You are on page 1of 2

THẢO LUẬN BUỔI 4

- Theo BLDS, khi nào bên đặt cọc mất cọc, bên nhận cọc bị phạt cọc?
Theo khoản 2 Điều 328 BLDS 2015, nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng
thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực
hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá
trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Nếu hợp đồng được đặt cọc không được giao kết, thực hiện vì lý do khách
quan, bên nhận cọc có nghĩa vụ trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc không?
Vì sao?
Theo Điều 420 BLDS 2015 thì khi đáp ứng đủ điều kiện tại khoản 1 trong đó có nguyên nhân
khách quan thì hợp đồng sẽ hoặc sửa đổi hoặc là chấm dứt. Nếu chấm dứt thì sẽ không thể
giao kết được do đó bên đặt cọc không thể “từ chối” được theo khoản 2 Điều 328 BLDS 2015.
Việc không thể giao kết, thực hiện đó là vì lý do khách quan chứ không phải là do ý chí chủ
quan của bên đặt cọc hoặc bên nhận cọc nên bên nhận cọc trong trừ hợp này có nghĩa vụ trả
lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc.
● Đối với Quyết định số 49
Tóm tắt quyết định số 49:
+ Nguyên đơn: Công ty Cổ phần TV - ™ - DV Địa ốc Hoàng Quân; Bị đơn: Công ty TNHH
thương mại và Xây dựng Sơn Long Thuận
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam
+ Ngày 20/02/2008, Công ty Ninh Thuận và Công ty Hoàng Quân ký kết Biên bản thoả
thuận về việc Cty Ninh Thuận bán cho Cty Hoàng Quân cổ phần thuộc sở hữu của
SCIC tại Cty Ninh Thuận 39.192 cổ phiếu và tổng giá trị là 3.919.200.000 đồng.
+ Công ty Hoàng Quân đặt cọc trước 1 tỷ đồng và chuyển vào tài khoản của cty Ninh
Thuận tại Ngân hàng vào ngày 22/2/2008.
+ Tuy nhiên, khi số tiền được chuyển vào tài sản thì Ngân hàng đã căn cứ vào hợp đồng
tín dụng có điều khoản thỏa thuận cho phép Ngân hàng được quyền trích tài khoản của
Cty Ninh Thuận để trừ vào số sợ quá hạn và lãi suất của Công ty Ninh Thuận là trái với
quy định pháp luật. Bởi lẽ số tiền đặt cọc chưa thuộc quyền sở hữu của Cty Ninh Thuận
theo khoản 1 Điều 328 BLDS 2015
+ Bên cạnh đó, SCIC không uỷ quyền cho Cty Ninh Thuận để thực hiện việc chuyển
nhượng cổ phần của SCIC cho CTy Hoàng Quân. Ông Liêm - Giám đốc CTy Ninh
Thuận đã tự ý ký biên bản thoả thuận bán số cổ phần cho Cty Hoàng Quân là trái pháp
luật. Do đó, Toà án sơ thẩm và phúc thẩm đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Cty
Hoàng Quân, buộc ngân hàng trả lại cho Cty Hoàng Quân 1 tỷ là có căn cứ, đúng quy
định của pháp luật
- Theo Quyết định được bình luận, bên đặt cọc đã chuyển tài sản đặt cọc cho bên
nhận cọc như thế nào?
Bên đặt cọc ( Cty Hoàng Quân) đã chuyển tiền đặt cọc đến tài khoản của Công ty Ninh Thuận
tại Ngân hàng
- Theo Toà giám đốc thẩm trong Quyết định được bình luận, tài sản đặt cọc còn
thuộc sở hữu của bên đặt cọc không? Vì sao?
Tài sản đặt cọc vẫn còn thuộc sở hữu của bên đặt cọc vì:
+ Căn cứ theo nhận định của Toà án: việc Ngân hàng trích số tiền đặt cọc của Cty Hoàng
Quân để thu nợ vay của Công ty Ninh Thuận là không có căn cứ pháp luật.
+ Tiền đặt cọc đó vẫn thuộc quyền sở hữu của Cty Hoàng Quân chứ không phải Cty Ninh
Thuận theo khoản 2 Điều 328 BLDS 2015 thì tiền đặt cọc đó sẽ được trả lại hoặc trừ
vào nghĩa vụ trả tiền.
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm liên
quan đến quyền sở hữu tài sản đặt cọc.
Theo em, hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm liên quan đến quyền sở hữu tài sản
đặt cọc là có căn cứ pháp luật, có cơ sở rõ ràng. Tài sản đặt cọc giao cho bên nhận cọc để
đảm bảo việc giao kết, thực hiện hợp đồng. Do đó, bên nhận cọc có nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn
tài sản và không được khai thác, sử dụng tài sản đó trừ các bên có thoả thuận khác. Ở đây, tài
sản đặt cọc được giao để đảm bảo nên vẫn thuộc sở hữu của bên đặt cọc nên bên nhận cọc
không được xác lập giao dịch đối với tài sản đặt cọc, trừ trường hợp bên đặt cọc đồng ý.

You might also like