You are on page 1of 8

CÂU HỎI ÔN TẬP LHS VN1

1. Phân biệt các loại tội phạm và nêu cách xác định loại tội phạm trong trường hợp phạm tội giết người,
phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác, phạm tội cướp tài sản và
phạm tội trộm cắp tài sản. Cho vi dụ.
- Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi PT, TP đc chia làm 4 loại: (Đ9):
Loại TP Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã Căn cứ vào mức cao nhất của khung
hội hình phạt
Tội ít nghiêm Gây nguy hại không lớn cho xã hội Mức cao nhất của khung hình phạt quy
trọng định đối với tội phạm đó là phạt tiền,
phạt cải tạo ko giam giữ hoặc phạt
tù đến 3 năm
Tội nghiệm trọng Gây nguy hại lớn cho xã hội Mức cao nhất của KHP quy định đối
với TP là từ trên 3 năm đến 7 năm tù
Tội rất nghiêm Gây nguy hại rất lớn cho xã hội Mức cao nhất của khung hình phạt quy
trọng định đối với tội phạm là từ trên 7 năm
tù đến 15 năm tù
Tội đặc biệt Gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội Mắc phạt cao nhất của KHP quy định
nghiêm trọng đối với tội phạm đó là từ trên 15 năm
đến 20 năm tù , tù chung thân hoặc
tử hình
Tội giết người ( Đ123)
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Đ134)
Tội cướp tài sản ( Đ168)
Tội trộm cắp tài sản ( Đ173)
2. So sánh lỗi cố ý trực tiếp với lỗi cố ý gián tiếp. Cho ví dụ. ( câu 20 hs 1)
Lỗi cố ý trực tiếp ( K1 Đ10) Lỗi cố ý gián tiếp ( K2 Đ10)
Lý trí Nhận thức được tính nguy hiểm của Nhận thức được tính nguy hiểm của hành vi
hành vi mà mình thực hiện , thấy trước mà mình thực hiện, người phạm tội chỉ
hậu quả nguy hiểm của hành vi đó. thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội có
Người phạm tội có thể dự kiến hành vi thể xảy ra ( không phải là tất nhiên)
có thể hoặc tất nhiên sẽ gây ra hậu quả
Ý chí Người phạm tội mong muốn hậu quả Người phạm tội không mong muốn nhưng
phát sinh có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Người
phạm tội chấp nhận hậu quả do đang theo
đuổi mục đích khác.
Ví dụ C và D xảy ra mâu thuẫn , C dùng dao B giăng lưới điện để chống trộm đột nhập
đâm D với ý muốn giết D. Rõ ràng C ý nhưng ko có cảnh báo an toàn dẫn đến chết
thức đc việc mình làm là nguy hiểm và người. Dù B ko mong muốn hậu quả chết
mong muốn hậu quả chết người xảy ra người xảy ra nhưng có ý thức bỏ mặc hậu
quả xảy ra nên đây là lỗi cố ý gián tiếp

(Ví dụ: vì mong muốn giết người nên chém chết nạn nhân) hoặc hậu quả xảy ra tuy không phải là mục đích hành
động nhưng là phương tiện cần thiết để người phạm tội đạt được mục đích khác (Ví dụ: Vì muốn lấy tài sản sản nên
người phạm tội đã giết nạn nhân).
3. So sánh giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành. Cho
ví dụ.
Phạm tội chưa đạt chưa hoàn Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành
thành
Giống nhau -Người phạm tội cố ý thực hiện tội phạm, nhưng đều không có hậu quả xảy ra
như ý chí của người phạm tội;
-Hậu quả không diễn ra do các yếu tố khách quan, ngoài ý muốn tác động;

Khác nhau Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành là - Phạm tội chưa đạt hoàn thành là
trường hợp phạm tội chưa đạt, trong trường hợp phạm tội chưa đạt, trong
đó người phạm tội chưa thể thực hiện đó người phạm tội cho rằng đã thực
được hết những hành vi mà người đó hiện được hết hành vi mà người đó
cho là cần thiết để hoàn thành tội cho là cần thiết để hoàn thành tội
phạm do những nguyên nhân khách phạm nhưng tội phạm chưa hoàn
quan ngoài ý muốn của người đó. thành được là do những nguyên nhân
khách quan ngoài ý muốn của người
đó.
- Chưa đạt về hậu quả - Đã hoàn thành về hành vi
- Chưa hoàn thành về hành vi - Chưa đạt về hậu quả
Ví dụ Vd: muốn giết người, người phạm tội để thực hiện ý định giết người, người
mới chém gây thương tích nạn nhân, phạm tội đã chém nhiều nhát vào
định chém tiếp thì bị bắt giữ. Trong người nạn nhân. Cho rằng nạn nhân
trường hợp này, người phạm tội biết chết nên người phạm tội bỏ đi nhưng
rõ hàh vi của mình chưa đủ để gây ra thực tế nạn nhân không chết do được
cái chết của nạn nhân. phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời.
VD: A đã dùng vũ lực, xô ngã và Vd: A muốn giết B nên đã lấy thuốc
khống chế nạn nhân để chuẩn bị thực ngủ , thuốc an thần rồi hòa với rượu
hiện hành vi quan hệ tình dục , nhưng để đầu độc nhằm cho B chết. Tuy
do B la hét lớn, nên có người khác nhiên , mặc dù đã để B uống thành
nghe được đã đến cứu B kịp thời. vì công nhưng do sau khi uống đc ng
vậy A chưa kịp thực hiện hành vi thân phát hiện kịp thời đưa đi cấp
quan hệ tình dục thì đã bị ng khác bắt cứu nên B đã được cứu sống
giữ và B đc cứu thoát

4. So sánh phạm tội chưa đạt với tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Cho ví dụ.
 Giống : - Phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đều là trường hợp tội phạm không
được thực hiện đến cùng.
 Khác:
Phạm tội chưa đạt ( Đ15) Tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội
-Khái niệm : là cố ý thực hiện tội phạm -Khái niệm:là tự ý nửa chừng chấm
nhưng không thực hiện được đến cùng và dứt việc phạm tội là tự mình không
những nguyên nhân ngoài ý muốn của thực hiện tội phạm đến cùng,tuy
người phạm tội không có gì ngăn cản
- Người phạm tội bắt đầu thực hiện tội - Các dấu hiệu:
phạm + Việc chấm dút ko thực hiện tiếp tội
- Người phạm tội không thực hiên đến cùng phạm phải ở giai đoạn cb phạm tội
+ Mới thực hiện được hành vi liền trước hoặc chưa đạt chưa hoàn thành
hành vi khách quan + Việc chấm dứt phải tự nguyện và
+ chưa gây ra hậu quả chấm dứt ( từ bỏ hẳn chứ không phải
+ chưa thực hiện hết hành vi khách quan tạm dừng một thời gian)
+ Người phạm tội không thực hiên đến
cùng vì nguyên nhân ngoài ý muốn
Nguyên
nhân chấm Đối với hành vi phạm tội chưa đạt, việc Hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt
dứt thực người phạm tội không tiếp tục thực hiện tội việc phạm tội xuất phát từ ý chí chủ
hiện tội phạm nữa là do nguyên nhân khách quan, quan của bản thân người thực hiện.
phạm ngoài ý muốn (chứ không phải do chủ Trong đó:
quan như tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội) khiến cho hành vi phạm tội - Việc chấm dứt ý định hoặc hành vi
không thể thực hiện được đến cùng. phạm tội phải “tự nguyện” và “dứt
khoát”, tức người đó phải hoàn toàn
- Phạm tội chưa đạt được chia làm 02 dạng: từ bỏ ý định phạm tội hoặc hành vi
phạm tội mà họ đã bắt đầu, chứ
+ Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành: không phải tạm thời dừng lại chốc lát
Người phạm tội vì những nguyên nhân để chờ cơ hội, điều kiện thuận lợi
khách quan mà chưa thực hiện hết các hành
vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội khác hay chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy
phạm, do đó, hậu quả của tội phạm đã đủ hơn công cụ, phương tiện phạm
không xảy ra. tội sẽ tiếp tục phạm tội;
+ Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành: Người - Việc chấm dứt thực hiện tội phạm
phạm tội đã thực hiện được hết những hành phải và chỉ xảy ra trong trường hợp
vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả, nhưng tội phạm được thực hiện ở giai
hậu quả đã không xảy ra do nguyên nhân đoạn chuẩn bị phạm tội và giai đoạn
ngoài ý muốn. phạm tội chưa đạt;
- Điều kiện khách quan không có gì
ngăn cản việc thực hiện tội phạm,
nếu người phạm tội muốn thực hiện
tội phạm, họ hoàn toàn có thể tiến
hành được.
Do họ tự đưa ra quyết định không
tiếp tục thực hiện tội phạm nên ở góc
độ nào đó, hành vi này được xem là
đã mất tính nguy hiểm cho xã hội.

Hậu quả
pháp lý Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc
nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. phạm tội được miễn trách nhiệm
hình sự về tội định phạm.
(Điều 15 Bộ luật Hình sự)
Nếu hành vi thực tế đã thực hiện có
đủ yếu tố cấu thành của một tội khác,
thì người đó phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội này.
(Điều 16 Bộ luật Hình sự)

Ví dụ minh
họa -A đã lên kế hoạch giết B là hàng xóm bằng -A đã lên kế hoạch giết B là hàng
cách hạ thuốc độc.Trong lúc chuẩn bị thuốc xóm bằng cách hạ thuốc độc.Trong
độc, B phát hiện và nghi ngờ nên đã báo lúc chuẩn bị thuốc độc, do nghĩ đến
công an. con nhỏ, lo sợ hành vi của mình nếu
phát hiện có thể phải đi tù nên A
-A đã lên kế hoạch giết mọi người gia đình không hạ độc nữa.
B bằng cách đặt bom hẹn giờ ở tất cả các
của ra vào nhà B, nhưng trong quá trình -A cầm dao đến nhà B nhằm giết B,
thực hiện tội phạm đang gài bom thì bị phát điều kiện khách quan không có gì
hiện bắt giữ. Như vậy, hành phạm tội của A cản trở nhưng A lại nghĩ đến quá
chịu tác động khách quan do bị phát hiện, khứ, lúc 2 người là bạn bè, sống
trường hợp không bị tác động, ý chí của A nghĩa tình với nhau nên day dứt trong
đã hướng tới mục đích đó, hành vi giết lòng, A quyết định vứt dao và quay
người bằng mìn của A vẫn sẽ tiếp tục. -> A về nhà, không giết B nữa. Như vậy,
phải chịu TNHS về tội giết người. hành vi vứt dao, quay về nhà của A
đã chấm dứt ý định giết B một cách
dứt khoát, hoàn toàn xuất phát từ ý
chí chủ quan của A không hề có tác
động khách quan như đe dọa, rượt
đuổi. Do đó, A được xem là tự ý nửa
chừng chấm dứt viêc phạm tội và
không phải chịu TNHS.
Đặc điểm
+ Do nguyên nhân khách quan tác động + Xuất phát từ ý muốn chủ quan của
(chứ không phải do chủ quan như tự ý nửa bản thân họ quyết định không tiếp
chừng chấm dứt việc phạm tội) khiến cho tục thực hiện tội phạm nữa nên ở góc
hành vi phạm tội không thể thực hiện được độ nào đó, hành vi này được xem là
đến cùng. đã mất tính nguy hiểm cho xã hội.
+ Hành vi phạm tội có thể tiếp tục diễn ra + Hành vi chấm dứt việc phạm tội là
nếu như không có tác động khách quan. dứt khoát. quyết liệt, chấm dứt hoàn
toàn ý định phạm tội
Hậu quả
pháp lý Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc
nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt phạm tội được miễn trách nhiệm hình
sự về tội định phạm trong trường hợp
hành vi của họ không cấu thành tội
phạm khác; còn nếu hành vi của họ
đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm khác
thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội phạm đó.

5. So sánh phòng vệ chính đáng với tình thế cấp thiết, cho ví dụ.
Giống nhau: - Đều là hành vi nhằm loại trừ một yếu tố nguy hiểm cho xã hội. - Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp
thiết hoặc phòng vệ chính đáng không phải là hành vi phạm tội. - Nếu vượt quá giới hạn thì đều phải chịu trách nhiệm
hình sự
Tiêu chí Tình thế cấp thiết (Đ23) Phòng vệ chính đáng (Đ22)
Nguồn gây ra Đa dạng, có thể từ thiên tai, sự cố kỹ Là hành của con người
nguy hiểm thuật,… và cũng có thể do hành vi của
con người
Phương pháp Gây một thiệt hại khác Chống trả lại 1 cách cần thiết
thực hiện hành
vi loại trừ nguồn
nguy hiểm
Mức độ thiệt hại Nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa Thiệt hại gây ra ko nhất thiết là phải nhỏ
của hành vi hơn thiệt hại cần ngăn ngừa
Phạm vi để thực Thiệt hại gây ra phải là thiệt hại nhỏ Chỉ đc gây thiệt hại cho ng có hành vi
hiện hành vi hơn và ko đc thực hiện hành vi gây tổn xâm hại lợi ích hợp pháp chứ ko gây
hại đến sức khỏe, tình mạng của người thiệt hại cho ng khác
khác
Ưu tiên lựa chọn Phải là lựa chọn cuối cùng, ko còn Ko nhất thiết phải là lựa chọn cuối cùng
khi thực hiện cách nào khác để ngăn ngừa thiệt hại của ng phòng vệ chính đáng
hành vi thì mới đc phép gây ra 1 thiệt hại khác
để ngăn ngừa thiệt hại cho xã hội bởi
thiên tai, súc vật,…
Ví dụ Vì muốn ngăn chặn đám cháy đang lây A đi làm về thấy hai tên thanh niên đang
lan trong dãy dân cư liền nhau P bắt hãm hiếp con gái mình, tiện có chiếc
buộc phải đập nhà anh N để ngăn đám cuốc trên tay, A đã dùng cuốc bổ vào
cháy lại. Trường hợp này có thể thấy P đầu một tên làm cho tên này bị trọng
đã không còn sự lựa chọn nào khác và thương. Hành vi của A được coi là hành
thiệt hại xảy ra đối với nhà anh N rõ vi phòng vệ trong trường hợp bảo vệ lợi
ràng nhỏ hơn thiệt hại của cháy nhà ích chính đáng của người khác (con gái)
của cả khu dân cư do đó hành vi của P đang bị xâm phạm
thỏa dấu hiệu của tình thế cấp thiết và
sẽ được loại trừ trách nhiệm hình sự
trong trường hợp này.

6. Phân tích các loại người trong đông phạm. Cho ví dụ


- Điều 17 , 4 loại: người thực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức.
1. Người thực hành: Đoạn 2 Khoản 3 Điều 17: “Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm”. Có 2 dạng:
- Dạng thứ nhất: Đó là những người tự mình trực tiếp thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được mô tả trong CTTP cụ
thể.( như trực tiếp thực hiện hành vi đâm , bắn )
- Dạng thứ hai: Đó là những người không trực tiếp thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP cụ thể (mà họ chỉ có hành
vi lợi dụng hoặc sử dụng người khác thực hiện hành vi). Nhưng người bị tác động là người trực tiếp thực hiện hành vi
khách quan không phải chịu TNHS . Chúng thuộc các trường hợp phổ biến sau:
+ Do ng thực hiện hành vi ko có năng lực TNHS ( ví dụ : thuê em bé 13t đưa thuốc phiện qua biên giới)
+ Họ không có lỗi hoặc chỉ có lỗi vô ý ( Vd: gửi qua trong đó có ma tuy mà ng vận chuyển ko biết đó là ma túy)
+ Họ bị cưỡng chế về mặt tinh thần, bắt phải thực hiện hành vi phạm tội
-> 3 trường hợp trên không bị coi là người thực hành mà là công cụ phạm tội của người thực hành
2. Người tổ chức: Là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm (Đoạn 3 Khoản 3Điều 17).
- Người chủ mưu: Là người chủ động về mặt tinh thần gây việc thực hiện tội phạm.
+ Chủ mưu có thể trực tiếp điều khiển hoạt động của nhóm hoặc không trực tiếp
- Người cầm đầu: Là người đứng ra thành lập các băng, ổ, nhóm phạm tội hoặc tham gia soạn thảo kế hoạch, phân công
giao trách nhiệm cho đồng bọn
- Người chỉ huy: Là người giữ vai trò trực tiếp điều khiển việc thực hiện tội phạm cụ thể của đồng bọn.
3. Người xúi giục: “Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm” (Đoạn 4 Khoản
3Điều 17). Có 2 đặc điểm sau:
+ Tác động đến tư tưởng người khác bằng thủ đoạn kích động , dụ dỗ, thúc đẩy khiến người này hình thành ý định phạm
tội
+ Hành vi xúi giục nhằm vào một, một số người cụ thể và phải nhằm gây ra việc thực hiện một tội phạm nhất định
4 Người giúp sức: “ Người giúp sức là người tạo ra những điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội phạm”
(Đoạn 5 Khoản 3 Điều 17 ). Có 2 dạng:
+ Giúp sức về vật chất: là dạng cung cấp công cụ, phương tiện cho người khác sử dụng để thực hiện tội phạm
+ Giúp sức về mặt tinh thần:như chỉ dẫn , góp ý kiến, cung cấp tình hình hoặc hứa hẹn trước sẽ che giấu tội phạm hoặc
hứa hẹn trước sẽ tiêu thụ tang vật .
Ví dụ: Trong 1 kế hoach bắt cóc, A bàn bạc và phân công nhiệm vụ cho B do la tin tức, theo dõi thói quen sinh hoạt của
nạn nhân, C đứng ngoài canh cửa và báo động khi có nguy hiểm, D phá khóa và bịt miệng nạn nhân bằng vải khăn tẩm
thuốc mê, E đánh lạc hướng người đi đường, A và F cùng vào bắt cóc nạn nhân, K có nhiệm vụ lấy ô tô chở nạn nhân và
tất cả cùng tẩu thoát.
7. Phân tích về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Cho ví dụ. ( Đ27, K3,Đ28)
Khái niệm:Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó thì
người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. (Điều 27 BLHS)
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ thời điểm hành vi phạm
tội được thực hiện
- Đối với tội kéo dài thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính kể từ
khi hành vi phạm tội chấm dứt
- Đối với tội liên tục, thời điểm này được tính kể từ khi người phạm tội thực
hiện hành vi cuối cùng
b) Điều kiện để người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
- Người phạm tội sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu tính từ ngày tội phạm được thực hiện, đã qua những thời
hạn sau:
+ 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
+ 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
+ 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
+ 20 năm năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Trong thời hạn để tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, người phạm tội không phạm tội mới mà BLHS quy định
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 01 năm tù. Nếu trong thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự, người
phạm tội mới mà BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là 01 năm tù, thì thời hiệu truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với tội cũ được tính kế từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới
- Trong thời hạn để tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự , người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định
truy nã thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ
- Thời hiệu có thể bị kéo dài thêm nếu trong các thời hạn quy định tại Khoản 2 điều 27 BLHSĐiều 28 BLHS quy định
việc không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tại Khoản 2 Điều 27 (Các tội xâm phạm an ninh quốc gia) đối
với các tội phạm quy định tại Chương XIII, các tội phạm quy định tại Chương XXVI (Các tội phá hoại hoà bình, chống
loài người và tội phạm chiến tranh), Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353
BLHS; tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 BLHS.
8. So sánh hình phạt cải tạo không giam giữ với chế định án treo.
Giống nhau : – Cả 2 hình phạt này đều không để người bị kết án phải ngồi tù mà sẽ được tự do hoạt động ở ngoài xã hội.
Người được áp dụng hai biện pháp này sẽ phải có nơi cư trú rõ ràng, nơi làm việc ổn định.
– Phải chịu giám sát trong thời gian cải tạo hoặc hưởng án treo
– Phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan giám sát
– Phải khai báo tạm vắng nếu đi khỏi nơi cư trú
– Nộp bản tự nhận xét 03 tháng một lần cho người trực tiếp giám sát, giáo dục
Tiêu chí Án treo Cải tạo không giam giữ
Cơ sở pháp lý – Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 – Điều 36 Bộ luật Hình sự 2015
– Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP của – Nghị định 60/2000/NĐ-CP của
Hội đồng thẩm phán TAND tối cao Chính phủ
– Luật Thi hành án hình sự 2010 – Thông tư liên tịch 09/2012/TTLT-
BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC
– Luật Thi hành án hình sự 2010
Định nghĩa Án treo là biện pháp miễn chấp hành Hình phạt cải tạo không giam giữ là
hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án hình phạt nhằm tạo điều kiện cho
áp dụng đối với người phạm tội bị phạt người bị phạt cải tạo không giam giữ
tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân được lao động, học tập tại cộng đồng
thân của người phạm tội và các tình và chứng tỏ sự hối cải, hoàn lương của
tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt mình.
họ phải chấp hành hình phạt tù.
Bản chất Không phải là hình phạt chính ( biện Là hình phạt chính
pháp miễn chấp hành phạt tù có điều
kiện).
Điều kiện áp dụng - Bị xử phạt tù không quá 3 năm ( kể -Phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội
cả tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng , nghiêm trọng (quan tâm đến loại tội,
đặc biệt nghiêm trọng và không quan không căn cứ vào loại tội)
tâm đến loại tội, quan tâm tòa án xét – Xét thấy không cần thiết phải cách ly
xử bao nhiêu bất kể tội gì , mức phạt người phạm tội khỏi xã hội.
hình phạt cụ thể)
– Có nhân thân tốt
– Có nhiều tình tiết giảm nhẹ – Xét
thấy không cần thiết phải bắt chấp
hành hình phạt tù
Quy định người Không có quy định này,không phải Trong thời gian chấp hành án, người bị
phạm tội bị khấu khấu trừ thu nhập kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ
trừ thu nhập theo các quy định về cải tạo không
giam giữ và bị khấu trừ một phần thu
nhập từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà
nước. Việc khấu trừ thu nhập được
thực hiện hàng tháng. Trong trường
hợp đặc biệt, Tòa án có thể cho miễn
việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi
rõ lý do trong bản án.( K3 Đ36)
Hậu quả khi vi Trong thời gian thử thách, nếu người Không áp dụng , nếu vi phạm kỉ luật
phạm được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa không đc xét giảm
vụ theo quy định của Luật Thi hành án -Nếu vi phạm nghĩa vụ chấp hành án,
hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể đã bị nhắc nhở từ hai lần trở lên nhưng
quyết định buộc người đó phải chấp vẫn còn tiếp tục vi phạm thì sẽ bị kiểm
hành hình phạt tù của bản án đã cho điểm
hưởng án treo. Trường hợp thực hiện
hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc
người đó phải chấp hành hình phạt của
bản án trước và tổng hợp với hình phạt
của bản án mới theo quy định tại Điều
56 của Bộ luật này.( K5 Đ65)
Trách nhiệm giám Chính quyền địa phương nơi người đó Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó
sát, giáo dục cư trú cư trú
Các trường hợp Người phạm tội là người chủ mưu, Vi phạm các điều kiện áp dụng được
không được người cầm đầu, người chỉ huy, có hành nêu trên giống như các quy định về
hưởng vi ngoan cố chống đối, hành vi có tính trường hợp không được áp dụng đối
chất côn đồ, có dùng thủ đoạn xảo với án treo.
quyệt, có tính chất chuyên nghiệp,
người phạm tội lợi dụng chức vụ
quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng.
+ Có hành vi bỏ trốn tại nơi tạm giam,
nơi cư tr và đã bị các cơ quan tiến hành
tố tụng ra quyết định đề nghị truy nã.
+ Phạm tội mới trong thời gian thử
thách án treo; người đang được hưởng
án treo nhưng bị xét xử về một tội
phạm khác được thực hiện trước khi
được hưởng án treo.
+ Người phạm tội bị xét xử trong cùng
một lần về nhiều tội phạm
+ Người phạm tội có hành vi phạm tội
nhiều lần
+ Người phạm tội thuộc trường hợp tái
phạm, tái phạm nguy hiểm

Thời hạn phạt, – Bị phạt tù không quá 03 năm – Thời gian áp dụng từ 06 tháng đến
thử thách – Thời gian thử thách bằng hai lần 03 năm
mức hình phạt tù, trong khoảng từ 01 – Được xét giảm thời hạn hoặc miễn
năm – 05 năm chấp hành hình phạt:
Có thể được rút ngắn thời gian thử –Đã chấp hành được một phần ba thời
thách hạn
– Có nhiều tiến bộ
– Lập công
– Mắc bệnh hiểm nghèo

Nghĩa vụ – Chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ – Làm bản cam kết nêu rõ nội dung
sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. quyết tâm và hướng sửa chữa lỗi lầm
– Phải có công an cấp xã đến làm việc của mình và phải có ý kiến của người
với UBND nơi được giao giám sát, được phân công trực tiếp giám sát,
giáo dục nếu đi khỏi nơi cư trú từ 03 giáo dục
tháng đến 06 tháng – Trường hợp đi khỏi nơi cư trú từ 03
tháng đến 06 tháng, thì phải có nhận
xét của Công an cấp xã nơi người đó
đến lưu trú hoặc tạm trú để trình
UBND cấp xã được giao giám sát, giáo
dục người đó.
– Ghi chép đầy đủ các nội dung quy
định trong sổ theo dõi và nộp cho
người trực tiếp giám sát, giáo dục khi
hết thời hạn cải tạo không giam giữ;
– Khai báo và giao nộp đầy đủ phần
thu nhập bị khấu trừ theo quyết định
của Tòa án cho cơ quan thi hành án
dân sự. Nếu không nộp đúng hạn thì
phải chịu lãi suất theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

9. Phân tích các căn cứ quyết định hình phạt. Cho ví dụ. ( trong vở )
10. Phân biệt tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ định khung hinh
phạt.Cho ví dụ.
Tiêu chí Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách
định khung hinh phạt nhiệm hình sự
Sự thay đổi về mức Làm thay đổi một lượng đáng kế Làm thay đổi một lượng không đáng
độ nguy hiểm cho xã kế
hội của tội phạm
Vị trí pháp lý Được áp dụng trong K2,3,4 phần Được áp dụng tại Đ 51, Đ52 phần
các tội phạm cụ thể những quy định chung của bộ luật hình
sự
Tính chất pháp lý Bắt buộc Không bắt buộc
trong việc xác định
cấu thành tội phạm
Ví dụ -Định khung tăng nặng: K2 Đ168 - Ví dụ: A lái xe nhanh vượt ẩu, gây tai
BLHS quy định cấu thành tội phạm nạn khiến B bị thương tích trên 31%.
tăng nặng” có tổ chức” là tình tiết Trong quá trình B điều trị tại bệnh
định khung tăng nặng viện, A đã đến chăm sóc B, đền bù
- Định khung giảm nhẹ : K2 Đ108 ( thiệt hại,...
Tội phản bội Tổ Quốc):” Phạm tội => Hành vi này của A được xem là
trong trường hợp có nhiều tình tiết tình tiết "người phạm tội tự nguyện sửa
giảm nhẹ “ là tình tiết định khung chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc
giảm nhẹ phục hậu quả"
- Ví dụ: A dụ dỗ B mua đồ cổ A sưu
tầm với mức giá 200.000.000 đồng.
Tuy nhiên khi đi giám định thì B mới
biết đó là đồ cổ.
A đã nhiều lần thực hiện hành vi này
với nhiều người khác nhau (trên 5 lần),
kiếm lợi được rất nhiều
=> Hành vi của A đã thỏa mãn tình tiết
tăng nặng "Phạm tội có tính chất
chuyên nghiệp".

11. Thế nào là hỗn hợp lỗi. Cho ví dụ.


 Trường hợp hỗn hợp lỗi là trường hợp trong CTTP có hai loại lỗi (cố ý và vô ý ) được quy định với những tình tiết
khách quan khác nhau.
 Trường hợp này thường xảy ra ở CTTP tăng nặng của các tội phạm cố ý mà tình tiết tăng nặng là những hậu quả nguy
hiểm nhất định và lỗi đối với những hậu quả đó là vô ý.
Ví dụ: CTTP cơ bản của tội hiếp dâm (điều 141 BLHS) có dấu hiệu cố ý, CTTP tăng nặng có tình tiết tăng nặng là gây
hậu quả chết người và lỗi đối với hậu quả pháp lý này là vô ý.
Ví dụ: đối với tội hiếp dâm, tại điểm c khoản 3 Điều 141 Bộ luậtHình sự năm 2015 có quy định tình tiết "làm nạn nhân
chết" là tình tiết định khung tăng nặng, thì tình tiết này thể hiện sự vô ý của người phạm tội đối với hậu quả "nạn nhân
chết" mà hành vi hiếp dâm (cố ý) đã gây ra. Như vậy, trong một cấu thành tội phạm nhưng dấu hiệu (tình tiết) khách quan
ở cấu thành cơ bản thể hiện lỗi cố ý, còn dấu hiệu (tìnhjtiết) ở cấu thành tăng nặng thể hiện lỗi vô ý của người phạm tội.

You might also like