You are on page 1of 3

1. Linh là một học sinh lớp 11.

Do điều kiện gia đình khó khăn nên bà Liên đã nhận Linh vào làm
việc tại cửa hàng kinh doanh rượu. Hàng ngày, Linh phải nấu rượu và bán rượu cho khách.
Vào những ngày lễ, Tết, cửa hàng đông khách, bà Liên bắt Linh phải nghỉ học để làm việc tại
cửa hàng. Nhận xét việc làm của bà Liên trong tình huống trên.

Từ tình huống , xác định năng lực chủ thể của Linh với tư cách là người lao động ở hai khía
cạnh: Năng lực pháp luật, năng lực hành vi

Trả lời:

 Năng lực pháp luật: Có năng luật pháp luật bởi Linh là học sinh lớp 11( năng lực
pháp luật lao động không xuất hiện từ khi cá nhân sinh ra mà phải đạt đến
một độ tuổi nhất định thì người đó mới có năng lực pháp luật lao động. Tùy
vào hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia mà quy định về độ tuổi cá nhân có
năng lực pháp luật lao động cũng khác nhau. Bộ luật Lao động của Việt Nam
năm 2012 quy định cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên có năng lực pháp luật lao
động)

 Năng lực hành vi: năng lực hành vi một phần. ( Năng lực hành vi lao động của cá
nhân là khả năng bằng chính hành vi của bản thân họ trực tiếp tham gia vào
một quan hệ pháp luật lao động để gánh vác những nghĩa vụ và thực hiện
những quyền lợi của người lao động. Nếu năng lực hành vi dân sự gắn liền với
độ tuổi và trạng thái sức khỏe tinh thần của cá nhân, thể hiện trên hai khía
cạnh: khả năng giao dịch (năng lực thực hiện các giao dịch) và khả năng gánh
chịu trách nhiệm (độc lập chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình) thì năng
lực hành vi lao động lại được thể hiện trên hai yếu tố thể lực (điều kiện về sức
khỏe có thể thực hiện được một công việc nhất định) và trí lực (trình độ
chuyên môn kỹ thuật). Như vậy, muốn có năng lực hành vi lao động,cá nhân
phải trải qua một thời gian phát triển cơ thể và phải có quá trình tích lũy kiến
thức, kỹ năng lao động.) + điều 21 BLDS 2015

2. Anh Đăng là nhân viên văn phòng công ty T. Một hôm, người làm thủ kho của công ty đột
ngột bỏ việc, Giám đốc công ty ngày hôm sau liền xếp anh Đăng làm thay một thời gian cho
đến khi tìm được người thay thế.

Từ tình huống, chỉ ra đặc điểm nào cho thấy quan hệ lao động khác quan hệ dân sự?

 Thứ hai nếu trong quan hệ lao động, người lao động có trách nhiệm
thực hiện nghĩa vụ của mình theo một công việc, vị trí, chức danh nhất
định thì trong quan hệ dân sự, việc lao động liên quan đến một công
việc, nhiệm vụ cụ thể.
 Thứ tư: trong quan hệ lao động , sự bình đẳng giữa các bên chỉ tồn tại
đúng nghĩa trước thời điểm hai bên giao kết hợp đồng lao động. Trong
quan hệ dân sự, các bên hoàn toàn bình đẳng trong suốt thời gian thực
hiện hợp đồng. Người lao động phải tuân thủ nội quy lao động và sự
quản lý điều hành của ng SD ld, còn trong dân sự thì không

3. Anh Phùng mở một cửa hàng kinh doanh mặt hàng điện tử và thuê chị Ngân vừa làm nhân
viên vừa quản lý tiền hàng. Tuy nhiên, do lo sợ chị không trung thực nên anh Phùng yêu cầu
chị Ngân phải đưa bản chính giấy tờ tùy thân cho anh giữ rồi mới ký kết hợp đồng lao động.
Ngoài ra, nếu trong quá trình kinh doanh xảy ra thất thoát thì chị Ngân phải dùng tiền của
mình ra bù vào.

Từ tình huống, vì sao trong quan hệ dân sự các bên có thể áp dụng biện pháp bảo đảm bằng
tài sản nhưng trong quan hệ lao động thì pháp luật nghiêm cấm việc buộc người lao động
phải bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tiền và tài sản khác

Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đều mang tính chất dự
phòng và luôn tổn tại kèm theo một nghĩa vụ chính nên chỉ được áp dụng khi
bên có nghĩa vụ đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy
đủ nghĩa vụ chính mà họ đã tự nguyện cam kết.

Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể hiểu theo hai phương diện:

+ Về mặt khách quan là sự quy định của pháp luật, cho phép các chủ thể trong giao
dịch dân sự hoặc các quan hệ dân sự khác áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho
phép để bảo đảm cho một nghĩa vụ chính được thực hiện đồng thời xác định và
đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên trong các biện pháp đó.

+ Về mặt chủ quan là việc thỏa thuận giữa các bên nhằm qua đó đặt ra các biện
pháp tác động mang tính chất dự phòng để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ
đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do việc không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra.
Trong quan hệ dân sự, các bên là bình đẳng với nhau về cả quyền và nghĩa
vụ nên cần có tài sản đảm bảo giữa các bên để ….
Trong quan hệ lao động, người SD lao động có quyền quản lý, tổ chức kiểm
tra, giám sát quá trình lao động của người lao động đồng thời nếu người lao
động không tuân thủ thì phải chịu các biện pháp kỉ luật theo thỏa ước và quy
định của công ty nên không cần sử dụng tài sản để bảo đảm thực hiện. Bởi vì
người SD lao động nếu có thêm tài sản đảm bảo thì sẽ kiểm soát người lao
động quá mức.
4. Được sự đồng ý của bố mẹ, Huy đã ký một hợp đồng lao động với chú Tính với thời hạn là 1
năm. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, chú Tính thường xuyên trả lương không đúng thời
hạn, thậm chí còn trả lương không đủ theo như quy định trong hợp đồng dù Huy luôn hoàn
thành công việc được giao. Sau 5 tháng làm việc, Huy muốn chấm dứt hợp đồng lao động.
Chú Tính không đồng ý và cho rằng: vì Huy đã ký hợp đồng một năm nên phải làm hết một
năm mới được nghỉ.

Người chưa thành niên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói không?
Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của
người đó;(điều 145)

5. Trường hợp nào thì quan hệ lao động ngắn hạn (dưới 1 tháng) vẫn phải có hợp đồng bằng
văn bản?
Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường
hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.

a) Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật
của người đó;

Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.

6. Tháng 2/2021, chị Sương được tuyển dụng vào làm việc tại công ty Z. theo hợp đồng lao
động với thời hạn là 36 tháng. Tuy nhiên, chị Sương được bố trí công việc không phù hợp
theo hợp đồng đã ký kết đã được 10 tuần. Chị Sương đã kiến nghị với Giám đốc công ty bố
trí công việc theo đúng hợp đồng nhưng không được giải quyết cũng không được giải thích lý
do. Do đó, chị Sương đã nghỉ việc mà không báo trước cho công ty Z.

Sự khác biệt khi người lao động thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng so với
người sử dụng lao động?

 Đối với người lao động


 Bị xâm phạm quyền lợi đã được thuận trong hợp đồng lao động
 Bị xâm phạm quyền cơ bản của con người
 Đối với người sử dụng lao động
 Người lao động không thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận,xâm phạm quyền và lợi ích của cong
ty
 Các trường hợp bất khả kháng.

You might also like