You are on page 1of 3

Vấn đề 3: Hợp đồng chính/phụ vô hiệu

Tình huống: Ngân hàng cho Công ty Thiên Minh vay một số tiền. Việc vay này
được bà Quế đứng ra bảo lãnh bằng một bất động sản thuộc sở hữu chung của vợ
chồng bà Quế. Việc bảo lãnh bằng bất động sản đã được công chứng nhưng không
có sự đồng ý của chồng bà Quế. Khi xảy ra tranh chấp, Tòa án xét rằng “hợp đồng
thế chấp trên bị vô hiệu” và “không có cơ sở để buộc bà Quế phải chịu trách nhiệm
dân sự đối với các khoản nợ nêu trên”.
3.1. Thế nào là hợp đồng chính và hợp đồng phụ? Cho ví dụ minh họa đối với
mỗi loại hợp đồng.
- Hợp đồng chính: Căn cứ theo Khoản 3, Điều 402 BLDS 2015: “3. Hợp đồng
chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ."
+ Là hợp đồng mà hiệu lực không lệ thuộc vào hợp đồng phụ.
+ Là hợp đồng tồn tại độc lập và được công nhận là có hiệu lực không lệ thuộc vào
sự tồn tại của hợp đồng phụ trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Ví dụ: Hợp
đồng vay thế chấp tài sản đảm bảo. Ở đây hợp đồng vay tiền là một hợp đồng độc
lập, mà không nhất thiết phải có việc đảm bảo bằng thể chấp tài sản hay không,
ngay cả khi điều khoản thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp tài sản bị vô hiệu thì hiệu
lực của hợp đồng vay không bị ảnh hưởng.
- Hợp đồng phụ: Căn cứ theo Khoản 4, Điều 402 BLDS 2015: “4 Hợp đồng phụ là
hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.”
+ Là một loại hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
+ Hợp đồng phụ có hiệu lực lệ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính. Hợp đồng
phụ chỉ có hiệu lực nếu hợp đồng chính có hiệu lực. Khi hợp đồng chính vô hiệu,
hợp đồng phụ cũng bị vô hiệu hoặc khi hợp đồng chính vi phạm thì hợp đồng phụ
mới có thể thực hiện nếu hợp đồng phụ có nội dung liên quan đến việc thự chiện
nghĩa vụ phụ giữa các bên.
Ví dụ:
+ Hợp đồng vay tiền có bảo lãnh. Ở đây hợp đồng chính là hợp đồng vay tiền còn
hợp đồng phụ là hợp đồng bảo lãnh. Hợp đồng thế chấp phát sinh phục vụ cho hợp
đồng bảo lãnh, khi hợp đồng thế chấp bị vô hiệu thì không ảnh hưởng đến hiệu lực
của hợp đồng bảo lãnh.
+ Bên A mua của bên B 100 chiếc máy tính và thuê B bảo dưỡng cho số máy tính
đó trong thời gian sử dụng; hợp đồng chính giữa A với B là mua bán, hợp đồng
phụ là việc bảo dưỡng máy tính; hiệu lực của hợp đồng chính không phụ thuộc vào
hợp đồng phụ.
3.2. Quy định điều chỉnh hợp đồng chính/hợp đồng phụ vô hiệu trong một hệ
thống pháp luật nước ngoài.
3.3. Trong vụ việc trên, ai là người (chủ thể) có nghĩa vụ trả tiền cho Ngân
hàng?
Trong vụ việc trên, công ty Thiên Minh là chủ thể có nghĩa vụ trả tiền ngân hàng vì
công ty Thiên Minh là bên vay trong hợp đồng vay tiền với ngân hàng. Bà Quế chỉ
là người đứng ra bảo lãnh cho công ty Thiên Minh vay tiền Ngân hàng.
3.4. Bà Quế tham gia quan hệ trên với tư cách gì? Vì sao?
Bà Quế tham gia quan hệ trên với tư cách là bên bảo lãnh. Vì việc vay này được bà
Quế đứng ra bảo lãnh với ngân hàng bằng một bất động sản thuộc sở hữu chung
của vợ chồng bà Quế cho Công ty Thiên Minh.
3.5. Việc Tòa án tuyên bố hợp đồng thế chấp trên vô hiệu có thuyết phục
không? Vì sao?
- Tòa án tuyên hợp đồng thế chấp trên vô hiệu là hợp lý.
- Hợp đồng thế chấp của bà Quế tuy đúng về hình thức (được công chứng) nhưng
sai về mặt nội dung dẫn đến vô hiệu. Khi muốn thế chấp tài sản, thì tài sản phải
thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp. Trường hợp này bà Quế đã thế chấp tài sản
thuộc sở hữu chung vợ chồng trong thời kì hôn nhân mà không có sự đồng ý của
chồng bà Quế. Điều này được căn cứ vào:
+ Khoản 1 Điều 219 BLDS 2005: “Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung
hợp nhất.”
+ Khoản 1 Điều 217 BLDS 2005: “Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà
trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối
với tài sản chung.”
Do đó việc bà Quế một mình đem bất động sản này đi thế chấp mà không có sự
đồng ý của chồng bà là trái pháp luật. Vì vậy, hợp đồng thế chấp này vô hiệu.
3.6. Theo Tòa án, bà Quế có còn trách nhiệm gì đối với Ngân hàng không?
Theo Tòa án, bà Quế không còn trách nhiệm gì với Ngân hàng. Vì Tòa xét rằng
“không có cơ sở để buộc bà Quế phải chịu trách nhiệm dân sự đối với các khoản
nợ nêu trên”.
3.7. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án trong vụ việc trên
liên quan đến trách nhiệm của bà Quế.
- Hướng giải quyết của Tòa án với vụ việc trên là chưa hợp lý.
Vì trong vụ việc này tồn tại 3 hợp đồng:
+ Hợp đồng vay tiền giữa Ngân hàng và công ty Thiên Minh;
+ Hợp đồng bảo lãnh giữa bà Quế với Ngân hàng (bà Quế là bên bảo lãnh - bên có
nghĩa vụ và Ngân hàng là bên nhận bảo lãnh - bên có quyền);
+ Hợp đồng thế chấp giữa bà Quế với Ngân hàng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
bảo lãnh.
Qua đó, xét mối quan hệ giữa các hợp đồng thì:
+ Hợp đồng bảo lãnh giữa bà Quế và Ngân hàng là hợp đồng phụ của hợp đồng
vay tiền giữa Ngân hàng và công ty Thiên Minh và hợp đồng vay tiền là hợp đồng
chính. Nếu không có việc công ty Thiên Minh vay tiền của Ngân hàng, thì bà Quế
không đứng ra bảo lãnh. Hợp đồng bảo lãnh tồn tại phụ thuộc vào hợp đồng vay
tiền. Giả sử hợp đồng vay tiền vô hiệu thì mặc nhiên hợp đồng bảo lãnh chấm dứt.
+ Hợp đồng thế chấp bất động sản giữa bà Quế và ngân hàng để đảm bảo thực hiện
việc bảo lãnh là một hợp đồng phụ của hợp đồng bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh là
hợp đồng chính của hợp đồng thế chấp. Có thể nhận thấy rõ ràng hợp đồng thế
chấp sinh ra để phục vụ cho hợp đồng bảo lãnh và nó cũng tồn tại phụ thuộc vào
hợp đồng bảo lãnh.
Theo lẽ đó, Tòa án tuyên hợp đồng thế chấp bất động sản thuộc sở hữu chung của
vợ chồng bà Quế là vô hiệu thì không ảnh hưởng gì đến hiệu lực của hợp đồng bảo
lãnh giữa bà Quế và Ngân hàng. Vì vậy, nghĩa vụ bảo lãnh của bà Quế vẫn tiếp tục,
trách nhiệm của bà Quế với Ngân hàng vẫn tồn tại, chỉ có một sự thay đổi so với
trước đây là từ nghĩa vụ bảo lãnh được bảo đảm bằng thế chấp thì nay trở thành
nghĩa vụ không có bảo đảm.
Do đó, việc Tòa tuyên là “không có cơ sở để buộc bà Quế phải chịu trách nhiệm
dân sự đối với khoản nợ nêu trên” thì có thể xem là tương tự với tuyên hợp đồng
bảo lãnh vô hiệu là chưa hợp lý

You might also like