You are on page 1of 15

CTY CỔ PHẦN TÔN VẠN PHÁT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NỘI QUY LAO ĐỘNG


(Ban hành theo quyết định số 134/QĐ/CTCT/09 ngày 02/12/2009)

MỤC LỤC

Chương I QUY ĐỊNH CHUNG

Chương II HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Chương III THỜI GIỜ LÀM VIỆC & THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI

Chương IV TIỀN LƯƠNG

Chương V TRẬT TỰ LÀM VIỆC

Chương VI AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG

Chương VII BẢO VỆ TÀI SẢN & BÍ MẬT CÔNG NGHỆ CỦA CÔNG
TY

Chương VIII KHEN THƯỞNG - KỶ LUẬT

Chương IX ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Nội quy lao động Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen Trang 1/15
Chương I: QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Nội quy lao động quy định chi tiết các điều khoản có liên quan trong mối quan hệ lao
động giữa Người sử dụng lao động và người lao động đang làm việc tại Công ty Cổ
phần Tôn Vạn phát theo một trong các các loại Hợp đồng lao động như: học việc, thử
việc, thời vụ, xác định thời hạn, không xác định thời hạn,…

Điều 2. Giải thích từ ngữ


Người sử dụng lao động: Công ty Cổ phần Tôn Vạn Phát .
Người lao động: tất cả Cán bộ công nhân viên (CBCNV) làm việc trong Công ty
Công ty Cổ phần Tôn Vạn Phát

Điều 3.
Nội quy lao động Công ty Cổ phần Tôn Vạn Phát được đăng ký tại Ban Quản lý Các
cụm công nghiệp Thành phố Hà Nội và làm cơ sở để Công ty quản lý lao động, điều
hành sản xuất kinh doanh, thực hiện khen thưởng những người chấp hành tốt và kỷ
luật nghiêm các trường hợp vi phạm Nội quy lao động Công ty.

Chương II: HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Điều 4. Người lao động thử việc đạt yêu cầu đều được ký kết hợp đồng lao động
chính thức. Tùy theo tính chất công việc sẽ ký kết một trong các loại hợp đồng sau:
- Hợp đồng thời vụ.
- Hợp đồng có thời hạn dưới 12 tháng.
- Hợp đồng xác định thời hạn.
- Hợp đồng không xác định thời hạn.

Điều 5. Hợp đồng lao động (HĐLĐ) được chấm dứt trong những trường hợp sau:
5.1 Hợp đồng lao động hết hạn.
5.2 Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng.
5.3 Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng.
5.4 Người lao động bị kết án tù giam hoặc bị cấm làm công việc cũ theo quyết định
của Toà án.
5.5 Người lao động chết, mất tích theo tuyên bố của Toà án.
5.6 Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật lao động.

Điều 6. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong những trường
hợp sau:

Nội quy lao động Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen Trang 2/15
6.1 Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn theo hợp
đồng.
6.2 Không bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không đảm bảo được
các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng.
6.3 Bị ngược đãi hoặc bị cưỡng bức lao động.
6.4 Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của Bác sĩ.
6.5 Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực
hiện hợp đồng.
6.6 Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm
giữ chức vụ trong bộ máy Nhà nước.
6.7 Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 3 tháng liền đối với người làm việc
theo hợp đồng xác định thời hạn và một phần tư thời gian đối với người làm việc
theo hợp đồng thời vụ mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

Điều 7. Khi Người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ, phải thông báo bằng văn
bản cho Công ty biết trước theo thời hạn được quy định tại Điều 37 của Bộ Luật Lao
Động.

Điều 8. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong những
trường hợp sau:
8.1 Người lao động thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ theo hợp đồng.
8.2 Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo điều 85 của Bộ luật lao động hiện
hành.
8.3 Người lao động bị ốm đau đã điều trị dài ngày mà khả năng lao động chưa hồi
phục. Tuỳ theo hình thức HĐLĐ mà thời gian điều trị được được tính như sau:
8.3.1 HĐLĐ không xác định thời hạn: đã điều trị 12 tháng liền.
8.3.2 HĐLĐ xác định thời hạn: đã điều trị 6 tháng liền.
8.3.3 HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định dưới 12 tháng: đã điều
trị quá nửa thời hạn hợp đồng.
8.4 Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc vì lý do bất khả kháng khác theo quy định của
Chính phủ, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng
vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
8.5 Công ty chấm dứt hoạt động;

Điều 9. Khi chấm dứt HĐLĐ với Người lao động (theo điều 8 Nội quy lao động),
Người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở
và phải thông báo cho Người lao động biết trước theo thời hạn như sau:
9.1 Báo trước 03 ngày, nếu người lao động làm việc theo HĐLĐ thời vụ hoặc
HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng.
9.2 Báo trước 30 ngày, nếu người lao động làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn.

Nội quy lao động Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen Trang 3/15
9.3 Báo trước 45 ngày, nếu người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định
thời hạn

Điều 10. Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ, nếu vi phạm về thời gian báo trước, bên
vi phạm phải bồi thường cho bên kia một khoản tiền tương ứng với tiền lương của
người lao động trong những ngày không báo trước.

Điều 11. Trợ cấp thôi việc được tính cho thời gian làm việc từ 31/12/2008 trở về
trước (khoản thời gian từ 1/1/2009 trở về sau người lao động tham gia Bảo hiểm thất
nghiệp được hưởng chế độ BH thất nghiệp do cơ quan BHXH chi trả theo luật định)
11.1 Người lao động làm việc từ đủ 12 tháng trở lên được trợ cấp thôi việc như sau:
Sau khi trừ thời gian tham gia Bảo hiểm thất nghiệp, mỗi năm làm việc được trợ
cấp nửa tháng lương và các khoản phụ cấp lương (nếu có), những tháng lẻ kèm
theo được tính như sau: từ đủ 01 tháng đến dưới 6 tháng được làm tròn thành 6
tháng; từ đủ 6 tháng trở lên làm tròn thành 01 năm.
11.2 Người lao động không được trợ cấp thôi việc cho trường hợp sau:
- Bị kỷ luật sa thải theo điểm a, điểm b khoản 1 điều 85 của Bộ luật lao động
Nước CHXHCN Việt Nam hiện hành.
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

Chương III: THỜI GIỜ LÀM VIỆC - THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
Điều 12. Thời giờ làm việc

12.1 Người lao động làm việc 6 ngày/tuần - Tuỳ theo tính chất công việc ngày nghỉ
hàng tuần là ngày Chủ nhật hoặc 01 ngày cố định khác trong tuần. Trong trường
hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần thì người sử dụng lao
động phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân một tháng ít
nhất là 04 ngày.
12.2 Thời gian làm việc: căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty, được quy định như sau:
12.2.1 Khối Văn phòng:
Sáng 8g00 - 12g00
Nghỉ trưa: 12g00 - 13g00
Chiều 13g00 - 16g30

12.2.2 Khối sản xuất: do Ban giám đốc quyết định, thông thường được chia như sau:

a) Khối gián tiếp sản xuất (ca hành chính):

Sáng 8g00 - 12g00


Nghỉ trưa: 12g00 - 13g00
Chiều 13g00 - 16g30

b) Khối trực tiếp sản xuất: làm việc theo chế độ 12 giờ ( từ 06 giờ 00 giờ đến
18 gờ 00 )

Nội quy lao động Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen Trang 4/15
- Ca ngày làm việc 8 giờ liên tục được nghỉ giữa ca 30 phút, tính vào giờ làm
việc.
- Ca đêm làm việc 8 giờ liên tục được nghỉ giữa ca 45 phút, tính vào giờ làm
việc.
- Thời gian nghỉ giữa ca được sắp xếp luân phiên sao cho không ảnh hưởng
đến quá trình sản xuất.
- Số thời gian ngoài giờ làm việc 08h liên tục sẽ được tính lương làm thêm giờ
theo quy định của pháp luật lao động
Điều 13. Thời giờ nghỉ ngơi

13.1 Nghỉ phép năm: Người lao động làm việc từ đủ 12 tháng trở lên và tùy theo
điều kiện làm việc được nghỉ phép năm hưởng nguyên lương như sau:

13.1.1 12 ngày làm việc, đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
13.1.2 14 ngày làm việc, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và đối
với người dưới 18 tuổi;
13.1.3 16 ngày làm việc, đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm; người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi
có điều kiện sinh sống khắc nghiệt.
13.1.4 Số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm theo thâm niên làm việc tại một
doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động, cứ năm năm được nghỉ
thêm một ngày.
13.1.5 Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng thì thời gian nghỉ hàng năm được
tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc và có thể được thanh toán
bằng tiền.
13.1.6 Người lao động có thể được tính bảo lưu vào quý I năm sau cho những ngày
phép năm chưa nghỉ của năm trước.
13.1.7 Khi có nhu cầu nghỉ phép năm phải viết đơn xin phép theo quy định. Những
trường hợp không được duyệt do nhu cầu sản xuất-kinh doanh, Người sử
dụng lao động có thể thỏa thuận với người lao động cho nghỉ phép trong dịp
khác.
13.2 Nghỉ Lễ:
Người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương những ngày Lễ như sau:
- Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 1/1 dương lịch)
- Tết Âm lịch: 04 ngày (01 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch).
- Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10/3 âm lịch).
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30/4 dương lịch).
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (1/5 dương lịch).
- Ngày Quốc khánh: 01 ngày (2/9 dương lịch).
- Và các ngày nghỉ lễ khác theo quy định của Nhà nước.
- Nếu những ngày nghỉ trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì Người lao động
được nghỉ bù vào ngày liền trước hoặc liền sau.

13.3 Nghỉ việc riêng có lương:


- Kết hôn:
 Bản thân kết hôn được nghỉ 03 ngày.
 Con kết hôn được nghỉ 01 ngày.

Nội quy lao động Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen Trang 5/15
- Đám tang:
 Vợ hoặc Chồng hoặc Con chết: được nghỉ 03 ngày.
 Bố, Mẹ ruột hoặc Bố, Mẹ bên vợ, chồng chết: được nghỉ 03 ngày.
13.4 Các hình thức nghỉ khác: theo theo quy định của pháp luật.
13.5 Quy định thời gian nộp đơn xin phép:
13.5.1 Thời gian nộp đơn xin nghỉ phép đối với trường hợp nghỉ theo kế hoạch đã sắp
xếp trước như: nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng không lương, nghỉ thêm ngoài
chỉ định của Bác sĩ (đối với trường hợp đang điều trị ốm đau, tai nạn).
 Nếu xin nghỉ dưới 03 ngày phải nộp đơn xin phép trước ít nhất 1 ngày và
được sự chấp thuận của Xưởng Trưởng, và Phó Xưởng.
 Nếu xin nghỉ từ 03 ngày trở lên phải nộp đơn xin phép trước 03 ngày. Được
sự chấp thuận của và Xưởng Trưởng, và Phó Xưởng phê duyệt.
13.5.2 Trường hợp nghỉ bất khả kháng bắt buộc phải có giấy tờ hợp lệ chứng minh và
hoàn tất thủ tục bổ sung giấy phép ngay khi đi làm trở lại.

Chương IV: TIỀN LƯƠNG

Điều 14.
Tiền lương của người lao động được áp dụng trên nguyên tắc thỏa thuận giữa người
lao động và người sử dụng lao động tùy theo vị trí công việc, phù hợp thang bảng
lương đăng ký với cơ quan quản lý lao động. Mức lương của người lao động được
công ty trả bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu do nhà nước qui định.

Điều 15. Tỷ lệ tính lương giờ làm thêm như sau:


Người lao động làm thêm giờ được trả lương căn cứ theo hợp đồng lao động như sau:
- Vào ngày thường, ít nhất bằng 150% tiền lương của ngày làm việc bình thường
- Vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200% tiền lương của ngày làm việc bình
thường
- Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất 300% tiền lương của ngày làm
việc bình thường.

Điều 16. Các khoản người lao động trích nộp BHXH, BHYT, BHTN.
16.1 BHXH 5%/tháng theo mức lương giao kết trên HĐLĐ.
16.2 BHYT 1%/tháng theo mức lương giao kết trên HĐLĐ.
16.3 Bảo hiểm thất nghiệp 1% /tháng theo mức lương giao kết trên HĐLĐ đối với
những trường hợp làm việc theo HĐLĐ từ 12 tháng trở lên.

Chương V: TRẬT TỰ LÀM VIỆC

Điều 17. Tất cả trường hợp khi ra vào cổng phải tuân thủ theo sự giám sát của đội
Bảo vệ. Trong quá trình làm việc chịu sự giám sát thực hiện Nội quy của trưởng đơn
vị, tổ trưởng nghiệp vụ, tổ kỷ luật công nghiệp, bộ phận An toàn - vệ sinh lao động.

Nội quy lao động Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen Trang 6/15
Người lao động khi vào làm việc trong Công ty phải mặc đồng phục theo quy định
(ngoại trừ nhân viên nữ đang mang thai, nhân viên thử việc, học việc) và đeo thẻ
nhân viên.
- Đối với khối văn phòng: mặc đồng phục từ thứ Hai đến thứ Sáu.
- Khối sản xuất: mặc đồ bảo hộ lao động, đeo thẻ, đội nón bảo hộ, sử dụng các
trang thiết bị BHLĐ đã được cấp phát cho tất cả các ca làm việc.

Điều 18. CBCNV phải thực hiện chấm công trên máy trước khi vào làm việc và khi
ra về. Những trường hợp không chấm công trên máy theo quy định sẽ không được
tính lương. Trường hợp máy bị hư thì ghi sổ chấm công để tại máy chấm công hoặc
báo cho người phụ trách nhân sự biết để ghi nhận chấm công.

Điều 19. CBCNV khi ra khỏi Công ty trong giờ làm việc phải xuất trình cho Bảo vệ
“Giấy ra cổng” có sự ký duyệt của Trưởng đơn vị và Ban giám đốc.

Điều 20. CBNV khi mang hàng hóa, công cụ dụng cụ ra khỏi công ty phải có chứng
từ hợp lý, hợp lệ và xuất trình cho bảo vệ kiểm tra.

Điều 21. CBCNV không được tiếp khách cho việc cá nhân trong giờ làm việc. Trong
trường hợp cần thiết phải được sự đồng ý của Trưởng đơn vị và tiếp tại phòng khách;
không tiếp tại nơi làm việc.

Điều 22. Công nhân xưởng sản xuất không được la cà, đùa giỡn hoặc làm việc riêng
trong giờ làm việc. Khi có nhu cầu rời khỏi vị trí làm việc phải được sự đồng ý của
cấp quản lý trực tiếp.

Điều 23. Tất cả các trường hợp đi xe 02 bánh, khi ra vào cổng phải thực hiện:
- Nhận thẻ xe từ Bảo vệ (nếu vào cổng).
- Nộp thẻ xe cho Bảo vệ (nếu ra cổng).
- Dẫn bộ từ cổng Bảo vệ vào đến vị trí để xe hoặc ngược lại. Tuyệt đối không
chạy xe trong khu vực nhà xe CBCNV.
- Để xe ngay ngắn, gọn gàng và đúng khu vực quy định.

Chương VI: AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG

Điều 24. Trách nhiệm về An toàn vệ sinh lao động (AT-VSLĐ), an toàn Phòng cháy
chữa cháy (PCCC).
- Việc thực hiện nội qui AT-VSLĐ và PCCC là trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả
Người lao động trong Công ty.
- Ban An toàn - vệ sinh lao động, PCCC chịu trách nhiệm tổ chức, kiểm tra, giám
sát việc thực hiện các quy định về an toàn lao động, an toàn PCCC của Công ty
đã ban hành.

Nội quy lao động Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen Trang 7/15
Điều 25. Nhiệm vụ của Ban An toàn - vệ sinh lao động, PCCC như sau:
25.1 Xây dựng Nội quy AT-VSLĐ, các qui định, hướng dẫn công việc về ATVSLĐ
và PCCC.
25.2 Hướng dẫn, phổ biến, tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho các tổ AT-
VSLĐ, an toàn PCCC.
25.3 Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn, thông báo cho người lao động về những quy
định, biện pháp làm việc an toàn và những khả năng tai nạn cần đề phòng
trong công việc của từng người lao động.
25.4 Tổ chức việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.
25.5 Thực hiện kiểm tra, nhắc nhở và xử lý đối với những hành vi phạm nội quy,
quy định về AT-VSLĐ, PCCC.
25.6 Phối hợp với xưởng sản xuất tổ chức quản lý, kiểm tra, kiểm định các thiết bị
có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ, PCCC.
25.7 Quản lý các hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác AT-VSLĐ, PCCC.
25.8 Hàng ngày kiểm tra thường xuyên về ATVSLĐ, an toàn PCCC và đề xuất biện
pháp như sau:
25.8.1 Khắc phục ngay đối với những máy móc thiết bị có nguy cơ xảy ra sự cố.
25.8.2 Đề xuất xử lý kỷ luật đối với những trường hợp vi phạm về Nội quy an toàn -
vệ sinh lao động, an toàn PCCC.

Điều 26.Trách nhiệm của người sử dụng lao động:


26.1 Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao
động, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao
động cho người lao động.
26.2 Người sử dụng lao động phải đảm bảo nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không
gian, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ,
điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại khác. Các yếu tố đó
phải được định kỳ kiểm tra đo lường.
26.3 Người sử dụng lao động theo định kỳ phải kiểm tra, tu sửa máy móc, thiết bị,
nhà xưởng, kho hàng hoá, vật tư nguyên liệu, nhiên liệu,…theo tiêu chuẩn an
toàn vệ sinh lao động, an toàn phòng chống cháy nổ.
26.4 Người sử dụng lao động phải có đủ các phương tiện che chắn những bộ phận
dễ gây nguy hiểm của máy, thiết bị. Nơi làm việc, nơi đặt máy, thiết bị, nơi có
yếu tố nguy hiểm, độc hại trong doanh nghiệp, phải bố trí đề phòng sự cố, có
bảng chỉ dẫn về an toàn - vệ sinh lao động đặt ở vị trí mà mọi người dễ thấy,
dễ đọc.
26.5 Người sử dụng lao động không được buộc người lao động tiếp tục làm việc tại
nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn nhưng chưa được khắc phục.
26.6 Người sử dụng lao động có trách nhiệm chăm lo sức khoẻ cho người lao động
và phải kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động khi cần thiết.

Điều 27. Trách nhiệm của người lao động về an toàn vệ sinh lao động, an toàn PCCC
27.1 Người lao động phải thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh lao động, an
toàn PCCC.

Nội quy lao động Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen Trang 8/15
27.2 Người lao động phải sử dụng đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động do Công ty
cấp phát.
27.3 Người lao động phải tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, thực hiện nghiêm túc
những hướng dẫn về các quy trình an toàn vệ sinh lao động, an toàn PCCC.
27.4 Có trách nhiệm sử dụng và bảo quản tốt các phương tiện, trang thiết bị bảo hộ
lao động, PCCC.
27.5 Người lao động có quyền từ chối làm việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy có
nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng hoặc sức
khoẻ của mình.
27.6 Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm khác.

Điều 28. Quy định quản lý về PCCC


28.1 Không tùy tiện di dời các dụng cụ, thiết bị PCCC như: bình chữa cháy, tủ
đựng vòi chữa cháy, thiết bị báo cháy... khi chưa được phép của người có thẩm
quyền.
28.2 Nghiêm cấm CBCNV tự ý câu móc, thay đổi, sửa chữa thiết bị an toàn, thiết bị
tiêu thụ điện, dây dẫn điện. Không để chất dễ cháy gần cầu chì, bảng điện,
đường dây điện.
28.3 Nghiêm cấm CBCNV hút thuốc ở những khu vực có biển báo cấm hút thuốc.
28.4 Khi sử dụng các nguyên nhiên liệu dễ cháy phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn
sử dụng.
28.5 Nghiêm cấm CBCNV mang chất dễ cháy nổ vào nơi làm việc mà chưa được
sự cho phép của người có thẩm quyền.
28.6 Đội PCCC tại chỗ phải kiểm tra thường xuyên máy bơm nước, bể nước, hệ
thống PCCC và các loại bình chữa cháy, hệ thống báo cháy,…
28.7 Trước khi ra về, CBNV tại khối văn phòng phải vệ sinh nơi làm việc và tắt các
thiết bị tiêu thụ điện không cần thiết (như đèn chiếu sáng, máy lạnh, máy vi
tính, máy in, máy photocopy, …). Đối với CBCNV tại khối sản xuất phải thực
hiện bàn giao ca và thông báo đầy đủ mọi diễn biến có liên quan cho ca sau
biết.
Điều 29. Quy định về sử dụng điện an toàn

29.1 CBCNV không được tự ý lắp đặt, sửa chữa hoặc tháo gỡ các thiết bị điện khi
chưa có sự đồng ý của người có thẩm quyền.
29.2 CBCNV không được tự ý vào các khu vực nguy hiểm như: trạm điện, tủ điện,
phòng phát điện, ...
29.3 Công nhân điện khi sửa chữa máy móc thiết bị điện phải ngắt cầu dao của máy
móc thiết bị cần sửa chữa và treo biển báo “đang sửa chữa” tại nơi đặt máy
móc, thiết bị đó để mọi người biết.
29.4 Cấm thao tác về điện khi đi chân không.
29.5 Công nhân điện khi làm việc phải mang giày và dùng các trang bị bảo hộ theo
quy định an toàn về điện.
Điều 30. Vận hành máy móc thiết bị

30.1 Đối với công nhân vận hành-sử dụng các loại máy sản xuất, thiết bị như: lò
hơi, máy mài, máy nén khí, máy hàn điện, cổng trục, bán cổng trục, những loại

Nội quy lao động Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen Trang 9/15
máy trên dây chuyền sản xuất,…phải thực hiện đúng quy trình vận hành máy
và tuân thủ thực hiện nghiêm túc Nội quy an toàn của từng loại máy.
30.2 Đối với các thiết bị nâng (bán cổng trục-cổng trục, xe nâng), thiết bị áp suất,
máy Xray hoặc máy móc thiết bị khác có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ: chỉ
người có giấy phép sử dụng mới được quyền vận hành, điều khiển.

Chương VII: BẢO VỆ TÀI SẢN & BÍ MẬT CÔNG NGHỆ CỦA CÔNG TY

Điều 31. Tất cả CBCNV phải nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ tài sản
Công ty như: nhà xưởng, văn phòng làm việc, kho tàng, máy móc thiết bị, vật tư hàng
hóa và các phương tiện phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, thiết bị phục vụ văn
phòng, công văn tài liệu và các tài sản khác của Công ty.

Điều 32. Nghiêm túc thực hiện theo đúng trình tự thủ tục giao nhận tiền bạc, hàng
hóa, vật tư, trang thiết bị tránh nhầm lẫn, thất thoát, hư hại v.v….

Điều 33. CBCNV không được phép lấy vật tư, máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ,
văn phòng phẩm của Công ty để sử dụng vào mục đích cá nhân.

Điều 34. CBCNV không được:


34.1 Tiết lộ bí mật kỹ thuật, công nghệ, bí mật kinh doanh, của Công ty.
34.2 Hoặc mang ra khỏi Công ty các hồ sơ tài liệu như: bản vẽ kỹ thuật, tài liệu về
sản xuất, hay hồ sơ quan trọng khác... của Công ty.

Điều 35. CBCNV không được tự ý sao chép tài liệu trên máy vi tính của Công ty khi
chưa được phép.
35.1 Khi dẫn khách vào xưởng sản xuất phải được sự đồng ý của Chủ tịch công ty,
Ban Giám Đốc hoặc người được ủy quyền.
35.2 Không được quay phim, chụp hình trong khu vực xưởng sản xuất khi chưa
được sự cho phép của Chủ tịch công ty, Ban Giám Đốc hoặc người được ủy
quyền.
35.3 Khách tham quan cũng phải chấp hành đúng các qui định AT-VSLĐ, PCCC
do Công ty ban hành.

Chương VIII: KHEN THƯỞNG - KỶ LUẬT


A- KỶ LUẬT
Điều 36. Người vi phạm kỷ luật lao động, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo
một trong những hình thức sau:
36.1 Khiển trách.
36.2 Chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời gian tối đa là 6
tháng hoặc cách chức hoặc kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng.

Nội quy lao động Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen Trang 10/15
36.3 Sa thải.

Điều 37. Trình tự xử lý kỷ luật đối với những vi phạm thông thường như sau:
37.1 Trưởng đơn vị, Nhân viên KLCN, NV Bảo vệ hoặc đoàn kiểm tra của Công ty
lập Biên bản, chụp ảnh hoặc báo cáo về hành vi vi phạm của Người lao động.
37.2 Chuyển các tài liệu, hồ sơ liên quan đến vi phạm của người lao động lên P.
HCNS.
37.3 P. HCNS tìm hiểu nguyên nhân và yêu cầu đương sự làm bản tường trình sự
việc (nếu có)
37.4 Họp Hội đồng khen thưởng kỷ luật xem xét đề nghị mức kỷ luật. Việc xem xét
của Hội đồng khen thưởng kỷ luật phải được ghi bằng biên bản.
37.5 Ra quyết định kỷ luật.
37.6 Theo dõi thi hành kỷ luật.

Điều 38.
38.1 Thời hiệu để xử lý vi phạm kỷ luật lao động tối đa là ba tháng, kể từ ngày xảy
ra vi phạm, trường hợp đặc biệt cũng không quá sáu tháng.
38.2 Khi tiến hành xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động phải chứng minh
được lỗi của người lao động.
38.3 Người lao động có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác đại diện bào chữa.
38.4 Khi xem xét xử lý kỷ luật lao động phải có mặt đương sự và phải có sự tham
dự của đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở.

Điều 39.
CBCNV vi phạm một trong những hành vi sau sẽ bị xử lý kỷ luật khiển trách:
39.1 Tự ý đi trễ, về sớm.
39.2 Tự ý nghỉ việc không lý do (nghỉ vô kỷ luật).
39.3 Không chấp hành sự phân công, điều động công việc của cấp trên.
39.4 Ngủ trong giờ làm việc.
39.5 Khạc nhổ, vứt rác bừa bãi làm ảnh hưởng đến vệ sinh chung hoặc ảnh hưởng
đến vệ sinh môi trường của Công ty.
39.6 Hút thuốc trong khu vực có biển cấm.
39.7 Sử dụng nước uống để rửa mặt hoặc làm vệ sinh cá nhân.
39.8 Đùa giỡn, gây ồn ào làm mất trật tự trong giờ làm việc.
39.9 Giao tiếp văng tục làm ảnh hưởng đến văn hoá Công ty.
39.10 Có hành vi sàm sỡ hoặc quan hệ nam nữ không lành mạnh trong Công ty.
39.11 Không phận sự tự ý đi sang bộ phận khác.
39.12 Không mặc đồng phục theo quy định.

Nội quy lao động Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen Trang 11/15
39.13 Không đeo thẻ tên.
39.14 Làm việc riêng trong giờ làm việc.
39.15 Gây gổ làm mất đoàn kết nội bộ trong giờ làm việc hoặc trong phạm vi công
ty.
39.16 Tự ý xé bỏ văn bản thông báo dán trên bảng thông báo của Công ty.
39.17 Không chấp hành mệnh lệnh kiểm tra của Bảo vệ, đội KLCN.
39.18 Không chấp hành quy định khi vận hành, sử dụng thiết bị - máy móc của Cty.
39.19 Ăn uống tại nơi làm việc.
39.20 Để xe không đúng nơi quy định.
39.21 Có hành vi chống đối nhân viên nghiệp vụ thi hành nhiệm vụ trong Cty.
39.22 Tự ý dẫn khách vào tham quan nhà xưởng khi chưa được phép của Chủ tịch
công ty, Ban giám đốc hoặc người được ủy quyền.
39.23 Vận hành không đúng thao tác, quy trình đã hướng dẫn gây hư hỏng máy móc
thiết bị hoặc hư hỏng sản phẩm.
39.24 Không đội nón bảo hộ lao động hoặc không sử dụng trang thiết bị Bảo hộ lao
động đã cấp phát.
39.25 Tự ý chỉnh sửa trang thiết bị bảo hộ lao động gây mất an toàn hoặc mất thẩm
mỹ.
39.26 Tự ý di dời máy móc thiết bị khi chưa được phép của Cấp thẩm quyền.
39.27 Để bừa bãi công cụ dụng cụ không đúng vị trí quy định.
39.28 Rời khỏi vị trí làm việc khi chưa được phép.
39.29 Kết thúc ca không làm vệ sinh để bàn giao ca theo quy định.
39.30 Vi phạm các quy định về an toàn lao động, an toàn phòng chống cháy nổ.
39.31 Không chấm công trên máy trên 2 lần /tháng.
39.32 Không tham gia các lớp tập huấn về An toàn vệ sinh lao động, an toàn PCCC
hoặc các lớp huấn luyện khác do Công ty yêu cầu.
39.33 Tự ý sử dụng dụng cụ, thiết bị PCCC sai mục đích.
39.34 Tự ý sử dụng các thiết bị nâng khi chưa được phép.

Điều 40. Người lao động vi phạm một trong những hành vi sau sẽ bị xử lý kỷ luật
dưới hình thức kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển sang làm
công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời gian không quá 6 tháng.
40.1 Những trường hợp đang bị kỷ luật khiển trách mà tái phạm.
40.2 Tự ý điều khiển hoặc vận hành máy móc, thiết bị, phương tiện mà không được
người có thẩm quyền phân công.
40.3 Vi phạm các Quy định về an toàn lao động gây tai nạn cho bản thân hoặc gây
tai nạn cho người khác.
40.4 Do sơ xuất của bản thân dẫn đến máy móc, thiết bị, sản phẩm bị hư hỏng và
phải chịu trách nhiệm bồi thường (theo điều 43 của Nội quy lao động này).

Nội quy lao động Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen Trang 12/15
40.5 Làm mất tài liệu, hồ sơ của Công ty.
40.6 Tiết lộ về lương, thu nhập của mình cho người khác.
40.7 Gây lãng phí nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, dụng cụ, thiết bị, văn
phòng phẩm… của Công ty có trị giá từ 50.000 đồng trở lên.
40.8 Sử dụng rượu, bia, hay chất kích thích khác trong giờ làm việc hoặc trong
phạm vi Công ty .
40.9 Tàng trữ, mua bán hoặc sử dụng chất gây nghiện trong phạm vi Công ty.
40.10 Say rượu, bia khi vào làm việc.
40.11 Đánh nhau trong phạm vi Công ty nhưng chưa đến mức độ nghiêm trọng.
40.12 Dùng bạo lực uy hiếp làm tổn thương đến người khác hoặc đe doạ sự an toàn
của người khác bằng lời lẽ, thư từ hay bằng hình thức khác.
40.13 Tự ý mang chất dễ cháy nổ, chất độc tố, vũ khí hoặc các vật phẩm có hại đến
sự an toàn vào Công ty.
40.14 Sử dụng giấy tờ giả: CMND, Hộ khẩu, lý lịch, bằng cấp,...hay các giấy tờ có
liên quan khác.
40.15 Sử dụng máy vi tính của Công ty để truy cập, lưu trữ và phát tán những hình
ảnh có nội dung đồi trụy, phản động hoặc không lành mạnh.
40.16 Tự ý sao chép chìa khoá của Công ty.
40.17 Tổ chức hoặc tham gia chơi cờ bạc dưới mọi hình thức.

Điều 41. Người lao động vi phạm một trong các hành vi sau sẽ bị xử lý kỷ luật sa
thải:
41.1 Có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có
hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của Công ty có giá
trị từ 100.000 đồng trở lên.
41.2 Có hành vi gian lận trong hoạt động kinh doanh gây thất thoát tiền của Công ty
có giá trị từ 100.000 đồng trở lên.
41.3 Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn để tư lợi có giá trị từ 100.000 đồng trở lên.
41.4 Bị xử lý kỷ luật chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa
xóa kỷ luật.
41.5 Tự ý nghỉ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong
một năm mà không có lý do chính đáng.

Điều 42. Ngoài 3 hình thức kỷ luật như điều 36, những trường hợp vi phạm nhẹ Công
ty có thể nhắc nhở hoặc phê bình.

Điều 43. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây
thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp và giá trị thiệt hại từ 100.000 đồng trở lên thì
phải bồi thường theo quy định của pháp luật về thiệt hại đã gây ra. Nếu gây thiệt hại
không nghiêm trọng do sơ suất, thì phải bồi thường nhiều nhất ba tháng lương và bị
khấu trừ dần vào lương. Mức khấu trừ không quá 30% tiền lương hàng tháng.

Nội quy lao động Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen Trang 13/15
Nếu gây thiệt hại nghiêm trọng (giá trị từ 5 triệu đồng trở lên) người lao động phải
chịu hoàn toàn trách nhiệm. Mức bồi thường của người lao động theo sự phán quyết
của Tòa án.

Điều 44. Những trường hợp vi phạm ngoài mối quan hệ lao động và có liên quan
trách nhiệm hình sự, Công ty sẽ chuyển giao cho Công an hoặc cơ quan chức năng để
xử lý.

B- KHEN THƯỞNG
Điều 45. Mục đích khen thưởng.
45.1 Khen thưởng đột xuất: theo thực tế phát sinh nhằm tuyên dương cá nhân, tập
thể có tinh thần trách nhiệm, thành tích nổi bật tại thời điểm đó để làm gương
cho tất cả CBCNV noi theo.
45.2 Khen thưởng theo định kỳ hàng năm: tuyên dương những CBCNV trong năm
có thành tích công tác xuất sắc, chấp hành tốt Nội quy lao động,…

Điều 46. Phân loại khen thưởng


46.1 Khen thưởng theo định kỳ hàng năm.
46.2 Khen thưởng đột xuất.

Điều 47. Người lao động đạt một trong những thành tích sau được Chủ tịch Hội đồng
thành viên, Ban giám đốc và Hội đồng khen thưởng kỷ luật xem xét khen thưởng
tuyên dương đột xuất:
47.1 Tiết kiệm nguyên vật liệu, nhiên liệu,... nhưng vẫn đáp ứng tốt yêu cầu sản
phẩm mang lại hiệu quả rõ rệt.
47.2 Có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, phương pháp làm việc, quản lý … mang lại lợi
ích thiết thực cho Công ty.
47.3 Ngăn cản hoặc tố cáo kịp thời hành vi gian lận, tư lợi gây ảnh hưởng đến lợi
ích Công ty.
47.4 Ứng phó kịp thời và xử lý khéo léo trong những trường hợp khẩn cấp giúp
Công ty tránh được rủi ro, giảm thiệt hại.

Điều 48. Việc khen thưởng định kỳ hàng năm sẽ được thực hiện thông qua kết quả
đánh giá thành tích hàng tháng của người lao động và thông qua xét duyệt của Hội
đồng khen thưởng kỷ luật.
Điều 49. Hình thức khen thưởng
49.1 Giấy khen kèm theo hiện kim.
49.2 Bằng khen kèm theo hiện kim.
Mức hiện kim kèm theo giấy khen, bằng khen: do Chủ tịch Hội đồng thành viên
quyết định theo tờ trình của Hội đồng KT-KL.

Nội quy lao động Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen Trang 14/15
Chương IX: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 50. Tổ chức thực hiện Nội quy lao động


Bản Nội quy lao động được phổ biến đến từng người lao động trong Công ty thông
qua các Trưởng đơn vị và được dán công khai trên bảng thông báo của Công ty,
xưởng sản xuất, phòng bảo vệ.

Điều 51.
Những quy định trước đây trái với Nội quy này được bãi bỏ.
Những phát sinh khác thuộc phạm vi mối quan hệ lao động không nêu trong Nội quy
sẽ được giải quyết theo Bộ luật lao động nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam.

Điều 52. Hiệu lực thi hành


- Nội quy lao động này bao gồm 9 chương, 52 điều có hiệu lực thực hiện kể kể từ
ngày Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương có văn bản công nhận.
- Bản Nội quy lao động được áp dụng trong suốt thời gian hoạt động của Công ty
và có thể được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh của
Công ty.

Hà nội, ngày 01 tháng 03 năm 2012

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

VÕ THÀNH TÂM

Nội quy lao động Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen Trang 15/15

You might also like