You are on page 1of 6

1.

3 Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

Các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Lao động năm 2019 (Trích chương III Điều
15, Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động, Bộ luật Lao động năm 2019):

- Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.

- Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa
ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Đối với nguyên tắc thứ nhất, trong kết quả thỏa thuận giữa NSDLĐ và NLĐ cần
có sự tự nguyện về ý chí và tự do về lý trí, không bên nào có thể lừa dối, ép buộc,
đe dọa bên nào phải giao kết hợp đồng. Đây là biểu hiện của yếu tố tự do của các
bên theo quy định của pháp luật, và là cơ sở quan trọng nhằm ràng buộc trách
nhiệm của các bên trong việc thực hiện HĐLĐ và giải quyết những vấn đề phát
sinh có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên . Nhóm tác giả thấy rằng
sự tự nguyện trong giao kết HĐLĐ đảm bảo quyền tự do lựa chọn công việc, nơi
chốn làm việc của NLĐ và quyền tự do tuyển dụng lao động của NSDLĐ . Các chủ
thể hoàn toàn được tự do, tự nguyện tự mình giao kết HĐLĐ không phụ thuộc vào
ý chí của người khác. Pháp luật lao động ghi nhận nguyên tắc tự do, tự nguyện là
một nguyên tắc trong giao kết HĐLĐ không chỉ đảm bảo giữ đúng bản chất thỏa
thuận của hợp đồng mà còn nhằm tạo tiền để giúp các bên thực hiện quan hệ
HĐLĐ một cách tự giác, quan hệ lao động được duy trì trong sự hài hòa lợi ích và
ổn định. 1

Bình đẳng là nguyên tắc khẳng định vị thế ngang nhau về tư cách, địa vị pháp lý,
các quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ và NLĐ khi giao kết HĐLĐ. Thực hiện nguyên
tắc bình đẳng nhằm phòng tránh việc NSDLĐ lợi dụng việc nắm giữ tư liệu sản
xuất trong tay để áp đặt đối với NLĐ khi giao kết HĐLĐ . Theo nhóm tác giả, trên
thực tế, khó tránh khỏi trường hợp các bên hoàn toàn không bình đẳng với nhau
khi giao kết HĐLĐ. NSDLĐ thường có nhiều lợi thế hơn với những ưu thế về kinh
tế, địa vị xã hội, hiểu biết về pháp luật, v.v. Vì vậy, để đạt được sự bình đẳng thật

1
“Nguyên tắc giao kết HĐLĐ”, [https://luathoangphi.vn/nguyen-tac-giao-ket-hop-dong-lao-dong/],
17/03/2023.
Khi giao kết HĐLĐ cần phải tuân thủ những nguyên tắc nào?”, [https://luatminhkhue.vn/theo-quy-dinh-cua-
bo-luat-lao-dong-nam-2019-khi-giao-ket-hop-dong-lao-dong-can-phai-tuan-thu-nhung-nguyen-tac-
nao.aspx], 17/03/2023.
sự trong giao kết HĐLĐ, cần có những thiết chế, công cụ hỗ trợ NLĐ trong việc
thương lượng, đàm phán hợp đồng .

Thiện chí, hợp tác chính là điều quyết định việc NSDLĐ và NLĐ tiến đến với
nhau, cùng nhau đồng thuận để thiết lập và duy trì quan hệ lao động bằng cách
giao kết và thực hiện HĐLĐ. Thiện chí biểu hiện cách đối xử tốt đẹp, chân thành
với nhau; hợp tác là thể hiện sự phối hợp cùng nhau trong thỏa thuận, bàn bạc giải
quyết vấn đề. Khi không có thiện chí và không muốn hợp tác thì sẽ không có việc
giao kết HĐLĐ. Trong quá trình thực hiện HĐLĐ, nếu các bên không còn thiện
chí, không muốn tiếp tục hợp tác với nhau cũng là lúc quan hệ lao động sẽ đi vào
sự bế tắc, rạn nứt và dễ vỡ.2

Đối với nguyên tắc thứ hai, tự do giao kết được hiểu là quyền tự do thỏa thuận
các nội dung của HĐLĐ, nhưng các nội dung đó phải nằm trong khuôn khổ, không
được trái với pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội. Nội dung
HĐLĐ được giao kết không được vi phạm điều cấm của pháp luật, không được
thấp hơn những quy định tối thiểu. Ví dụ khi thỏa thuận mức lương, NSDLĐ
không được trả lương cho NLĐ thấp hơn mức tối thiểu chung do Nhà nước quy
định nhằm đảm bảo NLĐ được nhận mức lương xứng đáng với công việc mình
đang thực hiện, đảm bảo tối thiểu mức sinh hoạt hằng ngày; hoặc khi thỏa thuận
làm thêm giờ, hai bên không được thỏa thuận vượt quá số giờ làm thêm do pháp
luật quy định . Bên cạnh những quy định của pháp luật lao động nói chung, quá
trình thiết lập quan hệ lao động còn chịu sự chi phối của thỏa ước lao động tập thể.
Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận giữa tập thể NLĐ và NSDLĐ về các điều
kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động. Thỏa ước lao
động tập thể do đại diện của tập thể NLĐ và NSDLĐ thương lượng và kí kết theo
nguyên tắc tự nguyện, bình đằng, công khai. Thỏa ước tập thể khi có hiệu lực trở
thành giá trị pháp lý bắt buộc đối với tất cả các quan hệ lao động trong doanh
nghiệp . Sự có mặt của thỏa ước lao động tập thể tạo điều kiện cho quyền và lợi ích
hợp pháp của họ trong quan hệ lao động được phản ánh đầy đủ hơn, chi tiết hơn và
có cơ sở thực hiện bởi nó phù hợp với điều kiện, khả năng, văn hóa doanh
2
“Nguyên tắc giao kết HĐLĐ”, [https://luathoangphi.vn/nguyen-tac-giao-ket-hop-dong-lao-dong/],
17/03/2023.
Khi giao kết HĐLĐ cần phải tuân thủ những nguyên tắc nào?”, [https://luatminhkhue.vn/theo-quy-dinh-cua-
bo-luat-lao-dong-nam-2019-khi-giao-ket-hop-dong-lao-dong-can-phai-tuan-thu-nhung-nguyen-tac-
nao.aspx], 17/03/2023.
nghiệp… Thỏa ước còn là công cụ hữu hiệu để hỗ trợ NLĐ thỏa thuận bình đẳng
với NSDLĐ khi xác lập quan hệ HĐLĐ. Việc vi phạm các nguyên tắc giao kết
HĐLĐ nói trên sẽ dẫn đến hậu quả là HĐLĐ giao kết bị vô hiệu từng phần hay
toàn bộ .

1.4 Vấn đề thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định trong giao kết hợp đồng lao động bao gồm
các chủ thể như sau:

Một là người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa
thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng
lao động. Khi tham gia quan hệ lao động, người lao động phải tự mình thực hiện
các nghĩa vụ được giao. Vì vậy, để có thể tham gia vào quan hệ lao động cũng như
giao kết hợp đồng lao động, người lao động phải đảm bảo các điều kiện nhất định
về độ tuổi, sức khoẻ cũng như trình độ phù hợp với yêu cầu công việc. Chính vì
vậy pháp luật các nước nhìn chung đều có quy định về tiêu chuẩn đối với chủ thể
của họp đồng lao động và những yêu cầu đi kèm như quy định độ tuổi cố định của
người lao động cũng như năng lực lao động trên cơ sở độ tuổi của họ. Mặc dù cho
phép người lao động ở độ tuổi vị thành niên được phép tham gia quan hệ lao động
nhưng nhìn chung pháp luật các nước đều đưa ra những quy định hạn chế trong
việc người lao động tự mình giao kết hợp đồng lao động hoặc hạn chế thời gian
làm việc theo độ tuổi, theo chủng loại công việc.3

Ở Việt Nam, độ tuổi chung để người lao động tham gia quan hệ lao động là 15
tuổi. Tuy nhiên, độ tuổi 15 chưa phải là độ tuổi đầy đủ nhất về năng lực pháp luật
và năng lực hành vi. Chính vì vậy, để bảo vệ người lao động trong việc giao kết
hợp đồng tuỳ theo từng độ tuổi của người lao động mà pháp luật quy định thêm các
điều kiện kèm theo khi giao kết hợp đồng. Đối với người lao động đủ 18 tuổi trở
lên hoàn toàn được quyền tự mình giao kết hợp đồng lao động. Song đối với những
nguời lao động ở độ tuổi từ 15 đến dưới 18 khi giao kết hợp đồng phải có sự đồng
ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật (như cha mẹ). Riêng trường hợp
người lao động là người dưới 15 tuổi thì chủ thể giao kết hợp đồng sẽ là người

3
“Phân tích yếu tố chủ thể (các bên) khi giao kết HĐLĐ?”, [https://luatminhkhue.vn/phan-tich-yeu-to-chu-
the--cac-ben--khi-giao-ket-hop-dong-lao-dong--.aspx], 17/03/2023.
chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó (theo Khoản 4 Điều
18 bộ luật lao động năm 2019).

Tóm lại, độ tuổi người lao động ở Việt Nam được chia thành 4 nhóm chính:

- Nhóm lao động đã thành niên: Ở nhóm lao động này, người lao động tự
mình giao kết hợp đồng lao động phù hợp với điều kiện và nhu cầu của bản
thân mà không bị hạn chế nhiều về phạm vi công việc. Khi giao kết hợp
đồng lao động, nhóm người lao động này tự chủ và tự chịu trách nhiệm liên
quan đến việc thực hiện hợp đồng.
- Nhóm lao động chưa thành niên từ 15 đến dưới 18 tuổi: Theo quy định của
pháp luật về lao động Việt Nam hiện hành, người lao động từ đủ 15 tuổi đến
dưới 18 tuổi bị giới hạn về mặt công việc có thể giao kết trong hợp đồng.
Nhóm này không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định
tại Điều 147 của Bộ luật lao động.
- Nhóm lao động chưa thành niên từ đủ 13 đến dưới 15 tuổi: Hiện nay, pháp
luật lao động Viêt Nam chỉ cho phép những người từ đủ 13 đến chưa đủ 15
tuổi làm những công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo thông tư số 09/2020/TT-
BLĐTBXH tại Phụ lục II.
- Nhóm lao động chưa thành niên dưới 13 tuổi: Người chưa đủ 13 tuổi chỉ
được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật lao
động hiện hành.4

Hai là người sử dụng lao động có thể là tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân sử
dụng lao động. Tuỳ từng đối tượng là Người sử dụng lao động mà pháp luật có
sự quy định về điều kiện chủ thể giao kết hợp đồng lao động. Đối với Người sử
dụng lao động là tổ chức thì chủ thể giao kết hợp đồng là người đại diện theo
pháp luật hoặc người được uỷ quyền theo pháp luật (đối với doanh nghiệp, hợp
tác xã) là người đứng đầu hoặc người được uỷ quyền theo quy định của pháp
luật (đối với cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân). Đối với các hộ gia đình, tổ
hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân sẽ là người đại diện. Đối với
Người sử dụng lao động là cá nhân thì cá nhân trực tiếp sử dụng lao động sẽ là

4
“Phân tích yếu tố chủ thể (các bên) khi giao kết HĐLĐ?”, [https://luatminhkhue.vn/phan-tich-yeu-to-chu-
the--cac-ben--khi-giao-ket-hop-dong-lao-dong--.aspx], 17/03/2023.
chủ thể giao kết hợp đồng (theo Khoản 3 Điều 18 Bộ luật lao động mới nhất
năm 2019).5

 Vấn đề vi phạm thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động

Khi giao kết hợp đồng lao động, nếu NSDLĐ và Người lao động không tuân thủ
đúng các quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng sẽ dẫn đến hậu quả pháp lí:
Hợp đồng lao động bị vô hiệu. Vì vậy, hợp đồng lao động vô hiệu là hợp đồng vi
phạm các quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng.

- Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần: Điều 130 bộ luật dân sự năm 2015
quy định: “Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của
giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn
lại của giao dịch"

Tương tự như giao dịch dân sự vô hiệu, hợp đồng lao động vô hiệu từng phần
cũng được hiểu là hợp đồng có một phần nội dung hợp đồng trái quy định của
pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng hoặc một
phần nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động
thấp hơn quy định trong pháp luật lao động, nội quy lao động, thoả ước lao
động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao động hạn chế các
quyền khác của người lao động thì phần đó sẽ bị vô hiệu.

- Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ: bị coi là vô hiệu khi hợp đồng đó
không tuân thủ các quy định của pháp luật, ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi
ích hợp pháp của các chủ thể hoặc lợi ích chung của xã hội. Thông thường
hợp đồng lao động bị coi là vô hiệu toàn bộ khi không đảm bảo điều kiện về
chủ thể giao kết, nội dung giao kết hoặc phạm vào điều cấm của pháp luật
theo khoản 1 Điều 49 Bộ luật lao động năm 2019.6

Về xử lí hợp đồng lao động vô hiệu theo quy định của pháp luật:

- Đối với trường hợp vô hiệu từng phần: Hợp đồng lao động vô hiệu từng
phần là hợp đồng có một hoặc một số nội dung của hợp đồng trái với quy
định của pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các nội dung còn lại của hợp
5
“Phân tích yếu tố chủ thể (các bên) khi giao kết HĐLĐ?”, [https://luatminhkhue.vn/phan-tich-yeu-to-chu-
the--cac-ben--khi-giao-ket-hop-dong-lao-dong--.aspx], 17/03/2023.
6
“ Hợp đồng lao động vô hiệu khi nào? Xử lý hợp hợp đồng lao động vô hiệu? ”,[ https://luatminhkhue.vn/hop-
dong-lao-dong-vo-hieu-khi-nao.aspx ] 16/11/2022
đồng. Bởi vậy, về nguyên tắc, chỉ những điều khoản nào trong hợp đồng lao
động bị tuyên vô hiệu mới không có hiệu lực pháp luật, còn các điều khoản
khác vẫn có giá trị pháp lí. Đối với điều khoản bị tuyên vô hiệu thì quyền,
nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được giải quyết theo thoả ước lao động tập
thể đang áp dụng, trường hợp không có thoả ước lao động tập thể thì thực
hiện theo quy định của pháp luật.
- Đối với hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ: Theo nguyên tắc chung trong
pháp luật dân sự, hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ
của các bên kể từ thời điểm xác lập, tức là hợp đồng đó sẽ bị huỷ bỏ và các
bên sẽ phải hoàn trả, khôi phục lại cho nhau như tình trạng ban đầu. Trường
hợp không trả được bằng hiện vật thì thanh toán bằng tiền (theo Điều 131 Bộ
luật dân sự năm 2015). Tuy nhiên, trong lĩnh vực lao động, việc làm đối với
người lao động là vấn đề hết sức quan trọng. Người lao động có việc làm
mới đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình của họ. Hơn nữa,
người lao động đã bỏ sức lao động ra thì không thể khôi phục lại như trước
nên việc xử lí hợp đồng lao động vô hiệu cần có những quy định riêng. Khi
hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ, người lao động và người sử
dụng lao động ký lại hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật.7

7
“ Hợp đồng lao động vô hiệu khi nào? Xử lý hợp hợp đồng lao động vô hiệu? ”,[ https://luatminhkhue.vn/hop-
dong-lao-dong-vo-hieu-khi-nao.aspx ] 16/11/2022

You might also like