You are on page 1of 11

Câu 1: Căn cứ vào Điều 8 Bộ luật Lao động năm 2019, các hành vi bị nghiêm

cấm trong lĩnh vực lao động bao gồm:

Một là, phân biệt đối xử trong lao động.

Hai là, ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.

Ba là, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Bôn là, lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động
hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động
trái pháp luật.

Năm là, sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng
nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo
hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Sáu là, lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa
gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán
người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động
đưa người lao động đi làm việc ồ nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành
vi trái pháp luật.

Bảy là, sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

Câu2: Hợp đồng lao động được giao kết thông qua 01 trong 03 hình thức sau
đây:

(1) Hợp đồng lao động bằng văn bản.

(2) Hợp đồng lao động điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu.

(3) Được giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói áp dụng đối với hợp đồng có
thời hạn dưới 01 tháng;

Trừ các trường hợp sau đây bắt buộc phải giao kết hợp đồng lao động bằng
văn bản dù hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng:

- Giao kết hợp đồng lao động với nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên
thông qua một người lao động trong nhóm được ủy quyền giao kết hợp đồng
lao động để làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới
12 tháng.

- Giao kết hợp đồng lao động với người chưa đủ 15 tuổi.

- Giao kết hợp đồng lao động với lao động là người giúp việc gia đình

Câu 3: Có 2 loại hợp đồng đây:

- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Hợp đồng lao động không xác
định thời hạn là hợp đồng mà trong đó các bên không xác định thời hạn, thời
điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Đối với hợp đồng lao động không xác
định thời hạn, các bên không bị ràng buộc với nhau về thời gian. Bởi vậy, hợp
đồng này thường là lâu dài nên được áp dụng cho những công việc có chất
thường xuyên liên tục, không xác định được thời điểm kết thúc hoặc những
công việc có thời gian kết thúc trên 36 tháng.

- Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Hợp đồng lao động xác định thời hạn là
hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực
của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực
của hợp đồng. Tuy nhiên trên thực tế, có những trường hợp khi hết thời hạn
hợp đồng nhưng người lao động vẫn tiếp tục làm việc. Vậy vấn đề này được
giải quyết như thế nào?

Theo Điều 20, Bộ luật lao động năm 2019, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày
hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải kí kết hợp đồng lao động mới, trong
thời gian chưa kí kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ, lợi ích của các
bên được thực hiện theo hợp đồng lao động đã giao kết. Trường họp hết thời
hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không kí hợp
đồng lao động mới thì hợp đồng lao động đã giao kết trở thành hợp đồng lao
động không xác định thời hạn. Đặc biệt, để bảo vệ người lao động, hướng tới
việc sử dụng lao động lâu dài, tránh tình trạng người sử dụng lao động không kí
hợp đồng lao động dài hạn với người lao động, pháp luật còn quy định về số
lượng lần các bên được quyền kí hợp đồng lao động xác định thời hạn. Trường
hợp người lao động làm việc liên tục cho một người sử dụng lao động thì chỉ
được quyền kí 2 lần hợp đồng lao động xác định thời hạn, nếu người đó vẫn
tiếp tục làm việc thì lần thứ 3 phải kí họp đồng lao động không xác định thời
hạn, trừ một số trường hợp đặc biệt.
Khi giao kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động không được giữ bản
chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động. Đồng thời,
người sử dụng lao động không được yêu cầu người lao động phải thực hiện
biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng
lao động.
Người lao động có quyền giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng
lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
Trường hợp các bên muốn sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động, các bên có thể
ký kết phụ lục hợp đồng lao động. Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận
của hợp đồng lao động và sẽ có hiệu lực như hợp đồng lao động. Riêng đối với
vấn đề thời hạn hợp đồng lao động, các bên chỉ được sửa đổi một lần bằng
phụ lục hợp đồng lao động và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao
kết, trừ một số trường hợp đặc biệt.

Câu 4 : Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây: công việc
phải làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm việc,
thời hạn hợp đồng, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo
hiểm xã hội đối với người lao động.

- Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động
quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn mức được quy định trong
pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đang áp dụng
trong doanh nghiệp hoặc hạn chế các quyền khác của người lao động thì một
phần hoặc toàn bộ nội dung đó phải được sửa đổi, bổ sung.
Trong trường hợp phát hiện hợp đồng lao động có nội dung quy định tại khoản
2 Điều này, thì Thanh tra lao động hướng dẫn và yêu cầu các bên sửa đổi, bổ
sung cho phù hợp. Nếu các bên không sửa đổi, bổ sung thì Thanh tra lao động
có quyền buộc huỷ bỏ các nội dung đó; quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên
được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Câu 5
1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177
của Bộ luật này.

2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc
không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328
của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp
đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo
bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất
tích hoặc đã chết.

7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực
hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là
cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh
doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện
theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người
đại diện theo pháp luật.

8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.

9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại
Điều 35 của Bộ luật này.

10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo
quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.

11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại
Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.

12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài
làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

13. Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà
thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

Câu 6 : a. Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc
hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong
hợp đồng;
b. Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn đã
thỏa thuận trong hợp đồng;c. Bị ngược đãi, bị cưỡng bức lao động. Đó
là trường hợp người lao động bị đánh đập, nhục mạ hoặc bị ép buộc
làm những công việc không phù hợp với giới tính, ảnh hưởng đến sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự của người lao động;
d. Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp
tục thực hiện hợp đồng với những lý do sau:
– Chuyển chỗ ở thường trú đến nơi khác, đi lại làm việc gặp nhiều khó
khăn;
– Được phép ra nước ngoài định cư;
– Bản thân phải nghỉ việc để chăm sóc vợ (chồng); bố, mẹ, kể cả bố, mẹ
vợ (chồng) hoặc con bị ốm đau từ 3 tháng trở lên;
– Gia đình có hoàn cảnh khó khăn khác được chính quyền cấp xã nơi
cư trú xác nhận không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động.đ. Được
bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ
nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy Nhà nước;
e. Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc;
g. Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị ba tháng liền đối với
người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng
đến 36 tháng và một phần tư thời hạn hợp đồng lao động đối với người
làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc
nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được
hồi phục.
Câu 7; Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo
hợp đồng lao động.
Mức độ không hoàn thành công việc được xác định theo tiêu chí đánh
giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao
động. Quy chế này do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải
tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi
có tổ chức đại diện lao động tại cơ sở.
Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với
người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã
điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động
xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa
thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao
động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động
chưa hồi phục.
Do thiên tai, hả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu
hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục
nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc.
Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại
Điều 31 của Bộ luật lao động 2019.
Cụ thể Điều 31 quy định: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời
hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt
tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động
trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng
lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp
luật có quy định khác.
Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật lao
động 2019, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày
làm việc liên tục trở lên.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa
hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội
quy lao động.
Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại
khoản 2 Điều 16 của Bộ luật lao động 2019 khi giao kết hợp đồng lao
động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.
Theo đó, Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người
sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú,
trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe
và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động
mà người sử dụng lao động yêu cầu.
Câu 8 : Quyền của người lao động là :
- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp,
học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt
đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm
việc.
- Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở
thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao
động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động,
vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương
và được hưởng phúc lợi tập thể.
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người
lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định
của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy
chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao
động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo
nội quy của người sử dụng lao động.
-  Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến
tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc,
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của
pháp luật
- Đình công
Nghĩa vụ của người lao động là :
- Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và
các thỏa thuận hợp pháp khác
- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự
quản lý, điều hành giám sát của người sử dụng lao động
- Thực hiện các quy định của pháp luật về lao động, việc làm,
giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động
Câu 9:
Thời gian hưởng chế độ khi khám thai
Lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày;
trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có
bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần
khám thai.

Thời gian nghỉ này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ
Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu
hoặc phá thai bệnh lý
Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao
động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở
khám, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa:
- 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi.
- 20 ngày nếu thai từ 05 - 13 tuần tuổi.
- 40 ngày nếu thai từ 13 - 25 tuần tuổi.
- 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Thời gian nghỉ này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
Lao động nữ được nghỉ sinh con 06 tháng, trường hợp sinh đôi trở lên
thì từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01
tháng.
Lưu ý:
- Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì
mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con.
- Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng
tính từ ngày con chết và thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc
riêng.
1/ Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, người lao
động tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ thai sản nếu thuộc một
trong các trường hợp:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Ngoài ra người lao động cũng cần đáp ứng thêm  điều kiện về thời gian tham
gia để được hưởng chế độ thai sản:
- Lao động nữ sinh con, nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi hay người mang
thai hộ và người nhờ mang thai hộ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên
trong 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con nuôi.
- Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang
thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ thì phải đóng BHXH
từ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh.
Ngoài ra, người lao động đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên mà chấm dứt
hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước khi sinh hoặc nhận con nuôi dưới 06
tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ này.
Câu 9Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản
Thời gian hưởng chế độ khi khám thai
Lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường
hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý
hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Thời gian nghỉ này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ
Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu
hoặc phá thai bệnh lý
Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao
động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở
khám, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa:
- 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi.
- 20 ngày nếu thai từ 05 - 13 tuần tuổi.
- 40 ngày nếu thai từ 13 - 25 tuần tuổi.
- 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Thời gian nghỉ này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
Lao động nữ được nghỉ sinh con 06 tháng, trường hợp sinh đôi trở lên
thì từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01
tháng.
Lưu ý:
- Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì
mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con.
- Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng
tính từ ngày con chết và thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc
riêng.
- Trường hợp mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi
dưỡng hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.
- Người lao động nhận nuôi con dưới 06 tháng tuổi vẫn được nghỉ việc
hưởng chế độ cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và
mẹ cùng tham gia BHXH và đủ điều kiện hưởng thì chỉ cha hoặc mẹ
được nghỉ việc hưởng chế độ.
Câu 10  Bảo vệ thai sản
1.  Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc
ban đêm, làm thêm giờ và  đi công tác xa trong trường hợp sau đây: 
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng
cao, vùng sâu, vùng  xa, biên giới, hải đảo; 
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động
đồng  ý.
2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc
đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh
hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và  có thông
báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động
chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ
làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho
đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi. 
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn,  mang thai,
nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng
lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự,
mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá
nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh
doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại
diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của
người đại diện theo pháp luật. 
Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang
thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng
lao động mới.
4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút,
trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút
trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương
theo hợp đồng lao động. 
Câu11: Thứ nhất, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu
cầu thương lượng tập thể khi đạt tỷ lệ thành viên tối thiểu trên tổng số
người lao động trong doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.
Thứ hai, trường hợp doanh nghiệp có nhiều tổ chức đại diện người lao
động tại cơ sở đáp ứng quy định trên thì tổ chức có quyền yêu cầu
thương lượng là tổ chức có số thành viên nhiều nhất trong doanh nghiệp.
Các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khác có thể tham gia
thương lượng tập thể khi được tổ chức đại diện người lao động có quyền
yêu cầu thương lượng tập thể đồng ý.
Thứ ba, trường hợp doanh nghiệp có nhiều tổ chức đại diện người lao
động tại cơ sở mà không có tổ chức nào đáp ứng quy định về tỷ lệ đại
diện, thì các tổ chức có quyền tự nguyện kết hợp với nhau để yêu cầu
thương lượng tập thể nhưng tổng số thành viên của các tổ chức này phải
đạt tỷ lệ tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Bộ LLĐ.
IICÂU HỎI TÌNH HUỐNG
Theo tôi thấy giám đốc công tin làm vậy là đúng vì giám đốc cho chị F
lên làm chủ tịch công đoàn cơ ở là giám đóc ấy Có chính sách phát triển,
phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng
và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động còn cho cô F làm
cả hai là tổ trưởng kiêm luôn chủ tịch công đoàn cơ sở làm tạo tiền đề cho
chị F tự do chọn lựa không có bắt ép vào cũng không đe dọa công việc
cũng không nguy hiểm tới tính mạng nên không cho là phạm pháp và tôi
thấy giám đọc làm đúng
IIICÂU HỎI PHỤ
Theo tui thấy sẽ có 43 đồng chí tham gia vào cuộc thi viết này

You might also like