You are on page 1of 8

NHẬN ĐỊNH TỘI PHẠM HỌC

11) PNTP chỉ áp dụng có hiệu quả cho những người có khả năng phạm tội.

Nhận định sai. Còn dựa theo nghĩa hẹp thì phòng ngừa tội phạm là không để cho tội
phạm xảy ra, không để cho tội phạm gây hậu. Dựa trên khái niệm theo nghĩa rộng thì
PNTP là kịp thời phát hiện tội phạm, xử lý nghiêm minh các trường hợp phạm tội và
cuối cùng là cải tạo, giáo dục người phạm tội, đưa họ trở thành những công dân có ích
cho xã hội; Như vậy, PNTP không chỉ áp dụng có hiệu quả cho những người có khả
năng phạm tội mà còn áp dụng có hiệu quả cho người đã phạm tội

12) Số liệu thống kê tội phạm được sử dụng để làm căn cứ đánh giá hiệu quả
phòng ngừa tội phạm.

Nhận định sai.

Giải thích: Không phải mọi trường hợp thống kê đều là tội phạm (Không có tội và
đình chỉ theo khoản 157-BLTTHS 2015). Nên số liệu thống kê tội phạm không được
sử dụng để làm căn cứ đánh giá hiệu quả phòng ngừa tội phạm. Các căn cứ dùng để
đánh giá hiệu quả PNTP đó là: các tiêu chí về lượng, các tiêu chí về chất, các tiêu chí
khác. Phải có đủ 3 tiêu chí

Vì khi đánh giá hiệu quả phòng ngừa tội phạm thì cần có đủ 3 tiêu chí: chất, lượng,
khác. nếu thiếu 1 trong 3 thì việc đánh giá đó không hiệu quả

13) Những tội phạm cụ thể đều có chung tình huống, hoàn cảnh phạm tội.

Nhận định sai. Về nguồn gốc của tình huống sẽ bao gồm: Tình huống do người phạm
tội tạo ra, tình huống phát sinh do các lực lượng tự nhiên, tự phát, do hoàn cảnh ngẫu
nhiên, tình huống do nạn nhân tạo ra. Do đó, những tội phạm cụ thể sẽ có đặc điểm
riêng về tình huống hoàn cảnh phạm tội. Ví dụ: tội giết người và tội cướp tài sản có
tình huống, hoàn cảnh phạm tội không giống nhau.

14) Đặc điểm ý thức đạo đức của người phạm tội có vai trò quyết định đối với quá
trình hình thành độ ng cơ phạm tội.
Nhận định đúng ( Ko chắc nha)

Theo đó thì ý thức đạo đức của con người xuất phát từ ý thức cá nhân, là 1 phần của ý
thức cá nhân. Có thể kiểm soát được ở những mức độ khác nhau. Mà ý thức cá nhân là
1 trong những yếu tố quyết định đối với quá trình hình thành tội phạm nên ý thức đạo
đức có vai trò quyết định đối với quá trình hình thành động cơ phạm tội.

Nhận định SAI. Không có đặc điểm nào mang tính quyết định hết.

15) Nghiên cứu nhân thân người phạm tội chủ yếu để làm rõ nguyên nhân và
điều kiện của TP cụ thể.

Nhận định sai

Việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội có 4 ý nghĩa. Mà việc làm rõ nguyên nhân
và điều kiện của tội phạm cụ thể chỉ là 1 trong 4 ý nghĩa của việc nghiên cứu này.
Ngoài ra còn có các ý khác đó là: Đánh giá tình hình tội phạm; Dự báo tội phạm;
Phòng ngừa tội phạm.

Ý nghĩa của nghiên cứu nhân thân: góp phần đánh giá THTP, tạo cơ sở cho việc xác
định nguyên nhân và ĐK của TP cụ thể, phòng ngừa và dự báo,..

16) Một nhóm tội, loại tội chỉ là hậu quả của một nhóm nguyên nhân và điều kiện
tương ứng.

Nhận định sai

Một nhóm tội và điều kiện tương ứng có thể dẫn tới hậu quả của nhiều nhóm tội, loại
tội. Như là nguyên nhân và điều kiện về kinh tế xã hội có thể dẫn tới hậu quả của
nhóm tội về kinh tế hoặc nhóm tội về sở hữu

phát sinh từ những sai lầm, khiếm khuyết trong hoạt động quản lý NN, quản lý XH,
quản lý con người

17) Một trong những nguyên nhân và điều kiện chủ quan của THTP đến từ tâm
lý cá nhân tiêu cực của người phạm tội
Nhận định sai.

Nguyên nhân và điều kiện chủ quan của THTP phát sinh từ những sai lầm, khuyết
điểm của các chủ thể trong hoạt động quản lý nhà nước, quản lý XH, quản lý con
người, trong hoạt động ban hành và thực thi pháp luật của cơ quan nhà nước, trong
hoạt động phòng, chống tội phạm của cơ quan bảo vệ PL ở VN. Như vậy, chủ thể là cơ
quan nhà nước chứ không phải chủ thể đến từ người phạm tội.

18) Nguyên tắc dân chủ đòi hỏi tất cả các cá nhân, tổ chức có quyền và nghĩa vụ
tham gia phòng ngừa tội phạm với vị trí vai trò như nhau.

Nhận định sai.

Nguyên tắc dân chủ là sự tham gia của tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức và mọi
công dân, tuy nhiên mức độ tham gia tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và những khả năng khác chứ không đòi hỏi phải có quyền và nghĩa vụ tham gia phòng
ngừa tội phạm với vị trí vai trò như nhau. Ví dụ: đối với các cơ quan như Tòa án, VKS
thì có chức năng trực tiếp thực hiện các biện pháp đấu tranh phòng ngừa tội phạm, còn
công dân thì có quyền tố giác tội phạm, làm chứng tùy vào quyền hạn của mình.

19) Phương pháp thống kê cho kết quả chính xác với mọi trường hợp dự báo tội
phạm.

Nhận định sai.

Phương pháp thống kê chỉ có thể sử dụng để dự báo tội phạm trong thời gian ngắn và
dự báo những tội phạm có độ ẩn thấp, chỉ dự báo về lượng ở mức khái quát. Vì vậy,
đối với những tội phạm có độ ẩn cao thì sử dụng phương pháp thống kê không đưa ra
kết quả chính xác được.

20. Dự báo TP bằng phương pháp thống kê có khả năng dự báo nhiều loại TP,
nhiều nội dung của THTP.

Nhận định sai.


Một trong những nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản của phương pháp thống kê hình sự
là dự báo tội phạm. Thông qua số liệu thống kê, có thể suy ra được xu hướng, diễn
biến tội phạm theo xu hướng tăng hay giảm. Cũng thông qua số liệu thống kê và
những thay đổi của nó có thể đánh giá mức độ tăng giảm tội phạm và suy ra hiệu quả
phòng ngừa tội phạm. Cũng từ những số liệu thống kê định ra các hướng phòng ngừa
tội phạm (Loại tội phạm nào? Xảy ra ở đâu?…); việc sử dụng phương pháp thống kê
chỉ có thể tiếp cận được một phần bức tranh về THTP, tức là chỉ mô tả được phần tội
phạm hiện mà không đánh giá được phần tội phạm ẩn.

21. Dự báo tình hình tội phạm là chỉ dự báo về hành vi phạm tội.

Nhận định sai.

Thông qua nghiên cứu về THTP, từ sự thay đổi về thực trạng, cơ cấu THTP và
động thái của nó có ý nghĩa quan trọng trong việc theo dõi sự thay đổi của THTP trong
thừng thời kỳ, từng giai đoạn, xác định những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong
THTP. Bên cạnh đó còn là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội phạm
thông qua: việc tăng, giảm số tội phạm, số người phạm tội, tỉ lệ các tội phạm phổ biến,
nghiêm trọng,…

Do đó, dự báo THTP không chỉ là dự báo về hành vi phạm tội mà dự báo về hành
vi phạm tội chỉ là một trong các ý nghĩa, mục đích được đặt ra khi nghiên cứu THTP,
như: Dự báo THTP có khả năng dự báo được xu hướng phát triển của THTP trong
tương lai.

23) Tiêu chí cơ bản nhất để đánh giá kế hoạch đấu tranh phòng chống TP là tính
tối ưu.

Nhận định SAI


Trước khi xem xét đến các tiêu chí đánh giá kế hoạch đấu tranh phòng chống tội
phạm, thì yếu tố quan trọng/ tiêu chí quan trọng đầu tiên
để đánh giá là nội dung kế hoạch phải tuân thủ các nguyên tắc của
hoạt động phòng ngừa tội phạm như nguyên tắc pháp chế, nguyên
tắc nhân đạo, nguyên tắc dân chủ. Khi kế hoạch đáp ứng được
những tiêu chí này thì các tiêu chí đánh giá kế hoạch mới được đặt
ra. Vì vậy đây mới là tiêu chí quan trọng nhất.

24) Tiêu chí cơ bản nhất để đánh giá kế họach đấu tranh phòng chống TP là tính
khả thi.

nhận định SAI


Trước khi xem xét đến các tiêu chí đánh giá kế hoạch đấu tranh phòng chống tội
phạm, thì yếu tố quan trọng/ tiêu chí quan trọng đầu tiên
để đánh giá là nội dung kế hoạch phải tuân thủ các nguyên tắc của
hoạt động phòng ngừa tội phạm như nguyên tắc pháp chế, nguyên
tắc nhân đạo, nguyên tắc dân chủ. Khi kế hoạch đáp ứng được
những tiêu chí này thì các tiêu chí đánh giá kế hoạch mới được đặt
ra. Vì vậy đây mới là tiêu chí quan trọng nhất.

25) Sự khác nhau về đặc điểm THTP do người ở những độ tuổi khác nhau thực
hiện chỉ xuất phát từ sự khác nhau về đặc điểm thể chất ở mỗi độ tuổi.

nhận định sai

Đặc điểm THTP bao gồm: tính xh, tính trái pháp luật hình sự, tính giai cấp, thay đổi
theo quá trình lịch sử, tính tiêu cực và nguy hiểm cao, thống nhất từ các TP cụ thể, tính
không gian và thời gian. Do đó, người ở những độ tuổi khác nhau thực hiện không chỉ
xuất phát từ sự khác nhau về đặc điểm thể chất ở mỗi độ tuổi mà còn do các yếu tố
khác như: hoàn cảnh, nhu cầu,...

26) Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi các họat động PNTP phải được quy định trong
các VBPL.

Nhận định sai

Theo đó ở nguyên tắc này đòi hỏi phòng ngừa tội phạm phải phù hợp với các quy định
của pháp luật và được quy định trong nhiều văn bản khác nhau (Hiến pháp, Bộ luật,
các đạo luật, các văn bản pháp quy khác,...). Trong đó có những văn bản chỉ quy định
về PNTP và cũng có những văn bản chỉ có một số quy định liên quan đến hoạt động
PNTP.
=> SAI. còn những BPPN xã hội nữa (đọc quy tắc pháp chế)

27) PNTP bao gồm việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội.

Nhận định ĐÚNG

Theo nội dung của PNTP là tất cả các vấn đề, các khía cạnh cần tiến hành các hoạt
động phòng ngừa tội phạm. Trong trường hợp, sau khi tội phạm đó đã xảy ra thì cần
phải áp dụng các hoạt động tố tụng và đặc biệt là hiệu quả răn đe PN riêng, PN chung
từ việc áp dụng các biện pháp trách nhiệm HS, hình phạt, cải tạo.

28) Căn cứ tỷ lệ tăng giảm số liệu thống kê THTP là có thể đánh giá hiệu quả
PNTP.

SAI.

. Tuy nhiên số liệu thống kê chỉ có ý nghĩa đánh giá đối với những tội phạm rõ. Còn
đối với những tội phạm có độ ẩn cao thì hiệu quả phòng ngừa tội phạm thể hiện trước
hết ở tỷ lệ ẩn của loại tội phạm này.

Tỷ lệ là thuộc tiêu chí chất.

(Đánh giá=> 3 hướng tiêu chí)

29) TP được thể hiện trong thống kê TP là tp rõ.

SAI

TP ẩn chủ quan là tội phạm đã xảy ra trên thực tế, đã bị cơ quan chức năng phát hiện
nhưng không bị xử lý. Thì trong trường hợp này là những tội phạm , NPT đã bị khởi tố
theo thủ tục TTHS và được thống kê.

Hoặc: thống kê kh phải là yếu tố bắt buộc của TP rõ

30) Nghiên cứu nhân thân người phạm tội nhằm phục vụ cho công tác PNTP

ĐÚNG
Vì nghiên cứu nhân thân NPT để tìm ra nguyên nhân và điều kiện của tội phạm. Từ đó
giải mã được vì sao NPT phạm tội này chứ không phạm tội khác => dự báo vào
PNTP có hiệu quả

Ý nghĩa nhân thân

31) Nhiệm vụ cơ bản của TPH là nghiên cứu biện pháp PNTP trước khi TP xảy
ra

SAI

Nhiệm vụ của TPH còn có thể nghiên cứu biện pháp PNTP sau khi TP xảy ra nhằm
hạn chế và loại trừ TP đó ra khỏi đời sống xã hội

=> Nhiệm vụ và chức năng của TPH. nghiên cứu biện pháp PNTP là chức năng của
TPH. (Phân biệt chức năng và nhiệm vụ của TPH)

32) Số lượng tp bị phát hiện, xử lí có xu hướng giảm chứng tỏ công tác PNTP đạt
hiệu quả

Nhận định SAI

Số lượng tội phạm bị phát hiện, xử lí là phần rõ của tình hình tội phạm và ngược lại
phần ẩn của tình hình tội phạm là số lượng tội phạm chưa bị phát hiện, xử lí. Do phần
rõ và phần ẩn của tội phạm vùng tồn tại trong một chỉnh thể tình hình tội phạm nói
chung, tức là tỉ lệ phần tội phạm rõ càng lớn thì tỉ lệ tội phạm ẩn càng bị thu hẹp và
ngược lại. Vì vậy, khi phần rõ giảm thì phần ẩn của tình hình tội phạm sẽ tăng từ đó
cho thấy công tác PNTP không đạt hiệu quả.

33) Hệ số của THTP là căn cứ đánh giá kết cấu bên trong thể hiện tính chất
nghiêm trọng của THTP

Nhận định SAI.

Hệ số tình hình tội phạm thuộc thông số thực trạng của tình hình tội phạm. Việc xác
định thực trạng của tình hình tội phạm có vai trò quan trọng trong việc mô tả bức tranh
tình hình tội phạm trên thực tế, là cơ sở để phòng ngừa các tội phạm phổ biến và đây
cũng chính là căn cứ để đánh giá hiệu quả của hoạt động phòng ngừa tội phạm thông
qua việc tăng, giảm số tội phạm, số người phạm tội.

Nếu Đúng. các thông số của THTP thể hiện tính nghiêm trọng

Sai => hệ số của TP=> thực trạng và đc đo bằng công thức tương đối. >< Kết cấu bên
trong là cơ cấu

34) Biện pháp PNTP không bắt buộc có tính cưỡng chế

Nhận định SAI.

Đối với biện pháp phòng ngừa bằng sự cưỡng chế thì tính cưỡng chế là không thể
thiếu. Bởi biện pháp này sử dụng trọng tâm là hoạt động tố tụng, xét xử, cải tạo để
phát hiện, xử lí người phạm tội. Các hoạt động này khi sử dụng đối với người phạm tội
là không hoàn toàn tự nguyện vì nó thể hiện ý chí của Nhà nước.

You might also like