You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA LUẬT

-------------------------

MÔN: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 2


ĐỀ TÀI 4: Phân Biệt Hợp Đồng Dịch Vụ Với Hợp Đồng Lao Động, Hợp Đồng
Thuê Và Hợp Đồng Mượn? Phân Biệt Hợp Đồng Bị Vô Hiệu Với Hợp Đồng Bị
Hủy Bỏ?

Họ và tên : Nguyễn Thị Ngọc An


Lớp : 2250A02
Mã sinh viên : 22A5001D0003
Ngày, tháng, năm sinh : 10-01-2004

Hà Nội – 2023
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Không phải ngẫu nhiên mà trong hệ thống pháp luật của bất kì quốc gia nào, chế định hợp
đồng luôn được coi là một chế định pháp lý quan trong vào bậc nhất. Bởi hợp đồng tạo ra
những tiền đề pháp lý cho sự vận động linh hoạt và an toàn của tác giả vật chất trong xã hội. Đã
từ lâu pháp luật về hợp đồng chiếm một vị trí rất quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam,
bởi vì, hầu hết các giao dịch trong xã hội, dù có mục đích kinh doanh hay nhằm đáp ứng các
nhu cầu sinh hoạt thông thường, đều liên quan đến hợp đồng.
Hợp đồng là một trong những phương tiện quan trọng, chủ yếu để cá nhân, tổ chức trao đổi
lợi ích, các sản phẩm, dịch vụ nhằm thỏa mãn các nhu cầu cá nhân. Hợp đồng cũng đóng vai trò
quan trọng trong quá trình vận hành của nên kinh tế, vì nó là hình thức pháp lý cơ bản của sự
trao đổi hàng hóa trong xã hội, nó là một phương thức quan trọng để tổ chức đời sống chung và
thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Trong hầu hết các bộ luật dân sự cổ điển, hợp đồng chiếm
một vị trí trung tâm và được chế định với dung lượng lớn nhất so với các chế định khác do vai
trò trung tâm của nó đối với trật tự thị trường. Các quy định về hợp đồng luôn luôn chiếm đa
phần trong các đạo luật thuộc lĩnh vực luật tư.
Ngày nay, chế định hợp đồng nói chung và những vấn đề về hiệu lực của hợp đồng trở thành
một chế định quan trong trong hệ thống pháp luật hợp đồng Việt Nam nói chung và pháp luật
dân sự nói riêng. Vì vậy, đã có nhiều nghiên cứu, phân tích về chế định hợp đồng, đặc biệt là
những vấn đề hiệu lực của hợp đồng. Hiệu lực của hợp đồng nói ở đây chính là sự tạo lập ra
quyền và nghĩa vụ giữa các bên giao kết, là hiệu lực ràng buộc như pháp luật đối với các bên
tham gia và nghiên cứu hiệu lực của hợp đồng bao quát ba vấn đề: thứ nhất, vấn đề thi hành các
hợp đồng; thứ hai, giải thích ý chí của các bên tham gia quan hệ hợp đồng và thứ ba, kiềm chế
hoặc bảo đảm cho việc biểu lộ ý chí ; Để đáp ứng được các yêu cầu về mặt lý thuyết áp dụng
trên thực tiễn, pháp luật về hợp đồng càng hoàn thiện thì việc giao kết và thực hiện hợp đồng
của các chủ thể càng thuận lợi.
Trong quan hệ dân sự, tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích khác nhau, các chủ thể sẽ sử dụng
loại hợp đồng khác nhau. Mỗi loại hợp đồng sẽ có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các
bên chủ thể khi hợp đồng được xác lập. Trong thực tế, chúng ta bắt gặp nhiều loại hợp đồng
như hợp đồng mua bán, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng lao động, hợp đồng thuê tài sản, hợp
đồng mượn tài sản,…. Song các loại hợp đồng này đều có những điểm chung về điểm riêng
biệt mà không phải ai cũng biết. Do vậy nếu không nắm rõ kiến thức chung về pháp luật về các
loại hợp đồng này thì rất dễ xảy ra sai sót, tranh chấp trong thực tế.
Nhận thấy tầm quan trong của mục đích tìm hiểu, học hỏi sâu hơn nữa về tính chất của hợp
đồng nói chung, em xin lựa chọn đề tài: “Phân biệt hợp đồng dịch vụ với hợp đồng lao động,
hợp đồng thuê và hợp đồng mượn? Phân biệt hợp đồng bị vô hiệu với hợp đồng bị hủy bỏ?”
để làm bài tập lớn môn Luật dân sự 2 của mình.
I. Phân Biệt Hợp Đồng Dịch Vụ Với Hợp Đồng Lao Động
1. Khái niệm hợp đồng lao động và hợp đồng dịch vụ
- Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc
làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ
lao động (khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019).
- Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công
việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch
vụ (Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015).
2. Phân biệt hợp đồng lao động với hợp đồng dịch vụ
Tiêu chí so sánh Hợp đồng lao động Hợp đồng dịch vụ

Cơ sở pháp lý Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015

Nội dung thỏa Hợp đồng lao động phải đáp ứng đủ Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa
thuận trong hợp những nội dung chủ yếu quy định tại các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ
đồng khoản 1 Điều 21 BLLĐ 2019 thì mới thực hiện công việc cho bên sử dụng
được xem là hợp đồng lao động dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả
tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

Sự ràng buộc Có sự ràng buộc pháp lý giữa người lao Không có sự ràng buộc về pháp lý giữa
pháp lý giữa các động và người sử dụng lao động , người bên yêu cầu dịch vụ và bên cung cấp
chủ thể lao động. Người lao động trong quá dịch vụ, kết quả hướng tới của hợp
trình thực hiện công việc trong hợp đồng dịch vụ chỉ là kết quả công việc
đồng, chịu sự quản lý của người sử
dụng lao động
Người thực hiện Người lao động phải tự mình thực hiện Bên cung cấp dịch vụ được thay đổi
hợp đồng hợp đồng lao động, không được chuyển người thực hiện hợp đồng nếu được sự
giao cho người khác. đồng ý của bên yêu cầu dịch vụ

Thời gian thực Hợp đồng lao động phải được thực hiện Thời gian thực hiện hợp đồng không
hiện hợp đồng liên tục trong một khoảng thời gian nhất cần liên tục, chỉ cần hoàn thành xong
định đã thỏa thuận trước, không được tự công việc, việc ngắt quãng phụ thuộc
ý ngắt quãng hợp đồng, trừ khi pháp vào người thực hiện công việc
luật lao động có quy định

Mục đích của Người sử dụng lao động quan tâm đến Chỉ quan tâm kết quả
người sử dụng cả quá trình lao động
lao động
Căn cứ trả tiền Dựa vào quá trình lao động Dựa vào sản phẩm tạo ra
lương

Cách thức thực Phải thực hiện công việc liên tục trong Không cần thực hiện công việc liên tục
hiện công việc một khoảng thời gian nhất định hoặc vô mà chỉ cần hoàn thành trong khoảng
định. thời gian được giao kết.

Bảo hiểm Khi ký hợp đồng phải bắt buộc đóng Không bắt buộc tham gia các loại bảo
BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ hiểm cho người thực hiện công việc

Chế độ phép năm Người lao động làm việc đủ 12 tháng Không quy định về ngày nghỉ phép cho
cho một người sử dụng lao động thì người thực hiện công việc
được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên
lương theo hợp đồng lao động như sau:
- 12 ngày làm việc đối với người làm
công việc trong điều kiện bình thường;
- 14 ngày làm việc đối với người lao
động chưa thành niên, lao động là người
khuyết tật, người làm nghề, công việc
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- 16 ngày làm việc đối với người làm
nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm.
Chế độ ốm đau Người lao động làm việc trong điều Không quy định về chế độ ốm đau cho
kiện bình thường thì được hưởng 30 người thực hiện công việc
ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới
15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15
năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã
đóng từ đủ 30 năm trở lên.

II. Phân Biệt Hợp Đồng Thuê Và Hợp Đồng Mượn


1. Khái niệm hơp đồng thuê và hợp đồng mượn
- Điều 472 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa
các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê
phải trả tiền thuê.
- Điều 494 BLDS quy định: Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên
cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên
mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt đượ
2. Phân loại hợp đồng thuê và hợp đồng mượn
Tiêu chí Hợp đồng thuê tài sản Hợp đồng mượn tài sản
Đối tượng Là những vật đặc định và vật không tiêu Tất cả những vật không tiêu hao đều có thể là
hao đối tượng của hợp đồng mượn tài sản
Tính - Là hợp đồng song vụ: Cả hai bên thuê - Là hợp đồng đơn vụ: Bên cho mượn tài sản
chất của và bên cho thuê đều có quyền và nghĩa có quyền yêu cầu bên mượn tài sản trả lại tài
hợp đồng vụ đối với nhau. sản khi hết hạn hợp đồng hoặc mục đích mượn
đã đạt được. Bên mượn có nghĩa vụ trả tài sản
- Hợp đồng ưng thuận: Phát sinh hiệu lực
mượn theo yêu cầu của bên cho mượn.
tại thời điểm giao kết hợp đồng.
- Là hợp đồng thực tế: Phát sinh hiệu lực khi
bên cho mượn đã chuyển giao tài sản cho bên
mượn.
Tính chất Là hợp đồng có đền bù, khoản tiền mà Là hợp đồng không có đền bù, trong hợp đồng
đền bù bên thuê trả cho bên cho thuê là khoản không có điều khoản giá cả bởi: mục đích của
đền bù. bên cho mượn đặt ra không phải nhằm thu lợi
nhuận.
Hình thức Các bên thỏa thuận về hình thức bằng Pháp luật không có quy định bắt buộc hình
của hợp văn bản, miệng hoặc hành động cụ thể. thức của hợp đồng mượn tài sản. Các bên có
đồng Trừ các trường hợp bắt buộc phải lập thể thỏa thuận hình thức bằng văn bản, bằng
thành văn bản có công chứng, chứng miệng nhưng phải thỏa thuận rõ về đối tượng
thực thì các bên phải tuân thủ. hợp đồng và những yêu cầu đối với tài sản
mượn.
Thời hạn Thời hạn thuê do các bên thỏa thuận, nếu Thời hạn mượn do các bên thỏa thuận, nếu
của hợp không có thỏa thuận thì được xác định không có thỏa thuận về thời hạn thì bên mượn
đồng theo mục đích thuê. Trường hợp các bên phải trả lại tài sản ngay khi mục đích mượn đã
không thỏa thuận về thời hạn thuê và đạt được và bên cho mượn cũng có quyền đòi
thời hạn thuê không thể xác định được lại tài sản ngay sau khi bên mượn đã đạt được
theo mục đích thuê thì mỗi bên có quyền mục đích.
chấm dứt hợp đồng bất kỳ lúc nào,
nhưng phải thông báo cho bên kia trước
một thời gian hợp lý.
Quyền đối Có quyền sử dụng tài sản và cho thuê lại Có quyền sử dụng tài sản
với tài sản nếu bên cho thuê đồng ý.
Đòi lại tài Hết hạn hợp đồng, bên cho thuê được đòi Bên cho mượn được đòi lại tài sản khi hết hạn
sản lại tài sản. hợp đồng hoặc mục đích mượn đã đạt đạt.
Trong một số trường hợp có thể đòi lại trước
nhưng phải thông báo một thời gian hợp lý.
Trả lại tài Bên thuê phải trả lại tài sản thuê trong Bên mượn tài sản có nghĩa vụ trả lại tài sản
sản tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn tự mượn đúng thời hạn, nếu không có thỏa thuận
nhiên hoặc theo đúng như tình trạng đã về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả
thỏa thuận, nếu giá trị của tài sản thuê bị lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt
giảm sút so với tình trạng khi nhận thì được. Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư
bên cho thuê có quyền yêu cầu bồi hỏng tài sản mượn và phải chịu rủi ro đối với
thường thiệt hại, trừ hao mòn tự nhiên. tài sản mượn trong thời gian chậm trả.
III. Phân Biệt Hợp Đồng Bị Vô Hiệu Với Hợp Đồng Bị Hủy Bỏ?
Hợp đồng bị vô hiệu Hợp đồng bị hủy bỏ
1. Căn cứ phát Hợp đồng không có một trong các điều Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng
sinh kiện có hiệu lực sau đây thì bị vô hiệu: và không phải bồi thường thiệt hại
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, trong trường hợp sau đây:
năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp - Bên kia vi phạm hợp đồng là điều
đồng được xác lập. kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa
- Chủ thể tham gia hợp đồng hoàn toàn thuận.
tự nguyện. - Bên kia vi phạm nghiêm trọng
- Mục đích và nội dung của hợp đồng nghĩa vụ hợp đồng.
không vi phạm điều cấm của luật, không - Trường hợp khác do luật quy định.
trái đạo đức xã hội. (Căn cứ khoản 1 Điều 423 Bộ luật
- Hình thức của hợp đồng tuân thủ theo Dân sự 2015)
quy định của luật (trong trường hợp luật
có quy định).
(Căn cứ Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015)
2. Trường hợp Hợp đồng bị vô hiệu trong các trường Hủy bỏ hợp đồng trong các trường
áp dụng cụ thể hợp cụ thể sau: hợp cụ thể sau:
- Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm - Hủy bỏ hợp đồng do chậm thực
của luật, trái đạo đức xã hội. hiện nghĩa vụ.
- Hợp đồng giả tạo. - Hủy bỏ hợp đồng do không có khả
- Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành năng thực hiện.
niên, người mất năng lực hành vi dân sự, - Hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp
người có khó khăn trong nhận thức, làm tài sản bị mất, bị hư hỏng.
chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực (Căn cứ Điều 424, Điều 425 và
hành vi dân sự xác lập, thực hiện. Điều 426 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn, bị
lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.
- Hợp đồng vô hiệu do người xác lập
không nhận thức và làm chủ được hành
vi của mình.
- Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ
quy định về hình thức.
- Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng
không thể thực hiện được.
(Căn cứ khoản 1 Điều 407, Điều 408 Bộ
luật Dân sự 2015)
3. Tính hiệu lực Hợp đồng vô hiệu là do vi phạm một Hủy bỏ hợp đồng được hiểu là hợp
của hợp đồng trong các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng đã có hiệu lực pháp luật từ
đồng, tức là từ ban đầu, hợp đồng đã thời điểm giao kết nhưng thuộc một
không có hiệu lực pháp luật, chưa bao trong các trường hợp phải hủy bỏ
giờ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa hợp đồng nên hiệu lực này không
các bên. được công nhận.
4. Trách nhiệm Không phát sinh trách nhiệm thông báo Bên hủy bỏ hợp đồng có trách
thông báo đối với các bên tham gia hợp đồng bị vô nhiệm phải thông báo ngay cho bên
hiệu. kia biết về việc hủy bỏ, nếu không
thông báo mà gây thiệt hại thì phải
bồi thường.
(Căn cứ khoản 3 Điều 423 Bộ luật
Dân sự 2015)
5. Hậu quả - Hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, - Hợp đồng không có hiệu lực từ
pháp lý thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân thời điểm giao kết, các bên không
sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa
được xác lập. thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi
- Khi hợp đồng vô hiệu thì các bên khôi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa
phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho thuận về giải quyết tranh chấp.
nhau những gì đã nhận. - Các bên phải hoàn trả cho nhau
- Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, những gì đã nhận sau khi trừ chi phí
lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, hợp lý trong thực hiện hợp đồng và
lợi tức đó. chi phí bảo quản, phát triển tài sản.

- Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi - Bên bị thiệt hại do hành vi vi
thường. phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi
thường.
(Căn cứ Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015)
- Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng
không có căn cứ theo quy định thì
bên hủy bỏ hợp đồng được xác định
là bên vi phạm nghĩa vụ và phải
thực hiện trách nhiệm dân sự do
không thực hiện đúng nghĩa vụ theo
quy định.
(Căn cứ khoản 3 Điều 427 Bộ luật
Dân sự 2015)
6. Thời hiệu Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa
yêu cầu dịch dân sự vô hiệu là 02 năm, trừ trường án tuyên hủy bỏ hợp đồng là 03
hợp hợp đồng vi phạm điều cấm của luật, năm, kể từ ngày người có quyền yêu
trái đạo đức xã hội và hợp đồng giả tạo cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi
thì không bị hạn chế về thời hiệu yêu ích hợp pháp của mình bị xâm
cầu. phạm.
(Căn cứ Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015) (Căn cứ Điều 429 Bộ luật Dân sự
2015)
7.Điều kiện Theo các trường hợp pháp luật quy định Vi phạm điều kiện hủy bỏ mà các
về giao dịch vô hiệu: bên đã thỏa thuận;
– Không có một trong các điều kiện được – Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ
quy định tại Điều 117 BLDS 2015; hợp đồng;
– Do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo – Trường hợp khác do pháp luật quy
đức xã hội ( Điều 123 BLDS 2015); định.
– Do giả tạo (Điều 124 BLDS 2015); (CSPL: Điều 423 BLDS2015)
– Do người chưa thành niên, người mất
năng lực hành vi dân sự, người hạn chế
năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
(Điều 125 BLDS 2015);
– Do nhầm lẫn(Điều 126 BLDS 2015);
– Do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều
127 BLDS 2015);
– Do người xác lập không nhận thức và
làm chủ hành vi của mình (Điều 128
BLDS 2015);
– Do không tuân thủ quy định về hình
thức (Điều 129 BLDS 2015);
– Do có đối tượng không thể thực hiện
được (Điều 408 BLDS 2015).

8. Tính chất Chưa bao giờ phát sinh quyền và nghĩa Hợp đồng này có hiệu lực tại thời
vụ của các bên. điểm giao kết nhưng vì phát sinh
yếu tố dẫn đến hủy hợp đồng nên
hiệu lực này không được công nhận.

KẾT LUẬN
Trong bài tiểu luận này, chúng ta đã tìm hiểu về sự khác nhau giữa hợp đồng dịch vụ và hợp
đồng lao động, hợp đồng thuê và hợp đồng mượn. Chúng ta cũng đã tìm hiểu về sự phân biệt
giữa hợp đồng bị vô hiệu và hợp đồng bị hủy bỏ.
Qua nghiên cứu, chúng ta nhận thấy rằng hợp đồng dịch vụ và hợp đồng lao động đều là các
loại hợp đồng mà người lao động và người sử dụng lao động ký kết để thỏa thuận các điều
khoản và điều kiện làm việc. Tuy nhiên, hợp đồng dịch vụ thường có tính chất ngắn hạn, còn
hợp đồng lao động thường có tính chất dài hạn và thường đi kèm với các quyền lợi và bảo vệ
pháp lý cho người lao động.
Trên đây là một số điểm khác biệt quan trọng giữa hợp đồng dịch vụ và hợp đồng lao động, hợp
đồng thuê và hợp đồng mượn. Việc hiểu rõ những khác biệt này sẽ giúp em áp dụng phù hợp và
tránh nhầm lẫn trong các giao dịch pháp lý. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng việc phân biệt hợp
đồng vô hiệu và hợp đồng bị hủy bỏ là rất quan trọng trong lĩnh vực pháp lý. Mặc dù cả hai đều
có thể dẫn đến việc chấm dứt hiệu lực của hợp đồng, nhưng nguyên nhân và tác động của chúng
có thể khác nhau. Hợp đồng vô hiệu xảy ra khi một hợp đồng bị xem là không có hiệu lực từ
đầu, do vi phạm các yêu cầu về hợp đồng hoặc do vi phạm quy định pháp luật. Trong trường
hợp này, hợp đồng được coi là không tồn tại và không tác động vào các bên tham gia.

Tài liệu tham khảo


1. Trường Đại học Luật Hà Nội. Giáo trình Luật Dân sự Tập 2, Nhà xuất bản Tư pháp.
2. PGS.TS. Pham Văn Quyết (2017), Hướng dẫn môn học Luật Dân sự Tập 2. Nhà xuất bản Tư
pháp.
3. Bộ luật Dân sự, Nhà xuất bản Lao động.

You might also like