You are on page 1of 5

CHƯƠNG IX: CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN TỘI PHẠM

I. Khái niệm
1. Định nghĩa
- Là các bước trong quá trình cố ý thực hiện tội phạm bao gồm (1) chuẩn bị
phạm tội, (2) phạm tội chưa đạt và (3) tội phạm hoàn thành.

- Cơ sở lý luận: Xuất phát từ khái niệm tội phạm được quy định tại Điều 8
BLHS: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội”, tiêu chí để xác định một
bước nào đó là giai đoạn thực hiện tội phạm là: Bước đó phải thể hiện dưới
dạng hành vi => hình thành ý định phạm tội ko biểu hiện dưới dạng hvi nên ko
đc tính là giai đoạn thực hiện tội phạm
- Phải có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội
*LƯU Ý:
Biểu lộ ý định phạm tội không được xem là một giai đoạn thực hiện tội phạm
nên không đặt vấn đề truy cứu TNHS. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp
đặc biệt tuy mới chỉ là biểu lộ ý định phạm tội nhưng chúng đã mang tính nguy
hiểm đáng kể cho xã hội nên Luật hình sự quy định là một tội độc lập => Phải
chịu tnhs.
=> Đây là những trường hợp việc biểu lộ ý định phạm tội được thể hiện dưới
hình thức “đe dọa” xâm phạm những khách thể có tầm quan trọng đặc biệt như
an ninh quốc gia, tính mạng con người.
- Các giai đoạn thực hiện tội phạm chỉ được đặt ra đối với các tội phạm được
thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp

2. Ý nghĩa
- Là cơ sở để truy cứu TNHS hay không truy cứu TNHS đối với người thực
hiện tội phạm ở các giai đoạn khác nhau.
- Là cơ sở để phân hóa TNHS đối với người phạm tội ở các giai đoạn khác
nhau.
- Tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan chức năng phát hiện sớm những hành vi
phạm tội, kịp thời ngăn chặn tội phạm và góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh
phòng, chống tội phạm

II. Các giai đoạn thực hiện tội phạm


1. Chuẩn bị phạm tội
1.1 Khái niệm
- K1 Đ14 BLHS
1.2 Đặc điểm
- Thứ nhất, Thời điểm sớm nhất của giai đoạn chuẩn bị phạm tội là thời điểm
người phạm tội đã bắt đầu có hành vi tạo ra những điều kiện vật chất hoặc tinh
thần nhằm làm cho việc thực hiện tội phạm được tiến hành thuận lợi và dễ dàng
hơn
- Phân tích:
+ Công cụ, phương tiện phạm tội
+ Tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện phạm tội (sửa soạn nhằm đạt
đc mục đích dễ dàng hơn, vd mài dao cho sắc hơn, đổ xăng đầy hơn để [hi
tang xác xa nơi mình ở)
+ Tạo ra các điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm
+ Thành lập, tham gia nhóm tội phạm trừ trường hợp quy định tại Đ109,
điểm a K2 Đ113 hoặc điểm a K2 Đ299
+ Hình thức thực hiện
- Thứ 2, Thời điểm muộn nhất của giai đoạn chuẩn bị phạm tội là thời điểm
trước lúc người phạm tội bắt đầu thực hiện hành vi khách quan được mô tả
trong CTTP hoặc trước lúc người phạm tội bắt tay vào việc thực hiện hành vi
đi liền trước hành vi khách quan.
+ Hvi khách quan: bóp cò; lấy tài sản
+ Hvi đi liền hvi khách quan ko là hvi khách quan: cầm súng, giương súng
lên, lên đạn; lẻn vào nhà, trèo tường, bẻ khóa
- Thứ 3, Người phạm tội không thực hiện tội phạm được đến cùng là do những
nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của họ
1.3 Vấn đề TNHS
- Phạm vi TNHS: K2,3 Đ14:
“2. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110,
111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207,
299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình
sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại
Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự”
- Mức độ TNHS: K2 Đ57: đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt
được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều
luật cụ thể.
- K2 Đ102: Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi chuẩn bị phạm tội không quá một phần ba mức hình phạt được quy định
trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật được
áp dụng.
*LƯU Ý:
Nếu hành vi chuẩn bị phạm tội đã cấu thành một tội phạm độc lập khác thì
người có hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm độc lập đó
VD: thời điểm sớm nhất: mua súng; thời điểm muộn nhất: chưa bóp cò; ko thực
hiện đc đến cùng: do cơ quan chức năng can thiệp => K2 Đ14 vẫn đc xem là
phạm tội, tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng và phạm tội ở K3 Đ123.
2. Phạm tội chưa đạt
2.1 Khái niệm
- Đ15 BLHS
- là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những
nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội
2.2 Đặc điểm
- Thứ 1, Người phạm tội đã trực tiếp thực hiện tội phạm, có nghĩa là người
phạm tội đã trực tiếp thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP
hoặc hành vi đi liền trước hành vi khách quan
VD: Hvi vung dao lên đầu B của A (hvi đi liền trước hvi khách quan); hvi bóp
cổ; hvi bẻ khóa tủ trước khi chiếm đoạt tài sản; hvi dắt xe của B ra cửa =>
Thực hiện tội phạm (phạm tội trực tiếp/hvi liền trước hvi khách quan)
- Thứ 2, Người phạm tội chưa thực hiện tội phạm được đến cùng (về mặt pháp
lý), nghĩa là hành vi của họ chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu (thuộc mặt khách
quan) của CTTP
- Phạm tội chưa đc xác định:
+ Đối với CTTP vật chất: hành vi phạm tội được coi là chưa đạt khi chưa
có hậu quả luật định xảy ra
+ Đối với CTTP hình thức:
(1) Đối với những tội phạm có CTTP hình thức mà mặt khách quan chỉ
bao gồm một hành vi khách quan thì không có giai đoạn phạm tội chưa
đạt.
(2) Đối với những tội phạm có CTTP hình thức mà mặt khách quan bao
gồm nhiều hành vi. Nếu người phạm tội chưa thực hiện hết tất cả các
hành vi được mô tả trong CTTP mà bị dừng lại do nguyên nhân khách
quan thì được coi là chưa thực hiện hết hành vi khách quan được mô tả
trong cấu thành tội phạm. Trong trường hợp này, tội phạm có CTTP
hình thức có giai đoạn phạm tội chưa đạt.
- Thứ 3, Người phạm tội không thực hiện tội phạm được đến cùng là do những
nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của họ.
2.3 Phân loại các trường hợp phạm tội chưa đạt:
- Căn cứ vào sự đánh giá của người phạm tội đối với mức độ thực hiện hành vi
phạm tội mà họ đã thực hiện
+ Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành: Là trường hợp phạm tội chưa đạt,
trong đó người phạm tội vì những nguyên nhân khách quan chưa thực hiện
hết các hành vi mà người đó cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội
phạm
+ Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành: Là trường hợp phạm tội chưa đạt, trong
đó người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi mà người đó cho là cần
thiết để gây ra hậu quả, nhưng do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn
nên hậu quả vẫn không xảy ra
=> Căn cứ vào tính chất khách quan của hvi, ko dựa vào lời khai của người
phạm tội. VD: A khai là định chém 10 nhát vào B, nhưng chém 1 nhát B đã
quỵ xuống => phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.
- Căn cứ vào đặc điểm của nguyên nhân khách quan dẫn đến việc chưa đạt
+ Phạm tội chưa đạt vô hiệu: Là trường hợp phạm tội chưa đạt mà nguyên
nhân khách quan của việc chưa đạt gắn với công cụ, phương tiện, đối tượng
tác động của tội phạm
+ Những trường hợp phạm tội chưa đạt khác là những trường hợp không
thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt vô hiệu
2.4 Vấn đề TNHS
- Phạm vi: Người phạm tội chưa đạt phải chịu TNHS về tội phạm chưa đạt
(Điều 15 BLHS) => mọi trường hợp phạm tội chưa đạt đều chịu TNHS.
- Mức độ: Khoản 3 Điều 57 BLHS, khoản 3 Điều 102 BLHS.
3. Tội phạm hoàn thành
- Khái niệm: là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các dấu hiệu được
mô tả trong cấu thành tội phạm => ko đồng nghĩa với việc người phạm tội có
đạt đc mục đích hay ko.
- Thời điểm hoàn thành đc xác định:
+ Đối với những tội phạm có CTTP vật chất: tội phạm được coi là hoàn
thành khi có hậu quả luật định xảy ra.
+ Đối với những tội phạm có CTTP hình thức: tội phạm hoàn thành khi
người phạm tội thực hiện hết những hành vi khách quan được mô tả trong
CTTP.
*LƯU Ý:
- Phân biệt thời điểm tội phạm hoàn thành với thời điểm tội phạm kết thúc:
- Thời điểm tội phạm kết thúc là thời điểm mà hành vi phạm tội đã thực sự
chấm dứt trên thực tế.
VD: mùng 1 tháng 9, A chém 2 nhát dô đầu B. Mùng 9/9 B chết => Đ123
phạm tội giết người. Thời điểm tội phạm hoàn thành: 9/9 (vì lúc đó hậu quả
mới xảy ra), thời điểm tội phạm kết thúc: 1/9, vì hvi phạm tội của A đã kết thúc
trên thực tế
VD: Đ304 CTTP hình thức. Chỉ cần có hvi, bất kể thgian, tội phạm hoàn thành
ngay.
III. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
1. Định nghĩa
- Đ16 BLHS
- là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản
2. Các điều kiện
- Điều kiện thứ nhất: Việc chấm dứt thực hiện tội phạm phải xảy ra khi tội
phạm đang ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc giai đoạn phạm tội chưa đạt
chưa hoàn thành.
- Điều kiện thứ hai: Việc chấm dứt thực hiện tội phạm phải là tự nguyện, do
động lực bên trong chi phối, chứ ko phải do trở ngại khách quan chi phối.
- Điều kiện thứ ba: Việc chấm dứt thực hiện tội phạm phải dứt khoát
=> Căn cứ 3 điều kiện này để xác định việc tự ý nửa chừng chấm dứt. Chứng
minh 1 trong 3 điều kiện này ko thỏa thì việc tự ý chấm dứt nửa chừng ko đc
tính.
3. Vấn đề TNHS
- Đ16 BLHS: “Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn
TNHS về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu
thành của một tội khác thì người đó phải chịu TNHS về tội này” => bắt buộc
miễn TNHS vì nhân đạo, khoan hồng
=> Vẫn bị coi là phạm tội và chỉ đc miễn TNHS chứ ko phải ko phạm tội (Đ2
BLHS)

You might also like