You are on page 1of 4

Chương 4 : CẤU THÀNH TỘI PHẠM

I. Khái niệm các yếu tố của tội phạm

Yếu tố cấu thành lên 1 tội phạm đầy đủ 4 yếu tố


“Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính chất đặc
trưng cho một loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự”

Quan hệ giữa CTTP và tội phạm

Các dấu hiệu trong CTTP


Là những dấu hiệu phản ánh nội dung bốn yếu tố của CTTP
Không phải tất cả các dấu hiệu này đều được đưa vào CTTP
Những dấu hiệu bắt buộc phải có trong tất cả các CTTP
- Dấu hiệu hành vi ( thuộc mặt khách quan )
- Dấu hiệu lỗi ( thuộc mặt chủ quan )
- Dấu hiệu năng lực TNHS ( thuộc chủ thể )
- Dấu hiệu độ tuổi chịu TNHS ( thuộc chủ thể )

Đặc điểm của các dấu hiệu trong CTTP


Các dấu hiệu trong CTTP đều do LSH quy định :
- Nhà nước quy định tội phạm trong LHS bằng cách mô tả những dấu
hiệu của CTTP và quy định những dấu hiệu đó trong luật
Các dấu hiệu trong CTTP trong sự kết hợp với nhau có tính đặc trưng :
- Trong mối liên hệ tổng hợp các dấu hiệu của từng CTTP, các dấu hiệu
pháp lý của CTTP có tính đặc trưng cho từng loại tội phạm cụ thể

Các dấu hiệu trong CTTP có tính bắt buộc :


- Các dấu hiệu trong CTTP do nhà làm luật quy định trước trong quá
trính xây dựng luật
- Người áp dụng pháp luật phải trên cơ sở hành vi đã được thực hiện,
đối chiếu hành vi đó với các dấu hiệu pháp lý trong CTTP để xác định
hành vi cụ thể nào đó có phải tội phạm hay không
II. Phân loại CTTP
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm
tội, CTTP được phân thành 3 loại :
1. CTTP cơ bản : là CTTP mà trong đó có những dấu hiệu pháp lý đặc
trung, phản ánh đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, là
căn cứ để phân biệt tội phạm đó với những tội phạm khác ( chứa dấu
hiệu hiệu định tối, mô tả tội phạm, giúp phân biệt tội phạm này với tội
phạm khác
2. CTTP tăng nặng là CTTP mà trong đó ngoài những dấu hiệu của
CTTP cơ bản, còn có thêm dấu hiệu khác làm tăng lên tính chất, mức
độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm so với những trường hợp phạm
tội thông thường khác ( so với tội phạm được ghi nhận ở CTTP)
3. CTTP giảm nhẹ : trong đó có những dấu hiệu của CTTP cơ bản, còn
có thêm dấu hiệu khác làm giảm đi tính chất, mức độ nguy hiểm cho
xã hội so với những trường hợp phạm tội thông thường khác ( so với
tội phạm được ghi nhận ở CTTP cơ bản )
Lưu ý :
1. Dấu hiệu của CTTP cơ bản còn được gọi là dấu hiệu định tội
Tình tiết là dấu hiệu định tội ( hoặc là yếu tố định tội ) là tình tiết ( dấu
hiệu ) thuộc CTTP cơ bản, có ý nghĩa xác định tội danh cụ thể, là cơ sở để phân
biệt tội phạm mà CTTP phản ánh với tội khác
2. Dấu hiệu của CTTP tăng nặng/ giảm nhẹ còn gọi là dấu hiệu định
khung
Tính tiết là dấu hiệu định khung ( hoặc là yếu tố định khung ) là tính tiết
( dấu hiệu ) thuộc CTTP tăng nặng/ giảm nhẹ, có ý nghĩa xác định khung hình
phạt tăng nặng/ giảm nhẹ trong cùng một điều luật để áp dụng đối với người/
pháp nhân thương mại phạm tội
Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc của mặc khách quan của tội phạm, CTTP
được phân thành 2 loại :
- CTTP vật chất là CTTP mà trong đó mặt khách quan của tội phạm có
các dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã
hội, quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội với hậu quả
nguy hiểm cho xã hội do hành vi đó gây ra
VD : Điều 130 ( tội bức tử ); điều 124 ( tội giết vứt bỏ con mới đẻ )
- CTTP hình thức là CTTP trong đó mặt khách quan của tội phạm chỉ
có dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội
VD : Điều 141 ( tội hiếp dâm ), điều 188 ( tội buôn lậu )
Lưu ý :

You might also like