You are on page 1of 5

1.

3 Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

- Các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Lao động năm 2019:
1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.

2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể
và đạo đức xã hội

Trích chương III Điều 15, Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động, Bộ luật Lao động năm 2019

- Đối với nguyên tắc 1, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực:
Tự nguyện là một trong những nguyên tắc quan trọng để khẳng định hợp đồng lao động.
Tự nguyện được định nghĩa là “Tự nguyện là tự mình muốn làm, muốn như thế, không bị
ai ép buộc hay chịu một sức ép nào từ bên ngoài là sự lựa chọn hoặc thực hiện hoặc không
thực hiện mà không bị mua chuộc, thúc đẩy, ép buộc, cưỡng ép, xúi giục, hạn chế, nhắc
nhở, đề nghị hoặc bất cứ tác động nào bởi người khác.” Sự tự nguyện của các bên được
hiểu là các bên hoàn toàn được tự nguyện, tự do tham gia vào quan hệ, không bên nào hoặc
chủ thể nào được ép buộc, cưỡng bức bên kia hoặc các bên tham gia quan hệ lao động. Người
lao động và người sử dụng lao động tự nguyện đề xuất hợp tác, kết giao hợp đồng, tự nguyện
thoả thuận các điều khoản trong hợp đồng và tự nguyện giao kết hợp đồng để xác lập quan hệ
lao động.
Ngoài sự tự nguyện và bình đẳng, việc giao kết hợp đồng còn phải đảm bảo yếu tố thiện chí,
hợp tác và trung thực. Thiện chí, hợp tác và trung thực chính là điều quyết định việc người sử
dụng lao động và người lao động sẽ dễ thông cảm cho nhau và dễ đi đến sự thống nhất trong việc
thương lượng, cùng nhau đồng thuận để thiết lập và duy trì quan hệ lao động bằng ách giao kết
và thực hiện hợp đồng lao động. Thiện chí biểu hiện cách đối xử tốt đẹp, chân thành với nhau;
hợp tác là thể hiện sự phối hợp cùng nhau trong thỏa thuận, bàn bạc giải quyết vấn đề; còn trung
thực thể hiện sự tin tưởng và thái độ tích cực. Kể cả khi trong quá trình thương lượng, các bên có
sự xung đột, có căng thẳng nhưng nếu các bên thực sự thiện chí và hợp tác thì những ăng thẳng
đó cũng sẽ dễ dàng được giải quyết. Sự trung thực cũng là yếu tố quan trọng khi giao kết hợp
đồng. Các bên có trung thực với nhau thì mới có sự thiện chí và hợp tác. Hơn nữa, sự trung thực
khi giao kết hợp đồng sẽ đảm bảo cho hợp đồng được hợp pháp, quan hệ lao động tồn tại lâu dài
và bền vững. Khi không có thiện chí và không muốn hợp tác thì sẽ không có việc giao kết hợp
đồng lao động. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu các bên không còn thiện chí và
không muốn tiếp tục hợp tác cũng là lúc quan hệ lao động sẽ đi vào chỗ bế tắc và đổ vỡ.
- Đối với nguyên tắc 2, tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật,
thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội:
Bản chất của hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa các bên về vấn đề liên quan tới quan hệ
lao động nhưng sự thỏa thuận này phải nằm trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức xã hội. Người
lao động và người sử dụng lao động được tự do ý chí trong việc xác lập các điều hoản và nội
dung của hợp đồng. Sự tự do ý chí đó phải nằm trong khuôn khổ nhất định. Không trái pháp luật,
thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội là yêu cầu tất yếu trong việc giao kết hợp đồng lao
động.

Pháp luật lao động là hệ thống các quy định pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ lao động
theo định hướng của Nhà nước. Còn thoả ước lao động tập thể là sự thoả thuận giữa tập thể lao
động với người sử dụng lao động về điều kiện lao động, điều kiện sử dụng lao động cũng như
các vấn đề trong quan hệ lao động. Do đó, nếu nội dung hợp đồng lao động trái pháp luật lao
động và thoả ước lao động tập thể sẽ dễ dẫn đến việc pháp sinh tranh chấp. Chính vì vậy, mặc dù
các bên được quyền tự do giao kết hợp đồng nhưng nội dung hợp đồng lao động không được trái
với pháp luật lao động và thoả ước lao động tập thể trong doanh nghiệp (nếu có). Song cũng cần
lưu ý rằng, trái pháp luật lao động và thoả ước lao động ở đây là trái theo hướng bất lợi cho
người lao động. Trường hợp những thoả thuậntrong hợp đồng lao động tuy không đúng với quy
định của pháp luật lao động và thoả ước lao động tập thể nhưng lại có lợi hơn cho người lao
động thì luôn được khuyến khích và ưu tiên áp dụng.

Nguồn: https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-bach-khoa-tphcm/giai-tich-1/nhan-dien-
hop-dong-lao-dong-theo-bo-luat-lao-dong-nam-2019/70 219998

Ko dẫn điều 18
Phân tích người lao động, người sử dụng lao động
Luật doanh nghiệp 2020
Bộ luật dân sự 2015
Điều 100 bộ luật lao động ( cá nhân trực tiếp sử dụng lao độn = chủ chính ? )
Vđề vi phạm thẩm quyền lđộng : Đ49, DD51 =>
NĐ 145( đối
chiếu )

1.4. Vấn đề thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động

1. Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2
Điều này.
2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm
người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm
để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao
kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ
tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.

3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo
quy định của pháp luật;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp
luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp
nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản
của người đại diện theo pháp luật của người đó;
c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao
kết hợp đồng lao động.
5. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người
khác giao kết hợp đồng lao động.
Trích chương III Điều 18, Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động, Bộ luật Lao động năm 2019
Hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền
thì người lao động bị ảnh hưởng như thế nào?
Trong trường hợp vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền thì quyền, nghĩa vụ
và lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô
hiệu cho đến khi hợp đồng lao động được ký lại thực hiện tại Điều 10 Nghị định 145/2020/NĐ-
CP như sau:
- Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ, người lao động và người sử dụng lao động
ký lại hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật.
- Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao
động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi hợp đồng lao động được ký lại thực hiện như sau:
+ Nếu quyền, lợi ích của mỗi bên trong hợp đồng lao động không thấp hơn quy định của pháp
luật, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động
được thực hiện theo nội dung hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu;
+ Nếu hợp đồng lao động có nội dung về quyền, nghĩa vụ, lợi ích của mỗi bên vi phạm pháp luật
nhưng không ảnh hưởng đến phần nội dung khác của hợp đồng lao động thì quyền, nghĩa vụ và
lợi ích của người lao động thực hiện theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 145/2020/NĐ-CP;
+ Thời gian người lao động làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu được tính là
thời gian làm việc của người lao động cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế
độ theo quy định của pháp luật về lao động.
- Trường hợp không ký lại hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì:
+ Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động
bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo quy định tại
khoản 2 Điều 10 Nghị định này;
+ Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
- Các vấn đề khác liên quan đến việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết
không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành.
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/lao-dong-tien-luong/hau-qua-phap-ly-cua-viec-giao-ket-hop-dong-lao-
dong-khong-dung-tham-quyen-la-gi-3968.html

You might also like