You are on page 1of 4

Vấn đề 1: Đối tượng dùng để bảo đảm và tính chất phụ của biện pháp bảo

đảm
Câu 9. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án trong
Quyết định số 02.
Theo nhóm em, hướng giải quyết trên của Tòa án trong Quyết định số 02
là hoàn toàn hợp lý. Bởi vì, thực tế thì các giấy tờ trên không có giá nên không
thể quy đổi thành tiền nhưng việc cho phép bên có quyền (ông Rành, bà Hết)
cầm giữ giấy tờ sẽ tạo áp lực cho bên có nghĩa vụ (ông Ôn, bà Xanh) để thúc
đẩy họ thực hiện nghĩa vụ; nếu bên có nghĩa vụ muốn sử dụng giấy tờ để giao
cho bên có quyền thì phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình trước. Mục đích
của việc đảm bảo là để thực hiện nghĩa vụ của mình, việc cầm giữ giấy tờ liên
quan đến tài sản không xâm hại đến lợi ích chung của xã hội nhưng tạo áp lực
cho bên có nghĩa vụ, thúc đẩy người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ nên cần
được pháp luật ghi nhận.
Câu 10. Trong Quyết định số 27, thế chấp được sử dụng để bảo đảm cho
nghĩa vụ nào? Vì sao?
Trong Quyết định số 27, thế chấp được sử dụng để bảo đảm cho nghĩa
vụ: “Bên thế chấp đồng ý dùng toàn bộ tài sản thế chấp được mô tả tại Điều 2
Hợp đồng này để bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ đã, đang và sẽ phát sinh
trong tương lai theo toàn bộ các Hợp đồng tín dụng đã và sẽ ký giữa Ngân hàng
với Bên vay trong giới hạn số tiền tối đa bằng giá trị tài sản thế chấp theo quy
định tại Điều 3 Hợp đồng này, bao gồm nhưng không giới hạn các nghĩa vụ sau:
Nợ gốc; nợ lãi; lãi phạt quá hạn; phí; khoản phạt; khoản bồi thường thiệt hại
(nếu có) theo hợp đồng tín dụng, hợp đồng cấp bảo lãnh”.
Câu 11. Đoạn nào trong Quyết định số 27 cho thấy Toà án xác định hợp
đồng thế chấp đã chấm dứt?
Đoạn trong Quyết định số 27 cho thấy Toà án xác định hợp đồng thế
chấp đã chấm dứt là: “Quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn Ngân hàng Việt
Nga thừa nhận Công ty PT đã tất toán các khoản vay từ Hợp đồng tín dụng số
60/2014/HĐTD ngày 14/4/2014 lần lượt vào các ngày 15/10/2014; ngày
25/10/2014 và ngày 12/11/2014. Vì vậy, việc thế chấp tài sản của ông T, bà H
đã chấm dứt theo quy định tại khoản 1 Điều 357 Bộ luật dân sự năm 2005 và
khoản 1 Điều 327 Bộ luật dân sự năm 2015. Do đó, việc Ngân hàng yêu cầu
được xử lý tài sản thế chấp của ông T, bà H để thu hồi nợ là không có cơ sở. Do
hợp đồng thế chấp đã chấm dứt nên Ngân hàng có trách nhiệm hoàn trả bản
chính Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho ông T,
bà H. Tòa án cấp sơ thẩm tuyên Hợp đồng thế chấp số 63/2014/HĐTC ngày
06/6/2014 đã ký giữa ông Trần T, bà Trần Thị H; Ngân hàng V và Công ty PT
chấm dứt hiệu lực”.
Câu 12. Vì sao Toà án xác định hợp đồng thế chấp nêu trên đã chấm dứt?
Vì nguyên đơn Ngân hàng Việt Nga thừa nhận Công ty PT đã tất toán
các khoản vay từ Hợp đồng tín dụng số 60/2014/HĐTD ngày 14/4/2014 lần lượt
vào các ngày 15/10/2014; ngày 25/10/2014 và ngày 12/11/2014. Vì vậy, việc
thế chấp tài sản của ông T, bà H đã chấm dứt theo quy định tại khoản 1 Điều
357 Bộ luật dân sự năm 2005 và khoản 1 Điều 327 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt”. Do hợp đồng thế chấp đã
chấm dứt nên Ngân hàng có trách nhiệm hoàn trả bản chính Giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho ông T, bà H. Tòa án cấp sơ
thẩm tuyên Hợp đồng thế chấp số 63/2014/HĐTC ngày 06/6/2014 đã ký giữa
ông Trần T, bà Trần Thị H; Ngân hàng V và Công ty PT chấm dứt hiệu lực.
Câu 13. Việc Toà án xác định hợp đồng thế chấp nêu trên đã chấm dứt có
thuyết phục không? Vì sao?
Việc tòa án xác định hợp đồng thế chấp nêu trên đã chấm dứt là thuyết
phục vì:
- Hợp đồng thế chấp bất động sản số 63/2014/HĐTC ngày 05/6/2014 được ký
kết với bên bảo lãnh của công ty PT là ông Trần T, bà Trần Thị H để bảo đảm
nghĩa vụ trả nợ của công ty PT với ngân hàng với đảm bảo khoảng vay
1.500.000.000 đồng. Tại Khoản 2, Điều 1 của Hợp đồng thế chấp có ghi: “…
Hợp đồng này để bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ đã, đang và sẽ hình thành
trong tương lai theo toàn bộ các Hợp đồng tín dụng đã và sẽ ký giữa Ngân hàng
với Bên vay trong giới hạn số tiền tối đa bằng giá trị tài sản thế chấp…”. Nhưng
công ty PT và ngân hàng có nâng hạn mức tín dụng lên mà lại không có không
hề có ý kiến của người thế chấp là ông Trần T và bà Trần Thị H là không đúng
quy định. Mặt khác, việc Ngân hàng ký nâng hạn mức vay từ 1.500.000.000
đồng lên 10.000.000.000 đồng đã vượt quá giá trị tài sản thế chấp là điều bất
hợp lý.
- Qua đó xét theo Khoản 2, Điều 1 của Hợp đồng thế chấp giữa công ty PT và
ngân hàngthì không hợp lí, do vậy hợp đồng thế chấp bất động sản số
63/2014/HĐTC ngày 05/6/2014 chỉ đảm bảo khoảng vay 1tỷ5.
- Ngân hàng Việt Nga cũng đã thừa nhận công ty PT đã tất toán các khoản vay
của Hợp đồng tín dụng số 60/2014/HĐTD ngày 14/4/2014. Vì vậy, việc thế
chấp tài sản của ông T, bà H đã chấm dứt theo quy định tại Khoản 1, Điều 357
Bộ luật dân sự năm 2005 và Khoản 1, Điều 327 Bộ luật dân sự năm 2015. Do
đó, việc Ngân hàng yêu cầu được xử lý tài sản thế chấp của ông T, bà H để thu
hồi nợ là không có cơ sở.

Vấn đề 2: Đăng ký giao dịch bảo đảm


Câu 1: Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về đăng ký giao dịch bảo
đảm.
 *Hiệu lực của giao dịch bảo đảm
Có 2 loại hiệu lực quan trọng đối với các hợp đồng nói chung và hợp đồng bảo
đảm nói riêng, đó là hiệu lực với các bên giao kết hợp đồng và hiệu lực đối
kháng với người thứ ba.
Khác với BLDS 2005, quy định cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm chuyển
giao tài sản cho bên nhận cầm cố (Điều 328) và việc thế chấp quyền sử dụng
đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, tàu bay, tàu
biển có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thế chấp (Điều 10 Nghị định
163/2006/NĐ-CP). BLDS năm 2015 quy định tách biệt giữa thời điểm biện
pháp bảo đảm có hiệu lực và thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với người
thứ ba, cụ thể:
(1) Đối với cầm cố, hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết,
trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác; cầm cố
tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố
nắm giữ tài sản cầm cố (Điều 310);
 (2) Đối với thế chấp, hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao
kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Thế chấp tài
sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký (Điều
319);
(3) Hoặc đối với cầm giữ tài sản, biện pháp bảo đảm này phát sinh từ thời điểm
đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ và có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm
bên cầm giữ chiếm giữ tài sản (Điều 347).

Câu 2: Vai trò của đăng ký giao dịch bảo đảm trong một hệ thống pháp luật
nước ngoài.
*Tóm tắt bản án số 90/2019/KDTM-PT ngày 16/8/2019 của Toà án nhân dân
TP.
Hà Nội:
Nguyên đơn: Ngân hàng N (kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của Cty TNHH
MTV Q – gọi tắt là VAMC).
Bị đơn: Cty TNHH Xây dựng và Thương mại V.
Tranh chấp về: Hợp đồng tín dụng.
Lí do tranh chấp: Không thanh toán nợ gốc, chậm trả lãi phát sinh
Quyết định của Tòa án: Chấp nhận yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn, buộc
Cty V phải trả lại tổng nợ gốc và lãi của 2 hợp đồng tín dụng theo khoản 2 Điều
305 BLDS 2005; Điều 91, Điều 95 Luật Tổ chức tín dụng 2010. Nếu không trả
được số nợ nêu trên thì cơ quan thi hành án dân sự phát mại tài sản thế chấp để
thực hiện nghĩa vụ trả nợ, phạm vi tài sản.

Câu 3: Hợp đồng thế chấp số 1013.2009/HĐTC ngày 07/9/2009 có thuộc


trường hợp phải đăng ký không? Vì sao?
Hợp đồng thế chấp số 1013.2009/HĐTC ngày 07/9/2009 thuộc trường
hợp phải đăng ký vì đây là hợp đồng thế chấp có liên quan đến quyền sử dụng
đất, tài sản gắn liền với đất.
Căn cứ tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 4 Thông tư số 07/2019/TT-BTP quy định:
“1. Các trường hợp đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
gồm:
a) Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất;
b) Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất;
c) Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất.”

You might also like