You are on page 1of 10

GIẢI ĐỀ THI 2016

ĐỀ CHẴN:

Câu 1: HV vận dụng đ. 35, 36, 37 LDN để trả lời. Riêng đ. 37 (định giá) thì chỉ
nói qua về nguyên tắc định giá thôi (vì câu hỏi thi ko yêu cầu)
Điều 35. Tài sản góp vốn
1. Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá
trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài
sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền
liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và
các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân,
tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài
sản đó để góp vốn.
Điều 36. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn
1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ
phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:
a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì
người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất
cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;
b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện
bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.
Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa
chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp
vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của
tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người
góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật
của công ty;
c) Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là Đồng Việt Nam, ngoại
tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối
với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
2. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân
không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
3. Thanh toán mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp
và nhận cổ tức của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản
vốn của nhà đầu tư đó mở tại ngân hàng ở Việt Nam, trừ trường hợp thanh toán bằng tài
sản.
Điều 37. Định giá tài sản góp vốn
1. Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng
phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp
định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông
sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên
nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài
sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời
điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh
lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết
thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài
sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên
đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công
ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá
chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá
trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận.
Trường hợp nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời
điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với
công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với
công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và
giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời, liên đới chịu
trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
Câu 2: Các trường hợp áp dụng PL…. HV trích lại đ. 3 LDN:

Điều 3. Áp dụng Luật doanh nghiệp và các luật chuyên ngành: Trường hợp luật chuyên ngành có
quy định đặc thù về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có
liên quan của doanh nghiệp thì áp dụng quy định của Luật đó.
Sau đó HV phân tích theo 3 ý sau:

- Về thành lập, tổ chức lại, giải thể, phá sản:


o Ngành nghề KD có điều kiện: áp dụng theo Luật chuyên ngành; ex:
Luật KD BĐS; Luật an toàn thực phẩm; luật KDBH, Luật các tổ chức
tín dụng; luật Kiểm toán;…
o Về con dấu: một số trường hợp ko áp dụng LDN mà theo luật chuyên
ngành: Quy định về con dấu trong Nghị định này áp dụng đối với
công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và
doanh nghiệp tư nhân đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật
Doanh nghiệp, Luật Đầu tư. Tổ chức, đơn vị được thành lập theo các
luật sau đây không áp dụng quy định về con dấu trong Nghị định này
mà thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý và sử dụng con
dấu:Luật Công chứng; Luật Luật sư; Luật Giám định tư pháp; Luật
Kinh doanh bảo hiểm; Luật Chứng khoán; Luật Hợp tác xã.(NĐ
96/2015)
o Về sáp nhập, hợp nhất DN: áp dụng quy định của Luật Cạnh tranh
(nếu tổng thị phần 50%>)
o Về Phá sản: áp dụng LPS 2014.
- Về góp vốn, chuyển nhượng vốn: Nếu góp bằng QSDĐ theo Luật Đất đai;
góp bằng QSHTT theo Luật SHTT. Chào bán CP: một số trường hợp áp
dụng Luật Chứng Khoán.
- Về tổ chức quản lý: Đối với CTCP đại chúng áp dụng mô hình quản lý theo
PLuật CK (TT 121/BTC/2012); đối với mô hình kiểm toán nội bộ của các
NH áp dụng theo Luật NH.
- ………

Câu 3: Tình huống:

1. Muốn biết một HĐ có hiệu lực hay ko phải xem nhiều yếu tố; trong đó có
NĐD ký HĐ. Theo đ.64.2.e GĐ công ty TNHH có quyền (e) Ký kết hợp
đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội
đồng thành viên). Như vậy, quyền đại diện trong cty để ký HĐ là C. Việc
A đại diện cty ký kết thì phải có ủy quyền hợp lệ của C. Tuy nhiên, căn
cứ theo BLDS 2015 đ. 142.1 thì nếu C biết và công nhận HĐ, hoặc biết
mà ko phản đối đó thì HĐ đó vẫn xem là có hiệu lực.

Điều 142. Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện

1. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh
quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:

a) Người được đại diện đã công nhận giao dịch;

b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;

c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về
việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện.

2. Căn cứ vào thẩm quyền theo vụ việc: Đây là tranh chấp KD, TM. Căn cứ
thẩm quyền theo cấp: HĐMB thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện.
Căn cứ thẩm quyền theo lãnh thổ: TAND nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư
trú. Vậy trong vụi việc trên TAND có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
là TAND cấp huyện. HV có thể đưa ra giả thiết bên nào kiện để HV xác
định TA có thẩm quyền. Ngoài ra, lưu ý hai bên có quyền thỏa thuận
bằng văn bản chọn TA nơi nguyên đơn có trụ sở hoặc cư trú giải quyết.
3. Do câu hỏi này còn thiếu một vài thong tin nên tôi nêu ý kiến sau:
a. Nếu vẫn còn trong thời hạn góp vốn (90 ngày) thì việc một thành
viên chưa góp đủ và muốn rút khỏi công ty sẽ do các thành viên
thỏa thuận (LDN ko quy định). Trường hợp này GCN phần vốn
góp chỉ có giá trị nội bộ nên xem như B không tham gia góp vốn,
do vậy sau 90 ngày công ty sẽ xóa tên B. Tuy nhiên, tôi cho rằng
trường hợp này ít khả năng (vì các thong tin khác trong đề cho thấy
dường như là đã quá hạn 90 ngày rồi).
b. Nếu đã quá hạn góp vốn mà các thành viên chưa góp đủ và công ty
vẫn chưa điều chỉnh giảm vốn điều lệ (đ.48 k.3,4 LDN) thì vẫn
phải chịu trách nhiệm trên phạm vi số vốn đã cam kết góp. Như
vậy bên dịch vụ làm đúng.
c. Ngoài ra, việc B bán phần vốn góp cho A thì phải xem quy định tại
đ.53 k.1) LDN. Còn về giá thì do thỏa thuận.
4. HĐ mua xi măng:
a. Hủy HĐ, căn cứ đ.312 và 314 LTM 2005:
Điều 312. Huỷ bỏ hợp đồng
1. Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần
hợp đồng.
2. Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các
nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.
3. Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp
đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
4. Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này,
chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ
hợp đồng;b) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.( 13. Vi phạm cơ bản là
sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không
đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng)
Điều 314. Hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ hợp đồng
1. Trừ trường hợp quy định tại Điều 313 của Luật này, sau khi huỷ bỏ hợp
đồng, hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải
tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận
về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.
2. Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của
mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ
phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi
ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.
3. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của
Luật này.
>>> Như vậy, công ty Y được quyền đơn phương hủy HĐ do có vi phạm cơ
bản từ Z (do bán hàng giả)
Điều 302. Bồi thường thiệt hại
1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành
vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên
bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi
phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Điều 304. Nghĩa vụ chứng minh tổn thất
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do
hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được
hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
b. Yêu cầu bồi thường: Có. Nếu chứng minh thiệt hại theo đ. 302 và
304 LTM.

Câu 4: Bài tập này giống các đề năm trước đã giải cho HV rồi.

Câu 5: Tình huống LLĐ: HV dựa vào các căn cứ PL sau:


Điều 115. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ,
tết sau đây:

a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch 05 ngày;


c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

2. Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo
quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01
ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng vào ngày nghỉ
hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.
Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những
trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;


b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng
chết; con chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với
người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết;
bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả
thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy, việc anh Thắng được nghỉ 9 ngày là hợp lệ và được hưởng lương (gồm 4
ngày nghỉ hàng tuần và nghỉ bù; 03 ngày nghỉ do kết hôn; 02 ngày nghỉ cuối tuần
của tuần kế tiếp). Do ông Ngoại Anh Thắng mất nên anh có xin phép và được GĐ
công ty đồng ý cho nghỉ 01 ngày ( đ.116.2 BLLĐ), ngày nghỉ này không hưởng
lương. Vậy, việc công ty trừ ngày lương của anh Thắng là có căn cứ pháp lý./.
ĐỀ LẺ:

Câu 1: Hv trích đ. 4 LDN về DNNN: 8. Doanh nghiệp nhà nước là doanh


nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Trình bày đ. 88:
Điều 88. Áp dụng quy định đối với doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý theo quy định tại Chương này,
các quy định tương ứng tại mục 2 Chương III và các quy định khác có liên quan của Luật
này. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Chương IV với Chương III và các quy
định có liên quan khác của Luật này, thì áp dụng quy định tại Chương này.
2. Việc tổ chức quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 100% vốn điều lệ
thực hiện theo các quy định tương ứng tại mục 1 Chương III và Chương V của Luật này.
Nhìn chung DNNN hiện nay được tổ chức, hoạt động giống công ty TNHHMTV. Từ
quan niệm này có thể thấy một số tác động sau:
- Giới hạn số lượng DNNN (100% vốn NN) ở những lĩnh vực quan trọng, cần thiết đối
với nền kinh tế theo quan điểm của NN từng thời kỳ. Các DNNN còn lại có thể CPH,
thoái vốn.
- Xác định giới hạn trách nhiệm của NN đối với DN (TNHH)
- DNNN tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
- NN là nhà đầu tư, bổ nhiệm bộ máy quản lý và kiểm soát chứ ko trực tiếp can thiệp
vào hoạt động KD của DN. Các tiêu chí bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý
được quy định rõ rang. Việc xác định trách nhiệm của người quản lý cũng cụ thể.

Câu 2: Xem tài liệu đã cung cấp cho HV.

Câu 3: Bài tập: Giống các đề thi trước (đã giải thích)

Câu 4: Bài tập về Luật LĐ: Giống đề thi 2015 (lẻ): căn cứ đ. 125 BLLĐ, anh M vi
phạm kỷ luật LD nên bị mức kỷ luật sa thải va chấm dứt HĐLĐ là đúng. Căn cứ
theo đ, 36k8 BLLĐ thì đây ko phải là trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt
HĐ trước thời hạn nên ko phải chịu trách nhiệm bồi thường (theo đ.42) cũng như
trợ cấp thôi việc (đ. 48).
Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.

2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo
quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.

5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động
theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã
chết.

7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất
tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.

9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ
luật này.

10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38
của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ
hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

Điều 48. Trợ cấp thôi việc

Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật
này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc
thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

(trong đ. Này không quy định trợ cấp trong trường hợp sa thải.)

Câu 5: Bài tập: Câu hỏi số 1 và 2 đã có trong những đề thi năm trước rồi (đã giải
thích).
Câu số 3: Đề thi có vài thong tin chưa rõ nên tạm lý giải như sau: Việc đề nêu
thông tin công ty A “chuyển sang” công ty P HV ko cần quan tâm giải thích vì
trong đề ko có câu hỏi lien quan. Riêng việc tăng vốn ĐL, ta có thể đặt giả thiết:

- Nếu Tuấn cũng tăng vốn theo tỷ lệ % công ty quy định thì phần vốn của
Tuấn cũng sẽ là 15% của 50 tỷ
- Nếu Tuấn ko chấp nhận tăng vốn trong khi các CĐ khác tăng vốn lên 10 lần
thì phần vốn của Tuấn sau khi công ty tăng vốn ĐL sẽ là 1,5% của 50 tỷ.

Câu số 4: “chung tiền” rất khó hiểu. Theo tôi có thể đây là HĐ hợp tác KD (BCC),
phần công ty P góp là 01 tỷ đồng. Hoàng ký HĐ lúc này với tư cách người đại diện
của công ty P; do vậy nghĩa vụ phát sinh là với công ty P chứ ko phải với cá nhân
Hoàng. Do vậy việc công ty Q kiện cá nhân Hoàng là không đúng. Việc công ty P
đước “bán” lại cho công ty M, cần lưu ý rằng trong LDN chỉ có quy định bán
DNTN thôi (đ. 187). Như vậy, tôi nghĩ rằng khi bán cty P cho cty M thì sẽ dẫn đến
việc sáp nhập P vào M. Nếu theo cách hiểu này thì theo đ. 195k.2c LDN thì công
ty M (bên nhận sáp nhập) có nghĩa vụ thanh toán nợ cho công ty Q.
Điều 195. Sáp nhập doanh nghiệp
2.c) Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty
nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các
khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị
sáp nhập.
CHÚC THÀNH CÔNG!

You might also like