You are on page 1of 5

Chương 9

Các giai đoạn thực hiện tội phạm


I. Khái niệm
1. Định nghĩa
- Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước trong quá trình cố ý thực hiện tội phạm bao
gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành.
Các bước thực hiện tội phạm Các giai đoạn thực hiện tội phạm

Hình thành ý định phạm tội

Biểu lộ ý định phạm tội

Chuẩn bị phạm tội Chuẩn bị phạm tội

Phạm tội chưa đạt Phạm tội chưa đạt

Tội phạm hoàn thành Tội phạm hoàn thành


Khái quát sơ lược về các giai đoạn thực hiện tội phạm
- Chỉ 3 bước cuối mới là giai đoạn thực hiện tội phạm vì căn cứ theo khái niệm tội phạm.
Tiêu chí quan trọng nhất để xdinh bước nào đó có phải tội phạm hay không là phải thể
hiện dưới dạng hành vi và có tính nguy hiểm đáng kể cho xh. “Hình thành ý định phạm
tội” chưa hình thành dưới dạng hành vi nên chưa thể gây thiệt hại/đe doạ gây thiệt hại
cho xh. “Biểu lộ ý định phạm tội” đã là hành vi, có nguy hiểm nhưng chưa nguy hiểm
đáng kể (tuy nhiên trong một số trường hợp sẽ có tính nguy hiểm đáng kể nên phải chịu
TNHS)
- Các giai đoạn thực hiện tội phạm chỉ được đặt ra đối với các tội phạm được thực hiện với
lỗi cố ý trực tiếp
2. Ý nghĩa của các giai đoạn thực hiện tội phạm
- Ở những giai đoạn khác nhau sẽ giúp xác định hành vi đó có phạm tội hay không
- Ở những giai đoạn khác nhau tính chất của hành vi phạm tội là khác nhau
- Là cơ sở pháp lý cho CQ chức năng phát hiện sớm những hành vi phạm tội, kịp thời ngăn
chặn tội phạm
II. Các giai đoạn thực hiện tội phạm
1. Chuẩn bị phạm tội
a. Khái niệm
- Khoản 1 điều 14
b. Đặc điểm
- Đặc điểm 1: thời điểm sớm nhất của giai đoạn chuẩn bị phạm tội là thời điểm người
phạm tội đã bắt đầu có hành vi tạo ra những điều kiện vật chất hoặc tinh thần nhằm
làm cho việc thực hiện tội phạm được tiến hành thuận lợi và dễ dàng hơn.
 Công cụ, phương tiện phạm tội
o Tìm kiếm: mượn, mua, xin, trộm
o Sửa: tác động tích cực hơn trước khi sử dụng nó để thực hiện tội phạm
 Tạo ra các điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm: tìm đồng bọn,…
 Thành lập tham gia một nhóm tội phạm trừ trường hợp…
 Hình thức thể hiện: hành động (mượn/xin một con dao) hoặc không hành động
phạm tội (A làm bảo vệ, cố ý không khoá cửa để B lẻn vào)
- Đặc điểm 2: thời điểm muộn nhất. Cần chứng minh người phạm tội chưa thực hiện hành
vi khách quan và chưa thực hiện hành vi liền trước hành vi khách quan
 Hành vi khách quan: được quy định trong CTTP (đánh, bắn, bóp cổ, dùng dây làm
gì đó…)
 Hành vi đi liền trước hành vi khách quan: kh được quy định trong luật. ngay sau
khi nó xảy ra thì hành vi khách quan sẽ xảy ra ngay
o Bắn súng  hành vi đi liền trước là lên đạn, hành vi khách quan là bóp cò
o Dùng dao  hành vi liền trước là vung dao/rút dao; hành vi khách quan là
chém
o Trộm  hành vi liền trước là bẻ khoá/trèo tường; hành vi khách quan là
cướp tài sản
- Đặc điểm 3: Người phạm tội không thực hiện tội phạm được đến cùng là do những
nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của họ.
c. Vấn đề TNHS
- Phạm vi TNHS đối với giai đoạn chuẩn bị phạm tội
 Khoản 2, 3 điều 14. Nếu không quy định trong này thì không phạm tội
- Mức độ TNHS:
 Từ đủ 18 trở lên: khoản 2 điều 57. Với tội danh nào có quy định TNHS thì cứ
theo luật mà làm
 Dưới 18 tuổi: khoản 2 điều 102
- Lưu ý:
 Nếu hành vi chuẩn bị phạm tội đã cấu thành một tội phạm độc lập khác thì người
có hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm độc lập đó.
- A muốn giết B, A mua súng quân dụng nhưng chưa kịp giết B thì A bị phát hiện và bị bắt
=> hành vi giết người được thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và bị coi là phạm
tội theo quy định tại k2 đ14. Nhưng riêng việc mua súng bỏ ở nhà thì dính thêm tội mua
bán tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng theo điều 304 => tội danh độc lập
2. Phạm tội chưa đạt
a. Khái niệm
- Điều 15
b. Đặc điểm
- Đặc điểm 1: người phạm tội đã trực tiếp thực hiện tội phạm
- Đặc điểm 2: người phạm tội chưa thực hiện tội phạm được đến cùng (về mặt pháp lý),
nghĩa là hành vi của họ chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu (thuộc mặt khách quan) của
CTTP.
 Đối với cttp vật chất: chưa đạt khi chưa có hậu quả luật định xảy ra
 Đối với cttp hình thức:
o TH1: chỉ bao gồm 1 hành vi khách quan thì không có giai đoạn phạm tội
chưa đạt
o TH2: mặt khách quan gồm nhiều hành vi khách quan, nếu người phạm tội
chưa thực hiện hết tất cả các hành vi đc mô tả trong cttp mà bị dừng lại vì
nguyên nhân ngoài ý muốn thì
o Vd: tội hiếp dâm thì mặt khách quan có nhiều hành vi như dùng vũ lực. đe
doạ dùng vũ lực…’ hành vi 2 là giao cấu, thực hiện hành vi tình dục trái
với ý muốn của nạn nhân. Nhưng khi vừa đè nạn nhân xuống thì bị hàng
xóm can ngăn.  A đã trực tiếp thực hiện hành vi khách quan là dùng vũ
lực với B. Nhưng vì chưa thực hiện hết các hành vi khách quan nên chưa
đạt
- Đặc điểm 3: Người phạm tội không thực hiện tội phạm được đến cùng là do những
nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của họ.
c. Phân loại
- Căn cứ vào sự đánh giá của người phạm tội đối với mức độ thực hiện hành vi phạm tội
mà họ đã thực hiện.
 Chưa đạt chưa hoàn thành: Là trường hợp phạm tội chưa đạt, trong đó người
phạm tội vì những nguyên nhân khách quan chưa thực hiện hết các hành vi mà
người đó cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm.
 Chưa đạt đã hoàn thành: Là trường hợp phạm tội chưa đạt, trong đó người phạm
tội đã thực hiện hết các hành vi mà người đó cho là cần thiết để gây ra hậu quả,
nhưng do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn nên hậu quả vẫn không xảy ra.
 Căn cứ vào đặc điểm nguyên nhân, tính chất khách quan mà xác định việc chưa
đạt đã hoàn thành hay chưa hoàn thành chứ không dựa vào lời khai của người
phạm tội
 Chỉ xác định khi gặp điều 16
d. Vấn đề TNHS
- Phạm vi TNHS: Trong mọi trường hợp, nếu đã là phạm tội chưa đạt thì đều bị coi là
phạm tội và phải chịu TNHS
- Mức độ TNHS: khoản 3 điều 57
3. Tội phạm hoàn thành:
- Khái niệm: Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các
dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm. (không liên quan tới việc đạt hay chưa đạt
mục đích phạm tội; hoàn thành là hoàn thành về mặt pháp lý)
- Thời điểm hoàn thành của TP được xác định như sau :
 Đối với cttp vật chất: được coi là hoàn thành khi có hậu quả luật định xảy ra
 Đối với cttp hình thức: tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hết
những hành vi khách quan được mô tả trong CTTP.
- Lưu ý: Phân biệt thời điểm tội phạm hoàn thành với thời điểm tội phạm kết thúc:
 Thời điểm tội phạm kết thúc là thời điểm mà hành vi phạm tội đã thực sự chấm
dứt trên thực tế.
 1/9 A chém đầu B. 9/9 B chết  thời điểm tội phạm hoàn thành là 9/9. Thời điểm
tội phạm kết thúc là 1/9. Vì ngày hành vi của A đã chấm dứt trên thực tế rồi
III. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
1. Định nghĩa
- Điều 16
2. Các điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
- Điều kiện thứ nhất: Việc chấm dứt thực hiện tội phạm phải xảy ra khi tội phạm đang ở
giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành.
- Điều kiện thứ hai: Việc chấm dứt thực hiện tội phạm phải là tự nguyện: việc chấm dứt
phạm tội là do động lực bên trong, không phải do trở ngại khách quan chi phối
- Điều kiện thứ ba: Việc chấm dứt thực hiện tội phạm phải dứt khoát
3. Vấn đề TNHS
- Điều 16: Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn TNHS về tội định
phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác thì người
đó phải chịu TNHS về tội này
 Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội vẫn bị coi là phạm tội và chỉ được
miễn TNHS chứ không phải là không phạm tội.
 Nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác thì
người đó phải chịu TNHS về tội này. Vd: A mua súng bỏ ở nhà mình, sau một hồi
suy nghĩ A quyết định mang súng bắn B. A đến nhà B và mai phục ở vườn B
nhưng khi thấy B đang vui vẻ bên gia đình bla bla thì A không giết B nữa, đi về
 là giai đoạn chuẩn bị phạm tội vì chưa thực hiện hành vi khách quan và hành
vi đi liền trước hvkq. Việc không giết B là tự nguyện; việc A không giết B là dứt
khoác  thoả mãn chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội  A được
miễn TNHS về tội giết người. Tuy nhiên hành vi mua súng để ở nhà và đem súng
đến nhà B thì dính tội điều 304

You might also like