You are on page 1of 3

TỘI PHẠM HỌC

1) Tội phạm ẩn khách quan tồn tại phổ biến hơn tội phạm ẩn chủ quan
(Chương III)
Nhận định đúng
Tội phạm ẩn khách quan là tội phạm đã xảy ra nhưng cơ quan chức năng hoàn
toàn không có thông tin về rội phạm cho nên tội phạm không bị xử lý và không
đưa vào thống kê hình sự mà tội phẩm ẩn chủ quan chỉ là kết quả của 1 hay nhiều
tội phạm ẩn khách quan khách nhau. Nên nhận trên là đúng

2) Tỉ lệ tăng giảm số liệu thống kê phản ánh thực trạng của THTP.( chương iii)
Nhận định sai
Tỷ lệ tăng giảm số liệu thống kê chỉ phần tội phạm rõ còn phần ẩn của tội phạm
thì không được đưa lên số liệu thống kê. Vậy nên tỷ lệ tăng giảm trên số liệu thống
kê chưa phản ánh đầy đủ thực của THTP (tình hình tội phạm)

3) Biện pháp PNTP (phòng ngừa tội phạm) chỉ có tác dụng xóa bỏ những hiện
tượng XH tiêu cực( phòng ngừa chung)
Nhận định sai
Biện pháp phòng ngừa tội phạm được phân ra ba loại sau là biện pháp phòng ngừa
chung, biện pháp phòng ngừa loại tội phạm, biện pháp phòng ngừa tội phạm
cụ.Vậy nên ngoài tác dụng xóa bỏ những hiện tượng xã hội tiêu cực còn có thể tác
động sâu sắc, cụ thể đến từng tội phạm, hạn chế khả năng làm phát sinh tội phạm
đó. Ví dụ, tuyên truyền pháp luật giao thông và trang bị hệ thống tín hiệu giao
thông tốt sẽ có tác dụng phòng ngừa tội vi phạm các quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ.

4) Tỷ trọng của loại TP thay đổi có thể làm thay đổi tính chất của THTP
SAI. Cơ cấu của THTP là Thành phần, tỉ trọng, sự tương quan giữa các tội phạm,
loại TP trong một chỉnh thể. Do đó, tỷ trọng của loại TP phản ánh cơ cấu của
THTP chứ không thể làm thay đổi tính chất của THTP.

5) Mối tương quan giữa tp rõ và ẩn là 1 trong những căn cứ để đánh giá tính
phổ biến của THTP.
SAI. Vì mối tương quan giữa tp rõ và ẩn là thể hiện tỉ lệ giữa tp rõ và ẩn. Còn tính
phổ biến của THTP là căn cứ vào hệ số của THTP. Do đó 2 khái niệm này khác
nhau, không hề đồng nhất với nhau nên không thể dùng để đánh giá.

6) Khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân điều kiện TP cụ thể luôn thể hiện lỗi
của nạn nhân.
ĐÚNG. Khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện phạm tội” là những
yếu tố thuộc về nạn nhân của tội phạm, có vai trò trong tâm lí xã hội của hành vi
phạm tội, góp phần làm phát sinh một tội phạm cụ thể gây thiệt hại cho chính nạn
nhân, qua đó thể hiện phần lỗi của nạn nhân.
Vì vậy, phía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân điều kiện TP cụ thể luôn thể hiện
lỗi của nạn nhân.

7) Một trong những nguyên nhân và điều kiện chủ quan của THTP đến từ tâm
lý cá nhân tiêu cực của người phạm tội
ĐÚNG. Những mâu thuẫn xã hội (mà hình thành nên nguyên nhân và điều kiện
của tình hình tội phạm) là những quá trình xã hội có khuynh hướng đối lập thoát ly
khỏi chiều hướng phát triển đã được hoạch định của toàn xã hội. Chính tính chất
ngược chiều của các quá trình và khuynh hướng xã hội khác nhau đã tạo ra mâu
thuẫn trong nội tại xã hội.
=>Nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm luôn thể hiện sự đối lập, cản trở
khuynh hướng phát triển chung của toàn xã hội trên nhiều bình diện khác nhau =>
Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm luôn là những hiện tượng tiêu
cực xã hội
8) Những tội phạm cụ thể đều có chung tình huống, hoàn cảnh phạm tội.
SAI. Tình huống, hoàn cảnh phạm tội là những yếu tố khách quan xác định cụ thể
về mặt không gian, thời gian, tình huống gắn liền với đặc điểm đối tượng của hành
vi phạm tội và của nạn nhân.. Do đó, không phải mọi TP cụ thể đều có chung tình
huống, hoàn cảnh phạm tội.

9) Đặc điểm ý thức đạo đức của người phạm tội có vai trò quyết định đối với
quá trình hình thành động cơ phạm tội.
ĐÚNG. Vì động cơ phạm tội phải thông qua sự kiểm soát của ý thức cá nhân trong
đó, có ý thức pháp luật ở những mức độ khác nhau. Chính sự tự đánh gía của cá
nhân, sự cân nhắc và tính toán mang tính lí trí của cá nhân sẽ ít nhiều ảnh hưởng
đến hành vi lựa chọn của cá nhân trên thực tế.

10)Phương pháp thống kê cho kết quả chính xác với mọi trường hợp dự báo tội
phạm.
ĐÚNG. PP thống kê được sử dụng trong đa số các đối tượng nghiên cứu của tội
phạm học như: tình hình tội phạm, dự báo tình hình tội phạm…
11)Tiêu chí cơ bản nhất để đánh giá kế họach đấu tranh phòng chống TP là tính
tối ưu.
SAI. Trước khi xem xét đến các tiêu chí đánh giá kế hoạch phòng chống tội phạm,
thì yếu tố quan trọng/ tiêu chí quan trọng đầu tiên để đánh giá là nội dung kế
hoạch phải tuân thủ các nguyên tắc của hoạt động phòng ngừa tội phạm như
nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc dân chủ. Khi kế hoạch đáp
ứng được những tiêu chí này thì các tiêu chí đánh giá kế hoạch mới được đặt ra. Vì
vậy đây mới là tiêu chí cơ bản nhất.

12)Căn cứ tỷ lệ tăng giảm số liệu thống kê THTP là có thể đánh giá hiệu quả
PNTP.
SAI. Đánh giá hiệu quả PNTP được xác định trên cơ sở các thông số của khía cạnh
lượng và chất của tình hình tội phạm. Các tiêu chí này có thể xem xét độc lập,
nhưng khi đánh giá về hiệu quả của PNTP thì chúng có mối liên hệ với nhau. Vậy
nên, để đánh giá về hiệu quả của PNTP thì căn cứ tỷ lệ tăng giamr số liệu thống kê
THTP là chưa đủ.

You might also like