You are on page 1of 3

Họ và tên: Lê Thị Lý

MSV: 11218132

1. Các hình thức của HĐLĐ gồm HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định
thời hạn.
Trả lời: Sai
Theo Điều 14 Bộ Luật lao động 2019, có 3 hình thức HĐLĐ
- HĐLĐ bằng văn bản
- HĐLĐ điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu
- Được giao kết HĐLĐ bằng lời nói áp dụng với hợp đồng có thời hạn dưới 1 tháng

2. HĐLĐ chỉ được chấp nhận ở hình thức văn bản.

Trả lời: Sai.

Theo Điều 14 Bộ Luật lao động 2019, ngoài được ký kết bằng văn bản, còn có thể ký kết
dưới 2 hình thức sau:

- HĐLĐ điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu


- Được giao kết HĐLĐ bằng lời nói áp dụng với hợp đồng có thời hạn dưới 1 tháng

3. NLĐ và NSDLĐ nào cũng được ký HĐLĐ.

Trả lời: Sai

Theo Điều 18, Bộ luật lao động 2019, Không phải bất kỳ NLĐ hay NSDLĐ nào cũng được ký
HĐLĐ.

- Về phía NLĐ, đối với NLĐ chưa đủ 15 tuổi, phải ký kết HĐLĐ bằng văn bản với NLĐ
và người đại diện theo pháp luật của người đó
- Về phía NSDLĐ, cần phải là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia
đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng NLĐ làm việc cho mình theo thỏa thuận, khi
NSDLĐ là cá nhân cần có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Cần thuộc 1 trong các trường hợp sau:

a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy
định của pháp luật;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật
hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân
hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
4. Khi một số điều khoản trong HĐLĐ không còn phù hợp, hai bên có thể thương
lượng bổ sung phụ lục hoặc ký HĐLĐ mới.

Trả lời: Đúng

Theo Điều 33 Bộ luật lao động 2019, về sửa đổi, bổ sung HĐLĐ:

1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung
nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về
nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao
động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng
lao động mới.

3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao
động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết

5. Phụ lục HĐLĐ nêu các điều khoản qui định khác với qui định trong HĐLĐ.

Trả lời: Sai

Theo Khoản 2 Điều 22 Bộ luật lao động 2019:

- Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp
đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.

- Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng
lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của
hợp đồng lao động.

- Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp
đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu
lực.

6. NSDLĐ không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi NLĐ đang nghỉ chế độ.

Đúng. Theo Điều 37, Bộ luật lao động 2019

7. HĐLĐ bị vô hiệu hóa khi người ký không đúng thẩm quyền.

Đúng. Theo khoản b, Điều 49, Bộ luật lao động 2019

8. Với 1 người LĐ, NSDLĐ có thể ký HĐLĐ có thời hạn tối đa 2 lần liên tiếp trước khi
chuyển sang HĐLĐ không xác định thời hạn.

Đúng.

9. Công chức viên chức cũng ký HĐLĐ theo quy định của Bộ luật lao động.
Sai. Vì:

Quan hệ lao động của công chức, viên chức là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê
mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ
chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động này
được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện
chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.

Quan hệ lao động của công chức, viên chức được quy định bởi các văn bản pháp luật
riêng biệt như Luật Công chức 2010, Luật Viên chức 2010 và các nghị định, thông tư
hướng dẫn thi hành. Các văn bản pháp luật này quy định về các nội dung như: tiêu chuẩn
công chức, viên chức; quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm; cấp bậc công chức; chế độ lương;
kỷ luật; nghỉ việc; giải quyết tranh chấp….

Quan hệ lao động của công chức, viên chức không thuộc điều chỉnh của Bộ Luật Lao
động 2019

10. HĐLĐ là sự thỏa thuận của tập thể NLĐ và NSDLĐ.

Sai.

Vì: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động
về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên
trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm
có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là
hợp đồng lao động.

You might also like