp với quy hoạch, phân
vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt
theo quy định.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 76. Quy định chuyển tiếp
1. Các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường xảy ra trước ngày Nghị định này
có hiệu lực mà bị phát hiện hoặc xem xét ra quyết định xử phạt khi Nghị định này đã có
hiệu lực thì xử phạt theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của
Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và
Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP , trừ trường hợp Nghị định này không quy
định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra
thì áp dụng Nghị định này.
2. Quyết định và báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt theo quy định
của pháp luật là văn bản tương đương với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo
đánh giá tác động môi trường khi xem xét, xác định hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị
định này.
3. Giấy phép môi trường thành phần đã được cấp theo quy định của pháp luật là văn bản
tương đương với giấy phép môi trường khi xem xét, xác định hành vi vi phạm theo quy định
tại Nghị định này.
4. Kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định của pháp luật là văn bản
tương đương khi xem xét, xác định hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này:
a) Giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong trường
hợp kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận của cơ quan chuyên môn về
bảo vệ môi trường cấp tỉnh;
b) Giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong
trường hợp kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận của Ủy ban nhân dân
cấp huyện.
5. Đề án ký quỹ, cải tạo phục hồi môi trường; dự án cải tạo, phục hồi môi trường; phương
án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung theo quy định của pháp luật là văn bản tương
đương với phương án cải tạo, phục hồi môi trường khi xem xét, xác định hành vi vi phạm
quy định tại Nghị định này.
Điều 77. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 8 năm 2022.
2. Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và Nghị định số 55/2021/NĐ-
CP ngày 24 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 155/2016/NĐ-CP hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Điều 78. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành
Nghị định này

Nơi nhận: TM. CHÍNH PHỦ


- Ban Bí thư Trung ương Đảng; KT. THỦ TƯỚNG
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; PHÓ THỦ TƯỚNG
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Lê Văn Thành
Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc
hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ
Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NN (2).
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG NGUY HẠI TRONG CHẤT THẢI
(Kèm theo Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ)
I. CÁC THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG NGUY HẠI TRONG NƯỚC, NƯỚC THẢI

STT Thành phần nguy hại Công thức hóa học

A Các thành phần nguy hại vô cơ

Nhóm kim loại nặng và hợp chất vô cơ của chúng (tính theo
nguyên tố kim loại)

1 Asen (Arsenic) As

2 Cadmi (Cadmium) Cd

3 Chì (Lead) Pb

4 Kẽm (Zinc) Zn

5 Niken (Nickel) Ni

6 Thủy ngân (Mercury) Hg

7 Crom VI (Chromium VI) Cr

Các thành phần vô cơ khác

8 Muối florua (Fluoride) trừ canxi florua (calcium fluoride) F-

9 Xyanua/Tổng Xyanua CN-


B Các thành phần nguy hại hữu cơ

1 Tổng Phenol

2 PCB

3 Dioxin

4 Dầu mỡ khoáng

5 Hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ

6 Hóa chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ

7 Halogen hữu cơ dễ hấp thụ (AOX)

II. CÁC THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG NGUY HẠI TRONG KHÍ, KHÍ THẢI

STT Thông số môi trường nguy hại Công thức hóa học

A Các chất vô cơ

1 Asen và các hợp chất, tính theo As As

2 Axit clohydric HCl

3 Hơi HNO3 (các nguồn khác), tính theo NO2 HNO3

4 Hơi H2SO4 hoặc SO3, tính theo SO3 H2SO4

5 Bụi chứa silic

6 Cadmi và hợp chất, tính theo Cd Cd

7 Clo Cl2

8 Flo, HF, hoặc các hợp chất vô cơ của Flo, tính theo HF

9 Thủy ngân (kim loại và hợp chất, tính theo Hg) Hg

10 HydroXyanua HCN

11 Chì và hợp chất, tính theo Pb Pb

12 Tổng các kim loại nặng và hợp chất tương ứng

B Các chất hữu cơ


1 Acetaldehyt CH3CHO

2 Acrolein CH2=CHCHO

3 Anilin C6H5NH2

4 Benzidin NH2C6H4C6H4NH2

5 Benzen C6H6

6 Chloroform CHCl3

7 Formaldehyde HCHO

8 Naphtalen C10H8

9 Phenol C6H5OH

10 Tetracloetylen C2Cl4

11 Vinyl clorua ClCH=CH2

12 Methyl mercaptan CH3SH

13 Styren C6H5CH=CH2

14 Toluen C6H5CH3

15 Xylen C6H4(CH3)2

16 Tổng Dioxin/Furan
 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL Quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.
BỘ VĂN HÓA, CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THỂ THAO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
VÀ DU LỊCH ---------------
-------

Số: 06/2017/TT-BVHTTDL Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2017


THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DU LỊCH
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch;
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định chi tiết một số
Điều của Luật Du lịch.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết một số Điều của Luật Du lịch về người phụ trách kinh doanh
dịch vụ lữ hành; nội dung bồi dưỡng, tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch
nội địa và nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế; trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh
dịch vụ lữ hành; tiêu chuẩn cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở
kinh doanh dịch vụ du lịch khác; tiêu chuẩn thành thạo ngoại ngữ; nội dung bồi dưỡng, tổ
chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch; nội dung kiểm tra nghiệp vụ hướng
dẫn du lịch tại điểm; khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng
dẫn viên du lịch quốc tế; mẫu đơn đề nghị, thông báo, biên bản; mẫu giấy phép kinh doanh
dịch vụ lữ hành, thẻ hướng dẫn viên du lịch; mẫu chứng chỉ, giấy chứng nhận và các mẫu
biển hiệu trong lĩnh vực du lịch.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động du lịch trên
lãnh thổ Việt Nam.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch; Tổng cục Du lịch; Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch.
3. Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến du lịch.
Chương II
KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH
Điều 3. Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành
1. Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là người giữ một trong các chức danh sau:
chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp
tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ
lữ hành.
2. Chuyên ngành về lữ hành quy định tại điểm c Khoản 1 và điểm c Khoản 2 Điều 31 Luật
Du lịch bao gồm một trong các chuyên ngành sau:
a) Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
b) Quản trị lữ hành;
c) Điều hành tour du lịch;
d) Marketing du lịch;
đ) Du lịch;
e) Du lịch lữ hành;
g) Quản lý và kinh doanh du lịch.
3. Văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 4. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch
1. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa gồm:
a) Kiến thức cơ sở ngành: hệ thống chính trị Việt Nam; các văn bản pháp luật liên quan đến
du lịch; tổng quan du lịch; marketing du lịch; tâm lý khách du lịch và nghệ thuật giao tiếp;
b) Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ điều hành du lịch: tổng quan về doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ lữ hành; thị trường du lịch và sản phẩm du lịch; thiết kế sản phẩm và tính giá
chương trình du lịch; khu du lịch, điểm du lịch Việt Nam; nghiệp vụ điều hành du lịch; bán
hàng và chăm sóc khách hàng; marketing và truyền thông; thủ tục vận chuyển hàng không
nội địa; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển doanh nghiệp;
c) Thực hành nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
2. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế gồm:
a) Kiến thức cơ sở ngành: hệ thống chính trị Việt Nam; các văn bản pháp luật liên quan đến
du lịch; tổng quan du lịch; marketing du lịch; tâm lý khách du lịch và nghệ thuật giao tiếp;
giao lưu văn hóa quốc tế;
b) Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ điều hành du lịch: tổng quan về doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ lữ hành; thị trường du lịch và sản phẩm du lịch; thiết kế sản phẩm và tính giá
chương trình du lịch; khu du lịch, điểm du lịch Việt Nam; nghiệp vụ điều hành du lịch; bán
hàng và chăm sóc khách hàng; marketing và truyền thông; tiền tệ và thanh toán quốc tế
trong du lịch; nghiệp vụ xuất nhập cảnh; thủ tục vận chuyển hàng không nội địa và quốc tế;
ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển doanh nghiệp;
c) Thực hành nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Điều 5. Tổ chức thi và cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch
1. Cơ sở đào tạo đáp ứng các tiêu chí sau được tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều
hành du lịch:
a) Là cơ sở đào tạo bậc cao đẳng trở lên có chức năng đào tạo chuyên ngành quy định
tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này;
b) Có đề án tổ chức thi bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây: ngân hàng đề thi đáp
ứng nội dung quy định tại Điều 4, điểm a Khoản 3 Điều này; quy trình tổ chức; cơ sở vật
chất kỹ thuật và hội đồng thi;
c) Không vi phạm các quy định về tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch
trong thời hạn 03 năm tính đến ngày cơ sở đào tạo tổ chức kỳ thi.
2. Cơ sở đào tạo có trách nhiệm:
a) Tuân thủ sự kiểm tra, giám sát và hướng dẫn về nghiệp vụ của Tổng cục Du lịch;
b) Cập nhật, bổ sung 02 năm một lần ngân hàng đề thi;
c) Lưu trữ hồ sơ thí sinh, bài thi, kết quả thi và các giấy tờ liên quan đến kỳ thi theo quy
định của pháp luật;
d) Gửi thông báo kèm theo đề án tổ chức thi quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này về Tổng
cục Du lịch trước 30 ngày tổ chức kỳ thi;
đ) Gửi kết quả thi về Tổng cục Du lịch và cập nhật danh sách thí sinh được cấp chứng chỉ
lên trang thông tin điện tử về quản lý lữ hành trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ
thi.
3. Thẩm quyền của Tổng cục Du lịch:
a) Quy định cấu trúc và dung lượng đề thi nghiệp vụ điều hành du lịch trên cơ sở nội dung
quy định tại Điều 4 Thông tư này và công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch. Đề thi bao gồm phần lý thuyết và kỹ năng;
b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành
du lịch;
c) Yêu cầu cơ sở đào tạo không được tổ chức thi nghiệp vụ điều hành du lịch khi phát hiện
cơ sở đào tạo không đáp ứng các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này cho đến khi
đáp ứng đủ tiêu chí.
4. Chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa, chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch
quốc tế được cấp cho người đạt kết quả trong kỳ thi nghiệp vụ điều hành du lịch tương
ứng.Bổ sung
Điều 6. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong trường
hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, giải thể hoặc
phá sản
1. Hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành:
a) Trường hợp doanh nghiệp tự chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành, hồ sơ gồm: thông
báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành; giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành
đã được cấp;
b) Trường hợp doanh nghiệp giải thể hoặc bị giải thể, hồ sơ gồm: thông báo chấm dứt hoạt
động kinh doanh dịch vụ lữ hành; giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đã được cấp;
Quyết định giải thể, biên bản họp của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp giải thể
theo quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều 201 của Luật Doanh nghiệp; Quyết định
thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định giải thể của Tòa án trong
trường hợp doanh nghiệp giải thể theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 201 của Luật
Doanh nghiệp;
c) Trường hợp doanh nghiệp phá sản, hồ sơ gồm: quyết định của Tòa án về việc mở thủ
tục phá sản kèm theo giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đã được cấp.
2. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành:
a) Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành đến cơ
quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy
phép ra quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Quyết định thu hồi giấy
phép được gửi đến doanh nghiệp, cơ quan nhà nước về xuất nhập cảnh, cơ quan thuế, cơ
quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, công bố trên cổng
thông tin điện tử của cơ quan cấp phép và trang mạng quản lý doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ lữ hành.
3. Hoàn trả tiền ký quỹ sau khi thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành:
a) Sau 60 ngày, kể từ ngày đăng quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành
trên cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp phép và trang mạng quản lý doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ lữ hành, trường hợp không có khiếu nại, tố cáo liên quan đến nghĩa vụ đối
với khách du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch thì cơ quan cấp phép có văn bản gửi ngân
hàng để doanh nghiệp được rút tiền ký quỹ; trường hợp có khiếu nại, tố cáo liên quan đến
nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với khách du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch thì cơ
quan cấp phép phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền liên quan giải quyết theo quy định
của pháp luật;
b) Trường hợp doanh nghiệp bị phá sản, tiền ký quỹ do tòa án quyết định theo quy định của
pháp luật về phá sản.
Điều 7. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong trường
hợp quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và h Khoản 1 Điều 36 Luật Du lịch
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức
năng, cơ quan cấp phép ban hành quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
quyết định thu hồi giấy phép được gửi đến doanh nghiệp, cơ quan chức năng về thanh tra,
kiểm tra, cơ quan nhà nước về xuất nhập cảnh, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh
cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, công bố trên cổng thông tin điện tử của cơ
quan cấp phép và trang mạng quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép, doanh nghiệp gửi
báo cáo về việc hoàn thành nghĩa vụ với khách du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch theo
hợp đồng đã ký kèm theo giấy phép đã được cấp đến cơ quan cấp phép.
3. Sau khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ quy định tại Khoản 2 Điều này, việc hoàn trả
tiền ký quỹ được thực hiện theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 6 Thông tư này.
Chương III
TIÊU CHUẨN CẤP BIỂN HIỆU ĐẠT TIÊU CHUẨN PHỤC VỤ KHÁCH DU LỊCH
Điều 8. Tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ
khách du lịch
1. Có đăng ký kinh doanh và bảo đảm các điều kiện kinh doanh đối với hàng hóa theo quy
định của pháp luật.
2. Thông tin rõ ràng về nguồn gốc và chất lượng hàng hóa.
3. Niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết và nhận thanh toán bằng thẻ do ngân hàng phát
hành.
4. Nhân viên có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự.
5. Có nhà vệ sinh sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng.
Điều 9. Tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ
khách du lịch
1. Có đăng ký kinh doanh và bảo đảm các điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ ăn uống
theo quy định của pháp luật.
2. Phòng ăn có đủ ánh sáng; có hệ thống thông gió; có bàn, ghế hoặc chỗ ngồi thuận tiện;
nền nhà khô, sạch, không trơn, trượt; đồ dùng được rửa sạch và để khô; có thùng đựng
rác.
3. Có thực đơn bằng tiếng Việt, tiếng Anh và ngôn ngữ khác (nếu cần) kèm theo hình ảnh
minh họa.
4. Bếp thông thoáng, có khu vực sơ chế và chế biến món ăn riêng biệt; có trang thiết bị bảo
quản và chế biến thực phẩm.
5. Nhân viên có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự; mặc đồng phục và đeo biển tên trên áo.
6. Các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 3 và Khoản 5 Điều 8 Thông tư này.
Điều 10. Tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ thể thao đạt tiêu chuẩn phục
vụ khách du lịch
1. Có đăng ký kinh doanh và bảo đảm các điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ thể thao
theo quy định của pháp luật.
2. Có nội quy bằng tiếng Việt, tiếng Anh và ngôn ngữ khác (nếu cần); có nơi đón tiếp, nơi
gửi đồ dùng cá nhân và phòng tắm cho khách.
3. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ luyện tập và thi đấu; có dịch vụ cho thuê dụng
cụ tập luyện, thi đấu phù hợp với từng môn thể thao.
4. Có người hướng dẫn, nhân viên phục vụ, nhân viên cứu hộ phù hợp với từng môn
thể thao.
5. Các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 3, Khoản 5 Điều 8 và Khoản 5 Điều 9 Thông tư này.
Điều 11. Tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí đạt tiêu chuẩn
phục vụ khách du lịch
1. Có đăng ký kinh doanh và bảo đảm các điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ vui chơi,
giải trí theo quy định của pháp luật.
2. Có nội quy; có nơi đón tiếp, gửi đồ dùng cá nhân.
3. Có địa điểm, cơ sở vật chất, dụng cụ, phương tiện phù hợp với từng loại dịch vụ vui chơi
giải trí.
4. Có người hướng dẫn, nhân viên phục vụ phù hợp với từng dịch vụ vui chơi, giải trí.
5. Các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 3, Khoản 5 Điều 8 và Khoản 5 Điều 9 Thông tư này.
Điều 12. Tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe đạt tiêu
chuẩn phục vụ khách du lịch
1. Có đăng ký kinh doanh và bảo đảm các điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ chăm sóc
sức khỏe theo quy định của pháp luật.
2. Có nơi đón tiếp, gửi đồ dùng cá nhân.
3. Có nội quy, quy trình bằng tiếng Việt, tiếng Anh và ngôn ngữ khác (nếu cần); có cơ sở
vật chất, trang thiết bị phù hợp với từng loại dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
4. Có nhân viên y tế, kỹ thuật viên, nhân viên phục vụ phù hợp với từng dịch vụ chăm sóc
sức khỏe.
5. Các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 3, Khoản 5 Điều 8 và Khoản 5 Điều 9 Thông tư này.
Chương IV
HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH
Điều 13. Tiêu chuẩn thành thạo ngoại ngữ của hướng dẫn viên du lịch quốc tế
1. Người sử dụng thành thạo ngoại ngữ quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 59 Luật Du lịch là
người đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành ngoại ngữ;
b) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên theo chương trình đào tạo bằng tiếng nước ngoài;
c) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên ở nước ngoài;
d) Có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận ngoại ngữ bậc 4 trở lên Khung năng lực ngoại ngữ
6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc B2 trở lên Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung
Châu Âu, còn thời hạn hoặc được cấp trong vòng 05 năm đối với chứng chỉ hoặc giấy
chứng nhận ngoại ngữ không quy định thời hạn, do tổ chức, cơ quan có thẩm quyền cấp
đạt mức yêu cầu theo quy định tại Phụ lục I Thông tư này.
2. Văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được
công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội.
Điều 14. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch
1. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa gồm:
a) Kiến thức cơ sở ngành: địa lý Việt Nam; lịch sử Việt Nam; văn hóa Việt Nam; hệ thống
chính trị Việt Nam và các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch;
b) Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ: tổng quan du lịch; khu du lịch, điểm du lịch Việt
Nam; tâm lý khách du lịch; nghệ thuật giao tiếp và ứng xử trong hướng dẫn du lịch; kỹ năng
nghiệp vụ hướng dẫn; y tế du lịch;
c) Thực hành kỹ năng nghiệp vụ hướng dẫn;
d) Thực tế nghề nghiệp cuối khóa.
2. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế gồm:
a) Kiến thức cơ sở: địa lý Việt Nam; lịch sử Việt Nam; văn hóa Việt Nam; lịch sử văn minh
thế giới; hệ thống chính trị Việt Nam và các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch;
b) Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ: tổng quan du lịch; khu du lịch, điểm du lịch Việt
Nam; tâm lý khách du lịch; giao lưu văn hóa quốc tế; nghệ thuật giao tiếp và ứng xử trong
hướng dẫn du lịch quốc tế; kỹ năng nghiệp vụ hướng dẫn; y tế du lịch; xuất nhập cảnh,
hàng không và lưu trú; lễ tân ngoại giao;
c) Thực hành kỹ năng nghiệp vụ hướng dẫn;
d) Thực tế nghề nghiệp cuối khóa.
Điều 15. Tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch
1. Cơ sở đào tạo đáp ứng các tiêu chí sau được tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ
hướng dẫn du lịch:
a) Là cơ sở đào tạo bậc cao đẳng trở lên có chức năng đào tạo chuyên ngành hướng dẫn
du lịch, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
b) Có đề án tổ chức thi gồm các nội dung chủ yếu sau đây: ngân hàng đề thi đáp ứng nội
dung quy định tại Điều 14 và điểm a Khoản 3 Điều này, quy trình tổ chức, cơ sở vật chất kỹ
thuật và hội đồng thi;
c) Không vi phạm các quy định về tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch
trong thời hạn 03 năm tính đến ngày cơ sở đào tạo tổ chức kỳ thi.
2. Cơ sở đào tạo có trách nhiệm:
a) Tuân thủ sự kiểm tra, giám sát và hướng dẫn về nghiệp vụ của Tổng cục Du lịch;
b) Cập nhật, bổ sung 02 năm một lần ngân hàng đề thi;
c) Lưu trữ hồ sơ thí sinh, bài thi, kết quả thi và các giấy tờ liên quan đến kỳ thi theo quy
định của pháp luật;
d) Gửi thông báo kèm theo đề án tổ chức thi quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này về Tổng
cục Du lịch trước 30 ngày tổ chức kỳ thi;
đ) Gửi kết quả thi về Tổng cục Du lịch và cập nhật danh sách thí sinh được cấp chứng chỉ
lên trang thông tin điện tử về quản lý hướng dẫn viên trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày
kết thúc kỳ thi.
3. Thẩm quyền của Tổng cục Du lịch:
a) Quy định cấu trúc và dung lượng đề thi nghiệp vụ hướng dẫn du lịch trên cơ sở nội dung
quy định tại Điều 14 Thông tư này và công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch. Đề thi bao gồm phần lý thuyết và kỹ năng;
b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn
du lịch;
c) Yêu cầu cơ sở đào tạo không được tổ chức thi nghiệp vụ điều hành du lịch khi phát hiện
cơ sở đào tạo không đáp ứng các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này cho đến khi đáp
ứng đủ tiêu chí.
4. Chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa, chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch
quốc tế được cấp cho người đạt kết quả trong kỳ thi nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tương
ứng.Bổ sung
Điều 16. Nội dung kiểm tra nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm
1. Lý thuyết về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm:
a) Đặc điểm tâm lý khách du lịch theo thị trường, giới tính, lứa tuổi;
b) Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói, bằng ngôn ngữ cơ thể;
c) Kỹ năng giải quyết tình huống;
d) Quy trình hướng dẫn du lịch tại điểm, các kỹ năng hướng dẫn du lịch chuyên biệt.
2. Kiến thức về khu du lịch, điểm du lịch:
a) Khái quát chung về địa phương;
b) Khái quát chung về lịch sử phát triển của khu du lịch, điểm du lịch;
c) Các đặc điểm cơ bản của khu du lịch, điểm du lịch;
d) So sánh giá trị của khu du lịch, điểm du lịch của địa phương với một vài khu du lịch, điểm
du lịch tương đồng.
3. Thực hành bài giới thiệu về khu du lịch, điểm du lịch.
Điều 17. Khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn
viên du lịch quốc tế
1. Nội dung khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên
du lịch quốc tế có thời lượng 30 tiết, bao gồm:
a) Tình hình du lịch thế giới, xu hướng và triển vọng;
b) Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước;
c) Hệ thống các văn bản pháp luật mới liên quan đến du lịch;
d) Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về du lịch;
đ) Tình hình phát triển du lịch Việt Nam, thông tin về sản phẩm du lịch mới, sản phẩm du
lịch chủ đạo;
e) Các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch.
2. Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố kế hoạch tổ chức các khóa cập
nhật kiến thức và cấp Giấy chứng nhận khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du
lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch quốc tế.
3. Căn cứ Kế hoạch tổ chức các khóa cập nhật kiến thức do Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch công bố, hướng dẫn viên gửi đăng ký đến Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc khóa cập nhật kiến thức, Sở Du lịch, Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận khóa cập nhật kiến thức cho
hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch quốc tế. Giấy chứng nhận khóa
cập nhật kiến thức có giá trị 01 năm kể từ ngày cấp.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Phụ lục
Ban hành kèm theo Thông tư này các Phụ lục về mẫu thông báo, đơn đề nghị; mẫu giấy
phép, mẫu thẻ; mẫu biển hiệu và các mẫu chứng chỉ, giấy xác nhận trong lĩnh vực du lịch:
1. Phụ lục I: Danh mục chứng chỉ, giấy chứng nhận ngoại ngữ do cơ quan có thẩm quyền
cấp
2. Phụ lục II: Mẫu đơn đề nghị, mẫu thông báo, mẫu biên bản
a) Mẫu số 01: Đơn đề nghị công nhận điểm du lịch;
b) Mẫu số 02: Đơn đề nghị công nhận khu du lịch cấp tỉnh;
c) Mẫu số 03: Đơn đề nghị công nhận khu du lịch quốc gia;
d) Mẫu số 04: Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
đ) Mẫu số 05: Đơn đề nghị cấp lại/cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
e) Mẫu số 06: Thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành;
g) Mẫu số 07: Đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch;
h) Mẫu số 08: Biên bản thẩm định cơ sở lưu trú du lịch;
i) Mẫu số 09: Biên bản làm việc của Tổ thẩm định;
k) Mẫu số 10: Đơn đề nghị cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch;
l) Mẫu số 11: Đơn đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch;
m) Mẫu số 12: Đơn đề nghị cấp đổi/cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch;
n) Mẫu số 13: Đăng ký tham dự khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch;
o) Mẫu số 14: Đơn đề nghị thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan du lịch
nước ngoài, tổ chức du lịch quốc tế và khu vực.
3. Phụ lục III. Mẫu Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, mẫu thẻ hướng dẫn viên du lịch
a) Mẫu số 01: Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa;
b) Mẫu số 02: Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế;
c) Mẫu số 03: Thẻ hướng dẫn viên du lịch.
4. Phụ lục IV: Mẫu chứng chỉ, giấy chứng nhận
a) Mẫu số 01: Chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa;
b) Mẫu số 02: Chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế;
c) Mẫu số 03: Giấy chứng nhận khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch nội
địa, hướng dẫn viên du lịch quốc tế;
d) Mẫu số 04: Chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa;
đ) Mẫu số 05: Chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế.
5. Phụ lục V: Mẫu biển hiệu
a) Mẫu số 01: Biển công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch;
b) Mẫu số 02: Biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở kinh doanh dịch vụ
du lịch khác.
Điều 19. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2018.
2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các văn bản, quy định sau đây hết hiệu
lực:
a) Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng
06 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Du lịch về lưu
trú du lịch;
b) Thông tư số 89/2008/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng
6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Du lịch về kinh
doanh lữ hành, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt
Nam, hướng dẫn du lịch và xúc tiến du lịch (sau đây gọi tắt là Thông tư số 89/2008/TT-
BVHTTDL);
c) Mục VII Điều 1 và Mục VII Điều 2 Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6
năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc
bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng
quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
d) Điều 1 Thông tư số 19/2014/TT-BVHTTDL ngày 08 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư
số 88/2008/TT-BVHTTDL , Thông tư số 17/2010/TT-BVHTTDL , Thông tư số 03/2013/TT-
BVHTTDL ;
đ) Điều 3 Thông tư số 04/2016/TT-BVHTTDL ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 15/2012/TT-
BVHTTDL , Thông tư số 07/2012/TT-BVHTTDL , Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL và
Thông tư số 05/2013/TT-BVHTTDL .
Điều 20. Quy định chuyển tiếp
1. Giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên theo quy định
tại Khoản 4 Mục III Thông tư số 89/2008/TT-BVHTTDL được cấp trước ngày 01 tháng 01
năm 2018 có giá trị theo thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận để đổi thẻ hướng dẫn viên.
2. Chứng nhận đã qua kỳ kiểm tra trình độ ngoại ngữ do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp
theo quy định tại Khoản 2 Mục III Thông tư số 89/2008/TT-BVHTTDL được cấp trước ngày
01 tháng 01 năm 2018 có giá trị theo thời hạn ghi trên Chứng nhận để cấp thẻ hướng dẫn
viên du lịch quốc tế.
3. Chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch theo quy định tại Khoản 2 Mục III Thông tư số
89/2008/TT-BVHTTDL được cấp trước ngày 31 tháng 3 năm 2018 có giá trị theo thời hạn
ghi trên Chứng chỉ để cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và thẻ hướng dẫn viên du
lịch nội địa.
4. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm và dịch vụ ăn uống đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch trước ngày Thông tư này
có hiệu lực được tiếp tục sử dụng biển hiệu cho đến hết thời hạn theo Quyết định cấp biển
hiệu.
Điều 21. Tổ chức thực hiện
1. Tổng cục Du lịch là cơ quan tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tổ chức, triển khai, hướng dẫn thực hiện Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Tổng cục Du lịch) để kịp thời xem xét, điều chỉnh./.

Nơi nhận: BỘ TRƯỞNG


- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng
Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc
Chính phủ;
- HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Nguyễn Ngọc Thiện
trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của
Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam;
- Cơ quan trung ương của các tổ chức chính
trị - xã hội;
- Bộ VHTTDL: Bộ trưởng, các Thứ trưởng,
các đơn vị trực thuộc Bộ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương;
- Công báo; Website Chính phủ; Cơ sở dữ
liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ VHTTDL;
- Lưu: VT, TCDL (05). NTT 250.

PHỤ LỤC I
DANH MỤC CHỨNG CHỈ, GIẤY CHỨNG NHẬN NGOẠI NGỮ DO CƠ QUAN CÓ THẨM
QUYỀN CẤP
(Kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
STT Loại chứng chỉ, giấy chứng nhận Cấp độ

1 Tiếng Anh

1.1 Chứng chỉ TOEFL iBT 61 điểm.

1.2 Chứng chỉ IELTS 5.5 điểm

1.3 Chứng chỉ Aptis 151 điểm

1.4 Chứng chỉ TOEIC TOEIC Reading and Listening 650


điểm, TOEIC Speaking 160 điểm,
TOEIC Writing 150 điểm

1.5 Chứng chỉ OPIc + WPT + LPT & RPT của ACTFL Advanced Mid

2 Tiếng Nhật

- Chứng chỉ 5 cấp JLPT Cấp độ N2

- Chứng chỉ OPIc + WPT + LPT & RPT của Advanced Mid
ACTFL (1)

3 Tiếng Trung

- Chứng chỉ 6 cấp HSK + HSK K Cấp độ 4 + HSK K intermediate

- Chứng chỉ TOCFL Cấp độ 4

4 Tiếng Đức

- Chứng chỉ ZDfB Cấp độ B2

- Chứng chỉ TestDaF Cấp độ 4

5 Tiếng Pháp

- Chứng chỉ DELF Cấp độ B2

- Chứng chỉ TCF Cấp độ 4

- Diplôme de Langue

6 Tiếng Tây Ban Nha

- Chứng chỉ DELE Cấp độ Intermedio


7 Tiếng Ý

- Chứng chỉ DILI

- Chứng chỉ CILS Cấp độ B2

- Chứng chỉ CELI Cấp độ 3

8 Tiếng Hàn Quốc

- Chứng chỉ KLPT Bậc 4

- Chứng chỉ TOPIK (thi Nghe, Đọc, Viết) + OPIc tiếng TOPIK Bậc 4 và OPIc tiếng Hàn
Hàn Advanced Low

9 Tiếng Nga

- Chứng chỉ TRKI Cấp độ 3

10 Các ngoại ngữ khác Tương đương bậc 4 trở lên Khung
năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho
Việt Nam hoặc B2 trở lên Khung tham
chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu
Âu.
PHỤ LỤC II
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ, MẪU THÔNG BÁO, MẪU BIÊN BẢN
(Kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
Mẫu số 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
… … …, ngày … …tháng… …năm… ….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN
ĐIỂM DU LỊCH
Kính gửi: Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh/thành phố….
- Tên tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý điểm du lịch: ....................................................
- Địa chỉ: .....................................................................................................................
- Điện thoại: ………………..………….. Fax:....................................................................
- Email: .......................................................................................................................
- Website (nếu có): ......................................................................................................
Căn cứ Luật Du lịch và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Du
lịch, chúng tôi thấy ….(tên điểm du lịch)... đã đáp ứng đủ điều kiện để được công nhận là
điểm du lịch. Kính đề nghị Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định, công
nhận điểm du lịch cho....(tên điểm du lịch)...
Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề
nghị công nhận điểm du lịch.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN


(Chức vụ, quyền hạn)
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Mẫu số 02
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
… … …, ngày … …tháng… …năm… ….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN
KHU DU LỊCH CẤP TỈNH
Kính gửi: Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh/thành phố.
- Tên cơ quan, tổ chức quản lý khu du lịch: ..................................................................
- Địa chỉ: .....................................................................................................................
- Điện thoại:…………………………………………….. Fax:...............................................
- Email:........................................................................................................................
- Website (nếu có):.......................................................................................................
Căn cứ Luật Du lịch và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Du
lịch, chúng tôi thấy ……(tên khu du lịch) đã đáp ứng đủ điều kiện để được công nhận là khu
du lịch cấp tỉnh. Kính đề nghị Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định, trình
Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố….. công nhận khu du lịch cho....(tên khu du lịch)... là khu
du lịch cấp tỉnh.
Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề
nghị công nhận khu du lịch cấp tỉnh.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN


(Chức vụ, quyền hạn)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Mẫu số 03
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
… … …, ngày … …tháng… …năm… ….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN
KHU DU LỊCH QUỐC GIA
Kính gửi: Tổng cục Du lịch
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.................................................................................
- Địa chỉ:......................................................................................................................
- Điện thoại:…………………………… Fax:....................................................................
- Email:........................................................................................................................
- Website/Cổng thông tin điện tử:..................................................................................
Căn cứ Luật Du lịch và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Du
lịch, chúng tôi thấy …..(tên khu du lịch) đã đáp ứng đủ điều kiện để được công nhận là khu
du lịch quốc gia.
Kính đề nghị Tổng cục Du lịch thẩm định hồ sơ, trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch công nhận (tên khu du lịch)... là khu du lịch quốc gia.
Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề
nghị công nhận khu du lịch quốc gia.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN


(Chức vụ, quyền hạn)
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Mẫu số 04
TÊN DOANH NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

… … …, ngày … …tháng… …năm… ….


ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH ……..(1)……….
Kính gửi: ……………………..(2)……………………
1. Tên doanh nghiệp (chữ in hoa): .................................................................................
Tên giao dịch:..............................................................................................................
Tên viết tắt:..................................................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:..................................................................................................
Điện thoại:……………………………………….- Fax:.........................................................
Website:………………………………………………- Email:................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:............................................
…………………………………………………. Giới tính:......................................................
Chức danh:..................................................................................................................
Sinh ngày: ……../…../…… Dân tộc:………….. Quốc tịch:...............................................
Giấy Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân /Hộ chiếu số:
……………………………… cấp ngày: …../…./…… Nơi
cấp: …………………………………………………………
Email:……………………………………… Điện thoại:........................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: .................................................................................
Chỗ ở hiện tại:.............................................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh (nếu có):..................................................................................
5. Tên, địa chỉ văn phòng đại diện (nếu có):...................................................................
...................................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư số…………………. cấp ngày..../…../.... Nơi cấp: ……………………………………………
7. Tài khoản ký quỹ số ……………………..tại ngân hàng................................................
Căn cứ vào các quy định hiện hành, kính đề nghị …………(2)………….. cấp giấy phép kinh
doanh dịch vụ lữ hành …………(1)…………. cho doanh nghiệp.
Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề
nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT


CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Hướng dẫn ghi:


(1) Quốc tế hoặc nội địa;
(2) Tổng cục Du lịch (trong trường hợp đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành
quốc tế); Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh/thành phố... (trong trường
hợp đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa).
Mẫu số 05
TÊN DOANH NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
------- NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

… … …, ngày … …tháng… …năm… ….


ĐƠN ĐỀ NGHỊ
....(1)... GIẤY PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH .........(2)..........
Kính gửi: …………………(3)………………..
1. Tên doanh nghiệp (chữ in hoa):..................................................................................
Tên giao dịch:..............................................................................................................
Tên viết tắt:..................................................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:..................................................................................................
...................................................................................................................................
Điện thoại:……………………………………….- Fax:.........................................................
Website:…………………….- Email:................................................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:............................................
…………………………………………………….Giới tính:....................................................
Chức danh:..................................................................................................................
Sinh ngày: …../…..../….....Dân tộc:…………… Quốc tịch:..............................................
Giấy Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân /Hộ chiếu số:………………..……. cấp
ngày: ……/…. /……. Nơi cấp: ……………………………………………..
Email: ……………………………………… Điện thoại:.......................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................................
...................................................................................................................................
Chỗ ở hiện tại:.............................................................................................................
...................................................................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh (nếu có):..................................................................................
...................................................................................................................................
5. Tên, địa chỉ văn phòng đại diện (nếu có): ..................................................................
...................................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư số…………………. cấp ngày..../…… /.... nơi cấp:
……………………………………………………
7. Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành ………
(2)........số …………………….do: ……………… cấp ngày……. tháng…… năm………
8. Tài khoản ký quỹ số………………………..… tại ngân hàng..........................................
9. Lý do đề nghị......(1)……………… giấy phép:.............................................................
...................................................................................................................................
Căn cứ vào các quy định hiện hành, kính đề nghị ……………..(3)…………(1)………. giấy
phép kinh doanh dịch vụ lữ hành ……..(2)……… cho doanh nghiệp.
Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề
nghị....(1).... giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành./.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT


CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Hướng dẫn ghi:


(1) Cấp lại (trong các trường hợp quy định tại Điều 34 Luật Du lịch), cấp đổi (trong các
trường hợp quy định tại Điều 35 Luật Du lịch).
(2) Quốc tế hoặc nội địa;
(3) Tổng cục Du lịch (trong trường hợp đề nghị cấp đổi, cấp lại giấy phép kinh doanh dịch
vụ lữ hành quốc tế); Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh/thành phố...
(trong trường hợp đề nghị cấp đổi, cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa).
Mẫu số 06
TÊN DOANH NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: / … … …, ngày … …tháng… …năm… ….


THÔNG BÁO
CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH....(1)....
Kính gửi: …………(2)…………………..
1. Tên doanh nghiệp (chữ in hoa):..................................................................................
...................................................................................................................................
Tên giao dịch: .............................................................................................................
Tên viết tắt: .................................................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................................
...................................................................................................................................
Điện thoại: ……………………………………. Fax: ...........................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: ...........................................
Giới tính: ……………….. Chức danh: ............................................................................
4. Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành...(1)…. số ………………………
do ……………………..(2) ……………………………. cấp ngày... tháng... năm …………
5. Lý do chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành: ............................................
6. Doanh nghiệp cam kết đã hoàn thành mọi nghĩa vụ đối với khách du lịch, các cơ sở cung
cấp dịch vụ du lịch và xin chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung
Thông báo này.
Căn cứ vào các quy định hiện hành, kính đề nghị….....(2)………….. ban hành Quyết định
thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành và có công văn gửi Ngân hàng...(3)....để
doanh nghiệp được giải tỏa tiền ký quỹ./.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT


CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Hướng dẫn ghi:


(1) Quốc tế hoặc nội địa;
(2) Tổng cục Du lịch (trong trường hợp thông háo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ
lữ hành quốc tế); Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh/thành phố... (trong
trường hợp thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa).
(3) Tên ngân hàng nơi doanh nghiệp đóng tiền ký quỹ.
Mẫu số 07
TÊN DOANH NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÊN CƠ SỞ DỊCH VỤ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------- ---------------

… … …, ngày … …tháng… …năm… ….


ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN
HẠNG CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH
Kính gửi: …………….(1)……………..
Căn cứ Luật Du lịch, sau khi nghiên cứu Tiêu chuẩn Quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du
lịch hiện hành, chúng tôi làm đơn này đề nghị ……….(1)………. xem xét, xếp hạng cho cơ
sở lưu trú du lịch.
1. Thông tin chung về cơ sở lưu trú du lịch
- Loại, tên cơ sở lưu trú du lịch: ...................................................................................
- Địa chỉ: .....................................................................................................................
- Điện thoại: …………………………………………Fax:......................................................
- Email: ………………………………………………Website:...............................................
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hộ kinh doanh số: …………….……………., cơ
quan
cấp: ……………………………………………………………………………………………………
- Có cam kết, giấy chứng nhận về:
(1) Đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
(2) Phòng cháy, chữa cháy;
(3) Bảo vệ môi trường;
(4) An toàn thực phẩm.
2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
- Tổng vốn đầu tư ban đầu: .........................................................................................
- Tổng vốn đầu tư nâng cấp (nếu có):............................................................................
- Tổng diện tích mặt bằng (m2):.....................................................................................
- Tổng diện tích mặt bằng xây dựng (m2):......................................................................
- Tổng số buồng:

STT Loại buồng Số lượng buồng Giá công bố (VND)

- Dịch vụ có trong cơ sở lưu trú du lịch:


...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
3. Người quản lý và nhân viên phục vụ:
- Tổng số: ...................................................................................................................
Trong đó:
Ban giám đốc:…………………………….. Lễ tân:.............................................................
Bếp:………………………………………… Buồng:............................................................
Bàn, bar:…………………………………… Bộ phận khác:..................................................
- Trình độ:
Trên đại học:……….(người) Đại học:…………..(người) Cao đẳng:………….(người)
Trung cấp:…………(người) Sơ cấp:……………(người) THPT:……………….(người)
- Chứng chỉ khác: ………………………………….(người)
- Được đào tạo nghiệp vụ (%):......................................................................................
- Được đào tạo ngoại ngữ (%):.....................................................................................
4. Hạng đề nghị:
Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác của các nội dung trong Đơn đề nghị
và thực hiện nghiêm túc, bảo đảm chất lượng cơ sở lưu trú theo đúng hạng đã được công
nhận.

Nơi nhận: NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT


- Như trên; HOẶC CHỦ CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH
- Lưu: ……. (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn ghi:


(1) Tổng cục Du lịch (đối với hạng 4 sao trở lên); Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch tỉnh/thành phố... (đối với hạng từ 1-3 sao).
Mẫu số 08
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
… … …, ngày … …tháng… …năm… ….
BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH
Hôm nay, vào hồi….. giờ…… ngày…../…./…… Tổ thẩm định làm việc tại:
- Tên cơ sở lưu trú du lịch:............................................................................................
- Địa chỉ:......................................................................................................................
- Điện thoại:……………………………………….. - Fax:.....................................................
- Email:…………………………………………….. -Website:................................................
I. Thành phần:
- Tổ thẩm định:
1.................................................................................................................................
2.................................................................................................................................
...................................................................................................................................
- Đại diện cơ sở lưu trú du lịch:
1.................................................................................................................................
2.................................................................................................................................
...................................................................................................................................
II. Nội dung:
Sau khi được đại diện cơ sở lưu trú du lịch báo cáo tình hình cụ thể và cung cấp thông tin
cần thiết, Tổ thẩm định ghi nhận:
1. Thông tin chung:
a) Tổng số người quản lý và nhân viên phục vụ:............................................................
Trực tiếp:.....................................................................................................................
Gián tiếp:.....................................................................................................................
Ban giám đốc:.............................................................................................................
Lễ tân:……………. Bếp:……….. Buồng:………… Bàn, bar:…….. Khác:………..
- Trình độ:
Trên đại học:……. Đại học:…… Cao đẳng:…….. Trung cấp:………..
Sơ cấp:……….. THPT:……… Chứng chỉ khác:………………………….
- Được đào tạo nghiệp vụ (%):......................................................................................
- Được đào tạo ngoại ngữ (%):.....................................................................................
b) Tổng vốn đầu tư đến thời điểm thẩm định:................................................................
c) Thời gian bắt đầu hoạt động:....................................................................................
d) Diện tích mặt bằng (m2)............................................................................................
đ) Diện tích mặt bằng xây dựng (m2):............................................................................
e) Doanh thu (năm trước liền kề năm thẩm định - nếu có):...............................................
Trong đó:
Lưu trú:…………………… Nhà hàng:……………………… Khác:…………………………
g) Công suất buồng (năm trước liền kề năm thẩm định - nếu có) (%):...............................
2. Cơ sở vật chất kỹ thuật:
a) Tổng số buồng:........................................................................................................
b) Các loại buồng:

STT Loại buồng Số lượng Giá buồng (VND)

...

c) Dịch vụ trong cơ sở lưu trú du lịch:


...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
III. Đánh giá của Tổ thẩm định:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Căn cứ Tiêu chuẩn Quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch và hồ sơ đề nghị công nhận
hạng của doanh nghiệp, Tổ thẩm định đã tiến hành rà soát, đánh giá về chất lượng cơ sở
lưu trú du lịch. Biên bản này là kết quả ghi nhận công tác thẩm định, là cơ sở thống nhất
kết quả giữa các thành viên trong Tổ thẩm định trình …….(1)…….. xem xét, quyết định
công nhận hạng cho cơ sở lưu trú du lịch.
Buổi làm việc kết thúc vào hồi…… giờ…. ngày..../…../…..

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH TM. TỔ THẨM ĐỊNH


(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (Ký và ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn ghi:


(1) Tổng cục Du lịch (đối với hạng 4 sao trở lên); Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch tỉnh/thành phố... (đối với hạng từ 1-3 sao).
Mẫu số 09
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BIÊN BẢN LÀM VIỆC CỦA TỔ THẨM ĐỊNH
Từ ngày …./…./…. đến ngày …../…../….., tại tỉnh/thành phố, Tổ thẩm định gồm đại diện
các đơn vị sau tiến hành thẩm định cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn.
I. Thành phần Tổ thẩm định:
1. ...............................................................................................................................
2. ...............................................................................................................................
...................................................................................................................................
II. Nội dung:
Danh sách cơ sở lưu trú du lịch đã thẩm định:

STT Tên CSLTDL Địa chỉ Quy mô Hạng đề nghị Ghi chú

...

Căn cứ Tiêu chuẩn Quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch và thực tế thẩm định, Tổ
thẩm định thống nhất kết quả giữa các thành viên trong Tổ thẩm định trình….. (1)….. xem
xét, quyết định công nhận hạng cho cơ sở lưu trú du lịch như sau:

STT Tên CSLTDL Địa chỉ Quy mô Hạng đề nghị Ghi chú

2
....

Biên bản này làm xong vào hồi…… giờ……. ngày …../ …../…… Tổ thẩm định thống nhất,
ký tên.

HIỆP HỘI NGHỀ NGHIỆP TỔ TRƯỞNG


(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn ghi:


(1) Tổng cục Du lịch (đối với hạng 4 sao trở lên); Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch tỉnh/thành phố... (đối với hạng từ 1-3 sao).
Mẫu số 10
TÊN DOANH NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÊN CƠ SỞ DỊCH VỤ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------- ---------------

… … …, ngày … …tháng… …năm… ….


ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP BIỂN HIỆU
ĐẠT TIÊU CHUẨN PHỤC VỤ KHÁCH DU LỊCH
Kính gửi: Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh/thành phố……..
- Tên cơ sở kinh doanh dịch vụ:....................................................................................
...................................................................................................................................
- Địa chỉ:......................................................................................................................
- Điện thoại:………………………………… Fax:................................................................
- Email:……………………………………… Website:.........................................................
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hộ kinh doanh số:…………………………….., cơ
quan cấp:
Ngày cấp:…………………………….. Nơi cấp:................................................................
- Tổng số người quản lý và nhân viên phục vụ:..............................................................
- Các cam kết, giấy chứng nhận (đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện):
(1) Đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
(2) Phòng cháy, chữa cháy;
(3) Bảo vệ môi trường;
(4) An toàn thực phẩm.
Căn cứ Luật Du lịch và Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017 của Bộ trưởng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số Điều của Luật Du lịch, chúng tôi
thấy ….(1).... đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn để được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách
du lịch (bản thuyết minh kèm theo).
Kính đề nghị Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục
vụ khách du lịch cho ……………..(1)…………………
Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác của các nội dung trong Đơn đề nghị
và thực hiện nghiêm túc, bảo đảm chất lượng cơ sở dịch vụ theo quy định.

Nơi nhận: NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT


- Như trên; HOẶC CHỦ CƠ SỞ DỊCH VỤ
- Lưu: ……….. (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
… … …, ngày … …tháng… …năm… ….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch …….(1)…….
Kính gửi: Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh/thành phố…….
- Họ và tên (chữ in
hoa): ...........................................................................................................
- Ngày sinh: ……../……../…….. - Giới tính: □ Nam □ Nữ
- Dân tộc:……………………….. - Tôn giáo: ...............................................................
- Giấy Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu số: ................................
- Nơi cấp:…………………………………… - Ngày cấp:...................................................
- Hộ khẩu thường trú:...................................................................................................
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:..................................................................................
- Trình độ ngoại ngữ (đối với người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế): ........
...................................................................................................................................
- Địa chỉ liên lạc:...........................................................................................................
- Điện thoại: ………………………………………. - Email:................................................
Căn cứ vào các quy định hiện hành, kính đề nghị Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tỉnh/thành phố……….. thẩm định và cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch …….(1)….. cho tôi.
Tôi cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề
nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch./.

NGƯỜI ĐỀ NGHỊ CẤP THẺ


(Ký và ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn ghi:


(1) Quốc tế, nội địa hoặc tại điểm.
Mẫu số 12
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
… … …, ngày … …tháng… …năm… ….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
………(1)....... thẻ hướng dẫn viên du lịch ……..(2)……..
Kính gửi: Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch………………..
- Họ và tên (chữ in hoa):................................................................................................
- Ngày sinh: ………./……./………….. - Giới tính: □ Nam □ Nữ
- Dân tộc: …………………………….. - Tôn giáo: ........................................................
- Giấy Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu số:.................................
- Nơi cấp:…………………………………………… - Ngày cấp: .....................................
- Hộ khẩu thường trú: ..................................................................................................
- Địa chỉ liên lạc:...........................................................................................................
- Điện thoại:…………………………………………. Email:...............................................
- Đã được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch:
+ Loại: □ Nội địa □ Quốc tế □ Tại điểm
+ Số thẻ:………………. - Nơi cấp:……………….. - Ngày cấp: …../……./……..
- Lý do đề nghị cấp đổi/cấp lại thẻ:...............................................................................
...................................................................................................................................
Căn cứ vào các quy định hiện hành, kính đề nghị Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tỉnh/thành phố……… thẩm định và ……(1)….. thẻ hướng dẫn viên du lịch ……(2)
…… cho tôi.
Tôi cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề
nghị cấp đổi/cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch./.

NGƯỜI ĐỀ NGHỊ CẤP THẺ


(Ký và ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn ghi:


(1) Cấp đổi (trong các trường hợp quy định tại Điều 62 Luật Du lịch); cấp lại (trong các
trường hợp quy định tại Điều 63 Luật Du lịch);
(2) Quốc tế, nội địa hoặc tại điểm.
Mẫu số 13
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
… … …, ngày … …tháng… …năm… ….
ĐĂNG KÝ THAM DỰ KHÓA CẬP NHẬT KIẾN THỨC
CHO HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH
Kính gửi: Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch……………..
- Họ và tên (chữ in hoa): ...............................................................................................
- Ngày sinh: ……../……/……. - Giới tính: □ Nam □ Nữ
- Dân tộc: ……………………... - Tôn giáo: …………………..
- Giấy Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu số: ................................
- Nơi cấp: ……………………………. - Ngày cấp: ..........................................................
- Hộ khẩu thường trú: ..................................................................................................
- Địa chỉ liên lạc: ..........................................................................................................
- Điện thoại: ………………………………….. Email:........................................................
- Đã được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch:
+ Loại: □ Nội địa □ Quốc tế
+ Số thẻ:………. - Nơi cấp: …………… - Ngày cấp: ……./ ……./………..
Căn cứ Thông báo số ……. ngày.... /..../…… của Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch….., căn cứ nhu cầu công việc, tôi đăng ký tham dự khóa cập nhật kiến thức cho hướng
dẫn viên du lịch từ ngày.../.../...đến ngày.../.../....
Tôi cam kết thực hiện đầy đủ nội quy của khóa học./.

NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký và ghi rõ họ tên)
Mẫu số 14
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
… … …, ngày … …tháng… …năm… ….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
Kính gửi: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Căn cứ Luật Du lịch và các văn bản quy định chi tiết, chúng tôi:
1. Thông tin chung về cơ quan/tổ chức:
Tên cơ quan/tổ chức:...................................................................................................
...................................................................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính:......................................................................................................
...................................................................................................................................
Năm thành lập: ............................................................................................................
Giấy phép thành lập:....................................................................................................
Nơi đăng ký thành lập:.................................................................................................
...................................................................................................................................
Số vốn đăng ký: (nếu có) .............................................................................................
Điện thoại: ……………………… Fax:..............................................................................
Website: ………………………… Email:..........................................................................
Người đứng đầu/đại diện theo pháp luật:......................................................................
Chức vụ:......................................................................................................................
Quốc tịch:....................................................................................................................
2. Các lĩnh vực hoạt động chính:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
3. Tóm tắt các hoạt động trong thời gian gần đây:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Đăng ký thành lập Văn phòng đại diện của …………………………… với nội dung như sau:
1. Tên Văn phòng đại diện:
Tên tiếng Việt:..............................................................................................................
Tên tiếng Anh:..............................................................................................................
Tên viết tắt:..................................................................................................................
Địa điểm (dự kiến):.......................................................................................................
2. Người đứng đầu Văn phòng đại diện:
Họ và tên:....................................................................................................................
Giới tính:......................................................................................................................
Quốc tịch:....................................................................................................................
Số hộ chiếu:................................................................................................................
Do:……………………… cấp tại:………ngày……..tháng……..năm…………
3. Tổng số nhân viên (dự kiến): ..................................................................................
Số nhân viên có quốc tịch nước ngoài: ………………………..người
Số nhân viên Việt Nam: ………………………………………….người
4. Các nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
5. Kế hoạch dự kiến triển khai hoạt động trong thời gian tới:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực và chính xác của nội dung đơn đề nghị và
hồ sơ kèm theo.
- Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến thành lập và hoạt
động của Văn phòng đại diện cơ quan du lịch nước ngoài, tổ chức du lịch quốc tế và khu
vực tại Việt Nam./.

Nơi nhận: NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT


- Như trên; CỦA CƠ QUAN/TỔ CHỨC
- Lưu: ….; (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC III


MẪU GIẤY PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH, MẪU THẺ HƯỚNG DẪN VIÊN DU
LỊCH
(Kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
Mẫu số 01
1. Trang bìa1:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ỦY BAN NHÂN DÂN……….
SỞ DU LỊCH/SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH……..

GIẤY PHÉP
KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH NỘI ĐỊA
2. Trang nội dung thứ nhất2:
UBND TỈNH/TP…….. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ DU LỊCH/SỞ VĂN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ---------------
-------

GIẤY PHÉP
KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH NỘI ĐỊA
Số GP: …..(1)…./….(2)…../……(3) - GP LHNĐ
(Cấp lần...(4)....)
1. Tên doanh
nghiệp: …………………………………………………………………………………...
Tên giao
dịch: …………………………………………………………………………………………...
Tên viết
tắt: ……………………………………………………………………………………………….
2. Trụ sở
chính: ………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………
……
Điện thoại:……………………………………………Fax:
………………………………………………
Email:……………………………………………….Website:
…………………………………………..
3. Tài khoản ký quỹ
số: ………………………………………………………………………………..
Tại Ngân
hàng: …………………………………………………………………………………………..
4. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:
Chức danh:………………………………………………………………………………………………
Họ và tên:……………………………………… Nam/Nữ:…………………………………………….
Sinh ngày..../..../.... Dân tộc:……………………………. Quốc tịch:…………………………………
Giấy Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu số:………………………………..
Ngày cấp:.../..../…… Nơi cấp:………………………………………………………………………….

……., ngày....tháng…… năm … …


GIÁM ĐỐC

Ghi chú:
(1): Số Giấy phép gồm mã số tỉnh và mã số thứ tự của doanh nghiệp, cách
nhau bởi dấu “-”, trong đó:
- Mã số tỉnh gồm 02 ký tự theo quy định của Tổng cục Thống kê;
- Số thứ tự của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa gồm 04 ký tự, từ 0001 đến
9999.
(2): Năm cấp Giấy phép lần đầu.
(3): Viết tắt của Sở Du lịch (SDL) hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (SVHTTDL).
(4): Số thứ tự của lần cấp đổi và cấp lại. Ví dụ: cấp lần thứ 2 (trước đó đã đổi hoặc cấp lại
một lần và lần này tiếp tục xin cấp đổi hoặc xin cấp lại).
2. Trang nội dung thứ hai

Doanh nghiệp cần biết


I. Quy định sử dụng Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa (KD DVLHND)
1. Xuất trình giấy phép KD DVLHNĐ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
2. Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xóa nội dung giấy phép KD DVLHNĐ;
3. Nghiêm cấm cho thuê, cho mượn giấy phép KD DVLHNĐ;
4. Khi mất giấy phép KD DVLHNĐ phải khai báo với cơ quan công an, cơ quan cấp giấy phép và
làm thủ tục cấp lại giấy phép theo quy định.
II. Các trường hợp thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành (trích Khoản 1 Điều 36 Luật
Du lịch)
1. Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, giải thể hoặc phá sản;
2. Doanh nghiệp không đáp ứng một trong các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại
Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều 31 Luật Du lịch;
3. Doanh nghiệp không đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 35
Luật Du lịch;
4. Doanh nghiệp làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh;
5. Doanh nghiệp lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước
ngoài vào Việt Nam trái pháp luật;
6. Doanh nghiệp cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh
nghiệp để hoạt động kinh doanh;
7. Doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại điểm i Khoản 1 Điều 37 Luật Du lịch,
gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch;
8. Doanh nghiệp giả mạo hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
III. Các quy định của Nhà nước về kinh doanh dịch vụ lữ hành
Các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lữ hành được đăng tải tại trang web:
vietnamtourism.gov.vn; quanlyluhanh.vn
Mẫu số 02
1. Trang bìa3:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TỔNG CỤC DU LỊCH

GIẤY PHÉP
KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH QUỐC TẾ
INTERNATIONAL TOUR OPERATOR LICENCE
3. Trang nội dung thứ nhất4:
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
LỊCH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TỔNG CỤC DU LỊCH ---------------
-------

GIẤY PHÉP
KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH QUỐC TẾ
INTERNATIONAL TOUR OPERATOR LICENCE
Số GP/No. :..(1)…./....(2).../TCDL - GP LHQT
(Cấp lần/Issued for...(3)....time)
1. Tên doanh
nghiệp: …………………………………………………………………………………..
Enterprise’s name in foreign language: …………………………………………………………….
Tên viết tắt/ Brief name:
…………………………………………………………………………………..
2. Trụ sở chính/Head
Office: …………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………
…….
Tel:……………………………………………………Fax:
……………………………………………….
Email:………………………………………………..Website:
…………………………………………..
3. Tài khoản ký quỹ số/Deposite account No.:……………………………………………………..
Tại Ngân hàng/At bank:
…………………………………………………………………………………
4. Phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành/Travel Service boundaries:........(4)……………..…..
...........................................................................................................................................
5. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/Legal representative
…………………………………………………………………………………………………………
….
Chức danh/Title:
…………………………………………………………………………………………
Họ và tên/Name:……………………………………………….. Giới tính/Gender:…………………..
Sinh ngày/Date of birth:..../..../….
Dân tộc/Ethnic group:…………………… Quốc tịch/Nationality:……………………………………..
……………(5)………………./ID/Passport No.:
…………………………………………………………
Ngày Cấp/Date of issue: …../..../……. Nơi cấp/Place of issue:…………………………………….

Hà Nội, ngày.... tháng…. năm…..


TỔNG CỤC TRƯỞNG

Ghi chú:
(1): Số Giấy phép gồm mã số tỉnh và mã số thứ tự của doanh nghiệp, cách nhau bởi
dấu “-”, trong đó:
- Mã số tỉnh gồm 02 ký tự theo quy định của Tổng cục Thống kê;
- Số thứ tự của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế gồm 04 ký tự, từ 0001
đến 9999.
(2): Năm cấp Giấy phép lần đầu.
(3): Số thứ tự của lần cấp đổi và cấp lại. Ví dụ: cấp lần thứ 2 (trước đó đã đổi hoặc cấp lại
một lần và lần này tiếp tục xin cấp đổi hoặc xin cấp lại).
(4): Theo phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế quy định tại Điều 30 Luật Du lịch.
(5): Số Giấy Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu.
2. Trang nội dung thứ hai

Doanh nghiệp cần biết


I. Quy định sử dụng Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế (KD DVLHQT)
1. Xuất trình giấy phép KD DVLHQT khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
2. Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xóa nội dung giấy phép KD DVLHQT;
3. Nghiêm cấm cho thuê, cho mượn giấy phép KD DVLHQT;
4. Khi mất giấy phép KD DVLHQT phải khai báo với cơ quan công an, cơ quan cấp giấy phép và
làm thủ tục cấp lại giấy phép theo quy định.
II. Các trường hợp thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành (trích Khoản 1 Điều 36 Luật
Du lịch)
1. Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, giải thể hoặc phá sản;
2. Doanh nghiệp không đáp ứng một trong các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại
Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều 31 Luật Du lịch;
3. Doanh nghiệp không đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 35
Luật Du lịch;
4. Doanh nghiệp làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh;
5. Doanh nghiệp lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước
ngoài vào Việt Nam trái pháp luật;
6. Doanh nghiệp cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh
nghiệp để hoạt động kinh doanh;
7. Doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại điểm i Khoản 1 Điều 37 Luật Du lịch,
gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch;
8. Doanh nghiệp giả mạo hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
III. Các quy định của Nhà nước về kinh doanh dịch vụ lữ hành
Các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lữ hành được đăng tải tại trang web:
vietnamtourism.gov.vn: quanlyluhanh.vn
Mẫu số 03
THỂ HƯỚNG DẪN VIÊN
1. Thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế
1.1. Thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế - mặt trước:

1.2. Thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế - mặt sau:


2. Thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa
2.1. Thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa - mặt trước:

2.2. Thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa - mặt sau:

3. Thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm


3.1. Thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm - mặt trước:
3.2. Thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm - mặt sau:

4. QUY CÁCH THẺ:


4.1. Ứng dụng:
- Hướng dẫn viên du lịch quốc tế;
- Hướng dẫn viên du lịch nội địa;
- Hướng dẫn viên du lịch tại điểm.
4.2. Nội dung và hình thức của thẻ:
a) Chi tiết kỹ thuật của thẻ:
- Kích thước: 85.6mm x 54mm (dài x rộng);
- Chất liệu: PVC;
- Độ dày: 0.87mm.
b) Mầu sắc của thẻ:
- Thẻ hướng dẫn viên quốc tế màu xanh nước biển, trắng; mã màu xanh nước biển: C =
85, M = 50, Y = 0, K = 0.
- Thẻ hướng dẫn viên màu hồng cánh sen, trắng; mã màu hồng cánh sen: C = 0, M= 100, Y
= 0, K = 0.
- Thẻ hướng dẫn viên tại điểm màu vàng cam, trắng; mã màu vàng cam: C = 0, M = 80,
Y = 95, K = 0.
c) Công nghệ in: In hình ảnh theo công nghệ in off-set:
- Mặt trước: Thông tin gồm có:
+ Tên cơ quan Tổng cục Du lịch và tên giao dịch bằng tiếng Anh: Viet Nam National
Administration of Tourism; ảnh hướng dẫn viên; loại thẻ; thông tin về hướng dẫn viên; mã
phản ứng nhanh (QR CODE); thông tin về thời hạn sử dụng thẻ (đối với hướng dẫn viên du
lịch quốc tế và nội địa), ngoại ngữ (đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế), khu/điểm du lịch
(đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm).
+ Mã số thẻ hướng dẫn viên được dập nổi, phủ nhũ bạc, có chín số bao gồm: số hiệu
hướng dẫn viên du lịch quốc tế (1) hoặc hướng dẫn viên du lịch nội địa (2) hoặc hướng dẫn
viên du lịch tại điểm (3), hai số tiếp theo là mã tỉnh, sáu số còn lại là thứ tự của thẻ hướng
dẫn viên. Mã số thẻ hướng dẫn viên do Tổng cục Du lịch quản lý và không thay đổi trong
trường hợp đổi hoặc cấp lại thẻ.
+ Phim cán màng phủ lề có hoa văn chống giả dạng sóng.
- Mặt sau: Thông tin gồm có:
+ Địa chỉ website: http://www.vietnamtourism.gov.vn, http://www.huongdanvien.vn
+ Quy định nghĩa vụ của hướng dẫn viên.
d) Phông chữ: Phông chữ không chân, đơn giản, dễ đọc (phông chữ VNI- Avo).
đ) Cỡ chữ:
- Tiêu đề: TỔNG CỤC DU LỊCH/VIETNAM NATIONAL ADMINISTRATION OF TOURISM:
cỡ 7pt, nét đậm, màu trắng.
- Tiêu đề loại thẻ:
+ THẺ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH NỘI ĐỊA/DOMESTIC TOUR GUIDE LICENCE: cỡ
8pt, nét đậm, mã màu: C = 0, M = 100, Y = 0, K = 0
+ THẺ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH QUỐC TẾ/INTERNATIONAL TOUR GUIDE
LICENCE: cỡ 8pt, nét đậm, mã màu: C = 85, M = 50, Y = 0, K = 0
+ THẺ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH TẠI ĐIỂM/ONSITE GUIDE LICENCE: cỡ 8pt, nét
đậm, mã màu: C = 0, M = 80, Y = 95, K = 0
- Tiêu đề thông tin hướng dẫn viên (họ và tên, ngoại ngữ, thời hạn sử dụng, địa bàn hoạt
động):
+ Tiêu đề tiếng Việt: cỡ 8pt, nét đậm, màu đen;
+ Tiêu đề tiếng Anh: cỡ 7pt, nét thường, màu đen.
- Cỡ chữ mặt sau của thẻ: 8pt, nét thường, màu đen
e) Mã QR Code:
- Mỗi hướng dẫn viên sẽ được cấp một mã QR riêng.
- Kích thước mã: 1,5cm x1,5cm, tương đương 1/6 chiều dài thẻ.
- Mẫu mã QR Code như sau:
+ Nền Mã QR mầu trắng.
+ Hoa văn định vị: là hình vuông mầu đen.
+ Vùng mã hóa: là các hình khối mầu đen.
+ Logo Tổng cục Du lịch: Mầu sắc của logo sẽ tương ứng với mầu sắc của thẻ hướng dẫn
viên, cụ thể:
o Thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế: Logo mầu xanh nước biển;
o Thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa: Logo mầu hồng cánh sen;
o Thẻ hướng dẫn viên tại điểm: Logo mầu cam;
- Việc xây dựng và quản lý QR Code theo hướng dẫn của Tổng cục Du lịch.
5. Túi đựng thẻ: Túi da mầu nâu đỏ, một mặt kín, một mặt nhựa trong, viền da cùng mầu
mặt sau; kích thước túi: chiều dọc 70mm, chiều ngang 100mm.
6. Dây đeo thẻ: dây đeo bằng sợi tổng hợp; bản rộng 15mm, dài 450mm; có móc đeo túi
đựng thẻ; mầu xanh nước biển; trên dây đeo thẻ in dòng chữ http://www.huongdanvien.vn
mầu trắng nối tiếp cả 2 mặt dây.
PHỤ LỤC IV
MẪU CHỨNG CHỈ, CHỨNG NHẬN
(Kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
Mẫu số 01
Ảnh 3x4 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(2) Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ ĐIỀU HÀNH DU LỊCH NỘI ĐỊA
(…………………………(1)…………………………..)

Cấp cho Ông/Bà: ........................................................................................................


Sinh ngày…../…./…….
Giấy Chứng minh nhân dân /Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu số:..................................
Do………………………. cấp ngày.../.../…….. tại.............................................................
Đã đạt kỳ thi nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
Được tổ chức tại ………………………………….…………………ngày.../.../…… …….

Số hiệu chứng chỉ … … …, ngày …… tháng ….. năm …..

(3) (…………….(1)……………)

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn ghi:


(1) Người đứng đầu cơ sở đào tạo.
(2) Dán ảnh 3x4 của học viên và đóng dấu giáp lai hoặc dấu nổi (nếu có).
(3) Số, ký hiệu chứng chỉ do cơ sở đào tạo quy định.
Mẫu số 02
Ảnh 3x4 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(2) Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ ĐIỀU HÀNH DU LỊCH QUỐC TẾ
(…………………………(1)…………………………..)

Cấp cho Ông/Bà: ........................................................................................................


Sinh ngày…../…./…….
Giấy Chứng minh nhân dân /Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu số:..................................
Do………………………. cấp ngày.../.../…….. tại.............................................................
Đã đạt kỳ thi nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Được tổ chức tại ………………………………….…………………ngày.../.../…… …….

Số hiệu chứng chỉ … … …, ngày …… tháng ….. năm …..

(3) (…………….(1)……………)

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn ghi:


(1) Người đứng đầu cơ sở đào tạo.
(2) Dán ảnh 3x4 của học viên và đóng dấu giáp lai hoặc dấu nổi (nếu có).
(3) Số, ký hiệu chứng chỉ do cơ sở đào tạo quy định.
Mẫu số 03
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHỐ...
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SỞ DU LỊCH/SỞ VHTTDL
---------------
-------
GIẤY CHỨNG NHẬN
KHÓA CẬP NHẬT KIẾN THỨC
CHO HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH ………(1)………
Ông/Bà: …………………………………………………………………………………………………
..
Giấy Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu số: ……………………………..
Do……………………………………………….cấp ngày……../……./…….tại…………………….
Số thẻ hướng dẫn viên:……………………………………………………………………………….
Đã hoàn thành khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch…….(1)..., tổ chức từ
ngày ………./……./………. đến ngày ……/……/………..
tại………………………………………………………………………………………………………
…….

… … …., ngày... tháng... năm....


GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Số hiệu:………………………………..
Vào sổ cấp chứng nhận:……………..

Hướng dẫn ghi:


(1): Quốc tế hoặc nội địa
Mẫu số 04
Ảnh 3x4 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(2) Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH NỘI ĐỊA
(…………………………(1)…………………………..)

Cấp cho Ông/Bà: ........................................................................................................


Sinh ngày…../…./…….
Giấy Chứng minh nhân dân /Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu số:..................................
Do………………………. cấp ngày.../.../…….. tại.............................................................
Đã đạt kỳ thi nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa.
Được tổ chức tại ………………………………….…………………ngày.../.../…… …….

Số hiệu chứng chỉ … … …, ngày …… tháng ….. năm …..

(3) (…………….(1)……………)

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn ghi:


(1) Người đứng đầu cơ sở đào tạo.
(2) Dán ảnh 3x4 của học viên và đóng dấu giáp lai hoặc dấu nổi (nếu có).
(3) Số, ký hiệu chứng chỉ do cơ sở đào tạo quy định.
Mẫu số 05
Ảnh 3x4 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(2) Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH QUỐC TẾ
(…………………………(1)…………………………..)

Cấp cho Ông/Bà: ........................................................................................................


Sinh ngày…../…./…….
Giấy Chứng minh nhân dân /Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu số:..................................
Do………………………. cấp ngày.../.../…….. tại.............................................................
Đã đạt kỳ thi nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế.
Được tổ chức tại ………………………………….…………………ngày.../.../…… …….

Số hiệu chứng chỉ … … …, ngày …… tháng ….. năm …..

(3) (…………….(1)……………)

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn ghi:


(1) Người đứng đầu cơ sở đào tạo.
(2) Dán ảnh 3x4 của học viên và đóng dấu giáp lai hoặc dấu nổi (nếu có).
(3) Số, ký hiệu chứng chỉ do cơ sở đào tạo quy định.
PHỤ LỤC V
MẪU BIỂN HIỆU
(Kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
Mẫu số 01

I. Chất liệu: bằng đồng thau, sáng, bóng.


II. Kích thước: dài 47,5cm; rộng 32,5cm (xem hình minh họa)
III. Hình thức trang trí: chữ và đường diềm dập chìm, phủ sơn màu xanh dương.
IV. Kích thước chữ:
1. Đường diềm: đậm 0,2cm.
2. Dòng thứ nhất:
- Loại, tên cơ sở lưu trú du lịch (tiếng Việt).
- Chữ in hoa đậm, có chân. Chiều cao chữ 1,2cm; chiều ngang chữ 1,2cm; đậm chữ 0,3cm;
khoảng cách giữa các từ 0,5cm.
3. Dòng thứ hai:
- Tên cơ sở lưu trú du lịch (tiếng Anh).
- Chữ in hoa, không chân. Chiều cao chữ 1cm; chiều ngang chữ 0,7cm; đậm chữ 0,2cm;
khoảng cách giữa các từ 0,5cm.
4. Dòng thứ ba:
Hình ngôi sao. Số lượng ngôi sao tương ứng với hạng đã được công nhận. Chiều cao sao,
chiều ngang sao 5,5cm; khoảng cách từ tâm sao đến đỉnh sao 3cm; chiều dày sao 0,7cm.
khoảng cách giữa các sao tùy thuộc vào hạng sao được công nhận mà trang trí cho cân
đối, thẳng hàng.
5. Dòng thứ tư:
- Tổng cục Du lịch (đối với cơ sở lưu trú du lịch được công nhận hạng 4-5 sao) hoặc Sở Du
lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh/TP... (đối với cơ sở lưu trú du lịch được công
nhận hạng 1-3 sao).
- Chữ in hoa đậm, có chân. Chiều cao chữ 1,2cm; chiều ngang chữ 1,2cm; đậm chữ 0,3cm;
khoảng cách giữa các từ 0,8cm.
6. Dòng thứ năm:
- Vietnam National Administration of Tourism (đối với cơ sở lưu trú du lịch được công nhận
hạng 4-5 sao); City/province Tourism Department/ Department of Culture, Sports and
Tourism (đối với cơ sở lưu trú du lịch được công nhận hạng 1-3 sao).
- Chữ in hoa, không chân. Chiều cao chữ 0,9cm; chiều ngang chữ 0,7cm; đậm chữ 0,2cm;
khoảng cách giữa các từ 0,5cm.
V. Khoảng cách giữa các dòng:
- Từ mép trên đường diềm đến dòng thứ nhất: 2,5cm.
- Từ mép dưới dòng thứ nhất đến mép trên dòng thứ hai: 1,5cm.
- Từ mép dưới dòng thứ hai đến mép trên dòng thứ ba: 4,2cm.
- Từ mép dưới dòng thứ ba đến mép trên dòng thứ tư: 1,2cm.
- Từ mép dưới dòng thứ tư đến mép trên dòng thứ năm: 3,8cm.
- Từ mép dưới dòng thứ năm đến mép trên đường diềm: 2,5cm.
HÌNH MINH HỌA
Hình 1: Mặt trước
Hình 2: Mặt cắt ngang
Ghi chú:
1. Lỗ bắt vít: 0.5
2. R: 1.0
3. Kích thước tính theo đơn vị cm
Mẫu số 02

TÊN CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ (TIẾNG VIỆT)


TÊN CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ (TIẾNG ANH)
ĐẠT TIÊU CHUẨN PHỤC VỤ KHÁCH DU LỊCH
SERVICE STANDARD FOR TOURISM
SỞ DU LỊCH/SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH/TP...
CITY/PROVINCE TOURISM DEPARTMENT/DEPARTMENT OF CULTURE, SPORTS AND
TOURISM

I. Chất liệu, kích thước, hình thức trang trí, khoảng cách giữa các dòng:
Như biển hạng cơ sở lưu trú du lịch
II. Kích thước chữ:
1. Đường diềm: đậm 0,2cm.
2. Dòng thứ nhất:
- Tên cơ sở kinh doanh dịch vụ (tiếng Việt).
- Chữ in hoa đậm, có chân. Chiều cao chữ 1,2cm; chiều ngang chữ 1,2cm; đậm chữ 0,3
cm; khoảng cách giữa các từ 0,5cm.
3. Dòng thứ hai:
- Tên cơ sở kinh doanh dịch vụ (tiếng Anh).
- Chữ in hoa, không chân. Chiều cao chữ 1cm; chiều ngang chữ 0,7cm; đậm chữ 0,2cm;
khoảng cách giữa các từ 0,5cm.
4. Dòng thứ ba:
- Đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch
- Chữ in hoa đậm, có chân. Chiều cao chữ 1,2cm; chiều ngang chữ 1,2cm; đậm chữ 0,3cm;
khoảng cách giữa các từ 0,5cm.
5. Dòng thứ tư:
- Service Standard for tourism
- Chữ in hoa, không chân. Chiều cao chữ 1cm; chiều ngang chữ 0,7cm; đậm chữ 0,2cm;
khoảng cách giữa các từ 0,5cm.
6. Dòng thứ năm:
- Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chữ in hoa đậm, có chân. Chiều cao chữ 1,2cm; chiều ngang chữ 1,2cm; đậm chữ 0,3cm;
khoảng cách giữa các từ 0,8cm.
7. Dòng thứ sáu:
- City/province Tourism Department/Department of Culture, Sports and Tourism;
- Chữ in hoa, không chân. Chiều cao chữ 0,9cm; chiều ngang chữ 0,7cm; đậm chữ 0,2cm;
khoảng cách giữa các từ 0,5cm./.

1 Bìa cứng, kích thước khổ A3 gập đôi, nền màu đỏ, chữ và quốc huy vàng
2 Bìa cứng, kích thước khổ A4, nền hoa văn chìm, chữ đen
3 Bìa cứng, kích thước khổ A3 gập đôi, nền màu đỏ, chữ và quốc huy vàng
4 Bìa cứng, kích thước khổ A4, nền hoa văn chìm, chữ đen
 Thông tư 42/2017/TT-BGTVT Quy định điều kiện của người điều khiển phương tiện,
nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên phương tiện vận tải khách du
lịch.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 42/2017/TT-BGTVT Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2017


THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN CỦA NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN, NHÂN VIÊN PHỤC
VỤ, TRANG THIẾT BỊ, CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRÊN PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI KHÁCH
DU LỊCH
Căn cứ Luật du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa
số 48/2014/QH13 ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư Quy định điều kiện của người điều
khiển phương tiện, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên phương tiện
vận tải khách du lịch.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định điều kiện của người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ,
trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh vận
tải khách du lịch.
Điều 3. Nguyên tắc chung
1. Phương tiện vận tải khách du lịch, người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ và
đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch ngoài việc thực hiện các quy định của Thông tư này
còn phải đáp ứng quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải do Bộ Giao thông vận tải
ban hành.
2. Điều kiện của người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất
lượng dịch vụ trên phương tiện vận tải hàng không, hàng hải, đường sắt được thực hiện
theo quy định của pháp luật về hàng không, hàng hải, đường sắt.
3. Điều kiện của người điều khiển phương tiện vận tải khách du lịch bằng xe ô tô, người
điều khiển và thuyền viên phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa được
thực hiện theo quy định của pháp luật đường bộ và đường thủy nội địa.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN CỦA NHÂN VIÊN PHỤC VỤ TRÊN PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI
KHÁCH DU LỊCH
Điều 4. Quy định đối với nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch
đường bộ
1. Nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải khách du lịch phải được tập huấn về nghiệp vụ và
các quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh vận tải theo quy định của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2. Nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải khách du lịch phải được đơn vị kinh doanh vận tải
tập huấn nghiệp vụ du lịch (trừ trường hợp nhân viên phục vụ trên phương tiện là Hướng
dẫn viên du lịch hoặc đã được bồi dưỡng, đào tạo chuyên ngành du lịch hoặc các ngành có
liên quan tại các cơ sở đào tạo từ trung cấp nghiệp vụ du lịch trở lên).
3. Đối với lái xe đồng thời là nhân viên phục vụ khi vận chuyển khách du lịch, đơn vị kinh
doanh vận tải phải tập huấn nghiệp vụ du lịch cho người lái xe như nội dung tập huấn đối
với nhân viên phục vụ.
Điều 5. Quy định đối với nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch
bằng đường thủy nội địa
1. Nhân viên phục vụ phải được bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của
pháp luật đối với hoạt động kinh doanh vận tải theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông
vận tải; được huấn luyện về cứu sinh, cứu hỏa, cứu đắm và sơ cứu y tế.
2. Nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa phải
được đơn vị kinh doanh vận tải tập huấn nghiệp vụ du lịch (trừ trường hợp nhân viên phục
vụ trên phương tiện là Hướng dẫn viên du lịch hoặc đã được bồi dưỡng, đào tạo chuyên
ngành du lịch hoặc các ngành có liên quan tại các cơ sở đào tạo từ trung cấp nghiệp vụ du
lịch trở lên).
Chương III
QUY ĐỊNH VỀ TRANG THIẾT BỊ, CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRÊN PHƯƠNG TIỆN VẬN
TẢI KHÁCH DU LỊCH
Điều 6. Quy định đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường bộ
1. Xe ô tô phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
theo quy định của pháp luật.
2. Xe ô tô phải được gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định.
3. Xe ô tô phải được niêm yết đầy đủ các thông tin theo quy định, bên cạnh giường nằm
phải có bảng hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông và thoát hiểm khi xảy ra sự
cố theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
4. Xe ô tô vận tải khách du lịch phải bảo đảm nội thất và tiện nghi như sau:
a) Xe ô tô dưới 09 chỗ phải có các trang thiết bị bao gồm: điều hòa nhiệt độ, thùng chứa đồ
uống, dụng cụ y tế sơ cấp cứu, túi thuốc dự phòng, dụng cụ thoát hiểm, tên và số điện
thoại của chủ phương tiện tại vị trí phía sau ghế của lái xe;
b) Xe ô tô từ 09 chỗ đến dưới 24 chỗ, ngoài các quy định tại điểm a khoản này còn phải
trang bị thêm: rèm cửa chống nắng, bảng hướng dẫn an toàn, thùng đựng rác;
c) Xe ô tô từ 24 chỗ trở lên (trừ ô tô chuyên dụng caravan), ngoài các quy định tại điểm b
khoản này còn phải trang bị thêm micro, nơi cất giữ hành lý cho khách du lịch; có vị trí dành
cho người cao tuổi, người khuyết tật theo quy định.
Điều 7. Quy định đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa
1. Phương tiện phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.
2. Phương tiện phải lắp đặt thiết bị nhận dạng tự động - AIS khi hoạt động trên tuyến từ bờ
ra đảo hoặc giữa các đảo theo quy định của pháp luật.
3. Trang bị đủ số lượng phao, áo phao cho du khách trên tàu.
4. Phương tiện thủy nội địa vận tải khách du lịch phải đảm bảo nội thất và tiện nghi như
sau:
a) Đối với phương tiện từ 12 ghế ngồi đến 20 ghế ngồi phải trang bị: Bảng hướng dẫn sử
dụng các trang thiết bị cứu sinh, cứu đắm và số điện thoại, địa chỉ các cơ quan tìm kiếm
cứu nạn để tại vị trí ghế ngồi của khách; có biểu đồ hành trình tuyến du lịch; có thùng chứa
đồ uống; thùng đựng rác.
b) Đối với phương tiện từ 20 ghế ngồi đến 50 ghế ngồi ngoài các quy định tại điểm a khoản
này còn phải trang bị: dụng cụ chống nắng, micro; tủ thuốc và các dụng cụ sơ cứu, cứu nạn
theo danh mục quy định của Bộ Y tế; Khu vực phục vụ dịch vụ ăn uống và khu chế biến
(nếu có) phải đảm bảo yêu cầu theo quy định của Bộ Y tế và đảm bảo các quy định an toàn
phòng chống cháy nổ.
c) Đối với phương tiện từ trên 50 ghế ngồi trở lên ngoài các quy định tại điểm b khoản này
phải trang bị: Mái che, rèm cửa chống nắng, điều hòa nhiệt độ hoặc quạt mát tương ứng
với số khách du lịch được vận chuyển; phòng vệ sinh.
5. Đối với tàu thủy lưu trú du lịch thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN ĐƠN VỊ
Điều 8. Tổng cục Đường bộ Việt Nam
1. Quản lý hoạt động vận tải khách du lịch bằng xe ô tô trên phạm vi cả nước theo thẩm
quyền.
2. Thống nhất in, phát hành biển hiệu.
3. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về lĩnh vực vận tải khách du
lịch bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
4. Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Du lịch hướng dẫn nội dung cần tập huấn để đơn vị vận
tải tập huấn cho nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải khách du lịch.
Điều 9. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
1. Quản lý hoạt động vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa trên phạm vi cả
nước theo thẩm quyền.
2. Thống nhất in, phát hành biển hiệu.
3. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về lĩnh vực vận tải khách du
lịch bằng đường thủy nội địa.
4. Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Du lịch hướng dẫn nội dung cần tập huấn để đơn vị vận
tải tập huấn cho nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy
nội địa.
Điều 10. Sở Giao thông vận tải
1. Quản lý hoạt động vận tải khách du lịch bằng xe ô tô và phương tiện thủy nội địa trên địa
bàn theo thẩm quyền.
2. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt và
công bố vị trí các điểm dừng, đỗ đón, trả khách du lịch tại các khu du lịch, điểm du lịch, di
tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn; phối hợp với các bến
xe, nhà ga, bến cảng, sân bay trên địa bàn để bố trí vị trí dừng, đỗ đón, trả khách du lịch.
3. Tổ chức phân luồng giao thông bảo đảm để xe ô tô có biển hiệu, phương tiện thủy nội
địa có biển hiệu được ưu tiên hoạt động tại các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du
lịch, bến xe, nhà ga, bến cảng, sân bay trên địa bàn.
4. Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở Du lịch) thực hiện kiểm tra đối
với hoạt động kinh doanh vận tải khách du lịch trên địa bàn.
Điều 11. Đơn vị kinh doanh
1. Thực hiện các quy khiển phương tiện, nhân định về điều kiện của người điều viên phục
vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch được quy định
tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan.
2. Chủ trì, phối hợp với Hiệp hội du lịch hoặc các đơn vị có chức năng đào tạo về du lịch để
tổ chức tập huấn cho nhân viên phục vụ trên phương tiện vận chuyển khách du lịch.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
2. Bãi bỏ Điều 4, Điều 5 của Thông tư Liên tịch số 19/2015/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày
25 tháng 5 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hướng
dẫn về vận tải khách du lịch bằng xe ô tô và cấp biển hiệu cho xe ô tô vận tải khách du lịch.
Điều 13. Tổ chức thực hiện
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt
Nam và Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có
trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan chỉ đạo, đôn đốc thực hiện
Thông tư này.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng, Cục
trưởng các Cục, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Nơi nhận: BỘ TRƯỞNG


- Như khoản 2 Điều 13;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; Nguyễn Văn Thể
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, V.Tải.
 Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL sửa đổi,bổ sung một số điều của Thông tư
06/2017/TT-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi
tiết một số điều của Luật Du lịch.
BỘ VĂN HÓA, THỂ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THAO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
VÀ DU LỊCH ---------------
--------
Số: 13/2019/TT-BVHTTDL Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2019
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 06/2017/TT-BVHTTDL NGÀY
15 THÁNG 12 NĂM 2017 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH QUY
ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DU LỊCH
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch;
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15
tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết
một số điều của Luật Du lịch
1. Khoản 2 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Chuyên ngành về lữ hành quy định tại điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 31 Luật
Du lịch được thể hiện trên bằng tốt nghiệp của một trong các ngành, nghề, chuyên ngành
sau đây:
a) Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
b) Quản trị lữ hành;
c) Điều hành tour du lịch;
d) Marketing du lịch;
đ) Du lịch;
e) Du lịch lữ hành;
g) Quản lý và kinh doanh du lịch;
h) Quản trị du lịch MICE;
i) Đại lý lữ hành;
k) Hướng dẫn du lịch;
l) Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành’, “hướng
dẫn du lịch” do cơ sở giáo dục ở Việt Nam đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trước thời điểm
Thông tư này có hiệu lực;
m) Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”,
“hướng dẫn du lịch” do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.
Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành quy định tại
điểm l và điểm m khoản này thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể
hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”,
“hướng dẫn du lịch”.’’
2. Bổ sung Điều 5a như sau:
“Điều 5a. Cấu trúc, dung lượng đề thi nghiệp vụ điều hành du lịch
1. Cấu trúc, dung lượng đề thi nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa:
Đề thi nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa gồm 03 bài thi như sau:
a) Bài thi trắc nghiệm: thời gian làm bài: 75 phút; điểm đánh giá: tối đa 60 điểm; số lượng
câu hỏi trắc nghiệm: 60 câu hỏi gồm tổ hợp lựa chọn ngẫu nhiên 15 câu hỏi về 05 nội dung
trong nhóm kiến thức cơ sở ngành quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư này, mỗi
nội dung gồm 03 câu hỏi và tổ hợp lựa chọn ngẫu nhiên 45 câu hỏi về 09 nội dung trong
nhóm kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư
này, mỗi nội dung gồm 05 câu hỏi.
b) Bài thi tự luận: thời gian làm bài: 75 phút; điểm đánh giá: tối đa 40 điểm; số câu hỏi: ít
nhất 02 câu hỏi, mỗi câu hỏi có thể có một hoặc nhiều ý, là tổ hợp lựa chọn ngẫu nhiên ít
nhất 02 nội dung trong nhóm kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ quy định tại điểm b
khoản 1 Điều 4 Thông tư này, mỗi nội dung gồm 01 câu hỏi.
c) Bài thi thực hành: thời gian thực hành: 90 phút; tổng điểm đánh giá: tối đa 100 điểm; nội
dung: thực hành nghiệp vụ điều hành chương trình du lịch và trả lời câu hỏi tình huống, cụ
thể như sau:
- Thực hành nghiệp vụ điều hành chương trình du lịch nội địa trên máy tính và thuyết trình:
thời gian thực hành trên máy tính và thuyết trình: 80 phút; điểm đánh giá: tối đa 70 điểm;
chủ đề: xây dựng và định giá một chương trình du lịch theo tuyến cho đối tượng khách du
lịch nội địa.
- Trả lời câu hỏi tình huống: thời gian chuẩn bị và trả lời: 10 phút; điểm đánh giá: tối đa 30
điểm; chủ đề: giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch cho
khách du lịch nội địa.
2. Cấu trúc, dung lượng đề thi nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế:
Đề thi nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế gồm 03 bài thi như sau:
a) Bài thi trắc nghiệm: thời gian làm bài: 75 phút; điểm đánh giá: tối đa 60 điểm; số lượng
câu hỏi trắc nghiệm: 60 câu hỏi gồm tổ hợp lựa chọn ngẫu nhiên 18 câu hỏi về 06 nội dung
trong nhóm kiến thức cơ sở ngành quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư này, mỗi
nội dung gồm 03 câu hỏi và tổ hợp lựa chọn ngẫu nhiên 42 câu hỏi về 11 nội dung trong
nhóm kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư
này, mỗi nội dung gồm 04 câu hỏi, riêng chủ đề về ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý và phát triển doanh nghiệp và chủ đề về tiền tệ và thanh toán quốc tế trong du lịch:
mỗi chủ đề 03 câu hỏi.
b) Bài thi tự luận: thời gian làm bài 75 phút, điểm đánh giá: tối đa 40 điểm; số câu hỏi: ít
nhất 02 câu hỏi, mỗi câu hỏi có thể có một hoặc nhiều ý, là tổ hợp lựa chọn ngẫu nhiên ít
nhất 02 nội dung trong nhóm kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ quy định tại điểm b
khoản 2 Điều 4 Thông tư này, mỗi nội dung gồm 01 câu hỏi.
c) Bài thi thực hành: thời gian thực hành: 90 phút; tổng điểm đánh giá: tối đa 100 điểm; nội
dung: thực hành nghiệp vụ điều hành chương trình du lịch và trả lời câu hỏi tình huống, cụ
thể như sau:
- Thực hành nghiệp vụ điều hành chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam và khách du lịch ra nước ngoài trên máy tính và thuyết trình: thời gian thực hành trên
máy tính và thuyết trình: 80 phút; điểm đánh giá: tối đa 70 điểm; chủ đề: xây dựng và định
giá một chương trình du lịch theo tuyến cho đối tượng khách du lịch quốc tế.
- Trả lời câu hỏi tình huống: thời gian chuẩn bị và trả lời: 10 phút, điểm đánh giá: tối đa 30
điểm; chủ đề: Giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch
cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.”
3. Điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Là cơ sở giáo dục trình độ cao đẳng trở lên có chức năng đào tạo ngành, nghề, chuyên
ngành quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này;
b) Có đề án tổ chức thi bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây: ngân hàng đề thi đáp
ứng nội dung quy định tại Điều 4 và Điều 5a Thông tư này; quy trình tổ chức; cơ sở vật
chất kỹ thuật và hội đồng thi;”
4. Điểm b khoản 2 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Chịu trách nhiệm thẩm định, phê duyệt nội dung ngân hàng đề thi nghiệp vụ điều hành
du lịch và cập nhật, bổ sung 02 năm một lần ngân hàng đề thi;”
5. Điểm d khoản 2 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“d) Gửi thông báo kèm theo đề án tổ chức thi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này về Tổng
cục Du lịch trước 30 ngày đối với tổ chức kỳ thi lần thứ nhất; gửi thông báo trước 15 ngày
đối với tổ chức kỳ thi lần tiếp theo;”
6. Điểm b khoản 3 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Hướng dẫn, kiểm tra công tác tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch;”
7. Bổ sung điểm d khoản 3 Điều 5 như sau:
“d) Công bố danh sách cơ sở giáo dục được tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều
hành du lịch trên trang tin điện tử quản lý lữ hành của Tổng cục Du lịch trong thời hạn 10
ngày kể từ ngày nhận được thông báo tổ chức thi lần thứ nhất của cơ sở giáo dục.”
8. Khoản 4 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa, chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch
quốc tế được cấp cho người đạt từ 50% số điểm trở lên trong mỗi bài thi trong đề thi
nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa, đề thi nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế. Chứng chỉ
được cấp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tổ chức thi.”
9. Khoản 3 Điều 8 được sửa đổi như sau:
“3. Niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết.”
10. Điểm c và điểm d khoản 1 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“c) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên ở nước ngoài theo chương trình đào tạo bằng ngôn
ngữ chính thức của nước sở tại. Trường hợp được đào tạo bằng ngôn ngữ khác với ngôn
ngữ chính thức của nước sở tại, cần bổ sung giấy tờ chứng minh ngôn ngữ được sử dụng
để đào tạo;
d) Có chứng chỉ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho
Việt Nam hoặc có chứng chỉ ngoại ngữ đạt mức yêu cầu theo quy định tại Phụ lục I Thông
tư này còn thời hạn, do tổ chức, cơ quan có thẩm quyền cấp.’’
11. Bổ sung Điều 15a như sau:
"Điều 15a. Cấu trúc, dung lượng đề thi nghiệp vụ hướng dẫn du lịch
1. Cấu trúc, dung lượng đề thi nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa:
Đề thi nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa gồm 03 bài thi như sau:
a) Bài thi trắc nghiệm: thời gian làm bài: 75 phút; điểm đánh giá: 60 điểm; số lượng câu hỏi
trắc nghiệm: 60 câu hỏi gồm tổ hợp lựa chọn ngẫu nhiên 24 câu hỏi về 04 nội dung trong
nhóm kiến thức cơ sở ngành quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Thông tư này, mỗi nội
dung gồm 06 câu hỏi và tổ hợp lựa chọn ngẫu nhiên 36 câu hỏi về 06 nội dung trong nhóm
kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Thông tư này,
mỗi nội dung gồm 06 câu hỏi.
b) Bài thi tự luận: thời gian làm bài: 75 phút; điểm đánh giá: tối đa 40 điểm; số lượng câu
hỏi: ít nhất 02 câu hỏi, mỗi câu hỏi có thể có một hoặc nhiều ý, là tổ hợp lựa chọn ngẫu
nhiên ít nhất 02 nội dung trong nhóm kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ quy định tại
điểm b khoản 1 Điều 14 Thông tư này, mỗi nội dung gồm 01 câu hỏi.
c) Bài thi thực hành: thời gian thực hành: 20 phút; tổng điểm đánh giá: tối đa 100 điểm; nội
dung: thực hành nghiệp vụ hướng dẫn du lịch và trả lời câu hỏi tình huống, cụ thể như sau:
- Thực hành nghiệp vụ hướng dẫn du lịch cho khách du lịch nội địa: thời gian chuẩn bị và
thuyết trình: 15 phút; điểm đánh giá: tối đa 70 điểm; chủ đề: giới thiệu về văn hóa, đất
nước, con người và các điểm đến du lịch của Việt Nam.
- Trả lời câu hỏi tình huống: thời gian chuẩn bị và trả lời: 05 phút; điểm đánh giá: tối đa 30
điểm; chủ đề: giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình hướng dẫn khách du lịch nội địa.
2. Cấu trúc, dung lượng đề thi nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế:
Đề thi nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa gồm 03 bài thi như sau:
a) Bài thi trắc nghiệm: thời gian làm bài: 75 phút; điểm đánh giá: tối đa 60 điểm; số lượng
câu hỏi trắc nghiệm: 60 câu hỏi gồm tổ hợp lựa chọn ngẫu nhiên 25 câu hỏi về 05 nội dung
trong nhóm kiến thức cơ sở ngành quy định tại điểm a khoản 2 Điều 14 Thông tư này, mỗi
nội dung gồm 05 câu hỏi và tổ hợp lựa chọn ngẫu nhiên 35 câu hỏi về 09 nội dung trong
nhóm kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 Thông tư
này, mỗi nội dung gồm 04 câu hỏi, riêng chủ đề về y tế du lịch gồm 03 câu hỏi.
b) Bài thi tự luận: thời gian làm bài: 75 phút; điểm đánh giá: tối đa 40 điểm; số câu hỏi: ít
nhất 02 câu hỏi, mỗi câu hỏi có thể có một hoặc nhiều ý, là tổ hợp lựa chọn ngẫu nhiên ít
nhất 02 nội dung trong nhóm kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ quy định tại điểm b
khoản 2 Điều 14 Thông tư này, mỗi nội dung gồm 01 câu hỏi.
c) Bài thi thực hành: thời gian thực hành: 20 phút; điểm đánh giá: tối đa 100 điểm; nội dung:
thực hành nghiệp vụ hướng dẫn du lịch và trả lời câu hỏi tình huống, cụ thể như sau:
- Thực hành nghiệp vụ hướng dẫn du lịch cho khách du lịch quốc tế: thời gian chuẩn bị và
thuyết trình: 15 phút; điểm đánh giá: tối đa 70 điểm; chủ đề: giới thiệu về văn hóa, đất
nước, con người, các điểm đến du lịch của Việt Nam và các nước trên thế giới.
- Trả lời câu hỏi tình huống: thời gian chuẩn bị và trả lời: 05 phút; điểm đánh giá: tối đa 30
điểm; chủ đề: giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình hướng dẫn khách du lịch quốc tế."
12. Điểm a, điểm b khoản 1 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Là cơ sở giáo dục trình độ cao đẳng trở lên có chức năng đào tạo ngành, nghề hướng
dẫn du lịch, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
b) Có đề án tổ chức thi bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây: ngân hàng đề thi đáp
ứng nội dung quy định tại Điều 14 và Điều 15a Thông tư này; quy trình tổ chức; cơ sở vật
chất kỹ thuật và hội đồng thi;”
13. Điểm b khoản 2 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Chịu trách nhiệm thẩm định, phê duyệt nội dung ngân hàng đề thi nghiệp vụ hướng dẫn
du lịch và cập nhật, bổ sung 02 năm một lần ngân hàng đề thi;”
14. Điểm d khoản 2 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“d) Gửi thông báo kèm theo đề án tổ chức thi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này về Tổng
cục Du lịch trước 30 ngày đối với tổ chức kỳ thi lần thứ nhất; gửi thông báo trước 15 ngày
đối với tổ chức kỳ thi lần tiếp theo;”
15. Điểm b, điểm c khoản 3 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Hướng dẫn, kiểm tra công tác tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch;
c) Yêu cầu cơ sở giáo dục không được tổ chức thi nghiệp vụ hướng dẫn du lịch khi phát
hiện cơ sở giáo dục không đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này cho đến khi
đáp ứng đủ tiêu chí;”
16. Bổ sung điểm d khoản 3 Điều 15 như sau:
“d) Công bố danh sách cơ sở giáo dục tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du
lịch trên trang tin điện tử quản lý hướng dẫn viên của Tổng cục Du lịch trong thời hạn 10
ngày kể từ ngày nhận được thông báo lần thứ nhất của cơ sở giáo dục.”
17. Khoản 4 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa, chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch
quốc tế được cấp cho người đạt từ 50% số điểm trở lên trong mỗi bài thi trong đề thi hướng
dẫn du lịch nội địa, đề thi nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế. Chứng chỉ được cấp trong
thời hạn 30 ngày kể từ ngày tổ chức thi.”
18. Khoản 2 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du
lịch công bố kế hoạch tổ chức các khóa cập nhật kiến thức và cấp Giấy chứng nhận khóa
cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch quốc tế.
Giấy chứng nhận khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch có giá trị trên toàn
quốc.”
19. Khoản 1 Điều 18 được sửa đổi như sau:
“1. Phụ lục I: Danh mục chứng chỉ ngoại ngữ do cơ quan có thẩm quyền cấp.”
Điều 2. Bãi bỏ, thay thế
1. Thay thế Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 06/2018/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng
12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều
của Luật Du lịch bằng Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thay thế Mẫu số 11 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-
BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy
định chi tiết một số điều của Luật Du lịch bằng Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Thay thế Mẫu số 12 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-
BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy
định chi tiết một số điều của Luật Du lịch bằng Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Thay thế Mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-
BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy
định chi tiết một số điều của Luật Du lịch bằng Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Thay thế một số cụm từ:
a) Thay thế cụm từ “Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch” tại khoản 2 Điều 2,
khoản 3 Điều 17, Mẫu số 01 Phụ lục V Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng
12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều
của Luật Du lịch bằng cụm từ “Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa,
Thông tin, Thể thao và Du lịch”.
b) Thay thế cụm từ “Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch” tại Mẫu số 01, Mẫu số
02, Mẫu số 10, Mẫu số 13 Phụ lục II; Mẫu số 01 Phụ lục III; Mẫu số 01, Mẫu số 02 Phụ lục
V Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch bằng cụm từ “Sở Du
lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch”.
c) Thay thế cụm từ “Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch” tại Mẫu số 04, Mẫu
số 05, Mẫu số 06, Mẫu số 07, Mẫu số 08, Mẫu số 09 Phụ lục II; Mẫu số 02 Phụ lục V Thông
tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch bằng cụm từ “Sở Du lịch/ Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch/ Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch”.
d) Thay thế cụm từ “Sở Du lịch (SDL) hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (SVHTTDL)”
tại phần Ghi chú của Mẫu số 01 Phụ lục III Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15
tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số
điều của Luật Du lịch bằng cụm từ “Sở Du lịch (SDL); Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
(SVHTTDL); Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch (SVHTTTTDL)”.
đ) Thay thế cụm từ “Sở Du lịch/Sở VHTTDL” tại Mẫu số 03 Phụ lục IV ban hành kèm theo
Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch bằng cụm từ “Sở Du
lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch”.
6. Bãi bỏ điểm a khoản 3 Điều 5, điểm a khoản 3 Điều 15 Thông tư số 06/2017/TT-
BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy
định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.
7. Bãi bỏ cụm từ “theo quy định của Tổng cục Thống kê” tại phần ghi chú của Mẫu số 01 và
phần ghi chú của Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-
BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy
định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch; Giám đốc Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa,
Thông tin, Thể thao và Du lịch, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục tổ chức thi, cấp chứng chỉ
nghiệp vụ điều hành du lịch, nghiệp vụ hướng dẫn du lịch; các tổ chức, cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
Điều 4. Điều khoản thi hành
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20 tháng 01 năm 2020./.

BỘ TRƯỞNG
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng; Nguyễn Ngọc Thiện
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án Nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương;
- Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính
trị - xã hội;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính
phủ; Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;
Cổng thông tin điện tử Bộ VHTTDL;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ VHTTDL;
- Các Vụ, đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL;
- Các Vụ, đơn vị trực thuộc Tổng cục Du lịch;
- Sở Du lịch, Sở VHTTDL, Sở VHTTTTDL
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Lưu: VT, TCDL (05). MQ (400).
PHỤ LỤC I
DANH MỤC CHỨNG CHỈ NGOẠI NGỮ DO CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CẤP
(Kèm theo Thông tư số 13/2019/TT-BVHTTDL ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Bộ
trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
TT Loại chứng chỉ Cấp độ

1 Tiếng Anh

1.1 Chứng chỉ TOEFL iBT 61 điểm.

1.2 Chứng chỉ IELTS 5.5 điểm

Chứng chỉ Aptis 151 điểm

TOEIC Reading and Listening


1.3 Chứng chỉ TOEIC 650 điểm, TOEIC Speaking
160 điểm, TOEIC Writing 150 điểm

Chứng chỉ OPIc + WPT + LPT &


1.4 Advanced Mid
RPT của ACTFL

2 Tiếng Nhật

2.1 Chứng chỉ 5 cấp JLPT Cấp độ N2

Chứng chỉ OPIc + WPT + LPT &


2.2 Advanced Mid
RPT của ACTFL (1)

3 Tiếng Trung

3.1 Chứng chỉ 6 cấp HSK + HSK K Cấp độ 4 + HSK K intermediate

3.2 Chứng chỉ TOCFL Cấp độ 4

4 Tiếng Đức

4.1 Chứng chỉ ZDfB Cấp độ B2

4.2 Chứng chỉ TestDaF Cấp độ 4


5 Tiếng Pháp

5.1 Chứng chỉ DELF Cấp độ B2

5.2 Chứng chỉ TCF Cấp độ 4

5.3 Diplôme de Langue

6 Tiếng Tây Ban Nha

- Chứng chỉ DELE Cấp độ Intermedio

7 Tiếng Ý

7.1 Chứng chỉ DILI

7.2 Chứng chỉ CILS Cấp độ B2

7.3 Chứng chỉ CELI Cấp độ 3

8 Tiếng Hàn Quốc

8.1 Chứng chỉ KLPT Bậc 4

Chứng chỉ TOPIK (thi Nghe, Đọc, TOPIK Bậc 4 và OPIc tiếng Hàn
8.2
Viết) + OPIc tiếng Hàn Advanced Low

9 Tiếng Nga

9.1 Chứng chỉ TRKI Cấp độ 3

9.2 Chứng chỉ TORFL Cấp độ B2


PHỤ LỤC II
(Kèm theo Thông tư số 13/2019/TT-BVHTTDL ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Bộ
trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
..........., ngày....tháng ... năm …….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch .....(1).....
Kính gửi: Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và
Du lịch tỉnh/thành phố.....
- Họ và tên (chữ in hoa):...................
- Ngày sinh:........./......../............ - Giới tính: □ Nam □ Nữ
- Giấy Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân:............
- Nơi cấp:................................. - Ngày cấp:.............................
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:...........................................
- Trình độ ngoại ngữ (đối với người đề nghị cấp thẻ HDV du lịch quốc tế):
...................................................................................
- Địa chỉ liên lạc:......................................................................
- Điện thoại: .................................. - Email: ............................
Căn cứ vào các quy định hiện hành, kính đề nghị Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch/Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh/thành phố....................thẩm định và
cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch ......(1)...... cho tôi.
Tôi cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề
nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch./.
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ CẤP THẺ
(Ký và ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn ghi:
(1) Quốc tế, nội địa hoặc tại điểm.
PHỤ LỤC III
(Kèm theo Thông tư số 13/2019/TT-BVHTTDL ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Bộ
trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
..........., ngày....tháng ... năm …..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
......(1)......thẻ hướng dẫn viên du lịch......(2)......
Kính gửi: Sở Du lịch/Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và
Du lịch.......
- Họ và tên (chữ in hoa):...................
- Ngày sinh:........./......../............ - Giới tính: □ Nam □ Nữ
- Giấy Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân:............
- Nơi cấp:................................. - Ngày cấp:.............................
- Địa chỉ liên lạc:......................................................................
- Điện thoại: .................................. - Email: ............................
- Đã được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch:
+ Loại: □ Nội địa □ Quốc tế □ Tại điểm
+ Số thẻ: ............... - Nơi cấp: ............ - Ngày cấp: ....../........./..........
- Lý do đề nghị cấp đổi/cấp lại thẻ: ...................................................
Căn cứ vào các quy định hiện hành, kính đề nghị Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tỉnh/Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh/thành phố..........thẩm định và ....
(1)....thẻ hướng dẫn viên du lịch ........(2).....cho tôi.
Tôi cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề
nghị cấp đổi/cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch./.
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ CẤP THẺ
(Ký và ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn ghi:
(1) Cấp đổi (trong các trường hợp quy định tại Điều 62 Luật Du lịch); cấp lại (trong các
trường hợp quy định tại Điều 63 Luật Du lịch);
(2) Quốc tế, nội địa hoặc tại điểm.
PHỤ LỤC IV
(Kèm theo Thông tư số 13/2019/TT-BVHTTDL ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Bộ
trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
THẺ HƯỚNG DẪN VIÊN
1. Thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế
1.1. Thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế - mặt trước:

1.2. Thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế - mặt sau:


2. Thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa
2.1. Thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa - mặt trước:

2.2. Thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa - mặt sau:

3. Thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm


3.1. Thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm - mặt trước:
3.2. Thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm - mặt sau:

4. QUY CÁCH THẺ:


4.1. Ứng dụng:
- Hướng dẫn viên du lịch quốc tế;
- Hướng dẫn viên du lịch nội địa;
- Hướng dẫn viên du lịch tại điểm.
4.2. Nội dung và hình thức của thẻ:
a) Chi tiết kỹ thuật của thẻ:
- Kích thước: 85.6mm x 54mm (dài x rộng);
- Chất liệu: PVC;
- Độ dày: 0.87mm.
b) Mầu sắc của thẻ:
- Thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế màu xanh nước biển, trắng; mã màu xanh nước
biển: C = 85, M = 50, Y = 0, K = 0.
- Thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa màu hồng cánh sen, trắng; mã màu hồng cánh sen: C
= 0, M = 100, Y = 0, K = 0.
- Thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm màu vàng cam, trắng; mã màu vàng cam: C = 0, M =
80, Y = 95, K = 0.
c) Công nghệ in: In hình ảnh theo công nghệ in off-set:
- Mặt trước: Thông tin gồm có:
+ Tên cơ quan Tổng cục Du lịch và tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam National
Administration of Tourism; ảnh hướng dẫn viên; loại thẻ; thông tin về hướng dẫn viên; mã
phản ứng nhanh (QR CODE); thông tin về thời hạn sử dụng thẻ (đối với hướng dẫn
viên du lịch quốc tế và nội địa), ngoại ngữ (đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế),
khu/điểm du lịch (đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm).
+ Mã số thẻ hướng dẫn viên được dập nổi, phủ nhũ bạc, có chín số bao gồm: số hiệu
hướng dẫn viên du lịch quốc tế (1) hoặc hướng dẫn viên du lịch nội địa (2) hoặc hướng dẫn
viên du lịch tại điểm (3), hai số tiếp theo là mã tỉnh, sáu số còn lại là thứ tự của thẻ hướng
dẫn viên.
Mỗi công dân được cấp một mã số thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, một mã số thẻ
hướng dẫn viên du lịch nội địa khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Du lịch.
Mã số thẻ hướng dẫn viên do Tổng cục Du lịch thống nhất quản lý trên toàn quốc và
không thay đổi trong trường hợp đổi hoặc cấp lại thẻ.
+ Phim cán màng phủ lề có hoa văn chống giả dạng sóng.
- Mặt sau: Thông tin gồm có:
+ Địa chỉ website: http://www.vietnamtourism.gov.vn,
http://www.huongdanvien.vn;
+ Quy định nghĩa vụ của hướng dẫn viên.
d) Phông chữ: Phông chữ không chân, đơn giản, dễ đọc (phông chữ VNI-Avo).
đ) Cỡ chữ:
- Tiêu đề: TỔNG CỤC DU LỊCH/VIETNAM NATIONAL ADMINISTRATION OF
TOURISM: cỡ 7pt, nét đậm, màu trắng.
- Tiêu đề loại thẻ:
+ THẺ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH NỘI ĐỊA/DOMESTIC TOUR GUIDE
LICENCE: cỡ 8pt, nét đậm, mã màu: C = 0, M = 100, Y = 0, K = 0
+ THẺ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH QUỐC TẾ/INTERNATIONAL TOUR GUIDE
LICENCE: cỡ 8pt, nét đậm, mã màu: C = 85, M = 50, Y = 0, K = 0
+ THẺ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH TẠI ĐIỂM/ONSITE GUIDE LICENCE: cỡ 8pt, nét
đậm, mã màu: C = 0, M = 80, Y = 95, K = 0
- Tiêu đề thông tin hướng dẫn viên (họ và tên, ngoại ngữ, thời hạn sử dụng, địa bàn hoạt
động):
+ Tiêu đề tiếng Việt: cỡ 8pt, nét đậm, màu đen;
+ Tiêu đề tiếng Anh: cỡ 7pt, nét thường, màu đen.
- Cỡ chữ mặt sau của thẻ: 8pt, nét thường, màu đen
e) Mã QR Code:
- Mỗi hướng dẫn viên sẽ được cấp một mã QR riêng.
- Kích thước mã: 1,5cm x 1,5cm, tương đương 1/6 chiều dài thẻ.
- Mẫu mã QR Code như sau:

+ Nền Mã QR mầu trắng.


+ Hoa văn định vị: là hình vuông mầu đen.
+ Vùng mã hóa: là các hình khối mầu đen.
+ Logo Tổng cục Du lịch: Mầu sắc của logo sẽ tương ứng với mầu sắc của thẻ hướng dẫn
viên, cụ thể:
o Thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế: Logo mầu xanh nước biển;
o Thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa: Logo mầu hồng cánh sen;
o Thẻ hướng dẫn viên tại điểm: Logo mầu cam;
- Việc xây dựng và quản lý QR Code theo hướng dẫn của Tổng cục Du lịch.
5. Túi đựng thẻ: Túi da mầu nâu đỏ, một mặt kín, một mặt nhựa trong, viền da cùng mầu
mặt sau; kích thước túi: chiều dọc 70mm, chiều ngang 100mm.
6. Dây đeo thẻ: dây đeo bằng sợi tổng hợp; bản rộng 15mm, dài 450mm; có móc đeo túi
đựng thẻ; mầu xanh nước biển; trên dây đeo thẻ in dòng
chữ http://www.huongdanvien.vn mầu trắng nối tiếp cả 2 mặt dây./.
 Thông tư 13/2021/TT-BVHTTDL sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
06/2017/TT-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi
tiết một số điều của Luật Du lịch
BỘ VĂN HÓA, THỂ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THAO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
VÀ DU LỊCH ---------------
--------

Số: 13/2021/TT-BVHTTDL Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2021


THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 06/2017/TT-BVHTTDL NGÀY
15 THÁNG 12 NĂM 2017 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH QUY
ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DU LỊCH
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch;
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15
tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết
một số điều của Luật Du lịch
1. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 6 như sau:
“a) Sau 30 ngày, kể từ ngày đăng quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành
trên cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp phép và trang mạng quản lý doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ lữ hành, trường hợp không có khiếu nại, tố cáo liên quan đến nghĩa vụ đối
với khách du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch thì cơ quan cấp phép có văn bản gửi ngân
hàng để doanh nghiệp được rút tiền ký quỹ; trường hợp có khiếu nại, tố cáo liên quan đến
nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với khách du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch thì cơ
quan cấp phép phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền liên quan giải quyết theo quy định
của pháp luật;”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 7 như sau:
“1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, kiểm tra của
cơ quan chức năng, cơ quan cấp phép ban hành quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh
dịch vụ lữ hành; quyết định thu hồi giấy phép được gửi đến doanh nghiệp, cơ quan chức
năng về thanh tra, kiểm tra, cơ quan nhà nước về xuất nhập cảnh, cơ quan thuế, cơ quan
đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, công bố trên cổng thông tin
điện tử của cơ quan cấp phép và trang mạng quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ
hành.”
Điều 2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Tổng cục Du lịch chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế và các cơ quan, đơn vị có liên quan
hướng dẫn thực hiện Thông tư này.
2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc các Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, Sở Du lịch và cá nhân liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị cơ quan, đơn vị, cá nhân kịp
thời phản ánh về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù
hợp.
Điều 3. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này này có hiệu lực từ ngày ký.
2. Các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành đang thực hiện thủ tục
hoàn trả tiền ký quỹ theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư số 06/2017/TT-
BVHTTDL được áp dụng thời hạn theo quy định tại Thông tư này để tiếp tục giải quyết./.
Nơi nhận: BỘ TRƯỞNG
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực
thuộc TW;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ VHTTDL;
- Các Tổng cục, Cục, Vụ, đơn vị thuộc Bộ
VHTTDL;
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ, cơ sở
dữ liệu quốc gia về pháp luật;
- Cổng TTĐT Bộ VHTTDL;
- Hiệp hội Du lịch Việt Nam;
- Các Sở VHTTDL, Sở DL;
- Lưu: VT, PC, TO (5b)....
 Thông tư 34/2018/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định
công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn
phục vụ khách du lịch.
BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 34/2018/TT-BTC Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2018


THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ PHÍ THẨM ĐỊNH CÔNG NHẬN
HẠNG CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH, CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH KHÁC ĐẠT
TIÊU CHUẨN PHỤC VỤ KHÁCH DU LỊCH
Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý
phí thẩm định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác
đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định công nhận
hạng cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ
khách du lịch.
2. Thông tư này áp dụng đối với:
a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch khác tại Việt
Nam nộp hồ sơ đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, công nhận cơ sở kinh doanh
dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch;
b) Cơ quan quản lý nhà nước thực hiện công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, công nhận
cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác theo quy định của Luật du lịch;
c) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định công
nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục
vụ khách du lịch.
Điều 2. Người nộp phí
Tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh dịch vụ du lịch khác tại Việt Nam
khi nộp hồ sơ đăng ký công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, công nhận cơ sở kinh doanh
dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch phải nộp phí thẩm định theo quy
định tại Thông tư này.
Điều 3. Tổ chức thu phí
Tổ chức thu phí quy định tại Thông tư này là Tổng cục Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch; Sở Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Điều 4. Mức thu phí
Mức thu phí được quy định như sau:

Mức thu
STT Tên phí
(đồng/hồ sơ)

Thẩm định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch (bao gồm thẩm
1
định, công nhận mới và thẩm định, công nhận lại)

a Hạng 1 sao, 2 sao 1.500.000

b Hạng 3 sao 2.000.000

c Hạng 4 sao, 5 sao 3.500.000

Thẩm định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt
2 tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch (bao gồm thẩm định, công nhận 1.000.000
mới và thẩm định, công nhận lại)
Điều 5. Kê khai, nộp và quản lý phí
1. Chậm nhất là ngày 5 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng
trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
2. Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp phí thu được theo tháng và quyết toán theo năm
theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19 và khoản 2 Điều 26 của Thông tư số 156/2013/TT-
BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và
Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.
3. Tổ chức thu phí thực hiện nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước
theo chương, mục, tiểu mục tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí
trang trải cho việc thẩm định và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ
chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định.
4. Đối với năm 2018, trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước thuộc diện khoán chi
phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-
CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật phí và lệ phí, đã được cấp có thẩm quyền giao dự toán thu, chi ngân sách
nhà nước năm 2018, trong đó bao gồm các khoản phí thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông
tư này thì trích để lại 90% tổng số tiền phí thẩm định thu được để chi cho hoạt động thẩm
định, thu phí và nộp 10% vào ngân sách nhà nước. Tiền phí được để lại được quản lý và
sử dụng theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí.
Điều 6. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 5 năm 2018 và thay thế Thông tư
số 178/2016/TT-BTC ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định
mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định, phân hạng cơ sở lưu trú du
lịch và phí thẩm định, phân hạng cơ sở kinh doanh dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du
lịch.
2. Các nội dung khác liên quan đến thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế
độ thu phí không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Luật phí và lệ
phí; Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí; Thông tư số 156/2013/TT-
BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và
Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ; Thông tư
số 303/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn
việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân
sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp
thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.

Nơi nhận: KT. BỘ TRƯỞNG


- Văn phòng Trung ương và các Ban của THỨ TRƯỞNG
Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Vũ Thị Mai
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Kiểm toán nhà nước;
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Uỷ ban nhân dân, Cục Thuế, Sở Tài
chính, Kho bạc
nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ CST (CST 5).
 Văn bản hợp nhất 36/VBHN-BGTVT Nghị định quy định về kinh doanh và điều
kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 34/2018/TT-BTC Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2018


THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ PHÍ THẨM ĐỊNH CÔNG NHẬN
HẠNG CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH, CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH KHÁC ĐẠT
TIÊU CHUẨN PHỤC VỤ KHÁCH DU LỊCH
Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý
phí thẩm định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác
đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định công nhận
hạng cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ
khách du lịch.
2. Thông tư này áp dụng đối với:
a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch khác tại Việt
Nam nộp hồ sơ đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, công nhận cơ sở kinh doanh
dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch;
b) Cơ quan quản lý nhà nước thực hiện công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, công nhận
cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác theo quy định của Luật du lịch;
c) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định công
nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục
vụ khách du lịch.
Điều 2. Người nộp phí
Tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh dịch vụ du lịch khác tại Việt Nam
khi nộp hồ sơ đăng ký công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, công nhận cơ sở kinh doanh
dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch phải nộp phí thẩm định theo quy
định tại Thông tư này.
Điều 3. Tổ chức thu phí
Tổ chức thu phí quy định tại Thông tư này là Tổng cục Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch; Sở Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Điều 4. Mức thu phí
Mức thu phí được quy định như sau:

Mức thu
STT Tên phí
(đồng/hồ sơ)

Thẩm định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch (bao gồm thẩm
1
định, công nhận mới và thẩm định, công nhận lại)

a Hạng 1 sao, 2 sao 1.500.000

b Hạng 3 sao 2.000.000

c Hạng 4 sao, 5 sao 3.500.000

Thẩm định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt
2 tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch (bao gồm thẩm định, công nhận 1.000.000
mới và thẩm định, công nhận lại)
Điều 5. Kê khai, nộp và quản lý phí
1. Chậm nhất là ngày 5 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng
trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
2. Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp phí thu được theo tháng và quyết toán theo năm
theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19 và khoản 2 Điều 26 của Thông tư số 156/2013/TT-
BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và
Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.
3. Tổ chức thu phí thực hiện nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước
theo chương, mục, tiểu mục tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí
trang trải cho việc thẩm định và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ
chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định.
4. Đối với năm 2018, trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước thuộc diện khoán chi
phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-
CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật phí và lệ phí, đã được cấp có thẩm quyền giao dự toán thu, chi ngân sách
nhà nước năm 2018, trong đó bao gồm các khoản phí thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông
tư này thì trích để lại 90% tổng số tiền phí thẩm định thu được để chi cho hoạt động thẩm
định, thu phí và nộp 10% vào ngân sách nhà nước. Tiền phí được để lại được quản lý và
sử dụng theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí.
Điều 6. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 5 năm 2018 và thay thế Thông tư
số 178/2016/TT-BTC ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định
mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định, phân hạng cơ sở lưu trú du
lịch và phí thẩm định, phân hạng cơ sở kinh doanh dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du
lịch.
2. Các nội dung khác liên quan đến thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế
độ thu phí không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Luật phí và lệ
phí; Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí; Thông tư số 156/2013/TT-
BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và
Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ; Thông tư
số 303/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn
việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân
sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp
thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.

Nơi nhận: KT. BỘ TRƯỞNG


- Văn phòng Trung ương và các Ban của THỨ TRƯỞNG
Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Vũ Thị Mai
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Kiểm toán nhà nước;
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Uỷ ban nhân dân, Cục Thuế, Sở Tài
chính, Kho bạc
nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ CST (CST 5).
 Tiêu chuẩn TCVN 7800:2017 về Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 7800:2017
NHÀ Ở CÓ PHÒNG CHO KHÁCH DU LỊCH THUÊ
Homestay
Lời nói đầu
TCVN 7800:2017 thay thế TCVN 7800:2009.
TCVN 7800:2017 do Tổng cục Du lịch biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị,
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công
bố.

NHÀ Ở CÓ PHÒNG CHO KHÁCH DU LỊCH THUÊ


Homestay
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với nhà ở có phòng cho khách du lịch (sau đây
gọi tắt là khách) thuê.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại cơ sở lưu trú du lịch khác.
2 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
2.1
Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay)
Nhà ở có khu vực được bố trí trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, khách
cùng sinh hoạt với gia đình chủ nhà.
2.2
Chủ nhà (host)
Người có quyền sử dụng hợp pháp đối với nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.
2.3
Tính nguyên bản (authenticity)
Tính xác thực, nguyên gốc, không giả mạo của sản phẩm/dịch vụ hoặc thực tế trải nghiệm
cung cấp cho khách du lịch, đặc biệt những nội dung liên quan đến văn hóa và thiên nhiên
của địa phương.
2.4
Quy tắc ứng xử (code of conduct)
Tập hợp các quy định về thái độ, hành vi và trách nhiệm của khách, chủ nhà, người cung
cấp nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê và các bên liên quan.
3 Yêu cầu
3.1 Vị trí, kiến trúc
3.1.1 Vị trí
- Dễ tiếp cận(*).
- Đảm bảo an ninh, an toàn.
- Có biển hiệu rõ ràng đặt ở nơi dễ thấy hướng dẫn khách tới nhà ở có phòng cho khách du
lịch thuê(*).
3.1.2 Thiết kế, kiến trúc
- Nhà trong tình trạng tốt.
- Thiết kế phản ánh được kiến trúc đặc trưng của địa phương(*).
- Vật liệu xây dựng đặc trưng của địa phương(*).
- Mặt tiền nhà (đường vào, vỉa hè, tiểu cảnh...), sân vườn (nếu có) sạch sẽ, không trơn
trượt(*).
- Thông thoáng.
- Ánh sáng và chiếu sáng đảm bảo thuận lợi trong quá trình sử dụng, vận hành.
- Có tối thiểu một nhà tắm, một nhà vệ sinh cho khách. Phòng vệ sinh và tắm có thể chung
trong một phòng hoặc tách riêng từng khu vực. Trường hợp phòng vệ sinh và tắm chung,
diện tích tối thiểu 3m2.
3.2 Trang thiết bị, tiện nghi
3.2.1 Khu vực lưu trú
- Thiết bị hoạt động đúng tính năng(*).
- Bài trí hợp lý(*).
- Đèn điện, công tắc bố trí thuận tiện(*).
- Ổ cắm điện cho mỗi khách, bố trí thuận tiện(*).
- Quạt điện(*).
- Đèn đủ chiếu sáng(*).
- Giường hoặc đệm/chiếu có kích thước tối thiểu 0,8 m x 1,9 m cho một người; 1,5 m x 1,9
m cho hai người.
- Đệm dày 10 cm, có ga bọc, chất lượng tốt(*).
- Chăn có ga bọc, gối có vỏ bọc(*).
- Tủ hoặc kệ đầu giường đối với nơi kê giường(*).
- Đèn đầu giường đối với nơi kê giường(*).
- Đèn cho mỗi khách tại mỗi giường/đệm(*).
- Có khoảng cách dành cho khách đi lại giữa các giường/đệm/chiếu.
- Màn che phân cách các đệm đối với nơi không có giường(*).
- Lưới chống muỗi hoặc màn ở mỗi giường/đệm/chiếu đối với nơi có côn trùng có thể gây
hại cho khách.
- Chỗ treo hoặc để quần áo cho mỗi khách.
- Bình nước uống.
- Cốc uống nước cho khách.
- Thùng rác có nắp.
CHÚ THÍCH Khuyến khích có các loại thùng để phân loại rác.
- Lò sưởi hoặc điều hòa với nơi có khí hậu lạnh(*).
- Tủ đựng đồ riêng cho khách hoặc tủ chung có nhiều ngăn, mỗi khách sử dụng một ngăn
có chìa khóa riêng (có thể đặt trong hoặc ngoài buồng ngủ).
3.2.2 Khu vực vệ sinh, tắm
Khu vực rửa tay, phòng vệ sinh, phòng tắm có thể chung trong 01 phòng hoặc riêng từng
khu vực.
a) Khu vực rửa tay
- Vật dụng cho mỗi khách gồm:
+ Bàn chải đánh răng(*).
+ Kem đánh răng(*).
- Chậu rửa mặt.
- Gương soi(*).
- Vòi nước.
- Nước nóng(*).
- Xà phòng.
b) Phòng vệ sinh
- Cửa có chốt an toàn bên trong.
- Tường bằng vật liệu không thấm nước(*).
- Sàn không trơn trượt.
- Đảm bảo thông thoáng.
- Hệ thống chiếu sáng.
- Đèn điện(*).
- Bồn cầu hoặc hố xí tự hoại.
- Giấy vệ sinh.
- Thùng rác có nắp.
CHÚ THÍCH Khuyến khích có các loại thùng để phân loại rác.
- Móc treo hoặc chỗ để túi(*).
- Không có mùi hôi.
- Hệ thống ga và xi phông thoát sàn đảm bảo ngăn mùi hôi(*).
c) Phòng tắm
- Trang thiết bị chất lượng khá(*).
- Trang thiết bị hoạt động tốt.
- Cửa có chốt an toàn bên trong.
- Tường bằng vật liệu không thấm nước(*).
- Sàn không trơn trượt.
- Đảm bảo thông thoáng.
- Hệ thống chiếu sáng.
- Đèn điện(*).
- Không có mùi hôi.
- Hệ thống ga và xi phông thoát sàn đảm bảo ngăn mùi hôi(*).
- Vòi nước
- Nước nóng(*).
- Vòi hoa sen(*).
- Móc hoặc giá treo các loại khăn.
- Móc treo quần áo.
- Vật dụng cho một khách gồm:
+ Khăn mặt.
+ Khăn tắm.
+ Dầu gội đầu(*).
- Xà phòng.
3.2.3 Khu vực sinh hoạt chung:
- Tủ thuốc gia đình hoặc túi sơ cứu có các vật dụng sơ cứu cơ bản và thuốc thông dụng
còn hạn sử dụng.
- Bàn, ghế để khách có thể ngồi ăn hoặc ngồi uống nước.
- Ti vi(*).
- Điện thoại(*).
- Niêm yết Quy tắc ứng xử(*).
- Niêm yết giá dịch vụ, thông tin chung.
- Niêm yết thông tin tour du lịch(*).
3.2.4 Khu vực phục vụ nhu cầu ăn uống
CHÚ THÍCH Khu vực phục vụ ăn uống có thể chung với khu vực sinh hoạt chung. Người
phục vụ tại nhà ở có phòng khách du lịch thuê tùy điều kiện có thể phục vụ nhu cầu ăn
uống của khách hoặc bố trí khu vực để khách tự phục vụ nhu cầu ăn uống.
- Bàn ghế hoặc thảm, chiếu.
- Dụng cụ và tủ đựng dụng cụ phục vụ ăn uống đảm bảo chất lượng.
- Mặt bàn soạn chia, sơ chế, chế biến món ăn làm bằng vật liệu không thấm nước(*).
- Trang thiết bị, dụng cụ chế biến món ăn, đồ uống cho khách sử dụng và tự phục vụ(*).
- Khu vực rửa dụng cụ ăn uống.
- Dụng cụ và chất tẩy rửa vệ sinh(*).
- Thùng rác có nắp.
CHÚ THÍCH Khuyến khích có các loại thùng để phân loại rác.
- Ánh sáng hoặc chiếu sáng thuận lợi trong quá trình sử dụng, vận hành.
- Đảm bảo thông thoáng.
- Tủ lạnh bảo quản thực phẩm(*).
3.2.5 Trung tâm/Khu vực cộng đồng
- Có không gian để tổ chức hoạt động cộng đồng như lễ đón tiếp, biểu diễn văn hóa v.v...(*)
- Niêm yết Quy tắc ứng xử(*).
3.3 Dịch vụ và mức độ phục vụ
3.3.1 Dịch vụ
- Niêm yết giá lưu trú.
- Niêm yết giá dịch vụ (nếu có).
- Niêm yết nội quy.
- Cung cấp thông tin cần thiết cho khách.
- Cung cấp hệ thống wifi, internet(*).
- Nước uống chào mừng khách (welcome drink)(*).
3.3.2 Mức độ phục vụ
- Thay ga bọc đệm, bọc chăn, vỏ gối ba ngày một lần hoặc khi có khách mới hoặc khi
khách yêu cầu.
- Dọn vệ sinh hàng ngày khi có khách lưu trú.
- Cung cấp đủ nước đạt chất lượng nước dùng cho sinh hoạt 24/24 h.
- Có nguồn cung cấp điện(*).
- Khách có thể tự nấu ăn hoặc được phục vụ nhu cầu ăn uống(*).
3.4 Người phục vụ tại nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê
- Sức khỏe tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm.
- Trang phục sạch sẽ, gọn gàng.
- Thái độ thân thiện.
- Qua lớp tập huấn về phòng chống cháy nổ.
- Qua lớp tập huấn về quản lý lưu trú du lịch, an ninh, an toàn, bảo vệ môi trường(*).
- Qua lớp tập huấn về sơ cứu cơ bản(*).
- Được tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm nếu cung cấp dịch vụ ăn uống cho khách(*).
- Được tập huấn nghiệp vụ phục vụ khách trừ trường hợp có bằng, chứng chỉ do cơ quan
đào tạo có thẩm quyền cấp(*).
- Có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh hoặc ngoại ngữ khác(*).
CHÚ THÍCH Không yêu cầu chứng chỉ, bằng cấp.
3.5 Bảo vệ môi trường, vệ sinh, an toàn thực phẩm, an ninh, phòng chống cháy nổ
3.5.1 Bảo vệ môi trường, vệ sinh
- Các trang thiết bị và vật dụng như cốc, khăn mặt, khăn tắm... đảm bảo vệ sinh.
- Vệ sinh sạch sẽ tất cả các khu vực: lưu trú, bếp, nhà vệ sinh, khu sinh hoạt chung, không
có mùi hôi, bẩn, bụi, mạng nhện.
- Khu vực xung quanh nhà không có rác(*).
- Không có các khu vực côn trùng có hại (ruồi, muỗi...) có thể sinh sản và nuôi dưỡng như
vũng nước, hộp đựng đồ bỏ đi.
- Nhà vệ sinh các khu vực đảm bảo thoát nước tốt và không có mùi hôi(*).
- Có biện pháp tiết kiệm điện hiệu quả(*).
- Sử dụng ánh sáng tự nhiên các khu vực(*).
3.5.2 An toàn thực phẩm (nếu có phục vụ ăn uống)
- Tuân thủ các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nước uống cho khách đảm bảo vệ sinh.
- Trong trường hợp phục vụ ăn cho khách: thức ăn được che đậy, nguyên liệu tươi.
- Khuyến khích sản phẩm được cung cấp từ địa phương(*).
3.5.3 An ninh, an toàn
- Thực hiện tốt các quy định về an ninh, an toàn, đảm bảo an toàn và an ninh trong các
hoạt động của nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.
- Khách được thông báo ngắn gọn về các yếu tố an toàn trước khi tham gia hoạt động với
cộng đồng địa phương hoặc tại cơ sở.
- Với cơ sở có cung cấp dịch vụ liên quan tới đường thủy (canô, tàu, thuyền, chèo mảng...),
khách được cung cấp trang phục/thiết bị đầy đủ, an toàn và thực hiện đúng quy định của
pháp luật về kinh doanh du lịch đường thủy nội địa.
- Với cơ sở tổ chức cho khách đi bộ, dã ngoại, các tuyến dã ngoại và đi bộ được đánh dấu
và có biển chỉ dẫn rõ ràng theo quy định, hướng dẫn của tổ chức quản lý tại địa phương.
- Cơ sở có bến tàu có trang bị đảm bảo an toàn như hàng rào, mặt sàn chống trượt....
- Khuyến cáo khách về những rủi ro có thể xảy ra(*).
3.5.4 Phòng chống cháy nổ
- Đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về phòng, chống cháy nổ.
3.6 Tính nguyên bản
3.6.1 Cộng đồng địa phương duy trì bản sắc, giá trị và văn hóa mang tính nguyên bản(*).
3.6.2 Tổ chức cho khách tham gia vào các hoạt động của địa phương và cộng đồng(*).
3.6.3 Bảo tồn các nghề thủ công truyền thống và trình diễn các môn nghệ thuật của địa
phương(*).
4 Phương pháp đánh giá
Đánh giá theo phương pháp chuyên gia.
Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê phải đạt được các tiêu chí quy định trong Phụ lục A.
Các tiêu chí có dấu (*) không trình bày trong Phụ lục A là khuyến khích áp dụng nhằm
hướng dẫn chủ nhà hướng tới chất lượng tốt hơn khi phục vụ khách du lịch.
(*)
Tiêu chí khuyến khích áp dụng

Phụ lục A
(Quy định)
Nội dung đánh giá nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê

Tiêu chí Yêu cầu Đạt Không đạt

1 Vị trí, kiến trúc

1.1 Vị trí - Đảm bảo an ninh, an toàn.

1.2 Thiết kế, kiến - Nhà trong tình trạng tốt.


trúc
- Thông thoáng.
- Ánh sáng và chiếu sáng đảm bảo thuận lợi
trong quá trình sử dụng, vận hành.

- Có tối thiểu một nhà tắm, một nhà vệ sinh


cho khách. Phòng vệ sinh và tắm có thể
chung trong một phòng hoặc tách riêng từng
khu vực. Trường hợp phòng vệ sinh và tắm
chung, diện tích tối thiểu 3m2

2 Trang thiết bị, tiện nghi

2.1 Khu vực lưu - Giường hoặc đệm/chiếu có kích thước tối
trú thiểu 0,8 m x 1,9 m cho một người

- Giường hoặc đệm/chiếu có kích thước tối


thiểu 1,5 m x 1,9 m cho 02 người

- Có khoảng cách dành cho khách đi lại giữa


các giường/đệm/chiếu.

- Lưới chống muỗi hoặc màn ở mỗi


giường/đệm/chiếu đối với nơi có côn trùng có
thể gây hại cho khách.

- Chỗ treo hoặc để quần áo cho mỗi khách.

- Bình nước uống.

- Cốc uống nước cho khách.

- Thùng rác có nắp.

- Tủ đựng đồ riêng cho khách hoặc tủ chung


có nhiều ngăn, mỗi khách sử dụng một ngăn
có chìa khóa riêng (có thể đặt trong hoặc
ngoài buồng ngủ).

2.2 Khu vực vệ a) Khu vực rửa tay


sinh, tắm

(Khu vực rửa tay, - Chậu rửa mặt.


phòng vệ
sinh, phòng tắm có - Vòi nước.
thể chung trong 01
phòng hoặc riêng - Xà phòng.
b) Phòng vệ sinh

- Cửa có chốt an toàn bên trong.

- Sàn không trơn trượt.

- Đảm bảo thông thoáng.

- Hệ thống chiếu sáng.

- Bồn cầu hoặc hố xí tự hoại.

- Giấy vệ sinh.

- Thùng rác có nắp.

- Không có mùi hôi.

c) Phòng tắm

- Trang thiết bị hoạt động tốt.

từng khu vực). - Cửa có chốt an toàn bên trong.

- Sàn không trơn trượt.

- Đảm bảo thông thoáng.

- Hệ thống chiếu sáng.

- Không có mùi hôi.

- Vòi nước.

- Móc hoặc giá treo các loại khăn.

- Móc treo quần áo.

- Xà phòng.

- Khăn mặt cho mỗi khách.

- Khăn tắm cho mỗi khách.


2.3 Khu vực sinh - Bàn, ghế để khách có thể ngồi ăn hoặc ngồi
hoạt chung uống nước.

- Tủ thuốc gia đình hoặc túi sơ cứu có các


vật dụng sơ cứu cơ bản và thuốc thông dụng
còn hạn sử dụng.

- Niêm yết giá dịch vụ, thông tin chung.

2.4 Khu vực phục - Bàn ghế hoặc thảm, chiếu.


vụ nhu cầu ăn
uống (có thể phục - Dụng cụ và tủ đựng dụng cụ phục vụ ăn
vụ nhu cầu ăn uống đảm bảo sử dụng tốt.
uống của khách
hoặc bố trí khu - Khu vực rửa dụng cụ ăn uống.
vực để khách tự
phục vụ nhu cầu - Thùng rác có nắp.
ăn uống). Khu vực
phục vụ ăn uống - Ánh sáng hoặc chiếu sáng thuận lợi trong
có thể chung với quá trình sử dụng, vận hành.
khu vực sinh hoạt
chung.
- Đảm bảo thông thoáng.

3 Dịch vụ và mức độ phục vụ

3.1 Dịch vụ - Niêm yết giá lưu trú.

- Niêm yết giá dịch vụ (nếu có).

- Niêm yết nội quy.

- Cung cấp thông tin cần thiết cho khách.

3.2 Mức độ phục - Dọn vệ sinh hàng ngày khi có khách lưu trú.
vụ
- Thay ga bọc đệm, bọc chăn, vỏ gối ba ngày
một lần hoặc khi có khách mới hoặc khi
khách có yêu cầu.

- Cung cấp đủ nước đạt chất lượng nước


dùng cho sinh hoạt 24/24 h.

4 Người phục vụ tại nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê

- Sức khỏe tốt, không mắc các bệnh truyền


nhiễm.
- Trang phục sạch sẽ, gọn gàng.

- Thái độ thân thiện.

- Qua lớp tập huấn về phòng chống cháy nổ.

5 Bảo vệ môi trường, vệ sinh, an toàn thực phẩm, an ninh,


phòng chống cháy nổ

5.1 Bảo vệ môi - Các trang thiết bị và vật dụng như cốc, khăn -
trường, vệ sinh mặt, khăn tắm... đảm bảo vệ sinh.

- Vệ sinh sạch sẽ tất cả các khu vực: lưu trú,


bếp, nhà vệ sinh, khu sinh hoạt chung, không
có mùi hôi, bẩn, bụi, mạng nhện.

- Không có các khu vực côn trùng có hại


(ruồi, muỗi...) có thể sinh sản và nuôi dưỡng
như vũng nước, hộp đựng đồ bỏ đi.

- Tuân thủ các yêu cầu về vệ sinh an toàn


thực phẩm.
5.2 An toàn thực
phẩm (nếu có phục - Nước uống cho khách đảm bảo vệ sinh.
vụ ăn uống)
- Trong trường hợp phục vụ ăn cho khách;
thức ăn được che đậy, nguyên liệu tươi.

5.3 An ninh, an - Thực hiện tốt các quy định về an ninh, an


toàn: toàn, đảm bảo an toàn và an ninh trong các
hoạt động của nhà ở có phòng cho khách du
lịch thuê.

- Khách được thông báo ngắn gọn về các


yếu tố an toàn trước khi tham gia hoạt động
với cộng đồng địa phương hoặc tại cơ sở.

- Với cơ sở có cung cấp dịch vụ liên quan tới


đường thủy (canô, tàu, thuyền, chèo
mảng...), khách được cung cấp trang
phục/thiết bị đầy đủ, an toàn và thực hiện
đúng quy định của pháp luật về kinh doanh
du lịch đường thủy nội địa.

- Với cơ sở tổ chức cho khách đi bộ, dã


ngoại, các tuyến dã ngoại và đi bộ được
đánh dấu và có biển chỉ dẫn rõ ràng theo quy
định, hướng dẫn của tổ chức quản lý tại địa
phương.

- Cơ sở có bến tàu có trang bị đảm bảo an


toàn như hàng rào, mặt sàn chống trượt…

5.4 Phòng chống Đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về phòng,
cháy nổ: chống cháy nổ

CHÚ THÍCH Đánh dấu vào ô đạt hoặc không đạt khi đánh giá.
 Quyết định số 4216/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành quy tắc
ứng xử bảo vệ môi trường trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VÀ DU LỊCH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------- --------------------

Số: 4216/QĐ-BVHTTDL Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY TẮC ỨNG XỬ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA,
THỂ THAO VÀ DU LỊCH
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm
2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát
huy giá trị di tích;
Căn cứ Quyết định số 1341/QĐ-BVHTTDL ngày 14 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt nhiệm vụ môi trường “Xây dựng quy tắc
ứng xử về bảo vệ môi trường trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch”;
Căn cứ Công văn 6520/BTNMT-TCMT ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc góp ý dự thảo Bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ môi trường trong hoạt động
văn hóa, thể thao và du lịch;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này: Quy tắc ứng xử về bảo vệ môi trường trong
hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch (sau đây viết tắt là Quy tắc).
Điều 2. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phổ biến, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị
có liên quan thực hiện Quy tắc; tổng hợp, đề xuất, đánh giá tình hình thực hiện, báo cáo Bộ
Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Vụ
trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan, Giám đốc Sở
Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và
Thể thao; Sở Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.

BỘ TRƯỞNG
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ TNMT;
- Các Thứ trưởng;
Nguyễn Ngọc Thiện
- Lưu: VT, KHCNMT, TX.150.

QUY TẮC ỨNG XỬ


BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
(Kèm theo Quyết định số: 4216/QĐ-BVHTTDL ngày 25 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
Điều 1. Mục đích
1. Nâng cao nhận thức, định hướng hành vi ứng xử bảo vệ môi trường của các đối tượng
có liên quan trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.
2. Tăng cường công tác truyền thông, góp phần xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp tại
địa điểm tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.
Điều 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi
Quy tắc này được khuyến khích áp dụng tại công trình, địa điểm là nơi diễn ra hoạt động
văn hóa, thể thao và du lịch (sau đây gọi là địa điểm)
2. Đối tượng áp dụng
a) Tổ chức, cá nhân được giao quản lý, bảo vệ địa điểm.
b) Tổ chức, cá nhân tham gia biểu diễn, thi đấu và kinh doanh dịch vụ tại địa điểm.
c) Khách du lịch, khánh tham quan, khán giả tại địa điểm.
d) Cộng đồng dân cư tại địa điểm.
Điều 3. Quy tắc ứng xử chung tại địa điểm
1. Nâng cao trách nhiệm trong việc triển khai, thực hiện các quy định của pháp luật về bảo
vệ môi trường; chủ động nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; xây dựng thái độ và
hành vi sống thân thiện với môi trường.
2. Tích cực tham gia hoạt động, phong trào, mô hình, sự kiện bảo vệ môi trường và ứng
phó với biến đổi khí hậu; chủ động, tự giác thực hiện quyền và trách nhiệm trong việc bảo
vệ môi trường và vận động người khác cùng thực hiện.
3. Phê phán, ngăn chặn và kịp thời thông báo tới cơ quan chức năng khi phát hiện hành vi
xâm hại tới môi trường tại địa điểm.
4. Không hủy hoại môi trường vì lợi ích kinh tế.
Điều 4. Quy tắc ứng xử bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân quản lý địa điểm
1. Thực hiện Quy tắc ứng xử chung được nêu tại Điều 3 của Quy tắc này.
2. Tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân thực hiện quy định pháp luật bảo vệ môi
trường khi tham gia hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch tại địa điểm.
3. Ban hành, niêm yết công khai và tổ chức thực hiện quy định, quy chế về giữ gìn vệ sinh,
bảo vệ môi trường nơi công cộng thuộc phạm vi quản lý.
4. Bố trí đầy đủ, hợp lý nhà vệ sinh đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong từng thời
điểm cụ thể.
5. Giảm thiểu chất thải phát sinh; lắp đặt, bố trí trang thiết bị, phương tiện bảo đảm thu
gom, phân loại rác tại nguồn, bỏ chất thải đúng nơi quy định, quản lý, xử lý chất thải đáp
ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
6. Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng, chống tác hại thuốc lá, lắp đặt biển cấm
hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá.
7. Bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường và nhân lực kiểm tra việc thực hiện quy định bảo
vệ môi trường.
8. Xây dựng, vận hành, bảo dưỡng hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật về nước thải sinh hoạt; khuyến khích ứng dụng công nghệ tiên tiến,
thân thiện với môi trường tại địa điểm.
9. Thực hành tiết kiệm điện, nước, nhiên liệu, chất đốt, chất tẩy rửa; tăng cường sử dụng
các vật liệu thân thiện với môi trường và năng lượng tái tạo (mặt trời, gió…) tại những khu
vực có tiềm năng, lợi thế.
10. Sử dụng phương tiện thân thiện với môi trường phục vụ lưu thông nội bộ.
11. Thiết thực hưởng ứng chính sách, giải pháp hạn chế, tiến tới chấm dứt sử dụng sản
phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy tại địa điểm.
12. Thu thập, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân về bảo vệ môi trường để
báo cáo, phản ánh, kiến nghị tới cơ quan có thẩm quyền.
13. Phối hợp chặt chẽ với đoàn kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường; cung cấp đầy đủ,
chính xác, kịp thời thông tin về môi trường của địa điểm; xử lý vi phạm hoặc kiến nghị xử lý
hành vi xâm hại môi trường theo quy định của pháp luật.
14. Bố trí kinh phí hoặc xây dựng kế hoạch kinh phí bảo vệ môi trường và phương án ứng
phó sự cố môi trường trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
15. Biểu dương, khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích bảo vệ môi trường tại địa
điểm.
Điều 5. Quy tắc ứng xử bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân tham gia biểu diễn,
thi đấu và kinh doanh dịch vụ tại địa điểm
1. Thực hiện Quy tắc ứng xử chung được nêu tại Điều 3 của Quy tắc này.
2. Chấp hành quy định về bảo vệ môi trường.
3. Không kinh doanh động vật hoang dã và tiêu thụ sản phẩm từ động vật hoang dã thuộc
danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ và vật phẩm được khai thác từ hệ
sinh thái và cấu tạo địa chất của địa điểm (nhũ đá, san hô…); không đem vào địa điểm
động thực vật ngoại lai gây nguy hại đến môi trường, con người.
4. Hạn chế phát sinh chất thải, đặc biệt là sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó
phân hủy, tiến tới không sử dụng các sản phẩm này.
5. Gương mẫu, nêu cao trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia kiến tạo, giữ gìn cảnh quan xanh
– sạch – đẹp tại địa điểm.
Điều 6. Quy tắc ứng xử bảo vệ môi trường của khách du lịch, khách tham quan, khán
giả và cộng đồng dân cư tại địa điểm
1. Thực hiện quy tắc ứng xử chung được nêu tại Điều 3 của Quy tắc này.
2. Tuân thủ nội quy, hướng dẫn về bảo vệ môi trường.
3. Không hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá.
4. Đi vệ sinh đúng cho, sử dụng nhà vệ sinh đúng quy định; giữ gìn và nhắc nhở người
khác giữ gìn vệ sinh chung.
5. Không xâm hại cảnh quan môi trường, hệ động - thực vật tại địa điểm; không viết, vẽ,
khắc lên hang động, cây xanh và các yếu tố khác cấu thành địa điểm.
6. Không mang vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc hại và ô nhiễm đến địa điểm.
7. Không mua bán, tiêu thụ, sử dụng động, thực vật hoang dã hoặc sản phẩm có nguồn
gốc từ động, thực vật hoang dã.
8. Hạn chế mang theo hoặc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân
hủy; tích cực sử dụng sản phẩm, công nghệ thân thiện với môi trường.
9. Hưởng ứng chính sách tiết kiệm điện, nước, hạn chế sử dụng chất tẩy rửa.
10. Tham gia, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường do tổ chức, cá nhân quản lý địa điểm
phát động.
Điều 7. Tổ chức thực hiện
1. Tổ chức, cá nhân chủ động, tự giác, tự nguyện thực hiện Quy tắc này khi tham gia hoạt
động văn hóa, thể thao và du lịch.
2. Giám đốc Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách
nhiệm nghiên cứu và triển khai Quy tắc này tại địa phương phù hợp với chức năng nhiệm
vụ và thẩm quyền.
3. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong phạm vi chức
năng, nhiệm vụ có trách nhiệm quán triệt, tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện Quy
tắc này tại cơ quan, đơn vị và trong phạm vi quản lý.
4. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì triển khai, hướng dẫn, tổ chức thực hiện
Quy tắc này.
5. Thủ trưởng cơ quan báo chí, Trung tâm thông tin thuộc Bộ đưa tin bài, tuyên truyền, phổ
biến Quy tắc này trên các báo, tạp chí, trang tin điện tử được giao phụ trách.

You might also like