You are on page 1of 18

CHƯƠNG III.

TỘI PHẠM
I. KHÁI NIỆM VỀ TỘI PHẠM
- Định nghĩa hình thức : Tội phạm là các hành vi do luật hình sư qui định ->
không có trong luật định thì không có tội
- Định nghĩa nội dung : Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi,
trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt
- Định nghĩa theo BLHS 2015 : khoản 1 Điều 8 BLHS -> chi tiết, rõ ràng,
lột tả bản chất chi tiết bên trong của 1 hành vi bị coi là tội phạm.
 Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự
và phải chịu hình phạt
Đặc điểm : Phải thoả đủ 4 đặc điểm mới được coi là tội phạm
- Tính nguy hiểm cho xã hội : gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho
các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ -> là đặc điểm cơ bản, quan
trọng nhất của tội phạm, thuộc tính khách quan của tội phạm, quan
trọng nhất.
o Căn cứ đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội :
 Tính chất của quan hệ xã hội mà tội phạm xâm hại
 Mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe doạ gây ra cho các quan hệ
xã hội bị xâm hại
 Tính chất của hành vi khách quan : thủ đoạn, công cụ,
phương tiện phạm tội
 Tính chất và mức độ lỗi
 Động cơ, mục đích phạm tội
 Hoàn cảnh chính trị xã hội nơi hành vi phạm tội xảy ra
 Nhân thân người phạm tội
- Tính có lỗi : ở góc độ xã hội – lỗi là kết quả của sự lựa chọn và tự quyết
định của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình -> sự
phủ định chủ quan của người phạm tội đối với các chủ quan của xã hội. Ở
góc độ tâm lý – thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi của
mình và hậu quả mà hành vi đó gây ra. Yếu tố bắt buộc của mọi hành vi
được coi là tội phạm, thuộc tính chủ quan. Căn cứ tại khoản 1 Điều 8
BLHS.
 Tội phạm là phải gắn liền với hình phạt, theo quy định của pháp
luật VN thì hình phạt ngoài yếu tố trừng trị thì còn là giáo dục, cái
tạo người phạm tội ngăn ngừa người khác phạm tội. Vậy khi
chúng ta xác định người thực hiện hành vi phạm tội không có lỗi
thì cái việc thực hiện, đạt được mục đích hình phạt sẽ không có ý
nghĩa -> áp dụng hình phạt sẽ không mang tính chất giáo dục, cải
tạo họ vì từ đầu họ đã nhận thức đúng về hành vi của họ là họ
không có lỗi
- Tính trái pháp luật hình sự : Căn cứ Điều 2 BLHS -> thể hiện tính hình
thức pháp lý.
- Tính phải chịu hình phạt : chịu hậu quả pháp lý, chỉ có người phạm tội
mới có phải chịu hình phạt.
II. PHÂN LOẠI TỘI PHẠM
Phân chia các loại tội phạm được quy định tại BLHS thành các nhóm khác nhau
dựa trên một căn cứ xác định và nhằm mục đích nhất định.
6 căn cứ để phân loại tội phạm :
- Căn cứ theo tính chất của khách thể loại của tội phạm : chia thành cái
loại tội phạm dựa vào khách thể loại ( phân từ chương XIII đến XXVL ),
dựa vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội
( Căn cứ Điều 9 BLHS )
- Căn cứ vào hình thức lỗi
- Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc cấu thành tội phạm
- Căn cứ vào chủ thể thực hiện tội phạm
- Căn cứ vào đặc điểm đặc biệt trong cấu trúc hành vi khách quan
- Căn cứ vào mức độ và tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm
tội
Ý nghĩa :
- Là cơ sở cụ thể hoá chính sách hình sự và đường lối xử lý tội phạm
- Là cơ sở trong việc xác định tội phạm
- Là căn cứ để xây dựng và áp dụng một số quy định pháp luật hình sự hay
tố tụng hình sự
III. PHÂN BIỆT GIỮA TỘI PHẠM VÀ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP
LUẬT KHÁC
Giống nhau : hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến các quan hệ xã hội
được Nhà nước bảo vệ, hành vi có lỗi, trái pháp luật, do chủ thể có năng lực
trách nhiệm pháp lý thực hiện.
Khác nhau :
- Về mặt nội dung : Tội phạm là những hành vi có tính nguy hiểm cho xã
hội khác với các hành vi vi phạm pháp luật khác. Các vi phạm pháp luật
khác tuy cũng có tính nguy hiểm cho xã hội nhưng còn ở mức độ chưa
đáng kể. Tội phạm là những hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội ở mức
độ đáng kể. Ranh giới giữa "nguy hiểm đáng kể" và "nguy hiểm chưa
đáng kể" là ranh giới cần được xác định khi xây dựng luật cũng như khi
giải thích và áp dụng luật hình sự. Căn cứ vào ranh giới này, nhà làm luật
xác định những hành vi bị coi là tội phạm và quy định trong luật hình sự.
Khi tội phạm đã được quy định trong luật hình sự, ranh giới giữa tội phạm
và vi phạm pháp luật khác có thể đã được xác định một cách dứt khoát,
hành vi bị quy định chỉ có thể là tội phạm mà không thể là vi phạm
pháp luật khác được.
- Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp điều luật chưa thể hiện được cụ
thể và dứt khoát ranh giới giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác,
hành vi bị quy định có thể là tội phạm trong trường hợp này nhưng ở
trường hợp khác chỉ là vi phạm pháp luật khác. Ví dụ: Hành vi hành hạ
người khác (Điều 140 BLHS), hành vi gây rối trật tự công cộng (Điều 318
BLHS)...
 Đối với những trường hợp này, đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải
có sự giải thích khi nào những trường hợp đó bị coi là có tính nguy
hiểm đáng kể, khi nào thì chưa. Trong trường hợp ranh giới này chưa
được giải thích, người áp dụng pháp luật phải tự giải thích để xác định
trường hợp cụ thể là tội phạm hay chưa là tội phạm.
- Về hình thức pháp lý : Tội phạm được quy định trong luật hình sự; các
vi phạm pháp luật khác được quy định ưong các văn bản của các ngành
luật khác.
- Về hậu quả pháp lý : Tội phạm bị xử lí bằng biện pháp cưỡng chế nhà
nước nghiêm khắc nhất là hình phạt; các vi phạm pháp luật khác chỉ có
thể bị xử lí bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước ít nghiêm khắc hơn.
Các tiêu chí phân biệt khác dựa trên cơ quan xây dựng luật, cơ quan giải thích
luật, người áp dụng luật.
IV. NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA TỘI PHẠM
Quan điểm của các luật gia tư sản : tội phạm là hiện tượng xã hội xuất hiện khi
có xã hội loài người và tồn tại vĩnh viễn cùng với xã hội loài người
Quan điểm của các luật gia xã hội chủ nghĩa : tội phạm là hiện tượng xã hội chỉ
tồn tại trong xã hội có giai cấp, và mất đi khi xã hội không còn giai cấp nữa.
CHƯƠNG IV. CẤU THÀNH TỘI PHẠM
I. CÁC YẾU TỐ CỦA TỘI PHẠM
Chủ thể của tội phạm : người thực hiện tội phạm hoặc pháp nhân thương mại
thực hiện tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm : biểu hiện ra bên ngoài tội phạm bao gồm hành
vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả, các tình tiết khác.
- Hành vi : hành vi là dấu hiệu bắt buộc ở tất cả các tội phạm. Hành vi gồm
bao gồm hành vi hành động ( giết người, tội cướp tài sản,.. ) và hành vi
không hành động ( hành vi của tội không cứu giúp người đang ở trong
tình trạng nguy hiểm đến tính mạng,.. )
- Hậu quả : Hậu quả không phải dấu hiệu bắt buộc ở tất cả tội phạm
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm
Mặt chủ quan của tội phạm : biểu hiện bên trong của tội phạm (lỗi, động cơ và
mục đích)
- Lỗi : Lỗi cố ý trực tiếp – người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình
là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong
muốn hậu quả xảy ra. Lỗi cố ý gián tiếp – người phạm tội nhận thức rõ
hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi
đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn ý thức để mặc cho hậu
quả xảy ra. Lỗi vô ý vì quá tự tin – người phạm tội tuy thấy trước hành vi
của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu
quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Lỗi vô ý do cẩu tha
– người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu
quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu
quả đó.
Khách thể của tội phạm : quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại
 4 yếu tố có mối liên hệ mật thiết với nhau, tội phạm chỉ xảy ra khi có đủ 4
yếu tố này và khi tổng hợp lại ta sẽ có được tính chất và mức độ nguy
hiểm
II. CẤU THÀNH TỘI PHẠM
Định nghĩa : Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính chất
đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật Hình sự.
Dấu hiệu bắt buộc : luôn phải có mặt trong bất kỳ một cấu thành tội phạm cụ
thể như : quan hệ xã hội bị tộp phạm xâm hại, hành vi nguy hiểm cho xã hội,
năng lực trách nhiệm hình sự và tuổi chịu trách nhiệm đối với cá nhân người
phạm tội, lỗi
Dấu hiệu không bắt buộc : có thể có mặt trong cấu thành tội phạm này nhưng
không có trong cấu thành tội phạm khác : hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, các dấu hiệu khác, mục đích – động
cơ phạm tội
Đặc điểm của các dấu hiệu cấu thành tội phạm :
- Tính luật định : xuất phát từ tính trái pháp luật hình sự của tội phạm,
nguyên tắc pháp chế không có tội, không có hình phạt nếu không có luật
 các dấu hiệu của CTTP phải do luật định
- Tính đặc trưng : có nghĩa là trong sự kết hợp với nhau các dấu hiệu
thuộc cấu thành tội phạm vừa phản ánh được đầy đủ bản chất nguy hiểm
cho xã hội của loại tội phạm nhất định vừa đủ cần thiết cho phép nhân biệt
tội này với tội kia
- Tính bắt buộc : Mọi hành vi bị coi là tội phạm khi nó thoả mãn đầy đủ
các dấu hiệu cấu thành tội phạm -> các dấu hiệu là điều kiện cần và đủ đẻ
xác định tội phạm.
Phân loại cấu thành tội phạm
- Phân loại theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội : cấu thành
tội phạm cơ bản – dấu hiệu định tội ( dấu hiệu mô tả tội phạm ), cấu
thành tội phạm tăng nặng – dấu hiệu định tội + dấu hiệu định khung
tăng nặng, cấu thành tội phạm giảm nhẹ - dấu hiệu định tội + dấu hiệu
định khung giảm nhẹ
 Mỗi tội phạm đều có cấu thành tội phạm cơ bản, có thể có một hoặc
nhiều cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc cấu thành tội phạm giảm nhẹ
 Ý nghĩa : trong lập pháp hình sự cơ sở phân hoá trách nhiệm hình sự,
trong áp dụng pháp luật là cơ sở định tội danh và định khung hình phạt.
- Phân loại theo đặc điểm cấu trúc của cấu thành tội phạm : cấu thành
tội phạm vật chất – mặt khách quan có các dấu hiệu hành vi, hậu quả,
quan hệ nhân quả là dấu hiệu bắt buộc; cấu thành tội phạm hình thức, cấu
thành tội phạm cắt xén – mặt khách quan chỉ có các dấu hiệu hành vi là
dấu hiệu bắt buộc, cấu thành tội phạm cắt xén – mặt khách quan chỉ nêu
một phần hay một giai đoạn của hành vi
o Tiêu chí xây dựng cầu thành tội phạm vật chất và cấu thành tội
phạm hình thức
 Tính nguy hiểm cho xã hội : cao – không cao
 Yêu cầu kỹ thuật lập pháp hình sự : thiệt hại về vật chất, hậu
quả xác định – thiệt hại phi vật chất, hậu quả khó xác định
 Việc xác định loại tội nào có cấu thành tội phạm vật chất hay cấu thành tội
phạm hình thức phải dựa vào quy định của luật. Việc có hay không có
dấu hiệu “hậu quả nguy hiểm” là do luật định, không phụ thuộc hậu quả
xảy ra trên thực tế.
 Ý nghĩa : cơ sở để định tội danh, cơ sở xác định thời điểm hoàn thành tội
phạm
Mối quan hệ tội phạm với cấu thành tội phạm : quan hệ giữa hiện tượng với
mô hình pháp lý, quan hệ giữa nội dung và hình thức của tội phạm
III. Ý NGHĨA CỦA CTTP
Ý nghĩa về chính trị xã hội, về lập pháp hành sự, về áp dụng pháp luật hình sự
Cơ sở định tội danh, xác định thời điểm tội phạm hoàn thành, căn cứ định khung
hình phạt
CHƯƠNG V. KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM
I. KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội quan trọng được luật hình sự bảo vệ
và bị tội phạm xâm hại (các quan hệ xã hội quan trọng Điều 1 và Điều 8 BLHS)
Phân biệt : Quan hệ xã hội được luật hình sự điều chỉnh là quan hệ pháp luật
hình sự, quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ là quan hệ xã hội được luật
hình sự tuyên bố bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm.
Ví dụ: A có quyền sở hữu chiếc xe máy và B là người trộm cắp xe máy của A và
Nhà nước là bên thứ 3 xuất hiện.
Quyền sở hữu sẽ là khách thể của tội phạm.
Vậy mối quan hệ phát sinh giữa Nhà nước với bên B – người thực hiện
hành vi phạm tội, ta gọi là quan hệ pháp luật hình sự và được coi là quan hệ xã
hội được luật hình sự điều chỉnh.
Mối quan hệ giữa Nhà nước và quyền sở hữu chiếc xe máy ( khách thể ) của
người A khi bị người B thực hiện hành vi trộm cắp thì được coi là quan hệ xã
hội được luật hình sự bảo vệ.
Ý nghĩa :
- Về chính trị xã hội : thể hiện bản chất giai cấp
- Trong hoạt động lập phát hình sự : cơ sở xây dựng phần các tội phạm
- Trong hoạt động áp dụng pháp luật hình sự : dấu hiệu định tội
Các loại khách thể :
- Khách thể chung của tội phạm : tổng thể quan hệ xã hội được luật hình
sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm -> ý nghĩa trong việc xác định tội
phạm
- Khách thể loại của tội phạm : nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất
được nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của
nhóm tội phạm. Có 14 khách thể loại tương ứng với 14 phần của các tội
phạm-> căn cứ để phân chia tội phạm thành các chương, phân biệt các
tội phạm.
VD : tội vô ý làm chết người là khách thể chung, vô ý làm chết người là
khách thể loại
- Khách thể trực tiếp của tội phạm : là quan hệ xã hội cụ thể dược pháp
luật hình sự bảo vệ và bị một tội phạm cụ thể trực tiếp xâm hại -> là yếu
tố cấu thành tội phạm. Thông thường mỗi tội phạm chỉ có 1 khách thể trực
tiếp, nhưng vẫn có trường hợp đặc biệt là 1 tội phạm sẽ có nhiều khách
thể trực tiếp.
VD : Tội cướp tài sản Điều 168 thì gồm 2 khách thể trực tiếp : quyền sở
hữu tài sản và có khả năng là quyền được bảo vệ về sức khoẻ, tính mạng.
 Yếu tố thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội, căn cứ để
gộp hoặc tách những hành vi nguy hiểm vào 1 hoặc nhiều tội danh,
cơ sở định tội danh.
 Khách thể chung là bao chùm lên khách thể loại và khách thể trực tiếp,
khách thể loại sẽ bao chùm khách thể trực tiếp. Mối quan giữa cái chung –
cái riêng – cái đơn nhất, bất kì hành vi phạm tội nào xâm phạm đến
khách thể trực tiếp thì cũng sẽ xâm phạm đến khách thể loại và
khách thể chung
II. ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA TỘI PHẠM
Khách thể của tội phạm được hợp thành bởi 3 bộ phận : con người là chủ thể,
hoạt động bình thường của chủ thể là nội dung, đối tượng vật chất là khách thể
=> gọi chung là đối tượng tác động của tội phạm
VD : quyền sở hữu xe máy là khách thể và xe máy là đối tượng tác động của
tội phạm
Đối tượng tác động của tội phạm là 1 bộ phận của khách thể, bị hành vi phạm
tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho các quan hệ xã
hội được LHS bảo vệ
Hành vi tác động

Đối tượng tác động biến→đổi Tình trạng bình thường thiệt→hại Khách thể

Đối tượng tác động :


- Con người : Chương XIV – tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của
con người
- Vật chật : Chương XVI, XVIII
- Hoạt độg bình thường của chủ thể : cản trở hoạt động bình thường, làm
biến dạng hay tự làm biến dạnng xử sự của mình hoặc người khác.VD :
chống người thi hành công vụ, che giấu tội phạm
Ý nghĩa : xác định hành vi phạm tội, cơ sở phân biệt tội phạm, định tội, định
khung hình phạt
CHƯƠNG VI. MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM
I. ĐỊNH NGHĨA
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những
biểu hiện của tội phạm diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan
Dấu hiệu :
- Hành vi nguy hiểm cho xã hội
- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả
nguy hiểm cho xã hội
- Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện phạm tội như : thời gian, địa
điểm, phương tiện, công cụ phạm tội, hoàn cảnh phạm tội,…
Ý nghĩa:
- Ý nghĩa định tội -> mặt khách quan là 1 trong 4 yếu tố bắt buộc cấu
thành tội phạm nên không có mặt khách quan tức là không có tội phạm,
cụ thể trong các dấu hiệu của mặt khách quan của tội phạm thì dấu hiệu
hành vi là dấu hiệu bắt buộc phải có trong mọi cấu thành tội phạm và dấu
hiệu có ý nghĩa định tội cho tất cả các cấu thành tội phạm.
- Ý nghĩa định khung phạt
- Ý nghĩa quyết định hình phạt
- Ý nghĩa trong việc xác định mặt chủ quan của tội phạm, trước hết là xác
định lỗi và mức độ lỗi của người phạm tội
II. HÀNH VI KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM
Định nghĩa : là những xử sự có ý thức và có ý chí của con người được thể hiện
ra thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định, gây thiệt hại hoặc đe
doạ gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
Không có hành vi khách quan thì không có tội phạm, những gì còn tồn tại tư
tưởng, suy nghĩ con người chưa được thể hiện qua dạng hành vi thì chưa thể coi
là phạm tội.
Đặc điểm : Hành vi khách quan là xử sự của con người nhưng xử sự của con
người chỉ được coi là hành vi khách quan của tội phạm khi có đủ 3 đặc điểm
sau
- Có tính nguy hiểm cho xã hội – gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại
cho mối quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, hành vi trái pháp luật
hình sự - bị BLHS cấm hoặc bị BLHS quy định buộc chủ thể phải thực
hiện khi họ có khả năng thực hiện 1 công việc nhất định, hoạt động có ý
thức và có ý chí của con người – khả năng nhận thức thực tại khách
quan và khả năng điều chỉnh hành vi của con người
TNHS của người bị cưỡng bức tinh thần :
- Nếu người bị cưỡng bức về tinh thần ở mức độ bị tê liệt về ý chí ( không
còn lựa chọn nào khác ) thì họ được loại trừ TNHS và ngược lại ( nhiều
sự lựa chọn và có đủ điều kiện chọn sự lựa chọn hợp pháp ) thì vẫn phải
chịu TNHS về hành vi của mình
- Hành vi được thực hiện trong sự kiểm soát hoàn toàn của ý thức và ý chí
– TNHS trọn vẹn
- Hành vi được thực hiện trong sự kiểm soát của ý thức và ý chí nhưng ở
mức độ hạn chế - TNHS hạn chế
- Biểu hiện của con người ra thế giới khách quan nằm ngoài sự kiểm soát
của ý thức và ý chí – TNHS được loại trừ
Hình thức thể hiện :
- Hành động phạm tội : hình thức biểu hiện của hành vi phạm tội làm biến
đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại hoặc đe
doạ gây thiệt hại cho khách thể qua việc chủ thể đã làm một việc bị pháp
luật cấm.
- Không hành động phạm tội : : hình thức biểu hiện của hành vi phạm tội
làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt
hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho khách thể qua việc chủ thể không làm
một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện để
làm.
o Điều kiện 1 : có nghĩa vụ pháp lý phải thực hiện
o Điều kiện 2 : có đủ khả năng và điều kiện để thực hiện nghĩa vụ đó
nhưng cố tình không thực hiện
Dạng cấu trúc đặc biệt của hành vi khách quan của tội phạm :
- Tội ghép : loại tội phạm mà hành vi khách quan được hình thành từ
nhiều hành vi khác nhau, xảy ra đồng thời, xâm phạm các khách thể
khác nhau. VD : tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
- Tội kéo dài : tội phạm mà hành vi khách quan có khả năng diễn ra không
gián đoạn trong một khoảng thời gian dài. VD : các tội tàng trữ, che giấu
tội phạm
- Tội liên tục : tội phạm mà hành vi khách quan có tính liên tục, bao gồm
nhiều hành vi cùng loại xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời gian, cùng xâm
hại một qhxh và cùng bị chi phối bởi 1 ý định phạm tội cụ thể, thống
nhất -> tổng kết hành vi và tổng kết hậu quả để xử phạt hình sự. VD : Tội
đầu cơ – hành vi mua vét hàng hoá. Cần phân biệt với phạm tội nhiều lần
-> hành vi và hậu quả mỗi lần sẽ độc lập với nhau.
III. HẬU QUẢ NGUY HIỂM CHO XÃ HỘI
Định nghĩa : thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho qhxh là khách thể bảo vệ
của luật hình sự -> hậu quả chính là thiệt hại
Các loại hậu quả :
- Thiệt hại về vật chất : thiệt hại về tải sản, mức độ thiệt hại được xác định
theo trị giá tài sản quy ra tiền
- Thiệt hại về thể chất : thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ con người, mức
độ thiệt hại được xác định bởi số lượng người bị thiệt mạng hoặc tỉ lệ
phần trăm tổn thương cơ thể
- Thiệt hại về phi vật chất : thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín, tinh
thần của con người, thiệt hại về an ninh, chính trị, an toàn xã hội, mức độ
thiệt hại được xác định thông qua hoạt động tư duy của con người nên
mang tính tương đối.
Ý nghĩa :
- Ý nghĩa định tội, xác định giai đoạn phạm tội, khung hình phạt, quyết
định hình phạt
IV. DẤU HIỆU MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ
Định nghĩa : mối liên hệ giữa một hiện tượng là hành vi khách quan nguy
hiểm cho xã hội đóng vai trò là nguyên nhân với một hiện tượng là hậu quả
nguy hiểm cho xã hội đóng vai trò là kết quả -> mối liên hệ giữa hành vi và
hậu quả
Căn cứ để xác định : hành vi phạm tội phải xảy ra trước hậu quả nguy hiểm
cho xã hội về mặt thời gian, giữa hành vi phạm tội và hậu quả phải có mối
quan hệ nội tại và tất yếu. Quan hệ nội tại là hành vi trái pháp luật, trong
hành vi đã thực hiện đó phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu
quả nguy hiểm cho xã hội. VD : Anh A dùng dao chém vào đầu anh B gây ra
chết người thì quan hệ nội tại là hành vi dùng dao chém vào đầu có chứa đựng
khả năng làm phát sinh hậu quả làm cho B chết. Quan hệ tất yếu là hậu quả
nguy hiêm cho xã hội phản ánh đúng xu thế phát triển của hành vi phạm tội -
> hành vi phạm tội diễn ra như thế nào thì hậu quả phải như thế đó.
Mối quan hệ nhân quả đơn trực tiếp : chỉ có 1 hành vi trái pháp luật đóng
vai trò là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. VD : A
đâm vào đùi B mất nhiều máu nên B chết -> chỉ có 1 hành vi trái pháp luật của A
dẫn đến hậu quả B chết
Mối quan hệ nhân quả kép trực tiếp : có nhiều hành vi trái pháp luật cùng
đóng vai trò là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, có
2 trường hợp :
- Mỗi hành vi đều có khả năng thực tế trực tiếp làm phát sinh hậu quả
- Mỗi hành vi trái pháp luật đều chưa có khả năng thực tế làm phát sinh
hậu quả đó và khả năng dẫn đến hậu quả chỉ hình thành khi các hành vi
đó kết hợp lại với nhau trong điều kiện nhất định
Ngoài các dấu hiệu, hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả thì còn các biểu
hiện khác như :
- Công cụ phạm tội : là một dạng cụ thể của phương tiện phạm tội sử dụng
đế tác động đến đối tượng tác động
- Phương tiện phạm tội : những đối tượng vật chất được chủ thể của tội
phạm sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội của mình
- Thời gian phạm tội : thời điểm cụ thể hoặc khoảng thời nhất định mà hành
vi phạm tội diễn ra
- Địa điểm phạm tội : giới hạn lãnh thổ nhất định mà hạnh vi phạm tội bắt
đầu, kết thúc, diễn ra hoặc ở đó có hậu quả
- Hoàn cảnh phạm tội : tổng hợp những tình tiết khách quan xung quanh,
bối cảnh có ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm.
CHƯƠNG VII. CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM
I. KHÁI NIỆM
Định nghĩa : Chủ thể của tội phạm là người đã thực hiện 1 tội phạm được luật
định, có năng lực TNHS, đạt độ tuổi luật định => 2 điều kiện trên mang tính
chất tiền đề để buộc xem người đó có lỗi hay không, hoặc pháp nhân thương
mại đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể => chỉ giới hạn trong Điều 75 BLHS
Phân biệt giữa chủ thể của tội phạm với chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự.
Chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự là một bên là Nhà nước và một bên là
người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội với những quyền và nghĩa
vụ pháp lý khác nhau.
 Chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự đã bao gồm luôn cả chủ thể của tội
phạm
Ý nghĩa : phân biệt các trường hợp là tội phạm không phải là tội phạm, định tội,
phân biệt tội này với tội khác
II. CÁC DẤU HIỆU CẦN CỦA CHỦ THỂ LÀ CÁ NHÂN
Năng lực TNHS là khả năng của một người ở thời điểm thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xh nhận thức được và điều khiển được hành vi, nếu người đó không
được qui định tại Điều 21 BLHS thì người đó có năng lực TNHS.
BLHS vẫn chưa quy định thế nào là năng lực TNHS.
Tiêu chuẩn để xác định tình trạng không có năng lực chịu TNHS dựa vào 2
tiêu chuẩn y học và tâm lý. Những người mắc bệnh tâm thần nhưng không đến
mức mất khả năng nhận thức hành vi hoặc mất khả năng điều khiển hành vi thì
vẫn phải chịu TNHS về hành vi nguy hiểm mà họ gây ra.
Tuổi chịu TNHS căn cứ tại Điều 12 BLHS. Gồm 2 khoảng qui định : đủ 16 trở
lên và từ 14 đến dưới 16 tuổi. Cách tính tuổi chịu TNHS sẽ dựa theo giấy khấy
sinh – tròn ngày tròn tháng tròn năm, nếu như không có giấy khai sinh sẽ chia
thành 2 trường hợp : xác định cuối cùng của tháng sinh là ngày sinh hoặc ngày
cuối cùng của năm sinh là ngày sinh
III. CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT CỦA TỘI PHẠM
Người mà ngoài các dấu hiệu cần của chủ thể còn có thêm dấu hiệu đặc biệt.
Các dấu hiệu chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp, tính chất công việc, nghĩa vụ
phải thực hiện, về tuổi, về giới tính, về quan hệ họ hàng – gia đình,…
Ý nghĩa :
- Là dấy hiệu định tội khi CTTP căn bản của tội phạm quy định chủ thể đặc
biệt, định khung hình phạt khi CTTP định khung có quy định
- Trong các vụ án đồng phạm, dấu hiệu chủ thể đặc biệt chỉ đòi hỏi bắt buộc
với người thực hành. Những người đồng phạm khác không bắc buộc phải
có.
IV. VẤN ĐỀ NHÂN THÂN CỦA NGƯỜI PHẠM TỘI
Tổng hợp đặc biệt riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải
quyết định đúng đắn vấn đề TNHS của họ.
Đặc điểm về vấn đề nhân thân được nghiên cứu :
- Phán ánh dấu hiệu của chủ thể đặc biệt của tội phạm
- Phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, thông qua
đó ảnh hưởng đến mức độ TNHS của người phạm tội
- Phản ánh khả năng tiếp nhận sự cải tạo, giáo dục
- Phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tội đáng được khoan hồng
Ý nghĩa :
- Định tội, định khung hình phạt, hoạt động quyết định hình phạt
CHƯƠNG VIII. MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM
I. KHÁI NIỆM
Mặt bên trong của tội phạm và thuộc về phạm trù tâm lý của con người phạm
tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do họ thực hiện và với hậu quả do
hành vi đó gây ra cho xã hội hoặc đối với khả năng gây ra hậu quả đó. Bao
gồm : lỗi ( quan trọng nhất ), động cơ và mục đích phạm tội
II. LỖI
Dưới khía cạnh xã hội : đặt lợi ích cá nhân trước lợi ích cộng đồng. Người
thực hiện hành vi thoả mãn, phù hợp với lợi ích cá nhân đồng thời với lợi ích xã
hội thì sẽ không bao giờ là lỗi. Người thực hiện hành vi thoả mãn lợi ích cá nhân
và đi ngược lại với lợi ích xã hội thì có thể được coi là có lỗi.
- Một hành vi gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có
lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự lựa chọn và quyết định của chủ thể
trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực
hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
- Hành vi của con người thường bị chi phối bởi 2 thuộc tính :
o Tính tất yếu
o Tính tự do
Dưới khía cạnh tâm lý : lỗi là thái độ tâm lý của 1 người đối với hành vi nguy
hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu
hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
Nội dung : Lỗi bao gồm ý thức và ý chí. Ý thức : nhận thức đối với hành vi và
nhận thức khả năng phát sinh hậu quả. Ý chí : mong muốn thực hiện hành vi và
muốn hậu qảu xảy ra
Phân biệt các loại lỗi :

Cố ý trực tiếp Cố ý gián tiếp Vô ý do quá tự tin Vô ý do cẩu thả


- Nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi
- Thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội - Không nhận thức
- Tất nhiên xảy ra - Không thấy trước
- Có thể xảy ra - Có thể xảy ra hậu quả
- Có thể xảy ra
- Không nhận thức
- Không mong muốn cho hậu quả xảy ra được mặt thức tế
của hành vi
- Tuy nhận thức
được mặt thực tế
Tin rằng hậu quả sẽ của hành vi nhưng
Khi quyết định xử sự, không xảy ra, hoặc không nhận thức
Mong muốn cho hậu
chủ thể chấp nhận có 2 có thể ngăn ngừa được tính nguy
quả xảy ra
khả năng được khi quyết định hiểm cho xã hội
Hậu quả xảy ra xử sự, chủ thể loại của hành vi
Hậu quả không xảy ra trừ khả năng gây ra - Có nghĩa vụ và có
hậu quả điều kiện để thấy
trước hậu quả

CHƯƠNG IX. CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN TỘI PHẠM


I. KHÁI NIỆM
Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước trong quá trình cố ý thực hiện tội
phạm. Bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn
thành.
Các bước cố ý thực hiện tội phạm : Hình thành ý định phạm tội, biểu lộ ý định
phạm tội, chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, tội phạm hoàn thành.
Điều kiện để trở thành giai đoạn thực hiện tội phạm : thể hiện ra thế giới
khách quan bên ngoài bằng hành vi và có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội.
II. CÁC GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ PHẠM TỘI
Chuẩn bị phạm tội : Điều 14 BLHS
- Đặc điểm : thời điểm sớm nhất là thời điểm người phạm tội đã bắt đầu
có những hành vi tạo ra những điều kiện vật chất hoặc tinh thần làm cho
việc thực hiện tội phạm được tiến hành thuận lợi và dễ dàng hơn
o Thời điểm muộn nhất là thời điểm trước lúc người phạm tội bắt
đầu thực hiện hành vi khách quan được phản ánh trong CTTP
hoặc trước lúc người phạm tội bắt tay vào việc thực hiện những
hành vi đi liền trước hành vi khách quan được mô tả trong
CTTP.
o Người phạm tội không thực hiện tội phạm đến cùng do những
nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn
- Trách nhiệm hình sự : chưa trực tiếp xâm phạm đến các mối quan hệ xã
hội được luật hình sự bảo vệ nên tính nguy hiểm ở giai đoạn này có phần
hạn chế hơn được thể hiện trong phạm vi TNHS và mức độ TNHS
Phạm tội chưa đạt : Điều 15 BLHS
- Đặc điểm : người phạm tội đã bắt đầu thực hiện tội phạm, thực hiện
hành vi khách quan hoặc hành vi đi liền trước hành vi khách quan
trong CTTP. VD : trong trộm cắp thì anh đã mở tủ két sắt, nhặt dao để
đâm. Người phạm tội chưa thực hiện đến cùng, chưa thoả mãn hết dấu
hiệu pháp lý của CTTP, để xác định một hành vi phạm tội đã thoả
mãn hết dấu hiệu pháp lý hay chưa thì dựa vào mặt khách quan của
CTTP, dựa vào loại tội mà hành vi đó đã xâm hại : CTTP vật chất khi
chưa thoả mã hết dấu hiệu pháp lý khi chưa có hậu quả pháp lý xảy ra,
CTTP hình thức thì xuất phát từ yêu cầu hậu quả mà không đặt ra mà chỉ
yêu cầu hành vi thì khi thực hiện hết các hành vi thì được coi là tội
phạm hoàn thành và ngược lại là tội phạm chưa đạt. Người phạm tội
chưa phạm tội đến cùng do các yếu tố khách quan đem lại, sai lầm của
người phạm tội về đối tượng, công cụ phạm tội.
- Căn cứ vào đánh giá của người phạm tội đối với mức độ thực hiện hành
vi phạm tội mà họ đã thực hiện : phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và
phạm tội chưa đạt đã hoàn thành
- Căn cứ vào đặc điểm của nguyên nhân khách quan dẫn đến việc chưa
đạt : phạm tội chưa đạt vô hiệu và phạt tội chưa đạt khác
Tội phạm hoàn thành : đã thoả mãn hết dấu hiệu khách quan và chủ quan được
quy định trong luật
III. TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM DỨT VIỆC PHẠM TỘI
Căn cứ tại Điều 16 BLHS
Điều kiện : đang ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt chưa
hoàn thành, chỉ phát sinh khi hậu quả chưa xảy ra. Tự nguyện và dứt khoát,
triệt để từ bỏ ý định phạm tội.
Trách nhiệm hình sự : được miễn trách nhiệm hình sự -> làm giảm đi đáng kể
mức độ nguy hiểm, nhưng nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu
thành của một tội khác thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
CHƯƠNG X. ĐỒNG PHẠM
I. KHÁI NIỆM
Căn cứ tại Điều 17 BLHS
Dấu hiệu :
- Dấu hiệu khách quan : dấu hiệu về số lượng người tham gia – họ phải
đủ tuổi và có năng lực TNHS, 2 người trở lên; hành vi phạm tội – hành
vi của người này hỗ trợ, bổ sung cho người khác, làm cho tính nguy hiểm
cao hơn, hành vi của mỗi người là bộ phận hoạt động theo tổ chức chung,
thoả mãn cho hành vi của người xúi giục; hậu quả chung của đồng phạm
– kết quả chung mà tất cả đều phải chịu; mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi và hậu quả
o Dấu hiệu về số lượng và dấu hiệu hành vi cùng thực hiện là dấu
hiệu bắt buộc trong tất cả các trường hợp đồng hợp. Các dầu hiệu
còn lại trở thành dấu hiệu bắt buộc chỉ khi trường hợp đồng phạm
trong CTTP vật chất
- Dấu hiệu chủ quan : dấu hiệu lỗi – nhận thức được hành vi của mình và
những người khác nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả riêng và hậu
quả chung, cùng mong muốn hoạt động chung hoặc cùng ý thức để mặt
cho hậu quả xảy ra -> luôn luôn có dấu hiệu lỗi; động cơ phạm tội, mục
đích phạm tội
o Dấu hiệu động cơ và dấu hiệu mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt
buộc chỉ khi trong CTTP có quy định vè động cơ hay có quy định
về mục đích
II. CÁC LOẠI NGƯỜI ĐỒNG PHẠM
Căn cứ tại khoản 3 Điều 17 BLHS
Điều kiện của hành vi xúi giục : trực tiếp , cụ thể - thực hiện 1 hành vi nhất định,
ý định rõ ràng thúc đẩy người khác phạm tội
III. HÌNH THỨC ĐỒNG PHẠM
Phân loại theo dấu hiệu chủ quan : đồng phạm không có thông mưu trước, đồng
phạm có tham mưu trước
Phân loại theo dấu hiệu khách quan : đồng phạm giản đơn, đồng phạm phức tạp
Phạm tội có tổ chức ( khoản 2 Điều 17 BLHS )
CHƯƠNG XI. CÁC TÌNH TIẾT LOẠI TRỪ TÍNH CHẤT PHẠM TỘI
CỦA HÀNH VI
I. KHÁI NIỆM
Xét về mặt hình thức, hành vi có đủ yếu tố CTTP nhưng hành vi đó cũng có
những tình tiết đặc biệt làm mất đi 1 trong những dấu hiệu của tội phạm -> làm
cho hành vi đó không được coi là tội phạm hoặc biến thành những hành vi có
ích xã hội được nhà nước, xh khuyến khích -> gọi là tình tiết loại trừ tính chất
phạm tội của hành vi -> làm mất đi tính chất phạm tội của hành vi
Tình tiết loại trừ tính chất phạm tội của hành vi bao gồm tình tiết loại trừ tính
nguy hiểm cho xã hội ( điều 22 -> 26 ) của hành vi và tình tiết loại trừ tính có
lỗi ( điều 20 -> 21 )
Ý nghĩa : cơ sở pháp lý để phân định giữa tội phạm với các hành vi không
phải là tội phạm, bảo đảm pháp lý cho người dân tích cực tham gia vào việc
tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình cũng như lợi ích của xã hội, góp
phần vào việc đấu tranh phòng chóng tội phạm
II. TÌNH TIẾT LOẠI TRỪ TÍNH NGUY HIỂM CHO XÃ HỘI CỦA
HÀNH VI
Căn cứ Điều 22 -> Điều 26 BLHS
Phòng vệ quá sớm : trường hợp có hành vi chống trả khi chưa có biểu hiện đe
doạ sự tấn công sẽ xảy ra ngay tức khắc
Phòng vệ quá muộn : trường hợp có hành vi chống trả khi sự tấn công đã thực sự
chấm dứt trên thực tế
 Cả 2 trường hợp trên vẫn phải chịu TNHS bình thường
CHƯƠNG XII. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ HÌNH PHẠT
I. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
Định nghĩa : TNHS là hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện tội phạm.
Đặc điểm :
- Hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện tội phạm : TNHS chỉ đặt ra
khi có 1 tội phạm được thực hiện
- Một dạng trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất : người phạm tội bị áp
dụng hình phạt, áp dụng biện pháp tư pháp, để lại án tích
- Trách nhiệm cá nhân của người phạm tội trước Nhà nước : không
được quyền thay mặt, thay thế để chịu trách nhiệm thay cho chủ thể phạm
tội để chịu trách nhiệm trước Nhà nước
- Xác định bằng trình tự đặc biệt quy định trong luật tố tụng hình sự : do
Toà án xác định, theo trình tự thủ tục theo luật tố tụng hình sự
- Được phản ánh trong bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Toà án
Tiêu chí cơ bản :
- Cơ sở phát sinh L Khi có việc thực hiện tội phạm
- Nội dung : Bị kết án bằng 1 bản án, hình phạt, các biện pháp tư pháp, án
tích
- Cơ quan áp dụng : Toà án
- Đối tượng bị áp dụng : Cá nhân người phạm tội, pháp nhân thương mại
phạm tội
- Trình tự, thủ tục áp dụng : Theo quy định của luật tố tụng hình sự
Phát sinh khi 1 tội phạm được thực hiện
Thực hiện kể từ khi bản án kết tội có hiệu lực pháp luật và được đưa ra thi hành
Chấm dứt khi không còn phải chịu những tác động bất lợi về hình sự :
- Thực hiện xong hình phạt, thực hiện xong biện pháp tư pháp, thực hiện
xong án tích => chấp hành xong tất cả hình thức của TNHS
- Theo quy định của BLHS : được miễn TNHS, xoá án tích, chấp hành
xong bản án khi được miễn hình phạt
II. HÌNH PHẠT
Một trong 3 hình thức và là hình thức phổ biến nhất của TNHS. Là biện pháp
cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền,
lợi ích của người phạm tội
Hình phạt được quy định trong BLHS và do Toà án quyết định
Đặc điểm : căn cứ Điều 30, 50 BLHS
- Biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước
- Quy định trong BLHS
- Do Toà án áp dụng
- Áp dụng đối với người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội
Ý nghĩa : xây dựng hệ thống hình phạt, định hướng cho hoạt động quyết định
hình phạt
Mục đích : Điều 31 BLHS

You might also like