You are on page 1of 5

Se Pháp luật đại cương

*) Tình huống 4
TH: Chị Hoa là một nhân viên kế toán tại một Doanh nghiệp tư nhân. Ngoài công
việc này, chị nhận thêm việc quyết toán cho một số cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ khác
vào cuối tháng và có ký kết hợp đồng lao động với các cơ sở kinh doanh này. Việc
chị Hoa giao kết nhiều hợp đồng lao động có đúng quy định pháp luật không? Giải
thích?
Trả lời:
Trong tình huống trên xuất hiện:
- Người lao động: chị Hoa
- Người sử dụng lao động: Doanh nghiệp tư nhân, các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ
Việc chị Hoa giao kết nhiều hợp động lao động là đúng quy định của pháp luật khi
và chỉ khi hợp đồng lao động là theo đúng quy định và có hiệu lực pháp luật.
- Theo Bộ luật số: 45/2019/QH14, Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động
 Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được
làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng
lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều
này. Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện
điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của
pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động
bằng văn bản.
 Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với
hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều
162 của Bộ luật này.
- Theo quy định trên thì người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với
nhiều người sử dụng lao động nhưng phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội
dung đã giao kết.
- Vậy một người lao động có thể ký nhiều hợp đồng lao động với nhiều người
sử dụng lao động cùng một lúc, không hạn chế số lượng hợp đồng ký kết
nhưng khi ký các hợp đồng lao động đó phải đảm bảo được các quyền và
nghĩa vụ của các hợp đồng đã ký kết trước đó.
- Theo Bộ luật số: 45/2019/QH14, Điều 19. Giao kết nhiều hợp đồng lao động
o Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều
người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội
dung đã giao kết.
o Người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với
nhiều người sử dụng lao động thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của
pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và
an toàn, vệ sinh lao động.
*) Câu hỏi cho tình huống:
Câu 1: Trong những trường hợp nào thì hợp đồng lao động mà chị Hoa kí kết là
không có hiệu lực pháp luật?
- Về nguyên tắc, hợp đồng lao động bị coi là vô hiệu khi hợp đồng đó không
tuân thủ các quy định của pháp luật, ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích hợp
pháp của các chủ thể hoặc lợi ích chung của xã hội.
o Theo khoản 1 Điều 49 Bộ luật lao động năm 2019, hợp đồng lao động
bị coi là vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật;
b) Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi
phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 15
của Bộ luật này;
c) Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp
luật cấm.
o Theo khoản 2 Điều 49 Bộ luật lao động naem 2019: Hợp đồng lao
động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật
nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.
Câu 2: Doanh nghiệp tư nhân có quyền biết việc chị Hoa kí kết thêm hợp đồng lao
động với các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ không?
TH: Chị Hoa là một nhân viên kế toán tại một Doanh nghiệp tư nhân. Ngoài công
việc này, chị nhận thêm việc quyết toán cho một số cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ khác
vào cuối tháng và có ký kết hợp đồng lao động với các cơ sở kinh doanh này.
Doanh nghiệp tư nhân có quyền biết việc chị Hoa kí kết thêm hợp đồng lao động
với các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ không?
- Doanh nghiệp tư nhân có quyền biết việc chị Hoa kí kết thêm hợp đồng lao
động với các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ. Bởi vì:
o Theo Điều 5 Chương 1 của Bộ Luật lao động 2019 quy định
chungNgười lao động có các nghĩa vụ:
 Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa
thuận hợp pháp khác.
 Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự
quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
 Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo
dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
o Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
 Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen
thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
 Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử
dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy
định của pháp luật;
 Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục
đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh
chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại
diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
 Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
 Các quyền khác theo quy định của pháp luật
Câu 3: Chị Hoa phải thực hiện những nghĩa vụ gì đối với các bên sử dụng lao
động?
- Đối với Doanh nghiệp tư nhân:
 Phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
 Phải đảm bảo được các quyền và nghĩa vụ với Doanh nghiệp tư nhân.
 Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận
hợp pháp khác;
 Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý,
điều hành, giám sát của Doanh nghiệp tư nhân.
 Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục
nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và
an toàn, vệ sinh lao động.
- Đối với các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ:

 Thực hiện đúng nội dung đã ký kết hợp đồng lao động với Cơ sở kinh
doanh.
 Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động.

Câu 4: Doanh nghiệp tư nhân biết việc chị Hoa kí kết thêm hợp đồng lao động với
các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ thì chị Hoa có sao k? Nếu có thì bị xử lí ntn?
+ Chị Hoa có thể không bị xử lý nếu trong thỏa thuận không cấm việc làm thêm ở
công ty khác (theo điều 19: Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao
động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các
nội dung đã giao kết)
+ Nếu trong hợp đồng không cho có cho việc chị Hoa có thể ký giao kết thêm các
người sử dụng lao động khác. Nếu lm ảnh hưởng tới doanh nghiệp tư nhân đó chị
Hoa có thể bị đuổi việc và bắt bồi thường thiệt hai nêu có còn nhẹ sẻ bị khiển trách
và buộc thôi hợp đòng ở cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ kia.

Câu 5: Khi một lúc làm cho nhiều doanh nghiệp chị Hoa có thể hoàn thành công
việc hay kiểm soát công việc k khi mà công việc của nhân viên kế toán đòi hỏi sự
cẩn trọng và độ chính xác cao?

● Theo Bộ luật số: 45/2019/QH14, Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động
■ Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được
làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng
lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều
này. Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện
điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của
pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động
bằng văn bản.
■ Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với
hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều
162 của Bộ luật này.
○ Theo quy định trên thì người lao động có thể giao kết hợp đồng lao
động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải đảm bảo thực hiện
đầy đủ các nội dung đã giao kết.
Vì vậy, chị Hoa buộc phải đảm bảo các công việc được giao, và chị phải
hoàn toàn chịu trách nghiệm với các doanh nghiệp khi xảy ra sai xót

You might also like