You are on page 1of 3

Câu 3: Các điều kiện để hợp đồng kinh doanh, thương mại có hiệu lực.

Luật Thương mại không quy định cụ thể các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực.
Vì vậy, khi xem xét hiệu lực của hợp đồng trong kinh doanh, thương mại, cần dựa
trên các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định trong Bộ luật dân sự.
Căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015 Điều 117 và các quy định có liên quan, có thể xác
định một hợp đồng trong kinh doanh, thương mại có hiệu lực khi có đủ các điều kiện
sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao
dịch dân sự được xác lập;

Các chủ thể tham gia hợp đồng kinh doanh, thương mại phải có năng lực chủ thể
để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Trong thực tiễn kinh doanh, thương mại, chủ
thể tham gia hợp đồng kinh doanh, thương mại chủ yếu là thương nhân. Khi tham
gia hợp đồng kinh doanh, thương mại nhằm mục đích lợi nhuận, các thương nhân
phải đáp ứng điều kiện có đăng ký kinh doanh phù hợp với nội dung hợp đồng.
Trường hợp mua bán hàng hóa, dịch vụ có điều kiện kinh doanh, thương nhân còn
phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh đó theo quy định của pháp luật.

Đại diện hợp pháp của chủ thể hợp đồng có thể là đại diện theo pháp luật hoặc
đại diện theo ủy quyền. Khi xác định thẩm quyền giao kết hợp đồng kinh doanh,
thương mại, cần lưu ý quy định tai Điều 142 Bộ Luật Dân sự 2015 theo đó khi người
không có quyền đại diện giao kết, thực hiện hợp đồng, sẽ không làm phát sinh
quyền, nghĩa vụ đối với bên hợp đồng được đại diện, trừ trường hợp được người
đại diện hợp pháp của bên được đại diện chấp thuận.

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

Việc quy định nguyên tắc giao kết hợp đồng nhằm đảm bảo sự thỏa thuận của
các bên phù hợp với ý chí thực của họ, hướng đến những lợi ích chính đáng của
các bên, đồng thời không xâm hại đến những lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ. Việc
giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng kinh doanh, thương mại nói riêng phải
tuân thủ theo các nguyên tắc: tự do giao kết nhưng không trái pháp luật và đạo đức
xã hội: Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội

Hàng hóa, dịch vụ là đối tượng của hợp đồng không bị cấm kinh doanh theo quy
định của pháp luật. Tùy thuộc từng giai đoạn của nền kinh tế, xuất phát từ yêu cầu
quản lý nhà nước mà những hàng hóa, dịch vụ bị cấm kinh doanh được pháp luật
quy định một cách phù hợp.

Câu 2:

1. Sai. Vì trong luật doanh nghiệp 2020 không cấm.


2. Sai. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công
ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau
đây:

a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người
góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất
cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước
bạ; ( điểm a khoản 1 Điều 35 Luật doanh nghiệp 2020). Trong trường hợp này thành
viên đã góp vốn không có quyền sở hữu nhà và đất đó.

3. Sai. Tại điều 300 Luật thương mại 2005 có quy định:” Phạt vi phạm là việc bên bị
vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu
trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại
Điều 294 của Luật này.”

Câu 3:

a. Theo Khoản 3 Điều 182 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định:”Hội đồng thành
viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Nếu Điều lệ công
ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư
tổng số thành viên hợp danh tán thành:

a) Định hướng, chiến lược phát triển công ty;

b) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

c) Tiếp nhận thêm thành viên mới;

d) Chấp thuận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ
thành viên;

đ) Quyết định dự án đầu tư;

e) Quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị từ
50% vốn điều lệ của công ty trở lên, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ
lệ khác cao hơn;

g) Quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty,
trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;

h) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổng số lợi nhuận được chia và số lợi
nhuận chia cho từng thành viên;

i) Quyết định giải thể; yêu cầu phá sản công ty.

Trong trường hợp này cả 4 thành viên hợp danh đồng ý nên quyết định khai trừ
ông A là đúng.
b. Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo
quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 185 thì người đó vẫn phải liên đới
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã
phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.

Vì ông A đã bị khai trừ nên không còn tư cách là thành viên hợp danh và không
có quyền lợi như các thành viên khác.

You might also like