You are on page 1of 3

Bài 10: Các giai đoạn thực hiện tội phạm

I.KHÁI NIỆM
- Để đánh giá mức độ thực hiện tội phạm và qua đó có cơ sở xác định phạm vị trách
nhiệm hình sự của người phạm tội , Luật hình sự Việt Nam phân biệt ba mức độ thực
hiện tội phạm: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt ( Điều 17, Điều 18 Bộ luật hình sự)
và tội phạm hoàn thành.
->Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước trong quá trình cố ý ( trực tiếp) thực hiện
tội phạm bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành. Đối với
giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt còn được gọi là tội phạm chưa hoàn
thành.
II. CHUẨN BỊ PHẠM TỘI
-Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn trong đó người phạm tội có những hành vi tạo ra những
điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm, nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm
đó.
-Hành vi chuẩn bị phạm tội phải thể hiện được ba dấu hiệu:
+Người phạm tội có hành vi chuẩn bị các điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho việc thực
hiện tội phạm;
+Hành vi chuẩn bị dừng lại trước khi người phạm tội bắt đầu thực hiện các hành vi được
mô tả trong cấu thành tội phạm hoặc hành vi đi liền trước các hành vi đó;
+Việc dừng lại ở giai đoạn này là do nguyên nhân khách quan.
=>Với tính chất là hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm,
hành vi chuẩn bị phạm tội hợp thành một thể thống nhất với hành vi thực hiện tội phạm,
là hành vi trực tiếp làm biến đổi tình trạng của đối tượng tác động và qua đó gây thiệt hại
cho khách thể của tội phạm được Luật hình sự bảo vệ. vì vậy, hành.Vì vậy, hành vi chuẩn
bị cũng được coi là một giai đoạn của quá trình thực hiện tội phạm.
-Trong thực tế, hành vi chuẩn bị phạm tội có thể thể hiện ở một số dạng như:
+ Chuẩn bị công cụ, phương tiện phạm tội;
+Chuẩn bị kế hoạch phạm tội;
+Thăm dò địa điểm phạm tội;
+Thăm dò, làm quen với nạn nhân hoặc người bị hại;
+Loại trừ trước những trở ngại khách quan cho việc phạm tội...v.v...
=>Hành vi chuẩn bị công cụ, phương tiện là dạng phổ biến nhất, vì nói chung đó là điều
kiện cần thiết cơ bản cho quá trình thực hiện tội phạm. Do đó, Điều 17 Bộ luật hình sự
định nghĩa: chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều
kiện khác để thực hiện tội phạm.
-Để xác định mức độ trách nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị phạm tội, ngoài những
căn cứ chung phải xét các tình tiết sau:
+ Tính chất và mức độ chuẩn bị;
+Những tình tiết khiến người phạm tội chưa thực hiện được tội phạm.
Theo Điều 52 Bộ luật hình sự, “đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, nếu điều luật
được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình
phạt cao nhất được áp dụng là không quá hai mươi năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức
hình phạt không quá một phần hai mức hình phạt tù mà điều luật quy định”.
III. PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT
1. Khái niệm
Điều 18 Bộ luật hình sự quy định: “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng
không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm
tội”. Theo Luật hình sự Việt Nam, có ba dấu hiệu xác định trường hợp phạm tội chưa
đạt:
-Một là, người phạm tội đã bắt đầu thực hiện tội phạm. Đây là dấu hiệu phân biệt chuẩn
bị phạm tội với phạm tội chưa đạt. Sự bắt đầu được thể hiện: người phạm tội đã bắt đầu
thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm Ví dụ, kẻ giết người
đã bắt đầu thực hiện hành vi tước đoạt sinh mạng người khác như đã đâm, chém, bắn... là
hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm của tội giết người (Điều 93 Bộ luật hình
sự). Cũng coi là đã bắt đầu thực hiện tội phạm khi người phạm tội đã thực hiện được
hành vi đi liền trước hành vi khách quan. Ví dụ, hành vi nhặt dao để đâm, lắp đạn để bắn
trong trường hợp phạm tội giết người được coi là những hành vi đi liền trước. Những
hành vi này chưa phải là hành vi khách quan, chưa phải là hành vi tước đoạt sinh mạng
của người khác nhưng đó là sự bắt đầu của hành vi khách quan, và kế tiếp ngay sau đó tất
yếu hành vi khách quan sẽ xảy ra.
-Hai là, người phạm tội chưa thực hiện tội phạm đến cùng (về mặt pháp lý). Những
trường hợp này có thể xảy ra ở một trong những dạng dưới đây:
+ Chủ thể chưa thực hiện được hành vi khách quan mà mới chỉ thực hiện được hành vi đi
liền trước.
+ Chủ thể đã thực hiện hành vi khách quan nhưng chưa thực hiện hết các hành vi khách
quan được mô tả trong cấu thành tội phạm.
+ Chủ thể đã thực hiện hành vi khách quan nhưng chưa gây ra hậu quả của tội phạm
(ở những tội phạm có cấu thành vật chất).
+ Chủ thể đã thực hiện hành vi khách quan, có hậu quả xảy ra nhưng không có quan hệ
nhân quả với hành vi khách quan mà chủ thể thực hiện (ở tội phạm có cấu thành tội phạm
vật chất).
- Ba là, người phạm tội không thực hiện được tội phạm đến cùng là do những nguyên
nhân ngoài ý muốn của họ. Bản thân người phạm tội vẫn muốn tội phạm hoàn thành
nhưng tội phạm không hoàn thành được là có thể do:
+ Nạn nhân hoặc người bị hại đã chống lại được hoặc đã tránh được;
+ Người khác đã ngăn chặn được;
+ Có những trở ngại khác như bắn nhưng đạn không nổ, thuốc độc dùng để đầu độc
không đủ liều lượng hoặc thuốc giả...
Lưu ý, trong tội phạm có 4 yếu tố là khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ
quan.Yếu tố khách quan là quan trọng nhất trong việc xác định các giai đoạn thực hiện tội
phạm, vì trong quá trình phạm tội, 3 yếu tố kia là không thay đổi, chỉ có mặt khách quan
là yếu tố thay đổi.

You might also like