You are on page 1of 11

4/15/20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ – LUẬT TP. HCM


KHOA LUẬT

CHƯƠNG 3:
CẤU THÀNH TỘI PHẠM
Lê Nguyễn Nhật Minh biên soạn

Khi nào một người phải chịu


trách nhiệm hình sự?

Lê Nguyễn Nhật Minh biên soạn

1
4/15/20

1.1. ĐỊNH NGHĨA:


• Nếu quá trình hình sự hoá giải quyết
vấn đề: hành vi vi phạm nào được ghi
nhận là tội phạm trong luật hình sự,
câu hỏi một hành vi có phải là tội
phạm đã được ghi nhận hay không
được giải quyết bằng cách phân tích
theo một cấu trúc được gọi là cấu
thành tội phạm.

Lê Nguyễn Nhật Minh biên soạn

1. KHÁI NIỆM
1.1. ĐỊNH NGHĨA:
• Có thể định nghĩa cấu thành tội phạm là "hệ thống các
dấu hiệu cần và đủ đặc trưng cho từng tội phạm cụ thể
được qui định trong Bộ luật hình sự."

Lê Nguyễn Nhật Minh biên soạn

2
4/15/20

1. KHÁI NIỆM
1.1. ĐỊNH NGHĨA:
• Để hình sự hoá một hành vi trong luật, nhà làm luật phải
nghiên cứu cấu thành tội phạm để đảm bảo một hành vi
thì chỉ bị xử lí trách nhiệm theo một tội phạm tương
ứng. Để làm việc này, nhà lập pháp phải rút ra những
dấu hiệu chung của một loại tội phạm từ việc khái quát
hoá thực tiễn đa dạng về biểu hiện của một loại tội
phạm.

Lê Nguyễn Nhật Minh biên soạn

1. KHÁI NIỆM
1.2. Ý nghĩa của cấu thành tội phạm:
• Lập pháp: CTTP là mô hình pháp lí để nhà lập pháp ghi
nhận những hành vi phạm tội trong luật.
• Tư pháp: CTTP là những điều kiện cần và đủ để xác định
một người đã phạm tội hay không.

Lê Nguyễn Nhật Minh biên soạn

3
4/15/20

2. CÁC YẾU TỐ CỦA


CẤU THÀNH TỘI PHẠM:
• Mỗi yếu tố bao gồm
KHÁCH CHỦ nhiều dấu hiệu, nhưng có
THỂ THỂ hai loại dấu hiệu phạm
tội: dấu hiệu bắt buộc và
dấu hiệu không bắt buộc.
MẶT MẶT
CHỦ KHÁCH
QUAN QUAN

Lê Nguyễn Nhật Minh biên soạn

2. CÁC YẾU TỐ CỦA


CẤU THÀNH TỘI PHẠM:
• Dấu hiệu bắt buộc là những dấu hiệu luôn phải có để
thoả các yếu tố cấu thành tội phạm. Những dấu hiệu sau
đây là dấu hiệu bắt buộc: quan hệ xã hội bị tội phạm
xâm hại (thuộc khách thể); hành vi nguy hiểm cho xã hội
(thuộc mặt khách quan); lỗi (thuộc mặt chủ quan); năng
lực chịu trách nhiệm hình sự và tuổi chịu trách nhiệm
hình sự (thuộc chủ thể).

Lê Nguyễn Nhật Minh biên soạn

4
4/15/20

2. CÁC YẾU TỐ CỦA


CẤU THÀNH TỘI PHẠM:
• Khi một hiện tượng phạm tội (sự kiện pháp lí) xảy ra, và
cấu thành tội phạm chưa được xác định, nhưng có một
số dấu hiệu xuất hiện thì gọi là "có dấu hiệu tội phạm"
khiến cho cơ quan điều tra có thể khởi tố vụ án hình sự
và tiến hành điều tra.

Lê Nguyễn Nhật Minh biên soạn

2. CÁC YẾU TỐ CỦA


CẤU THÀNH TỘI PHẠM:
• Đặc điểm của các dấu hiệu trong cấu thành tội
phạm
• Tính pháp chế
• Tính bắt buộc

Lê Nguyễn Nhật Minh biên soạn

5
4/15/20

2. CÁC YẾU TỐ CỦA


CẤU THÀNH TỘI PHẠM:
• Đặc điểm của các dấu hiệu trong cấu thành tội
phạm
• Tính pháp chế
• Các dấu hiệu trong CTTP đều do luật định. Nguyên tắc
pháp chế của luật hình sự đòi hỏi các dấu hiệu của CTTP
phải do luật định. Nhà nước qui định tội phạm trong Bộ
luật hình sự bằng cách mô tả chúng trong 1 mô hình
pháp lí là CTTP. Toà án chỉ có thể kết luận 1 người có tội
khi xác định những hành vi của người đó có cấu thành
tội phạm như đã qui định trước trong Bộ luật hình sự.
• Việc giải thích và áp dụng luật được thực hiện trong giới
hạn của các dấu hiệu doLê Nguyễn Nhật Minh biên soạn
luật định.

2. CÁC YẾU TỐ CỦA


CẤU THÀNH TỘI PHẠM:
• Đặc điểm của các dấu hiệu trong cấu thành tội
phạm
• Tính bắt buộc
• Các dấu hiệu CTTP là điều kiện cần và đủ để xác định tội
phạm. Khi xác định tội phạm, nếu không chứng minh
được một dấu hiệu nào đó trong CTTP thì hành vi đó
không cấu thành tội mà CTTP đó phản ánh.
• Tuy nhiên, cần phân biệt những trường hợp không cấu
thành tội phạm và các trường hợp phạm tội chưa đạt,
phạm tội chưa hoàn thành,...

Lê Nguyễn Nhật Minh biên soạn

6
4/15/20

3. PHÂN LOẠI CẤU THÀNH TỘI


PHẠM
• Những nhà khoa học thấy rằng không thể xây dựng
những cấu trúc dấu hiệu tội phạm như nhau, nên phải
phân loại ra. Mục đích của việc này là để định tội chính
xác và lượng hình phù hợp.

Lê Nguyễn Nhật Minh biên soạn

3. PHÂN LOẠI CẤU THÀNH TỘI


PHẠM
3.1.Phân loại theo mức độ nguy hiểm của tội phạm:
• CTTP được phân loại thành CTTP cơ bản; tăng nặng;
giảm nhẹ.
• CTTP cơ bản: chỉ bao gồm những dấu hiệu định tội. Các
dấu hiệu mang tính chất định tội là những dấu hiệu chỉ
ra một hành vi thuộc về tội này mà không phải là một tội
phạm khác. Ví dụ, tội giết người và hành vi tước đoạt
mạng sống của người khác, nhưng trong hoàn cảnh nhất
định không phải là tội giết người

Lê Nguyễn Nhật Minh biên soạn

7
4/15/20

3. PHÂN LOẠI CẤU THÀNH TỘI


PHẠM
3.1.Phân loại theo mức độ nguy hiểm của tội phạm:
• CTTP cơ bản: chỉ bao gồm những dấu hiệu định tội. Các
dấu hiệu mang tính chất định tội là những dấu hiệu chỉ
ra một hành vi thuộc về tội này mà không phải là một tội
phạm khác.
• Phân biệt: tội giết người và hành vi gây hậu quả chết người.

Lê Nguyễn Nhật Minh biên soạn

3. PHÂN LOẠI CẤU THÀNH TỘI


PHẠM
3.1.Phân loại theo mức độ nguy hiểm của tội phạm:
• Khi những dấu hiệu theo các yếu tố này được cấu trúc
mạch lạc với nhau sẽ tạo thành một nhóm tội phạm
riêng biệt
• Ví dụ, Một số tội phạm Tội phạm xâm phạm quan hệ sở
hữu (khách thể):
• Đối tượng tác động là tài sản.
• Mặt khách quan: hành vi
• Mặt chủ quan: giống nhau về động cơ, mục đích, vụ lợi
• Chủ thể: người (thể nhân) trên 18 tuổi/ dưới 18 tuổi /...
Lê Nguyễn Nhật Minh biên soạn

8
4/15/20

3. PHÂN LOẠI CẤU THÀNH TỘI


PHẠM
3.1.Phân loại theo mức độ nguy hiểm của tội phạm:
• CTTP tăng nặng: ngoài những cấu thành cơ bản, thì còn
thêm những dấu hiệu làm tăng đáng kể mức độ nguy
hiểm của tội phạm, nhưng không cấu thành thêm tội
mới. Hiểu là những CTTP cơ bản + tình tiết tăng nặng
định khung.
• CTTP giảm nhẹ: cấu thành cơ bản + dấu hiệu làm giảm
mức độ nguy hiểm của hành vi: CTTP cơ bản + tình tiết
giảm nhẹ định khung.

Lê Nguyễn Nhật Minh biên soạn

3. PHÂN LOẠI CẤU THÀNH TỘI


PHẠM
3.2. Phân theo đặc điểm cấu trúc của cấu thành tội
phạm:
• Người ta phân biệt cấu thành tội phạm vật chất và hình
thức. Ngoài ra, theo một số quan điểm thì còn có cấu
thành tội phạm cắt xén (một dạng của cấu thành tội
phạm hình thức).

Lê Nguyễn Nhật Minh biên soạn

9
4/15/20

3. PHÂN LOẠI CẤU THÀNH TỘI


PHẠM
3.2. Phân theo đặc điểm cấu trúc của cấu thành tội
phạm:
• CTTP vật chất: là CTTP mà mặt khách quan có các dấu
hiệu hành vi, hậu quả, quan hệ nhân quả là dấu hiệu bắt
buộc phải có. Tội phạm có CTTP vật chất được coi là
hoàn thành khi hành vi nguy hiểm cho xã hội đã gây ra
hậu quả luật định.

Lê Nguyễn Nhật Minh biên soạn

3. PHÂN LOẠI CẤU THÀNH TỘI


PHẠM
3.2. Phân theo đặc điểm cấu trúc của cấu thành tội
phạm:
• CTTP hình thức là CTTP mà mặt khách quan chỉ có hành
vi là dấu hiệu bắt buộc. Tội phạm có CTTP hình thức
được coi là hoàn thành khi hành vi nguy hiểm cho xã hội
đã được thực hiện.

Lê Nguyễn Nhật Minh biên soạn

10
4/15/20

3. PHÂN LOẠI CẤU THÀNH TỘI


PHẠM
3.2. Phân theo đặc điểm cấu trúc của cấu thành tội
phạm:
• CTTP cắt xén là CTTP mà mặt khách quan chỉ có dấu hiệu
hành vi là dấu hiệu bắt buộc. Nhưng hành vi mô tả trong
CTTP cắt xén chỉ là một phần hay một giai đoạn của
hành vi mà người phạm tội muốn thực hiện để gây ra
hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhằm đạt được mục đích
mong muốn.

Lê Nguyễn Nhật Minh biên soạn

3. PHÂN LOẠI CẤU THÀNH TỘI


PHẠM
CẤU THÀNH VẬT CHẤT CẤU THÀNH HÌNH THỨ VÀ CẮT XÉN

TỘI GIẾT NGƯỜI, TỘI TÀNG TRỮ MA TUÝ, TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH, TỘI TỔ CHỨC ĐÁNH
BẠC, TỘI CHỨA MẠI DÂM, MẠI DÂM, TỘI DÙNG NHỤC HÌNH

Lê Nguyễn Nhật Minh biên soạn

11

You might also like