You are on page 1of 13

BUỔI THẢO LUẬN DÂN SỰ THỨ 4

I. Vấn đề 2: Đăng ký giao dịch đảm bảo:

- Tóm tắt bản án số: 41/2021/KDTM-GĐT


 Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vương (VP bank)
Người đại diện theo pháp luật: Ông Ngô Chí Dũng

Người đại diện theo ủy quyền: Ông Phạm Thành Công


 Bi đơn: Ông Lê Vĩnh Thọ
Bà Nguyễn Thị Ngọc Loan
Nguyên đơn kiện bị đơn về tranh chấp hợp đồng tín dụng: Ngân hàng VP
(bên cho vay) ký kết hợp đồng vay tiền số HCM/15/1636/HĐTD ngày
19/06/2015 với bà Loan (bên vay). Ông Thọ, bà Loan vay số tiền
822.000.000 đồng, lãi suất 8,99%/năm cố định trong 24 tháng đầu tiên, có
điều chỉnh lãi suất định kỳ 3 tháng/lần, thời hạn vay 72 tháng. Tài sản thế
chấp cho khoản vay là ô tô tải có mui, 2 chỗ ngồi, nhãn hiệu CNHTC, số
loại: CKGT, số khung: XSF0F 037031, số máy: 150107069197, biển số:
70C-061-00 theo giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô số 005712 do Phòng cảnh
sát giao thông tỉnh Tây Ninh cấp ngày 18/06/2018 cho ông Lê Vĩnh Thọ. Tuy
nhiên, trong thời gian thế chấp, ông Thọ bà Loan đã tự ý chuyển nhượng xe ô
tô cho bà Giao theo hợp đồng ủy quyền ngày 05/01/2017 mà không có sự
đồng ý của VP bank. Sau đó, bà Giao tiếp tục chuyển giao chuyển nhượng ô
tô cho ông Tân. Sau khi nhận xe, ông Tân đã trả tiền cho VP bank, một phần
trong số tiền nợ còn lại thay cho ông Thọ và bà Loan. Tòa án cấp sơ thẩm đã
xác định giao dịch chuyển nhượng xe ô tô xác lập giữa các bên đương sự là
trái pháp luật và buộc ông Tân trả lại xe cho VP bank nhằm đảm bảo thực
hiện nghĩa vụ trả nợ cho ông Thọ bà Loan.

1. Theo quy định về đòi tài sản (Điều 166 và tiếp theo BLDS năm 2015), Ngân
hàng có quyền yêu cầu ông Tân (người thứ ba so với hợp đồng thế chấp) trả
lại tài sản thế chấp (xe ô tô) không? Vì sao?

Theo Khoản 1 điều 166 BLDS 2015 quy định: “Chủ sở hữu, chủ thể có
quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người
sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.”
Vậy ở đây Ngân hàng không có quyền đòi lại tài sản theo điều 166 BLDS
2015 đối với ông Tân. Bởi vì Ngân hàng không phải là chủ sở hữu, đồng thời
tài sản là chiếc xe ô tô chỉ là tài sản thế chấp nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa
vụ và vì vậy chiếc xe vẫn thuộc chủ sở hữu của ông Thọ. Đồng thời Ngân
hàng cũng không thuộc trường hợp là chủ thể có quyền khác đối với tài sản
có thế chấp. Ngân hàng có thể áp dụng khoản 5 điều 323 Bộ luật Dân sự 2015
để lấy lại tài sản đang thuộc sự chiếm hữu không có căn cứ: “Yêu cầu bên thế
chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý
khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.”

2. Việc Tòa án buộc ông Tân trả lại tài sản thế chấp (xe ô tô) cho Ngân
hàng có thuyết phục không? Vì sao?

Việc Tòa án buộc ông Tân trả lại tài sản thế chấp là xe ô tô cho Ngân
hàng là hoàn toàn thuyết phục và có căn cứ. Theo khoản 5 điều 323
BLDS 2015 quy định: “. Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ
tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.” Như vậy Ngân
hàng có thể áp dụng vào điều luật trên để buộc ông Tân trả lại tài sản
thế chấp . Trong trường hợp của quyết định số 41, ông Thọ đã vi phạm
nghĩa vụ của người thế chấp là chuyển quyền sở hữu tài sản cho người
khác được căn cứ theo khoản 8 điều 320 BLDS 2015: “ Không được
bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp
quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này.”
Khoản 4 điều 321 BLDS 2015: “Được bán, thay thế, trao đổi tài sản
thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản
xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh
toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài
sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp. Trường
hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế
hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong
kho đúng như thỏa thuận.”
Khoản 5 điều 321 BLDS 2015: “Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản
thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất,
kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định
của luật.”
Trong bản án, tài sản thế chấp là chiếc ô tô không thuộc thuộc
trường hợp là hàng hóa luân chuyển trong sản xuất kinh doanh và dựa
theo bản án thì bên nhận thế chấp là ngân hàng cũng không nhận được
thông báo về việc ông Thọ bán chiếc xe. Vì vậy nên việc Tòa án buộc
ông Tân trả lại tài sản thế chấp cho Ngân hành là hoàn toàn thuyết
phục.
II. Vấn đề 3: Đặt cọc

- Án lệ số 25/2018/AL:
Ngày 12/05/2009, bà H thỏa thuận bán cho ông L căn nhà do bà H
đứng tên mua đấu giá của Cơ quan thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh
theo hợp đồng đặt cọc với nội dung:
+ Ông L đặt cọc cho bà H 2.000.000.000 (2 tỷ đồng)
+ Bà H phải hoàn tất các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận
quyền sở hữu đối với căn nhà trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày kí hợp đồng.
+ Nếu vi phạm thời hạn, bà H chịu phạt số tiền tương đương với
tiền cọc là 2.000.000.000 (2 tỷ đồng).
Hết thời hạn quy định trong hợp đồng, bà H vẫn không hoàn tất các
thủ tục cần thiết theo thỏa thuận. Do đó, ông L khởi kiện yêu cầu bà H
trả lại tiền cọc và tiền phạt theo thỏa thuận với tổng số tiền là
4.000.000.000 (4 tỷ đồng).
Bà H đồng ý trả tiền cọc và lãi suất theo quy định nhưng không đồng
ý phạt cọc vì lý do không thực hiện đúng cam kết ban đầu là do
CQTHADS chậm sang tên cho bà.
Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm chấp nhận yêu cầu của ông H,
buộc bà L trả lại số tiền 4.000.000.000 (4 tỷ đồng) cho ông H. Tuy
nhiên tòa án nhân dân tối cao đã xét xử lại vụ án, hủy bản án sơ thẩm và
phúc thẩm với nhận định “Nếu có căn cứ xác định CQTHADS chậm trễ
trong việc chuyển tên quyền sở hữu cho bà H thì lỗi dẫn tới việc bà H
không thực hiện đúng cam kết với ông L thuộc về khách quan và ông H
không phải chịu tiền phạt cọc”.
- Tóm tắt Quyết định Giám đốc thẩm số 49/2018/KDTM-GĐT:
Nguyên đơn: Công ty Cổ phần TV- TM- DV Địa ốc Hoàng Quân
Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn: ông
Phan Hùng
Bị đơn: Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Sơn Long Thuận
Người đại diện hợp pháp của bị đơn: ông Đinh Ẩn
Người có quyền và nghĩa vụ liên quan:
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (Người đại diện hợp pháp là ông Nguyễn Tấn Viện)
Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC)
Ông Nguyễn Liêm - Nguyên Giám đốc Công ty Cổ phần du
lịch Ninh Thuận.
Ông Lê Văn Lợi - Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công
ty Cổ phần du lịch Ninh Thuận
Ngày 20/02/2008, Công ty Ninh Thuận và Công ty Hoàng
Quân ký với nhau Biên bản thỏa thuận về việc Công ty Ninh Thuận
sẽ bán cho Công ty Hoàng Quân cổ phần thuộc sở hữu của Tổng
Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tại Công ty
Ninh Thuận 39.192 cổ phiếu, mệnh giá 100.000 đồng/cổ phiếu. Ngày
22/02/2008, Công ty Hoàng Quân đã chuyển tiền đặt cọc là
1.000.000.000 đồng cho Công ty Ninh Thuận qua Ngân Hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tuy nhiên, Ngân hàng lại căn cứ vào
hợp đồng tín dụng có điều khoản thỏa thuận cho phép Ngân hàng
được cấn trừ số công nợ quá hạn và lãi suất từ 1 tỷ đồng được
chuyển vào là trái pháp luật vì số tiền đó vẫn chưa thuộc quyền sở
hữu của Công ty Ninh Thuận. Khi Công ty Hoàng Quân gửi số tiền
đặt cọc để mua Cổ phần thì khi việc mua bán cổ phần thành công, số
tiền đó sẽ phải chuyển cho SCIC. Hơn nữa, SCIC không ủy quyền
bất ký hình thức nào cho ông Nguyễn Liêm thực hiện việc chuyển
nhượng cổ phần nên hợp đồng thỏa thuận bán cổ phần là trái pháp
luật. Việc Ngân hàng chỉ đạo xử lý nợ của Công ty Ninh Thuận, bán
toàn bộ nợ vay của Công ty này cho bên mua nợ là Công ty Sơn
Long Thuận là trái pháp luật vì không có văn bản nào bàn giao khoản
nợ tiền đặt cọc từ Công ty Hoàng Quân, chủ sở hữu số tiền 1 tỷ đó là
Công ty Hoàng Quân. Nên Tòa án quyết định căn cứ theo Tòa Sơ
thẩm và Phúc thẩm buộc Ngân hàng có trách nhiệm hoàn trả cho
nguyên đơn 1.000.000.000 đồng.
- Tóm tắt Bản án số 26/2019/DS-PT:
Nguyên đơn: Ông Vũ Đình P
Bị đơn: Ông Trần Xuân I
Ngày 26/8/2016, ông Vũ Đình P và ông Trần Xuân I thống nhất
thỏa thuận ký hợp đồng đặt cọc, với nội dung: Ông P đặt cọc trước
cho ông I 450.000.000 đồng để mua và ông I đồng ý bán loại xe ô
tô Hyundai Santafe 07chỗ nhập khẩu từ Mỹ, sản xuất năm 2016 và
thời gian giao xe trước Tết Dương lịch năm 2017, nhưng không ghi
giá xe. Do có mối quan hệ làm ăn quen biết từ năm 2008, ông P
biết ông I có người thân định cư ở Mỹ có thể mua được xe ô tô sản
xuất tại Mỹ nhập khẩu về Việt Nam, nên ông P đã nhờ ông I mua
hộ ,ông I đồng ý và nói giá xe khoảng hơn 800.000.000 đồng. Tuy
nhiên, theo quy định của pháp luật việc kinh doanh mua bán xe ô
tô nhập khẩu là loại hàng hóa kinh doanh có điều kiện, thương
nhân phải đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép
kinh doanh. Ông P và ông I ký hợp đồng đặt cọc với tư cách là cá
nhân với nhau, bản thân ông I không được cơ quan có thẩm quyền
cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu xe ô tô và ngay cả doanh
nghiệp do ông I làm chủ là Công ty Cổ phần PL cũng không đăng
ký kinh doanh nhập khẩu xe ô tô. Việc ký hợp đồng đặt cọc giữa
ông P và ông I đã vi phạm các quy định của pháp luật về mua bán
nhập khẩu xe ô tô, vi phạm Điều 117, Điều 122, Điều 123 Bộ luật
Dân sự năm 2015, nên hợp đồng này vô hiệu và không làm phát
sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên. Cả
ông P và ông I khi ký hợp đồng đặt cọc đã không xem xét các quy
định của pháp luật về điều kiện mua bán xe ôtô nhập khẩu, nên cả
hai bên đều có lỗi làm cho giao dịch vô hiệu, nên thiệt hại các bên
phải tự chịu và yêu cầu phạt đặt cọc của ông P không có căn cứ.

1. Khác biệt cơ bản giữa đặt cọc và cầm cố, đặt cọc và thế chấp:

Đặt cọc Cầm cố Thế Chấp


Cơ sở pháp lý Điều 328 BLDS Điều 309 đến điều Điều 317 đến điều
2015 316 BLDS 2015 327 BLDS 2015
Khái niệm Đặt cọc là việc Cầm cố là việc Thế chấp là việc
một bên (sau đây một bên (sau đây một bên (sau đây
gọi là bên đặt cọc) gọi là bên cho gọi là bên thế
chấp) dùng tài sản
giao cho bên kia cầm cố) giao tài
thuộc sở hữu của
(sau đây gọi là sản thuộc quyền mình để bảo đảm
bên sở hữu của mình thực hiện nghĩa
nhận đặt cọc) một cho bên kia (sau vụ và không giao
khoản tiền hoặc đây gọi là bên tài sản cho bên
kim khí quý, đá nhận cầm cố) để kia (sau đây gọi là
quý hoặc vật có đảm bên nhận thế
giá trị khác (sau bảo thực hiện chấp).
đây gọi chung là nghĩa vụ.
tài sản đặt cọc)
trong một thời
hạn để bảo đảm
giao kết hoặc thực
hiện hợp đồng.

Tên gọi của chủ Bên đặt cọc - Bên Bên cầm cố - Bên Bên thế chấp -
thể tham gia nhận đặt cọc nhận cầm cố Bên nhận thế
chấp. (Có thể có
thể bên thứ ba giữ
tài sản thế chấp).
Đối tượng Tiền, vật có giá trị Tài sản thuộc 1. Động sản;
hoặc các vật quyền sở hữu của 2. Bất động sản;
thông bên cầm cố bao 3. Tài sản được
thường khác mà gồm: Động sản hình thành trong
bên đặt cọc giao các giấy tờ có giá tương lai;
cho bên nhận đặt (trái phiếu, cổ 4. Tài sản đang
cọc. Giá trị tài sản phiếu,...). cho thuê cũng như
có thể đặt cọc có Đặc biệt, trường hoa lợi, lợi tức
thể thấp hơn giá hợp này không thu được từ việc
trị hợp đồng cần bao gồm bất động cho thuê tài sản
sản.
bảo (nếu pháp luật có
đảm. quy định và các
bên thỏa
thuận);
5. Tài sản thế
chấp được bảo
hiểm thì khoản
tiền bảo
hiểm cũng có thể
được thế
chấp.
Bản chất của biện Là biện pháp bảo Là biện pháp bảo Là biện pháp bảo
pháp đảm thực hiện đảm thực hiện đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự nghĩa vụ dân sự nghĩa vụ dân sự
thuộc vật quyền, thuộc vật quyền,
thuộc vật quyền,
nhằm bảo đảm trong đó bắt buộc
cho giao kết hoặc trong đó không có có sự chuyển giao
thực hiện hợp sự chuyển giao tài tài sản (chuyển
đồng. Đặc biệt, sản cho bên nhận giao dưới dạng
đặt cọc có thể thế chấp mà chỉ vật chất).
được thực hiện giao các giấy tờ
trước khi hai bên chứng minh tình
xác lập hợp đồng trạng pháp lý của
có nghĩa vụ được tài sản thế chấp
bảo đảm. (chuyển giao dưới
dạng giấy tờ).
Chấm dứt biện Không có quy 1. Nghĩa vụ được 1. Nghĩa vụ được
pháp định về trường bảo đảm bằng bảo đảm bằng thế
hợp chấm dứt đặt cầm cố chấm dứt. chấp chấm dứt.
cọc. Tuy nhiên 2. Việc cầm cố tài 2. Việc thế chấp
việc đặt cọc sẽ sản được hủy bỏ tài sản được hủy
dẫn đến một số hoặc được thay bỏ hoặc được thay
vấn đề sau: thế bằng biện thế bằng biện
1. Nếu hợp đồng pháp bảo đảm pháp bảo đảm
được thực hiện, khác. khác.
giao kết thì tài sản 3. Tài sản cầm cố 3. Tài sản thế
đặt cọc được trả đã được xử lý. chấp đã được xử
lại hoặc được trừ 4. Theo thỏa lý.
khi thực hiện thuận của các bên. 4. Theo thỏa
nghĩa vụ trả tiền. thuận của các bên.
2. Nếu bên đặt
cọc từ chối giao
kết, thực hiện hợp
đồng thì tài sản
đặt cọc thuộc về
bên nhận đặt cọc.
3. Nếu bên nhận
đặt cọc từ chối
giao kết, thực
hiện hợp đồng thì
phải trả lại tài sản
đặt cọc và khoản
tiền tương đương
với tài sản đặt cọc
(trừ trường hợp có
thỏa thuận khác).

2. Thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về đặt cọc:


- Điều 358 BLDS 2005:
1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc
kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản
đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện
hợp đồng dân sự. Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.
2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì
tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực
hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực
hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;
nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân
sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền
tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận
khác. Đặt cọc để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân
sự. Việc đặt cọc phải được thành lập văn bản.

- Điều 328 BLDS 2015:


1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia
(sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá
quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong
một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc
được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả
tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản
đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc
giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc
và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác. Đặt cọc để đảm bảo giao kết, thực hiện hợp đồng và
cũng không nêu ra là việc đặt cọc phải thành lập văn bản.

 BLDS 2015 đã có nhiều thay đổi so với BLDS 2005 về chế định đặt
cọc:
BLDS 2015 không bắt buộc việc đặt cọc phải được lập
thành văn bản như Bộ luật Dân sự 2005 nữa bởi lẽ khi xét đến
thực tiễn đã có Tòa án theo hướng đây là điều kiện có hiệu lực
của đặt cọc nên đã vô hiệu thỏa thuận đặt cọc không được lập
thành văn bản nhưng chứng minh được bằng sự thỏa thuận giữa
các bên và bằng việc chuyển khoản thực tiễn như trên xảy ra
bất cập trước yêu cầu văn bản của Bộ luật Dân sự 2005.
BLDS 2015 đã rút gọn đi thuật ngữ hợp đồng dân sự trong
Bộ luật Dân sự 2005 thay thế vào đó là thuật ngữ hợp đồng.
Điều này chứng tỏ rằng các nhà lập pháp mong muốn mở rộng
phạm vi điều chỉnh của chế định đặt cọc đó là không chỉ bó hẹp
chỉ trong các loại hợp đồng dân sự mà còn mở rộng ra nhiều
loại hợp đồng khác không phải hợp đồng dân sự. Vì thuật ngữ
hợp đồng bao hàm rất nhiều loại hợp đồng như thương mại, hợp
đồng lao động, v.v… Điều này cũng phù hợp hơn với thực tiễn
vì trong nhiều trường hợp hợp đồng đặt cọc giữ các bên không
phải là hợp đồng dân sự thì sẽ bị vô hiệu làm mất quyền lợi
cũng như lợi ích của các bên tham gia ký kết hợp đồng.

3. Theo BLDS, khi nào bên đặt cọc mất cọc, bên nhận cọc bị phạt cọc?

Khoản 2 điều 328 BLDS 2015 có quy định như sau:


“2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài
sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc
được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu
bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp
đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt
cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao
kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc
tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị
tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
4. Nếu hợp đồng được đặt cọc không được giao kết, thực hiện vì lý do
khách quan, bên nhận cọc có nghĩa vụ trả lại tài sản đặt cọc cho bên
đặt cọc không? Vì sao?

Theo điểm d mục 1 chương I Nghị quyết số 01/2003/NQ-


HĐTP có quy định: “Trong các trường hợp được hướng dẫn tại
các điểm a và c mục 1 này, nếu cả hai bên cùng có lỗi hoặc
trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại
khách quan thì không phạt cọc.” “Không phạt cọc” đối với bên
đặt cọc tức là sẽ được nhận lại tài sản đặt cọc, còn đối với bên
nhận cọc bảo đảm phải hoàn trả lại tài sản đặt cọc nhưng không
mất một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc.
Vì vậy nếu hợp đồng đặt cọc không được giao kết, thực hiện
vì lý do khách quan thì bên nhận cọc có nghĩa vụ trả lại tài sản đặt
cọc cho bên đặt cọc.

5. Theo Quyết định được bình luận, bên đặt cọc đã chuyển tài sản đặt
cọc cho bên nhận cọc như thế nào?

Theo Quyết định, bên đặt cọc là Công ty Hoàng Quân đã


chuyển tài sản đặt cọc vào tài khoản của Công ty Ninh Thuận mở tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh tỉnh
Bình Thuận theo ủy nhiệm chi ngày 22/02/2008.

6. Theo Tòa giám đốc thẩm trong Quyết định được bình luận, tài sản
đặt cọc còn thuộc sở hữu của bên đặt cọc không? Vì sao?
Theo Tòa Giám đốc thẩm trong Quyết định 49 được bình luận
thì tài sản đặt cọc vẫn còn thuộc sở hữu của bên đặt cọc là Công ty
Hoàng Quân vì số tiền đặt cọc 1 tỷ đồng là tiền của Công ty Hoàng
Quân đặt cọc chưa thuộc quyền sở hữu của Công ty Ninh Thuận và
quá trình mua bán nợ giữa Công ty Ninh Thuận và Công ty Sơn
Long Thuận không có văn bản nào bàn giao số tiền đặt cọc 1 tỷ đồng
đó mua bán cổ phần từ Công ty Hoàng Quân.
Theo Tòa án căn cứ vào khoản 1 Điều 328 Bộ luật dân sự
2015: “Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho
bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim
khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản
đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp
đồng” và khi Công ty Hoàng Quân chuyển khoản thì có ghi rõ nội
dung là tiền đặt cọc mua cổ phần. Như vậy, theo quy định trên của
pháp luật thì số tiền này vẫn thuộc sở hữu của Công ty Hoàng Quân
và có thể được chuyển cho SCIC khi việc mua bán cổ phần thành
công.

7. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc
thẩm liên quan đến quyền sở hữu tài sản đặt cọc.

Hướng giải quyết của Tòa giám đốc thẩm liên quan đến
quyền sở hữu tài sản đặt cọc là hoàn toàn hợp lý. Công ty Hoàng
Quân đã chuyển số tiền đặt cọc vào tài khoản của Công ty Ninh
Thuận mở tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi
nhánh tỉnh Ninh Thuận (gọi tắt là Ngân hàng) theo ủy nhiệm chi
ngày 22-02-2008. Tuy nhiên, khi số tiền này được chuyển vào tài
khoản của Công ty Ninh Thuận thì Ngân hàng đã căn cứ vào hợp
đồng tín dụng có điều khoản thỏa thuận cho phép Ngân hàng được
quyền trích tài khoản của Công ty Ninh Thuận để cấn trừ vào số
công nợ quá hạn và lãi suất của Công ty Ninh Thuận là trái với quy
định của pháp luật. Bởi lẽ, số tiền 1.000.000.000 đồng đặt cọc chưa
thuộc quyền sở hữu của Công ty Ninh Thuận, theo quy định tại
khoản 1 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015. Công ty Hoàng Quân khi
chuyển tiền vào tài khoản Công ty Ninh Thuận đã ghi rõ nội dung là
tiền đặt cọc mua cổ phần. Vì vậy, Ngân hàng đã chiếm hữu không có
căn cứ pháp luật đối với tài sản của Công ty Hoàng Quân. Bộ luật
dân sự chỉ quy định là “giao tài sản đặt cọc”, chứ không quy định
“chuyển quyền sở hữu tài sản đặt cọc”. Ở đây, tài sản đặt cọc được
giao là “để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng” (khoản 1
Điều 328 Bộ luật dân sự 2015) và khi đặt cọc hoàn thành sứ mệnh,
“tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc” (khoản 2 Điều 328 Bộ
luật dân sự 2015). Hướng này bảo vệ tốt hơn người đặt cọc và tránh
được trường hợp người thứ ba can thiệp vào tài sản đặt cọc.
Như vậy, hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm liên
quan đến quyền sở hữu tài sản đặt cọc là hợp lý và thuyết phục vì đã
phản ánh đúng với bản chất của đặt cọc và bảo vệ tốt người đặt cọc.

8. Đoạn nào cho thấy Tòa án đã áp dụng Án lệ số 25/2018/AL?


Chi tiết cho thấy Tòa án áp dụng Án lệ số 25 là: "Căn cứ
theo Án lệ số 25/2018/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2018 và được
công bố theo Quyết định số 269/QĐ-CA ngày 06 tháng 11 năm
2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao: “Trường hợp bên
nhận đặt cọc không thể thực hiện đúng cam kết là do yếu tố
khách quan và bên nhận đặt cọc không phải chịu phạt cọc”.

9. Việc Tòa án áp dụng Án lệ số 25/2018/Al vào hoàn cảnh trong


vụ việc này có thuyết phục không? Vì sao?

Tòa án áp dụng Án lệ số 25/2018/AL là thuyết phục. Bởi


lẽ, căn cứ theo Án lệ số 25/2018/AL: “Trường hợp bên nhận đặt
cọc không thể thực hiện đúng cam kết là do yếu tố khách quan
và bên nhận đặt cọc không phải chịu phạt cọc”.
Bên cạnh đó BLDS 2015 không có quy định chi tiết về
yếu tố khách quan hay một sự kiện xảy ra do yếu tố khách
quan. Tuy nhiên, có thể suy luận một cách hợp lý rằng, một sự
kiện xảy ra một cách khách quan khi sự kiện đó xảy ra không
theo ý chí của các bên. Hay nói cách khác, sự kiện đó không do
các bên tạo ra hoặc phát sinh do lỗi chủ quan của các bên. Có
thể thấy, để xác định yếu tố khách quan thì điều quan trọng là
xác định bên vi phạm có lỗi chủ quan hay chủ ý để xảy ra sự
kiện bất khả kháng hay không.
Thực tế trong bản án số 26 ông I cũng đã từng nhờ em
gái mua được ô tô nhập khẩu từ Mỹ về Việt Nam để sử dụng
(có thể dưới dạng quà tặng, quà biếu), nên ông mới đồng ý mua
hộ ông P; nhưng hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách quản lý
của Nhà nước ở từng thời điểm và hoàn toàn phụ thuộc vào
người thân bên Mỹ và Đại lý nhập khẩu. Ngoài ra, ông I không
có xe ô tô để bán và cũng không có đủ điều kiện nhập khẩu xe
để bán cho ông P; ông P biết rõ điều này và không có tài liệu,
chứng cứ gì chứng minh rằng ông I có khả năng bán xe cho ông
P, nhưng cố tình từ chối thực hiện. Do đó, việc ông I không
thực hiện được thỏa thuận là do trở ngại từ yếu tố khách quan.
Như vậy, việc Tòa án áp dụng Án lệ số 25/2018/AL là hợp lý và
bảo đảm quyền lợi cho ông I.
10. Việc Tòa án “không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông P, về việc
yêu cầu ông I phải trả số tiền phạt cọc là 450.000.000đ” có phù hợp
với Án lệ số 25/2018/Al không? Vì sao?
Việc Tòa án “ không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của
ông P, về việc yêu cầu ông I phải trả số tiền phạt cọc là
450.000.000đ phù hợp với Án lệ số 25/2018/AL. Vì theo thực
tế, ông I cũng đã từng nhờ em gái mua được ô tô nhập khẩu từ
Mỹ về Việt Nam để sử dụng (có thể dưới dạng quà tặng, quà
biếu), nên ông mới đồng ý mua hộ ông P; nhưng hoàn toàn phụ
thuộc vào người thân bên Mỹ và Đại lý nhập khẩu. Vì ông I
không có xe ô tô để bán và cũng không có đủ điều kiện nhập
khẩu xe để bán cho ông P; ông P biết rõ điều này và không có
tài liệu, chứng cứ gì chứng minh rằng ông I có khả năng bán xe
ô tô cho ông P, nhưng cố tình từ chối thực hiện. Do đó, việc ông
I không thực hiện được thỏa thuận là do yếu tố khách quan và
phù hợp với án lệ số 25/2018/AL.

You might also like