You are on page 1of 2

Tóm tắt bản án 886/2019 LĐ-PT

Nguyên đơn: Ông Trần Viết Hưng


Ngày 03/8/2017, Công ty N ký hợp đồng thử việc với ông Trần Viết H với thời
gian thử việc 02 tháng kể từ ngày 03/8/2017 đến ngày 02/10/2017. Sau khi hết
thời gian thử việc,bị đơn đưa ra gợi ý thăng chức, tăng lương và chế độ ưu đãi
nhưng không ký hợp laođộng chính thức với nguyên đơn. Nguyên đơn gửi
email đề nghị bị đơn ký hợp đồng lao động chính thức để đảm bảo quyền lợi
cho nguyên đơn nhưng tại thời điểm đó, bị đơncho rằng nguyên đơn thử việc
chưa đạt yêu cầu và đề nghị nguyên đơn thử việc thêm 02 tháng, nguyên đơn
không đồng ý và yêu cầu được ký hợp đồng lao động chính thức hoặc nếu cho
nguyên đơn nghỉ việc thì phải có quyết định thôi việc từ phía bị đơn.
Ngày23/10/2017, Công ty N lại gửi cho ông H bản dự thảo hợp đồng lao động
có các điều khoản không giống như thỏa thuận trong hợp đồng thử việc trước
đó. Ông H không đồngý theo bản dự thảo của hợp đồng, nên yêu cầu Công ty
N chỉnh sửa lại theo thỏa thuậnthử việc đã ký nhưng Công ty N không đồng ý.
Vào 10 giờ 30 phút ngày 04/11/2017, ôngH nhận được thông báo của Công ty
N yêu cầu ông không đến công ty làm việc kể từ sau12 giờ cùng ngày. Công ty
N đã có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tráipháp luật đối với
nguyên đơn nên nguyên đơn khởi kiện.Hội đồng xét xử xác định: Sau khi chấm
dứt hợp đồng thử việc, giữa ông Trần Viết H và Công ty N không thực hiện
việc giao kết hợp đồng lao động do ông H không đồng ý ký
kết Hợp đồng lao động. Công ty N không đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động trái pháp luật với ông Trần Viết H.
1.1 Đoạn nào của Bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng quy định về chấp nhận đề
nghị giao kết hợp đồng? Đoạn: “Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 394 Bộ luật
Dân sự năm 2015 về Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì “1. Khi
bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực
khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đềnghị giao kết hợp đồng nhận
được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị
mới của bên chậm trả lời...”. Với các tình tiết nói trên, giữa người lao động và
người sử dụng lao động đã 3 lần ấn định thời hạn trả lời về việc trả lời chấp
nhận giao kết hợp đồng lao động hay không. Do ông H không trả lời chấp nhận
giao kết trong thời hạn ấn định, cần xác định ông H không chấp nhận giao kết
hợp đồng lao động vớiCông ty N. Việc Công ty N có Văn bản số 03/2017/CV-
KNE ngày 03/11/2017 gửi đếnông H yêu cầu ông H không có mặt tại Công ty
kể từ sau 12 giờ 00 phút ngày 04/11/2017là phù hợp.” của Bản án cho thấy Tòa
án đã áp dụng quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

1.2 Việc Tòa án áp dụng quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng cho
phéphiểu rằng đã có đề nghị giao kết hợp đồng. Theo anh/chị, thông tin nào
trong Bản áncó thể được coi là đề nghị giao kết hợp đồng? Vì sao?

“Tại biên bản họp ngày 26/10/2017 ghi nhận bị đơn đã giao cho nguyên đơn
hợp đồnglao động số 73/HĐLĐ- KNE-TCNS ngày 03/10/2017 và đề nghị
nguyên đơn ký hợp đồng lao động. Nguyên đơn hẹn sẽ trả lời việc có ký kết
hợp đồng lao động hay không vào ngày 31/10/2017, nhưng đến ngày
31/10/2017 nguyên đơn không trả lời và yêu cầugia hạn thêm thời gian, nguyên
đơn đã ký nhận văn bản số 01/2017/CV-KNE ngày01/11/2017 và số 02/2017/
CV-KNE ngày 02/11/2017 của bị đơn với nội dung nếunguyên đơn đồng ý ký
hợp đồng lao động thì bị đơn tiến hành ký kết ngay, nếu không cóphản hồi nào
bằng văn bản thì đồng nghĩa việc hai bên không tiến hành ký kết hợp đồnglao
động, bị đơn không chấp nhận đề nghị kéo dài thêm thời gian trả lời của
nguyên đơn,kết quả nguyên đơn không phản hồi.”Theo tôi đây là thông tin
trong Bản án có thể được coi là đề nghị giao kết hợp đồng.Vì theo thông tin
trên thì bị đơn đã thể hiện rõ ý định muốn thỏa thuận về việc xác lập,thay đổi
và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ liên quan với nguyên đơn. Và việc
nguyênđơn là bên được đề nghị giao kết hợp đồng đã nhận được đề nghị giao
kết hợp đồng. Đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực theo Khoản 2 Điều 388
BLDS 2015.

1.3 Hướng áp dụng quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của Tòa
án như trên có thuyết phục không? Vì sao?

Hướng áp dụng quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của Tòa án
như trên là chưa thuyết phục. Vì theo Khoản 1 Điều 393 BLDS 2015:“1. Chấp
nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp
nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.”Mà ở đây nguyên đơn chưa hề chấp nhận
toàn bộ nội dung của đề nghị và liên tục hứa hẹn và trì hoãn việc trả lời là có ký
kết hợp đồng lao động do bên bị đơn đề nghị haykhông.Và theo Khoản 1 Điều
394 BLDS 2015 thì nguyên đơn đã không trả lời việc có chấp nhận đề nghị
giao kết hợp đồng hay không trong thời gian bị đơn đã ấn định. Nguyên đơn
chưa chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Vì vậy Toà án áp dụng các quy định
về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là chưa thoả đáng.

You might also like